Mục tiêu của đề tài Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thừa Thiên Huế là hoàn thiện tổ chức số liệu kế toán phục vụ công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty, vận dụng chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động phù hợp với yêu cầu hiện tại của công ty, qua đó hoàn thiện và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ NGỌC DIỆP
HỒN THIỆN CƠNG TÁC
PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG
TAI CONG TY CO PHAN VAT TU
NONG NGHIỆP THỪA THIÊN - HUE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Da Ning - Nam 2014
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ NGỌC DIỆP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG
TAI CONG TY CO PHAN VAT TU
NONG NGHIỆP THỪA THIÊN - HUE
Chun ngành: KÉ TỐN Mã sơ: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN MẠNH TOAN
Da Ning - Nam 2014
Trang 3
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ một công trình khoa học nào
Trang 4
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Bố cục đề 2 2 2 3
6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứ c3
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE PHAN TICH HIEU QUA
HOAT DONG TRONG CONG TY CO PHAN, «7
1.1 TƠNG QUAN VỀ CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TRONG CÔNG TY CÔ PHÀN
1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt độn
1.1.3 Ý nghĩa của công tác phân tích hiệu quả hoạt động trong CTCP 9
1.2 NGUÒN THÔNG TIN DÙNG PHÂN TÍCH 1.2.1 Nguồn thông tin từ bên trong doanh nghiệp 1.2.2 Nguồn thơng tin từ bên ngồi doanh nghiệp 1.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1.3.1 Phương pháp so sánh 1.3.2 Phương pháp loại trừ 1.3.3 Phương pháp chỉ tiết của chỉ tiêu phân tich 1.3.4 Phương pháp phân tích tương quan
1.3.5 Phương pháp phân tích Dupont
1.4 TO CHUC CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG
Trang 5
CONG TY CO PHAN 219
1.5.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh 19 1.5.2 Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệ| 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 4I
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HI
QUA HOAT DONG TAI CONG TY CO PHAN VAT TU NONG
NGHIEP THUA THIEN HUE 242,
2.1 DAC DIEM HOAT DONG KINH DOANH VA TO CHUC QUAN LÝ TẠI CÔNG TY CỎ PHÀN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA
THIÊN HUE 42
2.1.1 Giới thiệu về CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Hu 4 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế 243
2.1.3 Tổ chức quản lý của CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế 46
2.1.4 Tổ chức công tác kế tốn tại cơng ty 46
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT
ĐỘNG TẠI CÔNG TY 40 2.2.1 Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty 49 2.2.2 Khảo sát nhu cầu thông tin cho quản lý sau phân tích tại Công ty 61
2.3 ĐÁNH GIA TONG HOP CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA
HOAT DONG TAI CONG TY CO PHÀN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
Trang 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3 HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HIEU QUA HOẠT ĐỘNG TAI CONG TY CO PHAN VAT TƯ NÔNG
NGHIỆP THỪA THIEN HUE 6Š
3.1 SỰ CÀN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOAT DONG TẠI CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
THUA THIEN HUE 65
3.2 MOT SO GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT DONG TAI CONG TY CO PHAN VAT TU 64
NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 66
3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động 66 3.2.2 Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích 72
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 93
KẾT LUẬN 294,
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (Ban sao)
Trang 7Viết tất Viết đầy đủ bằng tiếng Việt BQ Bình quân CTCP Công ty cô phân DN Doanh nghiệp, DT Doanh thu LN Lợi nhuận SXKD Sản xuất kinh doanh T.THuế Thừa Thiên Huế
TSCD Tai sản cỗ định VCSH Vốn chủ sở hữu
VLD Vốn lưu động
Trang 8Số hiệu An hà
băng Tên bảng Trang
Ll “Tổng hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lời chỉ phí 37
12 Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích tài sản 38 21 Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2012 52 2.2 Bảng phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh 54 23 Bảng phân tích doanh thu từ bán hàng và cung cấp|_ 56
dịch vụ
24 Bảng phân tích lợi nhuận theo lĩnh vực kinh doanh 5 25 Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp 59 2.6 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 60 3.1 Mẫu kế hoạch phân tích tại CTCP Vật Tư Nông| 69
Nghiệp T.T.Huế
3.2 Mẫu báo cáo kết quả phân tích tại CTCP Vật Tư| 71 Nông Nghiệp T.T.Huế
33 Phân tích chỉ tiêu ROE và các nhân tố ảnh hưởng theo |_ 73 mô hình Dupont
34 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ đến chỉ |_ 73
tiêu ROE
3.5 Phân tích chỉ tiêu ROA và các nhân tố ảnh hưởng 76
3.6 Phân tích chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố |_ 76
đến chỉ tiêu ROA
3.7 Phân tích tỷ suất sinh lời chỉ phí 78 38 Mức độ biến động chỉ phí qua các năm 79
Trang 9
3.9 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản 80 3.10 Mức độ biến động hiệu suất sử dụng tài sản qua các|_ 81 năm 3.11 Bảng phân tích chỉ tiết các nhân tố ảnh hưởng đến|_ 82 Vốn lưu động 3.12 Mối quan hệ của ROE với các nhân tố cấu trúc tài| 84 chính 3.13 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ đến chỉ |_ 85 tiêu ROE
3.14 Bảng theo dõi vốn đầu tư vào công ty con 90 3.15 Bảng theo dõi vốn đầu tư vào công ty liên kết 90
3.16 Bảng phân tích hiệu quả đầu tư vào công ty con, công |_ 92 ty liên doanh, liên kết
Trang 10
Ba ign so 'Tên sơ đồ, hình vẽ Trang
So dé 1.1 So dé các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động | 40 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của CTCP Vật Tư Nông |46 Nghiệp T.T.Huế Sơ đồ 2.2 Mô hình bộ máy kế toán ở CTCP Vật Tư Nông |46 Nghiệp T.T Huế Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi số kế toán ở CTCP Vật Tư Nông Nghiệp | 48 T.T.Huế
Hình 2.1 Doanh thu kinh doanh của Công ty theo lĩnh vực 55
Hình 2.2 Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 57
