Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về KSNB chu trình bán hàng và thu tiền ở công ty cổ phần Thiên Kim, cùng với việc vận dụng lý luận, luận văn Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty cổ phần Thiên Kim đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền phù hợp với đặc thù của công ty.
Trang 1LỚI CAM DOAN
“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giá luận vẫn
Trang 3BCTC cp DN HĐQT HDKT KSNB KCS GTIGT SXKD TNHH TK TSCĐ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT Báo cáo tài chính Cổ phần Doanh nghiệp Hội đồng quản trị Hợp đồng kinh tế
Kiểm soát nội bộ
'Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Giá trị gia tăng
Sản xuất kinh doanh
“Trách nhiệm hữu hạn "Tải khoản
Trang 4DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ
Số hiệu Tên sơ đô Trang
2.1 | Sơ đồ tô chức bộ máy quản lý của Công 0 35 2.2 — | Cơ cầu tô chức bộ máy kế toán của Công t 39
2.3 — | Sơ đồ trình tự ghi số kế toán 4
Trang 5MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của Đề t:
Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày
cảng khốc liệt và gay gắt trên một thị trường với xu hướng toàn cầu hóa Để
thành công trong môi trường này, các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc
có chiến lược kinh doanh khôn khéo, có một đội ngũ nhân viên lành nghẻ, đa
dang hóa sản phẩm mà còn đồi hỏi công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp
nói chung và công tác kiểm tra kiểm soát nói riêng cần phải được coi trọng
nhằm kiểm soát tốt chỉ phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Việc có một hệ thống kiểm soát tốt thì doanh nghiệp sẽ giảm được
rủi ro và giảm chỉ phí góp phần tăng lợi sanh tranh trên thị trường nhờ đó ie nó còn thể hiện quan điểm, trình độ và năng lực quản lý của ban sẽ tạo đựng được uy tín trên thị trường, bên cạnh đó việc có một hệ kiểm soát
giám đốc Điều đó có nghĩa mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống KSNB vững mạnh nhằm hạn chế những rũi ro, mắt mát tài
sản phát sinh trong qué trinh kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng được
nên tảng quản lý phục vụ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Với ba lĩnh vực kinh doanh không có tính tương đồng mà Công ty đang kinh doanh là sắt thép, bắt động sản và cho thuê văn phòng thì việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ sao cho hiệu quả là một việc khá khó khăn bởi lẽ với lĩnh vực và môi trường kinh doanh của ba mảng hoạt động trên đều có tính đặc thù riêng dẫn đến hệ thống kiểm soát phải đảm bảo hoạt động tốt nhưng
phải tiết kiệm nhân lực và chi phí cho hệ thống trong đó Chu trình bán hàng — thu tiền là một chu trình quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Trang 6hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của chu trình này Việc kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền vừa tuân thủ các quy định của nhà nước, vừa
phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam, vừa đáp ứng các yêu cầu quản lý tại đơn vị trong giai đoạn khó khăn hiện nay là một yêu cầu mang tính cắp thiết
'Từ những vấn đề trên, em đã chọn đẻ tài : “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty cỗ phần Thiên Kim ” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành kế toán
2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
Hiện nay đã có nhiều Đề tại nghiên cứu về KSNB trong các doanh
nghiệp Trong đó tác giả đã tham khảo, tìm hiễu các đề tài nghiên cứu trong cùng lĩnh vực KSNB chu trình bán hàng và thu tiền Cụ thể đề tại thứ nhất là
luận văn cao học Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và thu tiền
bán hàng tại công ty thông tin đi động * của tác giả Vũ Ngọc Nam ( 2007) Luận văn này tác giả đã nghiên cứu KSNB đối với doanh thu và thu tiễn trong, cđoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, với hoạt động kinh doanh có nét đặc thù riêng Dé tài thứ hai là luận văn cao học “Tang cường KSNB đối với doanh thu và thu tiền bán điện tại Công Ty TNHH một thành viên Điện Lực Đà Nẵng” câu tác giả Thái Như Quỳnh (2008) Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu KSNB về doanh thu và thu tiền bán điện tại Công ty TNHH một thành viên điện lực Đà Nẵng
Do đặc điểm về lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhiều mảng trong đó mỗi
mảng hoạt động có tính đặc thù riêng biệt cộng với hoạt động bán hàng và thu
tiền tại Công ty CP Thiên Kim ra thường xuyên liên tục nên dễ xảy ra gian lận
và rủi ro nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền áp dụng
Trang 7trung nghiên cứu KSNB chu trình bán hàng và thu tiễn tại công ty cổ phần Thiên Kim để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB chu trình bán
hàng và thu tiền gắn liền với thực tiễn công ty
.3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm sáng tỏ những vấn để lý luận cơ bản về kiểm soát kiếm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền trong các doanh nghiệt
Trên
cơ sở nghiên cứu thực trạng về KSNB chu trình bán hàng và thu tiền ở công
ty cổ phần Thiên Kim, cùng với việc vận dụng lý luận để đề xuất một số giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền phù hợp với
đặc thù của công ty
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công ty CP Thiên Kim có trụ sở chính đặt tại 114-116 Nguyễn Văn
Linh, TP Đà Nẵng, ngồi ra Cơng ty cịn có Sản giao dich bắt động sản đóng tại cùng địa chỉ với trụ sở thực hiện kinh doanh bắt động sản và định giá bắt động sản; Xưởng sản xuất sắt thép đặt tại khu cơng nghiệp hồ khánh chun sản xuất và thương mại các sản phẩm sắt thép và một chỉ nhánh ở TP Hỗ Chí Minh phụ trách việc kinh doanh sắt thép khu vực phía nam Đồi tượng nghiên cứu của để tài được giới hạn trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán
hang va thu
tai Công Ty CP Thiên Kim tai van phòng chính và xưởng sản
xuất Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong việc tìm hiểu thực tế cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền ở các lĩnh vực kinh doanh sắt thép, sản giao dịch bắt động sản và cho thuê văn phòng tại văn phòng chính, xưởng sản xuất sắt thép
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và sử dụng các
Trang 8nghiên cứu Phương pháp tổng hợp và đối chiếu là phương pháp cơ bản để
thực hiện mục tiêu của dé tài Cy thé: luận văn đã sử dụng các tài liệu về phân cấp quản lý, các qui định trong qui trình bán hàng và thanh toán cũng như
cquan sát thực tiễn tại công ty để đánh giá tổng quát về công tác kiểm soát bán hàng và thanh toán
6 Đóng góp cũa luận văn
"Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại công ty, luận văn đã
phân tích, đánh giá thực trạng KSNB chu trình bán hàng va thu tiền, chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những rủi ro có thể xảy ra trong kiểm soát nội
'bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần Thiên Kim, từ đó đề ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu
trong lĩnh vực kinh doanh thép và bắt động sản tại công ty
