Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Trang 1BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QPTKD : Quỹ phát triển kinh doanh
Trang 21.2.1.2 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư 5
1.2.1.3 Yêu cầu khi thẩm định 6
1.2.2 Căn cứ và quy trình thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.2.1 Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 8
1.2.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 8
1.2.3.2 Thẩm định dự án đầu tư 13
1.2.3.3 Lập tờ trình kết quả thẩm định 28
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂNNUÔI TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 31
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANHNo & PTNT BẮC HÀ NỘI 31
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 31
2.1.1.1 Sự ra đời của chi nhánh 31
Trang 32.1.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động : 32
2.1.1.3.Dịch vụ & Sản phẩm: 34
2.1.2 Tình hình hoạt động của ngân hàng 40
2.1.2.1 Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 40
2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 41
2.1.2.3 Tình hình huy động vốn 43
2.1.2.4 Hoạt động tín dụng 44
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂNNUÔI TẠI NHNO& PTNT BẮC HÀ NỘI 46
2.2.1 Đặc điểm dự án xây dựng nhà máy sản xuât thức ăn chăn nuôi vàyêu cầu đối với công tác thẩm định 46
2.2.1.1 Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư nhà máy sảnxuất thức ăn chăn nuôi 46
2.2.1.2 Phương pháp thẩm định được áp dụng vào hoạt động thẩmdịnh dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi tại ngân hàng 47
2.2.2 Các văn bản có tính pháp lý trong công tác thẩm định dự án đầu tưtại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 47
2.2.3 Quy trình thẩm định dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi giasúc tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 47
Trang 42.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 75
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 76
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHN0& PTNT BẮC HÀ NỘI 79
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA NHNo&PTNT BẮC HÀNỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 79
3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng đến năm 2010 79
3.1.2 Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh trongthời gian tới 81
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨCĂN CHĂN NUÔI TẠI NHN0 & PTNT BẮC HÀ NỘI 81
3.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự ánđầu tư 81
3.2.1.1 Nhân tố bên trong 82
3.2.1.2 Nhân tố bên ngoài 84
3.2.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự ánđầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chi nhánh NHno&PTNTBắc Hà Nội 85
3.2.2.1 Về quy trình thẩm định 85
Trang 53.2.2.2 Xây dựng nội dung, hệ thống chỉ tiêu thẩm định các DA ĐT
trong lĩnh vực sản xuất chế biến 89
3.2.2.3 Thu thập, xử lý đánh giá tốt thông tin 90
3.2.2.4 Đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định 92
3.2.2.5 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 93
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 94
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 94
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 97
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 99
3.3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNT thành phố Hà Nội 99
3.3.5 Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 100
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đạihoá đất nước nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế và hội nhập với các nước trongkhu vực cũng như trên thế giới Cùng với công cuộc phát triển này, hoạt động đầutư không kém phần sôi động, hàng loạt các dự án đầu tư lớn nhỏ ra đời Một dự ánđầu tư được coi là thành công phải đảm bảo nhiều yêu cầu cũng như phải chịu tácđộng của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó thẩm định dự án đầu tư là yếu tố quantrọng nhất, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tư
Bất kỳ một dự án đầu tư tư nào trước khi ra quyết định tài trợ đều phải thẩmđịnh, do vậy cần thiết phải có một quy trình thẩm định dự án đầu tư hoàn chỉnh cảvề phương pháp luận lẫn thực tiễn để ngày càng phù hợp với pháp luật và tình hìnhthực tế của nước ta hiện nay Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được điều đó? Do
vậy em đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm
định dự án đầu tư Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tạiNHNo&PTNT Bắc Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư
Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánhNHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự ánđầu tư tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề cóliên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư tạiNHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong 2 năm 2007, 2008.
4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận chủ yếu sử dụng phương pháp: duy vậtbiện chứng, kết hợp phương pháp khái quát hoá, cụ thể hoá, phương pháp hệ thốnghoá, phương pháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh …
Trang 75 Nội dung và kết cấu khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậnđược chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn để chung về dự án đầu tư và thẩm định dự ánđầu tư.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhàmáy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chi nhánh NHNo&PTNTBắc Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩmđịnh dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chănnuôi tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Do đây là một đề tài rộng và khó, thời gian thực tập chỉ 3 tháng cùng với hạnchế về kiến thức lý luận nên bài viết không tránh khỏi những sai sót Em mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các thầy cô và các cô chú tại chi nhánh NHNo&PTNTBắc Hà Nội để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1.1 Khái niệm.
Về bản chất, dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất địnhtrong một khoảng thời gian xác định.
Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ số liệu trình bày mộtcách chi tiết, đầy đủ, khoa học và toàn diện một dự kiến dự án trong tương lai Đâycũng là phương tiện chủ yếu mà chủ đầu tư sử dụng để thuyết phục nhằm nhậnđược sự ủng hộ về mặt tài chính của các nhà tài trợ.
1.1.2 Vai trò của dự án đầu tư.
Xét trên góc độ quản lý thì dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhànước xem xét, phê duyệt cấp giấy phép đầu tư, là căn cứ quan trọng để đánh giá vàđưa ra những điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thựchiện và khai thác dự án; và là cơ sở pháp lý để xem xét, xử lý khi có tranh chấp giữacác bên tham gia liên doanh đầu tư.
Còn đứng trên phương diện kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thểhiện kế hoạch chỉ tiêu của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triểnkinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
1.1.3 Chu trình của dự án.
Một công cuộc đầu tư được xem như bắt đầu từ khi có ý định về dự án đầu tư.Từ ý định về dự án đầu tư đến việc xây dựng, thực hiện và kết thúc dự án là cả mộtquá trình Quá trình này có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giaiđoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Trong mỗi giai đoạndiễn ra nhiều bước với nhiều công việc Cụ thể là:
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các bước chính như sau:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
Trang 9- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác địnhnhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị,vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thứcđầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.- Lập dự án đầu tư
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầutư, tổ chức cho vay vốn và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư gồm các bước chính sau:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)
- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch định cư vàphục hồi, chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có).
- Dự kiến mua thiết bị, công nghệ, vật tư kỹ thuật.- Tổ chức đấu thầu, chọn thầu, giao nhận thầu.- Thi công theo đúng thiết kế.
- Tiến hành chạy thử.
- Bàn giao công trình vào khai thác.
* Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư gồm các bước chính sau:
- Bàn giao công trình vào khai thác.
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình- Bảo hành công trình.
- Quyết toán vốn đầu tư - Phê duyệt quyết toán.- Hoàn trả vốn đầu tư - Kết thúc dự án - Đánh giá sau dự án.
Như vậy, thẩm định dự án đầu tư là một khâu trong cả chu trình, nhưng nó cóvai trò hết sức quan trọng và được xem là có tính quyết định đối với sự thành bạicủa một dự án đầu tư.
Trang 10Đứng trên giác độ Ngân hàng, thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xemxét, phân tích một cách khách quan toàn diện, độc lập những nội dung cơ bản củadự án đầu tư đồng thời đánh giá chính xác những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đếntính khả thi của dự án nhằm đưa ra quyết định cho vay đảm bảo hiệu quả, an toàn.
