1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá pot

50 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Trong Luật Thương mại 1974 củaHoa Kỳ có điều khoản điều chỉnh về thuế chống bán phá giá với các quốc gia có nềnkinh tế phi thị trường, và sử dụng quốc gia thay thế quốc gia có nền kinh t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài:

QUY CHẾ PHY THỊ TRƯỜNG VÀ ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Dương Anh Sơn

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 2

Trang 2

1. Một số nét khái quát về quy chế nền kinh tế phi thị trường và điều tra chống

bán phá giá 3

1.1. Quy chế nền kinh tế phi thị trường 3

1.1.1. Định nghĩa nền kinh tế phi thị trường 3

1.1.2. Cách thức xác định một nền kinh tế phi thị trường 5

1.2. Điều tra chống bán phá giá 8

1.2.1. Khái niệm về bán phá giá 8

1.2.2. Biện pháp chống bán phá giá và điều kiện áp dụng 9

1.2.3. Các bước điều tra chống bán phá giá 10

2. Thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam 19

2.1. Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận quốc gia thay thế trong quy chế áp dụng đối với nền kinh tế phi thị trường 22

2.2 Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận như trường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET) 25

3. Các giải pháp đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam hiện nay 40

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

LỜI NÓI ĐẦU

1

Trang 3

Thương mại quốc tế không phải là một cuộc chơi công bằng như những gì chúng

ta nhìn thấy, ở đó, quyền lợi của những quốc gia giàu có, quyền lực, luôn được đề cao vàbảo vệ, và những quốc gia thuộc thế giới thứ ba, đang phát triển chính là những đốitượng phải chấp nhận những quy luật có sẵn, dù không phải bao giờ họ cũng đượchưởng lợi ích từ quy tắc cuộc chơi mang lại Do đó, không có gì ngạc nhiên khi mặthàng cá tra, cá ba sa của Việt Nam bị chính phủ Mỹ áp thuế chống bán phá giá gần 10năm trời, và hiện nay vẫn chưa có động thái khả quan nào cho việc gỡ bỏ, dù cho ViệtNam đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Điều này cho thấy rằng,chúng ta vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ khi gia nhập thương mại quốc tế Có thể thấy để thoátkhỏi tình trạng khó khăn cho Việt Nam trước nền kinh tế hội nhập chỉ có một con đường

là minh bạch hóa hoạt động kinh doanh và áp dụng nền kinh tế thị trường Trong đó, mốiliên hệ giữa cớ chế phi thị trường và điều tra chống bán phá giá là vấn đề cần được xemxét để tránh những hậu quả như vụ kiện cá da trơn, giày da, gạo, tôm…

Vậy thế nào là cơ chế thị trường, thế nào là là phi thị trường, tại sao phải áp dụng

cơ chế thị trường và tiến tới xóa bỏ cơ chế phi thị trường, điều tra bán phá giá có liênquan gì đến quốc gia không được công nhận có nền kinh tế thị trường…Thực tiễn chothấy trong tất cả các vụ kiện bán phá giá mà ta đối mặt, điểm yếu lớn nhất dẫn đến sựthua thiệt chính là cơ quan điều tra không tin tưởng những số liệu mà các doanh nghiệp

ta cung cấp, vì nước ta không được công nhận có nền kinh tế thị trường Ta có thống kê

sơ bộ sau: tính đến tháng 3/2006 chúng ta đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phágiá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá EU là nước khởi kiệnViệt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxydekẽm Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng ta sẽ đi phân tích kỹ các ưu điểm của việc vậndụng quy chế thị trường vào xuất khẩu, các biện pháp chống lại những cáo buộc phi lí

mà tòa án nước nhập khẩu gán cho các DN xuất khẩu, đặc biệt là việc suy ngẫm về cácbản án về bán phá giá mà Việt Nam là bị đơn Bài học rút ra được từ những kinh nghiệmquí báu này chính là hành trang không thể thiếu cho việc tiếp tục hội nhập trong tươnglai

1 Một số nét khái quát về quy chế nền kinh tế phi thị trường và điều tra chống bán phá giá

Trang 4

1.1 Quy chế nền kinh tế phi thị trường

1.1.1 Định nghĩa nền kinh tế phi thị trường

Bắt nguồn từ Hiệp định thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Liên bang XôViết năm 1935, khái niệm về Nền kinh tế phi thị trường đã bắt đầu xuất hiện Sau thếchiến thứ hai, xuất hiện thêm thuật ngữ “các quốc gia thương mại nhà nước”, đây là têngọi chung chon các quốc gia mà ở đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt độngngoại thương, chủ yếu là ở các nước Đông Âu Hiện tượng nhà nước độc quyền tuyệtđối trong hoạt động giao dịch ngoại thương đã làm cho các nhà kinh tế học cũng nhưchính trị gia chuyển sang nghiên cứu một đặc tính mới của hệ thống kinh tế phi thịtrường, có tên là hệ thống kế hoạch hóa tập trung Theo đó, đã xuất hiện thuật ngữ “nềnkinh tế kế hoạch tập trung”, thuật ngữ này đã thay thế “nền kinh tế nhà nước kinhdoanh” Trong Luật Hải quan Hoa Kỳ năm 1973, thuật ngữ “quốc gia nền kinh tế tậptrung” lần đầu tiên đã xuất hiện Cùng thời kỳ đó, thuật ngữ “Nhà nước Xã hội chủnghĩa” đã được đề cập trên thế giới Với sự bắt đầu cải cách thị trường trong hầu hết cácnền kinh tế kế hoạch tập trung vào những năm 1980 và đầu 1990, hiện tượng này đã trởthành phổ biến và được gọi là “quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường”(Transaction to a market economy) Tuy nhiên, cùng với sự xác định khái niệm “cácquốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi” (transaction countries) thì thuật ngữ nền kinh tếphi thị trường cũng được sử dụng lại

Như vậy, Nền kinh tế phi thị trường được hình thành như một điều tất yếu trong sựvận động và phát triển của kinh tế xã hội từ những năm đầu thế kỷ XX, nhằm xác định racác quốc gia có nền kinh tế chịu sự quản lý và can thiệp sâu của Nhà nước Cơ quan pháttriển thương mại Liên Hiệp Quốc (UNCTAD)1 đã đưa ra khái niệm để xác định Nềnkinh tế phi thị trường và Nền kinh tế thị trường như sau2:

Một quốc gia được coi là có nền kinh tế thị trường khi nền kinh tế đó phảidựa chủ yếu vào lực lượng thị trường để xác định mức độ của sản xuất, tiêu dùng, đầu tư

và tiết kiệm mà không có sự can thiệp của Chính phủ

1 United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD

2 Dựa trên thuật ngữ hải quan của UNCTAD về Nền kinh tế thị trường (market economy - ME),Nền kinh tế phi thị trường ( non – market economy - NME)

3

Trang 5

Một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường khi đó là thị trường mà Chínhphủ tìm mọi cách để quản lý các hoạt động kinh tế một cách rộng lớn thông qua cơ chếquản lý tập trung, chẳng hạn như các nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây, trái ngược vớinền kinh tế thị trường là phụ thuộc vào lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực sảnxuất Trong nền kinh tế phi thị trường, mục tiêu sản xuất, giá cả, phân bổ đầu tư, nguyênliệu thô, lao động, thương mại quốc tế và hầu hết các tổ hợp kinh tế khác được điềuchỉnh bởi nền kinh tế kế hoạch được lập ra bởi cơ quan kinh tế kế hoạch tập trung; dovậy, khu vực công đưa ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cung và cầu trongnền kinh tế quốc dân.

Cơ quan phát triển thương mại Liên Hiệp Quốc cũng đã sử dụng thuật ngữ “cácquốc gia thương mại nhà nước” và “nhóm D”3 để phân biệt một nền kinh tế phi thịtrường với nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, ngày nay ít có quốc gia nào có hệ thống kếhoạch tập trung hoàn toàn, mà có một số đặc điểm để nó được định hướng là một nềnkinh tế chuyển đổi Ngoài Cơ quan phát triển thương mại Liên Hiệp Quốc, cũng cónhiều quốc gia đưa ra quy định để xác định một quốc gia có nền kinh tế phi thị trườngnhằm mục đích có biện pháp thích hợp để điều chỉnh trong quan hệ ngoại thương với cácquốc gia đối tác Đơn cử như Hoa Kỳ, với sự phát triển và sức mạnh của mình trong nềnkinh tế hiện đại ngày nay, Hoa Kỳ là một quốc gia có thế lực và tầm ảnh hưởng lớn đếnhoạt động ngoại thương của nhiều nước trên thế giới Trong Luật Thương mại 1974 củaHoa Kỳ có điều khoản điều chỉnh về thuế chống bán phá giá với các quốc gia có nềnkinh tế phi thị trường, và sử dụng quốc gia thay thế (quốc gia có nền kinh tế thị trường

và điều kiện phát triển thương mại tương đương với quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường đang bị xem xét) để quyết định về việc ấn định thuế chống bán phá giá đối vớiloại hàng hóa nhất định trong hoạt động giao thương của quốc gia có nền kinh tế phi thịtrường và Hoa Kỳ Cụ thể, Luật Thương mại Hoa Kỳ 1974 định nghĩa về quốc gia cónền kinh tế phi thị trường là quốc gia không hoạt động theo nguyên tắc thị trường của cơcấu giá và chi phí, vì thế doanh số bán hàng của hàng hóa trong quốc gia đó không phảnánh được giá trị thông thường của hàng hóa

Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX, với sự kiện quan trọng là Đại hội VIcủa Đảng đã đánh dấu mốc lịch sử trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước; theo đó,

3 Gồm các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tham gia UNCTAD

Trang 6

đường lối phát triển kinh tế được hoạch định phát triển theo mô hình kinh tế thị trườngđịnh hướng Xã hội Chủ nghĩa Theo đó, quan điểm của Việt Nam về nền kinh tế thịtrường được khái quát như sau4:

Kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên sản xuất - trao đổi hàng hóa ởtrình độ cao Cần lưu ý rằng sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường không phải là một

Cụ thể, có nền kinh tế hàng hóa chưa phải là nền kinh tế thị trường (ví dụ sản xuất hànghóa giản đơn); và cũng không phải cứ có quan hệ hàng hóa - tiền tệ là có kinh tế thịtrường (chẳng hạn như Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, Việt Nam trước thời kỳđổi mới, Trung Quốc trước cải cách mở cửa tuy có quan hệ tiền - hàng, nhưng đó khôngphải là nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, đã là nền kinh tế thị trường thì có quan hệ hànghóa - tiền tệ và quan hệ hang hóa – tiền tệ ấy bao hàm hai mặt tích cực lẫn tiêu cực Cụthể, cơ chế nền kinh tế thị trường giúp tăng năng suất lao động, qua đó thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển mạnh; về mặt tiêu cực, nền kinh tế thị trường có mục đích là

“lợi nhuận” nên đôi khi nảy sinh nhiều trường hợp bất chấp thủ đoạn để đạt được mụcđích

Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường(đó là các quy luật như: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư…)

Có thể khẳng định rằng, sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế của các nước

xã hội chủ nghĩa như một điều tất yếu trong quá trình vận động, nhưng hình thái chuyểnđổi của các nước (bao gồm cả Việt Nam) trong quan niệm của các nước có nền kinh tế thịtrường vẫn không được chấp nhận là nền kinh tế thị trường Cho đến nay, khi đã gia nhập

tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam vẫn không thoát khỏi danh sách các quốcgia có nền kinh tế phi thị trường theo quan niệm của nhiều nước

1.1.2 Cách thức xác định một nền kinh tế phi thị trường

Việc xác định một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường hay là nền kinh tế thịtrường có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh của thế giới ngày nay Vì thế, các quốcgia và các tổ chức kinh tế thế giới đã đưa ra những tiêu chí, nguyên tắc để xác định mộtnền kinh tế là thị trường hay phi thị trường, nhằm đảm bảo lợi ích của mình và thành viêntrong hoạt động ngoại thương với các đối tác

4 Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

PGS.TS Nguyễn Gia Thơ - Viện Triết học, Viện KHXH Việt Nam

5

Trang 7

Thực tế, Hiệp định GATT 1994 và Tổ chức thương mại thế giới WTO không đưa

ra tiêu chí hay định nghĩa để xác định một nền kinh tế phi thị trường hay nền kinh tế thịtrường, nhưng các nguyên tắc và hiệp định của WTO được xây dựng dựa trên nguyên tắccủa thị trường Vì thế, các nước gia nhập WTO phải cam kết cải cách kinh tế theo hướngthị trường và tuân thủ các nguyên tắc của WTO, cụ thể5:

Thương mại không phân biệt đối xử: Được thể hiện thông qua quy chế tốihuệ quốc (MFN) và quy chế đãi ngộ quốc gia (NT) Mục đích của các quy chế này làbảo đảm bình đẳng trong gia nhập thị trường Ngoài ra, nguyên tắc này còn quy địnhkhông có sự thiên vị trong việc hưởng ưu đãi từ Nhà nước về chính sách thuế và trợcấp

Thương mại ngày càng tự do hơn: WTO thúc đẩy tự do hóa và gia nhập thịtrường, thể hiện thông qua việc cắt giảm và từng bước bãi bỏ các hàng rào thuế quan vàphi thuế quan

Đảm bảo tính minh bạch, dễ dự đoán trong chính sách thương mại: Bảođảm công khai, minh bạch và khả năng giải trình về sự can thiệp chính sách của Nhànước, các thành viên trong và ngoài nước được bình đẳng trong tiếp cận thông tin

Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh: Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, chống độcquyền, giá cả không bị bóp méo, mang tính thị trường (chẳng hạn chống hành vi bán phágiá)

Thúc đẩy sự phát triển và cải cách kinh tế: Thúc đẩy cải cách định hướngthị trường; tạo điều kiện cho Chính phủ khắc phục các dạng “thất bại” của thị trườngthông qua ưu đãi thuế quan và thực hiện các dạng trợ cấp được phép, ví dụ, để hỗ trợ cácđối tượng dễ bị tổn thương, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo hộnền sản xuất trong nước trong trường hợp bị tổn thương

Như vậy, các nước xin gia nhập WTO phải cam kết cải cách kinh tế theo hướngđáp ứng các yêu cầu thị trường nói trên, tức là không được tạo ra những rào cản bóp méothị trường Đặc biệt, vấn đề kinh tế thị trường thể hiện rất rõ trong một số hiệp định của

Tổ chức thương mại thế giới như Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định định giá hảiquan, Hiệp định về trợ cấp…

5http://www.baomoi.com/Quy-dinh-cua-WTO-ve-kinh-te-thi-truong/45/3287760.epi

Trang 8

Hoa Kỳ cũng đề ra một số tiêu chí nhằm xác định một nền kinh tế là nền kinh tếthị trường cho các quốc gia đối tác Cụ thể, đó là các tiêu chí sau đây:

Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ;

Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữangười lao động và đơn vị sử dụng lao động;

Mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài đượcphép thực hiện;

Mức độ sở hữu của Chính phủ hoặc kiểm soát của các phương tiện sảnxuất;

Mức độ kiểm soát của Chính phủ về việc phân bổ các nguồn lực, giá cả vàsản lượng của doanh nghiệp;

Các tiêu chí khác do Bộ thương mại Hoa Kỳ đưa ra

Trong sáu tiêu chí đưa ra, chỉ năm tiêu chí đầu các quốc gia đối tác có khả nănghoàn thiện và đáp ứng; riêng tiêu chí cuối cùng là điều rất khó khăn cho các quốc gia đốitác khi hợp tác với Hoa Kỳ, bởi lẽ đây là một điều khoản rất mơ hồ, các quốc gia đối táckhông thể đáp ứng được nếu không có sự đồng thuận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Ngoài ra, Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ còn cho phép sử dụng các phươngpháp kinh tế thị trường để xác định giá trị thông thường trong các trường hợp kinh tế phithị trường nếu như ngành công nghiệp liên quan ở nước bị kiện chứng minh được làngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường Theo đó, các tiêu chí để xác địnhngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường bao gồm:

Hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ vào việc định giá và sốlượng sản xuất;

Ngành công nghiệp không phải do nhà nước sở hữu;

Tất cả các chi phí đầu vào kể cả vật chất và phi vật chất (trừ một phầnkhông đáng kể) tạo thành tổng giá trị hàng hóa phải được thanh toán theogiá thị trường

Trên thực tế, những tiêu chí này rất khó thỏa mãn và rất hiếm có trường hợp mộtngành công nghiệp ở nước có nền kinh tế phi thị trường được coi là hoạt động theo cơchế thị trường để được áp dụng các phương pháp kinh tế thị trường trong điều tra bán phágiá vào Hoa Kỳ

7

Trang 9

Theo pháp luật Hoa Kỳ về chống bán phá giá, một nước có nền kinh tế phi thịtrường là nước mà DOC đánh giá là có nền kinh tế vận hành không theo các nguyên tắc

về chi phí và cấu trúc giá thông thường

DOC suy đoán là tất cả các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó mọi quyết định của doanh nghiệp về giá đều chịu sự chi phối, can thiệp của chính phủ Vìvậy hầu hết tất cả các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đều bị xếp vào nền kinh tế phi thịtrường Cho đến cuối năm 2005, có 12 nước đã bị DOC kết luận là nền kinh tế phi thị trường (NME) trong các vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có Việt Nam

Hiện tại, Ủy ban liên minh Châu Âu chia các nước có nền kinh tế phi thị trường ralàm 3 nhóm:

Trung Quốc, Kazakhstan, Ukraine, và Việt Nam: những nước được nhậndiện là tiến trình cải cách về cơ bản đã thay đổi nền kinh tế của họ và đã dẫn tới sựnổi lên của một số công ty có thể ưu tiên hưởng các điều kiện của nền kinh tế thịtrường

Những nước có nền kinh tế phi thị trường khác là thành viên của WTOtại thời điểm khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá, như Albania, Armenia,Geogia, Kyrgyzstan, Cộng Hoà Moldova và Mongolia Những nước này được đối

xử như những nước trong nhóm đầu tiên

Azerbaijan, Belarus, Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên,Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan (từ ngày 1/8/2004): các nhà sản xuất từ nhữngnước này không được hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường nhưng có thểđược hưởng quy chế đối xử riêng

Tuy nhiên, có thể coi những nước khác là những nước có nền kinh tế phithị trường vì mục đích của các vụ kiện chống bán phá giá Quy chế đối xử mà Uỷban có thể dành cho các nước có nền kinh tế phi thị trường luôn thay đổi tuỳ thuộcvào tình trạng thực tế ở một số quốc gia có tên trong danh sách Ví dụ như Liên BangNga đã được gạch tên khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường và trởthành nước có nền kinh tế thị trường vào năm 2002 footnote OJ (2002) L305/1; hầuhết các nước Tây và Trung Âu đã được gạch tên khỏi danh sách này sớm hơn LiênBang Nga

Trang 10

Cách tiếp cận linh hoạt hơn của Uỷ Ban còn thể hiện ở một số phương diệnkhác Vì thế, Quy định chống bán phá giá tạo cho nhà xuất khẩu trong hai nhómdanh sách đầu tiên đã đề cập ở trên có cơ hội được hưởng quy chế đối xử nền kinh tếthị trường, nghĩa là chứng minh họ hoạt động theo những điều kiện của nền kinh tếthị trường và không chịu sự can thiệp đáng kể của Chính phủ Nếu như yêu cầuhưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường được chấp nhận, thì cuộc điều tra sẽ tiếptục như là nhà sản xuất xuất khẩu kinh doanh trong các điều kiện thị trường thôngthường.

