1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota).doc

39 569 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 384,5 KB

Nội dung

Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota).doc

Trang 1

Thành công của chuyến thăm còn là sự xác nhận mối quan hệ giữa hai nướclà đối tác tin cậy - hợp tác về nhiều mặt - ổn định lâu dài trên nguyên tắc tôn trọnglẫn nhau Đây là tiền đề để hai nước thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ về nhiều mặt trongđó có quan hệ thương mại Quan hệ kinh tế thương mại hai nước sau 10 năm bìnhthường hoá đã phát triển rất nhanh về nhiều lĩnh vực thể hiện sự nghiệp đổi mớikinh tế của ta và hội nhập sâu sắc vào thương mại thế giới, góp phần thúc đẩy quátrình đàm phán gia nhập W.T.O của Việt Nam Để tạo điều kiện phát triển hơn nữamột số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, em xin đi sâu nghiên cứu đề tài:

"Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gianhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota)".

Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Thị trường Hoa Kỳ và cơ hội xuất khẩu của Việt Nam

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường HoaKỳ

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vàothị trường Hoa Kỳ.

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn vào thị trường Hoa Kỳ, làmặt hàng có nhiều tiềm năng nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt Em hy vọng rằngđề tài sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu vào thị trường HoaKỳ.

Trang 2

Hoa Kỳ là một cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế, khoa học côngnghệ, có tài nguyên rất phong phú Hiện nay với dân số khoảng trên 293 triệungười, trong đó 75% sống ở thành thị, tổng sản phẩm quốc nội trên 10.000 tỷ USD,thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 36.000 USD hàng năm Hoa Kỳ nhậpkhẩu trên 1.300 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn thếgiới Việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ - một thị trường rộng lớn nhất thế giới vớimức thu nhập cao và nhu cầu tiêu dùng đa dạng về nhiều chủng loại hàng hoá vớikhối lượng lớn - thị trường tiêu thụ hàng hoá của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhưbất cứ quốc gia nào trên thế giới Đúng như lời nhận xét về thị trường Hoa Kỳ, ĐạiSứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã nói: "…đây là thị trườngkhông đáy…." Khi nghiên cứu về thị trường này có thể khái quát những đặc điểmnổi bật như sau:

Thứ nhất, tính mở cửa khá cao của thị trường:

Điều này được thể hiện ở chỗ quy chế xuất - nhập khẩu vào thị trường HoaKỳ phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của tổ chức Thương mại thế giới(W.T.O) Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động caonhư dệt may, giầy dép, đồ dùng gia đình… , trong đó có những mặt hàng tiêu dùngthông thường hầu như Hoa Kỳ không còn sản xuất nữa Hoa Kỳ phải nhập các mặthàng này từ các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Cácsản phẩm chế tạo, có hàm lượng vốn và công nghệ cao được nhập từ Châu Âu vàNhật Bản Ngoài ra Hoa Kỳ cũng nhập khẩu hàng hoá từ rất nhiều nước ở các Châulục khác Điều này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn cóthể tìm thấy chỗ đứng tại thị trường Hoa Kỳ.

Trang 3

Thứ hai, tính quy chuẩn và thống nhất cao độ của sản phẩm đưa vào thịtrường Hoa Kỳ.

Hàng hoá xuất khẩu vào Hoa Kỳ đòi hỏi thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ,nhất là đảm bảo các yêu cầu chất lượng một cách nghiêm ngặt và đồng bộ Các nhànhập khẩu Hoa Kỳ luôn có ấn tượng và đòi hỏi có uy tín phải được đặt lên hàng đầutừ khi bắt đầu có mối quan hệ hợp tác Hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ thườngphải có khối lượng lớn, đúng quy chuẩn, đảm bảo đúng thời hạn, và không phươnghại lợi ích kinh tế của các Công ty Hoa Kỳ Từ đó cho thấy chỉ nên lựa chọn và tậptrung đầu tư vào một số mặt hàng và ngành hàng xuất khẩu chủ lực, không dàn trải.(Ngay cả mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng cần đảm bảo tính thống nhất và có khốilượng đủ lớn).

Thứ ba, tính pháp lý cao của các quan hệ thị trường.

Môi trường pháp lý của Hoa Kỳ là hết sức phức tạp, nhiều khi có sự khác biệtgiữa luật của Liên Bang, Bang và còn cả những quy định riêng biệt của chính quyềnđịa phương Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ởHoa Kỳ được thực thi khá tốt vì thế hàng hoá bán ra ở đây phải được bảo hành tốtvà an toàn trong thời gian cam kết để tạo uy tín và niềm tin Do đó việc hiểu biếtcác vấn đề pháp lý liên quan là điều kiện mấu chốt khi xâm nhập vào thị trường HoaKỳ và việc sử dụng các Công ty tư vấn nói chung trong đó có Công ty tư vấn HoaKỳ là điều cần chú trọng.