1.2.1.2 Vai trò của thẩm định dự án đầu tư
Đối với chủ đầu tư: Ngân hàng với kinh nghiệm của mình trong Thẩm định
dự án đầu tư có thể tư vấn cho doanh nghiệp phương án đầu tư có hiệu quả mà bảnthân doanh nghiệp do thiếu khả năng phân tích tổng hợp, thiếu thông tin không thểlựa chọn được.
Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước: Thẩm định dự án đầu tư giúp các cơ
quan quản lý Nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính phù hợp của dự án đốivới quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương, và cả nước trên các mặt:mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
Đối với nền kinh tế: Thẩm định dự án đầu tư giúp xác định được sự lợi hại
của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh: công nghệ, vốn, ô nhiễm môitrường và các lợi ích kinh tế- xã hội khác Nền kinh tế đang cần các dự án đang đầutư phát triển phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, song đó là các dự án có hiệuquả kinh tế xã hội và lợi ích nhiều mặt khác Đầu tư kém hiệu quả, sai mục đích cóthể là nguy hại Hơn nữa với điều kiện hạn chế về vốn đầu tư, tính hiệu quả của mộtdự án càng phải được cân nhắc kỹ Vậy, với vai trò thẩm định dự án đầu tư củamình, ngân hàng đã giúp nền kinh tế có được những dự án thực sự tốt, đem lại hiệuquả đầu tư như mong muốn
Đối với ngân hàng: Nếu ngân hàng làm tốt công tác thẩm định dự án đầu tư
sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi cả vốn lẫn lãi đúng hạn, tạo điều kiện cho vốn tín
Trang 11dụng luân chuyển nhanh, an toàn và hiệu quả Bởi vậy thẩm định dự án đầu tư làviệc hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, thể hiện:
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của phương ánhoặc dự án vay vốn, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết địnhcho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn và chính xác nhất
- Tham gia góp ý cho chủ đầu tư về phương án sản xuất kinh doanh, tạo tiềnđề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn và hạn chế rủi rotới mức thấp nhất
- Xác định khả năng và ý muốn của người vay trong việc trả nợ vay (cả gốclẫn lãi) phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng.
- Là cơ sở để xác định mức rủi ro có thể chấp nhận, xác định số tiền cho vay,thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạtđộng có hiệu quả.
- Rút ra kinh nghiệm và bài học để thực hiện các dự án sau được tốt hơn.Vì vậy, trong công tác thẩm định dự án đầu tư, phải rất thận trọng để đem lạisự an toàn cần thiết cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời khôngbỏ lỡ cơ hội đầu tư có lãi, phục vụ khách hàng làm ăn có hiệu quả
1.2.1.3 Yêu cầu khi thẩm định.
Để đảm bảo hiệu quả của việc thẩm định, cán bộ thẩm định cần đáp ứng cácyêu cầu sau:
- Nắm vững các chủ trương chính sách quy hoạch phát triển kinh tế của nhànước, ngành, địa phương và các cơ chế quản lý kinh tế, quản lý hoạt động đầu tưcủa nhà nước.
- Hiểu rõ, đánh giá và phân tích đầy đủ, khách quan về tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, các mối quan hệ giao dịch làm ăn củadoanh nghiệp.
- Nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan đến việc thựchiện món vay
- Nghiên cứu và kiểm tra, thẩm định một cách khách quan, khoa học và toàndiện về nội dung của dự án đầu tư của đơn vị vay vốn, có sự phối hợp với các cơquan chuyên môn và chuyên gia nếu thấy cần thiết để đưa ra các nhận xét, kết luận,kiến nghị chính xác.
- Có đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trung thực trong công việc.
Trang 12- Có đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thẩm định các dự án ngàycàng đa dạng và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
1.2.2 Căn cứ và quy trình thẩm định dự án đầu tư
1.2.2.1 Căn cứ để thẩm định dự án đầu tư
Để có căn cứ thẩm định dự án đầu tư, các cán bộ tín dụng phải điều tra, thuthập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm nhữngnguồn sau:
- Phỏng vấn trực tiếp người vay.
- Những thông tin do khách hàng cung cấp thông qua hồ sơ vay vốn gửi chongân hàng bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý
+ Các báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế + Phương án vay vốn
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan (nếu cần)
- Những thông tin từ ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng vớikhách hàng, các nguồn thông tin của các tổ chức có liên quan và thông tin từ thịtrường, từ trung tâm thông tin rủi ro tín dụng của ngân hàng nhà nước; các cơ quankiểm toán độc lập (phải trả chi phí); các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chủ quảncấp trên; cơ quan thuế; hải quan ; quản lý thị trường; cơ quan quản lý đất đai; địachính… Điều tra thực tế tại nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay.
1.2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Mỗi ngân hàng tự xây dựng và áp dụng cho nội bộ đơn vị mình một quy trìnhthẩm định riêng sao cho phù hợp với điều kiện của ngành, của ngân hàng mình vàtuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Tuy nhiên về cơ bản một quytrình thẩm định bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ vay vốn và kiểm tra thực tế đối với khách hàng.Bước 2: Tập hợp các căn cứ để thẩm định.
Bước 3: Thẩm định khách hàng vay vốn.
Bước 4: Thẩm định dự án đầu tư và phương án cho vay, thu nợ.
Bước 5: Thẩm định các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến dự án đầu tư.Bước 6: Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay.
Trang 13Bước 7: Lập tờ trình kết quả thẩm định.
1.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Cho vay là hoạt động chủ yếu và cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàngtrong đó cho vay đầu tư là một phương thức chủ yếu của các ngân hàng thương mạiViệt Nam Trên góc độ nhà tài trợ, ngân hàng đánh giá dự án chủ yếu trên cơ sở tínhkhả thi của dự án và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng theo các nội dung sau đây:
1.2.3.1 Thẩm định khách hàng vay vốn
Mục đích của ngân hàng khi thẩm định khách hàng là để xác định khả năng vàý định trả nợ của khách hàng Như vậy ngân hàng thẩm định khách hàng thực chấtlà thẩm định tư cách, uy tín khách hàng và thẩm định năng lực tài chính của kháchhàng trong thời gian qua có đáng tin cậy không Muốn vậy ngân hàng cần xem xétcác vấn đề sau:
A Thẩm định tư cách và uy tín khách hàng
Khách hàng đến với ngân hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hànhvi dân sự theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn và phải có nhu cầuchính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với pháp nhân, phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đó đượcthành lập hợp pháp, có giấy phép kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổnhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật Trường hợp khách hàng vay vốn làtổ chức kinh tế tập thể, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệmhữu hạn…phải kiểm tra tính pháp lý của người đại diện đứng ra ký hồ sơ thủ tụcvay vốn phù hợp với điều lệ hoạt động của tổ chức đó và phải có văn bản uỷ quyềnvay vốn của các cổ đông, các sáng lập viên hoặc những người đồng sở hữu tài sảnthế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
Thẩm định tư cách và uy tín khách hàng là điều kiện ban đầu giúp cho ngânhàng hạn chế được các rủi ro chủ quan do khách hàng gây ra như: Rủi ro đạo đức,rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với môi trường,đề phòng và phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ đầu của một số khách hàng.
B Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Ngân hàng phải tiến hành thẩm định năng lực tài chính của khách hàng nhằmđánh giá chính xác thực trạng tài chính, khả năng độc lập tự chủ của doanh nghiệptrong kinh doanh, khả năng tự cân đối các nguồn tiền có thể sử dụng chi trả khi cầnthiết mà đặc biệt là khả năng thanh toán và chỉ tiêu sinh lãi.
Trang 14Báo cáo tài chính của một công ty bao gồm các phần sau:+ Bản cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính
Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, ngân hàng cần xem xét đến tấtcả các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính và phải thu nhập số liệu của 3 đến 5năm liền kề với thời điểm thẩm định.
* Phân tích bảng cân đối kế toán
Khi phân tích bảng cân đối kế toán cần chú ý đến các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chínhchủ yếu sau:
1 Nhóm các chỉ tiêu về tình hình, khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thểhoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển nhanh chóng các tài sản lưu độngđể thành tiền để trả nợ Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - TSCĐ và đầu tư dài hạn.Trong đó nguồn vốn thường xuyên = Vay dài hạn + Nợ dài hạn khác + nguồnvốn chủ sở hữu.
Nếu Vốn lưu động ròng < 1 thì thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng vốn vayngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định.
+
Hệ số này phản ánh mức độ bảo đảm của các tài sản có thể chuyển đổi thànhtiền trong một gian đoạn tương ứng với thời hạn của khoản nợ Yêu cầu của tỷ lệnày phải lớn hơn 1
+
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp; nếu hệsố này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán khả quan; nếu hệ số nhỏ hơn 0,5 thìdoanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán Mặt khác nếu hệ số này cao thì cũng
Tổng số vốn bằng tiền (Tiết 1 mục A, tài sản) Hệ số TT nhanh = - Tổng nợ ngắn hạn (Tiết 1 mục A, nguồn vốn)
Tài sản lưu động (mục A, tài sản) Hệ số TT ngắn hạn = -( Khả năng TT chung) Nợ ngắn hạn (Tiết 1 mục A, nguồn vốn)
Trang 15không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn đến vòng luân chuyển tiền chậm, làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn.
2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ tài chính và rủi ro tài chính củadoanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữuHệ số tài trợ = -
Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữuNăng lực đi vay = -
Trang 163 Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sửdụng nguồn được đầu tư vào các tài sản khác nhau Khả năng hoạt động được thểhiện qua các chỉ tiêu sau:
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vòng quay càng lớn thì hàng tồn kho và các khoản phải thu luânchuyển càng nhanh
* Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Đánh giá kết quả kinh doanh tức là đánh giá sự biến động tuyệt đối và tươngđối của các chỉ tiêu:
Doanh thu thuần, doanh thu xuất khẩuTốc độ tăng trưởng doanh thu
Lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, còn phân tích khả năng sinh lời tài chính qua một số chỉ tiêu:
Doanh thu thuần trong kỳ
Vòng quay vốn = - lưu động Tài sản lưu động bình quân
Giá vốn hàng bán trong kỳVòng quay hàng tồn kho = -
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Doanh thu trong kỳVòng quay các khoản phải thu = -
Các khoản phải thu bình quân
DT kỳ hiện tại Tốc độ tăng trưởng DT = - - 1
DT kỳ trước
Trang 17+
+
Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản để giúp ngân hàng phân tích tài chính doanhnghiệp Trong quá trình thẩm định khách hàng ngân hàng không nhất thiết phải sửdụng tất cả các chỉ tiêu trên nhưng phải nắm bắt được các vùng rủi ro, cần cân nhắctrước khi xử lý Kết quả phân tích phải kết hợp với các yếu tố khác để đưa ra quyếtđịnh đúng đắn cuối cùng, hạn chế những tổn thất ban đầu trong quá trình kinhdoanh
* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trước khi quyết định cho vay, ngân hàng cần quan tâm xem khách hàng cóluồng tiền đủ lớn để trả nợ gốc và lãi hay không Ngân hàng chỉ có thể tài trợ khibiết chắc rằng doanh nghiệp có khả năng tạo ra tiền kịp thời để trả nợ khi đúng hạn.Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng là khả năng thanh toán Trongmột thời kỳ doanh nghiệp có thể làm ăn có lãi nhưng vẫn có thể không đáp ứngđược những yêu cầu thanh toán của các chủ nợ tại một thời điểm nào đó, có thể dobán chịu nhiều hàng hoá chẳng hạn.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép phân tích khả năng thanh toán của doanhnghiệp một cách xác thực bởi nó cung cấp các thông tin cần thiết cho việc đánh giákhả năng tạo tiền của các doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, đồng thời dự báo thanhtoán khả năng tạo tiền từ nội tại hay nói cách khác là khả năng tạo tiền từ hoạt độngkinh doanh chứ không phải từ hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
Tóm lại, thông qua phân tích tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng có thểbiết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanhnghiệp khả quan hay khó khăn, xu hướng phát triển của doanh nghiệp để từ đó cóquyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn.
Lợi nhuận sau thuếTỷ suất LN trên DT = -
(ROS) Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuếTỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu = -
Trang 181.2.3.2 Thẩm định dự án đầu tư
Nếu coi thẩm định chủ đầu tư là một bước tiền đề quan trọng để đánh giá tưcách và năng lực tài chính của chủ đầu tư, tạo cơ sở tin tưởng ban đầu giữa kháchhàng với ngân hàng thì thẩm định dự án đầu tư mới là mấu chốt của vấn đề, bởi nócó tính chất quyết định đối với chất lượng một khoản vay Có thể nói, nếu một dựán được thẩm định một cách hiệu quả và kỹ lưỡng thì Ngân hàng chỉ phải chịu rủiro thị trường, còn những rủi ro khác thì đã được nhận biết, xử lý và hạn chế ở mứcthấp nhất bởi khi tiến hành thẩm định dự án, ngân hàng phải tiến hành thẩm địnhtrên tất cả các khía cạnh có liên quan tới dự án, thường bao gồm:
- Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án - Thẩm định sự cần thiết của dự án - Thẩm định phương diện thị trường- Thẩm định phương diện kỹ thuật
- Thẩm định phương diện tổ chức quản lý- Thẩm định ảnh hưởng của môi trường- Thẩm định phương diện tài chính- Thẩm định khả năng trả nợ
- Thẩm định các lợi ích kinh tế xã hội khác- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Sau đây ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể:
- Giấy phép sử dụng tài nguyên (nếu có)
- Hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Phê duyệt kết quả đấu thầu, hợp đồng mua bán mấy móc thiết bị, hợp đôngthi công xây lắp, tài liệu chứng minh về vấn đề đầu tư, các nguồn tham gia của dựán, …
Trang 19b Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư
Khi tiến hành thẩm định dự án, trước hết ngân hàng phải xem xét đến các mụctiêu, định hướng của dự án bởi vì dự án được thực hiện sẽ ảnh hưởng không nhỏđến đời sống nhân dân, đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến cung cầuhàng hoá, hoạt động xuất nhập khẩu trong nước, môi trường tự nhiên,…Như vậycần phải thẩm định, đánh giá xem dự án có thật sự cần thiết trong tình hình hiện nayhay không, có tuân thủ theo đúng quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng phát triểndo các bộ, các ngành có liên quan công bố không và có tác dụng như thế nào đến sựphát triển chung của đất nước,… Muốn vậy, ngân hàng cần đối chiếu mục tiêu vàphương hướng phát triển của dự án với mục tiêu, định hướng chung của ngành, địaphương và những quyết định của nhà nước trong tương lai Tuỳ từng dự án theođuổi mục tiêu nào, ngân hàng sẽ chú trọng đến mục tiêu đó mà quyết định đầu tư.Song điều quan trọng là dự án đó phải đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho ngânhàng và cho phát triển kinh tế đất nước.