Trong trường hợp yêu cầu hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường bị

Uỷ ban từ chối thì nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường vẫn có thểyêu cầu được công nhận là họ không chịu sự can thiệp của Nhà nước xét về mặt

tính giá xuất khẩu và yêu cầu được tính biên độ phá giá riêng Đây được gọi là quy

chế đối xử riêng và nên được trình cùng lúc với yêu cầu hưởng quy chế đối xử nền

Đơn đề nghị được hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường phải đến tay

Uỷ ban Châu Âu trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi xướng Ngoài ra, có 10ngày để đưa ra ý kiến về việc lựa chọn trước nước tương tự

Khi yêu cầu được hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường đến tay Uỷban, một cuộc xác minh sơ bộ sẽ được thực hiện Nếu thấy rằng nhà xuất khẩu xứngđáng được hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường thì Uỷ ban có thể quyết địnhthực hiện một chuyến điều tra thực địa để chứng thực yêu cầu này Trước khi điđến quyết định cuối cùng, Uỷ ban sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu có liên quan vềquyết định sắp tới của họ và nhà xuất khẩu sẽ có 10 ngày để đưa ra ý kiến củamình Quyết định cuối cùng về yêu cầu được hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thịtrường không được muộn hơn 3 tháng kể từ ngày khởi xướng

Cho đến khi Uỷ Ban có quyết định về quy chế đối xử nền kinh tế thị trường

thì nhà xuất khẩu vẫn phải hoàn thành bảng câu hỏi điều tra thông thường, trừ

những phần có liên quan đến danh thu bán hàng và chi phí nội địa Bản trả lời

bảng câu hỏi điều tra phải đến tay Uỷ ban trong vòng 40 ngày kể từ ngày có

9

Trang 11

thông báo khởi xướng Nếu yêu cầu hưởng quy chế đối xử nền kinh tế thị trường đượcchấp nhận thì nhà xuất khẩu sẽ phải trả lời nốt những phần còn lại của bảng câu hỏiđiều tra có liên quan đến bán hàng nội địa và chi phí trong khoảng thời gian do Ủy banquy định Khoảng thời gian quy định thường là 30 ngày kể từ ngày Uỷ ban có quyếtđịnh công nhận quy chế đối xử nền kinh tế thị trường.

1.2 Điều tra chống bán phá giá

1.2.1 Khái niệm về bán phá giá

Theo lịch sử phát triển của kinh tế thế giới, từ thế kỷ XVII, ở Châu Âu đã xuấthiện những quan niệm về hành vi bán

phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu

từ các quốc gia khác vào quốc gia bản

địa Trước sức ảnh hưởng đáng lo ngại

của việc bán phá giá, các quốc gia nhập

tế chung trên toàn thế giới

Dưới góc độ kinh tế, bán phá giá là việc bán hàng hoá với những mức giá khácnhau ở các thị trường quốc gia khác nhau hay nói cách khác là sự phân biệt về giá giữacác thị trường quốc gia Dưới góc độ pháp lý, bán phá giá là khái niệm để chỉ nhữnghành vi bán phá giá bị pháp luật các nước hoặc pháp luật thương mại quốc tế cấm6 Cụthể:

6 Theo: “Lịch sử chống bán phá giá” – Ths Vũ Thị Phương Lan

Trang 12

Theo quy định tại Khoản 1, Điều VI Hiệp định chung về Thuế quan vàThương mại 1994 (GATT 1994): Bán phá giá là cách hàng hóa của một nước được đưavào thị trường của nước khác với mức giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa.

Theo Điều 2 Hiệp định về Chống bán phá giá (Hiệp định AD7) – Hiệp địnhnày chi tiết hoá Điều VI GATT 1994 về các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện, điềutra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể8: Một sản phẩm bị coi là bán phá giá(tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thôngthường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ mộtnước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩmtương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.Tuy nhiên, trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theocác điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trườnghợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiệnđặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nướcxuất khẩu hàng hóa quá nhỏ, biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh vớimức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ

ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặcđược xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộngthêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận

1.2.2 Biện pháp chống bán phá giá và điều kiện áp dụng

Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ nghiêm trọngnhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT trước đây và WTOhiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại.Trong các biện pháp hạn chế thương mại để chống lại hành vi bán phá giá, các quốc giachỉ có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu Nói cách khác, quốc gia bị thiệthại chỉ có thể áp dụng thuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhậpkhẩu bị xác định là bán phá giá Các biện pháp hạn chế số lượng hay các biện pháp hạnchế phi thuế quan khác không được coi là hợp pháp

7Agreement on Antidumping Practices

8 Hiệp định này còn được gọi là Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan

và Thương mại 1994 (GATT 1994)

11

Trang 13

Theo quy định của Hiệp định về Chống bán phá giá, để áp dụng biện pháp chốngbán phá giá, nước nhập khẩu là thành viên WTO phải chứng minh được ba điều kiện sauđây:

Có hành động bán phá giá: Được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặthàng nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuấtkhẩu (gọi là biên độ phá giá)

Có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnhtranh trực tiếp với hàng nhập khẩu Cụ thể, ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương

tự trong nước nhập khẩu bị thiệt hại một cách đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại mộtcách đáng kể hoặc việc bán phá giá gây khó khăn cho việc hình thành một ngành sảnxuất trong nước

Hành động bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đedọa gây ra thiệt hại vật chất nêu trên

Để đưa ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, nước nhập khẩu và cơquan chức năng cần phải tiến hành các bước điều tra hành vi phá giá của doanh nghiệpnước xuất khẩu tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức mà quy trình được xâydựng thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện khách quan của quốc gia đó hoặc của đa số cácnước thành viên