Hình 2.3 | Cơ cấu lợi nhuận theo lĩnh vực kinh doanh 58 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP | 67
Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế
Hình 3.1 Biến động của chỉ tiêu ROE qua các năm 74 Hình 3.2 Chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE | 74 Hình 3.3 Biến động của chỉ tiêu ROA qua các năm 71 Hình 3.4 Chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA | 77 Hình 3.5 Chỉ tiết mức độ ảnh hưởng của nhân tô đến ROE 86 Hình 3.6 Khả năng tự chủ tài chính 87 Hinh 3.7 Khả năng thanh toán lãi vay 88
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả hoạt động là mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn đối với các đối tượng liên quan khác bên ngồi như các cỗ đơng, các tô chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp
Thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giúp nhà quản trị biết
được thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, triển vọng phát
triển, từ đó có những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các cô đông, các
tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp thông qua việc phân tích hi: quả hoạt động sẽ biết được khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, khả năng sinh lời cũng như hiệu quả sử dụng vốn, cơ hội và khả năng
trong tương lai làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả nhất
Là một Công ty cổ phần (CTCP) có sự góp vốn của nhà nước, CTCP Vật tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế (T.T Huế) đã được cô phan hóa hơn 7 năm
Với sự phấn đấu làm việc trong thời gian qua của đội ngũ quản lý và nhân
viên, Công ty đang có gắng phát triển để gia nhập vào thị trường chứng khoán trong tương lai Do đó đề thu hút vốn của các nhà đầu tư, thì điều kiện tiên quyết là hiệu quả hoạt động của Công ty phải không ngừng tăng lên Điều này đòi hỏi Công ty cần phải tiến hành tốt công tác phân tích hiệu quả hoạt động
Trong những năm qua công tác phân tích hiệu quả hoạt động ở Công ty mới chỉ dừng lại ở việc như: tính toán, so sánh một số chỉ tiêu năm này so với năm trước, thực tế so với kế hoạch hoặc phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận khi có sự biến động Công tác này chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi về một nhân tố nào đó hay chỉ mới theo yêu cầu của
Trang 12thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế" làm luận văn tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát
Luận văn mô tả và đánh giá thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt
động tại Công ty, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thông qua việc tìm hiểu nội dung và các chỉ tiêu phân tích đang áp dụng
tại Công ty đồng thời tìm hiểu nhu cầu phân tích trong đơn vị, luận văn hướng
đến các mục tiêu cụ thể sau:
~ Hồn thiện tơ chức số liệu kế toán phục vụ công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty
- Van dung chi tiêu phân tích hiệu quả hoạt động phù hợp với yêu cầu
hiện tại của Công ty, qua đó hoàn thiện và đề xuất những giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác phân tích hiệu quả hoạt động của CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T.Huế
Phạm vi nghiên cứu là CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế trong thời gian từ năm 2009 — 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đối thoại trực tiếp với kế toán trưởng và ban
giám đốc CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế đối với các vấn đề về công
tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty
~ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu trên các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyên tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) tại phòng tài chính kế toán và
một số báo cáo khác tại các phòng kế hoạch kinh doanh
~ Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp so sánh; phương
pháp chỉ tiết chỉ tiêu phân tích; phương pháp thay thế liên hoàn và phương
pháp số chênh lệch; phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp phân tích Dupont để phân tích các số liệu đã thu thập được nhằm hồn thiện cơng tác phân tích tại đơn vị
5 Bố cục đề tài
Luận văn: “Hồn thiện cơng tác Phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP
Vật Tư Nơng Nghiệp T.T.H”, ngồi các phần mở đầu, kết luận, mục lục,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương:
Chương l: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong CTCP
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế
Chương 3: Hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP
Vật Tư Nông Nghiệp T.T Huế
6 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, điều này quyết định đến sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp
Trang 14lý số liệu nhằm cung cấp cho nhà quản lý về thực trạng hoạt động của doanh
nghiệp Từ đó giúp các nhà quản lý có được thông tin chính xác, tin cậy làm cơ
sở quan trọng cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
và giảm bớt những rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp mình
Van đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và được biểu hiện thông qua một số sách chuyên ngành kế toán như: Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 1 và phần 2) (Ngô Hà Tấn, Trần Đình Khôi Nguyên, Hoàng Tùng
(2001), Nhà xuất bản Giáo dục), Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp (Phan Đức Dũng (2009), Nhà xuất bản thống kê); Phân tích báo cáo tài chính (Nguyễn Tắn Bình (2009), Nhà xuất bản thống kê);
Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã tham khảo một số tài liệu và nghiên cứu áp dụng cho những ngành, những lĩnh vực kinh doanh khác nhau Như:
Tác giả Phạm Hữu Thịnh (2011) với nghiên cứu “ Phân tích hiệu quả hoạt động của CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi” Luận văn đã hệ
thống hóa được lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
Trong luận văn này, qua việc phân tích thực trạng tác giả đã tổ chức hoàn
thiện được công tác phân tích quả huy động vốn bằng kỹ thuật phân tích
a EBIT và EPS, hoàn tỉ quan hệ nội dung phân tích năng suất hoạt động của các nhà máy thuộc Công ty, hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả
qua phương trình Dupont, hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động
