1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần FOCOCEV Quảng Nam

99 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần FOCOCEV Quảng Nam hệ thống hóa lý luận về công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động; khảo sát,đánh giá thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần FOCOCEV Quảng Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ MAI HÒNG

HOAN THIEN CONG TAC PHAN TÍCH HIEU QUA HOAT

DONG TAI CONG TY CO PHAN FOCOCEV QUANG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO DALHQC DA NANG

#oœ LÍ toca

LÊ THỊ MAI HỊNG

HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CO PHAN FOCOCEV

QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

"Người hướng dẫn khơa học: PGS.TS NGUYÊN MẠNH TOÀN

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trưng thực và chưa từng

được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Da Nang, thắng 6 năm 2013 “Tác giả

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT VCSH CTCP pir HQKD LNST LNTT TSCD TNDN VLD HTK ROA RE ROE 'Vốn chủ sở hữu Công ty cổ phần Doanh thu thuần

Hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trước thuế Tài sản cổ định Thu nhập doanh n "Vốn lưu động Hang tén kho "Tỷ suất sinh lời của an

Trang 5

MUC LUC

MO DAU 1

1, Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Bố cục dé

mi

Go

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG TRONG CONG TY CO PHAN 8 1.1 TONG QUAN VE CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG

8

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 8

1.1.2 Sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 9 1.2 NGUON THONG TIN VA CAC PHUONG PHAP PHAN TÍCH HIỆU:

QUA HOAT DONG TRONG DOANH NGHIEP 10

1.2.1 Nguồn thông tin sử dụng phân tích hiệu quả hoạt động trong, doanh nghiệp 10 1.2.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 12 13 TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 4 1.4, NỘI DỰNG PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG TRONG DOANH NGHIỆP Is

Trang 6

CHUONG 2: THỰC TRẠNG CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG TAL CONG TY CO PHAN FOCOCEV QUANG NAM 40

2.1 TONG QUAN VE CTCP FOCOCEV QUANG NAM 40

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển seo 40, 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Công ty 42

2.1.3 Các hoạt động của Công ty 4

2.1.4 Kế hoạch tài chính của Công ty 46

2.2 THUC TRANG CONG TAC PHAN TÍCH HIEU QUA HOAT DONG

TẠI CTCP FOCOCEV QUẢNG NAM 47

2.2.1 Phân công phân nhiệm 4

2.2.2 Tổ chức thu thập thông tin đầu vào, 48 2.2.3 Quy trình thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động 48

2.2.4 Phương pháp phân tích 49

2.2.5 Nội dung phân tích 49

3.3 ĐÁNH GIÁ CONG TAC PHAN TiCH HIEU QUA HOAT DONG CUA

CTCP FOCOCEV QUẢNG NAM 53

2.3.1 Một số kết quả đạt được của công tác phân tích hiệu quả hoạt

động 53

2.3.2 Một số hạn chế của công tác phân tích

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TẠI CTCP FOCOCEV QUẢNG NAM 57 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIEN CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA

quả hoạt động 4

HOẠT ĐỘNG 37

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHAP NHAM HOAN THIEN CONG TAC PHAN TICH HQHD TAL CONG TY CP FOCOCEV QUANG NAM 58

Trang 7

3.2.2 Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả hoạt

động của CTCP FOCOCEV Quảng Nam 6

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tỉn phục vụ cho công tác phân tích

hoạt động 81

KẾT LUẬN 9

TÀI LIỆU THAM KHAO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÊ TÀI

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

Số hiệu in ‘Ten bang ‘Trang

T-T-— [Tông hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lời chỉ phí 35 1.2 _— [Bang tng hop chỉ tiêu phân tích tài sản 36 2-1 [Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất sử dụng tài sản | 50 +2 |Phântíeheáe chitiều phan ánh hiệu quảkinh doanh của.)

CTCP FOCOCEV Quảng Nam

23 [Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 33 vị, [MẪU kế hoạch phân th tại CTCP FOCOCEV Quang |

Nam

lạ | Pie teh chỉ tiêu ROE và các nhân tổ ảnh hướng theo[_ mô hình Dupont

3:3 [ Chỉ tiết mức độ ánh hưởng của nhân tô đến ROE 65 3.4 | Phin tich nhin t ảnh hưởng đến ROA 68 3:5 [ Chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ đến ROA [ 68 36a _ | Phan tich tỷ suất sinh lồi chỉ phí 70

366 [Mức độ biến động qua các năm 71

3:7a_| Phan tich hiệu suất sử dụng tài sản T2 sạp _ | MÉC độ biễn động hiệu suất sử dụng tài sản qua các |

năm

38 [Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu suất sir dung VLD 75 39— [Mỗi quan hệ cia ROE voi các nhân tô cầu trúc tài chính | 77 3.10 [ Chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến ROE 7

Trang 9

ĐANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỎ THỊ

Số hiệu hình vẽ 'Tên hình vẽ ‘Trang

11 | Sod8 cde nhin 16 anh huring dén higu quả hoạt động | 38 21 [Cơ cấu tổ chức và cơ cầu bộ máy quản lý Công ty 4 31 _|5%d5 16 chute phn tick QHD tai CTCP FOCOCEV | Q

QN

lạ — |Êv4ôhệthống thong tn trong phn ich higu qua hoat | động tại Cong ty FOCOCEV Quang Nam

3.3 [Biến động của chỉ tiêu ROE qua các năm 66 3.4 [ Chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ đến ROE | 66 3.5 _ | Bish ddng eta chi gu hiệu quả kinh doanh qua các ø

năm

3.6 [Chi tiết mức độ ảnh hường của các nhân tô đến ROA | 69 3⁄7 [ Chỉ tit mức độ ảnh hưởng của nhân tổ đến ROE T8

