MỤC LỤC MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích, nhiệm vụ 4 1.1. Mục đích: 4 1.2. Nhiệm vụ 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý thuyết 5 1.1 Một số khái niệm 5 1.1.1. Khái niệm “văn hóa”: 5 1.1.2. Khái niệm “văn hóa” ở Việt Nam 6 1.1.3. Khái niệm “bản sắc dân tộc” 7 1.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: 7 2. Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc 8 2.1. Tình hình Việt Nam những năm 1988 – 2021 8 2.1.1. Chính trị 8 2.1.2. Kinh tế 9 2.1.3. Văn hóa – xã hội 11 2.2. Lý luận của Đảng về văn hóa với cách mạng, với đổi mới và phát triển 11 2.2.1. Nhận định của Đảng về văn hóa trong những năm 1988 – 2011 11 2.2.2. Vai trò của nền văn hóa đối với sự phát triển của dân tộc trong những năm 1998 – 202112 2.2.3. Thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 1988 – 2021 13 3. Định hướng giải pháp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là một phạm trù rất rộng, là một khái niệm có thể được hiểu dưới nhiều góc độ cùng nhiều cách tiếp cận phong phú, đa dạng theo nhiều ngành nghiên cứu khác nhau. Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia có bề dày lịch sử trải dài hơn 4000 năm và trong khoảng thời gian dài đó, cùng với vết tích của hàng ngàn những lần biến đổi, thăng trầm của thiên nhiên và con người, văn hóa cũng là cốt lõi tạo nên giá trị của cả dân tộc. Một bản sắc văn hóa riêng không chỉ khiến con người dân tộc nước đó tự hào mà còn là tư liệu quý báu, đóng góp vào kho tàng nền văn hóa chung của toàn nhân loại. Bởi vì có nhận thức rõ ràng về vị trí cùng tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước ta, trong Cương lĩnh năm 1991 về việc “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề phát triển văn hóa của dân tộc, cụ thể là phương hướng thứ 3 để xây dựng xã hội chú nghĩa ở Việt Nam: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.” Bởi vì những lý do trên, nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1998 đến năm 2021.” Trong quá trình hoàn thành tiểu luận, nhóm chúng em không thể tránh khỏi việc còn nhiều điều thiếu sót; vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình từ cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn 2. Mục đích, nhiệm vụ 1.1. Mục đích: Tìm hiểu cách Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa và vai trò của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đối với đất nước 1.2. Nhiệm vụ: Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về văn hóa và vấn đề phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc NỘI DUNG 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm “văn hóa”: Như đã nói ở phần mở đầu, khái niệm văn hóa là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác biệt; với mỗi định nghĩa phản chiếu một góc nhìn, một cách đánh giá khác nhau. Trong cuốn sách xuất bản năm 1952 “Culture: A Critical Review of Concept and Definitions” (dịch: “Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa”) của hai nhà nhân loại học A. L. Kroeber và C. Kluckholn, tác giả đã trích xuất đến khoảng 160 định nghĩa khác nhau về văn hóa ở các nước khác nhau. Vậy nên, để một người hiểu khái niệm văn hóa của tựu chung toàn thế giới một cách tường tận là điều không thể. Ngoài những định nghĩa nhỏ lẻ mỗi nền văn hóa các nước, trên thế giới đã tồn tại 4 khuynh hướng ủng hộ khái niệm văn hóa của 4 ngườinhóm ngườitổ chức sau: Thứ nhất, theo Kroeber, văn hóa nên được coi như “một đặc tính chung của con người; và cách hiểu biết tường tận về văn hóa phải chứa đựng những lời giải thích không chỉ về các nền văn hóa cụ thể mà còn có những yếu tố và khuôn mẫu văn hóa, vượt qua các nền văn hóa cụ thể”. Thứ hai, theo nhà nhân loại học văn hóa E. B. Tylor, văn hóa được định nghĩa là “một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, đạo đức, phong tục và bất kỳ khả năng nào khác mà con người có được với tư cách là thành viên của một xã hội.” Thứ ba, theo F. Boas, một nhà nhân chủng học gốc Mỹ, cũng là một người theo thuyết tương đối văn hóa, ông cho rằng văn hóa là “tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người và do đó không có một quá trình liên tục hướng tới các thể thức văn hóa “cao hơn”.” Thứ tư, theo UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc, định nghĩa văn hóa công bố năm 2009 là “tập hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc biệt của xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao gồm không chỉ nghệ thuật, văn học mà còn có lối sống, cách sống chung, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.” (UNESCO, 2001) Khái niệm văn hóa ở Việt Nam: 1.1.2. Khái niệm “văn hóa” ở Việt Nam Không chỉ riêng gì các nước trên