Thứ tư, tính thống nhất, ổn định cao của hệ thống phân phối.

Hệ thống phân phối hàng hoá ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao, có tổ chứchoàn chỉnh, nếu không dựa vào các hệ thống phân phối hiện có thì không thể đưahàng hoá vào thị trường này (không có buôn bán tiểu ngạch hoặc buôn bán đườngbiên như có thể thấy trong một số trường hợp khác) Người dân Mỹ có thói quenmua sắm tại các siêu thị hay cửa hàng lớn Hệ thống phân phối này vừa là cơ hội,vừa là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường HoaKỳ Nếu chưa tham gia vào các kênh phân phối lớn thì không những không pháttriển được thị trường mà còn cản trở đến thị phần tiêu thụ và gặp những vướng mắcvào hệ thống luật pháp của Mỹ Muốn đi đúng kênh các doanh nghiệp Việt Nam cần

Trang 4

phải lựa chọn được nhà phân phối có uy tín và đảm bảo được số lượng và quy cáchhàng hoá đúng với thị hiếu và yêu cầu của khách hàng Mỹ.

Thứ năm, thị trường có sức cạnh tranh rất cao.

Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, trên thị trường Hoa Kỳ có đầyđủ các nhà cung cấp lớn nhỏ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì thế mức độcạnh tranh là vô cùng gay gắt Trong cuộc cạnh tranh này, giá cả và chất lượng làhai yếu tố cơ bản, nhưng không thể không tính đến những yếu tố khác như bao bì,mẫu mã, xuất xứ, nhãn hiệu sản phẩm… Đối với doanh nghiệp Việt Nam thì đây lànhững vấn đề còn mới mẻ Theo các luật sư Mỹ, vụ kiện cá ba sa đối Việt Namnặng về khía cạnh chính trị và là điều khó tránh khỏi Đây là bài học đắt giá cho cácdoanh nghiệp Việt Nam và sẽ còn có nhiều vụ kiện khác có thể xảy ra nữa trong quátrình buôn bán với thị trường Hoa Kỳ.

Thứ sáu, các hiệp hội kinh doanh có vai trò không nhỏ.

Ở Hoa Kỳ có rất nhiều hiệp hội của các nhà kinh doanh, các hiệp hội này cóvai trò lớn trong việc hướng dẫn và phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp vớilợi ích cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều đó cho thấy rằng việc thiết lập quan hệ với các hiệp hội kinh doanh ở Hoa Kỳlà con đường hữu hiệu để tiếp cận và xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, thúc đẩy hoạtđộng đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam

Thứ bảy, lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hoa Kỳ có vai tròquan trọng trong việc xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ.

Lực lượng người Việt tại Hoa Kỳ rất đông lên đến 1,3 triệu người có khảnăng hòa nhập với dân cư sở tại, nhưng tính cộng đồng chưa cao Vai trò cầu nốicủa người Việt là hết sức quan trọng nhưng trong thực tế còn cần được rèn luyện vàthử thách Phong cách làm việc và phương thức hợp tác giữa họ với doanh nghiệptrong nước còn nhiều điều phải được rút kinh nghiệm Tiềm năng lực lượng sinhviên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ chưa được quan tâm đúng mức, tính cộngđồng Việt Nam rất yếu nên khả năng thực hiện công tác xúc tiến và đầu tư bị hạnchế Bởi vậy một mặt phải thận trọng tránh vội vàng khi tiếp xúc với các doanhnghiệp Hoa Kỳ Giai đoạn đầu cần có sự môi giới của Việt kiều Mặt khác phải tìm

Trang 5

và lựa chọn được khách hàng tin cậy, thu hút nhiều doanh nghiệp có uy tín vào kinhdoanh và đầu tư ở Việt Nam.

Thứ tám, chi phí dịch vụ trong cơ cấu giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọngcao

Hàng hoá đưa vào bán lẻ tại Hoa Kỳ khá cao bởi chi phí dịch vụ lớn làm hạnchế cơ hội thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ.