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp
“Chương 2 : Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và
‘thu tiền tại Công ty cổ phần Thiên Kim
Chương 3 : Một số giải pháp hồn thiện kiểm sốt
Trang 9
CHUONG 1
CO SO LY LUAN VE KIEM SOAT NOI BO DOI VOI CHU
TRINH BAN HANG VA THU TIEN TRONG DOANH NGHIEP
Kiểm sốt ln là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do
đó các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt
động kiểm soát để đạt được các mục tiêu của tổ chức Bắt cứ mọi hoạt động kinh doanh nào muốn đạt được sự hữu hiệu và hi
quả đều phải thực hiện
công tác tự kiểm tra trên tất cả các khâu: xem xét các dự báo, các mục tiêu
định mức, soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cuối cùng của hoạt động.Công việc trên được gọi là
Kiểm Soát Nội Bộ (KSNB),
1.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
“Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra kiểm sốt ln giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện bởi Hệ
thống Kiểm Soát Nội Bộ của doanh nghiệp
* Theo COSO (committee of sponsoring oranization) vaio năm 1992: Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý và
các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
+ Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả
+ Thông tin báo cáo tài chính đáng tin cậy + Sự tuân thủ các luật lệ và qui định
© Đối với mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động, KSNB cần
thực hiện việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin,
Trang 10° Đối với báo cáo tài chính, KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin ey, bởi vì người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài
chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ hiện hành
° Đối với tính tuân thủ, KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp
hành luật pháp và các quy định Điễu này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của don vi, qua đó bảo đảm đạt được những mục
tiêu của đơn vị
* Theo Liên đồn Kế tốn Quốc Tế (IAFC):
Hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm giúp công
ty thỏa mãn các mục tiêu sau: + Bảo vệ tài sản của đơn vị
+ Bio đảm độ tin cậy của các thông tin
+ Bảo đảm thực hiện các chế độ pháp lý
+ Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và hiệu năng quản lý
© Bao vé tai sản của đơn vị: Tài sản của đơn vị gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình, chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đích khác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp Đối với các tài sản phi vật chất khác như số sách kế toán, các tài liệu quan trọng cũng có thể xảy ra tương tự
'* Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính do bộ
máy kế toán xử lý, và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các
quyết định của nhà quản lý Như vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo
tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và
phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế
Trang 11° Bảo đảm thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống KSNB được thiết kết trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan
cđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng
mức Cụ thể hệ thống KSNB cần
* Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
* Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
* Dam bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập
"báo cáo tải chính trung thực và khách quan
° Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và hiệu năng quản lý: Các quá trình
kiểm soát trong một đơn vị được thực hiện nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự King phí trong hoạt động và sử dụng kém
hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp được thực
hiện bởi cơ chế giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành của bộ máy quản lý
“KSNB được chia thành:
* Kiểm soát kế toán: Là các chính sách và quá trình nhằm đạt được hai mục tiêu, đầu tiên là bảo vệ tài sản và đảm bảo thơng tin kế tốn chính xác và
tin cay
* Kiểm soát quản lý: La để thúc đấy hiệu quả hoạt động kinh doanh và
khuyến khích sự tham gia của công nhân viên đối với chính sách quản lý
Theo quan điểm tổ chức, kiểm soát quản lý cũng như kiểm soát kế toán
đều quan trọng như nhau Tuy nhiên kiểm soát quản lý ít có quan hệ trực tiếp
hơn đối với sự chính xác của thông tin kế toán Mặc dù vậy kiểm soát quản lý
Trang 12một hoạt động của kiểm soát quản lý là đào tạo nhân viên Nhân viên kế toán
được đào tạo tốt sẽ làm việc có hiệu quả hơn và tuân thủ các chính sách quản ý chặt chẽ hơn, do đó sẽ hạn chế rủi ro
1.1.2 Chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ
~ Giúp cho việc quản lý hoạt đông của doanh nghiệp một cách hiệu quả
~ Bảo đảm rằng các chế độ và quyết định quản lý được thực hiện đúng 'thể thức và giám sát mức hiệu quả của các chế độ và quyết định đó
~ Phát hiện kịp thời những vấn đề trong kinh doanh để đề ra biện pháp
giải quyết
~ Ngăn chặn, phát hiện kịp thời các sai phạm và gian lận trong các hoạt động, các bộ phận doanh nghiệp
~ Ghi chép kế toán đẩy đủ, chính xác và đúng thể thức về nghiệp vụ và
hoạt động kinh doanh
~ Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các
yêu cầu pháp định có liên quan
~ Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích
1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống KSNB trong doanh nghiệp
Tại Việt Nam, KSNB nói chung, hoạt động KSNB nói riêng không phải là một hoạt động hoàn toàn mới mẽ Thuật ngữ KSNB chính thức được đưa ra vào 3/10/1996 với nghị định 59/CP ban hành quy c‡
hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước Tuy nhiên, hệ thống
juan ly tai chính
KSNB chưa có được một quy chế tổ chức và họat động sao cho hiệu quả và thường xuyên, chưa tách ra thành một hệ thông độc lập
“Thực tiễn cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các là tổ chức, chỉ
công ty cỗ phần, kế toán trưởng thực hiện hai nhiệm vụ chínl
đạo công tác kế toán tại đơn vị và nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát về mặt tải
Trang 13lại cùng được đặt vào nhiệm vụ của một người Vì vậy mà nó sẽ ảnh hưởng,
đến niềm tin của người quan tâm, tạo môi trường cho việc thao túng các thông
tin tai chính và che đậy các hành vi gian lận Hoạt động kiểm tra, kiểm soát
tại các doanh nghiệp hầu hết được đặt ra mang tính chất hình thức song chưa có quy chế hoạt động và chưa có trình độ nhân viên tương xứng, bộ máy kiểm
toán chưa được xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng lại không có tính độc lập, chưa có quy trình và phương pháp kỹ thuật tiến hành riêng, chưa quan
tâm đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ thực hiện
Nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thể giới và đặc biệt đã trở thành (hành viên của WTO Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước ngày cảng lớn Các doanh nghiệp muốn đứng vững
