h
SỰ;
a
TRUNG TAM KHOA HOC XÃ HỘI
Trang 2TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI it
VÀ NHÂN VĂN QUOC GIA
TÍNH ĐA DẠNG VĂN HOÁ CỦA VIỆT NAM : NHỮNG TIẾP CẬN VỀ SỰ BẢO TỒN
Ban biên tập
GS.TS NGUYÊN DUY QUÝ
Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội
và Nhân văn quốc gia OSCAR SALEMINK
Trang 3Cuốn sách được xuất bản với sự giúp đỡ của Bộ Ngoại ' 2 § # e2
giao Nhật bản thông qua Quỹ dành cho việc bảo tồn và duy TINH DA DANG VAN HOA CUA VIET NAM
trì di sản văn hoá phi vật thể UNESCO/Nhật bản HỮNG TIẾP CẬN VỀ SỰ BẢO TỒN
“Tác giả chịu trách nhiệm vẻ nội dung và quan điểm được
trình bày trong sách Những quan điểm đó không nhất thiết Kỷ yếu Hội nghị về sự bảo tôn và phát huy di sản phi vật chất phải là những quan điểm của UNESCO của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Hà Nội, 1994)
Ban Thư ký UNESCO không áp đặt một quan điểm nào về cách gọi tên cũng như những dữ kiện được giới thiệu trong cuốn sách này có liên quan đến luật pháp các nước, các vùng lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực, hoặc liên quan
tớ hoạch định ranh giới hoặc biên giới
DIVERSITE CULTURELLE AU VIETNAM :
enjeux multiples, approches plurielles
Publié par l’Organisation des Nations Unies pour l'éducation,
la science et la culture (UNESCO), Paris, France
© UNESCO 2001
© UNESCO 2002, pour la traduction en langue vietnamienne
Biên tập kỹ thuat : Philippe Le Failler
Trang 4
Lời nói đâu
OSCAR SALEMINK
Quyền sách này là thành quả của cuộc Hội thảo quốc tế của các chuyên gia nhằm bảo tồn và phát huy di sản phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, được UNESCO tổ chức tại Hà Nội từ 12 đến 14/3/1994, với sự
hợp tác của Uỷ ban UNESCO của Việt Nam và của Bộ Văn hố - Thơng tin Việt Nam Cuộc hội thảo này đã tập hợp các nhà nghiên cứu của Việt Nam và của nhiều nước ở
châu Á cũng như ở các nơi khác, mà đa số là chuyên gia
về Việt Nam hay về các vấn đề bảo tồn và tiếp thêm sức
sống cho di sản phi vật chất của các tộc người ở châu Á
CÌ Cách tiếp cạn của các tác giả trong tác phẩm này
phải nói là rất đa dạng Trong khi biên tập, chúng tôi muốn tôn trọng tính đa dạng đó vì nó biểu hiện tính đa
dang vé văn hoá cũng như về quan niệm và cách nghiên cứu chủ đề nói trên Chúng tôi không áp đặt một mô hình văn hoá nào nhằm tạo ra một sự nhất trí giả tạo không hiện
hữu trong thực tế Sự khác biệt về quan niệm lý thuyết
giữa các nhà nghiên cứu và các nhà chức trách cũng nhiều như giữa các dân tộc mà họ miêu tả Cũng có thể là các cách tiếp cận khác nhau đó tương ứng với thực tế đất nước
của môi nhà nghiên cứu Sự khác biệt đó cũng chứng tỏ là
không thể nào có được một giải pháp duy nhất cho vấn đề bảo tồn di sản của các dân tộc thiểu số ở tất cả các nước Quyển sách này vì vậy biểu hiện cuộc tranh luận nói trên Mặc dù cùng chia sẻ một mục đích chung là bảo tổn và
tiếp thêm sức sống chò mọi di sản, các tác giả để nghị
nhiều mô hình nghiên cứu rất khác nhau và đôi khi mâu
thuẫn với nhau
C1 Quyển sách này gồm năm phần, mỗi phần trình bày các mặt khác nhau của việc bảo tồn và tiếp thêm sức sống
cho di sản của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Phân đầu
chủ yếu dành cho bài dẫn nhập của Giáo sư Georges
Condominas Phần II gồm bốn bài giới thiệu khái quát tính đa dạng về văn hoá của Việt Nam Phần II, bảy bài giới
thiệu và cất nghĩa chính sách của Nhà nước Việt Nam và
của một số nước khác đối với các dân tộc thiểu số của họ
Phần IV gồm sáu bài nghiên cứu sâu vẻ các tộc người và các vùng văn hoá đặc thù ở Việt Nam hay về một tộc người ở Lào Phần V và cũng là phần cuối gồm tám bài
giới thiệu những mô hình định chế liên quan đến việc bảo
tồn và tiếp thêm sức sống cho di sản phi vật chất cũng như các văn hoá vật chất, và liên quan đến văn hoá nói chung trong bối cảnh du lịch hiện nay của các vùng này
C| Việc xuất bản quyển sách này là thành quả của sự
hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế, mặc
đù cho đến gần đây, sự hợp tác này đôi khi có phần phức tạp do gặp khó khăn về truyền thông giữa Việt Nam và các
nước khác Như trên đã nói, cuộc hội thảo được tổ chức
vào năm 1994 Từ đó, đã có rất nhiều thay đổi ở Việt
Nam, đặc biệt trong việc bảo tổn và tăng cường sinh lực
cho van hoá của các dân tộc thiểu số : nhiều hành động và
Trang 5quan trực tiếp đến cuộc hội thảo của UNESCO, một số khác là do sáng kiến của các tổ chức hay các tư nhân ở
Việt Nam cũng như quốc tế Cũng phái nhắc đến việc khai
trương Viện bảo tàng Dân tộc học rất đẹp ở Hà Nội vào
năm 1997 - trong mấy năm qua, viện bảo tàng này đã tích cực thực hiện nhiều chương trình nhằm bảo tồn di sản phi vật chất của Việt Nam Vài chương trình đã được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế ở Pháp, Nhật, Mỹ và một số nước khác Nhiều dự án - mà chúng tôi không thể kể hết ra đây-
liên quan đến vấn để này : các dự án xuất bản ấn phẩm về việc bảo tồn các truyền thống truyền khẩu như ca dao, dan ca hay luật tục ; các dự án nhằm tăng thêm sức sống cho
