Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển hệ thống ngân hàng việt nam
Trang 1CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
I QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂNHÀNG TRUNG ƯƠNG
1 Khái niêm:
Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng,có thể độc lậphoặc trực thuộc chính phủ;thực hiện các chức năng độc quyền phát hànhtiền,là ngân hàng của các ngân hàng,ngân hàng của chính phủ và chịutrách nhiệm trong việc quản lý nhà nước và các hoạt động tiền tệ,tíndụng, ngân hàng.
2 Quá trình ra đời và bản chất của NHNN:
2.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Việt Nam.
Được thành lập vào năm 1951,tiền thân là NHQG Việt Nam Từ năm 1951-1988: hoạt động theo ngân hàng một cấp:
.Thực hiện chức năng của một NHTW: phát hành tiền và quản lý nhànước về các hoạt động tiền tệ.
.Thực hiện chức năng của các ngân hàng thương mại.
.26/3/1988, thi hành Nghị Định số 53/HĐBT,hệ thống ngân hàng nộtcấp hai cấp.
.Ngân hàng nhà nước.Ngân hàng chuyên doanh
.12/1997: Ban hành luật ngân hàng.
Trang 2II CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG1 Phát hành tiền và lưu thông tiền tệ:
Đó là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của Ngânhàng trung ương Thực hiện chức năng này sẽ ảnh hưởng đếntình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, vì vậy nó ảnh hưởngđến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, thậm chí cóthể ảnh hưởng đến tình hình tài chính tiền tệ thế giới nữa.
Việc phát hành tiền được tập trung tuyệt đối vào Ngânhàng trung ương theo chế độ Nhà nước nắm độc quyền pháthành tiền Giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại do Ngân hàngtrung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp duynhất trong một quốc gia, nó có thể thực hiện chức năng phươngtiện lưu thông và phương tiện thanh toán không hạn chế.
Đảm bảo bằng tín dụng hàng hóa: cơ chế đảm bảo bằng trữkim đã bị đổ vỡ cùng với chế độ bản vị bản vị vàng hoặc bản vịhối đoái vàng Hiện nay ở các nước đều áp dụng cơ chế đảm bảobằng tín dụng hàng hóa cho lượng tiền phát hành Theo cơ chếnày, tiền tệ được phát hành và lưu thông thông qua hệ thống tíndụng ngắn hạn bảo đảm tiền đi vào lưu thông gắn liền với sựvận động của sản phẩm hangf hóa theo nguyên tắc có thời hạnvà được hoàn trả.
Ngân Hàng Hợp tác
Trang 3Ngoài ra ngân hàng trung ương có thể phát hành tiền tệ đểcho ngân sách vay, để tham gia bìnhổn thị trường hối đoái Doviệc phát hành tiền có ảnh hưởng rộng lớn đến lưu thông tiền tệcủa đất nước nên đòi hỏi công việc đó phải được tiến hành trongnhững nguyên tắc nhất định.
Việc điều tiết lưu thông tiền tệ để kiểm soát lượng tiềncung ứng bằng hai cách:
Trực tiếp xác định lượng tiền tăng thêm cần được thựchiện như: tăng thêm cho tín dụng, tăng thêm cho tăng trưởngkinh tế, tạm ứng cho ngân sách, tăng dự trữ ngoại tệ, vàng.
Kiểm soát quá trình “tạo tiền” của các ngân hàng thươngmại.
Thực hiện chức năng này, ngân hàng trung ương trở thànhtrung tâm tiền tệ của nền kinh tế.
*Những truờng hợp phát hành tiền của ngân hàng trungương:
• Phát hành tiền qua ngõ chính phủ: đối với cộng đồng, chínhphủ là một định chế quản lý hành chính và bảo vệ sự vẹn toàncủa cộng đồng Trong nền kinh tế chính phủ là một chủ thể kinhtế, như mọi chủ thể kinh tế khác là các hộ gia đình, các xínghiệp, công ty, vừa có số thu, vừa có số chi Tình trạng thu chicủa chính phủ được thể hiện cụ thể qua công cụ ngân sách quốcgia Ngân sách thường rơi vào một trong 3 trường hợp sau:
+Nều tổng thu lớn hơn tổng chi được gọi là ngân sách thặng dư.+Nếu tổng thu bằng tổng chi thì gọi là ngân sách thăng bằng.+Nếu tổng thu nhỏ hơn tổng chi thì gọi là ngân sách thâm hụt.