bằng phương pháp sử dụng các chỉ tiêu đánh giá của cơ quan nhà nước và tổ chức tài trợ vốn Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty
Tác giả Nguyễn Khánh Thu Hằng (2012) với luận văn “Phân rích hiệu quả hoạt động tại CTCP Thương mại ~ Du lịch đầu wr Cù Lao Chàm”: luận
Trang 15Chàm tác giả đã đi sâu phân tích chỉ tiết các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như: các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cá biệt, hiệu quả tổng hợp, chỉ tiêu hiệu quả tài chính Đồng thời, luận văn này đã
đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty: về tổ chức phân
tích, nội dung và chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích Trên cơ sở đó, tác
giả đã đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty như: định hướng tô chức công tác phân tích (về
lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, hoàn thành phân tích), hoàn thiện
phương pháp phân tích Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất đây mạnh và nâng
cao khả năng liên hệ của công tác thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế của
Công ty, đưa ra chính sách huy động vốn đa dạng hơn để nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Công ty
Tác giả Nguyễn Như Lân (2009) với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động tại CTCP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng” Luận văn đã hệ thống hóa
được lý luận về tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp,
đã đưa ra định hướng tổ chức phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đã mô tả và đánh giá công tác
phân tích hiệu quả hoạt động, đồng thời đã hồn thiện mơi số nội dung phân
tích hiệu quả hoạt động trong Công ty dệt Hòa Khánh như: xây dựng mô hình
lựa chọn phương án huy động vốn và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh tế Tuy nhiên trong luận văn này tác giả chỉ đề cập đến thực trạng phân tích và đưa ra một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn chứ chưa thực sự đi sâu vào hồn thiện cơng tác phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hay tác giả Bùi Thị Thanh Thùy (2010) với luận văn “Phân rích hiệu
Trang 16các bước lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, hoàn thiện phân tích, tác giả đã tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động tại đơn vị thông qua phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính tại công ty Từ đó tác giả đã đưa ra
nhận xét hiệu quả hoạt động tại Tổng công ty trên phương diện ưu điểm và nhược điểm Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tại Tông CTCP dệt may Hòa Thọ
Tác giả Lê Thị Mai Hồng (2013), với nghiên cứu “Hoàn thiện công tác
phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Fococev Quảng Nam” -
Luận văn Thạc sỹ QTKD - Chuyên ngành kế toán - Đại học Đà Nẵng, đã phân tích được thực trạng công tác phân tích tại Công ty cũng như có những định hướng hồn thiện cơng tác phân tích tại Công ty
Các tài liệu của các tác giả đã đạt được những thành công nhất định Về cơ bản các luận văn trên đều đã đưa người đọc có cái nhìn tổng quan về hiệu quả kinh doanh và công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Mặc dù mỗi đơn vị trong các ngành khác nhau, lĩnh vực sản xuất khác
nhau, với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó sẽ có
Trang 17
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TRONG CONG TY CO PHAN
1.1 TONG QUAN VE CONG TAC PHAN TICH HIEU QUA HOAT
DONG TRONG CONG TY CO PHAN
1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế hiện nay nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Sự thay đôi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả
Hiệu quả hoạt động được hiểu là lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định Nói cách khác, bản chất của hiệu quả chính là kết quả của lao
động xã hội, được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội
Hiệu quả hoạt động chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao
động và chất lượng công tác Để đạt được hiệu quả ngày càng cao va vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật mà còn nắm vững tình hình cung cấp hàng hóa trên thị
trường, đối thủ cạnh tranh, hiểu được thế yếu thế mạnh của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh ngày càng phát triển
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả đầu ra so với yếu tố đầu vào hoặc yếu tố đầu vào so với kết
quả đầu ra của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải sử dụng và phát huy tiềm
năng kinh tế của mình để đạt được lợi nhuận, đảm bảo khả năng sinh lời, bảo
Trang 18nguy cơ thua lỗ, có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp
'Vì thế cần phải đo lường và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp Ngoài
ra, đối với những đơn vị bên ngoài, đặc biệt là những đơn vị cho vay sẽ không
chỉ nắm bắt khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua cấu trúc tài chính mà
còn phải qua hiệu quả tài chính đạt được
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài
chính ở doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại nên khi phân tích cần xem xét đầy đủ cả hai hoạt động này Quá trình phân tích thường cung cấp cho các nhà
quản trị các chỉ tiêu để làm rõ: hiệu quả của doanh nghiệp đạt được là do tác động của quá trình kinh doanh hay do tác động của hoạt động tài chính Một doanh nghiệp có thể có hiệu quả kinh doanh cao nhưng hiệu quả tài chính thấp vì các chính sách tài trợ không thích hợp với tình hình chung của doanh nghiệp
Khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì bản thân mỗi doanh nghiệp có một hướng phát triển riêng trong từng giai đoạn cụ thể của mình Mục tiêu
cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận và phát triển lâu dài
Các mục tiêu này luôn gắn liền với mục tiêu thị phần Vì vậy, khi đánh
giá hiệu quả thì hai yếu tố quan trọng cần phải xem xét là doanh thu và chỉ
Trang 19Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh, cần phân biệt ranh giới giữa hai phạm trù: hiệu quả và kết quả
Kết quả phản ánh những cái thu được sau một quá trình sản xuất kinh doanh hay một khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nào đó Kết quả bao giờ
cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp
hay chất lượng của sản phẩm
Hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất Trình độ sử
dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hoặc giá trị mà là
một phạm trù tương đối Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối như: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực Trong thực tế, người ta xác định hiệu quả bằng chênh lệch giữa kết quả đầu ra với chỉ phí đầu vào Đây là một cách hiểu chưa đầy đủ về hiệu quả Chênh lệch giữa kết quả và chỉ phí luôn là số tuyệt đối, nó chỉ phản ánh mức
độ đạt được về mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình sản xuất ~ kinh doanh và không bao giờ phản ánh được trình độ sử dụng các
nguồn lực sản xuất
Nhu vay, ban chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau: hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh Nó thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động,
máy móc thiết bị, nguyên liệu, vốn, đất đai, ) trong quá trình tiền hành hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp
1.1.3 Ý nghĩa của công tác phân tích hiệu quả hoạt động trong CTCP Phân tích hiệu quả hoạt động là một trong những khâu quan trọng trong
Trang 20quản trị cần phải thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình đề phát hiện kịp thời những mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động của đơn vị từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh thích hợp nhằm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả giúp cho doanh nghiệp nhận thấy được tiềm năng kinh doanh của mình để trên cơ sở đó có chiến lược kinh doanh phù hợp
nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có để đạt được kết quả cao
nhất trong kinh doanh
Trong quá trình phân tích, kết quả phân tích là cơ sở chính xác nhất giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thê thấy trước được những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh để có hướng giải quyết hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thê
Như vậy, phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp càng trở nên
cần thiết và có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường
1.2 NGUON THONG TIN DUNG PHAN TICH
1.2.1 Nguồn thông tin từ bên trong doanh nghiệp Khi phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghỉ
, cần phải có các
thông tin từ bên trong của doanh nghiệp như thông tin từ báo cáo tài chính và
các báo cáo của công ty
Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm các bảng chủ yếu như
sau:
- Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
Trang 21kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chỉ tiết theo các
hoạt động Nói cách tổng quát, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ghi chép lại tất cả các khoản phí tổn của cùng kỳ đó, để được lãi thuần của kỳ; nếu tổng thu lớn hơn tổng chỉ, doanh nghiệp lãi và ngược lại doanh nghiệp bị
lỗ Nó là nguồn thông tin quan trọng cho việc xem xét thực trạng tài chính và đánh giá khả năng sinh lợi của Công ty trong thời gian qua cũng như trong
thời gian đến đề từ đó có những quyết định phù hợp, cần thiết
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh rất hữu ích khi phân tích tính toán
các chỉ tiêu về khả năng sinh lời vì chúng thể hiện lợi tức mà doanh nghiệp
kiếm được so với các yếu tố như tông tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu; đo
lường khả năng trả lãi
~ Thuyết minh báo cáo tài chính: là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bỗ sung thông tin về
tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong
kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chỉ tiết
- Các báo cáo chỉ tiết khác:
+ Nguồn thông tin sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động của CTCP
không chỉ giới hạn trong phạm vi báo cáo tài chính mà còn phải mở rộng sang
các báo cáo chỉ tiết khác như: bảng chỉ tiết về lãi lỗ tiêu thụ, tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty, các tài liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Ngoài ra khi phân tích hiệu quả hoạt động trong CTCP ta cần phải có
thông tin về số liệu chỉ phí lãi vay, chỉ phí khả biến và bắt biến trong các yếu
tố chỉ phí sản xuất kinh doanh Tất cả những thông tin số liệu trên cần phải lấy từ các báo cáo chỉ tiết tại công ty
Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh ngi
Trang 22
kinh doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tình
hình sản xuất, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Những vấn đề cần quan tâm bao gồm:
Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp: chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh;
Đặc điểm về qui mô vốn, cơ cấu và chu trình luân chuyển vốn trong các
khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp;
Tinh thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh;
Mỗi liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng
và các đối tượng khác
1.2.2 Nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp
Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo tài chính để so sánh, đánh giá và
nhận xét, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định là chưa đầy đủ, chưa có cơ sở
để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh thời gian dài cũng
như xu hướng phát triển của doanh nghiệp vì vậy cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác như:
- Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: đó là những thông tin về sự tăng trưởng, suy thoái của nền kinh tế, thông tin về tình hình lạm phát, giảm phát, các chính sách kinh tế chính trị của Nhà nước, Những thông tin dự báo về nhu cầu thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ của công ty
Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình hoạt động và
dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của công ty
- Các thông tin theo ngành kinh tế: sự hoạt động, phát triển của một
Trang 23của ngành, mức độ và yêu cầu về công nghệ của ngành, thực trạng và khả năng tiềm tàng của các đối thủ cạnh tranh, qui mô của thị trường,
1.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng khá phổ biến trong phân
tích hoạt động kinh doanh, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích
Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
~ Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung
kinh tế
+ Các chỉ tiêu phải có cùng phương pháp tính toán