nghệ thuật múa, âm nhạc, nghỉ lễ ở các làng bản và các
cộng đồng : các dự án nhằm góp phần bảo tồn các tri thức truyền thống về thực tiễn nông nghiệp, thủ công nghiệp,
chẳng hạn như kỹ thuật dệt, nhuộm v.v Thông qua sự
quan tâm ngày càng tăng ở Việt Nam đối với di sản văn
hoá phi vật chất, ta có thể tỉn tưởng rằng nhiều dự án khác
sẽ được thực hiện trong tương lai
^ Chúng tôi không thể chấm dứt lời nói đầu này mà không cảm ơn rất nhiều cá nhân và tổ chức đã trực tiếp
hay gián tiếp tham gia vào việc xuất bản tác phẩm này “Trước hết chúng tôi cảm ơn các tác giả đã đóng góp bài viết Chúng tôi cũng cảm ơn Giáo sư Georges Condominas mà sự hiện diện trong cuộc hội thảo là vô cùng cần thiết, Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn đã tuyển chọn bài viết của các tác giá Việt Nam và đảm nhận một chương quan trong của
quyển sách, và Giáo sư Tô Ngọc Thanh về quyết định lưu trữ tất cả các tài liệu gốc của hội nghị bằng ba thứ tiếng
Chúng tôi cũng cảm ơn sự đóng góp của ông Nông Quốc
Chan, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin và hiện nay là chủ tịch Hội Nghệ thuật và Văn hoá của các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, cũng như của Giáo sư Nguyễn Văn
Huy và toàn thể nhân viên của Viện bảo tàng Dân tộc học
3ã cung cấp các hình ảnh lưu trữ ở viện và Uỷ ban
UNESCO của Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong
sự liên hệ giữa UNESCO với chính quyền Việt Nam, đặc
biệt với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Bộ trưởng Văn hố - Thơng tin Trần Hồn Chúng tơi cũng
cảm ơn các nhân viên của UNESCO : ba Madeleine
Gobeil, bà Noriko Aikawa, bà Christine Cazenave và nhất là Tiến sĩ Lu Hui thuộc Phòng Văn hoá phi vật chất
Các bản dịch sang tiếng Anh, Pháp và Việt là của ông
Phan Ngọc Chiến, cô Helen Morrissey, Tiến sĩ Gisèle
Bousquet, Tién si Philippe Le Failler, bà Phạm Thuy Thuy,
ông Nguyễn Tùng và ông Nguyễn Hương Ông Nguyễn
Tùng (Viện Đông Nam Á và thế giới Nam Đảo,
LASEMA-CNRS) đã hiệu đính toàn bộ bản tiếng Việt, đặc
biệt các bài dịch từ tiếng Anh và tiếng Pháp Cuối cùng
chúng tôi cảm ơn và tôn vinh 15 triệu người thuộc các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam : quyển sách này được dành để
hiến tặng họ Vượt qua bao thử thách và khó khăn, họ tiếp
tục cho chúng ta thấy được rằng, qua sự phong phú về văn
hoá của họ, cuộc đời vẫn đáng sống và vẫn đem lại niềm vui, ở Việt Nam cũng như ở các nơi khác Cuối cùng
chúng tôi xin ghi tặng quyển sách này cho Giáo sư Vũ
Đình Lợi vừa qua đời
NHỮNG NGƯỜI VIẾT BÀI Georges Condominas Carmelle Bégin Đặng Nghiêm Vạn William Lang Dessaint Grant Evans Yves Goudineau Hoang Van Ma Kazushige Kaneko La Công Ý José Maceda Esteban T Magannon Nguyén Ngoc Thanh Nông Quốc Chấn Phan Đăng Nhật Phan Ngọc Khuê
Trường Cao học về Khoa học xã hội, Paris, Pháp
Trưởng ban bảo tồn, Trung tâm nghiên cứu Văn hoá truyền thống Canada
Viện nghiên cứu Tôn giáo, Hà nội, Việt Nam
Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp Đại Học Hồng Kông
Viện nghiên cứu phát triển, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp
'Viện Ngôn ngữ học, Hà nội, Việt Nam
Vién trưởng Viện Nghiên cứu “Ethno-forms” và Văn hoa chau A, Tokyo, Nhật Bản
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Dai hoc Philippin, thành phố Quezon
Viện ngôn ngữ và văn minh đông phương, Paris, Pháp Viện Dân tộc học, Hà nội, Việt Nam
Chủ tịch Hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam
Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, Hà nội, Việt Nam
Trang 6Po Dharma Suriya Ratanakul Oscar Salemink Jingfang Shen 'Tô Ngọc Thanh Yosihiko Tokumaru Tran Van Khé Gabor Vargyas 'Vũ Đình Lợi Anthony R Walker Osamu Yamaguti
Phụ trách nghiên cứu ở Viện Viễn Đông bác cổ (EFEO), thành viên của
Trung tâm Lịch sử và Văn minh bán đảo Đông Dương (CHCPI), Pháp
Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phục vụ phát triển nông thôn,
Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan Ford Foundation, Hà nội, Việt Nam
'Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện KHXH Văn Nam, Trung Quốc Chủ tịch Hội nghiên cứu Văn hoá dân gian Việt Nam
Đại học Osaka, Nhật Bản
“Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp
Viện hàn lâm khoa học Hung-ga-ri
'Viện Dân tộc học, Hà Nội, Việt Nam
Đại học Brunei Darussalam, Brunei Đại học Osaka, Nhật Bản
MỤC LỤC
Lời nói đầu Oscar Salemink 7
Những người viết bài 9
Lời giới thiệu Œeorges Condominas 15
PHAN I: VAN HOA VA TINH DAC THU CUA CAC TOC NGUOI THIEU SO 6 VIET NAM Bảo tôn và phát triển di sản văn hoá của các tộc người thiểu số Đặng Nghiêm Vạn 31
Dan tộc và ngôn ngữ dân tộc Hoàng Văn Ma 55
Nghệ thuật tao hình của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Phan Ngọc Khuê 61
Có một kho tàng sử thi đang sống trong lòng các dân tộc thiểu số Việt Nam Phan Đăng Nhật 13
%