3.8 _ [Khả năng tự chủ tải chính T9

3.9 [Khả năng thanh toán lãi vay 80

Trang 10

MO BAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phan tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tự đánh giá

khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng tiềm tàng, sức

mạnh và hạn chế của doanh nghiệp Kết quả của phân tích hiệu quả hoạt động,

là cơ sở quan trọng để ra quyết định quản trị trong ngắn hạn và dài hạn giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, dự báo hoạt động

trong tương lai

Việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quan trọng đối với các doanh nghiệp trong công tác quản trị Song, hiện nay trên thực tế các doanh nghiệp lại chưa chú trọng công tác phân tích này Các doanh nghiệp nhỏ thì

không tiến hành phân tích; các doanh nghiệp lớn mặc dù có quan tâm, có nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích nhưng công tác tổ chức phân tích

còn bộc lộ nhiều hạn chế Do đó, các thông tin cung cấp từ việc phân tích

chưa thực sự thuyết phục, hữu ích cho các nhà quản trị, không có sức hút cao

đối với các nhà đầu tư

Tỉnh bột sắn là mặt hàng có tính đặc thù về nguồn nguyên liệu do tính chat sinh hóa, sản phẩm sản xuất mang yếu tố thời vụ và không én định Do đó, nhu cầu huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực cũng mang tính thời vụ, điều này khiến nhiều Công ty kinh doanh tỉnh bột sắn lao đao với bài toán

vào nguồn nguyên liệu và hiệu quả sử dụng nguồn lực để tối đa hóa kết quả

đầu ra Qua tìm hiểu thực trạng công tác quan lý kinh đoanh tại Công ty cổ

phần FOCOCEV Quảng Nam tác giả nhận thấy công ty đã quan tâm đến công

Trang 11

thường xuyên hàng tháng, định kỳ năm hoặc đột xuất; công tác thu thập thông

tin về quá trình sản xuất, tiêu thụ và tổn kho được tổ chức bằng phần mềm kết nổi giữa các phòng ban, bộ phận; công tác báo cáo kết quả phân tích cũng

thực hiện thường xuyên, định kỳ xen kẽ trong các báo cáo tải chính hoặc đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị để xử lý, tác nghiệp và quản trị kịp thời

“Tuy nhiên, công tác phân tích theo quy trình chưa được Công ty xây

dựng, chưa kiện toàn tong các bước thực hiện phân tích; nội dung phân tích chưa hệ thống được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và chưa sử dụng

phương pháp thay thế liên hoàn kết hợp với mô hình Dupont để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động nhằm

dura ra các dự báo, quyết định quản trị rủi ro chính xác và kịp thời

Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế tại Công ty cổ phần FOCOCEV

(Quảng Nam cùng với nhân định về tim quan trọng của công tác phân tích hoạt đông, tôi đã mạnh đạn chon dé tai “Hoàn thiện công tác phân tích hiệu

quả hoạt động tại Công ty cỗ phần FOCOCEV Quảng Nam” làm đề tài

nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Luận văn hệ thống hóa lý luận về công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cỗ phi

„ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động và các

nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

- Khao sát, đánh giá thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động

tại Công ty cỗ phần

cev Quảng Nam

- Từ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác phân tích tại Công ty

cỗ phần Fococev Quảng Nam, định hướng và để xuất những giải pháp nhằm

hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

động tại công ty cỗ phần Fococev Quảng Nam

- Phạm vị nghiên cứu: Đề tải nghiên cứu hoạt động kinh doanh, hoạt động tải chính trong giai đoạn tir năm 2008-2012 tại CTCP Fococev Quảng

Nam Do khả năng và điều kiện thời gian, người nghiên cứu đặt vấn đề nghiên cứu trên góc độ quản trị, điều hành CTCP EOCOCEV Quảng Nam 4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp:

~ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu; kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài ngành tỉnh bột sắn

~ Thu thập tài liệu liên quan đến tỉnh hình kinh doanh, tình hình tài

chính tại bộ phận kế toán tai chính, bộ phận nông vụ, bộ phận sản xuất và bộ

phận kế hoạch của Công ty Thu thập tải liệu, phân loại và sử dụng thông tin

liên quan đến ngành tinh bột sắn trong nước và thế giới tại cổng thông tin

'WWW.Agr0.g0v.vn

~ Đối thoại trực tiếp kế toán trưởng, ban giám đốc và các bộ phận liên quan đối với các vấn đề về công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty

~ Thực hiện phần tích bằng việc sử dụng các phương pháp trong phin

tích hoạt động kinh doanh

§ Bố cục đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đỏ, danh

mục tải liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác phân tích hiệu quả hoạt động trong công ty cỗ phần

Chương 2: Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công

ty cô phần Fococev Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động,

Trang 13

6 Tống quan tài liệu nghiên cứu

Phân tích hiệu quả hoạt động giúp doanh nghiệp tự đánh giá, xem xét

việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thể nào, những mục tiêu kinh tế được thực hiện đến đâu, từ đó tìm ra những biện pháp đẻ tận dụng một cách triệt đẻ thế mạnh của doanh nghiệp Vấn đẻ này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và được biểu hiện thông qua một số giáo trình chuyên ngành kế toán như: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Trương Bá Thanh -Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Nha xuất bản giáo dục); Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Nguyễn Ngọc Quang (2011), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; Phân

tích hoạt động kinh doanh (Phạm Văn Được, Trần Phước (2010), Nhà xuất

bản Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh; Phân tích hoạt đông doanh

nghiệp (Nguyễn Tắn Bình (2011), Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh;

Phân tích hoạt động kinh doanh (Nguyễn Thị My, Phan Đức Dũng - Giảng

Viên Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh (2008), Nhà Xuất Bản thống kê

Ngoài ra, quan tâm đến vấn đẻ này đã có một số đẻ tải nghiên cứu khoa học, luận văn đại học, luận văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu và được thẻ hiện thông

qua

~ Quan điểm nghiên cứu: hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả giữa các

nhà kinh tế và các nhà kỹ thuật hoàn toàn tách rời nhau Nếu các nhà kỹ thuật

nghiên cứu nặng về tính chất kỹ thuật, thì các nhà kinh tế lại sử dụng chủ yếu

các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để phân tích và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ kết quả của quá trình phân tích vẫn phản ánh rõ nét về hiệu ‘qua sir dung nguồn lực trong quá trình kinh doanh,

~ Nội dung và chỉ tiêu phân tích: Hiệu quả tài chính hay hiệu quả hoạt

Trang 14

Tác giả Lương Thúy Nga (2006), với đề tải: “Phân tích hiệu quả hoạt động và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tại Tổng công ty cổ

phẩm Sách”: với phương pháp so sánh, phân tích nhân tổ và cân đối tác giả

phân tích hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp phát hành Sách dựa trên

hệ thống chị phân tích hiệu quả hiệu quả hoạt động Đồng thời, dựa trên

thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Tổng Công ty Phát Hành Sách tác giá đã đưa ra giải pháp hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tại Tổng công ty Sách Việt Nam

