1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

52 509 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 438,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, nước ta đã đạt được những thành tựu lớntrong phát triển và ổn định kinh tế, nâng cao mọi mặt đời sống cho nhân dân.Trước những biến chuyển không ngừng của đất nước và xu hướng hội nhậpquốc tế đang diễn ra từng ngày, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại ngàycàng được khẳng định như một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, vừa làđiều kiện vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển

Hiện nay nghiệp vụ cho vay trung dài hạn ở các Ngân hàng thương mạiViệt Nam chủ yếu là thông qua hình thức tài trợ cho dự án đầu tư Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án đầu tư gia tăng một cách nhanhchóng nhưng không phải dự án nào cũng có hiệu quả, cũng có khả năng hoàn trảnợ cho Ngân hàng Trong khi đó, chất lượng thẩm định dự án tại các Ngân hàngthương mại Việt Nam chưa cao, dẫn đến nhiều rủi ro trong kinh doanh tín dụng.Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định dự án luôn là mối quan tâm hàngđầu của các Ngân hàng.

Nhận thức được vấn đề đó, em đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao

chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ Thương Việt Nam".

Kết cấu của đề tài

Nội dung của đề tài gồm 3 phần được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và chất lượng thẩm định dự ánđầu tư tại các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở ngân hàngthương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầutư tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.

Trang 2

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤTLƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Đầu tư là hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của mỗi quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp Đối với mỗi quốc gia,đầu tư là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, cải thiện đời sốngcủa nhân dân Còn đối với các doanh nghiệp, vai trò của đầu tư được thể hiệnngay từ giai đoạn hình thành doanh nghiệp khi chủ doanh nghiệp bỏ vốn, côngsức… để xây dựng những cơ sở vật chất đầu tiên cho hoạt động kinh doanh.

Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư tuy nhiên có thể hiểu mộtcách đơn giản rằng đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đượcnhững mục tiêu nhất định trong tương lai.

Theo luật đầu tư đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, “ Dự án đầu tư là tậphợp các đề xuất trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàncụ thể, trong khoảng thời gian xác định” Mỗi dự án đầu tư thường bao gồm cácmục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án, các hoạt động cụ thể của dự án vànguồn lực cần thiết để thực hiện dự án, được trình bày chi tiết và cụ thể.

1.1.2 Những yêu cầu đối với một dự án đầu tư

Xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư mà trong quá trìnhnghiên cứu soạn thảo dự án, chủ đầu tư phải chú ý đảm bảo những yêu cầu sau:

- Tính khoa học: Dự án phải được xây dựng từ những nguồn thông tintrung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng; các nội dung trong đó phải có sựliên hệ logic và chặt chẽ; có phương pháp tính toán chính xác và được trình bày

Trang 3

cụ thể rõ ràng Đây là yêu cầu cần đáp ứng trước tiên để đảm bảo cho việc triểnkhai và thực hiện thành công dự án.

-Tính pháp lý: Dự án lập ra phải có cơ sở pháp lý vững chắc, không tráipháp luật, không đi ngược với chủ trương chính sách và đường lối phát triển củaNhà nước và địa phương Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, dự án sẽ khôngthể được các cơ quan hữu quan cấp phép cho triển khai.

-Tính thực tiễn: Tức là các số liệu tính toán trong dự án không phải là mơhồ, hư cấu Các nội dung đề cập đến cần cụ thể, có căn cứ, xuất phát từ thực tếđiều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Điều này để đảm bảo cho dự ánphải có khả năng triển khai và ứng dụng trong thực tế.

- Tính thống nhất: Được hiểu là nội dung, hình thức, các bước tiến hànhdự án cần tuân theo những quy định chung, những thông lệ quốc tế Yêu cầu nàyđể giúp các bên tham gia dự án, các tổ chức tài trợ, các cơ quan có thẩm quyềndễ dàng trong việc xem xét và ra quyết định.

- Tính giả định: Dự án được lập ra ở thời điểm hiện tại và trong quá trìnhlập dự án, chủ đầu tư buộc phải đưa ra những dự báo về chi phí, giá cả, về tìnhhình thị trường… trong tương lai để từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và đềra đường lối phát triển cho dự án Tính giả định là một tất yếu trong quá trìnhxây dựng dự án Tuy vậy, những giả định đưa ra cần dựa trên sự trung thực,khách quan, có căn cứ khoa học để giảm đến mức thấp nhất sự khác biệt giữagiả định đưa ra và tình hình thực tế, từ đó giảm thiểu rủi ro độ bất định trong quátrình thực hiện dự án.