PHẦN II : SUY NGHĨ VỀ CÁC CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ Ở CHÂU Á
Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở Việtnam TrẩnVänKhẻ 85 Van hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam : Thực trạng và vấn đề Nông Quốc Chấn 89
‘Van hoá phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam :
Vai trò địa vị của nó, trách nhiệm của chúng ta và giải pháp Tó Ngọc Thanh 93
Các dân tộc thiểu số, giáo dục và bản sắc văn hóa Suriya Ratanakul 9
Các cộng đồng văn hoá bản địa ở Philippin : một cái nhìn lịch sử vẻ việc bảo tồn
và phát huy di sản văn hoá của các cộng đồng này EstebanT Magannon — 103
Những bảo đảm về phương diện pháp lý và tổ chức đối với việc bảo tồn
các nên văn hoá dân tộc thiểu số ở Trung Quốc Jingfang Shen 111 Bảo tồn các nền văn hoá thiểu số : một số suy nghĩ trên cơ sở của
Trang 7
PHAN Ill : CAC NGHIEN CUU - TRUONG HOP VE VIET NAM VA BOI CANH KINH TE - XA HOI CUA CHUNG
Giao tiếp văn hoá giữa các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam La Công Ý 121
Van hod Brau và Rơ Măm : từ cổ truyền đến hiện trạng, Vũ Đình Lợi 129
Một lời kêu cứu từ thực trạng của người Rục Nguyễn Ngọc Thanh 137
Bảo tồn, khôi phục và phát triển nền văn hoá tỉnh thần của người Bru-Vân Kiều Gábor Vargyas 147
Sự bảo tồn văn hoá và biểu hiện văn hoá Oscar Salemink 153
Bảo tồn di sản của những người đang sống : văn hoá phi vật chất và các chudn muc phattrién — Yves Goudineau 159 PHAN IV : KINH NGHIEM CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƠI KHÁC
Sự hài hoà trong các dự án văn hoá : để tăng cường sinh lực cho âm nhạc
và múa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Osamu Yamaguti 167 Để truyền âm nhạc : khám phá lại thân thể Yosihiko Tokumaru 169
Di sản văn hoá phi vat chất: các dân tộc Tạng-Miến và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam William Lang Dessaint 173 Bảo tồn và tăng cường sinh lực cho âm nhạc châu Á José Maceda 181
Nghién cifu vé nhting "ethno-forms" ở châu Á và Việt Nam Kazushige Kaneko 185
Bao cáo về tình hình di sản văn hoá phi vật chất ở
hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, miền Trung Việt Nam Po Dharma 191
Bảo tầng các nên văn minh của Canada và mối quan hệ của
các nhà hoạt động văn hóa trong việc bảo tồn và phổ biến văn hoá — Czmelle Bégin 195
Du lịch và các dân tộc thiểu số = Grant Evans 199
CÁC NHÓM NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Trang 8Sự bảo tôn văn hoá và biểu hiện văn hoá OSCAR SALEMINK*
VAN HOA TRUYEN THONG VA VĂN HỐ TỒN CÂU
Khi nghiên cứu vẻ khả năng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam,
chúng ta cần phải có một cách hiểu rõ ràng về khái niệm
văn hố Thơng thường, các nghiên cứu về công việc bảo tôn giả định trước một sự đối lập giữa truyền thống và hiện
đại, theo đó người ta cho rằng văn hoá truyền thống của
các dân tộc bị thay thế bởi một nền văn hoá hiện đại, ít
nhiêu mang tính chất toàn cầu Theo cách hiểu này, văn hoá truyền thống đang dân dân hoặc nhanh chóng biến mất Theo ý tôi, quan điểm này có vấn để ngay trong cách
định nghĩa về khái niệm văn hoá Văn hoá được xem như
là một “sự vật” chứa đựng một số thuộc tính; những thuộc tính này có thể được xác định bởi các nghiên cứu khoa học
chủ yếu do các nhà dân tộc học thực hiện Một khi văn hoá
truyền thống đã được miêu tả và chứng thực bởi các nghiên cứu dan tộc học thì bất cứ một sự thay đổi nào vẻ
xã hội và văn hoá chỉ có thể hiểu như là làm giảm đi tính đích thực và truyền thống của văn hoá đó Với lối nhìn đó,
việc bảo tồn di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số trở thành một hành động chủ yếu mang tính chất bảo vệ, nhằm tìm cách ngăn chặn tác động của thời gian
Ấ Theo tôi hiểu, cách phân tích này thiếu một cái gì
đó hay đúng hơn thiếu mới người nào đó Vì văn hoá chủ yếu là một thứ do con người tạo ra, theo nghĩa nó không
phải là một “sự vật” với những thuộc tính cố định, mà
đúng hơn là một sản phẩm được tái tạo liên tục bởi những
tác nhân văn hoá trong ý muốn bảo tồn và thay đổi, tương
tác với môi trường Trong hai thập niên vừa qua, càng
ngày người ta càng ý thức rằng sự hiểu biết hiện nay của chúng ta về văn hoá truyền thống theo một nghĩa nào đó là một sản phẩm của thời thuộc địa; đó là một sự thoả hiệp
khó khăn giữa các dân tộc bản địa và bối cảnh thuộc địa trong đó họ bị lệ thuộc Dựa vào các công trình nghiên cứu của Eric Hobsbawm và Terence Ranger (1983), vài tác giả
đã nói đến sự “phát minh ra truyền thống” (invention of
tradition), nhưng theo tôi, có lẽ tốt hơn nên dùng cụm từ “tạo dựng nên truyền thống” (construction of tradition) với
ý nghĩa là truyền thống và văn hoá được liên tục tái tạo
trong một hồn cảnh ln thay đổi Nói cách khác, không
có một truyền thống ban đầu, cố định đang dân dần bị thay
thế bởi một nên văn hố tồn cầu Mọi quan sát dân tộc
học đều nấm bắt một nền văn hoá vào một thời điểm cụ thể của lịch sử, trong khi thực ra văn hố khơng ngừng thay đổi!