Tác giả Nguyễn Thị Huyền (201 1), với dé tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng: thông qua phân tích hiệu quả kinh

doanh bằng các chỉ tiêu hiệu quả cá biệt và tổng hợp; phân tích hiệu quả tài chính; phân tích chỉ tiêu chứng khoán tác giả kết luận hiệu quả hoạt động của

công ty chưa cao đo các yêu tổ tải sản cổ định, vốn lưu động và cơ cầu vẫn

Từ đó tác giả đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn,

xây dựng cơ cấu vốn hợp lý và hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý, trao đổi

thong tin

Tác giả Phạm Hữu Thịnh (2012), với dé tai: “Phan tich hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi” đã trình bày có

hệ thống các khái niệm, nguyên tắc; khái quát những vấn đẻ dung va

phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần Nội dung, phân tích của tác giả tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động của CTCP dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cá biệt, hiệu quả kinh doanh tổng

hợp bằng các phương pháp so sánh, phương pháp chỉ tiết, phương pháp số dư

chênh lệnh, phương pháp thay thế liên hoàn dạng thương số Song, với nội dụng phân tích dựa trên chỉ tiêu cá biệt và tổng hợp của nghiên cứu đã không,

kết luận được hiệu quả thực sự do các chỉ số rời rạc Vay, can phải hệ thống

Trang 15

động cần xuất phát từ phân tích chỉ tiêu ROE từ đấy xác định mức độ ảnh

hưởng của các nhân tổ đến hiệu quá hoạt động Vấn đề này sẽ được học viên

hoàn thiện trong nghiên cứu của mình

Š tai: “Phan

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Kim Liên (2010), với

tích hiệu quả tài chính tai các Doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố

Da Nar tơ” đã hệ thống hóa, đưa ra được các nhân tố tác động vào chỉ tiêu

hiệu quả tài chính (ROE) và phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu dựa

vào các phương pháp phân tích như so sánh, chỉ tiết, loại trừ, liên hệ và phương pháp Dupont Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp hồn thiện cơng

tác phân tích hiệu quả tài chính Đây là t

liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu nội dung phân tích của học viên Nhưng trong nghiên cứu chưa sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các

chỉ tiêu như ROA, ROS, SOA, hệ số tự tải trợ, đòn bây tai chính dén ROE,

Tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2013), với đề tài “Hoan thiện công tắc

phân tích tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phẩm ngoại thương Việt Nam” da dua ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác

phân tích hiệu quá tài chính tại ngân hàng VCB mặc dù có mang tính đặc thù

đối với ngành ngân hàng nhưng qua đây học viên đã có những định hướng để

kiện tồn cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động tại cơng ty ¢6 phin Fococev Quảng Nam Đặc biệt trong phần nội dung phân tích tác giả đã sử dụng

phương pháp phân tích thay thể liên hoàn dạng tích số theo mô hình Dupont để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE Qua đây học viên đã vận dụng vào nghiên cứu của mình trong phần nội dung

phân tích để xác định mức độ ảnh hướng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Một điểm tương đồng của các tác giả trong quá trình nghiên cứu là đều

Trang 16

nghiệp, các chỉ tiêu phân tích còn rời rạc và chưa đưa ra hệ thống chỉ tiêu chỉ

tiết khi phân tích hiệu quả hoạt động của từng ngành nghề, từng lĩnh vực

Nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chưa toàn diện, cần hệ thống và chuyên sâu hơn mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và hầu như có rất ít công trình khoa học, luận án viết về

công tác phân tích hiệu quả hoạt động nhằm tối đa hóa kết quả đầu ra của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản

Xuất phát từ ý tưởng này, cùng với định hướng của giáo viên hướng dẫn tôi đã thực hiện Luận văn thạc sỹ của minh “Hodn thiện công tác phân

Trang 17

CHUONG 1

NHUNG VAN DE LY LUAN VE CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG TRONG CONG TY CO PHAN

1.1 TONG QUAN VE CÔNG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT

DONG

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 4 Khái niệm công ty cỗ phầm

Công ty cô phần (CTCP) là doanh nghiệp, trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cỗ đông có thể là tổ chức, cá

nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số tối đa; cổ đông chỉ

chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong

phạm vi số vốn đã góp vào DN; cỗ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp cổ đông nắm cỗ phần ưu đãi và cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu [15, tr5]

Tại Việt Nam hiện nay, CTCP được hình thành do việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hoặc từ việc thành lập CTCP mới theo luật định

5 Khải niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh

Ngày nay trong hoạt động kinh doanh, tất cả doanh nghiệp đều xem

mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lả quan trọng nhất Nhằm đạt được mục tiêu này, các DN phải xác định chiến lược sản xuất kinh doanh trong từng giai

đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh Bên

cạnh đó, các DN cần phân bổ và quản trị có hiệu quả những nguồn lực và luôn kiểm tra việc sử dụng chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất Muốn kiểm

tra được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh thì phải đánh giá hiệu quả ở

Trang 18

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt động kinh doanh, có

thể hiểu một cách khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù

kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất

kinh doanh Cần xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cả hai mặt đó là

hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định [12, tr.5]

Hiệu quá kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các

nguồn lực (nhân lực, vật lực, vốn, đất đai v.v ) của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phi thắp nhất Hiệu quả kinh tế là so sánh giữa kết quả đạt được với ch phí bỏ ra (hoặc so sánh giữa kết quả đầu ra

và yếu tố đầu vào) để đạt được kết quả đó, hiệu quả kinh tế chủ yếu được

phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt được từ quá trình hoạt động của cdoanh nghiệp

CTCP hoạt động theo cơ chế thị trường, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và mục tiêu này gắn liền với mục tiêu thị phần Như vậy trong đánh giá hiệu quả, xem xét doanh thu và lợi nhuận là yếu tố quan trọng

Chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả cơ bản được tính như sau:

âu ra: Đầu vào

Trong đó: Đầu ra: bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến giá trị sản xuất,

cdoanh thụ, lợi nhuận

Đầu vào: thường bao gồm các yếu tổ như vấn chủ sở hữu, tổng tài sản,

từng loại tải sản

1.1.2 Sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Phân tích hoạt động của DN hướng vào phục vụ nội bộ của DN nên rất lỉnh hoạt và đa dạng trong các phương pháp kỹ thuật và dạng thức báo cáo,

Trang 19

~ DN tự đánh giá mạnh yếu nhằm cùng cố, phát huy, cải tiến quản lý, điều hành;

~ Khai thác tiềm năng thị trường, nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao

~ Ra các quyết định quản trị DN dựa trên cơ sở kết quả phân tích, dự

báo, phòng chống rủi ro

'Như vậy, phân tích hiệu quả hoạt động trong CTCP hết sức cẩn thiết và

có vai trò quan trọng đối với nhà quản trị cũng như cổ đông trong CTCP [12, tr12]

1.2, NGUON THONG TIN VA CAC PHUONG PHAP PHAN TICH

HIỆU QUÁ HOẠT ĐỌNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Nguồn thông tin sử dụng phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

a Nguén thông từn từ bên trong doanh nghiệp

'Khi phân tích hiệu quả hoạt động trong DN, cần phải có các thông tin

từ bên trong của DN như thông tin từ Báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ của DN

'Hệ thống báo cáo tài chính DN bao gồm các bảng chủ yếu sau: ~ Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo

quả hoạt động kinh doanh

~_ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Thông tin về đặc điểm hoạt động của DN: mỗi DN có đặc điểm riêng trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng hoạt động nên

Trang 20

+ Mục tiêu và chiến lược hoạt động của DN, chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh;

+ Đặc điểm về quy mô, cơ cấu và chu trình luân chuyển vốn trong các

khâu kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp;

+ Tính thời vụ, tinh chu kỳ trong hoạt động kinh doanh;

+ Mỗi liên hệ với các nhà cung cắp, khách hàng, ngân hàng và các đối tượng khác

5 Nguần thông tìn từ bên ngoài doanh nghiệp

'Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá và nhận xét, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định là chưa đầy đủ, chưa có cơ

sở để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh thời gian dài cũng

như xu hướng phát triển của doanh nghiệp vì vậy cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác như:

~ Nhân tổ thuộc môi trường vĩ mô: đó là những thông tin về sự tăng

trưởng, suy thoái của nền kinh tế, tình hình kinh tế thể giới, thông tin về tình

hình lạm phát, giảm phát, các chính sách kinh tế chính trị của Nhà nước ảnh

hướng đến cơ hội đầu tư, tình hình pháp luật, môi trường kinh doanh, những thông tin dự báo về nhu cầu thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất

kinh doanh v

~ Các thông tin theo ngành kinh tế: sự hoạt động, phát triển của một

doanh nghiệp luôn nằm trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành

như định hướng phát triển của ngành, mức độ và yêu cầu về công nghệ của ính sách phân

phối sản phẩm v.v thực trạng và khả năng tiểm tàng của các đối thủ cạnh

ngành, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm ngành hàng kinh doanh,

Trang 21

1.2.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động cũa doanh nghiệp

& Phương pháp sơ sánh

So sánh là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu

phân tích với chỉ tiêu

được chọn là gốc so sánh Để sử dụng phương pháp nảy cần quan tâm đến

một số vấn đề như: gốc so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh

~ Gốc so sánh: tùy theo mục đích cụ thể của phân tích mà xác định tiêu chuẩn so sánh, tức là lựa chọn chỉ tiêu gốc làm căn cứ so sánh:

+ Nếu muốn đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thì so sánh số kỳ thực hiện với số kỳ kế hoạch

+ Nếu muốn đánh giá tình hình biển động của doanh nghiệp thì so sánh kỳ phân tích vi + Nếu muốn xác định vị trí của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ố của các kỳ trước khác thì so sánh số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay số trung bình ngành

~ Điều kiện so sánh: khi so sánh, các chỉ tiêu so sánh cần phải đảm bảo: + Phản ánh cùng nội dung kinh tế

“+ Cũng phương pháp tính toán + Củng thước do

+ Khi so sánh các doanh nghiệp với nhau phái đảm bảo cùng một lĩnh vực hoạt động và điều kiện hoạt động là tương tự nhau

Trang 22

và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích Phương pháp này xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố đến chỉ tiêu cằn phân tích bằng cách loại trừ đi ảnh hưởng của các nhân tố khác Nội dung của

phương pháp này thể hiện qua hai phương pháp cụ thể là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

© Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định đẻ xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thể

4L Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận v.v khi phân tích ngoài việc sử dụng phương pháp chỉ tiết,

loại trừ và so sánh, còn có thể sử dụng phương pháp liên hệ như liên hệ cân

đối, liên hệ tuyển tính và liên hệ phi tuyến

~ Liên hệ cân đối: Cơ sở của phương pháp nảy là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh Chẳng hạn như giữa tổng, tài sản và tổng nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các

tố dẫn

quỹ, các loại vốn v.v n hệ cân đối vốn có về lượng của các y(

đến sự cân bằng cả về mức động giữa các mặt của các yếu tố và của quá

trình kinh doanh Từ đó có thể xác định mức ảnh hưởng của các nhân tổ có cquan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng “tổng số” hoặc "hiệu

số" bằng liên hệ cân đối

~ Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa chỉ

tiêu phân tích, tuỳ theo mức độ phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành ai loại quan hệ chủ yếu, dó là liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp

Trang 23

hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi giữa lượng vốn sử dụng với sức sản xuất và sức sinh lời của vốn

e Phương pháp phân tích Dupont

Phương pháp Dupont la phương pháp phân tích dựa trên mỗi quan hệ

tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số Chẳng hạn: tách chỉ tiêu “hệ số khả

năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ~ ROE” hay “hệ số khả năng sinh lợi của tài sản ROA” v.v thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết

với nhau

143 TÔ CHỨC CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỌNG

DOANH NGHIỆP

Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một phần của công tác phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt đông của doanh nghiệp cũng nằm trong nội dung của công tác phân tích hoạt động của doanh nghiệp Thường được tiến hành qua "ba giai đoạn sau:

s®' Giai đoạn I: Lập kế hoạch phân tích

Đây là giai đoạn đầu tiên và là một khâu quan trọng, ảnh hưởng tới chất

lượng, thời gian và tác dụng của phân tích Lập kế hoạch phân tích bao gồm

việc xác định mục tiê

, xây dựng chương trình phân tích Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thu thập Về nội dung phân “in xác định rõ các vấn