trong nền kinh tế thị trường phải nâng cao sức cạnh tranh, phải sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực kinh tế Và đó là mục tiêu chung,
của bất kỳ một doanh nghiệp nào dù quy mô ra sao Những đòi hỏi, hạn chế đó chỉ có thể được đáp ứng, được khắc phục nhờ hệ thống KSNB khoa học và hữu hiệu Chính vì vậy, việc thiết lập hệ thống KSNB đang trở thành nhu cầu cấp thiết trong quản lý tại mỗi doanh nghiệp
1.1.4 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, hệ thống KSNB được cấu
thành bởi các y u tố cơ bản sau: môi trường sốt, hệ thơng kế tốn, và
các thủ tục kiểm soát
1.1.4.1 Mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kểm soát phản ảnh sắc thái chung của đơn vị, nó chỉ phối ý' thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ
phận khác của kiếm toán nội bộ Các nhân tố chính thuộc môi trường kiểm
soát là
Trang 14Các nhà quản lý là người ra quyết định cũng như điều hành mọi hoạt động trong đơn vị, là tắm gương để mọi người noi theo Nếu các nhà quản lý không tỏ ra quyết tâm đúng mức đối với việc kiểm tra nội bộ thì những người
cấp dưới sẽ không thể xem nó thật sự quan trọng nhất Tuy nhiên, nếu một nhà quản lý cho rằng cần phải đạt mục tiêu bằng mọi giá, các thuộc cắp của ông ta có thể có các hành vi gian lận để hoàn thành kế hoạch của mỗi cá nhân
Do vay, quan điểm, đường lối quản trị, tư cách đạo đức của họ luôn là một vấn đề trung tâm trong mơi trường kiểm sốt
~ Phân định quyền hạn và trách nhiệm
Các nhà quản lý xác lập quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp quản lý nhằm thực hiện các hoạt động, xác lập các mồi quan hệ báo cáo và xây dựng các phương pháp ủy quyền Việc xác lập quyền hạn và trách nhiệm cần được 'thực hiện bằng văn bản và triển khai cho toàn tổ chức
- Sự trung thực và các giá trị đạo đức
Sự trung thực và các giá trị đạo đức được tôn trọng thì các sai phạm sẽ bị hạn chế Các nhà quản lý phải xây dựng và phổ biển rộng rãi các quan điểm,
các quy tắc, các giá trị đạo đức cho toàn tổ chức, Môi trường văn hóa của tổ
chức chính là là nơi sản sinh và tồn tại của sự trung thực và các giá trị đạo
đức Điều này đòi hỏi các nhà quân lý phải gương mẫu đôi lúc phải hỉ sinh những sở thích, thói quen của mình
~ Cơ cấu tổ chức
'Cơ cầu tổ chức thực chat là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa
các bộ phận trong don vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt được các mục
h, điều
hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động Vì thể, khi xây dựng một cơ cầu tổ tiêu, Nói cách khác, cơ cấu phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạ
Trang 15~ Chính sách nhân sự Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các phương pháp quản lý nhân sự và các chế độ của đơn vị đối với việc tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, đề
bạt, khen thưởng và kỷ luật các nhân viên Một chính sách nhân sự đúng đắn là chính sách nhằm vào việc tuyển dụng, huấn luyện và sử dụng các cán bộ,
nhân viên có năng lực và đạo đức - Kế hoạch và dự toán
Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chỉ quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa TSCĐ đặc biệt là kế hoạch tài chính bao gồm những ước tính và cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và luân chuyển tiền tệ trong tương lai Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành nghiêm túc thì nó sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu Chính vì thế, các nhà quản lý luôn quan tâm, xem xét về tiến độ thực hiện kế hoạch, so sánh số liệu báo cáo với số liệu kế hoạch định
kỳ để phát hiện những vấn đề khác thường và kịp thời xử lý = Thanh lập Ủy ban kiểm soát
Ủy ban kiểm soát thông thường từ 3 đến 5 thành viên của hội đồng quản trị làm nhiệm vụ giám sát hoạt động và xem xét các BCTC của đơn vị Các thành viên này không phải là viên chức hoặc nhân viên của công ty, họ đều có
nhiệm vụ và quyền hạn như nhau:
+ Giám sát sự chấp hành luật pháp của Công ty
+ Kiểm tra, giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ
+ Giám sắt tiến trình lập BCTC
+ Đại
với họ
lên Công ty để mời kiểm toán viên độc lập vào trực tiếp làm việc
+ Hòa giải những mâu thuẫn giữa kiểm toán viên độc lập với Ban giám
Trang 16~ Các yếu tổ bên ngồi
Mơi trường kiểm sốt chung của đơn vị còn bao gồm các nhân tố bên
ngoài Các nhân tổ này nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có
ảnh hưởng tắt lớn đến thái độ, cung cách của nhà quản lý và các quy chế, các
thủ tục kiểm soát cụ thể Thuộc các nhân tố này bao gồm: ảnh hưởng của các cơ quan chức năng Nhà nước, các chủ nợ và các trách nhiệm pháp lý
1.1.4.2 Hệ thông kế toán
“Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 của Việt Nam, hệ thống kể toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng
để ghỉ nhận, tính toán, phân loại, kết chuyển vào số cái, tổng hợp và lập báo cáo các nghiệp vụ phát sinh Là một bộ phận quan trọng trong KSNB, hệ
thống kế toán hữu hiệu ở một đơn vị phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chỉ
tiết sau
+ Tính có thật: Cơ cấu kiểm sốt khơng cho phép ghi chép những nghiệp vụ không có thực vào số sách của đơn vị
+ Sự phê chuẩn: Bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý + Tính đẩy đủ: Bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Sự đánh giá: Bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các khoản giá và phí
+ Sự phân loại: Bảo đảm các nghiệp vu ghi chép dúng theo sơ khoản và ghỉ nhận dúng dắn ở các loại số sách kế toán
+ Tính đúng kỳ: Bảo đảm các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịp thời theo quy định
+ Quá trình chuyển số và tổng hợp chính xác: Số liệu kế toán được ghi
vào số phải tổng cộng và chuyển số đúng đắn, tông hợp chính xác trên các
Trang 17Hệ thống kế toán ở một đơn vị bao gồm các giai đoạn sau:
~ Lập chứng từ: Đây là giai đoạn đầu tiên rất quan trọng vì số liệu kế toán chỉ chính xác nếu việc lập chứng từ nghiêm túc, nghĩa là lập chứng từ
đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp và phản ánh trung thực mọi nghiệp vụ phát sinh
Việc lập chứng từ giúp thực hiện chức năng tiễn kiểm - là sự kiểm tra trước
khi nghiệp vụ xảy ra, nhằm ngăn ngừa sai phạm trên nhiều điểm quan trọng nhằm bảo vệ hữu hiệu và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đơn vị
~ Số sách kế toán: Là giai đoạn chính trong tiến trình xử lý số liệu kế toán, bằng việc ghi chép, phân loại tính toán, tổng hợp để chuẩn bị cung cấp
thông tin tổng hợp, lên báo cáo Trong KSNB, hệ thống số sách có vai trò quan trọng, nó giúp tổng hợp, lưu trữ thông tin một cách có hệ thống khoa
học và đóng vai trò trung gian giữa chứng từ và BCTC nên là cở sở cho việc kiểm tra, truy cập chứng từ
~ Báo cáo Tài Chính: Là giai đoạn cuỗi cùng của quá trình xử lý nhằm tổng hợp các số liệu trên số sách thành những chỉ tiêu trên BCTC Các thông
tin trên BCTC phản ảnh trung thực tình hình tải chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của dơn vị và phải được trình bày theo đúng các chuẩn mực
kế toán hiện hành