Thứ chín, hệ thống tư vấn tại Hoa Kỳ giữ vai trò quan trọng đặc biệt là tưvấn pháp luật

Đây là đòi hỏi khách quan bởi đặc điểm của thị trường này, chi phí tư vấn tạiHoa Kỳ rất cao Các doanh nghiệp Việt Nam phải biết sử dụng tư vấn của các Côngty tư vấn pháp luật Hoa Kỳ, mặt khác đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phảinhanh chóng xây dựng được những Công ty tư vấn của Việt Nam có trình độ chuyênmôn ngang tầm quốc tế như các công ty Hoa Kỳ

Việt Nam đang thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuấtkhẩu, thị trường Hoa Kỳ có tầm quan trọng đặc biệt, là điểm đến của các sản phẩmchế tạo xuất khẩu Với việc dành cho Việt Nam quyền xuất khẩu sang Hoa Kỳ trêncơ sở MFN, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở ra những cơ hội tolớn để phát triển hàng xuất khẩu của Việt Nam Để có thể tận dụng được cơ hội,biến khả năng thành hiện thực, tức là có thể thực sự thâm nhập được vào thị trườngrộng lớn, phức tạp và xa xôi như Hoa Kỳ, Việt Nam cần hoạch định một chính sáchtổng thể với các giải pháp đồng bộ cả về phía Nhà nước và doanh nghiệp Thực tếcho thấy Hoa Kỳ không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất mà còn thông thoángnhất thế giới đối với sản phẩm chế tạo từ các nước đang phát triển Nhập khẩu hànghoá của Hoa Kỳ từ Châu Á là 422 tỷ USD (năm 2000), nhiều hơn 50% so với nhậpkhẩu EU từ Châu Á Năm 2000, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng128% so với năm 2001, trong khi đó mức xuất khẩu cùng kỳ nói chung của ViệtNam ra thị trường thế giới chỉ tăng 10% Mức xuất khẩu các sản phẩm chế tạo trướcđây đã bị hạn chế bởi thuế suất cao của Hoa Kỳ trước Hiệp định Thương mại, đãtăng đặc biệt nhanh với tốc độ 50% năm Trong các sản phẩm chế tạo, sản phẩmxuất khẩu tăng mạnh nhất là hàng may mặc, tăng tới 900 triệu USD trong năm 2002(gấp 18 lần so với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001) Năm 2002 cũng ghi nhận

Trang 6

sự tăng lên nhanh chóng của nhiều mặt hàng xuất khẩu khác như đồ điện (270%),đồ gỗ (50%), hàng hoá du lịch (5422%) và các mặt hàng công nghiệp hỗn hợp khác847% không có gì đáng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu chủ yếucủa các nước đang phát triển đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo vì Hoa Kỳ chỉđứng thứ hai sau EU về quy mô (được xác định bằng GNP tổng thu nhập quốc gia).Tuy nhiên đối với hàng xuất khẩu Châu Á, Hoa Kỳ còn lớn hơn EU Theo bảng 1dưới đây, nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ từ Châu Á năm 2000 là 422 tỷ USD,nhiều hơn 50% so với nhập khẩu EU từ Châu Á

Bảng 1: Xuất khẩu của Châu Á vào Hoa Kỳ và EU năm 2000

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 422,7 277,6 1,5

Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thương mại - 2001

Phần lớn hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Châu Á đều là hàng công nghiệpchế tạo, tổng kim ngạch lên tới gần 400 tỷ USD trong năm 2000, nhiều hơn 60% vềgiá trị so với kim ngạch nhập khẩu tương ứng của EU từ Châu Á Về các mặt hàngsử dụng nhiều lao động (ví dụ như hàng may mặc và hàng công nghiệp chế tạo tiêudùng các loại), nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Châu Á cao hơn nhập khẩu của EU từChâu Á từ 70 đến 80%.

May mặc là một trong những mặt hàng chủ yếu mà các nước đang phát triểnxuất khẩu với khối lượng lớn, và đối với hầu hết các nước, Hoa Kỳ là thị trường chủyếu trước tiên Với sức tiêu thụ khổng lồ, Hoa Kỳ luôn là thị trường hấp dẫn vàquan trọng của ngành may mặc các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Bảng 2: Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ theo xuất xứ,

Trang 7

năm 2000 (triệu USD).

Bảng 4: Xuất khẩu của Việt Nam.

Trang 8

Nguồn: Báo cáo Tổng kết Bộ Thương mại - 2004

2 Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khithâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

a Những cơ hội.

Nhìn chung, kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là rấtkhả quan và đã tác động tích cực đến phương thức sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may, đã mở ra cho họ mộttầm nhìn mới, một hướng đi mới, không những phát huy các thị trường truyền thốngnhư Nhật Bản và EU mà còn hướng tới thị trường mới đầy tiềm năng như Hoa Kỳbởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, Hoa Kỳ là một quốc gia đa sắc tộc, đa nền văn hóa, sự phân hóa