1.1.3 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Mỗi dự án đầu tư từ khi soạn thảo xong đến khi thực hiện đều được thẩmđịnh lại bởi nhiều chủ thể: các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đồng tài trợ,hay của chính chủ đầu tư Mỗi chủ thể thẩm định lại có những quan điểm vềthẩm định khác nhau Dưới góc độ là người trực tiếp góp vốn đầu tư, các NHTMcoi thẩm định dự án là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, khoa học và

Trang 4

toàn diện các nội dung có ảnh trực tiếp đến sự vận hành và tính sinh lợi của côngcuộc đầu tư.

Căn cứ vào các thông tin do khách hàng cung cấp (hồ sơ pháp lý, hồ sơ tàichính, hồ sơ dự án, hồ sơ đảm bảo tiền vay, các quyết định liên quan… ), cácthông tin từ các đối tác có liên quan, thông tin từ thị trường và thông tin quađiều tra trực tiếp tại nơi hoạt động của khách hàng, NHTM đưa ra quyết định cótài trợ vốn cho dự án không Như vậy có thể hiểu, thẩm định dự án đầu tư trongcác NHTM là thẩm định trước đầu tư, đây được coi là công tác rất quan trọngtrong hoạt động tài trợ vốn của ngân hàng.

1.1.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM

Sau khi nhận được các kết quả xem xét về tư cách pháp lý và năng lực tàichính của khách hàng, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư xinvay vốn của khách hàng.

1.1.4.1 Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá khách hàng vay vốn

Các loại hồ sơ chính phải kiểm tra xem xét gồm:* Giấy đề nghị vay vốn

* Hồ sơ về khách hàng vay vốn * Hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư* Hồ sơ về đảm bảo nợ vay

* Năng lực pháp lý của khách hàng

1.1.4.2 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án

Đầu tư dự án là quá trình lâu dài và chứa đựng rất nhiều rủi ro Do đó, vớimỗi một dự án, việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư và những mục tiêu mà dựán đạt được là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ thẩm định Cụ thể, người thẩmđịnh cần phải nắm bắt được những nội dung chủ yếu sau:

- Dự án được đầu tư sẽ đóng góp như thế nào cho các mục tiêu: gia tăngthu nhập cho nền kinh tế và doanh nghiệp, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyênvà cơ sở vật chất hiện có, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ…

Trang 5

- Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng mục tiêu, đường lối pháttriển của ngành, của địa phương và của cả nước không.

- Đánh giá quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trongtương lai, từ đó xác định được khả năng tham gia thị trường cũng như tiềm năngphát triển của dự án.

1.1.4.3 Thẩm định phương diện thị trường của dự án

Dưới áp lực cạnh tranh như hiện nay, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khảnăng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường sẽ quyết định trực tiếp đến sự thành bạicủa dự án Vì vậy, việc thẩm định kỹ phương diện thị trường của dự án là rất cầnthiết.

Nội dung thẩm định thị trường bao gồm:

a Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

- Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.- Định dạng sản phẩm của dự án.

- Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, tình hìnhsản xuất tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế tính đến thời điểm thẩm định.

- Xác định nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sảnphẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm củathị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án, trong đó liên hệ vớimức gia tăng trong quá khứ và khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thếbởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.

b Đánh giá về cung sản phẩm

- Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiệntại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng baonhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là do sản xuất trongnước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.

- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dựán.

Trang 6

- Sản lượng nhập khẩu trong thời gian qua và dự kiến khả năng nhập khẩutrong tương lai.

- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu trong tương laicủa Việt Nam có thể ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm của dự án.

- Đưa ra dự kiến về tổng cung và tốc độ tăng trưởng tổng cung của sảnphẩm, dịch vụ.

c Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án,xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra củadự án là thay thế hàng nhâp khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địacủa các nhà sản xuất khác Việc định hướng thị trường này có là hợp lý haykhông.

Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm địnhcần đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

* Thị trường nội địa:

- Hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩmcùng loại trên thị trường có ưu nhược điểm gì.

- Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay xu hướngtiêu dùng không.

- Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻhơn, phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ không.

* Thị trường nước ngoài:

- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu tiêu chuẩn để xuất khẩu không.- Quy cách, mẫu mã, chất lượng, giá cả có những ưu thế như thế nào sovới các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.

- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.

- Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trườngxuất khẩu dự kiến chưa, kết quả thế nào.

Trang 7

d Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

Đây là con đường đưa sản phẩm, dịch vụ của dự án đến tay khách hàng, vìvậy cần đánh giá kỹ trên các mặt:

- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cầnhệ thống phân phối không.

- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa,mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường không

- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phảithu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả của dự án.

- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối, cần xem xét xemcó thể bị ép giá không Nếu có đơn hàng, cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp vàmức độ tin cậy khi thực hiện.

e Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năngcạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiếnvề khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉtiêu chính sau:

- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếudự án có nhiều loại sản phẩm.

- Diễn biến giá sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.

Đây sẽ là cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

1.1.4.4 Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án

Đánh giá về mặt kỹ thuật của dự án cũng là một nội dung quan trọng.Phương diện kỹ thuật của dự án có tốt mới đảm bảo cho dự án triển khai thuậnlợi trong thực tế.

Nội dung thẩm định kỹ thuật bao gồm:

a Về địa điểm xây dựng

Trang 8

- Địa điểm có gần nơi cung cầp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc nơi tiêu thụchính, giao thông thuận tiện, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hợp lý, thuận tiện chođi lại của cán bộ công nhân viên nhà máy không.

- Có tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có: đường sá, bến cảng, điện,nước… để tiết kiệm chi phí đầu tư không.

- Mặt bằng phải phù hợp với quy mô hiện tại và khả năng dự án phát triểnmở rộng trong tương lai không, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy, chữacháy không, có tuân thủ các văn bản quy định của Nhà nước về quy hoạch đấtđai, kiến trúc xây dựng không.

b Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khảnăng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ không.

- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.- Quy cách, mẫu mã, phẩm chất của sản phẩm như thế nào.

c Về công nghệ và trang thiết bị

- Chủ đầu tư đã đưa ra mấy phương án lựa chọn công nghệ thiết bị, ưunhược điểm của từng phương án.

- Lý do lựa chọn công nghệ thiết bị hiện tại, công nghệ và thiết bị đó làcủa hãng nào, nước nào, có uy tín không có đảm bảo được tính tiên tiến không,có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trườngđòi hỏi không

- Xem xét số lượng, công suất, quy cách, chủng loại danh mục máy mócthiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, năng lực hiện có của doanhnghiệp so với quy mô của dự án.

- Xem xét thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ dựán không, phương thức thanh toán và giá cả có hợp lý không.

d Về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án

Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,xem xét:

Trang 9

- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm.- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào là một hay nhiều nhà cungứng, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập.

- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trongtrường hợp phải nhập khẩu.

1.1.4.5 Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án

Tính khả thi của một dự án phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức điềuhành, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ tác nghiệp giữacác bộ phận chức năng, số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân sự cho dự án.

Nội dung thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự bao gồm:

a Hình thức kinh doanh

Là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các đoàn thể, doanh nghiệptư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn… các văn bản pháp lý chi phối loạihình kinh doanh.

b Cơ chế điều hành

Dự án có một hay nhiều đơn vị tham gia xây dựng điều hành, uy tín,quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự phối hợp các bên Thành phần Hội đồngquản trị, quyền hạn, trách nhiệm…

1.1.4.6 Thẩm định phương diện tài chính của dự án

Tài chính là nội dung quan trọng của dự án vì xét cho cùng, nó thể hiệnđược hiệu quả của việc đầu tư dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính Do đó, nội

Trang 10

dung tài chính của dự án được chủ đầu tư và NHTM tài trợ vốn đặc biệt quantâm Tuy nhiên vấn đề tài chính của dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, màtrước hết là yếu tố thị trường, các giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản trị quátrình thực hiện dự án Như vậy, thẩm định tốt nội dung thị trường và kỹ thuậtcủa dự án là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho thẩm định tài chính được tiếnhành thuận lợi.

Nghiên cứu và thẩm định phương diện tài chính cần đi sâu vào các nộidung sau:

a Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án

Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sảnxuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyếtđịnh đầu tư Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọngđối với tính khả thi của dự án vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thểbị đổ vỡ vì công trình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quácao tiền vay nợ nhiều, giảm khả năng sinh lời của dự án

Tổng mức vốn đầu tư cho một dự án bao gồm: vốn cố định, vốn lưu độngban đầu cho dự án và vốn đầu tư dự phòng.

Khi thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án, Ngân hàng cần xem xét:- Tổng mức đầu tư của dự án đã hợp lý chưa.

- Kiểm tra về định mức, đơn giá sử dụng trong dự án.

- Kiểm tra lại danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất và các chỉtiêu kỹ thuật của thiết bị.

