1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán lưu chuyển Hàng hóa XK trong Doanh nghiệp XNK

49 309 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Phần mở đầu 1 Phần nội dung 3 I. Những lý luận chung về kế toỏn nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu 3 1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 3 2. Các phương thức kinh doanh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

T

rong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với khả năng gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005, nền kinh tế Việt Nam đang dần lớn mạnh với việc giao lưu thương mại với bên ngoài Nếu như trước kia, với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ chủ yếu dựa vào bao cấp đơn thuần của nhà nước thì bây giờ rất nhiều loại hình kinh tế đã xuất hiện Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần không nhỏ Trong hai nhiệm vụ là xuất khẩu và nhập khẩu của loại hình công ty này thì việc xuất khẩu đóng vai trò khá quan trọng Việc lựa chọn thu mua hàng hoá nào và làm thế nào để đưa nó ra với thị trường bên ngoài? Làm thế nào mà bạn hàng quốc tế mua hàng của chúng ta với giá hợp lý mà chúng ta vẫn kinh doanh có lãi, mang lại nguồn thu nhập cho chính công ty và cho ngân sách quốc gia? Với vai trò là nhà kế toán trong tương lai, em nhận thức được tầm quan trọng và phức tạp của kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu Bởi vì tham gia trong quan hệ thanh toán không chỉ có bên Việt Nam và bên nước ngoài, mà nếu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu ủy thác thì còn quan hệ thanh toán giữa bên giao uỷ thác và bên nhận uỷ thác Dòng tiền lưu chuyển qua nhiều giai đoạn và cần được hạch toán một cách chính xác, bảo đảm công bằng giữa các bên Vì vậy một cán bộ kế toán hạch toán trong công ty xuất nhập khẩu nói chung và trong giai đoạn xuất khẩu nói riêng cần hết sức am hiểu về thanh toán quốc tế và cách thức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu Vì lý do

đó mà em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu” để nghiên cứu Có một điều rất

khác biệt so với việc hạch toán trong nước là khi tham gia mua bán với nước ngoài còn xuất hiện việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ Đây cũng là một trong những phần khá hóc búa và phức tạp đối với bất kỳ sinh viên kế toán nào.

Trang 2

Đề án sẽ tập trung giải quyết hai vấn đề lớn là:

- Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.

- Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu Em rất chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Đặng Thị Loan đã giúp em thực hiện đề tài này và mong cô đóng góp ý kiến cho phần đề tài của em được hoàn thiện

PHẦN NỘI DUNG

Trang 3

I Những lý luận chung về kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu:

1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

* Xuất khẩu là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa một quốc gia này với một quốc gia khác, bằng Nghị định thư ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngoài Nghị định thư Thông qua mua bán trao đổi hàng hoá xuất khẩu mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế

* Xuất khẩu có vai trò tạo vốn cho nhập khẩu, mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, tạo tiền đề vật chất để giải quyết nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của nhà nước Hàng xuất khẩu là hàng được sản xuất, chế biến thu mua trong nước, hoăc hàng nhập để tái xuất

* Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có đặc điểm cơ bản sau:

- Lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu bao gồm 2 giai đoạn: Mua, bán hàng xuất khẩu Bởi vậy thời gian thực hiện các giai đoạn lưu chuyển của hàng hoá trong các đơn vị XNK thường dài hơn các đơn vị kinh doanh hàng hoá trong nước.- Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những hàng hoá, dịch vụ cung cấp được sản xuất trong nước phổ biến gồm các loại: nguyên liệu, vật liệu, lâm sản, khoáng sản khai thác xuất khẩu các hàng tiêu dùng gia công xuất khẩu, các hàng chế biến

- Xuất khẩu thường được thực hiện theo hai hình thức: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.

- Giá mua hàng để xuất khẩu là giá thực tế bao gồm giá mua và chi phí thu mua.- Giá xuất khẩu hàng hoá được tính chủ yêú theo giá CIF (hoặc CF) hoặc giá FOB Giá CIF trị giá hợp dồng xuất khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua (nước nhập khẩu), là giá có chi phí vận chuyển và bảo hiểm Giá FOB

Trang 4

trị giá hợp đồng xuất khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước bán (nước xuất khẩu), là giá không có chi phí vận chuyển và bảo hiểm Nước ta thường xuất theo thể thức FOB.

