Giai đoạn trước đây, chính sách tiền tệ của chính phủ chỉ đơn thuần là hoạt độngphát hành tiền của ngân hàng trung ương NHTW, hiện nay cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thì các
Trang 2PHẦN I: Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta đang tiến những bước vững chắc với việc cải cách kinh tế theohướng mở cửa Điều đó được thực hiện trên tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả các nước” và trên nguyên tắc “bình đẳng cùng có lợi” Chủ trương đó sẽ giúp chúng
ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, tham gia một cách ngày càng cóhiệu quả vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế Quá trình đó diễn racùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các mối giao lưu thương mại giữa ViệtNam với các nước trên thế giới, để ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng
có lợi thì chúng ta không thể không đề cập đến vai trò điều tiết nền kinh tế của chínhphủ, một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô mà ta quan tâm ở đây làchính sách tiền tệ
Sức mạnh của nền kinh tế được thể hiện như thế nào trên thị trường cũng như trênnhững mặt khác, một nền kinh tế mạnh phải là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởngcao và ổn định và để đạt được điều đó thì chính sách tiền tệ đóng một vai trò rất quantrọng trong việc ổn định đồng tiền trong nước, ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sứcmua, giảm lạm phát và thúc đẩy nền kinh tế đi lên
Giai đoạn trước đây, chính sách tiền tệ của chính phủ chỉ đơn thuần là hoạt độngphát hành tiền của ngân hàng trung ương (NHTW), hiện nay cùng với sự lớn mạnh của
hệ thống ngân hàng thì các công cụ của chính sách tiền tệ được tăng cường nhiều hơn,
có tác động lớn hơn tới nền kinh tế và vai trò của nó ngày càng quan trọng hơn Từ
thực tế đó, em đã chọn đề tài “trình bày và đánh giá chính sách tiền tệ của Việt Nam
từ năm 2008 đến nay ” để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của chính sách tiền tệ đến nền
kinh tế Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề là phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Do thời gian làm chuyên đề và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên nội dung của chuyên đề không tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được
sự giúp đỡ, góp ý của thầy để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I Cơ sở khoa học của chính sách nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận
a Khái niệm chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngânhàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì
ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chínhsách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếphay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc;hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối
b Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đốivới các Ngân hàng thương mại Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại,Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngânhàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệuhóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay)của các Ngân hàng thương mại
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương muabán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá,gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác độngđến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng haygiảm khối lượng tiền tệ
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiệnchính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảmbớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất Nó là
1 công cụ rất lợi hại Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trươngchính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trênthị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hànhchính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các
tổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ươngbuộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế
Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồngngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầungoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác độngmạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷgiá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình
Trang 4trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đấtnước Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá khônglàm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là cácnước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chínhsách tiền tệ.
Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổnđịnh kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái
c Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền Thôngthường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế
ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn Còn khi kinh tế quá nónghay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó làlượng cung tiền
d Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ:
Nói đến tiền là nói đến sự ổn định của tiền, mà sự ổn định của tiền liên quan mậtthiết và chịu sự ràng buộc bởi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Thông qua cácthao tác của mình, Ngân hàng Trung ương (NHTW) có thể làm thay đổi tiền tệ trên tất
cả các mặt: lưu lượng, chi phí, giá trị… Toàn bộ các thao tác có liên quan đến tiền củaNHTW luôn nằm trong hệ thống những ý đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi làchính sách tiền tệ Nếu chính sách tài chính tập trung vào thành phần, kết cấu các mứcchi phí, thuế khoá của Nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào việcgiải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đápứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụngđáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trườngvốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợp
lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổnđịnh tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá
Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là việc cung ứng tiền cho nền kinh
tế Việc cung ứng tiền có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông quahoạt động của thị trường mở (mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái (mua bánngoại tệ) và để điều tiết mức tiền cung ứng, NHTW các nước sử dụng các công cụkhác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc…
Chính vì thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên,bởi nó được sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tếlại như máu lưu thông trong cơ thể con người Không khó khăn nếu muốn chứng minh
về vấn đề này, nhất là trong giai đoạn gần đây - chính phản ứng của thị trường đối vớinhững thay đổi của chính sách tiền tệ sẽ là biểu hiện rõ nhất về những tác động củachính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Những thông tin hàng ngày, hàng giờ về sự suygiảm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ “đại dịch” về cho vay bất động sản ở
Mỹ là minh chứng rõ nhất cho thấy những tác động từ chính sách tiền tệ không chỉmang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn có thể mang lại hiểm họa cho cả thế giới Tình
Trang 5hình kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đang có những dấu hiệu bất ổn,ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan; trong nước, ngoài nước thì trong đó,chính sách tiền tệ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng.