+ Các chỉ tiêu phải được tính toán theo cùng một đơn vị đo lường
+ Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một qui mô không gian
Nếu không đảm bảo được các điều kiện trên thì việc so sánh trở nên khập khiễng, không có giá trị và đôi khi còn phản ánh sai lệch thông tin
- Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là tiêu chuẩn so sánh Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian và không gian Tùy vào mỗi mục đích phân tích khác nhau, người phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp
+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được
chọn là số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước
+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức:
Trang 24
gốc so sánh được chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung bình ngành
Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong
phân tích người ta thường dùng các kỹ thuật so sánh sau:
So sánh bằng số tuyệt đối: là xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu
kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế
A = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc
So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa thực tế so
với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, cũng có khi là tỷ trọng của một hiện tượng
kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định Kết quả so sánh biểu hiện
kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phô biến của các hiện tượng nghiên cứu
Tỉ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu = ¬ 100% Hay
+ ~_ Mức tăng Ánh ng tích) — ¡ogø,
So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt
đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tông thể chung có cùng một
tính chất
1.3.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp được các nhà phân tích sử dụng
phô biến để đánh giá xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập đến các chỉ tiêu phân tích Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh
hưởng của một nhân tố độc lập đối với chỉ tiêu phân tích, nhà phân tích phải
Trang 25dụng trong phân tích dưới hai dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và
phương pháp số chênh lệch
a Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt (mỗi lần thay thế một nhân tố) các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để
xác định trị số của chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đôi Chênh
lệch giữa kết quả thay thế nhân tố sau với kết quả thay thế lần trước chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu
Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện qua các bước sau: + Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên
cứu, các nhân tố này đòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên
cứu theo trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng
Lần lượt thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên
cứu theo trình tự đã sắp xếp ở bước trên Sau mỗi lần thay thế trị số của từng
nhân tổ, nhà phân tích phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay
thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ kết quả thay thế lần trước Lần trước của nhân tố đầu tiên chính là so với gốc
+ Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến sự biến động của chỉ
tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc Từ đó, đưa ra các nhận xét,
Trang 26b Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay
thế liên hoàn vì thế phương pháp tính số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung
các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ: * để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về
giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định”
1.3.3 Phương pháp chỉ tiết của chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu kinh tế phản ánh quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh
thường đa dạng và phong phú Để nắm bắt được bản chất và đánh giá chính xác kết quả đạt được của các chỉ tiêu này, khi tiến hành phân tích, có thê chỉ tiết các chỉ tiêu này theo yếu tố cấu thành, theo thời gian, theo không gian
- Chỉ tiết các chỉ tiêu theo yếu tố cấu thành sẽ giúp đánh giá được mức độ đạt được của từng yếu tố của kỳ phân tích so với kỳ gốc, đánh giá được vai trò mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với tổng thể
- Chi tiết các chỉ tiêu theo thời gian sẽ giúp đánh giá được tiến độ thực hiện, kết quả đạt được, nhịp độ phát triển, tính thời vụ, trong khoảng thời gian nhất định Tùy theo đặc điểm của hoạt động kinh doanh, mục đích của việc phân tích, nội dung kinh tế của chỉ tiêu mà có thể chỉ tiết các chỉ tiêu nghiên cứu theo tháng, quý, năm,
- Chỉ tiế các chỉ tiêu theo không gian, sẽ giúp đánh giá được kết quả
thực
của từng đơn vị, từng bộ phận, mức độ đóng góp của từng đơn vị,
từng bộ phận vào kết quả chung
- Bằng cách xem xét các chỉ tiêu phân tích dưới các góc độ khác nhau,
Trang 271.3.4 Phương pháp phân tích tương quan
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau Chẳng hạn, mối tương quan giữa doanh thu (trên báo cáo lãi
lỗ) với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên BCĐKT) Thông thường khi doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợ phải
thu cũng gia tăng hoặc doanh thu tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho kinh doanh gia tăng Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến
động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp
1.3.5 Phương pháp phân tích Dupont
Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính đề biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số Chẳng hạn: tách chỉ tiêu “hệ số khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu - ROE” hay “hệ số sinh lợi của tài sản ~ ROA” v.v thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau
1.4 TÔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT DONG
CÔNG TY CO PHAN
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một phần của công tác
phân tích hoạt động kinh doanh nên việc tổ chức công tác này cũng nằm trong
nội dung của công tác phân tích hoạt động doanh nghiệp Thường được tiến hành qua ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phân tích