OQ) Mot so bai viet trong cuốn sách này bày tỏ một sự
phê phán đối với vai trò của “văn hoá ngoại quốc” và sự
truyền bá của nó qua phương tiện truyền thông đại chúng
hiện đại cũng như vai trò của du lịch quốc tế trong việc
phá hủy các nên văn hoá truyền thống Nhưng theo tôi
nghĩ, quá trình này sẽ dẫn đến một sự lai tạo các nền văn
hoá (văn hoá dùng ở số nhiều !) như đang diễn ra tại các nơi khác, hơn là dẫn đến một sự thay thế hoàn toàn các
Trang 9
nghiên cứu gần đây của các học giả nổi tiếng như Benedict
Anderson và Arjun Appadurai đã nêu bật vai trò của truyền thông đại chúng và kỹ thuật thông tin hiện đại
trong việc phục hồi một ý thức về bản sắc văn hóa trong
các dân tộc (thậm chí đôi khi còn đưa đến chủ nghĩa quốc gia cực đoan) Ngoài ra, ba bài viết chính trong cuốn sách này đều đẻ cập đến sự hữu ích của thiết bị nghe nhìn hiện đại trong việc ghi lại các hoạt động văn hóa và vai trò của máy vi tính trong việc phân loại tài liệu thu thập được Một
ví dụ rất hay về sự kiện này đã được nhà sử học người Mỹ
Curtis Hinsley nêu ra Hinsley đã nhận xét là vào nhiều
địp khác nhau, thanh niên người Mỹ bản địa (thường được
gọi nôm na là người da đỏ) ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ đã
dùng máy ghỉ âm bỏ túi để nghe các bài hát và các giai
điệu cổ truyền của dân tộc họ và việc này đã làm sống dậy thể loại âm nhạc mang đậm màu sắc dân tộc, dù với một ý nghĩa khác và trong một khung cảnh khác xưa
VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU
Nhiều tác giả trong cuốn sách này nhấn mạnh đến nhu
cẩu nghiên cứu để đặt nền tảng khoa học cho một chính
sách bảo tồn di sản Trong viễn tượng đó, các nên “văn
hoá truyền thống” được chứng thực thông qua các miêu tả
và phân tích khoa học Nói cách khác, một “khởi điểm” đã được tạo ra để từ đó đo lường và thẩm định sự thay đổi văn
hoá trong các cộng đồng bản địa Nhưng phải chăng có một điểm xuất phát? Hai ví dụ nhỏ sau đây vẻ Việt Nam
sẽ minh hoa cho quan điểm của tôi Ví dụ thứ nhất cho
thấy văn học truyền khẩu ở Tây Nguyên lệ thuộc lịch sử
như thế nào, vì nó nhắc đến các biến cố lịch sử như những cuộc xâm lăng của người Khơ me hay sự thống trị của
người Chăm, như trong các truyện cổ xoay quanh ba vị
potao (apui, ia, angin) của người Gia rai? Thí dụ thứ hai
liên quan đến văn hoá của người Mnông Gar: trong các nghiên cứu vào các năm 1948-1949, Giáo sư Georges
Condominas, một trong những học giả tham gia cuộc hội
thảo UNESCO 1994, đã cho thấy là văn hoá, xã hội, chính trị và kinh tế của người Mnông Gar đã bị ảnh hưởng sâu đậm của chế độ thuộc địa (mặc dù không có sự hiện diện
bằng xương bằng thịt của các viên chức thực dân) Như
thế, chúng ta nên đặt “điểm khởi đầu” ở đâu để có thể xác
định cái gì là truyền thống và cái gì không phải là truyền
thống trong văn hoá Mnông Gar ; phải chăng đó là năm 1948? Hay còn phải lùi vào nữa trong lịch sử ?