II Trình bày và đánh giá chính sách tiền tệ
1 Đối với năm 2008:
Trong năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp Tăng trưởng kinh tếtoàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của khủng hoảng cho vay bất độngsản dưới chuẩn của Mỹ Các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái Chính phủcác nước phải thực thi các giải pháp cứu trợ kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ đôla Mỹ vàliên tiếp cắt giảm lãi suất chủ đạo, bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng Tuynhiên, tác động của các giải pháp này còn chưa rõ ràng và khủng hoảng kinh tế toàncầu được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong năm 2009 và sẽ có tác động mạnh tới các nướcđang phát triển, trong đó có Việt Nam
Diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiềuthách thức Trong những tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh trong khithị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bắt đầu suy yếu Chính phủ đã kịpthời triển khai 8 nhóm giải pháp lớn nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững vàđảm bảo an sinh xã hội Trong 6 tháng đầu năm, do biến động giá trên thị trường thếgiới, nhập siêu của Việt Nam đã tăng mạnh Tính tới cuối tháng 6, nhập siêu đã lên tới14,8 tỷ USD, đe dọa sự bền vững của cán cân thanh toán và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND Tới cuối quý III/2008, các nhóm giải pháp của Chính phủ đã mang lại nhữngkết quả bước đầu với việc nhập siêu giảm, lạm phát được kiềm chế Tuy nhiên, sự suythoái kinh tế toàn cầu đã bắt đầu có tác động tiêu cực tới xuất khẩu và tốc độ tăngtrưởng của kinh tế Việt Nam và Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp mới để chủ độngngăn chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, mức độ
tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của các luồng vốn đầu tư, đặcbiệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá Trongnăm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại
tệ mất cân đối Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm, gây áp lựctăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tếthế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao.Sau khi có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại do kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn biến khả quan,trong các tháng cuối năm, tình trạng khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế lại khiếncho các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn về nước để bảo đảm thanh khoản của các tổchức ở chính quốc
Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng nhưtrong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước Tuynhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các
Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiệnđược các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thốngngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổnđịnh kinh tế vĩ mô, cụ thể là:
Trang 6- NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra đượcđiều chỉnh linh hoạt Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại
tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN muangoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêukiềm chế nhập siêu
- Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thứccan thiệp Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức canthiệp gián tiếp để ổn định tâm lý thị trường Với sự phối hợp tốt giữa NHNN với cácngân hàng thương mại (NHTM), hình thức can thiệp này đã nhanh chóng phát huyhiệu quả, đưa thị trường bình ổn trở lại
- NHNN đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công táctuyên truyền, củng cố lòng tin trong nhân dân và doanh nghiệp
- Việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ.Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, gópphần ổn định tỷ giá
Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, cónhững thời điểm biến động đột biến, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường,thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào và ra để cóchính sách điều hành tỷ giá thích hợp
Đặc biệt, thời điểm giữa tháng 6, thị trường có nhiều biến động đột biến, NHNN
đã chủ động thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ, thực hiện từng bước các giảipháp chính sách, tập trung vào giai đoạn cuối tháng 6 Cụ thể:
Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn cung cầuthị trường;
Mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2% so với tỷgiá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố;
Tăng mạnh lãi suất cơ bản tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng,kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá;
Công bố mức dự trữ ngoại hối Nhà nước, củng cố lòng tin thị trường;
Yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấphành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịchtheo đúng quy định;
Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nềnkinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữabệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho cácngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầungoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM;
Trang 7Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của cácđại lý, bàn đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản
lý ngoại hối
Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2%lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008)
Với các biện pháp đồng bộ của NHNN, thị trường ngoại hối đã ổn định trở lại Cóthể nói trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Namđứng trước những khó khăn mà nhiều tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài chorằng Việt Nam đã đứng bên bờ vực của khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế, việcViệt Nam bình ổn được thị trường ngoại tệ, tỷ giá vẫn giữ tương đối ổn định đã nhậnđược sự đánh giá cao của các tổ chức tài chính quốc tế, củng cố lòng tin của các nhàđầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước vào khả năng điều hành kinh tế vĩ môcủa Chính phủ
Qua thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá trong năm 2008, có thể rút ra một số bài học trong công tác điều hành tỷ giá như sau:
- Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc
tế và mức độ tự do hoá các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của dòng vốn đầu
tư, đặc biệt là các dòng vốn đầu tư gián tiếp ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ vàdiễn biến tỷ giá Do đó, việc giám sát và tiến tới kiểm soát có chọn lọc các luồng vốnnày là một yêu cầu hết sức cấp thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
- Nhập siêu không được quản lý chặt chẽ và duy trì ở mức cao làm ảnh hưởng tớicán cân thanh toán quốc tế và gây khó khăn cho công tác điều hành tỷ giá
- Lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam,trong khi đó, các công cụ kiềm chế lạm phát lại khiến cho việc duy trì tỷ giá để hỗ trợsức cạnh tranh đối mặt với những giới hạn nhất định Vì vậy, trong bối cảnh lạm pháttăng cao, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá là hết sứccần thiết
- Việc kiên trì mục tiêu điều hành tỷ giá linh hoạt trong ngắn hạn, tương đối ổnđịnh trong dài hạn là rất quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và khôi phục ổn địnhkinh tế vĩ mô
- Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các Bộ, ngành đóng vai trò rất quan trọng
và quyết định sự thành công của công tác điều hành tỷ giá Trong năm 2008, NHNN
đã phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Bộ Công thương trong việc kiểm soát nhậpsiêu và với Bộ Tài chính trong việc huy động các nguồn ngoại tệ để tăng dự trữ quốcgia cũng như khả năng can thiệp thị trường
- Với tính nhạy cảm của tỷ giá và trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhậpkinh tế quốc tế, các luồng chu chuyển vốn gia tăng, công tác điều hành tỷ giá phải gắnvới việc bám sát mọi diễn biến của thị trường để có biện pháp kịp thời, phù hợp vớidiễn biến thị trường
Trang 8- Sự phối hợp chặt chẽ với các NHTM đóng góp đáng kể vào hiệu quả công tácđiều hành tỷ giá do các NHTM có ảnh hưởng lớn trên thị trường là kênh truyền tảinhanh, hiệu quả ý đồ can thiệp của NHNN đến thị trường
- Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng tin củangười dân, doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả điều hành chính sách
Theo các chuyên gia kinh tế, dự báo tình hình kinh tế quốc tế trong năm 2009 sẽcòn tiếp tục diễn biến phức tạp Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới diễn ratrong năm 2008 và khó có thể khắc phục trong năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sẽgặp nhiều khó khăn hơn Bên cạnh đó, kiều hối cũng như luồng vốn đầu tư nước ngoàicũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới Tuy nhiên, NHNN đã phối hợp vớicác Bộ, ngành phân tích, dự báo các kịch bản khác nhau của nền kinh tế, kể cả cáckịch bản xấu nhất Kết quả cho thấy dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Chính phủ đều cókhả năng cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với sự phối hợpchặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, sự đồng thuận của doanh nghiệp và nhândân
Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ vềnhững giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm an sinh xã hội “để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sảnxuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh
xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%”, trên cơ sở dựbáo tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giábình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 25/12/2008 lênmức 16.989đ/USD Mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhậpsiêu và đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời hạn chế tâm lý
kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng phương