- Nếu xuất khẩu theo nghị định thư: Số ngoại tệ thu được, quy đổi theo tỷ giá do nhà nước quy định, có thể nộp hoặc bán ngoại tệ cho nhà nước.

- Nếu xuất khẩu ngoài nghị định thư: Số ngoại tệ thu được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, có thể bán một phần cho nhà nước tuỳ theo chính sách quản lý ngoại hối từng thời kỳ.

- Thuế giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu là 0%, do đó sẽ được hoàn lại thuế giá trị gia tăng đầu vào.

- Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của đơn vị xuất nhập khẩu được phản ánh bằng ngoại tệ, vì vậy mức độ thực hiện các chỉ tiêu không chỉ lệ thuộc vào kết quả hoạt động ngoại thương, mà còn bị chi phối bởi tỷ giá ngoại tệ thay đổi và phương pháp kế toán ngoại tệ.

* Kế toán hoạt động xuất khẩu có nhiệm vụ:

- Phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.

- Phản ánh chi tiết, tổng hợp các khoản chi phí phát sianh trong kinh doanh.

- Thanh toán kịp thời công nợ trong mỗi thương vụ xuất khẩu để đảm bảo cán cân ngoại thương.

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ của các chỉ tiêu, dể cung cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động xuất khẩu

2 Các phương thức kinh doanh xuất khẩu và các hình thức thể hiện:

2.1 Phương thức kinh doanh xuất khẩu:

- Xuất khẩu theo nghị định thư (theo hợp đồng):

Chính phủ Việt Nam ký kết với các chính phủ nước ngoài các nghị định thư hoặc hiệp định thương mại về trao đổi, mua bán hàng hoá, sau đó giao cho một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện Các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm

Trang 5

thu mua hàng hóa giao cho nước ngoài Đa số ngoại tệ thu được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá do nhà nước quy định hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trương liên ngân hàng.

- Xuất khẩu ngoài hiệp định (ngoài nghị định thư):

Được thực hiện ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất khẩu những mặt hàng nhà nước không cấm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Đối với số ngoại tệ thu được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

2.2 Các hình thức kinh doanh xuất khẩu:

- Hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp giao hàng và nhận thanh toán tiền hàng Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trên cơ sỏ tự cân đối về tài chính, có uyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của nhà nước Điều kiện của các đơn vị xuất khẩu trực tiếp:

+ Đơn vị xuất khẩu có uy tín trên thị trường quốc tế.+ Đơn vị xuất khẩu có doanh số lớn.

+ Đơn vị xuất khẩu có đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động xuất nhập khẩu.- Hình thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác:

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt động xuất khẩu:

Trang 6

+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): là bên có đủ điều kiện mua hoặc bán hàng xuất khẩu.

+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của Luật kinh doanh trong nước, Luật kinh doanh của bên đối tác và Luật buôn bán quốc tế.

Theo phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp giao uỷ thác giữ vai trò là người sử dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác lại giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên ký trong hợp đồng uỷ thác Hoa hồng là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

3 Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương:

Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng hạn và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động ngoại thương bao gồm: Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ (hay phương thức mở tài khoản), phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng Trong bốn phương pháp trên thì ba phương pháp đầu không hay sử dụng trong thanh toán bên xuất khẩu, vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn, hoặc nếu hai bên không tín nhiệm nhau, khi rủi ro xẩy ra thì người bán sẽ phải chịu phần thiệt thòi Còn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu vì nó đảm bảo cả quyền lợi cho

Trang 7

người mua và người bán Ở Việt Nam hiện nay áp dụng chủ yếu phương thức này trong hợp đồng xuất khẩu

Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng, là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng, tức người nhập khẩu hàng hoá,) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng, tức người xuất khẩu hàng hóa) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định trong thư tín dụng

Các loại thư tín dụng thương mại thanh toán quốc tế:- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ.