'Thông qua việc quan sát, đối chiếu, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống kế tốn khơng những cung cấp thông tin cho việc
quản lý mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị Hệ
thống kế toán là một mắc xích, một yếu tố quan trọng của hệ thống KSNB
1.1.4.3 Các thủ tục kiểm soát
~ Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm:
Trang 18nghiệp vụ Qua đó công việc của nhân viên này sẽ được tự động kiểm tra công việc của nhân viên khác, làm giảm các rủi ro xây ra các sai phạm, tạo
điều kiện để nâng cao tính chuyên môn trong quá trình làm việc của nhân
viên, Với yêu cầu là phủ hợp năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người được phân công
~ Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bắt kiêm nhiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi sự tách biệt về trách nhiệm đối với một số công việc như:
+Trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ và trách nhiệm ghi chép kế toán +Trách nhiệm bảo quan tai sản và trách nhiệm ghi chép số kể toán
+Trách nhiệm xét duyệt và trách nhiệm ghỉ chép sổ sách
+Chức năng kế toán và chức năng tải chính
soát
+Chức năng thực hiện và chức nang ki
Nguyên tắc này xuất phát từ mỗi quan hệ đặc biệt giữa các trách nhiệm
nêu trên và sự kiêm nhiệm dễ dẫn đến gian lận khó phát hiện Nguyên tắc này
giúp ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn
~ Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc iy quyển và phê chuẩn
+ Ủy quyền: là việc cấp trên giao quyền quyết định và giải quyết một số công việc trong phạm vi nhất định cho cấp dưới Có 2 mức ủy quyển là ủy quyền chung và ủy quyền cụ thể
+ Phê chuẩn: Là biểu hiện cụ thể của việc giải quyết và quyết định một số công việc trong phạm vi quyển hạn được giao
- Chứng từ và sổ sách phải đây đi: Các chứng từ nêu được lập nghiệp túc, đầy đủ, phản ảnh trung thực mọi nghiệp vụ phát sinh sẽ giúp cho việc
thực hiện chức năng kiểm soát trên nhiều phương diện nhất là bảo vệ tài sản
không bị thất thoát, ngăn ngừa các hành vi gian lận, sử dụng tải sản khong
Trang 19~ Kiểm soát vật chất: Hoạt động này được thực hiện cho các loại số sách và tài sản, kế cả những ấn chỉ đã được đánh số trước khi sử dụng Chẳng hạn như tài sản có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng tủ sắt, khóa, tường rào, lực lượng bảo vệ và chỉ những người được ủy quyền mới được phép tiếp
cân với tải sản của đơn vị
~ Kiểm tra độc lập việc thực hiện: Là việc kiểm tra được tiễn hành bởi các
cá nhân khác với cá nhân đang thực hiện nghiệp vụ Nhu cầu cần phải có sự kiểm tra độc lập xuất phát từ hệ thống KSNB thường có khuynh hướng bị giám sút tính hữu hiệu trừ khi có một cơ chế thường xuyên kiểm tra soát xét lại
'Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải độc lập với đối tượng được kiểm tra Sự hữu hiệu của hoạt động này sẽ
mắt đi nếu người thực hiện thẩm tra lại là nhân viên cấp dưới của người đã
thực hiện nghiệp vụ hoặc không độc lập vì bắt kỳ lý do nào
1.2 Những vấn đề cơ bản về chu trình bán hàng và thu tiền 1.2.1 Đặc điểm của chư trình bán hàng và thư tiễn
Bán hàng và thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá qua
cquá trình trao đổi hàng - tiền giữa doanh nghiệp với khách hàng Trong thực
tế chu trình bán hàng thu
thường bao gồm các bước công việc sau: xử lý
don đặt hàng của khách hàng, xét duyệt bán chu, giao hàng, lập hoá đơn, cuối cùng la theo dai ng phải thu và thu tiền
“Chu trình bán hàng và thu tiền được xem là giai đoạn cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh, nó đánh giá hiệu quả của giai đoạn trước đó và
hiệu quả của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời phản ánh khả
năng bù đắp các khoản chỉ phí và tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
Trang 20trừ, Cho nên cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban trong
cdoanh nghiệp,
Bán hàng là quá trình có mục đích, phương thức thực hiện mục đích ấy
rất đa dạng Theo phương thức trao đổi và thanh toán có thẻ bán hàng thu tiền
mặt trực tiếp hoặc thu qua ngân hàng, bán hang theo phương thức gửi hing, phương thức bán chịu hoặc bán theo phương thức ký gởi hàng hoá Với mỗi phương thức khác nhau các thủ tục giao nhận cũng khác nhau nên tổ chức kiểm soát cũng khác nhau Tuy có nhiều phương thức bán hàng nhưng chủ yếu là phương thức bán buôn (bán qua đại lý) và bán lẻ Với mỗi phương thức
này có trình tự và quá trình bán hàng khác nhau, tổ chức công tác kế toán và kiểm soát cũng khác nhau
1.2.2 Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng và Thu tiền
Với những đặc điểm như trên, ta có thể cụ thể hóa chu trình bán hàng — thu tiền trong doanh nghiệp với các chức năng sau:
* Nhân và xú lý đơn đặt hàng của người mua: Đặt hàng của người mua
có thể là đơn đặt hàng, là phiểu yêu cầu mua hàng, là yêu cầu qua thư, fax,
điện thoại và sau đó là hợp đồng mua, các bộ phận có liên quan trong đơn vị
có thể xem xét các điều kiện về số lượng, chủng loại, chất lượng để xác
định khả năng cung ứng đúng hạn của đơn vị với các yêu cầu đó
+ Xết duyệt bản chịu: Trước khi bán hàng, căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin khác từ trong và ngoài đơn vị, những người có thấm
quyền (bộ phận phụ trách bán chịu) cần đánh giá về khả năng thanh toán của
khách hang để xét duyệt bán chịu Quyết định này có thể đồng thời thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện đã thoả thuận trong quan hệ mua bán
Trang 21* Chuyến giao hàng hóa: Việc chuyển giao hàng hoá thể hiện tải sản và quyền sở hữu tài sản của đơn vị được chuyển giao cho khách hàng, là cơ sở để ghỉ nhận doanh thu bán hàng của đơn vị Khi thực hiện giao hàng, đơn vị phải lập chứng từ vận chuyển Chứng từ vận chuyển là bằng chứng giao hàng,
cho người mua, đồng thời là cơ sở để lập hoá đơn bán hàng
* Lập và giao hoá đơn bán hàng, đồng thời ghỉ số doanh thu: Hod don
bán hàng là chứng từ ghỉ rõ mẫu mã, số lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá bao
gồm giá gốc, chỉ phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác theo luật thuế giá trị gia tăng Như vậy, hoá đơn là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán, vừa là căn cứ đẻ ghỉ số Nhật ký bán hàng và theo
đõi các khoản phải thu Nhật ký là số ghỉ cập nhật các thương vụ, nhật ký ghỉ rõ các doanh thu gộp của nhiều mặt hàng và phân loại theo các định khoản thích hợp
+ Xứ lý và ghỉ số các khoản thu bằng tiền: Sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng và ghi nhận doanh thu, kế toán tiến hành ghi số các khoản phải thu Tiền mặt được ghi vào số nhật ký thu tiền, còn các khoản phải thu theo dai trén sé chỉ tiết theo đõi các khoản phải thu theo đúng số tiền đúng kỳ
+ Xử lý và ghỉ số các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ
doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực thuế nhập khẩu “Theo quy định, khi xuất hàng trả lại cho bên bán, bên mua phải lập hoá P
đơn, trên hóa đơn ghi rð hàng trả lại cho bên bán do không đúng quy cách,