c Thẩm định phương diện thị trường
Có thể nói thị trường là nơi quyết định sự thành công của dự án và là yếu tốquyết định nguồn trả nợ cho dự án một dự án ngày càng có khả năng đứng vững vàchiếm lĩnh thị trường thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng trở nên chắcchắn Để tiến hành thẩm định nội dung này, ngân hàng cần đánh giá:
* Quan hệ cung – cầu của sản phẩm
Khi nghiên cứu quan hệ cung- cầu sản phẩm cần xem xét tổng thể cả thịtrường trong nước và ngoài nước với mục đích làm rõ xu thế trong tương lai của sảnphẩm Người nghiên cứu thị trường cần quan tâm xem xét các vấn đề sau:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua trên địa bàn doanhnghiệp dự kiến sẽ xâm nhập chiếm lĩnh.
- Sự chấp thuận của sản phẩm đó trên thị trường hiện nay, nhu cầu của ngườitiêu dùng đang ở cấp độ nào Sự chấp nhận và mức độ thoả mãn của người tiêudùng đối với sản phẩm của mình và so với những sản phẩm cùng loại trên thịtrường và sản phẩm có thể thay thế.
- Dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai và mức độ đáp ứng sản phẩm đótrên thị trường, các kênh đáp ứng các sản phẩm tương tự và sản phẩm thay thế rasao.
- Tính hợp pháp, hợp lý và mức độ tin cậy của hợp đồng bao tiêu sản phẩm,các văn bản giao dịch sản phẩm, tránh sự giả mạo có thể xẩy ra.
Trang 20- Với dự án sản xuất sản phẩm cùng loại trên thị trường thì cần đánh giá nhữngưu và nhược điểm nổi bật của sản phẩm mình đem ra bán trên thị trường Tình hìnhcân đối sản phẩm đó hiện nay trên thị trường như thế nào.
- Tình hình sản xuất sản phẩm này ở nước ngoài như thế nào (Xét về giáthành, chi phí, mẫu mã, giá cả có phù hợp không?)
* Thẩm định các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phânphối, khuyếch trương
- Về chiến lược sản phẩm: Cần xem đó là sản phẩm hiện có, sản phẩm cải tiến,hay sản phẩm mới; được tung ra trên thị trường hiện có hay thị trường mới Sảnphẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Đánh giá khả năng thích ứng của sảnphẩm trên thị trường.
- Về chiến lược giá cả: Do tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường mà cầnphải có giải pháp để xây dựng giá cả cho từng giai đoạn và từng thị trường kinhdoanh Giá cả phải đảm bảo cho người sản xuất bù đắp chi phí và có lãi Tuy nhiêngiá cả là đại lượng tỷ lệ nghịch với khối lượng sản phẩm tiêu thụ: giá giảm thì khốilượng bán tăng và ngược lại Do đó, người ta thường sử dụng phương pháp giảm giáđể đánh bại các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
- Về chiến lược phân phối: Cần xem doanh nghiệp để sử dụng kênh phân phốinào: Bán qua các đại lý bán buôn, bán qua trung gian hay bán lẻ…có phù hợp vớithị trường không.
- Về chiến lược khuyếch trương: là hoạt động nhằm tiêu thụ được nhiều sảnphẩm, thu hút khách hàng…Cần xem dự án có hoạt động nào: chào hàng giới thiệusản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi, đưa hàng hoá đến địa điểm khách hàng yêu cầu,các dịch vụ sau khi mua (lắp đặt, chạy thử, bảo hành…)
* Thẩm định phương thức thanh toán
Để tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều hình thức thanh toánlinh hoạt:
- Hình thức trả tiền ngay có kèm theo biện pháp giảm giá để khuyến khích.- Trả gối đầu: Đưa hàng trước, lần thu hàng sau thu tiền hàng đã đưa lần trước.- Trả sau khi mua một thời gian ngắn không tính lãi.
- Trả tín dụng có lãi phải chăng.- Hàng đổi hàng.
Do đó, cần thẩm định xem doanh nghiệp đã áp dụng phương thức thanh toánnào? Có phù hợp với khách hàng và phù hợp với giai đoạn đó không?
Trang 21d Thẩm định kỹ thuật của dự án
Thẩm định kỹ thuật của dự án là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật vàcông nghệ, trang thiết bị, địa điểm xây dựng,…Việc thẩm định này khá phức tạp đốivới các dự án lớn đòi hỏi công nghệ hiện đại và chuyên môn nghiệp vụ cao (Côngtrình giao thông cầu lớn, đèo hầm,…).
* Thẩm định về quy mô dự án
- Quy mô công suất dự án có phù hợp khả năng tiêu thụ của thị trường không?- Có phù hợp khả năng nguồn vốn, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, khảnăng quản lý của doanh nghiệp không?
* Thẩm định về mặt công nghệ và trang thiết bị
- Đã đưa ra mấy phương án để so sánh lựa chọn công nghệ thiết bị? Ưu nhượcđiểm của từng phương án.
- Tại sao lại lựa chọn công nghệ thiết bị này?
- Thẩm tra số lượng, công suất, quy cách, chủng loại danh mục thiết bị để đảmbảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, tận dụng năng lực hiện có của doanhnghiệp, phù hợp quy mô dự án
- Đối với thiết bị nhập ngoại, cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọnthầu, mua sắm cạnh tranh quốc tế đảm bảo chất lượng giá cả Cần kiểm tra các hợpđồng cung ứng hoặc các bên chào hàng và các điều kiện giao hàng, thời gian giaohàng, phương thức thanh toán,…tránh sơ hở thiệt hại cho chủ đầu tư và ngân hàng.
* Thẩm định việc cung cấp các yếu tố đầu vào khác
- Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu hàng năm về nguyên nhiên vật liệu chủyếu, năng lượng, điện, nước…trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, so sánh mứctiêu hao thực tế, kinh nghiệm các doanh nghiệp tương tự đang hoạt động.
- Đối với các nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữhợp lý để đảm bảo cung cấp nguyên liệu thường xuyên và tránh ứ đọng vốn.
- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năngcung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng hoặc các văn bảncam kết của doanh nghiệp với các nhà cung cấp về số lượng, giá cả, quy cách phẩmchất, điều kiện giao hàng, thanh toán… và cũng không nên lệ thuộc vào một nhàcung cấp nguyên liệu mà cần tìm nhiều nguồn cung cấp.
- Đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, phải kiểm tratính đúng đắn của các tài liệu điều tra, thăm dò khảo sát, đánh giá phân tích về trữ
Trang 22lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên, giấy phép khai thác khoáng sản của cấpcó thẩm quyền để đảm bảo dự án hoạt động lâu dài
* Thẩm định về mặt lựa chọn địa điểm xây dựng của dự án
Địa điểm xây dựng dự án cần được lựa chọn cân nhắc kỹ để đảm bảo các yêucầu sau:
+ Gần nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu hoặc gần nơi tiêu thụ chính.+ Giao thông thuận tiện (đường bộ, đường biển, đường sông…) có phí vậnchuyển, bốc dỡ hợp lý để hạ giá thành sản phẩm.
+ Thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ công nhân nhà máy.
+ Tận dụng các cơ sở hạ từng có sẵn: đường sá, bến cảng, điện nước.
+ Mặt bằng cần đủ rộng không những phù hợp quy mô hiện tại mà còn dựphòng cho phát triển mở rộng trong tương lai, đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xửlý ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy…
+ Địa điểm xây dựng phải tuân thủ các văn bản xây dựng của nhà nước và quyhoạch đất đai, kiến trúc xây dựng của địa phương, chi phí đền bù di dân, giải phóngmặt bằng nền mống không quá lớn…
Tất cả các vấn đề nêu trên cần được kiểm tra tính toán lựa chọn phương án tốiưu cho việc đặt địa điểm xây dựng.
* Kiểm tra tính hợp lý về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
Đây là một yếu tố quan trọng liên quan đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạchsản xuất, kế hoạch cho vay thu nợ của ngân hàng.
- Cần xác định thứ tự ưu tiên để tập trung vốn đầu tư hoàn thành dứt điểm:Trước hết là các hạng mục công trình sản xuất chính, rồi đến các hạng mục côngtrình sản xuất phụ trợ, các hạng mục phi sản xuất thực hiện sau cùng.
- Tính toán để hoàn thành các hạng mục cần thiết có thể đưa dự án đi vào hoạtđộng từng bộ phận mà vẫn đảm bảo cho việc sản xuất của các bộ phận hiện có.
- Tránh thi công dàn đều tất cả các hạng mục cùng một lúc, sẽ không có hiệuquả, thậm chí nếu thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu… sẽ làm tăng chi phí dở dang,công trình chậm hoàn thành đưa vào sử dụng.
e Thẩm định nội dung tổ chức, quản lý thực hiện vận hành dự án
- Xem xét về các đơn vị thiết kế, thi công: Phải chọn đơn vị có đủ năng lực vàtư cách hành nghề, có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Xem xét về chủ dự án: Chủ dự án đã có sẵn kinh nghiệm về tổ chức quản lýthi công, quản lý sản xuất vận hành và đã có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề
Trang 23chưa? nếu chưa thì phải có chuyên gia hướng dẫn và phải có chương trình đào tạovà huấn luyện.
- Thẩm định về lao động cho dự án:
+ Đối với lao động trong nước: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật sản xuất, ước tínhsố lao động trực tiếp, gián tiếp, yêu cầu kỹ năng bậc thợ,…Về nguồn lao động, chúý lực lượng lao động có tay nghề tại địa phương, nếu chưa có nghiệp vụ thì phải đàotạo; dự kiến số người, chi phí, địa điểm và thời gian đào tạo, đảm bảo sự cân đốigiữa đào tạo và tiến độ thực hiện dự án Dự kiến các hình thức trả lương, mứclương, bảo hiểm đối với công nhân và cán bộ quản lý Từ đó tính ra tổng quỹ hàngnăm.
+ Đối với lao động nước ngoài: Trường hợp đòi hỏi kỹ thuật mới, phức tạpcần thuê chuyên gia hướng dẫn huấn luyện, chi phí thuê chuyên gia được tính vàogiá mua công nghệ hoặc tính riêng Chi phí thuê chuyên gia gồm: Tiền lương, chiphí đi lại, ăn, ở,…và thường là rất cao nên cần phải xem xét kỹ lưỡng.
f Thẩm định ảnh hưởng của môi trường
Có thể coi tình hình kinh tế tổng quát là nền tảng của dự án đầu tư Nó thểhiện khung cảnh đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quảkinh tế tài chính của dự án đầu tư Tình hình kinh tế tổng quát (môi trường) được đềcập trong dự án bao gồm các vấn đề sau đây:
- Điều kiện và địa lý tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất…) có liên quan đếnviệc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này.
- Điều kiện dân số và lao động có liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêuthụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án
- Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự an tâm củanhà đầu tư.
- Tình hình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, của địa phương, tình hìnhsản xuất kinh doanh của ngành, của địa phương (tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ đầutư với GDP, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, GDP/đầu người, tỷ suất lợi nhuậnsản xuất kinh doanh…) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệuquả của dự án
- Tình hình ngoại hối (cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại tệ, nợ nướcngoài và tình hình thanh toán nợ…) đặc biệt đối với các dự án phải nhập khẩunguyên liệu, thiết bị.
- Hệ thống kinh tế và các chính sách bao gồm:
Trang 24+ Cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ sở hữu, theo vùnglãnh thổ để đánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư
+ Các chính sách phát triển, cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nhằm đánhgiá trình độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho đầu tư đến đâu.
+ Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân theo thời gian, theo mức độchi tiết, theo các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động để từ đó thấy được khókhăn, thuận lợi, mức độ ưu tiên mà dự án sẽ được hưởng, những định chế mà dự ánphải tuân theo.
- Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan như: tình hình xuấtnhập khẩu, chính sách thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái các luật lệ đầu tư chongười nước ngoài, cán cân thương mại, …Những vấn đề này đặc biệt quan trọng đốivới các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu máy móc Chẳnghạn: chính sách tỷ giá hối đoái không thích hợp (tỷ giá đồng tiền nội địa so vớingoại tệ thấp) sẽ gây ra tình trạng xuất khẩu càng lỗ; thuế xuất khẩu quá cao sẽ gâyra khó khăn trong cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác trên thế giới; các luậtlệ đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài…
Tuy nhiên, việc thẩm định ảnh hưởng của môi trường vĩ mô sẽ tuỳ thuộc vàotừng loại dự án Những dự án nhỏ không cần nhiều dữ kiện kinh tế vĩ mô như vậy.Còn các dự án lớn thì tuỳ vào mục tiêu, đặc điểm và phạm vi tác dụng của dự án màlựa chọn trong các vấn đề nào có liên quan đến dự án để xem xét.
Đối với công tác thẩm định, các vấn đề kinh tế vĩ mô được xem xét không chỉở góc độ tác động của nó đối với dự án, mà cả tác động của dự án đối với nền kinhtế như: lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại, tác động của dự án đối với sự pháttriển của nền kinh tế, của ngành, đối với cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tếđối ngoại…
g Thẩm định yếu tố tài chính dự án đầu tư
Thẩm định yếu tố tài chính của dự án đầu tư là một nội dung quan trọng trongquy trình thẩm định dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc xem xétcác chỉ tiêu tài chính, kinh tế- kỹ thuật của dự án do chủ dự án xây dựng Từ đókiểm tra các chỉ tiêu này thông qua nghiệp vụ thẩm định trên cơ sở đã tính đủ cácyếu tố tài chính của dự án Từ những kết quả thẩm định, đánh giá hiệu quả tài chínhcủa dự án để đi đến kết luận có thể tài trợ hay không tài trợ cho dự án Đặc biệt đốivới các dự án phải mang lại hiệu quả tài chính trực tiếp mới được tài trợ bằng nguồn
Trang 25vốn tín dụng ưu đãi Do đó khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư là một công việccần thiết và rất quan trọng.
* Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án
Tuỳ thuộc quy mô dự án, mức độ hiện đại của dự án để xem xét sự hợp lý vềvốn đầu tư của mỗi dự án Sự hợp lý này thể hiện ở mức tổng đầu tư, cơ cấu vốnđầu tư và cả thời gian thực hiện dự án
Thành phần vốn đầu tư của dự án gồm:- Vốn cố định
- Vốn lưu động- Vốn dự phòng
Trên cơ sở tổng vốn đầu tư thì cần xem vốn chủ sở hữu là bao nhiêu, vốn vaylà bao nhiêu? Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chiphí, vốn quy mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng, chủngloại cần mua sắm Cần tính toán với nhu cầu thực tế.
Cần đảm bảo vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động Nếu không đảm bảonguồn này thì vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng.
Ngoài ra, độ dài thời gian thực hiện dự án cũng là yếu tố ảnh hưởng đáng kểđến tổng mức vốn đầu tư Cần kiểm tra tiến độ bỏ vốn của doanh nghiệp với tiến độthực hiện của dự án
* Thẩm định nguồn vốn đầu tư và sự đảm bảo của các nguồn vốn
Nguồn vốn tài trợ cho dự án bao gồm vốn tự có, vốn ngân sách, vốn đi vay,vốn liên doanh liên kết, vốn cổ phần và các nguồn vốn khác.
Muốn thực hiện được dự án thì phải đảm bảo đầy đủ vốn Phải xem xét tỷ lệtương quan hợp lý giữa các nguồn vốn Vốn đi vay quá lớn dễ dẫn tới doanh nghiệpsẽ gặp khó khăn về tài chính Đối với các dự án vay vốn cần phân tích cụ thể theohình thức vay vốn: Tín dụng thương mại, tín dụng xuất khẩu, tín dụng thuê mua, tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước…
Đối với các dự án sử dụng vốn vay trong và ngoài nước, việc thẩm định sựchắc chắn, mức độ đảm bảo của nguồn vốn vay là nội dung cơ bản Cần có sự xemxét tư cách pháp nhân, khả năng tài chính của người cho vay, tổ chức môi giới.Ngoài ra cần xem xét mức độ hợp lý về lãi suất đi vay, thời hạn vay và trả nợ, kiểmtra số lãi dự án phải gánh chịu trong thời kỳ xây dựng Với vốn vay bằng nguồntrong nước có thể so sánh, đối chiếu với các quy định về vay vốn và mặt bằng lãivay của ngân hàng.
Trang 26Đối với các dự án đa nguồn vốn: Liên doanh, liên kết, vay, cấp phát, tự có…thì việc thẩm định có thể kiểm tra mức độ đảm bảo, sự hợp lý của từng nguồn vốntrong tổng mức đầu tư, thứ tự thực hiện huy động các nguồn vốn.
Đối với vốn tự có của doanh nghiệp, cần phải xem xét qua việc kiểm tra cácvăn bản mang tính chất pháp lý về việc góp vốn ban đầu, theo dõi kết quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngânhàng và việc kiểm soát trực tiếp của các cán bộ chuyên quản Theo các nhà kinh tếcho rằng, một dự án được coi là an toàn khi chủ đầu tư có ít nhất 50% vốn tự cótham gia vào dự án
* Thẩm định chi phí, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án
Cần xác định giá thành dự kiến của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoảnmục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý không? Vì sao? Sosánh với giá thành các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Cần xác định doanh thu dự kiến hàng năm theo vòng đời của dự án Doanhthu tăng dần theo vòng đời của dự án Xem doanh thu đó được hình thành từ nhữnghoạt động, những sản phẩm nào?
Cần xác định các khoản mục lãi gộp, lãi thuần trước thuế, sau thuế, dựphòng…xem đã phù hợp với khả năng thực tế của dự án hay chưa.
* Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính qua các hệ số
(1) Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)
Trước khi tính các chỉ tiêu, cán bộ thẩm định dự án đầu tư phải xác định luồngtiền ra và vào của dự án
Dòng tiền vào gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu
- Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm- Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng- Chi phí hoạt động tăng thêm
Dòng tiền ra bao gồm:
- Lợi nhuận ròng do dự án mang lại- Khấu hao TSCĐ
- Giá trị thanh lý TSCĐ khi kết thúc dự án
- Vốn lưu động được giải phóng khi kết thúc dự án
Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tạicủa các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư:
Trang 27NPV=- CFo +
1 1
Thu nhập ròng = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ
Điều kiện để một dự án được chọn là có NPV> 0 Giá trị hiện tại ròng cànglớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Nếu hết vòng đời dự án mà tài sản cố định vẫn giá trị thì vẫn tính phần giá trịcòn lại vào dòng thu nhập của năm cuối cùng
Ưu điểm chính của chỉ tiêu này là cho biết quy mô về số tiền lãi ròng có thểthu được từ dự án, đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm.
Nhược điểm chính của chỉ tiêu này là phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu i Màviệc xác định chính xác i của từng dự án đầu tư là một việc làm khó khăn Lãi suấtchiết khấu càng nhỏ thì NPV càng lớn Do đó cần lựa chọn i sao cho sát đúng
Đối với các dự án đầu tư là độc lập nhau thì chọn dự án có NPV > 0 Còn đốivới dự án có nhiều phương pháp thì dự án nào có NPV cao nhất thì được lựa chọn.
(2) Chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR)
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR là một chỉ tiêu được dùng phổ biến nhất hiện nay.Đó là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoảnthu chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với khoảnchi, tức là:
Trong đó:
Ri: Là thu hàng nămCi: Là chi hàng năm
Trang 28IRR của dự án là tỷ lệ lãi suất phải đủ trả cho các khoản vay trong suốt thờigian hoạt động của dự án để đảm bảo dự án không bị lỗ thì dự án mới được chấpnhận.
Nhược điểm chỉ tiêu này là không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án đầu tư.
(3) Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback Period - PP)
Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án đầu tư là độ dài thời gian để thu hồi đủvốn đầu tư ban đầu hay chính là thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròngcủa dự án bù đắp được toàn bộ chi phí của nó
Công thức tính:
Ưu điểm của chỉ tiêu này là:- Dễ xác định.
- Độ tin cậy tương đối caoNhược điểm của chỉ tiêu này là:
Trang 29- Không cho biết thu nhập lớn sau khi hoàn vốn Đôi khi một phương án cóthời gian hoàn vốn dài nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phươngán tốt.
- Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, nếu lãi suất càng lớn thì thời gian hoàn vốncàng dài và ngược lại Vì vậy cần phải chọn lãi suất chiết khấu sau cho phù hợp vớitừng dự án trên cơ sở tính chi phí sử dụng vốn của từng dự án
(4) Chỉ tiêu điểm hoà vốn của dự án
* Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa
đúng bằng tổng chi phí hoạt động Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sảnphẩm hoặc giá trị của doanh thu.