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ.

- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi.- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận.- Thư tín dụng đối ứng.

- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng.- Thư tín dụng tuần hoàn.

- Thư tín dụng giáp lưng.

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ.- Thư tín dụng dự phòng.

4 Giá cả, tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu và nguyên tắc kế toán ngoại tệ:

4.1 Giá cả, tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu:

* Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một nước nào dó, vì vậy trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.

Trang 8

Tiền tệ tính toán là tiền tệ được dùng để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương Đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tệ chuyển đổi tự do Trong nhiều trường hợp, đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán phù hợp nhau.

Việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:

- Sự so sánh lợc lượng của hai bên mua bán.- Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.

- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.

- Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế trên thế giới.

Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản ch phí và về rủi ro, Được quy định trong luật buôn bán quốc tế (Incoterm-2000).

* Như vậy, căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá trong hợp đồng mua bán ngoai thương có thể có 4 nhóm C, D, E, F:

- Nhóm C: Người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế.

- Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận.

- Nhóm E: Hàng hóa thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nàh máy của người bán.

- Nhóm F: Người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế.* Các điều kiện giao hàng, theo Incoterm, bao gồm:

- Giao hàng tại xưởng (EXW): Theo điều khoản này, người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm giao hàng của mình, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan XK và chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận Điều kiện này cho thấy

Trang 9

người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán (trừ khi có thoả thuận riêng).

- Giao cho người vận chuyển (FCA): Người bán chịu trách nhiệm và chi phí về hàng hoá cho đến khi hàng hoá được giao cho người vận chuyển chỉ định Như vậy, người bán sau khi làm các thủ tục thông quan XK sẽ giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định tại địa điểm quy định Nếu hàng giao tại cơ sở của người bán thì người bán có trách nhiệm bốc hàng, còn nếu giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm dỡ hàng Điều kiện này có thể áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển, kể cả vận tải đa phương thức.

- Giao dọc mạn tàu(FAS): Người bán phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hóa (trừ khi có thoả thuận riêng), chịu mọi trách nhiệm và chi phí cho tới khi hàng được đặt dọc mạn tàu tại cảng quy định do người mua chỉ định Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa.

- Giao lên tàu(FOB): Người bán chịu mọi trách nhiệm làm các thủ tục thông quan XK và mọi chi phí cho tới khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định do người mua chỉ định Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA.

- Tiền hàng và cước phí (CFR): Điều kiện giao hàng này có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, nó cho biết giá cả hàng hoá bao gồm giá của bản thân hàng hoá và cước phí vận chuyển Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan XK; trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng mọi rủi ro, mất mát và hư hại về hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thi nên sử dụng điều kiện FCA.

Trang 10

- Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (CIF): Điều kiện giao hàng này có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, nó cho biết giá cả hàng hoá bao gồm giá mua của bản thân hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng hoá và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng quy định Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan XK; trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng đến quy định nhưng mọi rủi ro, mất mát và hư hại về hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang ngời mua Ngoài ra, người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải (ở mức độ tối thiểu) để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro mất mát, hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA.

- Cước phí trả tới (CPT): Theo điều kiện giao hàng này, người bán phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hoá, giao hàng cho người vận chuyển do chính người bán chỉ định và trả cước phí vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định Người mua phải tự chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh sau khi hàng hoá đã được giao cho người chuyên chử đầu tiên Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển, kể cả vận tải đa phương thức.

- Cước và bảo hiểm đã trả tới (CIP): Trách nhiệm của bên bán cũng tương tự như điều kiện CPT ở trên, chỉ khác là người bán phải mua bảo hiểm (ở mức độ tối thiểu) để bảo vệ quyền lợi cho người mua khỏi bị tổn thất hàng hoá trong thời gian vận chuyển.