- Kiểm tra lại giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản tuỳ theo từngloại thiết bị mà có thể sử dụng là giá thị trường hay giá do Nhà nước quy định

b Xác định nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn tài trợ cho dự án

* Hiện nay một dự án có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhaunhư:

- Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

Trang 11

- Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng…* Về chi phí sử dụng vốn, có thể bao gồm:

- Chi phí để sử dụng vốn vay NHTM là lãi suất vay vốn.

- Chi phí để sử dụng nguồn vốn huy động qua trái phiếu là trái tức.- Chi phí để sử dụng nguồn vốn cổ phần là cổ tức.

- Chi phí để sử dụng nguồn vốn tự có là chi phí cơ hội.

Trong trường hợp dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, cán bộ thẩmđịnh cần tính chi phí sử dụng vốn trung bình của dự án theo phương pháp tínhbình quân trọng số (Weighted Average Cost of Capital) như sau:

c Thẩm định về doanh thu, thuế và xác định ròng tiền của dự án

- Đối với doanh thu của dự án, cũng cần xác định rõ theo từng năm dựkiến, cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: doanh thu từ sản phẩm chính, từsản phẩm phụ, từ cho thuê lao vụ…

- Đối với khoản thuế phải nộp, cần xem xét doanh thu và các chi phí hợplý trong kỳ, từ đó để tính ra thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

- Về dòng tiền dòng hàng năm của dự án: các dòng tiền của dự án đượcphân chia ra làm hai loại là dòng tiền thu nhập hay dòng tiền vào và dòng tiềnchi phí hay dòng tiền ra, dòng tiền ròng của dự án là hiệu số giữa hai dòng tiềnnày.

NCFi = Bi – CiTrong đó:

Trang 12

NCFi: Dòng tiền ròng năm thứ i của dự ánBi: Dòng tiền thu nhập năm thứ i của dự ánCi: Dòng tiền chi phí năm thứ i của dự án

d.Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

- Chỉ tiêu hiện tại ròng (Net Present Value-NPV)

Chỉ tiêu này cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn.Công thức:

Nếu NPV > 0 dự án có lời, có thể đầu tưNếu NPV = 0 dự án hoà vốn

- Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (Interal Rate of Return – IRR)

Là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằngtổng giá trị hiện tại chi phí, cho biết khả năng sinh lợi của dự án hay chi phí vốntối đa mà dự án có thể chịu được Công thức:

Trang 13

IRR = r1+ (r2 – r1) 1 21

Dự án được lựa chọn khi IRR > r

- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn chiết khấu

Cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù đắp số vốn đầu tư, trongđiều kiện thị trường biến động và nhiều rủi ro thì thu hồi vốn đầu tư nhanh làvấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm Công thức:

 .(1).(1)0

+ Ưu điểm: Cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giúpgiảm thiểu rủi ro, thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các thị trường dự báo kém.

+ Nhược điểm: Không cho biết quy mô thu nhập sau kỳ hoàn vốn nên khisử dụng cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.

- Chỉ tiêu điểm hoà vốn

Là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng hàng năm cân bằng với chi phí bỏra hàng năm Xác định điểm hoà vốn:

e Phân tích rủi ro của dự án

Các dự án được soạn thảo và tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiếnquá trình kinh doanh, thu lợi nhuận trong tương lai Những dự kiến đó chưa chắc

Trang 14

chắn đã đúng nên khả năng dự án gặp phải rủi ro là rất có thể Vì vậy đối với cánbộ thẩm định, việc đánh giá được mức độ rủi ro của dự án cũng là rất quan trọngtrong việc ra quyết định đầu tư.

* Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensityvity Analysis)

Trong phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định dự kiến một số tình huốngthay đổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuênhân công tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm… rồi từ đó tính lại các chỉ tiêuhiệu quả như NPV, IRR…Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thìdự án được coi là ổn định và được chấp thuận

Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thứcsau:

Trong đó:

∆E là chỉ số độ nhạy

Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho biết nhân tố nào trong dự áncần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủiro trong quá trình khai thác dự án.

1.1.4.7 Thẩm định phương diện kinh tế - xã hội của dự án

Phân tích các lợi ích kinh tế - xã hội là nội dung quan trọng của dự án.Đây là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyềnchấp thuận cho dự án được ra đời và các cơ quan cung ứng vốn quan tâm trongviệc tài trợ.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế ngành và liên ngành: Sự có mặt và hoạt độngcủa dự án sẽ tạo điều kiện trực tiếp hay gián tiếp cho các ngành, các lĩnh vựckhác được phát triển.