chất lượng Căn cứ vào hoá đơn này, bên bán và bên mua điều chỉnh lại lượng
hàng đã bán, đã mua và thuế giá trị gia tăng đã kê khai Đối với các khoản
chiết khấu thương mại thì sẽ được điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng kỳ tiếp
Trang 22về quy cách, chất lượng bên bán và bên mua phải lập hoá đơn ghi rõ số lượng,
quy cách, lý do giảm, mức giảm theo hoá đơn bán hàng nào, đồng thời bai
bên điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu ra đầu vào tương ứng
* Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đồi: Để đảm bảo nguyên tắc
thân trọng trong kinh doanh và chuẩn bị cho việc khoá số kế toán phục vụ n hành đánh giá các khoản thu không có khả năng thu hồi và tiến hành lập dự phòng cho các khoản thu này, công tác lập báo cáo tài chính, đơn vị phải
như vậy mới có thể đề phòng tồn thất khi có rủi ro xảy ra, hạn chế những biến động về kết quả kinh doanh của kỳ kể toán
* Xoá số các khoản thu không có khả năng thu hỏi: Công việc này được thực hiện trong trường hợp khách hàng không chịu thanh toán hoặc mắt khả
năng thanh tốn Khi khơng cịn hy vọng thu hồi các khoản nợ phải thu khách
hàng, nhà quản lý có trách nhiệm xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thắm quyền cho phép được xoá số các khoản nợ này Căn cứ vào đó, bộ phận
kế toán sẽ ghi chép vào số sách Việc xoá số phải được thực hiện theo đúng
nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành
1.2.3 Các rủi ro thường xảy ra trong chu trình bán hàng và thu tiền
1.2.3.1 Các rủi ro thường xảy ra trong chu trình bán hàng:
Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm,
hàng hoá, tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật
sang hình thái tiền tệ
“Thành phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp được xác định là tiêu thụ khi
doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng (Qua trình bán hàng là quá trình quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, quá trình này nhằm chuyển đổi hình thái vốn của
Trang 23nhuận đều phải thực hiện khâu bán hàng và thúc đây quá trình này thực hiện
cảng nhanh càng tốt, như vậy vốn của doanh nghiệp sẽ được quay vòng nhanh
hơn khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn
“Các phương thức bán hàng: Nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp sản
xuất được thực hiện thông qua hai phương thức chủ yếu là bán buôn và bán lẻ
* Phương thức bản buôn: là việc bán hàng cho các doanh nghiệp sản
xuất khác hoặc các doanh nghiệp thương mại Kết thúc quá trình này, hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông Đặc điểm của phương thức bán buôn là số lượng bán một lần lớn nên doanh nghiệp thường lập chứng từ cho những lần bán và kế toán tiến hành ghi số sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Phương thức này thường được tiến hành theo các hình thức sau:
~ Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp căn cứ vào
hợp dồng đã được ký kết, tiến hành chuyển và giao hàng cho người mua tại
địa điểm hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng Hàng hoá được xác định tiêu thụ khi doanh nghiệp giao xong hàng cho người mua và người mua ký vào
chứng từ giao hàng Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển đến cho người
người mua doanh nghiệp phải chịu Phương thức này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên với doanh nghiệp
~ Hình thức nhận hàng: Theo hình thức này bên mua cử cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp Sau khi giao hằng xong, bên mua ky vào chứng từ bán hàng, hàng hoá được xác định tiêu thụ Vì vậy, mọi tôn thất
hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng người mua phải chịu
* Phương thức bản lẻ: được áp dụng ở các cửa hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của khách hàng Đặc điểm của hình thức này là khách hàng mua với số lượng hàng nhỏ, giá trị thấp và thường được khách
hàng thanh toán ngay Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hình
Trang 24
Để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hang ta cin
chú ý đến các rủi ro thường xảy ra trong quá trình xử lý nghiệp vụ như:
= Rai ro về đơn đặt hàng: Nhận những đơn đặt hàng có những điều
khoản, điều kiện không chính xác hoặc từ những khách hàng không được phê duyệt, Nhân những đơn đặt hàng về những hàng hóa, dich vu ma don vi không có khả năng đáp ứng; Bộ phận hoặc cá nhân không có nhiệm vụ nhưng lại nhận đơn đặt hàng
~ Rủi ro về bán chịu: Nhân viên bán hàng có thể cấp quá nhiều hạn mức
bán chịu cho khách hàng hoặc bán chịu cho những khách hàng không đủ tiêu
chuẩn theo chính sách bán chịu để đẩy mạnh doanh số bán hàng và do đó làm
cho công ty phải chịu rủi ro tín dụng quá mức
~ Rủi ro về giao hàng: Việc xuất hing và giao hing do nhân viên không có thấm quyển thực hiện; Giao hàng không đúng địa điểm, không đúng khách hàng, hoặc có thể giao cho khách hàng hoặc quy cách không đúng như đã thoả thuận
~ Rủi ro lập hoá đơn: Nhân viên lập hoá đơn có thể quên lập một số hóa đơn hàng hoá đã giao, lập sai hoá đơn, lập một hoá đơn thành nhiều lần hoặc
lập hóa đơn khống khi thực tế không giao hàng
1.2.3.2 Các rủi ro thường xảy ra trong chu trình thu tiển
"Nghiệp vụ thu tiền cũng khá đa dang Tuy theo từng chính sách bán hang hoặc tình hình doanh nghiệp có thể cho khách hàng của mình thanh toán khoản tiền mua chính của khách hàng hay của chính doanh nghiệp mà hàng theo các hình thức khác nhau
~ Mua hàng thanh toán ngay: Đối với những khách hàng mới, không thường xuyên hoặc có lịch sử thanh tốn nợ khơng tốt với doanh nghiệp thì doanh nghiệp buộc khách hàng của mình phải thanh toán ngay khi mua hàng
Trang 25~ Ứng tiền trước khi mua hàng: do tình hình tài chính của công ty không, được tốt hoặc do tính độc quyền của hàng hoá mà doanh nghiệp có thể yêu
cầu khách hàng ứng trước một khoản hoặc toàn bộ số tiền mua hàng để phục
vụ sản xuất hoặc đảm bảo tính chắc chắn Khi nhận hàng khách hàng sẽ thanh
toán phần tiền mua hàng còn thiếu
~ Mua hang tin dụng: tức là doanh nghiệp cho phép khách hàng nợ khoản
tiền mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian
46 khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp, nếu thanh toán đúng hạn
khách hàng sẽ nhận được một khoản chiết khẩu
Đối với chu trình thu tiền thường xảy ra các rủi ro vẻ việc kế toán có thể không ghi hoặc ghi chậm số tiền khách hàng thanh toán, ghỉ sai khách hàng thanh toán, thu hồi nợ chậm trễ, lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng, thủ quỹ hoặc nhân viên thu ngân có thể ăn cắp tiền mặt khách hàng thanh toán trước khi khoản tiền mặt đó được ghi nhận là doanh thu
Để hạn chế và ngăn chặn những rủi ro trên, nhà quản lí cần thiết kế những thủ tục kiểm soát thích hợp, để hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thực hiện được những mục tiêu đề ra
1.3 Nội dung Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền
1.3.1 Mục tiêu KSNB chu trinh bán hàng và thu tiền
“Chu trình bán hàng và thu
các đơn vị, chu trình trải qua nhiều khâu, có liên quan đến những tài sản nhạy