giàu nghèo khá rõ… điều này tạo nên nhu cầu hết sức phong phú, nhất là nhu cầuhàng tiêu dùng (dệt may, giày dép…) rất đa dạng và do đó hàng hoá của Việt Namvẫn có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường khổng lồ này, đặc biệt là hàng dệt maymột mặt hàng nhập khẩu với khối lượng lớn của Hoa Kỳ Các đơn đặt hàng từ HoaKỳ có qui mô lớn hơn nhiều so với các thị trường khác, kể cả Châu Âu và NhậtBản, một phần vì Hoa Kỳ có lượng dân số đông trên 293 triệu người, một phần làdo đặc điểm và tính cách của người Mỹ là "càng lớn càng tốt" khác hẳn với cungcách kinh doanh của người Châu Á thường ban đầu mới quan hệ buôn bán họ chỉđặt đơn hàng với khối lượng nhỏ sau đó nếu tốt thì mới đặt với số lượng lớn Nóinhư thế không có nghĩa là người Mỹ dễ dàng trong chuyện mua bán mà họ rất chặtchẽ và khắt khe trong việc soạn thảo và ký kết hợp đồng Vì thế khi làm ăn với cácdoanh nghiệp Mỹ, cần phải xem xét các hợp đồng một cách cẩn thận Ở Mỹ, mộthợp đồng được ký kết bởi các bên liên quan sẽ có sức mạnh toàn năng, trong khi đómột thỏa thuận miệng thì hầu như không có giá trị

Thứ hai, hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

(Bilateral Trade Agreement - BTA) được ký kết tháng 7/2000 đã góp phần tích cực

Trang 9

thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh Chỉ qua hơn 1năm thực hiện BTA, thị trường Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu số mộtcủa Việt Nam Hoa Kỳ đang nhập trên 22% hàng xuất khẩu của Việt Nam Hoa Kỳvừa là thị trường xuất khẩu số 1 vừa là thị trường xuất siêu lớn nhất của ViệtNam.Các ngành kinh tế Việt Nam đang tạo được đà phát triển mới như may mặc,giày dép, thủy sản, đồ gỗ, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ… BTA vừa ràng buộc,vừa làm cơ sở để Việt Nam bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện toàn bộ hệ thống luậtpháp của mình, làm cho hệ thống luật pháp Việt Nam đồng bộ, thống nhất, ổn địnhvà tương thích với hệ thống luật pháp quốc tế hiện đại tạo điều kiện thuận lợi choviệc trao đổi buôn bán hàng hoá giữa hai nước nói riêng và quốc tế nói chung dễdàng hơn Hơn thế nữa BTA sẽ tạo cho Việt Nam những bước đi trong hội nhậpquốc tế vững vàng, tự tin và hiệu quả hơn và khai thác tốt hơn khả năng của nềnkinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế thị trường, giúp Việt Nam sớm gia nhậpW.T.O Việc áp dụng qui chế MFN (Most Favoured Nation) trong hiệp địnhthương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trườngHoa Kỳ tăng lên nhanh chóng Thuế nhập khẩu hàng hoá Việt Nam giảm bình quântừ 40 - 70% xuống còn 3-7%, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng ngoạnmục: từ 50 triệu USD năm 2001 lên 2,5 tỷ USD năm 2003 và 2004 Ưu đãi lớn nhấtcủa qui chế MFN là giảm và miễn thuế các sản phẩm từ những nước chưa đượchưởng qui chế MFN vào Hoa Kỳ chịu thuế xuất - nhập khẩu gần 6 đến 12 lần sảnphẩm xuất khẩu của các nước được hưởng qui chế này Nhờ được hưởng quy chếMFN nên nhiều nước và lãnh thổ đang phát triển ở Châu Á đã thành công trên cònđường phát triển kinh tế với tiến độ rất nhanh, điển hình là Singapore, Thái Lan,Hàn Quốc, Đài Loan,… Việc dành được quy chế MFN trong hiệp định BTA đãmở ra triển vọng cho Việt Nam được hưởng quy chế GSP (Generalized System ofPreferences) của Hoa Kỳ Các nước được hưởng quy chế GSP của Hoa Kỳ sẽ đượcphép xuất khẩu một số sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ với ưu đãi thuế quan bằngO Hiện có hơn 100 nước được hưởng quy chế GSP của Hoa Kỳ trong đó có TháiLan, Malaysia, Philipine, Ấn Độ,… Và nếu Việt Nam được hưởng GSP thì hàngdệt may Việt Nam sẽ có cơ hội để cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc,Hồng Kông, Đài Loan…trên thị trường Hoa Kỳ.

Trang 10

Thứ ba, Hoa Kỳ hiện tại là một thị trường lớn cho ngành công nghiệp dệt

may Việt Nam, đây là triển vọng khá sáng sủa bởi vì nhu cầu nhập khẩu hàng dệtmay của Hoa Kỳ rất lớn Tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ vào năm2002 là 72.18 tỉ USD, vào năm 2003 là 77.43 tỉ USD… Hoa Kỳ là nước nhập khẩuhàng hoá với khối lượng và quy mô lớn, quan điểm trong chính sách kinh tế của họlà nhập siêu hàng hoá và xuất siêu dịch vụ Do vậy, Việt Nam chúng ta cần phải tíchcực hơn nữa trong việc hoạch định các chiến lược để thâm nhập và mở rộng thịtrường này đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may - dự định biến Hoa Kỳ thành thịtrường xuất khẩu chính trong tương lai.

b Những thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may khi thâm nhập thịtrường Hoa Kỳ.

* Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam rất lớn như: Trung Quốc, Hồng Kông,Đài Loan, Ấn Độ… đây là những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu hàng dệt may vàothị trường Hoa Kỳ cũng như EU… kể từ ngày 1/1/2005, các nước Trung Quốc, ẤnĐộ… được bãi bỏ hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ Ngoài ra cácnước này còn được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System ofPreferences) của Hoa Kỳ nên sức cạnh tranh hàng dệt may của họ rất lớn, mà điểnhình là Trung Quốc có số lượng hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng như Euvới một kỷ lục chưa bao giờ có kể từ khi Trung Quốc được gia nhập vào W.T.Ocách đây 3 năm Hàng dệt may giá rẻ do Trung Quốc sản xuất đã và đang thống trịthị trường quốc tế Mức tăng trưởng mặt hàng này của Trung Quốc quá nhanh sau1/1/2005 Các loại áo sơ mi cotton và quần tăng 1.250% trong quý I/2005, đặc biệtlà quần cotton tăng 1.500%, đồ lót tăng 300% Khối lượng hàng dệt may giá rẻ doTrung Quốc sản xuất đã và đang ồ ạt thâm nhập thị trường Mỹ và EU làm cho hàngnghìn các doanh nghiệp, cũng như công nhân các nước này phải đóng cửa và nghỉviệc Theo hiệp hội quốc tế các nghiệp đoàn tự do (ICFTU), ngành dệt may thế giớiđang đứng trước nguy cơ mất 40 triệu việc làm sau khi chế độ hạn ngạch dệt maydỡ bỏ báo cáo của ICFTU cho rằng, việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may dẫn đến nhiềunước chuyên xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch như: Bangladesh, Campuchia,Philipine,Việt Nam, Nam Phi, Dominica, Goatemala và Morixơ… phải đối đầu vớicuộc cạnh tranh hàng dệt may của Trung Quốc và Ấn Độ giá rẻ.

Trang 11

* Hạn ngạch (quota) có thể nói là vấn đề bức xúc nhất cho các doanh nghiệpdệt may Việt Nam hiện nay Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã bị hạn ngạchkhống chế ở mức 1,8 tỉ USD (tương đương với 400 triệu đơn vị sản phẩm) Sứccạnh tranh thấp do bị áp đặt hạn ngạch đã làm giảm từ 5-7% thậm chí 10% khảnăng xuất khẩu so với các nước đã dỡ bỏ hạn ngạch Tình trạng bị áp đặt hạn ngạchcũng làm cho xuất khẩu mặt hàng dệt may giảm xuống rõ rệt: từ 1.824 triệu USDtrong 10 tháng đầu năm 2003 giảm xuống còn 1.563 triệu USD trong 10 tháng đầunăm 2004, giảm 15% Như vậy, các nước Trung Quốc, Ấn Độ, vừa không bị áp đặthạn ngạch, lại vừa được hưởng lượng ưu đãi thuế quan phổ cập trong khi Việt Namđối với thị trường Hoa Kỳ vẫn bị áp đặt hạn ngạch và việc điều hành hạn ngạchcũng còn nhiều bất cập sẽ trở thành thách thức, khó khăn lớn cho hàng dệt may ViệtNam thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

*Hàng hoá của Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử về thuế và các biện phápphi thuế quan như bị áp dụng các điều khoản tự vệ, chống bán phá giá mà Hoa Kỳsẽ sử dụng, đặc biệt là đối với hàng dệt may của Việt Nam và Trung Quốc Đây sẽlà một rào cản lớn cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

* Hàng dệt may Việt Nam cũng chưa phong phú về chủng loại, số lượng nhỏchất lượng thấp, giá thành cao, nên sức cạnh tranh và tiêu thụ không mạnh Tỷ lệgia công qua nước thứ ba cao, nên lợi nhuận thấp và không phù hợp với tập quánkinh doanh của Hoa Kỳ Đây là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Namđang gặp phải, họ đã phải sử dụng mô hình CMT để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ,trong mô hình này, các Công ty Việt Nam nhận đơn đặt hàng từ các nước trung giankhác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đây là những nước sẽ thực hiện mọicông việc tiếp thị và tài chính cung cấp thiết kế và nguyên liệu cho Công ty ViệtNam để may thành thành phẩm và chuyển đi sang thị trường Hoa Kỳ Bởi vậy, cácdoanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mìnhvà phải thu hút đầu tư trực tiếp của các Công ty Hoa Kỳ và nước ngoài để xây dựngcác cơ sở sản xuất hiện đại, quy mô lớn, giá thành hạ, chất lượng cao thì mới thuđược lợi nhuận cao và có khả năng cạnh tranh được với các quốc gia khác khi xuấtkhẩu hàng vào Hoa Kỳ.