E1 Dĩ nhiên, chúng ta không thể đưa ra một câu trả lời
thỏa đáng cho những câu hỏi có tính chất tu từ pháp nói trên, và chúng ta cũng không cần phải trả lời Khi ghỉ lại những hình thức văn hóa của những cộng đồng không
hoặc chưa có chữ viết (ít ra vào thời xưa), chúng ta vừa tách những hình thức này ra khỏi những con người đang
sống trong lòng văn hóa của họ, vừa biến chúng thành một
di sản cố định và bất biến Khi làm như vậy, chúng ta có
khuynh hướng quên rằng văn hóa luôn luôn thay đổi, vì
các tác nhân văn hóa ở trong những hồn cảnh ln thay
đổi và tìm những phương cách mới để đối phó với những
hoàn cảnh đó Và bởi vì những bối cảnh lịch sử và địa lý cũng như văn hoá của các dân tộc làm cho văn hoá liên tục được tái tạo và thay đổi theo thời gian Vì vậy, lập luận của tôi là, cách tiếp cận đặt cơ sở trên một khái niệm về văn hoá như đã nêu trên đây không có lối ra, bởi vì nó đưa đến một sự “phơn cơ lo hố” (folklorization) những yếu tố văn hóa đã mất đi ít nhiều giá trị đối với những người được cho là chia sẻ văn hóa đó
Q Quan điểm này nghe có vẻ tiêu cực, nhưng thật sự
không phải như vậy Chắc chấn nó không phủ nhận tâm
quan trọng của việc ghi chép lại những hình thức văn hóa và tri thức địa phương Ngược lại, chúng tôi đánh giá cao
những công việc đã làm được trong lĩnh vực này Những
nghiên cứu như thế không thể thiếu được đối với công việc
bảo tồn và tăng cường sinh lực cho đi sản văn hóa phi vat chất của các dân tộc thiểu số, bởi vì tất cả được ghi lại và lưu trữ vào một thời điểm chính xác Tuy nhiên, chúng
không bảo đảm được rằng di sản văn hóa này sẽ được bảo
tồn như là một văn hóa sống Như đã nói trên đây, văn hóa của một tộc người thường xuyên được tạo tác và tái tạo,
trong sự tương tác với môi trường luôn thay đổi của mình Do đó, bất cứ nỗ lực nghiêm túc nào nhằm bảo tồn và tăng, cường sinh lực cho văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng
cần hướng đến những cư dân này vì họ là các tác nhân của văn hóa Nói cách khác, ngoài các nghiên cứu và ghi chép
những hình thức văn hóa và trí thức địa phương, cần nỗ lực
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự biểu hiện và thực
hành văn hóa của họ Như thế, vấn để bảo tồn và tăng
cường sinh lực cho văn hóa của các dân tộc thiểu số có
liên quan đến những vấn đẻ rộng hơn, như những chính
sách đân tộc có tên gọi là “bảo tồn có chọn lọc” hay “định canh định cư” của Việt Nam
CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ"
Từ thập kỷ 1960, Nhà nước Việt Nam đã triển khai chính sách định canh định cư đối với các vùng dân tộc thiểu số Trong thời gian tiến hành nghiên cứu ở một số tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng vào năm 1991, tôi đã có dịp đến thăm một số làng đã được định canh định cư,
một số làng đang trong quá trình định canh định cư và cả một số làng chưa được áp dụng chính sách này Kết quả nghiên cứu cho thấy việc triển khai chính sách này là
không giống nhau giữa các vùng do sự khác nhau của điều
kiện từng nơi cũng như mức độ phì nhiêu của đất đai, do
vậy và kết quả cũng khơng hồn tồn giống nhau Trong
một số vùng, việc duy trì các hoạt động chung gặp khó khăn bởi các ngôi nhà mới được xây dựng cách xa nhau
CẢ Áp lực dân số gia tăng đã khiến cho tình trạng thiếu
đất canh tác trong nhiều vùng tăng lên, trong khi việc canh
tác nương rẫy không được khuyến khích, những thu nhập
phụ từ các sản phẩm nông nghiệp khác cũng không dễ dàng, nhất là các sản phẩm được khai thác trong rừng Mặt khác, chính những áp lực của nền kinh tế trị trường, việc mở cửa nền kinh tế, sự du nhập của các yếu tố văn hoá hiện đại cũng gây sức ép mạnh mẽ lên nên văn hoá truyền thống Người ta thích ở nhà bê tông kiên cố, thích xe Honda, đầu máy Video Thanh niên thích đến nhà hàng và các quán nhạc Để làm những điều này, họ phải cần tiền, nhiều tiên Nhiều người trong số họ đã bán đi chiêng, chế,
những công cụ rất quan trọng của nền văn hoá truyền
thống
{| Tuy nhiên, tại nhiều nơi thuộc tỉnh Lâm Đồng, chư- ơng trình định canh định cư lại đem lại những thành công hơn nhiều và đem đến sự gia tăng của cải tại các buôn làng
người Mạ và Cơ Ho có trồng các cây công nghiệp như cà
phê, chè, tiêu và dâu tầm Ở những buôn làng này, nên
kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao và họ, cả thanh
niên cũng như người có tuổi tiếp cận khá nhanh với nên
văn hoá hiện đại, và điều đó cũng làm cho những cơ hội
thực hành văn hoá truyền thống gặp khó khăn
{1 Có thể nói, việc triển khai chính sách này một cách đồng loạt trong tất cả các vùng dân tộc khác nhau mà không xem xét đến điều kiện khác nhau của từng vùng đã khiến cho hiệu quả của chính sách này là không như mong muốn
BẢO TỒN CÓ CHỌN LỌC
Ở Việt Nam, khái niệm văn hoá được sử dụng để chỉ
những khía cạnh phi vật chất của cuộc sống như ngôn ngữ văn học, tôn giáo, giáo dục, phong tục tập quán Tuy là