Khi ngân sách quốc gia rơi vào hai trường hợp đầu thì họatđộng của ngân sách không ảnh hưởng đến hoạt động của ngânhàng trung ương Nhưng khi ngân sách thâm hụt, hoạt độngngân sách sẽ tác động đên chính sách tiền tệ Bởi lẽ chính phủ
Trang 4với tư cách là chủ thể kinh tế, như mọi chủ thể kinh tế khác thìthiếu tiền chi tiêu sẽ phải đi vay tiền để bù đắp thiếu hụt Hoạtđộng vay của ngân sách sẽ rơi vào một hoặc kết hợp hay đồngthời 3 phương thức sau:
Vay của công chúng thông qua việc phát hành tín phiếu,trái phiếu kho bạc, công trái.
Vay của nước ngoài.
Vay của ngân hàng trung ương.
Phương thức thứ nhất không ảnh hưởng đến mức cung ứngtiền của ngân hàng trung ương Bởi vì, khi chính phủ phát hànhcác công cụ nợ, công chúng bỏ tiền ra mua các công cụ đó tức làđã cho chính phủ vay Chính phủ dùng lại số tiền đó để thỏamãn nhu cầu chi tiêu của mình và thế là tiền lại ra thị trường.Khi đến kỳ hạn, chính phủ thu thuế, có tiền để trả lại cho congchúng, chính phủ lại thu hồi các công cụ nợ về Như vậy ngânhàng trung ương không phải phát hành thêm tiền.
Phương thức thứ hai và thứ ba buộc ngân hàng trung ươngphải phát hành thêm tiền.
Bằng phương pháp thứ hai, khi chính phủ vay của nướcngoài, lượng tiền vay được thông thường dưới các hình thứchàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ Những loại tài sản này khi đem vềnước thường cũng phải ký quỹ ở ngân hàng trung ương đểchuyển đổi thành tiền mặt Như thế, có nghĩa là ngân hàng trungương phải phát hành thêm tiền.
Về phương thức thứ ba, khi chính phủ vay của ngân hàngtrung ương Lúc này lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ tăng lênthông qua chi tiêu của chính phủ Chính phủ vay trực tiếp củangân hàng trung ương có 3 dạng:
Vay ứng trước tạm thời: trường hợp này thường thời hạn 3tháng hoặc 6 tháng, xảy ra do số thu ngân sách vào chậm khôngđáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tài khóa.
Trang 5Vay ứng trước có kỳ hạn, trường hợp này xảy ra khi sựthâm hụt đã được chính phủ dự kiến trước vì những mục tiêunhất định.
Vay ứng trước vĩnh viễn, xảy ra khi sự thâm hụt khônglường trước được diễn ra trong tài khóa ngân sách Nếu số ứngtrước bất thường trở thành món nợ không hoàn trả được.
• Phát hành tiền qua ngõ ngân hàng trung gian:
Hoạt động của ngân hàng trung gian, đặc biệt là đối vớingân hàng ký thác chủ yếu nhận tiền gửi của công chúng và chovay Phần lớn số tiền cho vay của ngân hàng này lấy từ nguồntiền gửi của dân chúng Bản thân ngân hàng phải cho vay tớimức mà ngân hàng trung ương cho phép để tối đa hóa doanh lợi,ngoài việc trang trãi các chi phí, tiểntả lãi…Tuy nhiên, khôngphải lúc nào hoạt động của ngân hàng trung gian đều diễn ra mộtcách trôi chảy, thuận lợi Có những lúc, người gửi tiền đến đòirút tền ra quá nhiều làm cho ngân hàng trung gian lâm vào tìnhtrạng kẹt vốn Trong tình huống này ngân hàng trung ương cókhả năng vô biên, lúc nào ở hầm dự trữ của ngân hàng trungương cũng có một khối tiên in sẵn dự trữ Do vậy việc cứu sốngmột hai ngân hàng trung gian thoát khỏi tình hình mất khả năngchi trả là điều dễ dàng Nếu không cứu chữa kịp thời, ngọn lửanày sẽ lan rộng ra cả hệ thống ngân hàng.
Như vậy nhờ có ngân hàng trung ương, khi bị kẹt vốn ngânhàng trung gian có thể đến vay ở ngân hàng trung ương, ở đâyđược xem là chỗ dựa vững chắc của ngân hàng trung gian.
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàngtrung gian chủ yếu dưới 2 hình thức:
Chiết khấu hoặc tái chiết khấuThế chấp hay ứng trước.