- Giao tại biên giới (DAF): Người bán phải làm thủ tục thông quan XK và chịu mọi chi phí, rủi ro cho đến lúc giao hàng (trừ phi có thoả thuận riêng) Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận chuyển chở đến, chưa dỡ ra, chưa làm thủ tục thông

Trang 11

quan nhập khẩu ở địa điểm quy định tại biên giới Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải khi hàng hoá được giao tại biên giới trên đất liền.- Giao tại tàu (DES): Người bán phải làm thủ tục thông quan XK và chịu mọi chi phí, rủi ro cho đến lúc giao hàng (trừ phi có thoả thuận riêng) Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu, chưa dỡ hàng, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở cảng đến quy định Điều kiện này chỉ có thể sử dụng khi hàng hoá được giao bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức trên một tàu ở cảng đến Nếu các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro về việc dỡ hàng thì nên sử dụng điều kiện DEQ.

- Giao tại cầu cảng (DEQ): Người bán giao hàng khi hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu tàu ở cảng đến quy định, chưa làm thủ tục nhập khẩu Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới cảng quy định và bốc dỡ hàng lên tàu Người mua phải làm mọi thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu mọi chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá (trừ khi có thoả thuận riêng) Điều kiện này chỉ có thể sử dụng khi hàng hoá được giao bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến quy định Nếu các bên muốn người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro trong việc dịh chuyển hàng hoá từ cầu tàu tới địa điểm khác ở trong hoặc ngoài cảng thì nên sử dụng điều kiện DDU hoặc DDP.

- Giao tại đích chưa nộp thuế (DDU): Người bán giao hàng cho người mua, chưa làm thủ tục nhập khẩu, chưa dỡ hàng hoá khỏi phương tiện vận tải chở đến nơi quy định.

Người bán chỉ chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hoá tới nơi quy định Người mua phải làm mọi thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu mọi chi phí lên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa (trừ phi có thoả thuận riêng) Điều

Trang 12

kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển nhưng nếu các bên muốn việc giao hàng ở cảng đến hoặc trên boong tàu hoặc cẩu tàu thì nên sử dụng điều kiện DFS hoặc DEQ.

- Giao tại đích đã nộp thuế (DDP): Người bán giao hàng cho người mua, đã làm xong thủ tục nhập khẩu, chưa dỡ hàng hoá khỏi phương tiện vận tải chở đến nơi quy định Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hang hoá tới nơi quy định (kể cả các nghĩa vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hoá); do vậy, chỉ nên sử dụng điều kiện này khi người bán lấy được giấy phép nhập khẩu Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển nhưng nếu các bên muốn việc giao hang ở cảng đến hoặc trên boong tàu hoặc cầu tàu thì nên sử dụng điều kiện DFS hặc DEQ.

4.2 Nguyên tắc kế toán ngoại tệ:

- Nguyên tắc 1 – Nguyên tắc dùng tỷ giá thực tế áp dụng cho những đơn vị ít phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ Khi đó nguyên tắc quy đổi ngoại tệ cho cac nghiệp vụ phát sinh được thực hiện theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố tại thời diểm nghiệp vụ phát sinh.

- Nguyên tắc 2 – Nguyên tắc sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ: Nếu đơn vị có sử dụng tỷ giá hạch toán để phán ánh nghiệp vụ thu, chi, mua bán, chuyển đổi tiền tệ và thanh toán thì cần tuân thủ các quy định:

+ Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán.

+ Đối với doanh thu xuất khẩu, chi phí ngoại tệ cho xuất, cácphụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam đồng và ghi sổ theo tỷ giá thực tế thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

- Nguyên tắc 3 - Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ngày cuối kỳ: Tiền nợ phải, phải thu có gốc ngoại tệ còn dư được điều chỉnh về tỷ giá thực tế ngày cuối kỳ; chênh lệch phát sinh giữa các loại tỷ giá ghi sổ trong kỳ so với tỷ giá thực tế cuối kỳ

Trang 13

được điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng trên, đồng thời ghi riêng khoản chênh lệch do chuyển đổi ngoại tệ chờ xử lý bảo toàn vốn vào thời điểm thích hợp.- Nguyên tắc 4 – Nguyên tắc phản ánh nguyên tệ: Các khoản tiền thu, chi bằng ngoại tệ cần được theo dõi nguyên tệ chi tiết ngoài hệ thống sổ ghi kép, thường gọi là ghi tài khoản ngoài bảng cân đối, để biết số ngoại tệ biến động trong kỳ và còn lại ở mọi thời điểm.

II Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá:

1 Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá:

1.1 Thời điểm xác định hàng hoàn thành xuất khẩu:

Thời điểm xác định hàng hoá đã hoàn thành việc xuất khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người nhập khẩu Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu nên thời điểm ghi chép hàng hoàn thành xuất khẩu khẩu là thời điểm hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển và đã rời sân ga, biên giới, cầu cảng

Về phương thức thanh toán, xuất khẩu hàng hoá có thể thanh toán trực tiếp bằng ngoại tệ, thanh toán bằng hàng hoá hoặc xuất khẩu trừ nợ theo nghị định thư của nhà nước Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hơp sau:

- Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.- Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ.

- Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều, thu bằng ngoại tệ.

- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ.

- Hàng viện trợ cho nước ngoại thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trang 14

Hàng hoá được xác định là hàng xuất khẩu khi hàng hoá đã được trao cho bên mua, đã hoàn thành các thủ tục Hải quan Tuy nhiên, tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hóa, thời điểm xác định hàng xuất khẩu như sau:

- Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng được coi là xuất khẩu tính ngaytừ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng.

- Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng xuất khẩu tính từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu the xác nhận của hải quan cửa khẩu

- Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường hàng không, hàng xuất khẩu được xác nhận từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan.

- Hàng đưa đi hội chợ triển lãm, hàng xuất khẩu được tính khi hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ.

Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương và thanh toán.

Một số đặc điểm nữa trong kinh doanh hàng xuất khẩu là quá trình lưu chuyển hàng hoá tương đối dài vì hàng xuất khẩu của nước ta sản xuát phân tán, phải có thời gian dài để thu gom từ nhiều nơi hoắc từ nhiều cơ sở sản xuất và còn có thể phải gia công, tu chỉnh, đóng gói trước khi xuất khẩu Do vậy, kế toán phải theo dõi, ghi chép thường xuyên, liên tục từ khi ký hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu.

1.2 Yêu cầu hạch toán hàng xuất khẩu:

Hạch toán hàng xuất khẩu cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, từ khâu mua hàng xuất khẩu, từ đó kiểm tra giám sát tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Trang 15

- Mở sổ theo dõi, phản ánh chi tiết theo từng hợp đồng xuất khẩu từ khi đàm phán, ký kết, thực hiên thanh toán và quyết toán hợp đồng.

- Tính toán, xác định chính xác giá mua hàng xuất khẩu, thuế và các khoản chi có liên quan đến hợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả nghiệp vụ xuất khẩu.

* Hoá đơn thương mại (commercial invoice)

Hoá đơn thương mại là chứng từ thanh toán Người bán yêu cầu người mua phải trả số tiền ghi trong hóa đơn, trong đó nêu rõ đơn giá, ghi rõ các điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán

Hoá đơn được lập thành nhiều bản và trình cho nhiều chỗ như gửi ngân hàng để đòi tiền, gửi công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, gửi cơ quan ngoại hối để xin cấp đổi ngoại tệ, gửi cho hải quan để tính thuế.

Có nhiều loại hoá đơn, phân chia theo chức năng (ngoài hoá đơn thương mại đã nói trên):

- Hoá đơn kê khai chi tiết (invoice specification) dùng khi hàng có nhiều chủng loại kê khai theo từng mục có ghi đơn giá (cho phụ tùng và bloc máy).

- Hoá đơn sơ bộ (preliminary invoice) cấp cho người nhập để nhận hàng khi giao từng phàn hàng Sau khi giao lô hàng cuối cùng thì người sán thanh toán đầy đủ và cấp hoá đơn thương mại.