Đây là giai đoạn đầu tiên và là một khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian và tác dụng của phân tích Lập kế hoạch phân tích bao gồm
việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành,
Trang 28đề cần phân tích, có thể là hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chỉ phân tích một số vấn đề cụ thể theo yêu cầu quản lý Phạm vi phân tích có thể là toàn doanh nghiệp hoặc tại một số bộ phận của doanh
nghiệp Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiền hành phân tích
Giai đoạn 2: Tiến hành phân tích
Đây là giai đoạn thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, bao gồm:
~ Thu thập tài liệu, xử lý số liệu Tùy theo nội dung, phạm vi phân tích
mà tiến hành thu thập, xử lý thông tin cho phù hợp Các thông tin cần được kiểm tra về tính chính xác, tính hợp lý trước khi tiến hành xử lý
~ Tính toán các chỉ tiêu phân tích
Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích
- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận về hiện quả hoạt động của
doanh nghiệp
Giai đoạn 3: Hoàn thành phân tích
Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích Trong giai đoạn này cần
thực hiện việc lập báo cáo phân tích và công bố kết quả phân tích
Báo cáo phân tích thể hiện nội dung và kết quả phân tích, những ưu
nhược điểm chủ yếu của doanh nghiệp, các nhân tố tác động và đề xuất các
giải pháp
Trang 291.5 NỌI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG
CÔNG TY CO PHAN
1.5.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng
nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp Đây là một vấn đề hết sức phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Bởi vậy, khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu, như hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (hiệu quả cá biệt) và khả năng sinh lời vốn (hiệu quả kinh doanh tổng hợp)
a Phan tích hiệu quả kinh doanh cá biệt
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả của từng yếu tố sản xuất kinh doanh hoặc là từng bộ phận của sản xuất kinh doanh Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chỉ tiết
cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại
phương tiện từng nguồn lực với kết quả đạt được Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu
quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với
nhiều tên gọi như: hiệu suất, tỷ suất,
Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghỉ:
dụng tài sản được thê hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả
Hiệu suất
đạt được trên tài sản của doanh nghiệp Kết quả của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng nhiễu chỉ tiêu
Trang 307 ` Chênh lệch ` Giá tị
GIÁ _ Doanh Chênh tồn kho sản Chênh NVL
trị sản = xuất h thu +() lệchtồn +() kho TP phim do OEPOSAN LO) Techtén 4) gởi bán ch to nhận gia NYE i
dang cong
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá sản xuất Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp của
cải cho xã hội càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn + Nếu ta chọn kết quả đầu ra là doanh thu (DT) và thu nhập khác; như vậy ta sẽ có công thức tính hiệu quả sử dụng tài sản như sau: DT bán hàng và DT hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính Tong tài sản BQ Hiệu suất sử dụng tài sản = + Thu nhập khác
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản đầu tư tại doanh
nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản càng cao
Phân tích kỹ hơn chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thì ta thấy: bộ phận cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp là tài sản dài hạn trong đó TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tài sản ngắn hạn Như vậy, hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (gọi là hiệu suất sử dụng VLĐ) là hai bộ phận
cấu thành nên hiệu suất sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh ngi
Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải trang
bị, sử dụng TSCĐ trong cơ cấu tài sản của mình Tuy nhiên hiệu suất sử dụng
Trang 31
Hiệu suât sử dụng TSCĐ = “Nguyên giá TSCĐ BQˆ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng DT thuần Giá trị chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ hiệu suất sử
dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Tuy nhiên hiệu suất sử
dụng TSCĐ của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào từng thời kỳ sử dụng TSCĐ
của doanh ng] Cụ thể trong giai đoạn doanh nghiệp mới đầu tư mua máy
móc thiết bị thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp thường cao hon so với các giai đoạn sử dụng sau, vì trong khoảng thời gian này máy móc thiết bị
còn mới, khả năng hoạt động càng tốt, ít hư hỏng Do đó sản phẩm tạo ra phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất mà doanh nghiệp đặt ra Điều đó tất yếu sẽ làm cho sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt hơn, khả năng tiêu
thụ dễ dàng hơn, do đó làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp cao hơn
Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, thì chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cần tính chỉ tiết theo từng đơn vị đề đánh giá chính xác hơn sự ảnh hưởng về hiệu suất sử dụng tài sản của từng đơn vị đến hiệu sử dụng tài sản của toàn đơn vị nhằm có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, VLĐ không ngừng hoạt động Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với TSCĐ VLĐ sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình
dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối
Hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ
Trang 32+ Số vòng quay bình quân VLĐ:
Doanh thu thuần
- VLD binh quan + Số ngày bình quân một vòng quay VLĐ:
Sốngàybìnhquân _ YEP binhquan
mot vong quay VLD Doanh thu thuan
Số vòng quay binh quan VLD =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy rõ số vòng quay của VLĐ trong thời kỳ
phân tích hay một đồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm được bao nhiêu đồng DT
thuần Chỉ tiêu này biểu hiện trình độ quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, thê hiện rõ nhất ở khâu dự trữ, tiêu thụ cũng như khâu quản lý các
khoản công nợ của doanh nghiệp Tuy nhiên chỉ tiêu này cao hay thấp còn
phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, mức độ tăng hay
giảm của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng VLĐ có thé