đề cần phân tích, có thể là hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh

doanh hoặc chỉ phân tích một số vấn đề cụ thể theo yêu cầu quản lý Pham vi

phân tích có thể là toàn doanh nghiệp hoặc tại một số bộ phân của doanh

Trang 24

& Giai doan 2: Tién hanh phan tich

Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, bao

gồm:

~ Thu thập tài liệu, xử lý số liệu Tùy theo nội dung, phạm vi phân tích mà tiền hành thu thập, xử lý thông tin cho phù hợp Các thông tin cần được

kiểm tra về tính chính xác, tính hợp lý trước khi tiền hành xử lý ~ Tính toán các chỉ tiêu phân tích

~ Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích

~ Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận về hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp

4 Giai doan 3: Hoàn thành phân tích

Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích Trong giai đoạn này cần

thực hiện việc lập báo cáo phân tích và công bé kết quả phân tích

Báo cáo phân tích thể hiện nội dung và kết quả phân tích, những ưu nhược điểm chủ yếu của doanh nghiệp, các nhân tố tác động và đề xuất các

giải pháp

Kết quả phân tích sẽ được công bố cho các đối tượng có nhu cầu tủy theo nội dung và phạm vi đối tượng phân tích Có thể chỉ công bố riêng cho

Ban lãnh đạo hoặc công bố rộng rãi trong toàn thể doanh nghiệp

14 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOAT DONG TRONG

ĐOANH NGHIỆP

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt

động Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính ở doanh nghiệp có mỗi ‘quan hệ qua lại nên phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải xem

Trang 25

doanh cao nhưng dạt hiệu qua tai chính thấp vì các chính sách tài trợ không thích hợp [4}{8]{I1JI12]{14]

1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp đề đạt được kết quả cao nhất với chỉ phí bỏ ra thấp nhất Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp

là một vấn đề hốt sức phức tap Do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu

trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt và hiệu quả

kinh doanh tổng hợp

4 Chỉ tiêu phân tích hiệu quä cá biệt

Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá

biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chỉ tiết cho từng yếu tố của quá trình sản

xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với

kết quả đạt được

Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp

Dé phan tích hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh ta có thể so sánh kết quả đầu ra với toàn bộ tải sản trong doanh

nghiệp Kết quả đầu ra có thể sử dụng chỉ tiêu: Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng Kết quá đầu ra ay

của tải sản ~ Tổng tài sản bình quân

Nếu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cho toàn bộ các hoạt động trong

doanh nghiệp và kết quả đầu ra sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần thì chỉ tiêu doanh thu thuần bao gồm doanh thu thuần từ các hoạt động: bán hàng hoá,

sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ, hoạt động tải chính và hoạt động khác

Trang 26

gồm doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vu, dịch vụ và doanh thu thuần từ hoạt động tài chính

a

lêu trên thẻ hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tao ra bao nhiêu đồng kết quả Đây là chí tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cá biệt

của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng, hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp cảng lớn

Phân tích kỹ hơn chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thì ta thấy: bộ phận

cấu thành nên tải sản của doanh nghiệp là tài sản dài hạn trong đó TSCĐ đóng vai trở quan trong trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và tài sản ngắn hạn Như vậy, hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu

suất sử dụng tài sản ngắn hạn (gọi là hiệu suất sử dụng VLĐ) là hai bộ phận chính cấu thành nên hiệu suất sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp

“Hiệu suất sử dụng TSCĐ cũa doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp sản xuất, kết quả kinh doanh hình thành chủ yếu

từ năng lực TSCD Để đánh giá hiệu suất sử dụng TSC sử dụng chỉ tiêu sau

Hiệu suất sử dụng Kết quả đầu ra (12)

TSCD F — Nguyên giá TSCĐ bình quân _

Chỉ tiêu trên phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu

đồng kết quả đầu ra Trị giá chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng

TSCD cdng cao

“Trong công thức trên, kết quả đầu ra có thể sử dụng chỉ tiêu: Giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp VLĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tải sản

ngắn hạn Quá trình vận động của VLD trong doanh nghiệp sản xuất từ khi

dùng

Trang 27

dưới hình thái tiền tệ ban đầu Quá trình này trong doanh nghiệp sản xuất luôn

luôn diễn ra Việc luân chuyển nhanh VLĐ giúp cho doanh nghiệp nhanh thu

lầu tư và tái tạo đầu tư mới

Hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ

tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển VLĐ như: số vòng quay bình quân của VLĐ,

số ngày bình quân của một vòng quay VLĐ

Số vòng quay bình quan ea VLD =— _ (@ðng) Doanh thu thuần ‘VLD inh quân d3)

Số ngày bíq của VLD binh quan

= — x 360 (ngay/vong) (1.4)

mt vong quay VLD ~ Doan thu thudn (ngày/vòng) (

Các chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLD trong kỳ phân tích hay một đồng VLD bo ra thi dim nhiệm được bao nhiêu đồng doanh thu

thuần Các chỉ tiêu này biểu hiện trình độ quản lý tài sản ngắn hạn của doanh

nghiệp, thể hiện rõ nhất ở khâu dự trữ, tiêu thụ cũng như khâu quản lý các khoản công nợ của doanh nghiệp Tuy nhiên các chỉ tiêu này cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mức độ tăng hay giảm của tải sản ngắn hạn của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng VLĐ có thể được tính cho từng loại tải sản, từng giai đoạn công việc

'Để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “số vòng

quay bình quân của VLĐ” người ta thường sử dụng phương pháp loại trừ (cụ

thể là phương pháp thay thế liên hoàn) Mức độ thay đổi của chỉ tiêu “số vòng

cquay bình quân của VLĐ” bằng tổng ảnh hưởng của nhân tổ *VLĐ” và nhân

tổ "doanh thu thuần”:

ANvip = ANvip orn + ANviovepy

Trong đó:

Trang 28

ANwp: Mức độ thay đổi của chỉ tiêu "số vòng quay bình quân của vib”

ANvip wry: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố "doanh thu thuần” đến chi

tiêu "số vòng quay bình quân của VLĐ” Được xác định bằng công thức: ANụpprn = DTT, /VLĐbq, - DTT, /VLĐba,

ANvip (wio¿ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố *VLĐ” đến chỉ tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ” Được xác định bằng công thức:

ANvip quip) = DTT; /VLDbq: - DTT; /VLDbqo

'Việc phân tích tình hinh sử dụng vốn lưu động cũng cần phải làm rõ số vốn tiết kiệm (-) hay lăng phí (+) do thay đi độ luân chuyển bằng công thức: DIT) (Ni-No) 360 AV Voi Ni, No ần lượt là số ngày một vòng quay vốn lưu động kỉ phân tích, kì gốc

“Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho (HTK) và nợ phải thu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn Tốc độ quay

vòng của HTK nhanh hay chậm có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển

'VLĐ Chính vì vậy, để đánh giá sâu hơn hiệu suất sử dụng VLĐ ta cần đi phân tích tốc độ luân chuyển HTK và tốc độ luân chuyển nợ phải thu

Tốc độ luân chuyển hàng tần kho (HTK):

iu

Tình hình quản lý HTK của doanh nghiệp được đo lường bởi chỉ tiêu số

vong quay HTK Chi tiêu này diễn tả tốc độ lưu chuyển HTK trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Giá vốn hàng bán d5)

Giá trị hàng tồn kho bình quân

Trang 29

Chi tiêu số vòng quay HTK càng cao chứng tỏ tốc độ lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp càng nhanh, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn

được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ HTK

của doanh nghiệp trở thành hàng ứ đọng Tuy nhiên số vòng quay HTK qué cao rất có thế hàng hoá bị khan hiểm, dự trữ không đáp ứng đủ khả năng tiêu thụ điều này có thể làm mắt uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, làm mắt đi các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Nếu số vòng quay HTK thấp chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ hàng hoá quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng

hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài

chính trong tương lai

Đặc trưng của số vòng quay HTK là kém ổn định và phụ thuộc vào 'biến động của thị trường cũng như quyết định của chính doanh nghiệp

ài chỉ tiêu số vòng quay HTK dé có thể đánh giá một cách toàn

diện hơn về tinh hình quản lý HTK của doanh nghiệp người ta còn sử dụng

chỉ tiêu số ngày một vòng quay HTK

Gia ti HTK bg

Sé ngy 1 vong quay HTK = ——————— x 360 ¬ Giá vốn hàng bán ‘ 1.6)

Số ngày một vòng quay HTK phụ thuộc trực tiếp vào số vòng quay HTK, tốc độ lưu chuyên HTK càng cao thi số ngày một vòng quay HTK càng

ngắn và ngược lại

Tắc độ luân chuyển các khoản phải thu:

Khi phân tích ta thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc qua nhiều thời điểm để thấy quy mô và tốc độ biến động của từng khoản phải thu, cơ cấu của các khoản phải thu Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải

Trang 30

Tổng tiền hàng bán chịu (17) Số vòng quay phải thu = (doanh thu hoặc doanh thu thuần) :

của khách hàng Số dư bình quân phải thu khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được

bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này cảng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền

hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể do

phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh

hưởng đến sản lượng hàng tiêu thụ Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường

Thời gian 1 vòng quay Thời gian kỳ phân tích (18)

phải thukhách hàng — — ˆSốvöngquayphảithukháchhàng

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hỏi tiền hàng cảng nhanh,

doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn

Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vong quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế đối với khách hàng mua chịu Thời gian kỳ phân tích có thể là quý 90 ngày, năm 360 ngày

5 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh ting hop

Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, cần phân

tích hiệu quả tổng hợp dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Dé chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn

ất kinh doanh Ở góc độ phân tích

lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xt

Trang 31

các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất sinh lời của tai san (ROA), tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Tỹ suất sinh lời của doanh thu (Return on sales) Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước thu:

"mm

Lợi nhuận trong công thức [1.9] có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi

nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tuy nhiên vì tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp là không giống nhau đối với từng mặt hàng, từng lĩnh vực kinh doanh nên để phản ánh đúng khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần sử dụng lợi nhuận trước thuế

(19)

Doanh thu thuần bao gồm: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

al nay phản ánh cứ 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận trước thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong

doanh thu Trị giá của chỉ tiêu này cảng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi

nhuận cao và chỉ rõ năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh Chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau

'Khi đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét đến đặc điểm, ngành ngh kinh doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sách định giá của doanh nghiệp

(Chi tiêu phân tích khả năng sinh lời của tài sản

Tỳ suất sinh lời ctia tai sin (ROA)

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất sinh lời tải sản (ROA) = —=——————— x 100% “Tổng tài sản bình quân

cl

Trang 32

khả năng sinh lời của tài sản cảng lớn Lợi nhuận xem xét ở đây gồm lợi

nhuận từ cả ba hoạt động, do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính

là s

u tai sản tổng cộng trên bảng cân đối kế toán

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất này tính cho từng đơn vị để đánh giá sức sinh lời từng bộ phận tại doanh nghiệp

Nếu những đơn vị thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì cần phân tích sức sinh lời tài sản theo từng ngành kinh doanh Tuy nhiên việc tách riêng từng loại tải sản phục vụ cho từng lĩnh vực hoạt động rất khó khăn

'Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “tỷ suất sinh lời tài sản”, chỉ tiêu này được chỉ tiết qua phương trình Dupont:

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần

ROA = Doanh thu thuận x Tai sin bq

Tỷ suất lợi nhuận trên THiệu suất sử dụng (1.10)

ROA = doanh thu (T,xmr) x tài sản (Hnrrs)

Trong công thức [1.10], tỷ suất sinh lời tài sản chịu ảnh hưởng tỷ lệ

'thuận của hai nhân tổ là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản Để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố

ến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản có thể áp dụng phương pháp loại trừ (cụ thể là phương pháp số chênh

lệch): chênh lệch về hiệu quả kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc là kết cquả tổng hợp ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng

tai sản, thể hiện qua công thức:

AROA = AROA(Hpras) + AROA(Tivø;) Trong đó

Trang 33

AROA(H,r¿s): là mức độ ảnh hưởng của sự hiệu suất sử dụng tài sản

đến hiệu quả kinh doanh Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản

xuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòng quay vốn tăng, hiệu quả này sẽ tăng lên Mức độ ảnh hưởng

này được xác định như sau:

AROA(Horts) = (Horst £ Horrrs) Tì pm:

AROA(TLN/DT): là mức độ ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu đến hiệu quá kinh doanh Thực chất đây là ảnh hưởng của hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp sau khi loại trừ các chỉ phí Nó chủ yếu liên

quan đến vấn để tiêu thụ, vấn đề bán hàng tại doanh nghiệp Mức độ ảnh

hướng này được xác định như sau:

AROA(Ti wor) = Hovrsi(Tiwori - Teor)

Trên cơ sở số liệu tính toán được ta có thể xác định được các nhân tố

chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới đề ra phương hướng và các biện pháp tăng hiệu quả của doanh nghiệp Tỳ suất sinh lời kinh tễ của tài sản (RE) a hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên kết quả về

iêu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) đã phản ánh một cách tổng

lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp Nếu

hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện tương tự

như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả

khá

quả của hoạt động kinh tế thuần ở doanh nghiệp, ta cần loại trừ đi sự ảnh

nhau do chỉ phí lãi vay phải trả khác nhau Vì vậy để thấy rõ thật sự hiệu

Trang 34

Chi tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời

kinh tế(RE) > nhuận trước thuế + C hí lãi vay

x 100% (111)

‘ng tai sin bq

Tử số của chỉ tiêu trên không quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn, nghĩa là không tính đến chỉ phí lãi vay Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác Áp dụng tỷ suất này cho biết doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ VCSH hay huy động vốn vay Nếu

tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp

nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích luỹ cho người chủ sở hữu Ngược lại, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tải sản nhỏ hơn lãi suất vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên Khi đó doanh nghiệp không nên vay thêm để mở rộng

kinh doanh nếu chưa tổ chức lại công việc kinh doanh hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất

1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng tải sản của doanh nghiệp so với tổng tài sản mã doanh nghiệp có, đó là kha năng sinh lời

của nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) Khả năng sinh lời NVCSH (ROE) thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp với

NVCSH ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng NVCSH có hiệu quả

Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút

vốn đầu tư @ Ch

tỷ suất sinh lời vốn chú sở hữu (ROE)

Phân tích hiệu quả tài chính là phân tích hiệu quả của vi

huy động và sử dụng VCSH, hay là hiệu quả của việc gìn giữ và phát triển VCSH Phân

Trang 35

số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời VCSH Do vậy, để

'Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) —===*I% Lợi nhuận sau thui 'VCSH bình quân (12) Chi tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Trong trường hợp doanh nghiệp huy động vốn

từ nhiều nguồn, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm

kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính Ngược lại, tỷ suất

này cảng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì kha năng thu hút

vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư của doanh nghiệp cảng khó

Theo quan điểm của Josette Peyrad (1982) cho rằng: lợi nhuận sau thuế ở công thức trên có thể được thay bằng lợi nhuận sau thuế + khấu hao Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu thay đổi tùy theo ngành sản xuất kinh doanh Nó có giá trị rất thấp trong ngành công nghiệp nặng vì khấu hao lớn do đó giảm lợi nhuận, trong ngành thương mại thì tỷ suất này thường cao hơn do TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thương mại nên khấu

hao cũng nhỏ hơn Tuy nhiên, một giá trị ROE cao lúc nào cũng thuận lợi như

trong trường hợp vốn chủ sở hữu quá nhỏ vì khi vốn chỉ sở hữu cảng nhỏ thỉ

mức độ mạo hiểm càng cao

Như vậy những doanh nghiệp áp dụng chế độ khấu hao nhanh sẽ có tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu thấp, do đó khi phân tích cần phải chú ý đến loại

khấu hao này để không đánh giá thấp các doanh nghiệp đang độ tăng trưởng,

nhưng có khấu hao lớn

Trang 36

cquản lý thông qua nhiễu chính sách khác nhau Tuy nhiên, tu theo từng cách

tiếp cận về hiệu quả tài chính mà có thể đưa ra các nhân tố ảnh hướng đến

ROE khác nhau Cụ thể

Tiếp cận theo quan điểm của Josette Peyrard (1982): Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

sinh lời Doanh thu x VCSH binh quân x 100% VCSH

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( Ty) x Hiệu suất sử dụng VCSH ( Hye)

Với tiếp cận này, ROE phụ thuộc tỷ lệ thuận với Tp; và Hye Tuy

nhiên, các doanh nghiệp còn khác nhau cả về nguồn lực tài chính huy động ở nguồn vốn đi vay Do đó tiếp cận theo quan điểm Josette Peyrard chưa chỉ ra tác động của phần nguồn lực này tới ROE

Tiếp cận theo quan điểm Bied - Charreton (1920):

„ Lợi nhuận Doanh thụ

Tỷ suất sauthué : x thuin x Tai san x 100% sinh loi = Doanh thu ———— ———— Tàisn ~VCSHbinh quan vcsH thuần “Tỷ suất lợi Hiệu suất = nhuậnrên x sửdụng x (I*Nợphảitrả/VCSH) doanh thụ tải sản = Tp x Ho x (1+ÐBTC) (1.13)

Trong đó: ĐBTC (đòn bẩy tài chính) = Nợ phải tra/ VCSH

Nhu vay tiếp cận theo quan điểm của Bied - Charreton dưới dạng khai triển DuPont đã làm rõ vai trò tích cực của việc vay nợ đối với ROE thông

Trang 37

“khuếch đại” bởi một hệ số ĐBTC khác không (0)

Tuy nhiên, trong thực tế hệ số ĐBTC của các doanh nghiệp chỉ đạt được một gid tri giới hạn nhất định vì các doanh nghiệp không bao giờ đạt