thế giới, ở Việt Nam, khái niệm về văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Cụ thể là theo những khuynh hướng chính của 3 người sau đây: Thứ nhất, định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa ở đây được hiểu là sẽ bao gồm toàn bộ tất cả những thứ mà con người sáng tạo và phát minh ra. Thứ hai, theo Phạm Văn Đồng, khi nói tới văn hóa, văn hóa phải là “…một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. Nói cách khác, theo định nghĩa này thì văn hóa được hiểu là bất cứ cái gì 1) đối lập với thiên nhiên và 2) do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc. Thứ ba là văn hóa hiểu theo góc nhìn của Nguyễn Đức Từ Chi, một nhà dân tộc học hàng đầu Việt Nam. Theo ông, văn hóa được xem xét từ hai góc độ: Một, góc độ hẹp hay “góc nhìn báo chí”. Theo góc độ này thì văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội, với tiêu chuẩn văn hóa là tiêu chuẩn kiến thức thuần sách vở. Hai, “góc nhìn dân tộc học.” Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống, tức là cả vật chất, xã hội, tinh thần, của từng công đồng. Cũng giống như việc mỗi nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người trong môi trường sống khác nhau cũng sẽ khác nhau. Văn hóa ở góc độ này, theo ông Chi, sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát xã hội, phân bố thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo. Tóm lại, chúng ta có thể tổng hợp lại định nghĩa về văn hóa theo 2 khuynh Tohướng: khuynh hướng xem văn hóa là những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại, phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật,… được Tylor và Hồ Chí Minh ủng hộ và khuynh hướng coi văn hóa là tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống, được F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, UNESCO ủng hộ Khái niệm “tiên tiến”: Theo định nghĩa từ điển, tiên tiến là đi đầu, dẫn đầu trong phong trào. Tiên tiến còn được coi là nội dung nòng cốt của lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi đặt ra mục tiêu văn hóa tiến tới tiên tiến, chúng ta có thể hiểu là mục tiêu văn hóa vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. 1.1.3. Khái niệm “bản sắc dân tộc”: Bản sắc dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi nền văn hoá, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác. Để một dân tộc hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc là một quá trình không ngắn, bởi bản sắc văn hóa dân tộc là sự tổng hoà các khuynh hướng sáng tạo văn hoá vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế các hệ tư tưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó. Nhìn vào bản sắc văn hoá của một dân tộc sẽ hiểu được truyền thống của dân tộc, hiểu được các giá trị văn hoá do lịch sử truyền lại, được các thế hệ sau kế thừa, khai thác và phát huy trong thời đại của họ tạo nên sự tiếp nối của lịch sử văn hoá. 1.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Nền văn hóa Việt Nam gồm hai đặc trưng sau đây: Thứ nhất, nền văn hóa Việt Nam phải là nền văn hóa tiên tiến, một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ, thể hiện tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc. Tiêu chuẩn để coi một nền văn hóa là tiên tiến là nền văn hóa đó phải có trình độ cao, mang tính hiện đại; hơn thế nữa phải thường xuyên cập nhật với thành tựu chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Hiện tại, nền văn hóa nước ta hiện nay đã mang đặc trưng của một nền văn hoá tiên tiến. Thứ hai, nền văn hóa Việt Nam phải mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tức là nền văn hóa phải bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; ví dụ như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình làng xã tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... 2. Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc 2.1. Tình hình Việt Nam những năm 1988 – 2021 2.1.1. Chính trị Trên cơ sở nhận thức lại chủ nghĩa Mác Lênin nói chung và quan niệm của các nhà kinh điển Mácxit về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói riêng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (121986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt Đảng đã xác định đúng trọng tâm, trọng điểm và bước đi trong quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Trong đổi mới chính trị, Đảng ta tập trung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, các khâu khác được tiến hành thận trọng từng bước, bởi lẽ, chính trị có thể tác động đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội. Đảng nhấn mạnh: “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị”. Bên cạnh đó: “việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn”. Biểu