MÔN ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 90 phút Đáp án có 03 trang I 1 Chứng minhcác đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh vùng biển.
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM – LỚP 12 THPT MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 90 phút
( Đáp án có 03 trang)
I 1 Chứng minhcác đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa chiến lược trong
phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh vùng biển
a Đảo và quần đảo:
-Có hơn 4.000 đảo lớn, nhỏ Trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc
-Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Thổ Chu, Nam Du
+Đây là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
+Là căn cứ để tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới nhằm khai thác
có hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa
+Việc khẳng định chủ quyền đối với các đảo, quần đảo là cơ sở để khẳng
định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
b.Các huyện đảo ở nước ta:
-Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh); Cát Hải và Bạch Long Vĩ (HP);
Cồn Cỏ (Quảng Trị); Hoàng Sa (Đà Nẵng); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Trường
Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (BRVT); Kiên Hải và
Phú Quốc (Kiên Giang)
2.0
0.25 0.25 0.25 0.25
1.0
2 Tốc độ tăng trưởng than, dầu và điện qua các năm: (đơn vị:%)
1.0
II a.Vẽ biểu đồ:
- Vẽ một biểu đồ cột và đường, biểu đồ khác không cho điểm
+ Tên biểu đồ
+ Khoảng cách năm
+ Đơn vị ở 2 trục tung
+ Vẽ chính xác, ghi số liệu đầy đủ
+ Chú thích
- Nếu thiếu một yêu cầu – 0,25; Vẽ sai cho tối đa 0,25 điểm
1,0
b Nhận xét:
- Nhìn chung từ năm 1990 – 2006 sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản
đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có sự khác nhau
+ Sản lượng thủy sản tăng nhanh, tăng liên tục; từ năm 1990-2006 tăng
2829,9 nghìn tấn; tăng 4,2 lần
+ Giá trị sản xuất tăng nhanh hơn, tăng liên tục; từ năm 1990-2006 tăng
33900,5 tỉ đồng, tăng 5,2 lần, do giá trị thương phẩm của TS ngày càng
cao
- Hoạt động sản xuất ngành thủy sản ngày càng có hiệu quả và ổn định
1,0
0.25 0.25 0.25 0.25
III 1 Kể tên các mỏ dầu lớn và các trung tâm du lịch cấp quốc gia:
- Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Các TT du lịch quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh 0.5
Trang 32 a.Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công
nghiệp chuyên môn hóa:
- Công nghiệp của vùng đang phát triển dựa trên một số tài nguyên
khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – thủy và nguồn lao động dồi dào,
tương đối rẻ
- Do những hạn chế về về điều kiện kỹ thuật, vốn nên cơ cấu công nghiệp
vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong thập kỷ tới Một số
tài nguyên khoáng sản của vùng còn ở dạng tiềm năng hoặc khai thác
không đáng kể
- Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn
(Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An), nhà máy thép liên hợp Hà Tỉnh
- Cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát triển CN của vùng Việc giải
quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia như: sử dụng
điện từ đường dây 500 kv Một số nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng
công suất nhỏ: thuỷ điện Bản Vẽ trên sông Cả ở Nghệ An (<1000MW),
Cửa Đạt trên sông Chu ở Thanh Hóa (<1000 MW), Rào Quán ở Quảng
Trị (<1000MW)
- Các Trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huế
với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau Huế nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung có lợi thế phát triển
b.Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
KT-XH của vùng
+ Tuyến Bắc- Nam: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất
+ Tuyến Đông – Tây: quốc lộ 7, 8, 9 Đường Hồ Chí Minh thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư hình thành
mạng lưới đô thị mới
-Tuyến hành lang giao thông Đông-Tây cũng đã hình thành, hàng loạt cửa
khẩu mở ra như: Lao Bảo, thúc đẩy giao thương với các nước láng giềng