Trang 15

- Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tại địa phương nơi xây dựng dự ánnhư tăng thu nhập, tăng sản lượng hàng hoá thoả mãn nhu cầu của dân địaphương đó, phát triển dân trí…

1.1.4.8 Đánh giá, kết luận về dự án

Sau khi đã thẩm định đầy đủ trên mọi phương diện, cán bộ thẩm định đúckết các vấn đề trọng tâm nhằm nêu bật được mục tiêu của dự án đầu tư, đặt rathứ tự ưu tiên về các chỉ tiêu và quan điểm khi lựa chọn dự án đó Từ đó đưa rakết luận về khả năng có thể tài trợ cho dự án hoặc lập công văn trả lời kháchhàng nếu không đủ điều kiện vay vốn.

1.1.5 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với các NHTM

Thông qua thẩm định một cách đầy đủ về mọi phương diện như thịtrường, kỹ thuật, tài chính, xã hội… có liên quan đến dự án, Ngân hàng sẽ cóđược cái nhìn tổng quát vừa sâu sắc và chi tiết về dự án, đánh giá được tính khảthi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án.Nắm bắt được những thông tin này sẽ giúp cho Ngân hàng đưa ra được quyếtđịnh đúng đắn về việc đồng ý hoặc từ chối cho vay.

Bên cạnh đó, thông qua việc thẩm định một cách chi tiết, Ngân hàng cóthể phát hiện ra những thiếu sót, những bất hợp lý trong các luận cứ và tính toáncủa dự án, từ đó cùng với chủ đầu tư tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng caotính khả thi của dự án.

Những kết quả thẩm định cũng là cơ sở để Ngân hàng xác định số tiền chovay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, đảm bảo vừa tạo điều kiện doanhnghiệp hoạt động đạt hiệu quả vừa giúp Ngân hàng có thể thu nợ gốc và lãi đầyđủ, đúng hạn Đây cũng là căn cứ để Ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vayđúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm vốn.

Như vậy có thể nói, công tác thẩm định có vai trò rất quan trọng tronghoạt động của Ngân hàng và chất lượng công tác thẩm định sẽ ảnh hưởng rất lớntới chất lượng hoạt động kinh doanh ngân hàng Chính vì vậy, các NHTM luôntìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án để thẩm định luôn

Trang 16

là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả cho đồng vốn đầu tưcủa ngân hàng.

1.2 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM

1.2.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Với vai trò là người tài trợ vốn cho dự án, có thể hiểu chất lượng thẩmđịnh dự án đầu tư tại các NHTM là việc cán bộ thẩm định phân tích, đánh giáđúng thực chất, kết quả của dự án, lựa chọn ra dự án có hiệu quả tài chính cao,có khả năng hoàn trả vốn đúng hạn để quyết định tài trợ vốn.

Việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là rất cần thiết ở mỗiNgân hàng bởi nó sẽ giúp Ngân hàng tránh được cả hai rủi ro trong thẩm địnhdự án là rủi ro lựa chọn sai và rủi ro vì bỏ sót dự án tốt

1.2.2 Những tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư

1.2.2.1 Sự tuân thủ về các quy định thẩm định

Tiêu chí này được đánh giá trên các mặt sau:

- Việc thẩm định có được thực hiện theo đúng quy trình không, các bộphận có liên quan trong quy trình có hoàn thành nhiệm vụ không.

- Cán bộ thẩm định có thẩm định đầy đủ các nội dung theo quy địnhkhông, thẩm định có chi tiết không.

- Phương pháp thẩm định có được tuân thủ không.

1.2.2.2 Thời gian và chi phí thẩm định

Thời gian thẩm định gồm thời gian thu thập và xử lý thông tin, thời gianchờ xét duyệt và ra quyết định

Chi phí thẩm định bao gồm: chi phí thu thập thông tin, chi phí thuêchuyên gia tư vấn khi cần và các chi phí khác phát sinh trong quá trình thẩmđịnh

1.1.2.3 Kết quả thẩm định

Đây là chỉ tiêu định lượng rất quan trọng để đánh giá chất lượng thẩmđịnh dự án vì kết quả thẩm định đúng mới dẫn đến kết quả đầu tư đúng, bảo đảman toàn và hiệu quả cho đồng vốn đầu tư Kết quả thẩm định chính xác phải

Trang 17

được xây dựng trên cơ sở cán bộ thẩm định đã tuân thủ theo các quy định củaquá trình thẩm định, đảm bảo về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí.

Nhìn chung, kết quả thẩm định dự án thể hiện ngay ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quáhạn trong tổng dư nợ trung dài hạn của Ngân hàng.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

Con người là nhân tố quan trọng nhất cần phải xem xét trước tiên Đó làvì trong thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM, cán bộ thẩm định là người trựctiếp xem xét dự án và đưa ra các kết luận thẩm định.