1.2.3 Các bước điều tra chống bán phá giá

Quy định về điều tra chống bán phá giá được cụ thể hóa tại Hiệp định AD Cụ thể,

đó là các quy định sau: Bắt đầu quá trình điều tra và quá trình điều tra tiếp theo (Điều 5);bằng chứng (Điều 6); các biện pháp tạm thời (Điều 7); cam kết về giá (Điều 8); đánh thuế

và thu thuế chống bán phá giá (Điều 9) Hiệp định cũng quy định rõ về việc hồi tố (ĐIều10); thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống bán phá giá và các cam kết về giá(Điều 11); thông báo công khai và giải quyết các quyết định (Điều 12); rà soát tư pháp(Điều 13); Hành động chống bán phá giá nhân danh một nước thứ ba (Điều 14) Ngoài ra,

để đảm bảo chức năng, Hiệp định cũng xác lập nên Ủy ban thực hành chống bán phá giánhằm đảm bảo việc thực thi Hiệp định được thực tế và chặt chẽ Thông thường, việc điềutra dựa trên hồ sơ yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng; thiệt hại của ngành sản xuấtnội địa Theo đó, các hồ sơ này phải có những bằng chứng cụ thể về ba điều kiện áp dụngbiện pháp chống bán phá giá đã nêu trên, bên nộp đơn phải đủ tư cách đại diện cho ngành

Trang 14

sản xuất nội địa bị thiệt hại, cụ thể là phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất nội địachiếm trên 50% tổng sản lượng tương tự và các nhà sản xuất nội địa tán thành điều trachiếm trên 25% tổng sản lượng - điều này nhằm đảm bảo tư cách đại diện cho số đôngcủa bên khiếu nại Ngoài ra, việc điều tra cũng có thể do các cơ quan chức năng của quốcgia nhập khẩu tự tiến hành không cần có hồ sơ yêu cầu khi thấy có đủ bằng chứng về việcgây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Về thời gian điều tra, theo qui định của Hiệpđịnh AD, không quá một năm (không quá 12 tháng) cơ quan điều tra phải có kết luậncuối cùng là có bán phá giá không, trong một số trường hợp đặc biệt thời gian này được

mở rộng nhưng không vượt quá 18 tháng - các quy định này nhằm hạn chế việc gây khókhăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu loại hàng hóa đang bị điều tra haycản trở việc nhập khẩu hàng hóa đó Để xác định rằng có hành vi bán phá giá hay không,các cơ quan điều tra phải xác định hai vấn đề sau đây:

Thứ nhất, hàng hóa nhập vào có bán với mức giá thấp hơn giá thành sảnxuất hợp lý hay không, tức là có sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá nội địa của củahàng hóa nhập đó hay không Tuy nhiên, nếu chênh lệch này nhỏ hơn 2% giá nhập khẩuhay lượng nhập khẩu của sản phẩm hàng hóa này ít hơn 3% so với tổng lượng nhập khẩucủa hàng hóa tương tự thì phải kết thúc điều tra vì không đủ gây ảnh hưởng cho ngànhsản xuất nội địa Có thể thấy, việc tính giá thành sản xuất hợp lý là rất phức tạp và quốcgia nhập khẩu có thể sử dụng nhiều phương thức để thực hiện điều này Nhiều chuyêngia nhận định rằng việc tính toán này thường thiếu tính khách quan, không chính xác vàmang tính áp đặt Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì cơ quan điều tra của nướcnhập khẩu kết luận là có bán phá giá (chẳng hạn, trên 95% các cuộc điều tra bán phá giá,

Bô thương mại Mỹ (DOC) có kết luận là bán dưới giá thành hợp lý)

Thứ hai, hàng nhập khẩu bán phá giá có gây thiệt hại vật chất hay đe dọagây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất nội địa hay không (chứ không phải là cho mộtvài nhà sản xuất nội địa) Để xác định điều này phải có các bằng chứng khách quan vềlượng sản phẩm nhập vào được bán phá giá, ảnh hưởng đến giá của thị trường nội địacủa sản phẩm tương tự và thiệt hại đối với nhà sản xuất sản phẩm trong nước Cơ quanđiều tra xem xét trên các số liệu sau: Sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu được bán phágiá, sự giảm giá của sản phẩm tương tự sản xuất nội địa… Ngoài ra, cơ quan điều tra còn

có thể xác định thiệt hại gộp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá

13

Trang 15

nhập từ nhiều ngưồn khác nhau (các quốc gia) nhưng phải đảm bảo điều kiện thứ nhất(vượt các mức tối thiểu về biên độ phá giá và lượng nhập khẩu đối với mỗi quốc gia).Việc kết luận điều thứ hai này do Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) thực hiện.Đối với các quốc gia phương Tây, khi điều tra bán phá giá đối với hàng hóa xuấtkhẩu từ nền kinh tế phi thị trường (các quốc gia theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, có hệthống quản lý kinh tế tập trung), cơ quan điều tra của họ thường chọn theo cách tính ởmột quốc gia thứ ba (là quốc gia được xem có nền kinh tế thị trường, có trình độ pháttriển tương đương) để xác định giá thành sản xuất hợp lý của sản phẩm Điều này làmmất đi tính công bằng và hợp lý trong cách tính giá thành sản xuất hợp lý của hàng hóađang bị điều tra bán phá giá (thường là bất lợi cho cho nhà xuất khẩu) Để tránh trườnghợp này, nước xuất khẩu phải là thành viên của WTO để không bị phân loại và phân biệtđối xử bởi các lý do kinh tế - chính trị (tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cam kếtcủa quốc gia đó khi gia nhập WTO, ví dụ: Trung Quốc vẫn chấp nhận bị xem là nền kinh

tế phi thị trường trong vòng 15 năm sau khi gia nhập WTO) Theo quy định của Hiệpđịnh AD, khi đã có các bằng chứng xác thực về việc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệnhân quả giữa chúng, cơ quan có thẩm quyền quyết định có hay không bắt đầu cuộc điềutra Quá trình điều tra phải kết thúc trong thời hạn 1 năm và trong mọi trường hợp khôngđược vượt quá 18 tháng Trong quá trình điều tra việc thông quan hàng hoá vẫn được tiếnhành bình thường Ngoài ra, trong quá trình điều tra nước nhập khẩu có thể áp dụng cácbiện pháp tạm thời nếu các cơ quan có thẩm quyền cho rằng, cần áp dụng các biện phápnày để ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong quá trình điều tra Các biện pháp tạm thờichỉ được phép áp dụng nếu như: (i) Việc điều tra đã được khởi đầu theo đúng quy định tạiĐiều 5 Hiệp định AD; (ii) kết luận ban đầu đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và códẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và (iii) các cơ quan có thẩm quyềnhữu quan kết luận rằng, cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ratrong quá trình điều tra Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dười hình thức thuếtạm thời hoặc tốt nhất là áp dụng hình thức bảo đảm - bằng tiền đặt cọc tương đương vớimức thuế chống bán phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ bánphá giá được tính tạm thời Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng đối với các sảnphẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra theo đoạn 1 Điều 7Hiệp định AD có hiệu lực, trừ một số ngoại lệ Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc áp