-Hầm đường bộ qua Hải Vân, Hoành Sơn góp phần gia tăng vận chuyển
Bắc-Nam, tạo sức hút cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng ĐN
- Các cảng nước sâu đang được đầu tư, xây dựng và hoàn thiện: Nghi
Sơn, Vũng Áng, Chân Mây gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế
cảng biển, các sân bay Phú Bài, Vinh, Đồng Hới được nâng cấp giúp phát
triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch
0.25
0.25 0.25
0.5 0.25
0.25 0.25 0.25 0.25
1 Vấn đề khai thác thủy năng ở Tây Nguyên:
Trước đây đã xây dựng một số nhà máy thuỷ điện: Đa Nhim trên sông Đa
Nhim , Đrây-H’ling trên sông Xrê-pôk Hiện nay có nhiều nhà máy đã và
đang xây dựng
+ Trên Sông Xê xan: Thuỷ điện Yaly, Xê-Xan 3, Xê-Xan 3A, Xê-Xan 4,
Plây Krông,tổng công suất trên hệ thống sông Xê-Xan khoảng 1.500MW
+Trên sông Pôk có thêm các nhà máy thuỷ điện: Buôn Kuôp,
Xrê-Pôk 3, Xrê-Xrê-Pôk 4, Đức Xuyên, Buôn tua Srah
+Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh , Đồng
Nai 3, Đồng Nai 4 đang được xây dựng
(Lưu ý: đọc Átlat mỗi nhà máy này công suất đều <1000MW)
1.0
0.25 0.25 0.25 0.25
Trang 42 Các biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long:
- Nguồn nước ngọt và nước dưới đất có giá trị đặc biệt Để cải tạo đất
phèn, mặn người ta chia ruông thành nhiều ô nhỏ đưa nước ngọt vào để
thau chua, rửa mặn Đồng thời lai tạo các giống lúa phù hợp với vùng đất
phèn, đất mặnÆ ĐTM, TGLX đang dần được sử dụng
-Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng Đối với khu vực rừng ngập mặn phía
nam và tây nam từng bước biến thành những bãi nuôi tôm, trồng sú, vẹt,
đước kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái
-Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả
kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt phát
triển kinh tế liên hoàn-kết hợp mặt biển với đảo & đất liền
-Cần chủ động sống chung với lũ để khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ
hàng năm đem lại
1.0
0.25 0.25
0.25 0.25
IV b Theo chương trình nâng cao
1 Sản xuất thực phẩm :
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước ta,
đặc biệt là thủy sản nước ngọt Sản lượng thủy sản đạt 1,7 – 1,8 triệu tấn,
chiếm hơn ½ cả nước
- Trong những năm gần đây việc nuôi cá, tôm phát triển mạnh, cá tôm
đông lạnh trở thành mặt hàng được ưa chuộng trong nước và thế giới Các
tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn nhất là: Kiên Giang,
Cà Mau, Kiên Giang
- Các sản phẩm chăn nuôi góp phần làm phong phú thêm nguồn thực
phẩm: Đàn lợn (3,7-3,8 triệu con, phân bố đều các tỉnh), đàn bò (50 vạn
tập trung ở Trà Vinh, Bến Tre, An Giang) đàn vịt đông đúc
- DT nuôi trồng ngày càng mở rộng dẫn đến nguy cơ giảm DT rừng ngập
mặn, cần chú ý bảo vệ môi trường sinh thái
0.25
0.25 0.25 0.25
2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở trung du và miền núi
- Chủ yếu thích hợp trồng rừng, cây lâu năm, do đất xấu dễ bị xói mòn
việc làm đất và thủy lợi gặp khó khăn Trước đây để đảm bảo lương thực
tại chỗ diện tích nương rẫy không ngừng mở rộng
- Hiện nay nhờ đẩy mạnh thâm canh nên đảm bảo tốt hơn an ninh lương
thực tại chỗ Việc phát triển giao thông thuận lợi cho sản suất nông sản
hàng hóa, nhờ thế chuyển một phần DT nương rẫy thành vườn cây ăn quả,
cây công nghiệp, hạn chế du canh, du cư, phá rừng bừa bãi Các mô hình
Nông–Lâm kết hợp phát triển hiệu quả, bền vững
-Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn
kết hợp với chế biến sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống,
định cư cho đồng bào miền núi, thu hút lao động ở đồng bằng và khai thác
tốt hơn tài nguyên thiên nhiên
Tuy nhiên, cần lưu ý là mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp
phải cân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng Tây Nguyên
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
Ghi chú:
Đây là Hướng dẫn chấm cơ bản, HS có thể trình bày nhiều cách do đó Giám khảo chú ý cách trình bày của học sinh, vận dụng chấm tránh bỏ sót nội dung bài làm của các em