một nước còn nghèo nhưng Việt Nam đã đầu tư đáng kể cho việc bảo tồn văn hoá và phát triển văn hoá Tuy nhiên, cũng như ở nhiều nơi khác, việc cân bằng giữa bảo tồn và phát triển luôn luôn là không dễ dàng
CÌ Trên con đường phát triển xã hội của xã hội Việt nam, từ nền kinh tế tập trung quan liêu chuyển sang nên
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các
dân tộc thiểu số phải có những nỗ lực rất lớn bởi sự phát triển không đồng đều giữa người Kinh (nhóm đa số ở đồng bằng) với các vùng dân tộc thiểu số Để xây dựng và phát triển nền văn hoá mới của Việt Nam, các dân tộc Việt Nam, người Kinh và người thiểu số, còn cần phải có sự tư-
ơng trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, người Kinh phải giúp đồng bào các dân tộc ít người “bắt nhịp” mình để
hình thành một nên văn hoá mới của Việt Nam (xem Nông Quốc Chấn, I978a và 1978b; Phạm Như Cương và các tác giả khác, 1987) Chính sách này chính là cơ sở giúp những
người làm công tác văn hoá có thể nhận thức được những
yếu tố văn hoá nào cẩn phải được gìn giữ, phát huy, cái gì cân phải được điều chỉnh trong đó những yếu tố văn hoá
giá trị như văn nghệ dân gian, múa, nhạc, thủ công cần
phải được khôi phục để giới thiệu một cách rộng rãi hơn
CÍ Trong quá trình bảo tồn có chọn lọc, nhiều biểu hiện văn hoá khác nhau được điều chỉnh, các bài dân ca truyền thống được dịch rạ tiếng Việt và giảng dạy trong các trư-
dng phổ thông Những “thói quen, tập tục” lạc hậu, những
Trang 101 “Phon co Io hoa” van hố ln có tính hai mặt, một mặt nhấn mạnh đến những khía cạnh diễn cảm và thẩm
mỹ của văn hoá và mặt khác lại phủ nhận những khía cạnh
trí thức của nó Điều này rất dễ dẫn đến cái gọi là “đồ vật hoá văn hoá thiểu số” làm giảm ý nghĩa thực của văn hoá thiểu số
1 Có một trường hợp mà tôi được chứng kiến khi tôi đến thăm Aynn Pa ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum năm 1991, có
Plei Potao là làng của “vua lửa” (trong tiếng Việt gọi là
hoả xá) là một từ ngữ dùng không đúng bởi vì người giữ chức vụ này hầu như không hành sử một thứ quyền (chính
trị) thế tục nào, mà quyền của họ là do quy chế tôn giáo và
lễ nghi mà thôi Tuy nhiên, danh hiệu “ma” đã tạo ra nhiều
sự hiểu lầm vẻ quy chế của vị Potao Năm 1988, khi vị
Potao Apui cuối cùng là Siu Anhot chết, người kế tục được
lựa chọn là cháu của ông tên là Siu Aluân Thế nhưng đến
năm 1991, Siu Aluân vẫn chưa tổ chức được lễ kế tục này
bởi vì để tiến hành lễ, phải thực hiện các buổi tế lễ, hiến sinh
mà chủ yếu là lễ hội đâm trâu Các nhà quản lý ở địa phư- ơng không đồng ý việc lập “vua” cũng như việc hiến sinh trâu vì xem đây là sự phung phí Người Việt ở vùng đồng
bằng (người Kinh) vốn rất quý con trâu vì nó là con vật
không thể thiếu trong công việc cày bừa (con trâu là đầu
cơ nghiệp), trong khi đó nhiều dân tộc ở cao nguyên lại có
truyền thống làm rẫy không cày đất, nên đối với họ trâu chỉ có giá trị tế lễ và tạo nên uy tín cho người chủ (hiện nay, lễ hội đâm trâu ở một số vùng đã được khơi phục) Sự
trì hỗn việc thực hiện lễ kế tục đã khiến cho nhiều người
dân địa phương có những lo ngại không cần thiết
1 Các nền văn hoá của các dân tộc thiểu số được dé
cao bởi tính độc đáo và thẩm mỹ nhưng đồng thời nó cũng bị ảnh hưởng do cách đánh giá chưa thật đúng của một số
người, thậm chí có người luôn xem văn hoá dân tộc thiểu
số là lạc hậu Theo tôi nghĩ, những quan niệm đó sẽ góp phần làm hạn chế sự phát triển của văn hoá nói chung và
văn hoá các dân tộc thiểu số
SỰ BIỂU HIỆN VĂN HOÁ
Tôi đông ý với các tác giả khác trong cuốn sách này khi
họ cho rằng truyện cổ, văn học truyền khẩu, những bài hát nghỉ lễ, ca múa của nhiêu dân tộc thiểu số ở Việt Nam nên
được ghi chép lại bằng ngôn ngữ của chính các dan tộc đó Nhiều điều đã được làm trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm Nếu được, nên tập trung các thông tin đã sưu tầm được tại một địa điểm, dễ tiếp cận đối với các nhà nghiên cứu, các quan chức cũng như những người
khác quan tâm đến chúng Cũng nên có một mục lục tin
học hoá bằng các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số cũng
như bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, để việc sử dụng được dé dàng hơn cho công chúng và các nhà nghiên cứu Mặt khác, cũng nên tiến hành nghiên cứu ở một số lĩnh vực như ngôn ngữ học, dân tộc học thực vat, dan toc học động vật, hay về kỹ thuật nông nghiệp, tôn giáo, thân
tộc và tập quán pháp Điều quan trọng là những nghiên
cứu này phải được thực hiện một cách vô tư, không dựa
trên một tiền để đạo đức có sẵn hay ít nhất không vội thẩm
định cái gì là tốt và cái gì là không tốt Khi chúng ta nhận
ra rằng mọi hành động - kể cả chính trị - đều có những hậu
quả bất ngờ thì chúng ta sẽ không đưa ra những phán xét
hay rút ra những kết luận vội vàng về tôn giáo, mê tín, tập
tục, tiến bộ và lạc hậu