án sản xuất kinh doanh ổn định NHNN sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ ổnđịnh mức tỷ giá này
2 Đối với năm 2009:
Trước những tác động bất lợi như vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực thiCSTT một cách linh hoạt phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác để giữ bình ổn thịtrường
Từ đầu năm 2009 đến nay, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dân cư trong
xã hội tiếp cận được với vốn vay của hệ thống ngân hàng theo tinh thần của các góigiải pháp kích cầu của Chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổnđịnh và hiệu quả, NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dựtrữ bắt buộc từ 11% xuống 5%
Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thịtrường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi Do áp lực từ cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữngoại tệ
Mặt khác do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND vàviệc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay
Trang 9ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệtăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng
Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai quyết liệtnhiều giải pháp như mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các ngânhàng thương mại từ +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng cùng phốihợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán ngoại tệ hỗtrợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống;điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trên ngân hàng
Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính bán nguồn ngoại tệ thuđược từ phát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN; đề nghị một số doanh nghiệp nhậpkhẩu lớn chuyển từ mua ngoại tệ sang vay bằng ngoại tệ; phối hợp chặt chẽ với BộCông thương trong việc kiểm soát nhập siêu và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếucủa nền kinh tế
Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng được tăng cường như phốihợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yếtgiá hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép; tăng cường kiểm tra hoạtđộng mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và hoạt động của các đại lý đổingoại tệ, xử lý nghiêm các vi phạm
Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của cácdoanh nghiệp và người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai,rộng rãi các thông tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nướcgiảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ (lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống mứckhông quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức khôngquá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009)
Đồng thời đề nghị Hiệp hội Ngân hàng yêu cầu các NHTM cổ phần đồng thuậngiảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ như các NHTM nhà nước kể từ ngày8/6/2009 Các biện pháp trên đã có tác động giảm áp lực thiếu cung ngoại tệ trên thịtrường, giữ được thị trường ổn định
Tuy nhiên, diễn biến kinh tế những tháng cuối năm vẫn tiếp tục là thách thức chothực thi CSTT như thâm hụt cán cân thương mại không được cải thiện mà vẫn tiếp tụcgia tăng (theo số liệu của Tổng cục Hải quan 11 tháng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
cả nước đạt 113,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, xuất khẩu
là 51,33 tỷ USD, giảm 11,5% và nhập khẩu là 62,28 tỷ USD, giảm 17% Cán cânthương mại hàng hoá 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng 21,3% xuất khẩu), nguồn
bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sútmạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng mà còn giảm; nguồnkiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu do vậy dẫn đến thâm hụt cáncân thanh toán, tình hình này tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá Thêm vào đó,thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở mức 6,5% GDPbuộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND Trên thịtrường tiền tệ xuất hiện những hiện tượng bất cập, mâu thuẫn nhau: Tốc độ tăngtrưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND
Trang 10vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh Sựkhan hiếm tiền đồng về mặt lý thuyết là làm cho VND lên giá Nhưng chính sách điềutiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp (lãi suất cho vay hỗ trợ, trần lãi suất cho vay ) gây áp lựcgiảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng,gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN phải cung ứng thêm tiềnđồng Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND Đồng thời, sự biến động mạnh củagiá vàng cũng có những tác động bất lợi đến tỷ giá
Trước tình hình này, ngày 26/11, NHNN đã kịp thời điều chỉnh tỷ giá, nâng tỷ giácông bố lên 17.980 đồng/usd, tăng 5,4% so với ngày trước đó, thu hẹp biên độ tỷ giá