Thông tin trong thẩm định cũng là một nhân tố quan trọng Bởi thẩm địnhdự án thực chất là quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin nhằm đưa racác kết luận chính xác

Quy trình, nội dung phương pháp thẩm định cũng có nhiều ảnh hưởng đếnchất lượng dự án Quy trình thẩm định có khoa học, có hợp lý mới tạo điều kiệncho các cấp lãnh đạo Ngân hàng ra quyết định đúng

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương, các quyđịnh về lãi suất, cho vay… của Ngân hàng Nhà nước cũng có ảnh hưởng đếnchất lượng thẩm định Đó là vì các dự án đầu tư thường có tuổi thọ khá dài, sửdụng vốn lớn, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định này Mặt khác,những sự thay đổi trong các nhân tố trên thường kéo theo một loạt sự thay đổikhác trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mà cán bộ thẩm định rấtkhó có thể lường hết Do đó các chủ trương chính sách ổn định, điều kiện kinh tếchính trị ổn định sẽ là điều kiện tốt cho các dự án.

Ngoài ra, cũng giống như khi cho vay ngắn hạn, khi cho vay theo dự án,Ngân hàng cũng có thể gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, mất mùa…Khi gặp phải những rủi ro này thì khó khăn cho các Ngân hàng và chủ dự án làrất lớn.

Trang 18

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẨUTƯ TRUNG DÀI HẠN TẠI HỘI SỞ NHTM CỔ PHẦN

KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK2.1 Khái quát về NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM Kỹ Thương ViệtNam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, tên giao dịchquốc tế là Technological and Commercial Joint – stock Bank, gọi tắt làTechcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 theo quyết địnhsố 0040/NH/GP ngày 06/08/1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổphần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đangchuyển mình sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban trụ đầu là 20 tỷđồng.

Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng baogồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân; chovay ngắn hạn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khảnăng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá cung cấp các dịch vụcho khách hàng; và các dịch vụ khác khi được ngân hàng Nhà nước cho phép.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng và sự tín nhiệm của các cổđông, từ mức vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, vốn điều lệ của Techcombank đã liêntục tăng qua các năm với các mốc đáng chú ý:

- Năm 1995: 51,495 tỷ đồng- Năm 1999: 80,020 tỷ đồng- Năm 2002: 104,435 tỷ đồng- Năm 2005: 412 tỷ đồng

Trang 19

- Năm 2006: 555 tỷ đồng- Năm 2007: 1.500 tỷ

Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn và đang pháttriển mạnh mẽ của Việt Nam Techcombank có trụ sở tại 70 – 72 Bà Triệu Sau14 năm hoạt động kể từ ngày thành lập, năm 2007 là năm thành công xuất sắccủa Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) trên nhiều lĩnh vực Các chỉ tiêu kinhdoanh của ngân hàng đều vượt mức kế hoạch đề ra.

Với định hướng tiếp cận khách hàng, mang đến cho khách hàng các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong năm 2007, Techcombank đã mở mớithêm 40 Chi nhánh và phòng giao dịch, tăng tổng số điểm giao dịch trên cả nướclên 120 điểm, trải rộng trên khắp 23 tỉnh, thành trong cả nước

Trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng, Techcombank gặt hái được rấtnhiều thành tựu Đây là năm nở rộ của nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệcao đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử Techcombanklà ngân hàng đầu tiên cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua internet -F@st i-Bank, góp phần dần thay thế các giao dịch trực tiếp tại quầy bằng giaodịch trực tuyến qua internet Techcombank cũng là ngân hàng cổ phần đầu tiêncung cấp sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tênF@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trựctuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay

Một nỗ lực tiêu biểu nhằm tiến gần hơn tới khách hàng là hoạt độngthanh toán và phát hành thẻ Kết thúc năm 2007, tổng số thẻ phát hành luỹ kếcủa Techcombank đã đạt trên 300.000 thẻ so với 130.000 thẻ vào cuối năm2006 Khách hàng có thể thực hiện rút tiền và thanh toán tại 200 máy ATM vàthanh toán trên gần 2.000 máy POS của Techcombank Sau một năm ra mắt, thẻthanh toán quốc tế Techcombank Visa đã được trên 50.000 khách hàng đăng kísử dụng, chiếm 1/3 tổng số thẻ Visa phát hành trên thị trường Việt Nam