Trang 16

- Hoá đơn hình thức (chiếu lệ - profomal invoice) thường dùng khi gửi hàng đi bán qua trung gian, như gửi kho, đi hội chợ, bán đấu giá hay đi triển lãm.

- Hoá đơn tạm thời (provisional invoice) dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng như bán tạm tính giá, hàng giao nhiều lần phải làm nhiều lần hoá đơn tạm thời Mỗi lần chỉ thanh toán một phần, bán xong mới thanh toán dứt khoát (giống như hoá đơn sơ bộ

- Hoá đơn chính thức, hoá đơn kết thúc (final invoice) là hoá đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi kết thúc giao hàng.

- Hoá đơn chi tiết (detailed invoice) ghi chi tiết các phần và chi tiết giá hàng tương ứng.

Trang 17

MẪU HOÁ ĐƠN

22 Lê Lai - Quận 9 – Thành phố HCM - Việt NamĐiện thoại: 8429408 – 8429409; Fax: 848429408

HOÁ ĐƠN Số:18B/98Ngày 10/12/98Địa chỉ điện tín : HOVILACO.

Hợp đồng số : L/C No 3439/IMP/TT.Ngày giao hàng : 15/12/1998.

Phương tiện vận chuyển : HÀM RỒNG 02.Hoá đơn vận tải : Vận đơn số 15 – S (A).Nơi khởi hành : Cảng Sài Gòn.

Mô tả hàng hoá Ký hiệu hàng hải

Số bao Trọng lượng tinh thực giao

Trong đóĐơn giá Tổng sốĐóng gói: Trong bao

bố đơn mới

Đậu phộng phân loại 2 Việt Nam (290 hạt/100 gram)

Số tiền bằng chữ:Bốn mươi mốt ngàn không trăm bốn chục đô la Mỹ chẵn.

Trang 18

GIÁM ĐỐC

* Phiếu đóng gói (packing list)

Kê khai hàng trong kiện, trong hòm, trong hộp xếp đặt trong bao bì.

MẪU PHIẾU ĐÓNG GÓI

Control No : L/C No 3439/IMP/TT.Date of delivery : Dec 15 st, 1998.

Means of transport : HAM RONG.Transport of receipt : B/L No.15 – S(A).Place of departure : SAI GON PORT.Place of destination : SINGAPORE.

Description of goods Number of packages

Weight each bag

Total weightPacking: In new single jute

Trang 19

Vietnamese groundnut kernels grade (290 kernels/

100 gr)

GW : 50.60

NW : 76.00GW : 76 912

Ho Chi Minh city 200

* Giấy chứng nhận phẩm chất (certificate of quality)

Là giấy xác nhận phẩm chất hàng, để chứng minh hàng phù hợp với chất lượng ghi trong hợp đồng.

Thông thường do xưởng hay nhà máy cấp theo mẫu quy định hoặc do cơ quan kiểm nghiệm hay giám định cấp theo quy định trong hợp đồng.

Thường việc cấp giấy chứng nhận phẩm chất do cơ quan có trách nhiệm nước bán hàng cấp.

Giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng (final certificate of quality): kiểm tra chất lượng ở địa điểm quy định do hai bên thoả thuận lấy đó làm kết quả khẳng định, như cấp ở nơi nhận hàng, nơi hàng đến.

* Bảng kê khai chi tiết (specification)

Là bản liệt kê chi tiết hàng trong kiện hàng để tiện kiểm tra hàng, bổ sung các chi tiết cho hoá đơn thanh toán vì không ghi đủ, để biết có bao nhiêu loại hàng và số lượng từng loại.

MẪU BẢNG KÊ KHAI CHI TIẾT

PACKING AND WEIGHT LIST

Trang 20

Buyer : NUT SINGAPORE CO LTD.L/C No 3439/IMP/TT.

Means of transport : HAM RONG.From SAI GON to SINGAPORE PORT.Bill of lading No :15 – S(A).

Marks nos

Description of goods

Number of packages

Each package Total of weightGross Net Gross NetPacking

Marks nos nghĩa là Ký hiệu số.