CÌ Đồng thời, cũng khơng nên dựa vào những nghiên
cứu như thế để đưa ra những khẳng định về tính đích thực
của các nền văn hoá hay truyền thống đó, bởi vì những người cổ vũ cho sự không khoan dung có thể dùng những
khẳng định đó như là một vũ khí Với sự bùng nổ của
những xung đột dân tộc trên thế giới ngày nay, chúng ta
thấy rằng khái niệm thuần khiết văn hoá đã thay thế khái
niệm chủng tộc như là tiêu chuẩn dùng để phân biệt các tộc người Vì thế, có lẽ nên giới thiệu các công trình nghiên cứu của chúng ta như là những hình ảnh văn hoá
ghi nhanh chắc chắn sẽ biến đổi
QO) Vì các thực tiễn văn hoá thường xuyên biến đổi
giống như các thực tiễn xã hội, kinh tế, chính trị nên cần đặc biệt quan tâm đến sự quá độ giữa các chính sách hiện tại và tương lai có thể có ảnh hưởng đến các dân tộc thiểu
số Tôi xin nêu ở đây một số gợi ý tổng quát Một điều có
thể làm được là thực hiện một quyển sách hướng dẫn cho
những cán bộ làm việc trong các vùng dân tộc thiểu số để
giúp họ biết những công trình nghiên cứu đã được thực
hiện về các nền văn hoá của các đân tộc thiểu số, và nhờ
thế, vừa đánh giá được các nên văn hoá đó trong sự khác
nhau của chúng, và vừa tôn trọng chúng như văn hoá của
chính họ Quyển sách hướng dẫn đó cũng sẽ giúp họ hiểu rằng, trong các quan hệ thường ngày, làm việc với các dân
tộc thiểu số là địp để tạo ra những cơ hội trao đổi văn hoá
Cân chú ý đặc biệt đến việc sử dụng các ngôn ngữ thiểu số
trong giáo dục, xuất bản và các chương trình phát thanh hoặc truyền hình,
Cl: Ngoài ra, nghiên cứu những hậu quả văn hoá của
các chương trình kinh tế-xã hội lớn là một điều rất đáng
làm Có thể cũng nên cố gắng phối hợp tất cả các chương
trình bảo tồn và phát huy đi sản văn hoá phi vật chất của các dân tộc thiểu số thành một chương trình chung sẽ chăm lo mọi khía cạnh của đời sống xã hội và văn hoá Về chương trình định canh định cư, có lẽ cần: (1) đánh giá lại
kiến trúc địa phương của buôn làng nhằm củng cố các cấu
trúc gia đình và cộng đồng, như trường hợp nhà dài và nhà
rông ; (2) cho phép các tộc người thiểu số thực hành tôn
giáo và nghỉ thức của họ ; (3) bảo vệ và dạy các ngôn ngữ bản địa và kiến thức địa phương ở bậc tiểu học Tôi tin rằng các tổ chức quốc tế như UNICEF, UNDP, FAO và UNESCO cũng sẽ tham gia vào việc thực hiện một chương trình như thế
CÍ Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng không phải chỉ văn hoá mới là chủ yếu mà chính là những
người sống trong văn hoá đó Không thể nào tôn trọng văn
hố mà khơng tôn trọng những con người chuyển tải văn
hoá Văn hoá là sống động và không ngừng đổi mới Chính các tác nhân văn hoá mới là những chuyên viên thực sự về văn hoá của chính họ Họ phải có cơ hội trình bày về chính văn hoá của mình, xác định nó là gì và nên như thế nào Như ở bất cứ nơi nào khác, các dân tộc thiểu
số đang sống trong một thế giới hiện đại mà họ góp phần
vào sự phát triển Những sự tiếp xúc đó sẽ làm thay đổi văn hoá của họ Các tác nhân văn hoá có quyền biến đổi văn hoá của chính họ Các dân tộc thiểu số có quyền thực hành văn hoá của chính mình và cho chính mình cũng như
cho người bên ngoài
C1 Cần hợp tác chặt chẽ với các chuyên viên khác nhau
và với chính các dân tộc thiểu số, tạo ra được những điều
kiện thuận lợi cho việc tăng thêm sức sống và giá trị cho
văn hoá của các dân tộc thiểu số Cho họ được thực hành
các lễ hội, nghi thức của mình và nên xem chúng là cội
nguồn của sự phong phú vẻ văn hoá Có lẽ nên đánh giá
cao các điệu múa và âm nhạc cổ truyền của họ Có lẽ cũng
nên cho phép học sinh lại được nghe các câu chuyện và
các bài thơ đo ông bà của chúng đọc vào buổi tối sau giờ tan trường và quan sát cây cỏ và thú vật trong rừng vào
những ngày nghỉ Dĩ nhiên là không cần thiết và cũng không nên tạo ra những “khu bảo tồn” hay bắt các cư dân
phải sống theo nếp truyền thống Ngược lại, cân tao ra
những cơ hội cho phép các dân tộc thiểu số vừa sống văn hoá truyền thống của mình trong cuộc sống hằng ngày,
vừa tham gia vào cuộc sống hiện đại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DOURNES, Jacques Potao : Une théorie du pouvoir chez les Indochinois Jorai Paris, Flammarion, 1977 EVANS, Grant “Vietnamese Communist Anthropology”
Canberra Anthropology, 8 (1-2), 1985, tr 116-147
= “Internal Colonialism in the Central Highlands of Vietnam” Sojourn 7 (2), 1992, tr 274-304, HOBSBAWM, Eric va Terence RANGER, chii bién,
The Invention of Tradition Cambridge, Cambridge U.P., 1983
MILES, D va C EIPPER “Introduction” Canberra Anthropology [S6 đặc biét: Minorities and the State], 8 (1-2), 1985, tr 1-3
NONG QUOC CHAN “Thirty Years of Cultural Work
among Ethnic Minorities” Viernamese Studies, s6 52 ($6 dac biệt : Cultural Problems), 1978, tr 50-56
~ “Selective Preservation of Ethnic Minorities Cultural Traditions” Vietnamese Studies, s6 52 (S6 dac bigt : Cultural Problems), 1978, tr 57-63