là hoạt động thường xuyên liên tục của cảm như nợ phải thu, hàng hoá, tiền và liên quan nhiều bộ phận nên dễ xảy ra gian lận và rủi ro Do đó việc đặt ra các mục tiêu kiểm soát trong chu trình
bán hàng và thu tiền nhằm hạn chế những sai phạm trên là rất cần thiết
Những mục tiêu này được xây dựng dựa trên các rủi ro mà doanh nghiệp có
Trang 26* Đối với nghiệp vụ bán hàng,
Các đơn đặt hàng được xử lý kịp thời, không bỏ sót và đã được phê
chuẩn; các đơn đặt hàng và hợp đồng bán hàng đã được đánh số và được theo doi chat chẽ (đầy đủ) Cơ cất
gian lận những nghiệp vụ không tồn tại và vào số bán hàng hay số kể toán 'Các nghiệp vụ bán chịu đều phải được xét duyệt nhằm đảm bảo khả năng
thu hồi nợ từ khách hàng (sự cho phép) Nhà quản lý cần phân cấp tài chính
iễm sốt nội bộ khơng cho phép việc ghi nhận
trong việc xét duyệt bán chịu và quy rõ trách nhiệm nếu xét duyệt bán hàng không thu được nợ
“Các nghiệp vụ tiêu thụ phải được phê chuẩn và cho phép một cách dúng,
đắn Sự phê chuẩn này hướng vào ba trọng điểm chính: phê chuẩn phương
thức trước khi giao hàng; gửi hàng; giá bán, phương thức thanh toán; chỉ phí
và tỷ lệ chiết khấu (nều có) hành thực hiện một nghiệp
sẽ dẫn đến rủi ro (nghiệp vụ lừa đảo) làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của đơn vị
nghiệp vụ tiêu thụ đều được ghỉ số đầy đủ (tính đầy đủ) Các chứng,
từ vận chuyển, hoá đơn, phiếu xuất kho đều được đánh số theo thứ tự và ghỉ
chép đầy đủ bởi nhân viên kế toán để đảm bảo chúng được tính tiền nhằm
ngăn ngừa các nghiệp vụ bị gạt bỏ ngoài số sách
Doanh thu và nợ phải thu khách hàng được tính toán đúng và ghỉ số
chính xác (sự đánh giá) Thơng qua kiểm sốt độc lập quy trình lập hoá đơn,
quy trình ghi số doanh thu bán hàng theo từng loại tại thời điểm, quy trình ghỉ
số khoản phải thu của từng khách hàng theo từng đợt phát sinh Kiểm tra các
phép tính và số tiền trước khi ghi số và phê duyệt nhằm tránh các sai số khi
tính toán và ghỉ số các nghiệp vụ
Trang 27Kiểm tra nội bộ việc lập chứng từ và ghi số kế toán theo thời gian Bởi nếu việc ghi số doanh thu chậm trễ xảy ra vào cuối kỳ kế toán sẽ ảnh hưởng đến
các thông tin trên báo cáo tải chính
“Các nghiệp vụ tiêu thụ được phân loại đúng đắn (sự phân loại) Quá trình
phân loại đúng đắn tài khoản phù hợp với cơ cấu tài khoản của doanh nghiệp,
thể hiện trên sơ đồ nghiệp vụ bán hàng Cơ cấu kiểm soát nội bộ sẽ đối chiều ngay trên chứng từ được thể hiện trên số nhật ký, đảm bảo cho báo cáo tài
chính được trình bày đúng đắn
nghiệp vụ tiêu thụ được ghi chép và cộng dồn đúng đắn (tính chính
xác cơ học) Nhà quản ly edn phân định trách nhiệm và kiểm tra chéo việc ghỉ số nhật ký bán hàng với số chỉ tiết các khoản phải thu
* Đổi với nghiệp vụ thu tiền
Đảm bảo các khoản tiền đã ghi số là thực tế đã nhận được (tính có thật) Căn cứ vào nhật ký thu tiền, số cái, số chi tiết các khoản phải thu, thường
xuyên đối chiều nhật ký thu tiền với các sao kê ngân hàng Đồng thời xem xét
bằng chứng các khoản tiền đã thu được như phiếu thu, giấy báo nợ
Chắc chắn tiền mặt thu được đã được ghi đầy đủ vào số quỹ và nhật ký thu tiền (tính đầy đủ) Kiểm soát nội bộ kiểm tra phân định trách nhiệm với
hay bảng kê tiền mặt được đánh số trước chiết phiểu thu được đối đã được xét duyệt đúng, và ký duyệt (sự phê chuẩn) Thông qua việc nhà quản lý cần có những
sách cụ thể cho việc thanh toán trước hạn, cách thức duyệt các khoản
chiết khấu Bộ phận kiểm soát đối chiếu chứng từ gốc với ký duyệt phiếu thu
Các khoản tiền thu đã ghi số và đã nộp đều đúng với giá bán hàng ( sự
đánh giá) Theo dõi chỉ tiết các khoản thu và đối chiếu với chứng từ bán hàng
Trang 28'Các khoản thu tiền đều được phân loại đúng ( sự phân loại ): rà soát, đối chiếu nội bộ việc phân loại, chú ý các điều khoản đặc biệt Quy định cụ thể các quan hệ đối ứng cụ thể về thu tiền
“Các khoản thu tiền ghỉ đúng thời hạn ( tính kip thời ) Quy định rõ các khoản cập nhật về thu tiền và số và vào quỹ Kiếm soát nội bộ độc lập kiếm soát ghỉ thủ và nhập quỹ Các khoản thu tiền ghi đúng vào số quỹ, số cái và tổng hợp đúng ( tính chính xác cơ học) Phân cách nhiệm vụ ghi số quỹ với theo dõi thanh toán hàng Lập cân đối thu chỉ và gửi cho người mua đều đặn, tổ chức đối chiếu nội bộ về chuyển số và cộng số 1.3.2 Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền 1.3.2.1 Tổ chức chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán Nội dung của các chứng từ kế toán phải đầy đủ các
chỉ tiêu, rõ rằng, trung thực với nội dung nghiệp vụ thực tế phát sinh và mỗi
nghiệp vụ xảy ra chỉ được lập chứng từ một lần duy nhất Đồng thời các chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của những người có thẳm quyền
* Chứng từ được sử dụng chủ yếu trong chu trình bán hàng thu tiền :
+ Đơn đặt hàng của khách hàng: Đơn đặt hàng do người mua lập và gửi cho doanh nghiệp Nó có thể được nhận bằng văn bản, email, fax Là loại
chứng từ có thể thoe mẫu in sẵn của công ty thể hiện sự yêu cầu về hàng hoá
của khách hàng, bao gồm các thông tin về hàng hoá như tên hàng hoá, quy
cách, số lượng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng và có thể một số điều
Trang 29+ Lệnh bán hàng: được phòng kinh doanh hay bộ phận bán hàng của doanh ngiệp lập, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, phải ghi số thứ tự
của đơn đặt hàng và đầy đủ các thông tin như trên đơn đặt hàng
+ Phiếu xuất kho: Do bộ phận kho căn cứ vào lệnh bán hàng đã được phê chuẩn Phiếu xuất kho cũng được ghi đầy đủ vẻ thông tin về hàng hoá được 'bán và xuất khỏi kho hàng
+ Chứng từ vận chuyển: Chứng từ này được lập lúc giao hàng trong đó chỉ rõ mẫu mã, số lượng được giao và các số liệu khác có liên quan Vận đơn cũng là một chứng từ vận chuyển Chứng từ vận chuyển là một hợp đồng viết
tay giữa người bán và người chuyên ché về việc nhận chở hàng hoá cho khách hàng
+ Hoá đơn bán hàng (áp dụng trong DN nộp thuế theo phương pháp trực
tiếp) hoặc hoá đơn GTGT (áp dụng cho DN nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ ) là chứng từ chỉ rõ mẫu mã, số lượng, giá cả hàng hoá đã được bán, phương thức thanh tốn và một số thơng tin khác có liên quan Giá cả hàng,
'bán thường bao gồm cả chỉ phí vận chuyển và phí báo hiểm hàng hoá
+ Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, bản quyết toán cung cấp hàng hoá,
dich vụ
+ Phiểu thu giấy báo Có, các bản sao kê, số phụ của ngân hàng
+ Các chứng từ khác có liên quan
1.3.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản và số sách kế toán
“Từ những chứng từ ban đầu, kế toán sẽ phân loại chứng từ theo từng nội dung kinh tế, từ đó phản ánh vào số sách kế toán có liên quan Tuy thuộc vào
nội dung, các nghiệp vụ kinh tế mà kế toán sẽ mở các tài khoản và các loại số
Trang 30* Các loại số kế toán chỉ tiết được sử dụng trong chu trình bán hàng — thu tiền:
+ Số chỉ tiết theo đõi doanh thu
+ Bang tng hop doanh thu
+ Số chỉ tiết giá vốn
+ Bảng tổng hợp giá vốn bán hàng
+ Bang tổng hợp công nợ phải thu