từ +/-5% xuống còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêmbiên độ tỷ giá Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trởxuống lại được NHNN bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cam kếtcung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặthàng nhập khẩu phục vụ sản xuất Đồng thời với điều chỉnh tỷ giá, NHNN đã thựchiện nâng các mức lãi suất chỉ đạo lên thêm 1% Đây là giải pháp có tính đồng bộ, phùhợp với tình hình thực tế, vừa có tác dụng tiếp tục duy trì tăng trưởng của nền kinh tếđồng thời chủ động ngăn chặn nguy cơ lạm phát và trước mắt ổn định thị trường ngoạihối
3 Đối với năm 2010:
Có thể nói, những khó khăn nhất đã qua, năm 2009 mặc dù phải đối mặt với rấtnhiều thách thức trong quá trình thực thi CSTT, nhưng với sự điều hành linh hoạt, sựứng phó kịp thời với những biến động của tình hình, về cơ bản CSTT đã đạt được mụctiêu của năm 2009 là kiềm chế lạm phát từ mức 19,98% năm 2008 xuống còn 6,52%,
hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,2% và CSTT đã góp phần quan trọng vào ổn địnhkinh tế vĩ mô
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2010, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao vai trò của CSTT trong ổn định kinh tế vĩ mô,kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và Thủ tướng chỉ đạo, năm 2010ngành ngân hàng tiếp tục chỉ đạo CSTT linh hoạt, thận trọng tốt hơn để góp phần vàoviệc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế năm 2010
Trong năm 2010, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Quốc hội, Chính phủ
đề ra và sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng, NHNN định hướng, mục tiêu và giải pháplớn về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau: Tập trung hoànthiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trọng tâm là hoàn thiện 2 dự thảo LuậtNHNN và Luật Các tổ chức tín dụng để trình Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họpthứ 7
Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ lãi suất của Chínhphủ; điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thịtrường, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát do Quốc hội đề ra
Bên cạnh đó, thực hiện ổn định thị trướng ngoại hối, thị trường vàng trong nước;tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo tiền tệ và cán cân
Trang 11thanh toán quốc tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát chặt chẽ nợquá hạn, đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng
Nhìn nhận lại, những giải pháp điều hành CSTT năm 2009 sẽ có những tác độngtới thị trường 2010, đặc biệt do đặc thù "độ trễ" của chính sách đối với thị trườngthường kéo dài Đồng thời, có những tác động từ vĩ mô khiến việc điều hành CSTT sẽcòn có những khó khăn
Mặt tích cực, những biện pháp giảm áp lực giảm giá VND, nâng cao kỷ luật thịtrường tiền tệ cùng với việc nâng tỷ giá công bố lên 5,4% tạo sự ổn định và thích ứnghơn với thị trường Thêm vào đó những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng,hướng việc mở rộng tín dụng vào những lĩnh vực sản suất, nông nghiệp nông thôn sẽ
có tăng động tích cực đến tăng trưởng kinh tế năm 2010
Song nhìn nhận những vấn đề căn nguyên của tình hình năm 2009, việc thực thiCSTT năm 2010 sẽ tiếp tục vấp phải những khó khăn phát sinh từ những vấn đề mangtính căn nguyên, đó là thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách kéo dài, hiệu quả sửdụng vốn đầu tư thấp, nguy cơ lạm phát gia tăng và sự phục hồi chưa chắc chắn củakinh tế thế giới
Vì vậy, để giải quyết căn bản những khó khăn của CSTT, bên cạnh việc NHNNtiếp tục thực thi CSTT linh hoạt, thận trọng, phối hợp động bộ các giải pháp tiền tệ vàcông cụ CSTT, tạo môi trường tiền tệ thuận lợi cho hoạt động của các định chế tàichính, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối, nhất là hoạt động kinh doanh vàng,thì cần có sự phối hợp đồng bộ, tích cực của các chính sách kinh tế vĩ mô khác để giảiquyết tích cực giảm thâm hụt thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm thâm hụtngân sách, thu hẹp sự chênh lệnh giữa tiết kiệm và đầu tư mà hiện đang có xu hướnggia tăng và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư để giảm áp lực lạm phát
Đây là những điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định bền vững kinh tế vĩ mô
và hiệu lực của chính sách tiền tệ
4.Đối với năm 2011:
Đánh giá công tác điều hành chính sách tiền tệ năm 2011: các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong năm đã phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP, đạt được các mục tiêu đề ra và góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, dần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Theo đó, lượng tiền cung ứng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm, góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp, góp phần tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12%, góp phần kiềm chế lạm phát tăng chậm lại (từ tháng 8 đến nay, lạm phát tăng dưới 1%/tháng); đồng thời, góp phần tích cực giảm nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán quốc tế.