* Chứng từ kỹ thuật

Dùng cho máy và thiết bị hoặc một số hàng kỹ thuật tiêu dùng (như radio, tivi) gồm bản hướng dẫn sử dụng, bảo quản, sửa chữa.

* Giấy chứng nhận số lượng (certificate of quantity)

Thường cấp cho hàng tính theo chiếc, để kiểm tra hàng nhập khi đến cảng, thường do cơ quan kiểm nghiêm thực hiện và cấp giấy.

* Thư bảo đảm hay bảo hành (letter of guarantee)

Là chứng từ xác nhận hàng giao (thường là máy, thiết bị) có chất lượng phù hợp với hợp đồng Người bán (người sản xuất) bảo đảm thiết bị, máy làm việc tốt, không bị hư hỏng nếu người mua làm đúng quy tắc sử dụng.

b.2 Chứng từ vận tải:

Do người vận tải cấp khi đã nhận hàng để chuyên chở Gồm:

* Chuyên chở đường sắt: vận đơn đường sắt (railroad bill of lading – RBL).

Trang 21

* Chuyên chở bằng máy bay: vận đơn đường bay (aircraft bill of lading – ABL).* Chuyên chở bằng ô tô: vận đơn đường ô tô (truck bill of lading) Ngoài ra còn vận đơn đường sông v.v

* Chuyên chở đường biển: vận đơn đường biển (bill of lading – B/L).Vận đơn đường biển có nhiều loại chứng từ đường biển như:

- Vận đơn đường biển: Chủ tàu khi nhận chuyên chở hàng, thường cấp 3 bản vận đơn gốc trở lên Khi một bên (người mua) đã dùng để nhận hàng thì các bản gốc còn lại đều hết hiệu lực.

- Biên lai thuyền phó (mate’s receipt): Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hoá trên tàu đã nhận hàng để chở Biên lai này không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hoá Vì ậy, phải đổi lấy vận đơn đường biển, trừ trường hợp trong hợp đồng có cho phép dùng để nhận hàng Biên lai thuyền phó dùng vào việc ghi kết quả kiểm nhận hàng hoá mà các nhân viên kiểm kiện của tàu (tallyman) đã nhận khi bốc hàng lên tàu.

- Phiếu gửi hàng (shipping note) do chủ hàng giao cho người chuyên chở để đề nghị lưu khoang xếp hàng lên tàu Đây là cơ sở để chuẩn bị lập vận đơn.

- Bản lược khai hàng hoá trên tàu (cargo manifest) là chứng từ kê khai hàng hoá trên tàu, nêu rõ và phản ánh thông tin về cước, do đại lý tàu biển soạn, dùng để khai hải quan, cung cấp thông tin về hàng xuất trình hải quan khi cần.

Trong các chứng từ vận tải nêu trên, vận đơn đường biển là chứng từ nhất thiết phải có để người mua nhận hàng, còn các chứng từ khác làm theo hợp đồng b.3 Chứng từ bảo hiểm:

* Giấy chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance)

Do tổ chức bảo hiểm cấp (ví dụ Bảo Việt), chứng minh hàng đã được bảo hiểm Tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường khi xảy ra rủi ro tổn thất, theo điều kiện bảo hiểm Người mua bảo hiểm phải nộp tiền bảo hiểm mới được giấy chứng nhận bảo hiểm.

Trang 22

* Đơn bảo hiểm (insurance policy) do tổ chức bảo hiểm cấp gồm các khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm để người có hàng bảo hiểm ghi và gửi cho công ty bảo hiểm.

b.4 Chứng từ gửi kho:

Cấp cho người gửi hàng, xác nhận hàng đã gửi kho để bảo quản và xác nhận quyền sở hữu hàng đó, gồm:

* Biên lai kho hàng (warehouse’s receipt)

* Chứng chỉ lưu kho (warrant), ghi rõ trị giá và theo mẫu riêng do chủ kho cấp Có thể dùng để cầm cố, thế chấp vay tiền.

b.5 Chứng từ hải quan:

* Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (certificate of origin)

Do cơ quan có thẩm quyền cấp (thí dụ phòng thương mại và công nghiệp của nước xuất khẩu cấp) Xác nhận nơi sản xuất hàng Dùng cho việc vận dụng chính sách thuế của nước nhập khẩu, để giảm thuế hoặc miễn thuế.

* Giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh

- Kiểm dịch động vật (veterinary certificate) do cơ quan thú y cấp cho hàng động vật xuất khẩu.

- Giấy chứng nhận vệ sinh (sanitary certificate) do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp cho chủ hàng thực phẩm, đồ uống, đồ hộp, thịt xuất khẩu, chứng nhận trạng thái lành mạnh , khoẻ không có bệnh, hợp vệ sinh, đủ tiêu chuẩn, ăn uống được.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate) do cơ quan bảo vệ thực vật cấp cho hàng xuất khẩu là thực vật, thảo mộc như hạt giống, bông, thuốc lá khi đã áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh, nấm độc

- Giấy phép xuất khẩu (export lience) do Bộ Thương Mại cấp, cho phép xuất khẩu, một lô hàng nhất định qua cửa khẩu vào thời gian nhất định

Trang 23

- Bản kê khai hải quan (entry, customs declaration) là tờ khai báo của chủ hàng cho hải quan để thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hoá

- Hoá đơn lãnh sự (consular invoice) do lãnh sự nước nhập khẩu đóng tại nước xuất khẩu cấp để chứng thực về giá cả và tổng trị giá của lô hàng, xác nhận nơi sản xuất hàng (có thể là bản sao hoá đơn thương mại để lãnh sự thị thực, ký đóng dấu, cũng có thể lập theo mẫu riêng).

1.4 Tài khoản sử dụng:

* TK 111 - Tiền mặt.TK 1111 - Tiền Việt Nam.TK 1112 - Ngoại tệ.

* TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.TK 1121 - Tiền Việt Nam.TK 1122 - Ngoại tệ.

* TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

* TK 156 – Hàng hoá: Phản ánh sự biến động tăng giảm, số hiện có theo giá thực tế.

Tính chất TK: TK tài sản.

Bên Nợ: Giá thực tế hàng hoá nhập trong kỳ.Bên Có: Giá thực tế hàng hoá xuất trong kỳ.Dư Nợ: Giá thực tế hàng hoá tồn cuối kỳ.TK khoản này có hai TK cấp hai sau:TK 1561: Giá mua.

TK 1562: Chi phí thu mua.* TK 157 – Hàng gửi bán.

* TK 151 – Hàng đang đi đường.

* TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).* TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Trang 24

* TK 641 – Chi phí bán hàng.

* TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá.

TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm.TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.* TK 133 - Thuế giá trị gia tăng đầu vào.

TK 1131 - Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ.* TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

* TK 131 - Phải thu của khách hàng.* TK 331 - Phải trả cho người bán.

* TK 003 – Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi.* TK 007 - Ngoại tệ các loại (nguyên tệ).

2 Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá

2.1 Xuất khẩu hàng hoá trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên

2.1.1 Kế toán xuất khẩu trực tiếp theo nghị định thư: a Kế toán mua hàng xuất khẩu

* Khi mua hàng hóa để xuất khẩu:

Nợ TK 156 (1561): Giá mua chưa thuế GTGT của hàng hoá nhập kho.

Nợ TK 157 : Giá mua chưa thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu.Nợ TK 151: Giá mua chưa thuế GTGT của hàng mua đang đi trên đường.Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Có TK 111,112,331,311, : Tổng giá thanh toán của hàng thu mua để xuất khẩu.

* Chi phí thu mua hàng hoá:

Nợ TK 156 (1562): Phí mua hàng hoá.

Có TK 111,112: Chi phí bằng tiền.

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Bảng kê khai chi tiết (specification) - Hoàn thiện kế toán lưu chuyển Hàng hóa XK trong Doanh nghiệp XNK
Bảng k ê khai chi tiết (specification) (Trang 19)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w