* Các loại số kế toán tổng hợp thì tuỳ vào hình thức kế toán sẽ có những
loại số phù hợp, ví dụ : Nhật ký số cái, Nhật ký chung, chứng từ ghỉ số, Bang kê, Nhật ký chúng từ, Số cái các tài khoản
* Các tài khoản kế toán được sử dụng trong chu trình bán hàng thu tiền + Vốn bằng tiền : TKII1, TKI12
“+ Các tài khoản phải thu: TK 131, TK 138 + Hàng tồn kho: TK 155, TK 156, TK 157
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: TK 511
+ Doanh thu bán hàng nội bộ: TK S12 + Doanh thu nhận trước: TK 338
+ Các khoản giảm trừ doanh thu : TK 521, TK 531,TK 532, TK 3333, TK 3332
+ Thuế GTGT phải nộp: TK 3331
+ Du phong nợ phải thu khó đôi: TK 139 1.3.2.3 Các bảo cáo kế toán trong quá trình tiêu thụ
Báo cáo kế toán với mục đích tập hợp các dữ liệu đã được xử lý để cung cho người sử dụng những thông tin hữu ích theo nhu cầu Với mục đích
Trang 31
trình, thông tin theo nhu cầu người sử dụng nhằm phục vụ các quyết định điều
hành hoạt động
'Ở mức độ chỉ tiết việc xử lý, thì bộ phận kế toán có thể lập Báo cáo chỉ tiết như là báo cáo chỉ tiết theo từng hoá đơn bán hàng, báo cáo chỉ tiết sản phẩm theo từng khách hàng trong từng khoảng thời gian Mục đích của chúng là kiểm soát xem dữ liệu có được cập nhật xử lý chính xác hay không
'Ở mức độ tổng quát, bộ phận kế toán lập báo cáo kiểm tra số tổng như: 'báo cáo tổng doanh số bán hàng, tổng sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Trang 32Sơ đồ khái quát về kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền Đơn đặt hàng
~ Đảnh gi khả năng thanh toán của khách hing Ỷ ~ Xem xếttình hình thực tế của đơn vị
Duyét bin ing | - N không đồng ý bảnchịu: Thông báo cho khách
` bảng
~ Nếu đồng ý bán chịu: Tiến hành xuất bán
¥ "Bộ phân bảo vệ, thủ kho và người nhận bảng theo dõi “Xuất kho hàng hoi | lượng bàng thực xuất
"Bộ phận được gia tiến hành xuất kho Lập hoá đơn vận chuyển {Lip hos don bn hing (hu tén ) ding qui định, hoá đơn phải được định số thứ tw “Ghi nhận doanh thụ bán hàng “Theo đơi thanh, tốn Ỷ Chuẩn y hàng bán bị trả lạ Ỳ TDự phòng nợ phải thú Khó đôi ‘
"Nhận tiễn người mua: séc, giấy “Xử lý vào số các Khoản thụ tiện mat "háo nhận tiến
“Cập nhật số th tiên
Trang 33
Xử lý các đơn đặt hàng: Tiếp nhận đơn đặt hàng là khâu đầu tiên trong chu trình bán hàng và thu tiền Để kiểm soát, đơn vị nên thiết kế đơn đặt hàng theo mẫu thống nhất và đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng Tuy nhiên đơn vị có thể linh động chấp nhận đơn đặt hàng do khách hàng tự soạn thay vi dùng mẫu của đơn vị, nhưng đơn đặt hàng cần phải có một số nội dung chính gồm tên khách hàng, địa chí, số điện thoại, mặt hàng cần mua (bao gồm tên hàng, quy cách, số lượng, đơn giá), thời han, địa điểm giao hàng dự kiến Đơn đặt hàng phải được người có thẩm quyền của đơn vị xét duyệt
Duyệt bán hàng : Sau khi nhận đơn đặt hàng cần phải tiến hành các công việc gồm: Xác minh người mua hàng nhằm đảm bảo tính có thật của đơn đặt
hàng đặt biệt các đơn hàng có giá trị lớn tránh tinh trạng đơn hàng giả mạo; Đổi chiếu giá trên đơn đặt hàng với bing giá chính thức của đơn vi nhằm
tránh sai giá ngoài ý muốn có thể dẫn đến tranh chấp không đáng có về sau;
Xác nhận khả năng cung ứng để có kế hoạch sản xuất bổ sung hoặc thỏa thuận thay thế mặt hàng khác tương tự; Lập lệnh bán hàng chuyển sang bộ
phân duyệt bán chịu (nếu có), căn cứ vào chính sách bán chịu, bộ phận duyệt
'bán chịu có thể duyệt hoặc từ chối việc bán hàng trên lệnh bán hàng
“Xuất kho hàng hóa: Căn cứ lệnh bán hàng đã được phê chuẩn đầy đủ, thủ kho sẽ xuất hàng cho bộ phận phụ trách chuyển hàng Căn cứ vào số lượng
hàng hóa thực tế xuất kho, bộ phận được giao trách nhiệm lập phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được lập thành ba liên đánh số thứ tự và có đầy đủ chữ ký của
Trang 34Kết luận Chương 1
Kiểm soát nội bộ là một trong những chức năng quan trọng của hệ thống quản lí do vậy mà các nhà quản lí cần phải nắm rõ quá trình thực hiện cũng như kết quả đạt được trong quá trình sử dụng các chính sách do mình đặt ra Đồng thời phải làm chủ và kiểm soát được ngay trong quá trình vận hành bộ
máy nhân sự tại đơn vị Khi tham gia tổ chức bắt kỳ hoạt động nào của đơn
vị, nhà quản lí cần phải lồng vào đó qui trình kiểm sốt thơng qua các nội qui cũng như qui định về hoạt động của đơn vị để có thể đạt được tối đa các mục
tiêu quá trình hoạt động của doanh nghiệp Quá
ih kiếm soát nội bộ cảng vững mạnh và chặt chẽ sẽ đem lại cho tổ chức, đơn vị các lợi ích như : giảm bớt nguy cơ rủi ro tim ẩn trong các hoạt động tài chính, bảo vệ tài sản khỏi bị
hư hỏng, mắt mát bởi hao hụt và gian lận Đảm bảo tính chính xác của các số
liệu kế toán và báo cáo tài chính Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội qui, cqui chế, qui trình hoạt động của đơn vị cũng như các qui định của luật pháp
Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt
được mục tiêu đề ra.s
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa lý luận về KSNB chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp để làm cơ sơ quan trọng để đánh giá đối chiếu và phân tích với thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty cổ phần Thiên Kim ở chương 2, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại
Trang 35CHUONG 2
THUC TRANG CONG TAC KIEM SOAT NOI BO CHU TRINH BAN HANG VA THU TIEN TAI CONG TY CO PHAN THIEN KIM
2.1 Tổng quan về công ty
3.1.1 Quá trình hình thành và phát
Tiền thân của Công ty cổ phần Thiên Kim là Xí nghiệp sản xuất và kinh
doanh sắt thép Thiên Kim với hơn 20 năm hoạt động trong lãnh vực kinh
doanh sắt thép Công ty cỗ phần Thiên Kim hiện nay là một doanh nghiệp hàng đầu tại TP Đà Nẵng với các lĩnh vực : Nhà máy sản xuất & kinh doanh sắt thép; Sản giao dịch bất động sản; Văn phòng cho thuê
“Từ khi thành lập đến nay, trải qua một chặng đường hơn 20 năm, công ty đã gặp không ít những thăng trằm từ những thiết bị cũ, trình độ chuyên môn
chưa cao đến nay vẫn có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường là kết quả của sự nỗ lực, phắn đấu khơng ngừng của tồn thể cán bộ công nhân viên
công ty Trước năm 2005, xí nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, thực hiện
kinh doanh một mặt hàng sắt thép Năng suất trong giai đoạn này không cao
do cách hoạt đông không phát huy được tính chủ động, sing tạo của cán bộ công nhân viên, bo qua khả năng, trách nhiệm trong sản xuất Do đó, hoạt
động sản xuất thấp, đời sống cán bộ công nhân viên còn gặp nhiều khó khăn Mặt khác, đơn vị phải đương đầu với một thế lực lớn là sự cạnh tranh trong cơ
chế thị trường nên thị phần tiêu thụ bị thu hẹp đáng kẻ Trước tình hình đó,
Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong công ty đã nỗ lực tìm kiếm đầu
mối, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đó mà đã vượt qua khó khăn này Từ đó đến nay, công ty đã không ngừng đổi mới, từng bước hoàn thiện cơ chế hoạt động, hoàn thiện bộ máy quản lý, quá trình hoạt động cải
Trang 36lên đáng kế Thị phần tiêu thụ rộng lớn, không chỉ trong tỉnh mà còn ở các