Năm 2007 là năm đánh dấu những nét mới trong quản trị, điều hànhNgân hàng của Techcombank Cùng với việc HSBC chính thức tăng tỉ lệ cổ

Trang 20

phần tại Techcombank lên 15%, hai bên đã tăng cường hợp tác về mặt quản trịdoanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực: đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng caonăng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tác chuyên môn về phát triển sản phẩmvà kinh doanh

Năm 2008 sẽ là năm Techcombank phát triển mạnh mẽ theo định hướngngân hàng bán lẻ Các sản phẩm, dich vụ mới ưu tiên triển khai tập trung vàocác sản phẩm cá nhân như huy động và tiết kiệm, tín dụng tiêu dùng, cho vaymua nhà, sản phẩm thẻ và tài khoản

Nhìn về phía trước, để trở thành một ngân hàng lớn và được ưa thích nhấtViệt Nam Với sự tự tin, cam kết và lòng quyết tâm cao, Techcombank đangnghĩ và hành động hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng nhằm đem lại nhiềuhơn nữa lợi ích cho khách hàng, giá trị cho cổ đông Techcombank đem lại “sựthân thiện đến tin cậy”.

2.1.2 Một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng

Vốn huy động từ dân cư năm 2007 đạt 6.684,45 tỷ đồng tăng 72% so vớinăm 2006 chiếm 46% trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng.

* Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Trang 21

Bảng 2.2: Tăng trưởng huy động từ doanh nghiệp

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn năm 2006-2007

Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân năm 2006 đạt1.560,9 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2005 chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng.

Năm 2007 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởngđáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 80,5%.

* Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.

Trang 22

Bảng 2.5: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2007 đạt5.993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2006 Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợcho vay khách hàng của Techcombank

2.1.2.3 Các hoạt động khác

a Về hoạt động thanh toán quốc tế:

Trong năm 2006 doanh số thanh toán quốc tế quy đổi ngoại tệ đạt 1.014triệu USD,tăng 94,25% so với 2005, nhờ đó doanh thu thanh toán quốc tế đãvượt kế hoạch, đạt 40 tỷ đồng, tăng 43% so với 2005

Năm 2007 thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của Techcombanktrong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP cóthị phần cao nhất về thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán quốc tế năm 2007đạt 1.342 triêu USD, tăng 32% so với năm 2006

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế

Trang 23

Techcombank luôn duy trì là một trong những ngân hàng hoạt động tíchcực trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng

Tính đến 31/122007 số dư tiền gửi của Techcombank tại các tổ chức tíndụng là 4.867 tỷ đồng, tăng 51% so với thời điểm cuối năm 2006 Trong đó 409tỷ là tiền gửi tại ngân hàng Nhà Nước và 4.458 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàngkhác Tiền gửi và tiền uỷ thác của các ngân hàng tại Techcombank cũng đạt5.070 tỷ đồng tăng 1.916 tỷ đồng so với cuối năm 2006, tốc độ tăng trưởng là61% Trên thị trường chứng từ có giá cũng đạt sự tăng trưởng tốt Nghiệp vụkinh doanh của các giấy tờ có giá vượt hơn 20% so với kế hoạch đặt ra từ đầunăm Đến cuối năm 2007 số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2.876 tỷ đồngtăng 58% so với thời điểm cuối năm 2006.

c Hoạt động maketing:

- Công tác nghiên cứu thị trường: Trong năm 2007, công tác nghiên cứuthị trường tiếp tục được tăng cường nhằm cung cấp cơ sở cho việc lập chiếnlược, ra quyết định các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bộ phận nghiêncứu thị trường đã thực hiện các chương trình điều tra: điều tra đo lường sứcmạnh Techcombank, điều tra thị trường về sản phẩm gửi tiết kiệm bằng USD cólãi suất với giá vàng do Techcombank kết hợp với HSBC Kết quả điều tra đượcsử dụng để điều chỉnh các đặc tính của sản phẩm cho phù hợp hơn với thị trườngvà tâm lý khách hàng.

- Chăm sóc khách hàng: Hoạt động chăm sóc khách hàng năm 2007 củaTechcombank có nhiều điểm mới với việc thành lập bộ phận khách hàng Thôngqua bộ phận này khách hàng được nhanh chóng giải đáp các thắc mắc,truy vấnthông tin tài khoản…

2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án trung dài hạn tại Hội sởNHTM Techcombank

2.2.1 Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại Hội Sở NHTM cổphần Kỹ Thương Việt Nam

Trang 24

Các văn bản pháp lý mà Ngân hàng đang sử dụng cho quá trình thẩm địnhgồm:

- Luật NHNN số 06/1997/QHX được Quốc hội thông qua ngày12/12/1997 và các luật sửa đổi bổ sung.

- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua12/12/1997 và các luật sửa đổi bổ sung.

- Quy chế cho vay của NHNN ban hành theo quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung.

- Quy chế cho vay đối với khách hàng số 00163/QĐ-HĐQT NHTM cổphần Kỹ Thương Việt Nam ban hành ngay 08/02/2002

- Các Bộ luật, luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2.2.2 Quy trình thẩm định DAĐT tại Hội sở NHTM cổ phần KỹThương Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank

Diễn giải quy trình

Khách hàng

Chuyên viên khách hàng

Lãnh đạo chi nhánh

Phòng thẩm định Ho

Trang 25

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập Hồ sơ vay vốn

Bước 2: Chuyên viên khách hàng tiếp nhận và kiểm tra Hồ sơ vay vốn,

sau đó căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng, tiến hànhthu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩmđịnh tín dụng đối với khách hàng và lập báo cáo thẩm định theo mẫu củaNgân hàng rồi chuyển Báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn kèm theo cholãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tíndụng

Bước 3: Sau khi kiểm soát, hồ sơ và Báo cáo thẩm định sẽ được chuyển

cho lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt Nếu khoản vay thuộc thẩm quyền xétduyệt của HĐTD chi nhánh, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh, chuyênviên tín dụng cao cấp thì sẽ tiến hành xét duyệt Nếu khoản vay vượt cấpxét duyệt của chi nhánh thì hồ sơ sẽ được chuyển lên phòng thẩm định ởHội sở để tiến hành Tái thẩm định và sẽ do HĐTD hội sở, Ban TổngGiám đốc, các chuyên gia tín dụng phê duyệt

Bước 4: Chuyên viên khách hàng thực hiện lập thông báo Tín dụng và gửi

tới khách hàng (sau khi khoản vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt)thông báo việc Techcombank chấp thuận hay không chấp thuận khoảnvay của khách hàng, các điều kiện kèm theo và các hồ sơ khách hàng cầnbổ sung Các khoản vay được chấp thuận sẽ được ký kết hợp đồng và sẽtiến hành giải ngân theo các điều kiện đã ký.

Bước 5: Chuyên viên khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn

và theo dõi các hoạt động của khách hàng Ban Kiểm soát và Hỗ trợ kinhdoanh chi nhánh sẽ lưu giữ hồ sơ, theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãivay.

2.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở NHTM cổ phầnKỹ Thương Việt Nam

Hiện nay tại Hội sở Techcombank, cán bộ thẩm định thường tiến hànhthẩm định trên cơ sở phối hợp nhiều phương pháp: phương pháp thẩm định theo

Trang 26

trình tự, phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy.Trong các phương pháp đó, phương pháp thẩm định theo trình tự, tức là thẩmđịnh tổng quát trước và thẩm định chi tiết sau thường được ngân hàng áp dụngtrước khi áp dụng các phương pháp khác Do tính thuận tiện và hiệu quả nênphương pháp so sánh cũng được áp dụng thường xuyên.

2.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở NHTM cổ phần KỹThương Việt Nam

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Techcombank, cán bộ của Ngânhàng sẽ xem xét hồ sơ pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng Căn cứ vàocác kết quả này, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án trên các nộidung sau:

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đánh giá khách hàng vay vốn- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án- Thẩm định phương diện thị trường của dự án

- Thẩm định phương diện kĩ thuật của dự án

- Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án- Thẩm định phương diện tài chính của dự án

- Đánh giá phân tích rủi ro của dự án

2.2.5 Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đẩu tư tại Hội sở ngân hàngthương mại cổ phần Techcombank

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng toà nhà trung tâm thương mại PacificPlace

2.2.5.1 Giới thiệu chung về khách hàng vay vốna Tư cách pháp nhân

- Tên khách hàng vay vốn: Công ty TNHH Trung tâm thương mại EverFotune

- Tên tiếng anh: Ever Fotune Co LTD

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5: Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Bảng 2.5 Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp (Trang 22)
c. Tình hình tài chính của công ty - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
c. Tình hình tài chính của công ty (Trang 28)
Bảng 2.9: Nguồn thu hàng năm dự tính của dự án - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Bảng 2.9 Nguồn thu hàng năm dự tính của dự án (Trang 34)
Bảng 2.12: Độ nhạy của dự án - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Bảng 2.12 Độ nhạy của dự án (Trang 35)
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU - Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w