Trang 12

* Hiệp định đa sợi cũng là một rào cản cho các doanh nghiệp dệt may ViệtNam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ Vì hiệp định đa sợi khuyến khích cácnước xuất khẩu sản phẩm dệt may có nguyên phụ liệu được sản xuất tại nước xuấtkhẩu, trong đó nguyên - phụ liệu đang là vấn đề nan giải cho ngành dệt may ViệtNam, hiện tại ngành may Việt Nam đang phải nhập khẩu từ 70 - 80% nguyên - phụliệu từ nước ngoài Mặc dù trong những năm qua, chính phủ rất quan tâm đến pháttriển diện tích trồng bông, nhưng do khí hậu và thổ nhưỡng nước ta chưa phù hợp,nên diện tích và sản lượng bông trong những năm qua, tuy có tăng nhưng khôngđáng kể Đặc biệt, vụ bông vừa qua, diện tích trồng bị thu hẹp, làm sản lượng giảm20% so với những vụ trước Nguyên nhân là do người nông dân chuyển sang trồngcây khác, hạn hán kéo dài đã làm nhiều vùng trồng bông mất trắng hàng nghìnhecta, không cho thu hoạch Còn phụ liệu trong nước cũng đã có một số nhà máysản xuất nhưng không đáng kể chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu củangành.

* Khó khăn nữa là trong việc chiếm lĩnh và giữ mặt hàng dệt may vào thịtrường Hoa Kỳ nếu Việt Nam chưa là thành viên của W.T.O cuối năm 2005 thì cácnhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ rút đơn đặt hàng của họ cho các thành viên khác củaW.T.O

* Năng lực quản lý, kỹ thuật sản xuất và đảm bảo xuất khẩu ổn định, việcthực hiện liên doanh, hợp tác, liên kết trong sản xuất để giữ vững thị phần hàngmay mặc còn khó khăn.

3 Vai trò của công tác xúc tiến thương mại để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ

Để thâm nhập thị trường rộng lớn này, công tác xúc tiến thương mại là rấtquan trọng và phải được quan tâm ở cấp Nhà nước và từng doanh nghiệp.

* Về phía Nhà nước cần xây dựng các chương trình xúc tiến xuất khẩu.

Nếu cả Nhà nước và doanh nghiệp có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong côngtác xúc tiến thương mại thì em nghĩ rằng để đưa sản phẩm dệt may cuả đất nướcmình vào Hoa Kỳ là không khó Nhà nước đã giao cho Bộ thương mại xây dựng cụthể chương trình XK hàng dệt may vào Hoa Kỳ, đầu tư vốn cho công tác nghiêncứu mẫu mốt của hàng may để XK vào Hoa Kỳ Tạo điều kiện để các doanh nghiệpkhảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức tiếp xúc với các nhà phân

Trang 13

phối hàng dệt may Hoa Kỳ Với những nỗ lực của Nhà nước, của doanh nghiệpcông tác xúc tiến thương mại sẽ góp phần nâng cao kim ngạch XK hàng dệt mayvào thị trường Hoa Kỳ.

Trang 14

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc khi đưavào thị trường Mỹ tính cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam được gia tăngđáng kể vì thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân từ 40 - 70 xuống còn 3-7%

Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành 5tháng đầu năm 2003 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 69,5% so với cùng kỳ 2002 trong đóriêng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt gần 730 triệu USD, dẫn đầu các thịtrường Tuy tốc độ may của Việt Nam chưa ổn định và bền vững Sang năm 2004mặt hàng dệt may bị hạn ngạch khống chế nên mức độ tăng trưởng của mặt hàngnày đã bị giảm đáng kể, qua bảng 5 ta càng thấy điều đó.

Trang 15

Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.Mặt hàng

Nguồn: Bộ Thương mại 6-2005

Cũng như theo Bộ thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cóquản lý hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2005 mới đạt 700triệu USD, chỉ bằng 80% mức thực hiện của cùng kỳ năm ngoái.