hiện cụ thể trong đổi mới hệ thống chính trị nước ta hiện nay là: Thứ nhất, Đảng chủ trương nâng cao tầm trí tuệ của Đảng. Để nâng cao tầm trí tuệ, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đảng đã ra Nghị quyết số 26 NQTW về Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó nhấn mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng. Trong thực tiễn đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, Đảng ta cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, có những hạn chế đang trở thành nguy cơ không thể xem thường. Vì vậy, đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, thực hiện xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đồng thời tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Thứ hai, tập trung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tự giác đổi mới bộ máy nhà nước từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu sang bộ máy quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Thứ ba, tăng cường vai trò phản biện xã hội, tính độc lập tương đối của các tổ chức chính trị xã hội. Vai trò phản biện xã hội của các tổ chức chính trị xã hội đã được Đảng coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với thực tiễn. 2.1.2. Kinh tế Giai đoạn 1986 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng như tăng GDP, tăng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân; tăng công nghiệp tăng bình quân 7,4%năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Giai đoạn 1991 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu như GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, nông nghiệp,… đều tăng đều. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá. Giai đoạn 1996 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. “Nếu tính cả giai đoạn 1991 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần.” Giai đoạn 2001 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Giai đoạn 2006 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu nhập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình. GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO, XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2021
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích, nhiệm vụ 4
1.1 Mục đích: 4
1.2 Nhiệm vụ 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
NỘI DUNG 5
1 Cơ sở lý thuyết 5
1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm “văn hóa”: 5
1.1.2 Khái niệm “văn hóa” ở Việt Nam 6
1.1.3 Khái niệm “bản sắc dân tộc” 7
1.2 Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: 7
2 Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc 8
2.1 Tình hình Việt Nam những năm 1988 – 2021 8
2.1.1 Chính trị 8
2.1.2 Kinh tế 9
2.1.3 Văn hóa – xã hội 11
2.2 Lý luận của Đảng về văn hóa với cách mạng, với đổi mới và phát triển 11
2.2.1 Nhận định của Đảng về văn hóa trong những năm 1988 – 2011 11
2.2.2.Vai trò của nền văn hóa đối với sự phát triển của dân tộc trong những năm 1998 – 202112 2.2.3 Thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 1988 – 2021 13 3 Định hướng giải pháp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa là một phạm trù rất rộng, là một khái niệm có thể được hiểu dưới nhiều góc độ cùng nhiều cách tiếp cận phong phú, đa dạng theo nhiều ngành nghiên cứu khác nhau Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia có bề dày lịch sử trải dài hơn 4000 năm và trong khoảng thời gian dài đó, cùng với vết tích của hàng ngàn những lần biến đổi, thăng trầm của thiên nhiên và con người, văn hóa cũng là cốt lõi tạo nên giá trị của cả dân tộc Một bản sắc văn hóa riêng không chỉ khiến con người dân tộc nước đó tự hào mà còn là
tư liệu quý báu, đóng góp vào kho tàng nền văn hóa chung của toàn nhân loại
Bởi vì có nhận thức rõ ràng về vị trí cùng tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước ta, trong Cương lĩnh năm 1991 về việc “Xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề phát triển văn hóa của dân tộc, cụ thể là phương hướng thứ 3 để xây dựng xã hội
chú nghĩa ở Việt Nam: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.” Bởi vì những lý do trên, nhóm đã quyết định chọn đề tài:
“Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1998 đến năm 2021.” Trong quá trình hoàn thành tiểu luận, nhóm chúng em không thể tránh
khỏi việc còn nhiều điều thiếu sót; vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình từ cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2 Mục đích, nhiệm vụ
1.1 Mục đích: Tìm hiểu cách Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa và vai trò của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đối với đất nước