PELS, Peter va Oscar SALEMINK “Introduction : Five Theses on Ethnography as Colonial Practice” History and Anthropology, 8 (1-4), 1994, tr, 1-34 PHẠM NHƯ CƯƠNG và các tác giả khác Một số vấn đê
phát triển văn hoá các đân tộc thiểu số Hà Nội,
Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 1987
157 |
Trang 11
SALEMINK, Oscar “Mois and Maquis : the invention and appropriation of Vietnams Montagnards from Sabatier to the CIA” Trong : George W STOCKING, Jr (chi bién) Colonial Situations : Essays on the historical contextualization of
ethnographic knowledge (History of Anthropology,
Vol 7) Madison, University of Wisconsin Press, 1991, tr 243-284
— — “The Return of the Python God: Multiple inter- pretations of a millenarian movement in colonial Vietnam” History and Anthropology, 8(1-4), 1994 : 129-164
= “Primitive Partisans : French Strategy and the
Construction of a Montagnard Ethnic Identity in
Indochina” Trong: Hans ANTLOV & Stein TONNESSON (chủ biên), Imperial Policy and
Southeast Asian Nationalism 1930-1957 London, Curzon Press/NIAS, 1994, tr 261-293
- “The King of Fire and Vietnamese Ethnic Policy in
the Central Highlands” Trong : Don MCCASKILL
and Ken KAMPE (chi bién) Development or Domestication ? Indigenous Peoples of Southeast Asia Chiang Mai, Silkworm Books, 1997, tr 488- 535
CHÚ THÍCH
*Những nghiên cứu cho bài viết này đã được thực hiện nhờ chương trình tài trợ số W52-456 của Tổ chức Hà Lan khuyến khích việc nghiên cứu ở các nước nhiệt đới (WOTRO)
! Tôi đã bàn nhiều vẻ khái niệm văn hoá và vai trò của nghiên cứu trong Salemink 1991, 1994a và 1994b, và trong Pels & Salemink 1994
? Đó là ba người được gọi là "vua" lửa, nước và gió; trong tài liệu sử Việt Nam, chỉ nhắc đến hai người đâu được
gọi l hoa xá và thuỷ xá Một sự phân tích đẩy đủ về vai
trò của những pørao này có thể tìm trong Dournes 1977
3 Tôi đã bàn nhiều hơn về chính sách định canh định cư và
bảo tồn có chọn lọc trong Salemink (sắp xuất bản)
Bảo tôn nên di sản của những người đang sống : nên văn hoá phi vật chất và các chuẩn mực phát triển
YVES GOUDINEAU*
SUC SONG CUA NEN VAN HOA
Tin đồn về sự suy vong của các tộc người thiểu số sinh
sống ở dãy Trường Sơn đã được nghe thấy từ lâu Tư liệu
thời Pháp thuộc nói nhiều đến sự suy yếu về thể chất và
tỉnh thần của những cư dân bản địa, tất yếu dẫn đến su diét
vong hoặc thoái hoá khi tiếp xúc với các nên văn minh
"mạnh hơn” Hơn nữa, những người đã thương xót, đôi khi
một cách thành thực, cho sự suy sụp gần như chắc chắn
này, cũng chính là những kẻ đã tạo điều kiện cho sự tiếp
xúc đó, được xem như là do định mệnh phũ phàng gây nên C1 Nhưng lịch sử cho ta thấy rằng các nền văn hoá
thường có sức sống bền bỉ hơn ta tưởng Chúng không để cho người ta huỷ diệt một cách đễ dàng và tổn tại lau trong
trí nhớ Và việc tiếp xúc với các nên văn hố khác khơng
có nghĩa báo hiệu sự biến mất đi nhanh chóng của chúng
Chính vì vậy, ta cảm thấy khó chịu khi dùng khái niệm đi
sản hoặc bảo vệ đi sản trong khi chúng không phải là các
công trình của những nên văn minh đã qua, mà là các sản phẩm còn đang rất sống động hay sẽ có thể là như vậy Tất nhiên, luôn luôn có nguy cơ mất mát hoặc làm nghèo đi, nên cần phải xác định rõ nguy cơ đó và đẻ phòng trước Nhưng nếu phải cảnh giác thì cũng phải bảo đảm rằng sự đề phòng nguy cơ nói trên không trở thành dấu hiệu báo
trước sự diệt vong không thể tránh khỏi của một nền văn hoá
C1 Người Tà Ơi, Pa Cơ, Cà Tang, Cơ tu cũng nằm
trong số các nhóm dân tộc mà người ta dự báo, từ hơn một
thế kỷ nay, là sắp bị điệt vong Họ cư trú ở dãy Trường
Sơn gần Huế-Đà Nẵng, sinh sống bằng nghề trồng trọt trên tẩy theo kiểu du canh du cư theo chu kỳ
| Họ là những láng giêng gân gũi và gắn bó với nhau
vì cùng thuộc phân nhóm Cơ Tu của ngữ hệ Môn - Khơ me (Nam Á) Tôi đã có dip lam việc với họ ở Lào nhiều năm và câu chuyện của tôi cũng xuất phát từ những gì mà
tôi biết về họ
LÍ Trước đây, các tộc người này ít phải chịu hậu quả
của chế độ thực dan hon các tộc người khác, đo họ cư trú trên vùng núi cao hiểm trở, giao thông rất khó khăn và họ
biết chống trả lại kẻ địch một cách kiên cường Ngược lại,
họ đã phải chịu đựng chiến tranh rất ác liệt Ving dat của họ nằm ở biên giới Việt - Lào, một trong những nơi bị không quân Mỹ rải bom nhiều nhất trong vùng Các trận
chiến diễn ra ngay trong các buôn làng Hầu hết những trai
tráng khoẻ mạnh đều theo các đội quân Lào và Việt Nam
để giải phóng đất nước Số còn lại sơ tán lên vùng núi cao
hơn để tránh bom đạn
O1 Tuy nhiên, cho dù trải qua 30 năm chiến tranh và bat chap diéu kiện sống bấp bênh sau hoà bình, các nền
văn hoá này vẫn sống còn và giữ được hoặc tự định nghĩa lại được một bản sắc mạnh mẽ Lần đầu tiên tới Lào vào nam 1991, tôi thấy nhiều làng vẫn được bố trí, như thời
xưa, thành hình vòng tròn với một nhà rông (gươi) ở giữa