Trong cả hai trường hợp trên, ngân hàng trung ương đềuthực hiện việc phát hành tiền tệ Kết quả là làm cho số lượng
Trang 6tiền tệ trong lưu thông gia tăng Theo các nhà kinh tế học xemviệc làm này là một nghiệp vụ thanh khiết, vì nó có khả năng tựthanh toán và theo đúng nguyên tắc tín dụng.
• Phát hành tiền qua ngõ thị trường mở:
Lúc đầu việc phát hành tiền qua ngõ tái chiết khấu có mộttầm quan trọng đặc biệt Song lần theo thời gian, người ta thấyrõ dần mặt hạn chế của nó, đó là ngân hàng trung ương muốnphát hành thêm tiền thì phải đợi chờ ngân hàng trung gian cónhu cầu vay lại ở mình, bằng cách đem thương phiếu đến xin táichiết khấu
Thông qua việc mua bán các chứng khoán ngắn hạn trênthị trường mở, ngân hàng trung ương điều chỉnh lưu lượng tiềnmặt trong lưu thông.
Với nghiệp vụ bán ngân hàng trung ương thu hẹp lượngcung tiền mặt trong lưu thông, lãi suất lại tăng lên.
Bằng nghiệp vụ mua, tức là bơm tiền vào lưu thông Lúcnày lượng tiền lưu hành trên thị trường xã hội tăng lên tạo ra cácđộng lực gây giảm lãi suất
• Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ:
Mỗi quốc gia trên thế gới đều có khả năng tạo lập chomình một dự trữ vàng và ngoại tệ nhất định Dự trữ chính thứcinằm trong kho bạc của chính phủ dưới dạng dự trữ quốc gia.Dự trữ này không phải để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của côngchúng, mà chúng nhằm thực hiện 3 công dụng chính:
Nó là một công cụ để chính phủ (cụ thể là ngân hàng trungương)can thiệp vào thị trường vàng, ngoại tệ
Nó là một công cụ để chống lại lạm phát
Nó là công cụ đo lường sức khỏe của nền kinh tế Nếukhối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ của một nước tăng từ nămnày sang năm khác, biểu hiện nền kinh tế đó phát triển vững
Trang 7mạnh Ngược lại, khi dự trữ vàng, ngoại tệ giảm thiểu từ nămnày sang năm khác, nó báo hiệu những khó khăn trong nền kinhtế.
Bên cạnh dự trữ chính thức là dự trữ không chính thứcnằm rài rác ở các ngân hàng trung gian, ở các tổ chức kinh tế vàtrong dân chúng Vàng hoặc ngoại tệ đến tay các chủ thể nàybằng nhiều con đường khác nhau Chính vì thế ngân hàng trungương với tư cách là cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nướcphải can thiệp vào thị trường vàng, ngoai tệ khi cần thiết Cáchlàm phổ biến nhất là thực hiện các nghiệp vụ mua bán trên thịtrường này.
Bằng việc tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thịtrường để mua một số ngoại tệ nào đó và vàng, ngân hàng trungương một mặt làm tăng dự trữ quốc gia, mặt khác nó làm tănglưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế, và đây chính là phươngthức phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ.
• Phát hành cân đối:
Mỗi khi có sự gia tăng một cách không chủ đông của cáckhoản mục bên tài sản có, buộc ngân hàng trung ương phải pháthành thêm tiền để cân đối nợ có trong bảng quyết toán của mình.Thông thường những hình thức gia tăng tài sản, sản phẩm mộtcách thụ động trong nền kinh tế và trong tài khoản của ngânhàng trung ương xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+Chính phủ nhận được viện trợ phát triển của nước ngoài dướidạng hàng hóa, vàng và ngoại tệ.
+Chính phủ vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế.
+Các tổ chức kinh tế, các ngân hàng trong nước vay nợ nướcngoài.
+Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tăng mạnh.
+Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn mức bình thường.
Trang 8Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tăng lên củaUSD, SDR, ngoại tệ khác, tài sản khác và các loại sản phẩmdịch vụ trong nền kinh tế bắt buộc ngân hàng trung ương phảiphát hành thêm tiền mặt để giữ cho giá cả hàng hóa ổn định.Mặt khác, một bộ phận lớn SDR, ngoại tệ và tài sản khác sau khitừ nước ngoài tràn vào trong nước sẽ được chính phủ, các ngânhàng trung gian hoặc các tổ chức kinh tế sử dụng dưới dạng kýquỹ cho vay tiền ở ngân hàng trung ương Đây chính là lý do đểvụ phát hành phải đưa thêm một lượng tiền mặt vào lưu thông.