* Cách tính:
Gọi x là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được.Gọi x0 là khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn.f là chi phí cố định (định phí)
v là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm (biến phí).v.x là tổng biến phí.
p là đơn giá sản phẩm.Ta có hệ phương trình sau:Doanh thu: yDT = pxChi phí: yCF = vx + f
Tại điểm hoà vốn thì px0 = vx0 + f suy ra: => Sản lượng hoà vốn: x0 = pf v => Doanh thu hoà vốn: y0 = p
Nếu điểm hoà vốn càng thấp (tức x0 hoặc y0 càng nhỏ) thì khả năng thu lợinhuận của dự án càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp Thời gian phân tích hoà vốnthường được tính cho từng năm hoạt động, cho một năm đại diện nào đó hoặc chocả thời gian hoạt động của dự án.
Trang 30(5) Phân tích độ nhạy của dự án
Một dự án thường có tuổi thọ dài nhưng các tính toán trong dự án lại dựa trêncác giả định mà thực tế thường không đúng giả định, do đó dự án có thể không bềnvững Khi một yếu tố đầu vào thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố đầu ravà đồng thời ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (NPV, IRR).Phân tích độ nhạy là kỹ thuật chỉ ra chính xác sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quảtài chính (NPV, IRR…) khi có sự thay đổi các yếu tố đầu vào, đầu ra dự tính (chiphí nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm, tiền lương…).
h Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng
Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến khảnăng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ Khả năng trả nợ của chủ đầu tưphụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang xin vay là dự án đầu tư mới hay đầu tưchiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dựán hay còn có những nguồn bổ sung nào khác Hiện nay, các NHTM đang xác địnhmức trả nợ từng lần theo công thức sau:
- Thời gian cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian trả nợ(Thời gian ân hạn là thời gian dự án xây dựng, lắp đặt, chạy thử) Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ = Số tiền có thể trả nợ hàng năm Tổng số nợ gốc phải trả
-Số tiền trả nợ mỗi kỳ = Số kỳ trả nợ
Trang 31
Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốcphải trả mỗi kỳ, ngân hàng có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợinhuận ròng, khấu hao TSCĐ và các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảokhông.
Việc phân tích dòng tiền ròng hàng năm của dự án đầu tư sẽ cho ta biết nhiềuthông tin quan trọng về khả năng trả nợ ngân hàng
i Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội
Lợi ích kinh tế xã hội thể hiện qua:
- Khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động - Mức độ đóng góp cho ngân sách (thuế, thuê đất, thuê TSCĐ )- Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương Tăng cường kết cấu hạ tầng địaphương (điện, nước, giao thông ).
- Phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương.
k Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay
Khi thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng, có một điều kiện rấtquan trọng đó là: khách hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định củaChính phủ, của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định tại nghị định 178/1999/NĐ-Chính phủ và thông tư NHNN1 về đảm bảo tiền vay có các hình thức sau:
06/2000/TT Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, có 3 hình thức:
+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: tài sản thế chấp, cầm cốphải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với doanh nghiệp Nhà nước phải xácđịnh được quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp; tài sản phải dễ phát mại.
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3:
Bên bảo lãnh phải có các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự đối vớicác pháp nhân, có khả năng về vốn, tài sản để thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh.Việc bên bảo lãnh cầm cố, thế chấp tài sản hoặc không cầm cố thế chấp tài sản để
Trang 32bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là do tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thoảthuận.
NHNo&PTNT Việt Nam quy định: đối với các Tổng công ty Nhà nước có thểthực hiện bảo lãnh bằng tài sản nhưng không phải thực hiện thế chấp, cầm cố tài sảnvới các điều kiện:
Bên bảo lãnh là Tổng công ty Nhà nước được thực hiện bảo lãnh cho doanhnghiệp thành viên hạch toán độc lập.
Bên bảo lãnh có khả năng về vốn, đảm bảo năng lực tài chính.
Bên bảo lãnh có cam kết với chi nhánh ngân hàng cho vay việc thực hiện thếchấp, cầm cố tài sản hoặc trả nợ thay cho doanh nghiệp thành viên nếu trong thờihạn bảo lãnh NHNo&PTNT Việt Nam phát hiện bên bảo lãnh không có khả năngthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay: khách hàng phải có tín nhiệmvới ngân hàng (theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam: khách hàng tối thiểuđược xếp loại B), có mức vốn tối thiểu theo quy định, có phương án sản xuất điềukiện có hiệu quả, có khả năng trả nợ trong thời gian cam kết.
- Biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảmbằng tài sản:
+ Tổ chức tín dụng lựa chọn khách hàng để cho vay không có đảm bảo bằngtài sản: khách hàng phải có uy tín với tổ chức tín dụng (theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam khách hàng phải được xếp loại A), kinh doanh có lãi 2năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay, có dự án đầu tư hoặc phương án sảnxuất kinh doanh có hiệu quả khả năng trả nợ trong thời gian cam kết thực hiện biệnpháp đảm bảo bằng tài sản nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợpđồng tín dụng.
+ Tổ chức tín dụng phải được Nhà nước cho vay không có đảm bảo theo chỉđịnh của Chính phủ.
+ Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tínchấp của tổ chức đoàn thể – xã hội.
Riêng đối với khách hàng là HTX theo quyết định 67/1999/QĐ-TTg có thểthực hiện các hình thức bảo lãnh tiền vay như sau:
Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng
Được lấy tài sản của thành viên trong ban quản lý làm đảm bảo tiền vay.
Trang 33Được lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm đảm bảo tiền vay nhưng mức chovay bằng vốn tự có của HTX.
Các tài sản bảo đảm tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kếhoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được Do đó mục đích thẩm định làtài sản bảo đảm tiền vay là nhằm biết được khi phát mại phải dễ bán, giá trị thuđược thực tế phải bù đắp đủ nợ gốc, lãi và các loại thuế theo quy định.
Khi tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo ngân hàng cần quan tâm:
- Giá thực tế của tài sản tại thời điểm nhận thế chấp, cầm cố là bao nhiêu- Có khả năng bán được không, với giá là bao nhiêu
- Người vay có quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó không - Tài sản đó hiện ở đâu, có nhanh hư hỏng không
- Tài sản có được khách hàng mua bảo hiểm không (nếu tài sản pháp luật quyđịnh phải mua bảo hiểm)
Thẩm định tài sản thế chấp phải được thực hiện hàng năm hoặc hàng quý đểđảm bảo có thể đánh giá được giá trị tài sản đảm bảo có khả năng bù đắp đượckhoản vay chưa trả của khách hàng.
Trong trường hợp thẩm định tài sản thế chấp vượt quá khả năng của cán bộ tíndụng thì cần phải thuê các cơ quan chức năng hoặc các chuyên gia hiểu biết về lĩnhvực đó để thẩm định
1.2.3.3 Lập tờ trình kết quả thẩm định
Sau khi đã thẩm định đầy đủ các phương diện nêu trên, cán bộ tín dụng lập tờtrình thẩm định để trình lên cấp trên giải quyết cho vay hoặc lập công văn trả lờiđơn vị nếu xét thấy dự án không đủ điều kiện vay vốn.
Tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn thường bao gồm các nội dungsau:
- Thẩm định khách hàng vay vốn: Thẩm định năng lực pháp lý; lịch sử pháttriển; khả năng tài chính; khả năng quản lý của khách hàng.
- Thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án; Thẩm định sựcần thiết của dự án; Thẩm định phương diện thị trường; Phương diện kỹ thuật, tổchức sản xuất và quản lý; Thẩm định phương diện kinh tế- tài chính; Thẩm địnhphương án cho vay, thu nợ.
- Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
- Kết luận và ý kiến đề xuất của cán bộ tín dụng
Trang 34- Kết luận và kiến nghị của lãnh đạo phòng tín dụng
- Quyết định của giám đốc ngân hàng cho vay (hoặc người được giám đốc uỷquyền)
Kết quả thẩm định dự án đầu tư nhất thiết phải trình bày một cách đầy đủ, chitiết các nội dung kể trên.
Trang 35TÓM TẮT CHƯƠNG 1
1 Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét, phân tích một cách kháchquan, toàn diện, độc lập với những nội dung cơ bản của dự án đầu tư, đồng thờiđánh giá chính xác những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự ánnhằm đưa ra các quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ một cách an toàn.
2 Mỗi ngân hàng tự xây dựng và áp dụng cho nội bộ đơn vị mình một quátrình thẩm định riêng, phù hợp với điều kiện của ngành, của ngân hàng mình, songvề cơ bản một quy trình thẩm định bao giờ cũng có các nội dung cơ bản sau:
- Thẩm định khách hàng vay- Thẩm định dự án đầu tư
- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
Mục đích của thẩm định khách hàng vay là để xác định khả năng và ý muốntrả nợ của họ, tạo cơ sở tin tưởng ban đầu giữa khách hàng với ngân hàng.
Mục đích của thẩm định dự án đầu tư nhằm xác định tính hiệu quả, khả thi củadự án, từ đó xác định được khả năng trả nợ của dự án, dự đoán được những rủi ro cóthể xảy ra Khi thẩm định dự án đầu tư cần thẩm định trên tất cả tất cả các phươngdiện của dự án như: thẩm định sự cần thiết của dự án, thẩm định phương diện kỹthuật, tài chính, khả năng trả nợ, khả năng tổ chức quản lý, lợi ích kinh tế xã hội…
3 Hoạt động thẩm định dự án đầu tư bị tác động bởi nhiều nhân tố, cả nhân tốbên trong lẫn bên ngoài ngân hàng Muốn chất lượng hoạt động này được nâng cao,cần phải xem xét hết sức kỹ lưỡng đồng thời nhiều yếu tố để phát huy các mặt tíchcực và hạn chế các mặt tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng này Các nhân tố ảnhhưởng chủ yếu là: Con người, phương pháp thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thuthập thông tin, tổ chức quản lý, tình hình của doanh nghiệp, các yếu tố môi trườngvĩ mô như pháp luật, kinh tế…
Trang 36Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁNĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANHNo & PTNT BẮC HÀ NỘI
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
2.1.1.1 Sự ra đời của chi nhánh
Tháng 5 năm 2001, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chính thức bướcchân vào thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam Là chi nhánh ra đời đầu tiên theochủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam Đểđứng vững và khảng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt động kinh doanh trênđịa bàn thành phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước và quốc tế nhưthủ đô Hà nội là một lợi thế lớn nhưng đồng thời là những thử thách trong cạnhtranh gay gắt của chi nhánh ngay từ những ngày đầu thành lập.
Với những suy tư trăn trở đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung sức mạnhtrí tuệ của tập thể đoàn kết, nhất trí định ra những hướng đi của riêng mình với mụctiêu "tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả" và "Vững bước cùng khách hàngtrong cạnh tranh và hội nhập".
Ngày đầu thành lập chi nhánh chỉ có 36 cán bộ từ các Phòng, Ban trụ sở chínhvà từ các địa phương chuyển về, đến nay chi nhánh đã có mạng lưới 6 phòng nghiệpvụ, 11 phòng giao dịch và trên 150 cán bộ CNV, với sức trẻ năng động, sáng tạo vàtrí tuệ của mình chi nhánh NHNo Bắc Hà Nội đã từng bước vượt qua mọi khó khăn,thử thách tự tin, đứng vững trên thương trường Mạnh dạn đi đầu áp dụng côngnghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh, là đơn vị đầu tiên áp dụng môhình giao dịch một cửa và đã áp dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS.Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, Chủ động nghiên cứu, ápdụng đưa ra thị trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy độngnguồn vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanhtoán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền đặc biệt chi
Trang 37nhánh đang triển khai phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang thươnghiệu Agribank MasterCard, Agribank Visa
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động :
PHÓGIÁM ĐỐCPHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓGIÁM ĐỐC
PHÒNG KTKS NỘI
PHÒNG
TC-KT PHÒNG KHPT PHÒNG TTQT PHÒNG KTNQ PHÒNG KINH DOANH
PGDSỐ 1
PGD
Trang 38- Các nghiệp vụ bảo lãnh;
- Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định củaTổng
Giám đốc).
+ Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống;
+ Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giámđốc.
+ Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chếqui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
+ Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) đểcó thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồngthời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện
* Phòng kế toán - ngân quỹ:
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện các dịch vụthanh toán đến cá nhân, tổ chức chuyển tiền nhanh.
+ Trực tiếp kế toán hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theoquy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chếnghiệp vụ của Ngân hàng.
Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chếđộ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
* Phòng tài chính & kế toán:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngânhàng:
+ Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý,năm).
Trang 39+ Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định vềkinh tế, tài chính.
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốccác giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tàichính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
* Phòng kế hoạch và phát triển:
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách,giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụthể.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàngngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng,huy động vốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nângcao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh củaNgân hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triểnkhai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển mộtsản phẩm - dịch vụ mới.
Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
Trang 40- Tiết kiệm hưởng lãi luỹ tiến của số dư tiền gửi;
- Đăng ký chữ ký mẫu vào “Phiếu lưu”;
- Điền vào phiếu gửi tiền và bảng kê các loại tiền theo mẫu in sẵn;- Nộp tiền hoặc giấy chuyển khoản;
- Nhận lại CMND/hộ chiếu và sổ tiết kiệm.
* Khi đến gửi hoặc rút tiền tiết kiệm từ lần thứ 2 trở đi, Quý khách chỉ cần:- Mang theo CMND;
4 Phương thức trả lãi:
- Trả lãi trước: Quý khách được trả lãi ngay khi mua.
- Trả lãi sau: Quý khách được trả lãi cùng với gốc khi thanh toán.
- Trả lãi định kỳ: Quý khách được thanh toán lãi theo định kỳ hàng tháng, 3tháng 1 lần và bội số của 3 tháng 1 lần.
5 Thanh toán
Tùy theo từng đợt phát hành, AGRIBANK Bắc Hà Nội sẽ quy định cụ thể.- Thanh toán đúng hạn: khách hàng được trả lãi suất đúng với mức lãi suất khimua.