Trang 16

dụng các biện pháp tạm thời không được sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra vàkhông được vượt quá 4 tháng, trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưngkhông quá 6 tháng Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu mộtmức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, thì khoảngthời gian nói trên được kéo dài thành 6 và 9 tháng tương ứng Đặc biệt, Hiệp định ADcòn có quy định cam kết về giá Theo đó, cam kết về giá là cam kết của nhà xuất khẩu đốivới cơ quan điều tra về sự thay đổi chính sách giá hoặc ngưng các hoạt động bán phá giávào khu vực đang điều tra, cam kết này phải đảm bảo việc bán phá giá gây ra được loại

bỏ để cơ quan điều tra có thể chấp nhận và đình chỉ hay chấm dứt các biện pháp tạm thờihay biện pháp áp thuế chống bán phá giá đối với loại hàng hóa đang bị điều tra Cơ quan

có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu đưa ra các cam kết

về giá nhưng không bắt buộc Khi cam kết về giá được chấp thuận, việc điều tra bán phágiá vẫn có thể được tiến hành, nếu kết luận của cơ quan điều tra là không có bán phá giáthì các cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, nếu kết luận là có bán phá giá thì các cam kết

về giá sẽ được duy trì cho đến khi cơ quan chức năng của nước nhập khẩu xem xét, điềuchỉnh theo kết luận của cơ quan điều tra Bên cạnh đó, khi kết luận của cơ quan điều tra là

có bán phá giá, nước nhập khẩu sẽ áp đặt các biện pháp cần thiết để chống lại sự ảnhhưởng của việc bán phá giá Cụ thể, các quốc gia được phép áp dụng thuế chống bán phágiá như biện pháp thương mại đặc biệt; thời hạn áp đặt thuế chống bán phá giá khôngđược kéo dài quá năm năm kể từ ngày áp dụng (xem điều khoản “hoàng hôn” của Hiệpđịnh AD), ngoại trừ các trường hợp đặc biệt nếu ngưng áp dụng thuế chống bán phá giá

sẽ làm tiếp tục hay tái phát sinh việc bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nướcnhập khẩu Với thời gian năm năm đủ để cho quốc gia nhập khẩu thực hiện việc rà soátảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu và ngưng ápthuế chống bán phá giá khi cần thiết Thực tế, việc bảo hộ bằng biện pháp chống bán phágiá gây nhiều thiệt hại cho cả đôi bên: Nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu và nhất là đốivới người tiêu dùng khi phải gánh chịu thêm khoản thuế này, lợi ích nếu có chỉ tập trungvào một nhóm thiểu số mà thông thường có ảnh hưởng tới chính trị Từ những quy địnhchung của WTO, các tổ chức, cộng đồng kinh tế trên thế giới cũng xây dựng các quy địnhriêng cho các thành viên tổ chức mình Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên WTO cũng

15

Trang 17

tiến hành nội luật hóa Hiệp định AD nhằm xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội quốc gia

Sau đây, nhóm chúng tôi xin trình bày cụ thể quy định của Tổ chức kinh tế Liênminh châu Âu EU, Luật của Hoa Kỳ và Pháp lệnh của Việt Nam về quy trình điều trachống bán phá giá để bài tiểu luận có cách nhìn trực diện hơn đối với việc điều tra chốngbán phá giá trên thế giới hiện nay

Quy trình điều tra chống bán phá giá của EU:

Bước 1: Bắt đầu vụ kiện

Đơn kiện của ngành sản xuất nội địa phải đưa ra tương đối đủ các bằng chứng vềviệc bán phá giá và thiệt hại gây ra, cách xác định chính xác loại hàng hóa và danh tínhcác nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan

Sau khi kiểm tra sơ bộ đơn kiện, cơ quan có thẩm quyền chỉ ra Quyết định khởixướng điều tra khi:

 Đối tượng nộp đơn đáp ứng yêu cầu về tính đại diện (cho ngành sản xuấtnội địa liên quan)

 Có tương đối đủ bằng chứng về việc bán phá giá gây thiệt hại

 Lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước bị kiện không quá nhỏ

Bước 2: Điều tra sơ bộ

Việc điều tra được tiến hành theo hai nhóm vấn đề:

 Điều tra để xác định có bán phá giá hay không và biên độ bán phá giá nhưthế nào

 Điều tra để xác định có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa hay không

và thiệt hại có phải là hệ quả của việc bán phá giá không

Để xác định được hai vấn đề này, Cơ quan điều tra sẽ sử dụng bảng câu hỏi cho bịđơn và các bên liên quan, thu thập và xác minh thông tin, bằng chứng liên quan Các bênbảo vệ quyền lợi của mình chủ yếu qua việc trả lời bảng câu hỏi, cung cấp thông tin bổsung cho cơ quan điều tra

Bước 3: Kết luận vụ việc

Trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra ra Kết luận sơ bộ về các vấn đềđược điều tra (bán phá giá và thiệt hại)

Trang 18

Bước 4: Áp dụng biện pháp tạm thời

Trường hợp Kết luận sơ bộ khẳng định có tồn tại việc bán phá giá gây thiệt hạiđáng kể, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (đặt cọc,

ký quỹ hoặc thuế tạm thời) đối với hàng hóa nhập khẩu liên quan

Bước 5: Cam kết về giá

Vào bất kỳ giai đoạn nào sau khi có kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giágây thiệt hại đáng kể, nhà xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thểcùng thỏa thuận để đạt được Cam kết về giá (Nhà xuất khẩu cam kết tăng giá nhập khẩulên hoặc ngừng xuất khẩu phá giá hoặc chấp nhận các quota …)

Nếu cam kết về giá được chấp nhận với nhà xuất khẩu nào thì việc điều tra sẽ xemnhư chấm dứt với nhà xuất khẩu đó trừ khi họ yêu cầu tiếp tục việc điều tra