được tính cho từng loại tài sản, từng giai đoạn công việc
Các nhân tổ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ: + Đối tượng phân tích:
* Doanh thu thuần: _ _DTT DTTx AHvpmrm, = VLD ` VLD¿ + Vốn lưu động: _ _DTT: DIT, Awe = “VD, - “VED,
Trang 33Tóc độ luân chuyển hang ton kho:
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ số
vòng quay hàng tồn kho hoặc số ngày luân chuyền hàng tồn kho hay còn gọi là số ngày tồn đọng hàng tổn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quayHTK = — —_—————— Giá trị HTK bình quân
Số ngày I vòng quayHTK = Cid ta HITE Binh quận Giá vốn hàng bán x 360
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện công ty hoạt động tốt, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm gia tăng giá vốn hàng bán đồng thời làm giảm tồn kho Lượng hàng hóa tồn kho được giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh tốn
của cơng ty
Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của công ty Nó được dùng để đo
lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu Nó cho biết bình quân
mắt bao nhiêu ngày đề công ty thu hồi khoản phải thu
Số vòng quay Doanh thu thuần (DT bán chịu) khoản phải thu“ ˆˆ Số dư bình quân các khoản phải thu
Số ngày 1 vòng quay = Số dư nợ bình quân các khoản phải thu eS ek 360
khoan phai thu Doanh thu thuẫn (DT bán chịu)
Vong quay nợ phải thu cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng chính
sách bán chịu nghiêm ngặt có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuậ Vòng quay khoản phải thu thấp cho biết chính sách bán chịu không hiệu quả, có
Trang 34Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày cho một
khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân
càng thấp và ngược lại
b Phan tích hiệu quả kinh doanh tỗng hợp
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh của từng loại nguồn lực, DN
cần phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Đó chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh Ở góc độ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, do vậy nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng hợp
của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất
sinh lời tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (DT)
Chỉ tiêu này thể hi n mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của DN, một
bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản
xuất, DT Đây là hai yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, DT chỉ kết quả, vị
trí của DN trên thị trường còn lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả mà DN đã đạt được
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuậ/DT= x 100% DT thuần + DT tài chính + Thu nhập khác
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng DT có bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế hay lợi nhuận trước thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong DT Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của DN càng lớn,
đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao và chỉ rõ năng lực
Trang 35Khi đánh giá chỉ tiêu này cần xem xét đến đặc điểm, ngành nghề kinh
doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sách định giá của DN + Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần hoạt động kinh doanh
Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chỉ
phí và lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD DT thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần = x 100%
Ý nghĩa: Tỷ suất này phản ánh mức sinh lãi của một đồng DT thuần khi
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu
quả kinh doanh càng lớn Đối với DN hoạt động trên nhiều lĩnh vực, với
nhiều đơn vị thành viên thì ngồi việc tính tốn chỉ tiêu này trong toàn DN thì
cần tính riêng cho từng nhóm ngành kinh doanh, từng đơn vị thành viên đề có
thể đánh giá toàn diện hơn khả năng sinh lời cia DN
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa
doanh thu thuần và giá vốn, tức là tỷ suất này không tính đến chỉ phí kinh
doanh Thường ở các doanh nghiệp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ba khoản doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận gộp này biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Lợi nhuận gộp về bán hàng và Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung = _— _ Mgeäpdihv x 100% DT thu thuẫn bán hàng và cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ
Y nghĩa: Tỷ suất này phản ánh mức sinh lời cứ 100 đồng DT khi tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (chưa tính đến chỉ phí
Trang 36Trị giá của lợi nhuận thuần bị tính sai lệch; do vậy, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính toán lại như sau:
Tỷ suất lợi nhuận = =x Lợi nhuận thuần SXKD + KH TSCĐ ` hoạt động kinh doanh DT thuẫn hoạt động SXKD °
Phân tích khä năng sinh lời của tài sắn
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lời của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Tỷ suất sinh lời tài sản oe
Téng tai san BQ
Y nghia: Chi tiéu nay phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại DN sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả
năng sinh lời của tài sản càng lớn Trong trường hợp DN có nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất này tính cho từng đơn vị để đánh giá sức sinh lời từng bộ phận tại DN Nếu những đơn vị thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì cân phân tích sức sinh lờ ản theo từng ngành kinh doanh Tuy nhiên việc tách riêng từng loại tài sản phục vụ cho từng lĩnh vực hoạt động rất khó khăn
Trong các chỉ tiêu kể trên thì tỷ suất sinh lời của tài sản là chỉ tiêu phản
ánh tông hợp nhất Nó thể hiện ảnh hưởng một cách tổng hợp kết quả của các
chỉ tiêu đã nghiên cứu
Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ
tiêu ROA còn được chỉ tiết qua phương trình Dupont:
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước thuế Doanh thu
= Doanh thu X Tông tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên x Hiệ suất sử doanh thu thuần dụng tài sản
Trang 37
Trong chỉ tiêu trên, tỷ suất sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá
trình kinh doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng doanh