tỉnh khác nữa như: Bình Định, DakLak, Quảng Ngãi, TP.Hồ Chí Minh, Đồng
Nai Cong ty đã trở thành một trong những đơn vi hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả nhất và đứng vững trên thị trường
Năm 2005, do nhu cầu thị trường cũng như nguồn lực Xí nghiệp Sản xuất Sắt thép Thiên Kim tiến hành cỗ phần hố thành Cơng Ty Cổ Phần Thiên Kim, qua bảy năm hoạt động đến nay Công Ty có vốn điều lệ là 19 tỷ đồng được chia ra 19.000 cổ phần với bốn cổ đông gồm Bà Nguyễn Thị Kim Nữ nắm giữ 16.000 cổ phần, Bà Huỳnh Thị Thanh Thảo 1.000 cổ phần, Bà Huynh Thị Nhã Uyên 1.000 cổ phần, và Ông Nguyễn Hữu Thành 1.000 cổ phần Và cũng trong năm này Công ty cổ phần Thiên Kim đầu tư xây dựng
cao ốc Văn Phòng Cho Thuê Thiên Kim tại địa chỉ 114 - 116 Nguyễn Văn Linh Đà Nẵng với tổng diện tích sàn gin 1300m* Song song với đó lĩnh vực
đầu tư bắt động sản, các hoạt động kinh doanh bắt động sản khác cũng được
Ban giám đốc công ty quan tâm Sau hơn năm năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và môi giới bất động sản, Tháng 7 năm 2009, Sàn giao dịch bắt
đông sản Thiên Kim đã chính thức đi vào hoạt động với triết lý kinh doanh: Chuyên nghiệp - Minh bạch - Tìn cây
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
“Chức năng của Công Ty: Kinh doanh thép Phi trơn các loại, Thép phi các loại, thép Lapla các loại, thép vuông các loại, thép phi chudt sáng các loại,
n các loại; Cung cấp các loại hình dịch vụ: cho thuê Văn Phòng; Dịch
Kẹp
vụ mô giới, kinh doanh bắt động sản bao gồm: căn hộ, đắt nền, nhà đất don
k
Nhiệm vụ của Công Ty: Phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng - đưa thương hiệu Thiên Kim thành thương hiệu đứng đầu khu vực trong ngành sản
Trang 37Nang cao uy tin, cam kết bằng chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ để làm
hải lòng khách hàng; mở rộng thị trường ra tằm khu vực và cả nước
3.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty'
2.1.3.1 Đặc điễm môi trường kinh doanh
Trong nhiều năm qua Công ty Cổ Phần Thiên Kim đã xây dựng được
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm mạnh và rộng lớn, hiện Công ty chuyển hàng,
đến tân chân công trình hoặc nhà phân phối lớn tập trung chủ yếu ở miền
Trung va miền Nam Sản phẩm thép xây dựng, mặt hàng chủ lực của Công ty,
hiện đang có mặt ở một số công trình lớn; một số mặt hàng bắt động sản cũng
hiện có mặt tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Riêng đi
phẩm sắt phi chuốt sáng chỉ có Thiên Kim sản xuất Có thể nói đây là “sản với sản
phẩm không đụng hàng” và đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Công Ty 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Bộ phận sản giao dịch bắt động sản có nhiệm vụ môi giới, đầu tư kinh
doanh bat dong sản
+ Bộ phận văn phòng cho thuê có nhiệm vụ khai thác và đáp ứng các
Trang 38+Bộ phận sản xuất kinh doanh sắt thép có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm sắt, thép xây dựng, dân dụng và công nghiệp
3.1.4 Đặc điểm hoạt động bán hàng và thu tiền của công ty a Đối với kinh doanh sắt thép:
Công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng hoạt động,
mang lại doanh thu cao nhất cho công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh thép Vì vậy công ty da tap trung phần lớn nguồn lực nhằm mục đích mở rộng địa bàn kinh doanh Do đó hoạt động kiểm soát bán hàng và thu tiền luôn được
"ban lãnh đạo quan tâm đúng mức và ngày cảng hoàn thiện Từ khâu bán hàng tới
khâu thu tiền bán hàng phải rat thận trọng và đảm bảo các nguyên tắc Công việc
này đòi hỏi KSNB hoạt động có hiệu quả tức là phải kiểm soát bán hàng và thu
tiền tại văn phòng cũng như ở phân xưởng có thực hiện đúng quy trình bán hàng
và thu tiền không, phân xưởng có báo cáo đầy đủ không mới có thể đảm bảo kinh doanh có hiệu quả
b Đối với kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng:
"Đây là lĩnh vực kinh doanh mang lại doanh thu ôn định cho đơn vị, việc bán hàng và thu tiền không phức tạp nhưng đòi hỏi KSNB đảm bảo việc bán
hàng- thu tiền đúng pháp luật và chế độ kế toán Việt Nam (Ví dụ : không niêm ết giá thuê văn phòng bằng ngoại tệ ) e Đối với kinh doanh sàn giao dịch bắt động sản: rủi ro về tài Lĩnh vực kinh doanh khá phức tạp, chứa đựng rất nhiề
chính cũng như pháp lý Với thói quen sử dụng tiền mặt là chủ yếu cộng với
kiến thức luật pháp về bắt đông sản của các khách hàng không cao và không
đồng đều dễ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, đặc biệt đây là mặt hàng có
Trang 39+ Mỗi hàng hoá bắt động sản đều mang những đặc điểm riêng biệt nên
mức giá khác nhau và tuỳ thuộc vào thoả thuận của khách hàng mà hợp đồng, mua bán sẽ bị ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như: lộ trình thanh toán, kích thước từ lúe lập hợp đồng kinh tế đến lúc nhận đất thực tế có thể thay đổi +/-5% sẽ
làm thay đổi giá trị của tài sản đó
+ Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mô gới mua bán bắt động sản thường gặp phải vấn đề một nhân viên kinh doanh vừa là người môi giới
khách hàng mua vừa là người môi giới khách hàng bán nên việc kiếm soát
khâu bán hàng rất khó khăn
+Một hợp đồng gốc có thể phát sinh nhiều phụ lục hợp đồng sang tên
cho khách hàng khác và giá bán cũng thay đổi tuỳ theo thoả thuận trên phụ
lục hợp đồng
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác KSNB chu trình bán hàng và thu
tiền tại Công Ty
3.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.2.1.1 Sơ đề tổ chức bộ máy quản lý'
Trang 402.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Như đã trình bày ở trên, Công ty Cổ Phần Thiên Kim tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến chức năng Trực thuộc
công ty là xí nghiệp sản xuất sắt thép, bộ phận cho thuê văn phòng và sản
giao dịch bắt động sản Với mô hình này tại công ty bộ máy quản lý bao gồm: Đại hội đồng cỗ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Có các quyền sau : Thông qua sửa đổi, bổ sung điều lệ, kế hoạch phát triển
của công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của ban kiếm
soát, của HĐQT và của các kiểm toán viên
Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên
quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền
hạn của Đại hội đồng cổ đơng
Bàn kiểm sốt : Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong
ghi chép số sách kế toán, BCTC và việc chấp hành Điều lệ công ty, quyết
định của Chủ tich HDQT
Tổng giám đốc : Là người quyết định đến tắt cả các hoạt động hằng ngày
của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị đồng thời
tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh và đầu tư của công ty Bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức
danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trog công ty
Giám đốc điều hành : Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, có trách
nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước cơ quan quản lý cấp trên và trước toàn thể cán bộ công nhân viên Giúp việc cho
Giám đốc điều hành còn có 2 Phó Giám