Trong 700 triệu USD này, 2 mã hàng "nóng" có mức thực hiện lớn nhất làCat 338/339 (đạt trên 300 triệu USD) và Cat 347/348 (đạt trên 189 triệu USD -Xem bảng 6)

Trang 16

Bảng 6: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm2005

(ĐV tiền: USD)

Tổng nguồnHN 2005

LươngHN đãsử dụng,

Số lượng đãcấp visa

Tỷ lệ HN đãsử dụng

HN 2005 chưacấp visa

Trang 17

Sự sút giảm này xuất phát từ nguyên nhân các nước thành viên tổ chứcthương mại thế giới (WTO) bãi bỏ quota cho nhau từ 1/1/2005, trong khi đó ViệtNam vẫn chưa được hưởng chính sách này, Việt Nam vẫn chưa là thành viên củaWTO mà năng lực cạnh tranh của Việt Nam lại thấp và việc quản lý và sử dụngquota của Việt Nam lại còn bất cập và kém hiệu quả.

Trước thực trạng khó khăn này, Bộ trưởng Bộ thương mại Trương ĐìnhTuyển mới đây một lần nữa gửi thư cho các doanh nghiệp dệt may, đề xuất hai ýkiến, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quota:

Một là, cấp visa tự động cho các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, có hợp

đồng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cho các nhà phân phối lớn đối với các Cat.thực hiện còn thấp trong 5 tháng đầu năm.

Hai là, thu hồi quota của các doanh nghiệp mới thực hiện được dưới 35%,

chuyển cho các doanh nghiệp khác có khả năng xuất khẩu, và chỉ cấp lại khi nhữngdoanh nghiệp này có nhu cầu xuất khẩu thực sự Thư của Bộ trưởng Trương ĐìnhTuyển ngay lập tức đã gây nên một phản ứng khá mạnh mẽ trong các doanh nghiệpdệt may Điều khiến các doanh nghiệp cảm thấy lo lắng là trong bối cảnh cạnh tranhthị trường khốc liệt, mà quota lại hạn hẹp và khó khăn đến vậy, thì những phươngán mà Bộ trưởng đề xuất liệu có đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp hay không?Sau sự kiện Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp cho phép các doanh nghiệp chuyểnnhượng quota hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đã xảy ra tình trạng một sốdoanh nghiệp có quota nhưng chưa có nhu cầu xuất khẩu, thậm chí không xuất khẩuđược, đã giữ để bán lại cho các doanh nghiệp khác với giá cao, khiến cho thị trườngmua bán quota trở nên náo nhiệt và diễn biến theo chiều hướng xấu, không có lợicho hoạt động xuất khẩu của cộng đồng các doanh nghiệp dệt may Chẳng hạn, các

Cat "nóng" như quần nam, nữ chất liệu bông (Cat 347/348 - bảng 6) lúc bình

thường chỉ ở mức 2,5 - 3,5 USD/Tá, nhưng vào thời gian này có doanh nghiệp đòichuyển nhượng với giá 8 - 10 USD/tá, hay như áo sơ mi dệt kim nam, nữ chất liệu

bông (Cat.338/339 - bảng 6) đang từ 4USD/tá nay tăng lên 10 USD/tá… Việc một

số doanh nghiệp cố tình giữ quota nhằm mục đích chuyển nhượng với giá cao đãkhiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là những doanh nghiệpđã ký được hợp đồng mà lại không còn quota, phải đi mua lại quota với giá cao so

Trang 18

với thực tế Và hậu quả của việc này là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bịtăng lên nhiều lần trong khi giá xuất khẩu đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng,nếu doanh nghiệp đòi tăng giá thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng bỏ đơnhàng, còn nếu giữ nguyên giá cũ thì doanh nghiệp sẽ không còn lãi Thực trạng hiệnnay, nơi cần quota để xuất khẩu thì không có mà nơi không xuất khẩu thì lại cóquota, chẳng hạn như Công ty TNHH May & Thương mại Á Châu là doanh nghiệpchuyên sản xuất các đơn hàng FOB (mua nguyên liệu bán thành phẩm) có mối quanhệ làm ăn khá tốt với các khách hàng Calmex, Everyarn, các nhà phân phối lớn củaHoa Kỳ như: The Children Place, K.Mart, Tagert, JC Penny - kim ngạch xuất khẩuchiếm tỷ lệ hơn 70% doanh thu tại thị trường Mỹ, nay cũng đang lâm vào tình trạngcó khả năng xuất khẩu nhưng không có hạn ngạch, mặc dù chính phủ đã cho phépchuyển nhượng hạn ngạch nhưng thực sự cũng đang rất lúng túng vì giá chuyểnnhượng quá cao và rất khó tìm nguồn Công ty Global Source Net Ltd là một trongnhững nhà xuất khẩu hàng đầu ở Việt Nam về mặt hàng Cat 435, chiếm 90% sảnphẩm đi Hoa Kỳ 10% sản phẩm đi EU cũng lâm vào tình trạng thiếu hạn ngạch,không có hạn ngạch chuyển nhượng của Cat này.