Bước 6: Tiếp tục điều tra

Cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh lại các vấn đề trong Kết luận

sơ bộ và xem xét các bình luận, phản hồi từ các bên đối với Kết luận sơ bộ

Các phiên điều trần có thể được tổ chức để cơ quan điều tra trực tiếp nghe các bêntrình bày lập luận của mình và trả lời lập luận của đối phương

Bước 7: Kết luận cuối cùng

Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng về các vấn đề được điều tra (bán phá giá vàthiệt hại)

Bước 8: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức

Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng có 2 trường hợp:

 Kết luận khẳng định có bán phá giá gây thiệt hịa đáng kể: cơ quan điều tra

có thể ra quyết định áp thuế chống bán phá giá (mức thuế đối với từng nhà xuất khẩukhông cao hơn biên độ phá giá của họ) Việc áp thuế hay không còn phụ thuộc vào biên

độ phá giá (dưới 2% thì không được áp thuế) và lợi ích cộng đồng (trường hợp EU, nếuviệc áp thuế không phù hợp với lợi ích Cộng đồng thì sẽ không áp thuế)

 Kết luận phủ định (không bán phá giá và/hoặc không gây ra thiệt hại đángkể):không áp thuế chống bán phá giá và hoàn trả các khoản đặt cọc

Bước 9: Rà soát hàng năm (rà soát lại)

Rà soát hàng năm được thực hiện theo yêu cầu để tính biên độ phá giá thực củacác nhà sản xuất khẩu trong năm trước đó hoặc để điều chỉnh mức thuế áp dụng trong

17

Trang 19

những năm tiếp theo hoặc chấm dứt thuế Trong quá trình rà soát hàng năm, các bên nhàxuất khẩu cũng phải cung cấp chứng cứ chứng minh phục vụ điều tra.

Bước 10: Rà soát cuối kỳ

Cơ quan điều tra thực hiện rà soát cuối kỳ thời hạn 5 năm kể từ khi áp dụng thuếchống bán phá giá hoặc kể từ khi rà soát lại Việc điều tra được thực hiện tổng thể (cả vềbán phá giá và thiệt hại) để xác định có chấm dứt áp thuế hay tiếp tục thêm 5 năm nữa

Quy trình điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ:

Giai đoạn 1: Đơn kiện (của ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ gửi

đến DOC và ITC)

Giai đoạn 2: Thông báo khởi xướng điều tra của DOC (khi DOC

thấy rằng đơn kiện đã thoả mãn các điều kiện qui định)

Giai đoạn 3: Điều tra sơ bộ

 ITC tiến hành điều tra sơ bộ về thiệt hại:

+ Nếu kết luận sơ bộ khẳng định có thiệt hại (kết luận khẳng định):quá trình điều tra tiếp tục;

+ Nếu kết luận sơ bộ là không có thiệt hại hoặc lượng hàng hóa nhậpkhẩu liên quan là không đáng kể (kết luận phủ định): chấm dứt cuộc điều tra (Kết luận

sơ bộ của ITC phải được đưa ra trước khi DOC có kết luận sơ bộ)

 DOC tiến hành điều tra sơ bộ về bán phá giá:

+ Nếu kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá (kết luận khẳngđịnh): DOC sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tạm thời;

+ Nếu kết luận sơ bộ là không có việc bán phá giá (kết luận phủđịnh): quá trình điều tra vẫn tiếp tục nhưng DOC không được áp dụng các biện pháp tạmthời

Giai đoạn 4: Điều tra cuối cùng

DOC điều tra lần cuối cùng về việc bán phá giá (kết luận của DOC phải được đưa

ra trước khi ITC đưa ra kết luận cuối cùng)

Nếu DOC hoặc ITC có kết luận phủ định (không có bán phá giá hoặc không cóthiệt hại): chấm dứt cuộc điều tra Nếu cả DOC và ITC có kết luận khẳng định: DOC raquyết định chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá (ấn định mức thuế chốngbán phá giá tạm thời)

Trang 20

Giai đoạn 5: Các thủ tục rà soát lại

 Rà soát hành chính: Do DOC tiến hành theo yêu cầu của mộthoặc các bên liên quan Kết quả: ấn định mức thuế chính thức tính theo năm (cho chủ thể

có yêu cầu hoặc cho tất cả các nhà xuất khẩu liên quan, tuỳ từng trường hợp)

 Rà soát do thay đổi về hoàn cảnh: Do DOC và ITC tiến hành;Kết quả: DOC có thể ra quyết định giữ nguyên, rút lại một phần hoặc toàn bộ quyết định

áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức

 Rà soát cuối cùng: 5 năm sau khi quyết định áp dụng biệnpháp chống bán phá giá được ban hành, DOC và ITC sẽ phải tiến hành rà soát lại để xemxét huỷ bỏ biện pháp chống bán phá giá

+ Nếu một trong hai cơ quan có kết luận phủ định: biện pháp chốngbán phá giá được huỷ bỏ

+ Nếu cả hai cơ quan có kết luận khẳng định: Biện pháp chống bánphá giá tiếp tục được duy trì Như vậy, khi điều tra cơ quan có thẩm quyền xem xét của

Mỹ sẽ đưa ra những yêu cầu cung cấp thông tin tới các doanh nghiệp có liên quan để xácđịnh cơ chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tuân thủ cơ chế thị trường haykhông Đối với nhiều nước có nền kinh tế phát triển, việc cung cấp số liệu liên quan đếncác vụ chống bán phá giá thường do doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp thực hiện,trường hợp cần thiết thì đề nghị Chính phủ can thiệp

Quy trình điều tra chống bán phá giá của Việt Nam: Theo quy định củaPháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hang hóa nhập khẩuvào Việt Nam, một vụ việc điều tra và xử lý chống bán phá giá có thể được tiến hànhqua bốn giai đoạn sau đây:

 Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định điều tra

 Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và ra kết luận điều tra sơ bộ

 Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng và ra kết luận cuối cùng

 Giai đoạn 4: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tiến hành ràsoát

