Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hệ thống thanh toán quốc tế

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi mà các quốc gia đều đang áp dụng các thông lệ quốc tế và luật pháp quy định riêng của từng nước trong việc thanh toán thì chính phủ Việt Nam cần sớm đưa ra một khung pháp lý riêng của quốc gia dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi lẽ đã có không ít trường hợp sai sót xảy ra trong quá trình giao dịch thanh toán quốc tế mà các ngân hàng không biết xử lý như thế nào cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được lợi ích giữa các bên. Theo quy định

của thế giới, khi hai bên có xảy ra tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương sẽ ưu tiên giải quyết theo luật pháp của từng nước thay vì theo thông lệ quốc tế đang được áp dụng. Do đó việc chính phủ Việt Nam đến thời điểm này vẫn chưa đưa ra được chính sách nhất quán cho hoạt động thanh toán quốc tế là một thiệt thòi lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì nếu muốn giải quyết theo luật pháp nước nhà khi có tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp hoàn toàn không có cơ sở pháp luật nào để đưa vào giải quyết vấn đề. Chính vì lẽ đó, chính phủ Việt Nam cần sớm ban hành cơ chế pháp luật làm cơ sở điều chỉnh cho hoạt động thanh toán quốc tế. Văn bản này vừa phải phù hợp với mọi thông lệ quốc tế, vừa phải phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xây dựng một cơ chế chính sách ổn định, hợp lý dành cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước có một môi trường kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra, do sự biến động không ngừng môi trường kinh doanh thế giới, các chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng cần phải có tính linh hoạt, thay đổi phù hợp với xu thế biến đổi của thế giới. Để sự thay đổi liên tục này không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chính phủ Việt Nam cần có những thông báo cụ thể tới các doanh nghiệp trước khi áp dụng chính sách mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình phù hợp với môi trường kinh doanh, luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế.

3.3.1.2 Duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế

Trước tình hình tài chính thế giới biến động không ngừng, thêm vào đó là ảnh hưởng của tình trạng lạm phát, chính phủ Việt Nam cần nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của nên kinh tế bằng cách liên tục theo dõi, phân tích và nhận định tình hình tài chính trong nước cũng như thế giới. Điều này

giúp chính phủ có thể đề ra các biện pháp mang tính kịp thời nhằm đối phó với sự biến động của kinh tế thế giới mà điển hình là sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trong nước. Việc hạn chế tối đa sự tác động xấu của nền kinh tế thế giới sẽ đảm bảo độ an toàn cho các hoạt động thanh toán trong nước, từ đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dẫn tới thúc đẩy sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trước tình hình biến động tỷ giá thế giới đặc biệt là trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp ổn định giá tiền tệ trong nước, duy trì mức lạm phát nhằm cân bằng thị trường, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên đa dạng nguồn ngoại tệ dự trữ bởi nếu chỉ tập trung dự trữ USD thì khi có biến động mạnh về tỷ giá USD như năm 2008 vừa qua sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến quan hệ tỷ giá giữa USD và VNĐ. Vì vậy, việc dự trữ những ngoại tệ mạnh khác như EURO sẽ giúp Ngân hàng nhà nước dễ điều chỉnh mức tỷ giá trong nước hơn khi có xảy ra biến động tỷ giá. Điều này giúp ổn định khả năng thanh toán của các ngân hàng trong nước, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Thanh Xuân (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w