2.2 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng.
Trên cơ sở nắm trong tay độc quyền phát hành tiền, ngânhàng phát hành trở thành ngân hàng trung ương - tức là trở thànhngân hàng của các ngân hàng Chức năng này được thực hiệnvới các đối tượng giao dịch chủ yếu trong nghiệp vụ nợ vànghiệp vụ có của Ngân hàng trung ương là các ngân hàngthương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế, cụthể
Ngân hàng trung ương nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệcho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng Tiền gửiđó gồm hai loại:
Tiền gửi dự trữ bắt buộc: được xác định theo tỷ lệ phầntrăm tính trên nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mạivà không được hưởng lãi.
Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) nhằm phục vụ cácnhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng với nhau.
Ngân hàng trung ương tiếp vốn (cấp vốn) cho ngân hàngthương mại và các tổ chức tín dụng: tín dụng mà ngân hàngtrung ương cung cấp cho ngân hàng thương mại nhằm bảo đảmcung ứng cho nền kinh tế quốc dân có đủ phương tiện thanh toáncần thiết Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương luônđứng ở cai trò là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, vàvì là người cho vay cuối cùng nên nghiệp vụ cấp tín dụng cho
Trang 9ngân hàng thương mại của ngân hàng trung ương có ý nghĩaquyết định đối với hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàngthương mại bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Tái chiết khấu: ngân hàng trung ương mua lại những phiếunợ chưa đến hạn mà ngân hàng thương mại đã chiết khấu chokhách hàng trước đấy, thông qua nghiệp vụ này ngân hàng trungương có thể giúp các ngân hàng thõa mãn được nhu cầu thanhtoán, đồng thời ngân hàng trung ương cũng thực hiện việc cungứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.Vì vậy trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấucũng là công cụ quan trọng hàng đầu để có thể tác động đến việcmở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng cho nền kinh tế.Nghĩa là, ngân hàng Trung ương không là người tác nghiệp,không phải là người rực tiếp cho vay đối với nền kinh tế nhưnghoàn toàn có khả năng chi phối đến khối lượng tín dụng mà hệthống ngân hàng trong nước cung ứng cho nền kinh tế.
+Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàngthương mại.
+Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng.
Với việc nhận tiền gửi vàn tín dụng cho ngân hàng thươngmại, ngân hàng trung ương trở thành trung tâm tín dụng của nềnkinh tế.
Ngân hàng trung ương là người tổ chức và trở thành trungtâm thanh toán giữa các ngân hàng thương mại
+Ngân hàng trung ương thực hiện quản lý Nhà nước đối với hệthống ngân hàng trung gian và tổ chức tín dụng
+Thẩm định cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng thươngmại và tổ chức tín dụng:
• Kiểm sóat tín dụng đối với ngân hàng thương mại bằng dự trữbắt buộc, hạn mức tín
Trang 102.3 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước.
Chức năng này của ngân hàng trung ương thể hiện ở nhữngmặt sau:
-Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của nhà nước.
-Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền của mình vềtiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, kiểm trathực hiện các văn bản pháp luật có liên quan.
-Mở tài khoản và giao dịch với Kho bạc nhà nước.-Làm đại lý cho kho bạc nhà nước.
-Tổ chức thanh toán giữa kho bạc với các ngân hàng.
-Vung cấp tín dụng và tạm ứng cho ngân sách Nhà nước trongnhững trường hợp khẩn cấp.
Tóm lại, với tư cách là Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng trungương đảm nhiệm các công việc thuộc chức năng quản lý của nhànước, và thay mặt Chính phủ làm đại diện tại các tổ chức tàichính tiền tệ quốc tế.
II CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA VÀ GIAI TRÒQUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Trang 111.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nướctrong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, nhằm điều hành khối lượngcung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp như phát hành tiền,chống lạm phát, dự trữ pháp định và quản lí dự trữ ngoại tệ, táichiết khấu các kì phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất để đápứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền,phát triển sản xuất, kinh doanh trong một giai đoạn nhất định.Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách và cơ chếquản lí kinh tế của nhà nước, trên cơ sở vận dụng đúng đắn quyluật của sản xuất hàng hoá và quy luật lưu thông tiền tệ để tổchức tốt quá trình chu chuyển tiền tệ Chính sách tiền tệ nhằmđáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất - kinh doanh, thực hiện sựkiểm tra có hiệu lực của nhà nước ở tầm vĩ mô cũng như ở tầmvi mô.