19

Trang 22

2 Thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) từ năm 2007 và chấp nhận thời hạn 12 năm cho quy chế nền kinh tế phi thịtrường kể từ ngày gia nhập và không muộn hơn 31-12-2018 Đối với Việt Nam, việc gianhập WTO vừa là cơ hội, vừa là thách thức Theo đó, Việt Nam có nhiều cơ hội trongviệc tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuếnhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghịđịnh thư gia nhập của các nước này mà không bị phân biệt đối xử Tuy nhiên, đi cùngvới cơ hội này là những thách thức đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài.Một trong những thách thức mà chúng ta phải đối mặt dó là nguy cơ bị kiện bán phá giá.Thực tiễn cho thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam bị mắc vào những vụ kiện bán phá

mà lợi thế thường nghiêng về doanh nghiệp nước ngoài

Ngày nay, đứng trước những thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thịtrường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vithông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuếchống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về sốlượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng Theo số liệucủa Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đả tiến hành 2647cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (399 vụ), Hoa Kỳ (354vụ) và EU (303 vụ) Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386vụ), Hàn Quốc (94 vụ), Hoa Kỳ (146 vụ) Đối với Việt Nam, tính đến tháng 3-2006 đãphải đối mặt với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịuthuế chống bán phá giá Trong đó, EU khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mứcthuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxit kẽm Điều đáng chú ý là số lượng cáccuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây Nếu trong giai đoạn1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụkiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu Ở thời kỳ trước, cácmặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá chưa phải là nhữngmặt hàng chiến lược, vì vậy ảnh hưởng chưa lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta.Nhưng từ vụ kiện cá tra, cá ba sa năm 2002, đến nay có thể thấy rằng không chỉ một số

21

Trang 23

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thuỷ sản, giày dép mà cả những mặthàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trởthành đối tượng của kiện bán phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hoá liênquan từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khởi kiện như khoá Inôx(EU), săm lốp xe đap, xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập) 9

Dưới đây là bảng thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liênquan:

Trang 24

Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương

Trên đây là một số nét sơ lược về thực tiễn điều tra chống bán phá giá đối vớihàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam Để làm rõ hơn tình hình về các vụ kiệnbán phá giá đối với Việt Nam, trong phần trình bày tiếp theo, nhóm chúng tôi xin đượcphân tích thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận quốc gia thay thế trong quy chế ápdụng đối với nền kinh tế phi thị trường và thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận nhưtrường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET) đối với các vụkiện bán phá giá hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam

2.1 Thực tiễn áp dụng phương pháp tiếp cận quốc gia thay thế trong quy chế áp dụng đối với nền kinh tế phi thị trường

Việc Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường khi gia nhập WTO

có ảnh hưởng không nhỏ đến các vụ kiện bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu cónguồn gốc từ Việt Nam Phải ý thức được rằng, việc một quốc gia nào đó kiện hàng ViệtNam bán phá giá trên thị trường của họ là theo pháp luật của họ, tuy nhiên pháp luật vềchống bán phá giá của các quốc gia thành viên WTO về nguyên tắc phải phù hợp vớiĐiều VI GATT 1994 và Hiệp định AD10

10TS Dương Anh Sơn, Quy chế nền kinh tế phi thị trường và vấn đề minh bạch để ứng phó với các vụ kiện bán phá giá

23

Trang 25

Như đã được đề cập ở phần khái quát về điều tra chống bán phá giá, trong tất cảcác cuộc điều tra chống bán phá giá, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu phải xác địnhđược có hành vi bán phá giá một sản phẩm nhất định hay không và phải tính toán đượcbiên độ bán phá giá của sản phẩm đó; việc này được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa

“giá xuất khẩu” và “giá trị thông thường” của sản phẩm đó Theo Hiệp định AD cũng nhưpháp luật về chống bán phá giá của các nước, giá trị thông thường của sản phẩm nhậpkhẩu sẽ được xác định bằng một trong ba cách sau đây theo thứ tự ưu tiên là:

Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa

Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba

“Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với cáckhoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các chi phí hành chính khác như đónggói11…

Qua đó, có thể khẳng định rằng, dù theo cách nào thì cơ quan điều tra cũng phảidựa vào các số liệu về chi phí sản xuất và giá cả tại nước xuất khẩu Sẽ chẳng có gì phảibàn nếu như nước xuất khẩu là một quốc gia có nền kinh tế thị trường, vấn đề chỉ thực

sự nảy sinh khi nước xuất khẩu bị coi là có nền kinh tế phi thị trường Khi đó, cơ quanđiều tra của nước nhập khẩu thường lập luận rằng, những số liệu về chi phí sản xuất vàgiá cả tại nước xuất khẩu thường không đáng tin cậy, không phản ánh đúng giá trị thôngthường của sản phẩm do đã có sự can thiệp từ Chính phủ Trong trường hợp đó, cơ quanđiều tra có quyền không áp dụng các phương pháp tính toán “giá trị thông thường” nêutrên, mà thay vào đó cơ quan điều tra sẽ tự “xây dựng” giá trị thông thường của sảnphẩm dựa trên số liệu về giá cả và chi phí sản xuất tại một nước thứ ba hay nước thaythế nào đó Chẳng hạn, theo pháp luật Hoa Kỳ thì trong một cuộc điều tra chống bán phágiá, nếu nước xuất khẩu bị coi là có nền kinh tế phi thị trường thì Cục Nhập khẩu của BộThương mại (DOC) sẽ sử dụng phương pháp “các yếu tố sản xuất” để xây dựng giá trịthông thường của sản phẩm, cụ thể là DOC sẽ nhân số lượng/khối lượng của các yếu tốđầu vào do các nhà sản xuất thuộc diện điều tra cung cấp với giá của các yếu tố đầu vàonày ở nước thay thế Sau đó, DOC sẽ cộng thêm một số chi phí như chi phí cố định, chiphí khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí hành chính… để tính ra toàn bộ chi phí sản xuất

Lưu Hương Ly, Cơ chế phi thị trường và kiện chống bán phá giá

Ngày đăng: 09/03/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Vào những năm đầu thế kỷ XX, pháp luật về chống bán phá giá bắt đầu hình thành từ Canada và phát triển rộng ra các nước khác như Mỹ (1916), Austraylia (1921), Vương  quốc Anh (1921)…và có nhiều sự biến đổi, cải tiến cho phù hợp với chính sách và điều  kiệ - Đề tài: Quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá pot
o những năm đầu thế kỷ XX, pháp luật về chống bán phá giá bắt đầu hình thành từ Canada và phát triển rộng ra các nước khác như Mỹ (1916), Austraylia (1921), Vương quốc Anh (1921)…và có nhiều sự biến đổi, cải tiến cho phù hợp với chính sách và điều kiệ (Trang 10)
Dưới đây là bảng thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan: - Đề tài: Quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá pot
i đây là bảng thống kê các vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam có liên quan: (Trang 22)
Dưới đây là bảng điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC: - Đề tài: Quy chế thị trường và điều tra chống bán phá giá pot
i đây là bảng điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC: (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w