được mức vay nợ lý thuyết Điều này có thể giải thích bởi việc người cho vay

không muốn có rủi ro quá lớn, hoặc có thể doanh nghiệp theo đuổi một mức

tự chủ nào đó và sẽ không vay hơn nữa để đảm bảo độ tự chủ đề ra Những lý do trên chưa đủ giải thích sự giới hạn về giá trị của hệ số ĐBTC Sẽ chính xác

hơn khi chỉ ra mặt tiêu cực trong việc vay nợ của doanh nghiệp đối voi ROE

và cách tiếp cận theo quan điểm của Bied - Charreton (1920) cũng không thể

chỉ ra một cách cụ thể điều này Tuy nhiên theo cách tiếp cận theo quan điểm

của Bied - Charreton có nhiều ưu điểm hơn Để có thể thấy rõ được nguyên nhân tác động đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, ta sẽ xem xét các nhân tổ sau

Hiệu quả kình doanh

Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả tài chính phải là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ảnh hưởng này có thể nhận diện qua các chỉ tiêt chỉ tiêu ROE như sau

Doanh thụ cọ

Lợi nhuận trước thuế x thuần — x Tin (1D

| —Doanhthuthuin — Tisn ˆ VCSHbq,

‘Voi T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp,

Trong mối quan hệ trên, ROE có mối liên hệ với chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản Rõ rằng, hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời VCSH lớn và

ngược lại Điều này chứng tô hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo

Trang 38

‘qua kinh doanh tăng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tăng, điều này phụ thuộc

vào nhiều nhân tố khác nữa

Bon bay tai chính

Mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận Để đạt được mục tiêu đó,

các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chỉ phí, tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, đồng thời chủ động lựa chọn cơ cấu tài chính hợp lý sao cho vừa tối thiểu hóa chỉ phí sử dụng vốn và các rủi ro về cơ

cấu tài chính, vừa tối đa hóa lợi nhuận vốn chủ sở hữu Một trong những công

‘cu ma cfc nha quan ly tai chính doanh nghiệp thường sử dụng dé đạt được các mục đích trên là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính phản

ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn

được hình thành từ các khoản nợ

Do đó để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của dòn bẩy tài chính đến khả năng

sinh lời vốn chủ, ta có thể bắt đầu từ công thức cơ bản [I.12] xác định hiệu quả tài chính và có thể viết lại như sau:

Tỷ suất Ng phai tri bq, ROE = sinhlðieia x (1+ —————————)x (-T) " VCSH bq tai sin ROE = ROA x (I+ÐĐBTC) x (1-7 (119 Trong đó : ĐBTC = Nợ phải trả/VCSH

Công thức [1.14] cho thấy hệ số ĐBTC càng cao thì hiệu quả tài chính

của DN cảng tăng Tuy nhiên, trong công thức trên tỷ suất sinh lời tải sản

(ROA) vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn của DN Do vậy dựa

vào tỷ suất sinh lời tài sản để đánh giá hiệu quả tải chính là chưa chính xác

Ta cần xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ và ĐBTC bằng chỉ tiêu tỷ

Trang 39

‘Sau mét vai phép biển đổi ta có:

ROE =[RE+(RE+) x ĐBTClx(1-T) (sy

Trong đó

~ RE: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ~r: Lãi suất vay

~ ĐBTC: = Nợ phải trả/VCSH

~ T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức [1.14] đã chỉ ra một giới hạn quan trọng mà DN phải vượt cqua để lợi dụng khía cạnh tích cực của hệ số ĐBTC: RE > r

~ Khi RE > r: ROE được *khuyếch đại” với hệ số ĐBTC, doanh nghiệp

có xu hướng sẽ tăng mức sinh nợ để đạt được ROE mục tiêu ~ Khi RE = r: ROE không phụ thuộc vào hệ số ĐBTC

~ Khi RE < r: ROE bị “thu nhỏ” với hệ số ĐBTC, doanh nghiệp có xu hướng giảm mức sinh nợ để đạt được ROE mục tiêu

Khả năng thanh toán lai vay

'Khả năng thanh toán lãi vay là hệ số được xem xét trong mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay:

Khả năng Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (1.16)

thanh toán lãi vay Ễ TT Tãñvay TT”

Khả năng thanh toán lãi vay cảng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn

cảng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho DN Chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả, và DN phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi vay

Đối với những DN hoạt động dựa vào vốn vay, việc thanh toán lãi vay

cũng là một trong những căn cứ đánh giá khả năng thanh toán của DN Tuy

nhiên khả năng này có nguồn gốc từ hiệu quả sử dụng vốn vay vào hoạt động

Trang 40

khả năng thanh toán lãi vay có thể dùng để đánh giá khả năng sinh lời hoạt

động kinh doanh và đây cũng là một nhân tố khá quan trọng để xem xét hiệu

quả tài chính của DN

Để biểu thi mdi quan hệ giữa khả năng thanh toán lãi vay với hiệu quả

sử dụng vốn chủ, khi đó ROE được viết lại như sau: "- TS LNrr+LV VCSH 'Sau một vài phép biến đổi chỉ tiêu ROE có thể viết lại như sau: 1 ROE = RE x (1- ——) x (I-T) x (1+BBTC) (117) Kw Trong d6: KLV: là khả năng thanh toán lãi vay

LNTT: lợi nhuận trước thuế LNST: lợi nhuận sau thuế

LV: Iai vay TS: tai san

Qua các chỉ tiết trên, ta nhận thấy khi trị giá chỉ tiêu khả năng thanh

toán lãi vay lớn hơn 1 thì hiệu quả tài chính của DN sẽ tăng lên và ngược lại

Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động trên là tổng hợp hầu hết các

nghiên cứu mà tác giả đã tiếp cận Một điểm tương đồng của các nghiên cứu

là đều dựa vào hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả chung cho tất cả các

doanh nghiệp Nhìn chung với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cá biệt, hiệu quả tổng hợp, nhân tổ ảnh hưởng và phương pháp sử dụng trong phân tích đã giúp doanh nghiệp tự đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi giúp

doanh nghiệp nhìn nhận khả năng tiềm tàng, sức mạnh và hạn chế của doanh

nghiệp Song, công tác đánh giá của nhà quản trị vẫn chưa toàn diện và chính xác Nguyên nhân do các chỉ tiêu phân tích còn rời rạc, thiểu tính hệ thống và

Ngày đăng: 30/09/2022, 11:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w