Chính sách tiền tệ là một hệ thống các biện pháp do ngânhàng trung ương thực hiện nhằm tác động lên mức độ hoạt độngkinh tế Mục tiêu hàng đầu của ngân hàng trung ương ở nhiềunước là kiểm soát lạm phát và giám sát hệ thống ngân hàng Tuynhiên, hoạt động của cơ quan này cũng ảnh hưởng đến các khíacạnh khác của nền kinh tế, như mức GDP thực, thất nghiệp và tỷgiá hối đoái.
Ở Việt Nam trong thập niên qua, Ngân hàng Nhà nướcnhìn chung đã duy trì một chính sách tiền tệ tương đối kiềm chế.Chính sách này đã thành công trong việc giảm lạm phát từ mứcba con số ở cuối thập niên 1980 xuống mức tương đối ổn nhưhiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện một số cảicách khu vực tài chính bao gồm việc từng bước tự do hóa lãisuất Trong khi tiến trình cải cách ngân hàng và tài chính vẫntiếp tục ở Việt Nam, việc thực hiện chính sách tiền tệ cũng sẽbiến chuyển, dẫn đến một sự phân bổ tốt hơn các nguồn lực tàichính, cũng như sự cải thiện về hiệu quả chung của chính sáchtiền tệ.
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Trang 12Mục tiêu của chính sách tiền tệ trước hết là ổn định giá trịtiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và việc làm.Theo mô hình đường cong Phillip, về mặt dài hạn, không cómâu thuẫn nào giữa các mục tiêu này, nghĩa là, việc kiềm chếlạm phát sẽ tạo điều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thấtnghiệp.
Nhưng trong ngắn hạn, các mục tiêu lại mâu thuẫn vớinhau.Việc giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với một chính sáchtiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu chi tiêu vàđầu tư giảm làm giảm tổng cầu của nên kinh tế, kéo theo sự sụtgiảm về sản lượng Thất nghiệp vì thế mà có xu hướng tăng lên.Ngược lại, duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thường kéo theochính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá.
2 Nội dung của chính sách tiền tệ
Nội dung của chính sách tiền tệ xét về mặt định tính ta cóthể thấy đó là chính sách thắt chặt tiền tệ hoặc chính sách mởrộng tiền tệ Nếu nền kinh tế đang ở trong tình trạng lạm phátcao đòi hỏi phải thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ đểchống lạm phát Ngược lại, nếu nền kinh tế đang ở trong tìnhtrạng suy thoái thì chính sách tiền tệ cần phải được mở rộng Vềmặt định lượng chính sách tiền tệ cần phản ánh khối lượng tiềntệ cung ứng tăng lên (hay giảm bớt) trong một khoảng thời giannhất định bao gồm tiền mặt và chuyển khoản.
Để xây dựng các giải pháp tác động và sử dụng các côngcụ để vận hành chính sách tiền tệ, nội dụng của chính sách tiềntệ gồm ba bộ phận hợp thành: chính sách cung ứng và điều hòakhối tiền, chính sách tín dụng và chính sách về ngoại hối.
3 Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ
Để vận hành chính sách tiền tệ đạt được như hoạch định,ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ sau đây và thông quacác công cụ này nhà nước cũng sử dụng các quan hệ tiền tệ đểđiều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trang 133.1 Dự trữ bắt buộc:
Tất cả các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đềubắt buộc phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo một tỷ lệ phần trămtính trên tổng nguồn vốn huy động Về cơ cấu mức dự trữ bắtbuộc được phép tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt tại quỹ, tiềngửi bắt buộc ở ngân hàng trung ương, dự trũ bằng chứng khóan,đấy là công cụ trực tiếp và có hiệu nghiệm.
Nếu dự trữ bắt buộc tăng làm cho nguồn vón cho vay củangân hàng thương mại giảm kéo theo khối tiền tệ giảm.
Nếu dự trữ bắt buộc giảm làm cho nguồn vón cho vay củangân hàng thương mại tăng kéo theo khối tiền tệ tăng.
nhà nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần một sự thay đổi nhỏtỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đến khối tiền tệ và khốitín dụng rất lớn.
3.2 Lãi suất:
Là một công cụ chủ yếu để điều chỉnh gián tiếp giữa cungvà cầu tín dụng Để phát huy được tác dụng của công cụ lãi suất,cần quán triệt một số điểm có tính nguyên tắc khi vận dụng côngcụ lãi suất:
• Lãi suất thực không thể cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quancủa nền kinh tế (biểu hiện qua tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốcnội).
• Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bìnhquân Phần lớn hơn phải thỏa mãn bù đắp chi phí, thuế, phòngngừa rủi ro và tiền lãi ngân hàng.
• Lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn.
Để sử dụng lãi suất tín dụng với tư cách là công cụ củachính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể:
Trang 14• Ổn định lãi suất: tối đa cho tiền gửi và tối thiểu cho tiền vayhoặc tối đa cho tiền vay và tối thiểu cho tiền gửi (nếu muốn bảovệ quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng thương mại.
• Thả nổi lãi suất: lãi suất sẽ được thả nổi thông qua thị trườngtiền tệ, tuy nhiên với tư cách là cơ quan thực thi chính sách tiềntệ, Ngân hàng trung ương sẽ tác động gián tiếp tới lãi suất tiềngửi và tiền vay của ngân hàng thương mại bằng lãi suất tái chiếtkhấu để điều tiết cung-cầu tín dụng, điều tiết khối lượng tiền tệcủa nền kinh tế Như vậy trong nền kinh tế thị trường với hệthống ngân hàng hai cấp trong đó cãc ngân hàng thương mạinhạy cảm với cơ chế thị trường, thì lãi suất tái chiết khấu củangân hàng trung ương trở thành công cụ linh hoạt để thực hiệnchính sách tiền tệ.
3.3 Tái chiết khấu:
Tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việcngân hàng trung ương tiếp vốn cho các ngân hàng thương mạinhằm khai thông năng lực thanh toán cho các ngân hàng thươngmại hoặc khuyến khích họ mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trêncơ sở các hệ số tín dụng hoặc chứng từ được ngân hàng thươngmại chiết khấu trước đây.
Tái chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trungương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải đòihỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên tiêu chuẩn địnhlượng và định tính.
• Về mặt định lượng: cần xem lại hạn mức tín dụng mà ngânhàng trung ương dành cho ngân hàng thương mại có còn haykhông.
• Về mặt định tính: cần xem xét các hệ số tín dụng và các chứngtừ xin tái chiết khấu có lành mạnh hay không và có xứng đángđể được tiếp vốn hay không, chắc chắn rằng trong nghiệp vụ táichiết khấu ngân hàng trung ương sẽ đóng vai trò là người chovay cuối cùng, đầu mối cuối cùng để xử lý tín dụng của nền kinhtế.
Trang 15Tuy nhiên, khi chấp nhận tái chiết khấu là ngân hàng trungương đã tăng khối lượng tiền cung ứng Vì vậy, ngân hàng trungương chỉ có thể chấp nhận tái chiết khấu theo ba điều kện:
• Ngân hàng thương mại đó phải còn hạn mức tín dụng chưa sửdụng hết.
• Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức là chitiêu tín dụng cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm.• Bản thân các ngân hàng thương mại đem hối phiếu để tái chiếtkhấu phải là những hối phiếu tốt.
Mỗi công cụ đều có ưu nhược điểm riêng, tái chiết khấu cóưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Các khản cho vay của ngân hàng trung ương đềuđược đảm bảo bằng các giáy tờ có giá do nó có khả năng tựthanh toán Công cụ này có tính chất tích cực hơn các biện pháphạn mức tín dụng do chịu sự tac động của qu luật cung cầu.
Nhược điểm: Ngân hàng trung ương bị thụ động do yếu tốchủ động vay hay không nằm ở ngân hàng trung ương.
3.4 Thị trường mở:
Là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng trungương sẽ phát hành tiền hoặc thu hẹp khối tiền của nền kinh tếthông qua việc mua hoặc bán các trái phiếu ngắn hạn tức làthông qua nghiệp vụ củathị trường mở mà ngân hàng trung ươngcó thể làm cho “dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lênhoặc giảm xuống và vì vậy tác động đến khả năng cấp tín dụngcủa ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối tiền tệ củanền kinh tế.