Đáng lẽ ra, các doanh nghiệp có thể tự thương thảo để chuyển nhượng quotacho nhau, nhưng do ý thức cộng đồng trong các doanh nghiệp còn kém nên dẫn đếntình trạng trên Trong 5 tháng đầu năm 2005, lượng quota mà toàn ngành dệt maythực hiện được chỉ đạt ở mức thấp, khoảng trên 30% Chính vì thế các chuyên giadệt may cho rằng, việc thu hồi lượng quota của các doanh nghiệp mới chỉ thực hiệnđược dưới 35% theo đề xuất của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, trong điều kiệnquota vào Hoa Kỳ có hạn để tăng cường hiệu quả sử dụng quota, tránh tối đa tìnhtrạng ế, đọng quota, là một giải pháp hữu hiệu Các chuyên gia cũng cho rằng cầnthiết phải xử lý kịp thời số quota chưa dùng đến của các doanh nghiệp này để giaolại cho các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng đề nghị các doanhnghiệp dệt may nên thành lập mô hình liên kết chuỗi, có như thế mới phát huy đượchiệu quả sản xuất và xuất khẩu của toàn ngành dệt may, và ông xin ý kiến các doanhnghiệp về một số thay đổi trong điều hành hạn ngạch trong dệt may xuất khẩu điHoa Kỳ trong đó có việc cấp phép XK tự động đối với một số chủng loại hàng

Trang 19

(Cat) Tuy nhiên, nửa tháng sau, chỉ có 47 thư phản hồi, 30 ý kiến ủng hộ và 10 ýkiến phản đối Các ý kiến phản đối cho rằng, cấp visa tự động sẽ dẫn đến khả năngdoanh nghiệp xuất khẩu qúa số lượng và có thể bị phá vỡ hợp đồng với khách hàng.Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thương mại đã có điều chỉnh nhất định và trướcmắt xử lý cho 2 chủng loại hàng dệt may (Cat) Trong thời kỳ cao điểm giao hàng.Những xử lý này được thể hiện trong thông báo số 0716 TM - DM hướng dẫn thực

hiện hạn ngạch 2 Cat 347/348 và 647/648 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm

2005 của Bộ Thương mại, nhiều doanh nghiệp đã phản ứng gay gắt.

Một doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM đề xuất: "Những doanh nghiệp nhỏ, ítxuất hàng đi Hoa Kỳ thì rất hăng hái ngược lại những doanh nghiệp lớn thườngxuyên xuất hàng sang Hoa Kỳ lại không đồng tình Việc chỉ có 47 đơn vị trên tổngsố hơn 1.000 doanh nghiệp trả lời là quá ít, chưa phản ánh được điều gì, nếu BộThương mại căn cứ vào đó mà làm thì không thể chính xác".

Nhiều doanh nghiệp tỏ ra e ngại với việc cấp visa tự động Giám đốc một xínghiệp may phân tích, theo thông báo trên, Liên Bộ Thương mại và Công nghiệpthực hiện cấp visa tự động đối với 2 Cat 347/348 và 647/648 chỉ từ ngày 1/7/2005đến 31/8/2005 Như vậy, trong thời gian 2 tháng, doanh nghiệp phải đàm phán vớikhách hàng, sau đó tiến hành sản xuất, rồi giao hàng thì không thể trở tay kịp.

Trước tình hình trên, hầu hết các doanh nghiệp kiến nghị chưa nên cấp visatự động Ngoài ra việc thu hồi hạn ngạch của các doanh nghiệp mà 5 tháng qua mớithực hiện được dưới 35% hạn ngạch, cũng gây nhiều tranh cãi Bởi trong Thông tưliên tịch quy định việc cấp và sử dụng hạn ngạch trong đó xác định rõ thời hạn thuhồi là tháng 9/2005 Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã áp dụng quy địnhtrên để đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng Nay Bộ Thương mại ra quyếtđịnh như vậy, nhiều doanh nghiệp rất lo lắng.

Theo Hội dệt may Thêu đan TP.HCM việc phân bổ hạn ngạch tuy đã côngkhai, nhưng hậu quả của các phân bổ cũ từ các năm trước vẫn còn ảnh hưởng,doanh nghiệp chịu thiệt vẫn tiếp tục chịu thiệt Tỷ lệ cung ứng quần ở 2 Cat.347/348 và 647/648 của Việt Nam cho thị trường Hoa Kỳ là khá lớn Nếu khôngcấp phép xuất khẩu tự động sẽ xảy ra tình trạng khê đọng hạn ngạch, ảnh hưởng tớitổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đúng như ý kiến của thứ trưởng Lê Danh

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Xuất khẩu của Việt Nam. - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota).doc
Bảng 4 Xuất khẩu của Việt Nam (Trang 7)
Bảng 5: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota).doc
Bảng 5 Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (Trang 15)
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005.  - Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota).doc
Bảng 6 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005. (Trang 16)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w