1.2 Nhiệm vụ: Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về văn hóa và vấn đề phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 5NỘI DUNG
1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm “văn hóa”:
Như đã nói ở phần mở đầu, khái niệm văn hóa là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác biệt; với mỗi định nghĩa phản chiếu một góc nhìn, một cách đánh giá khác nhau Trong cuốn sách xuất bản năm 1952 “Culture: A Critical Review of Concept and Definitions” (dịch: “Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa”) của hai nhà nhân loại học A L Kroeber và C Kluckholn, tác giả đã trích xuất đến khoảng 160 định nghĩa khác nhau về văn hóa ở các nước khác nhau Vậy nên, để một người hiểu khái niệm văn hóa của tựu chung toàn thế giới một cách tường tận là điều không thể
Ngoài những định nghĩa nhỏ lẻ mỗi nền văn hóa các nước, trên thế giới đã tồn tại 4 khuynh hướng ủng hộ khái niệm văn hóa của 4 người/nhóm người/tổ chức sau:
Thứ nhất, theo Kroeber, văn hóa nên được coi như “một đặc tính chung của con người;
và cách hiểu biết tường tận về văn hóa phải chứa đựng những lời giải thích không chỉ về các nền văn hóa cụ thể mà còn có những yếu tố và khuôn mẫu văn hóa, vượt qua các nền văn hóa cụ thể”
Thứ hai, theo nhà nhân loại học văn hóa E B Tylor, văn hóa được định nghĩa là “một
tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, đạo đức, phong tục
và bất kỳ khả năng nào khác mà con người có được với tư cách là thành viên của một xã hội.”
Thứ ba, theo F Boas, một nhà nhân chủng học gốc Mỹ, cũng là một người theo thuyết
tương đối văn hóa, ông cho rằng văn hóa là “tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người và do
đó không có một quá trình liên tục hướng tới các thể thức văn hóa “cao hơn”.”
Thứ tư, theo UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc,
định nghĩa văn hóa công bố năm 2009 là “tập hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí tuệ
và tình cảm đặc biệt của xã hội hoặc một nhóm xã hội, bao gồm không chỉ nghệ thuật, văn
Trang 6học mà còn có lối sống, cách sống chung, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.” (UNESCO, 2001) Khái niệm văn hóa ở Việt Nam:
1.1.2 Khái niệm “văn hóa” ở Việt Nam
Không chỉ riêng gì các nước trên thế giới, ở Việt Nam, khái niệm về văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Cụ thể là theo những khuynh hướng chính của 3 người sau đây:
Thứ nhất, định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa ở đây được hiểu là sẽ bao gồm toàn bộ tất cả những thứ mà con người sáng tạo và phát minh ra
Thứ hai, theo Phạm Văn Đồng, khi nói tới văn hóa, văn hóa phải là “…một lĩnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” Nói cách khác, theo định nghĩa này thì văn hóa được hiểu là bất cứ cái gì 1) đối lập với thiên nhiên và 2) do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc
Thứ ba là văn hóa hiểu theo góc nhìn của Nguyễn Đức Từ Chi, một nhà dân tộc học hàng
đầu Việt Nam Theo ông, văn hóa được xem xét từ hai góc độ:
Một, góc độ hẹp hay “góc nhìn báo chí” Theo góc độ này thì văn hóa sẽ là kiến
thức của con người và xã hội, với tiêu chuẩn văn hóa là tiêu chuẩn kiến thức thuần sách vở
Hai, “góc nhìn dân tộc học.” Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc
sống, tức là cả vật chất, xã hội, tinh thần, của từng công đồng Cũng giống như việc mỗi nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người trong
Trang 7môi trường sống khác nhau cũng sẽ khác nhau Văn hóa ở góc độ này, theo ông Chi, sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát xã hội, phân bố thông qua gia đình
và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo
Tóm lại, chúng ta có thể tổng hợp lại định nghĩa về văn hóa theo 2 khuynh Tohướng: khuynh hướng xem văn hóa là những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại, phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật,… được Tylor và Hồ Chí Minh ủng hộ và khuynh hướng coi văn hóa là tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống, được F Boas, Nguyễn Đức Từ Chi,
UNESCO ủng hộ Khái niệm “tiên tiến”:
Theo định nghĩa từ điển, tiên tiến là đi đầu, dẫn đầu trong phong trào Tiên tiến còn được coi là nội dung nòng cốt của lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi đặt ra mục tiêu văn hóa tiến tới tiên tiến, chúng ta có thể hiểu là mục tiêu văn hóa vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên
1.1.3 Khái niệm “bản sắc dân tộc”:
Bản sắc dân tộc là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất
và bản lĩnh riêng của mỗi nền văn hoá, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt nền văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác Để một dân tộc hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc là một quá trình không ngắn, bởi bản sắc văn hóa dân tộc là sự tổng hoà các khuynh hướng sáng tạo văn hoá vốn được hình thành trong mối liên hệ thường xuyên với điều kiện kinh
tế, môi trường tự nhiên, các thể chế các hệ tư tưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó
Nhìn vào bản sắc văn hoá của một dân tộc sẽ hiểu được truyền thống của dân tộc, hiểu được các giá trị văn hoá do lịch sử truyền lại, được các thế hệ sau kế thừa, khai thác và phát huy trong thời đại của họ tạo nên sự tiếp nối của lịch sử văn hoá
1.2 Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
Nền văn hóa Việt Nam gồm hai đặc trưng sau đây:
Trang 8Thứ nhất, nền văn hóa Việt Nam phải là nền văn hóa tiên tiến, một nền văn hóa yêu nước
và tiến bộ, thể hiện tinh thần nhân văn và dân chủ sâu sắc Tiêu chuẩn để coi một nền văn hóa là tiên tiến là nền văn hóa đó phải có trình độ cao, mang tính hiện đại; hơn thế nữa phải thường xuyên cập nhật với thành tựu chung của khu vực và cộng đồng quốc tế Hiện tại, nền văn hóa nước ta hiện nay đã mang đặc trưng của một nền văn hoá tiên tiến
Thứ hai, nền văn hóa Việt Nam phải mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Tức là nền
văn hóa phải bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; ví
dụ như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống
2 Đảng lãnh đạo, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
2.1 Tình hình Việt Nam những năm 1988 – 2021
2.1.1 Chính trị
Trên cơ sở nhận thức lại chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và quan niệm của các nhà kinh điển Mác-xit về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói riêng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt Đảng đã xác định đúng trọng tâm, trọng điểm và bước đi trong quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
Trong đổi mới chính trị, Đảng ta tập trung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
hệ thống chính trị, các khâu khác được tiến hành thận trọng từng bước, bởi lẽ, chính trị có thể tác động đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội Đảng nhấn mạnh: “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị” Bên cạnh đó: “việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất
ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn”
Biểu hiện cụ thể trong đổi mới hệ thống chính trị nước ta hiện nay là:
Trang 9Thứ nhất, Đảng chủ trương nâng cao tầm trí tuệ của Đảng Để nâng cao tầm trí tuệ, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đảng đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Trong đó nhấn mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng
Trong thực tiễn đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, Đảng ta cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, có những hạn chế đang trở thành nguy cơ không thể xem thường Vì vậy, đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, thực hiện xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đồng thời tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Thứ hai, tập trung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Tự giác đổi mới bộ máy nhà nước từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu sang bộ máy quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật
Thứ ba, tăng cường vai trò phản biện xã hội, tính độc lập tương đối của các tổ chức chính trị - xã hội Vai trò phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội đã được Đảng coi
là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với thực tiễn
2.1.2 Kinh tế
Giai đoạn 1986 - 1990:
Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh
tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển Kết thúc kế hoạch 5 năm, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng như tăng GDP, tăng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân; tăng công nghiệp tăng bình quân
Trang 107,4%/năm Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát,… Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên
Giai đoạn 1991 - 1995:
Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu như GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, nông nghiệp,… đều tăng đều Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá
Giai đoạn 1996 - 2000:
Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%
So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần.”
Giai đoạn 2001 - 2005:
Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới
Giai đoạn 2006 - 2010:
Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu nhập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình GDP bình quân 5 năm đạt 7% Mặc dù bị tác động của khủng hoảng