Khi cần, ngân hàng trung ương bán trái phiếu để thu hẹpkhối tiền tệ trong trường hợp lạm phát có xu hướng gia tăn.Ngược lại, ngân hàng trung ương mua trái phiếu sẽ khuyếnkhích mở rộng tín dụng, khối tiền cung ứng tăng, trong trườnghợp muốn mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm…
Trang 163.5 Điều chỉnh tỷ giá hối đoái:
Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái chỉ thực sự cần thiết khi tỷgiá thực tế trên thị trường biến động với biên độ lớn gây phươnghại đến lĩnh vực ngoại thương, tín dụng và thanh toán quốc tế.Có nhiều phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái như sau: thayđổi lãi suất, can thiệp ngoại hối, nâng cao hoặc phá giá tiềntrong nước…
3.6 Ấn định hạn mức tín dụng:
Cho các ngân hàng thương mại là phương pháp kiểm soátkhối tín dụng về mặt định lượng Theo đó, ngân hàng trungương sẽ phân bố “hạn mức tín dụng” cho mỗi ngân hàng thươngmại trên cơ sở số dư tín dụng và vốn tự có của mỗi ngân hàng.Đây là chỉ tiêu số lượng vì vậy nó trực tiếp làm tăng hoặc giảmkhối lượng tín dụng của nền kinh tế một khi ngân hàng trungương tăng hay giảm hạn mức nói trên.
3.7 Can thiệp thị trường vàng và ngoại tệ:
Khi giá vàng và ngoại tệ trên thị trường biến động lớn thìngân hàng trng ương sẽ can thiệp trược tiếp bằng cách bán hoặcmua để giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức độ thích hợp, nhờ đó cáchoạt động kinh tế tài chính không bị ảnh hưởng xấu.
4 Vài trò của ngân hàng trung ương trong nền kinh tế hiệnnay:
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hàng kinh tế đềuđược tiền tệ hóa, vì vậy ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng,cụ thể là:
• Ngân hàng là nơi tập trung các khoản tiền tệ nhàn rỗi trong nềnkinh tế và cung ứng tiền tệ cho quá trình sản xuất kinh doanh vàsinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
• Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Trang 17• Ngân hàng là trung gian trong quá trình thanh toán, góp phầnđẩy nhanh tốc độ luân
chuyển hàng hóa.
• Ngân hàng tạo ra bút tệ theo cấp số nhân.
• Ngân hàng góp phần điều tiế và kiểm sóat hoạt động của thịtrường tiền tệ và thị trường vốn.
• Ngân hàng góp phần thu hút, mở rộng đầu tư trong nước, ngoàinước và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
CHƯƠNG II : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI1 Khái niệm :
NHTM là tổ chức tài chính trung gian có vi trí quan trọngnhất trong nền kinh tế , nó là 1 loai hình doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng.
2 Quá trình hình thành và phát triên
Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23 - 05 – 1990 của hộiđồng nhà nước xác định : “ NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệmà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từkhách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó đểcho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiệnthanh toán ’’
Tính đến ngày 30 / 06 / 2009 hệ thống NHTM Việt Nambao gồm 5 NHTM NN, 39 NHTM CP, 40 chi nhánh NH nướcngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài , 5 ngân hàng liendoanh Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng đã trải rộng đến
Trang 18nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước Đa số các ngân hàng vẫn tiếptục có nhu cầu mở rộng mạng lưới Giữa trụ sở va các chi nhánhvề cơ bản đã được kết nối trực tuyến , do đó chất lượng quản lítrong hệ thống của nội bộ từng tổ chức tín dụng đã co sự cảithiện đáng kể.
II CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI1 Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năngquan trọng nhất của ngân hàng thương mại Khi thực hiện chứcnăng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữangười thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này,ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừađóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoảnchênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và gópphần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay.
2 Chức năng trung gian thanh toán:
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanhnghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanhtoán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnhcủa họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiệnthanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rúttiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, kháchhàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi,mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ởgần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó đểthực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽtiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanhtoán an toàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưuthông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyểnvốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Trang 193 Chức năng tạo tiền:
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bảnchất của ngân NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận nhưlà một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, cácNHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mìnhđã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng kháccủa NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng sốvốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại đượckhách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trongkhi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫnđược coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng đểmua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệthống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trongnền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINHDOANH CỦA NHTM
Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịchvụ:
Ngày nay, các ngân hàng đang mở rộng danh mục sảnphẩm dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng Qúatrình mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ đã tăng tốc trongnhững năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổchức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của kháchhàng, và từ sự thay đổi công nghệ Nó cũng làm tăng chi phí củangân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn Các sản phẩm dịchvụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến ngành công nghiệp này thôngqua việc tạo ra những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoảnlệ phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăngtrưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi chovay.
1 Sự gia tăng cạnh tranh:
Trang 20Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngàycàng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranhmở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ [5] Các ngân hàng địaphương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí,dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêudùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn chocác doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là những dịch vụđang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàngkhác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, cáccông ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm nhưPrudential Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạora sự phát triển dịch vụ cho tương lai.