số, tiết kiệm chỉ phí Để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA có thể áp dụng phương pháp số chênh lệch Cách phân tích này còn chỉ ra
phương hướng nâng cao sức sinh lời tài sản của doanh nghiệp Cụ thẻ: chênh
lệch về hiệu quả kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc là kết quả tổng hop
ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, thể hiện qua công thức:
A ROA =A Hln/dt + A Hdưts Trong đó:
A Hln/dt: là ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu Thực chất đây là ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
sau khi loại trừ các chỉ phí Nó liên quan chủ yếu đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề
bán hàng tại doanh nghiệp A HdWs
à ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất doanh thu trên tài sản Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòng quay vốn tăng, hiệu quả này tăng lên
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản đã phản ánh một cách tổng
hợp hiệu quả hoạt động của DN Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác
động bởi cấu trúc nguồn vốn của DN Nếu các DN kinh doanh trong cùng một
ngành có các điều kiện tương tự như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau Vì vậy đề thấy rõ thật sự hiệu quả
at sinh lời kinh tế
của hoạt động kinh tế thuần ở DN, ta str dung chi tiéu ty si
Trang 38Tỷ suất sinh lời _ _ Lợi nhuận trước thuế + chỉ phí lãi vay + 00%
kinh tế = Tong tai san BQ °
Gọi là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản vì lợi nhuận ở tử số của chỉ tiêu
trên không quan tâm đến cấu trúc nguồn vón, nghĩa là không tính đến chỉ phí
lãi vay
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư so với các chỉ phí cơ hội khác Áp dụng tỷ suất này cho biết DN sẽ có quyết định nên huy động vốn từ VCSH hay vốn vay Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của DN lớn hơn lãi suất vay thì DN nên sử dụng nợ vay và tạo ra phần tích lũy cho người
chủ sở hữu Ngược lại, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của DN giảm và rủi ro của
DN tăng lên Khi đó DN không nên vay thêm để mở rộng kinh doanh nếu chưa có giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu có hiệu quả
1.5.2 Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Hiệu quả tài chính là một trong những chỉ tiêu kinh doanh quan trọng mà các nhà quản trị doanh nghiệp đều quan tâm, hiệu quả hoạt động tài chính cao
sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng duy trì trạng thái cân bằng tài chính, tạo
điều kiện cho việc tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh một cách nhanh chóng
Sự tồn tại hiệu quả tài chính sẽ đảm bảo an toàn trong một môi trường tài
chính, đặc biệt đối với người cho vay
a Tỷ suất sinh lời vẫn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi
nhuận của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu mà nó ảnh hưởng đến giá của cô phiếu khi doanh nghiệp tham
gia thị trường chứng khoán Chỉ tiêu này các nhà quản lý thường sử dụng để điều chỉnh nhịp độ hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng
Trang 39roe = ST 100% VCSHiy
'Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đo lường hiệu quả hoạt động của đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra đầu tư Chỉ tiêu này thể hiện cứ 100 đồng
vốn đầu tư của chủ sở hữu trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối
cùng, lợi nhuận sau thuế Trong điều kiện huy động vốn từ nhiều nguồn, nếu chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội thu hút nguồn vốn mới; ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp hơn mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó
lợi nhuận sau thuế ở
Theo quan diém ciia Josette Peray (1982) cho ring:
công thức trên có thể được thay bằng lợi nhuận sau thuế + khấu hao Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu thay đổi tùy theo ngành sản xuất kinh doanh Nó có giá trị thấp trong các ngành mà TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài
sản của doanh nghiệp Vì TSCĐ lớn dẫn đến chỉ phí khấu hao lớn làm giảm lợi nhuận Ngược lại, nó sẽ có giá trị cao trong những ngành mà tỷ trọng
TSCD trong tổng tài sản của doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên, một giá trị ROE cao không phải lúc nào cũng thuận lợi như trường hợp vốn chủ sở hữu quá nhỏ Vì khi vôn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo Như vậ mm càng cao những doanh nghiệp áp dụng chế độ khấu hao nhanh thì trong
những năm đầu sử dụng TSCĐ sẽ có tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu thấp, do đó khi phân tích phải chú ý đến phương pháp khấu hao này dé không đánh giá thấp các doanh nghiệp đang độ tăng trưởng nhưng có chỉ phí khấu hao lớn
b Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Có thể nhận thấy rằng, chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố Nó phụ thuộc vào các quyết định của các nhà quản lý thông qua
nhiều chính sách như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất, chính sách tài
Trang 40đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến ROE khác nhau Cụ thể: Tiếp cận theo quan điểm của Josette Peyrard (1982):
Tỷ suấtsinh _ _ Lợi nhuận sau thuế x_ Doanh thu _ ¡u22
lời VCSH ~ Doanh thu VCSH °
Ty suat lợi nhuận trên Hiệu suất sử dụng
doanh thu (Tivm) È VCSH(Hc)
Với cách tiếp cận này, ROE phụ thuộc tỷ lệ thuận với T,y„r và Hục
Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn khác nhau cả về nguồn lực tài chính huy động ở nguồn vốn đi vay Do đó tiếp cận theo quan điểm Josette Peyrard chưa chỉ ra tác động của phần nguồn lực này tới ROE
Tiếp cận theo quan điểm Bied - Charreton (1920):
Lợi nhuận Doanh Tài sản sau thuế thụ thuần
FT Doanhthu * thuân iq Tài sản 3ó * -VCSH bình XI0Uế quân ˆ
Tỷ suất lợi nhuận x Higus trên doanh thu dụng tài sản =Tiwør xHprxs x( 1+ ĐBTC)
Trong đó: ĐBTC ( đòn bẩy tài chính) = Nợ phải trả / VCSH
x_ (1 +Ng phải trả VCSH)
Như vậy, tiếp cận theo quan điểm của Bied - Charreton dưới dạng khai
triển Dupont da làm rõ vai trò tích cực của việc vay nợ đối với ROE thông
qua hệ số ĐBTC Rõ ràng với Tiwør và Horzs đã xác định, ROE được “khuyếch đại” bởi một hệ số ĐBTC khác không (0)
Tuy nhiên trong thực tế hệ số ĐBTC của các doanh nghiệp chỉ đạt được một giá trị giới hạn nhất định vì các doanh nghiệp không bao giờ đạt được