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngàycàng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranhmở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ Các ngân hàng địaphương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí,dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêudùng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn chocác doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là những dịch vụđang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàngkhác, các hiệp hội tín dụng, ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, cáccông ty tài chính như GE Capital và các tổ chức bảo hiểm nhưPrudential Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạora sự phát triển dịch vụ cho tương lai.
2 Sự gia tăng chi phí vốn:
Sự nới lỏng luật lệ kết hợp với sự gia tăng cạnh tranh làmtăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồnvốn cơ bản của ngân hàng Với sự nới lỏng các luật lệ, ngânhàng buộc phải trả lãi do thị trường cạnh tranh quyết định chophần lớn tiền gửi Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các ngân hàngphải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn – một nguồn vốn đắt đỏ - đểtài trợ cho các tài sản của mình Điều đó buộc họ phải tìm cáchcắt giảm các chi phí hoạt động khác như giảm số nhân công,thay thế các thiết bị lỗi thời bằng hệ thống xử lý điện tử hiện đại.Các ngân hàng cũng buộc phải tìm các nguồn vốn mới như
Trang 21chứng khoán hóa một số tài sản, theo đó một số khoản cho vaycủa ngân hàng được tập hợp lại và đưa ra khỏi bảng cân đối kếtoán; các chứng khoán được đảm bảo bằng các món vay đượcbán trên thị trường mở nhằm huy động vốn mới một cách rẻ hơnvà đáng tin cậy hơn Hoạt động này cũng có thể tạo ra mộtkhoản thu phí không nhỏ cho ngân hàng, lớn hơn so với cácnguồn vốn truyền thống (như tiền gửi).
3 Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Các qui định của Chính phủ đối với công nghiệp ngânhàng tạo cho khách hàng khả năng nhận được mức thu nhập caohơn từ tiền gửi, nhưng chỉ có công chúng mới làm cho các cơhội đó trở thành hiện thực Và công chúng đã làm việc đó Hàngtỷ USD trước đây được gửi trong các tài khoản tiết kiệm thunhập thấp và các tài khoản giao dịch không sinh lợi kiểu cũ đãđược chuyển sang các tài khoản có mức thu nhập cao hơn,những tài khoản có tỷ lệ thu nhập thay đổi theo điều kiện thịtrường Ngân hàng đã phát hiện ra rằng họ đang phải đối mặtvới những khách hàng có giáo dục hơn, nhạy cảm với lãi suấthơn Các khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể dễ tăngcường khả năng cạnh tranh trên phương diện thu nhập trả chocông chúng gửi tiền và nhạy cảm hơn với ý thích thay đổi của xãhội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.
4 Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
Đối mặt với chi phí hoạt động cao hơn, từ nhiều năm gầnđây các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thốnghoạt động tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên laođộng thủ công, đặc biệt là trong công việc nhận tiền gửi, thanhtoán bù trừ và cấp tín dụng Những ví dụ nổi bật nhất bao gồmcác máy rút tiền tự động ATM, cho phép khách hàng truy nhậptài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ; Máy thanh toán tiền POSđược lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế chocác phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ
Trang 22thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cáchnhanh chóng trên toàn thế giới.
IV VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Khuyến khích tiết kiệm, góp phần hình thành và hỗ trợcác dòng vốn luân chuyển :
Trong nền kinh tế luôn xuất hiện những chủ thể ở tìnhtrạng thặng dư tạm thời Họ có nhu cầu đầu tư để bảo toàn vốnvà sinh lời tạm Tuy vậy, không phải ai cũng có cơ hội thực hiệnđiều đó Các NHTM huy động những khoản vốn này dưới nhiềuhình thức: nhận tiền gởi, phát hành giấy tờ có giá, tích tụ chúngvà cho vay lại nền kinh tế Như vậy, thay vì bị rút khỏi lưuthông, tồn tại dưới dạng cất trữ, tiền được chuyển thành vốn đầutư, sinh lời Thông qua hệ thống NHTM, các dòng vốn đượchình thành và luân chuyển một cách dể dàng, thông suốt hơntrong nền kinh tế Môt số bộ phận của các dòng vốn này có liênquan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, như các khoản đầu tư vàosự phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng hầu hết các bộ phận khác chỉđơn thuần làm tăng nguồn lực vốn trong quan hệ với lợi tức tàichính của các khoản đầu tư, cả trong các khoản đầu tư nợ lẫnđầu tư vốn chủ sơ hữu.
2 Phân bổ vốn hữu hiệu giữa các ngành, các lĩnh vực.
NHTM về bản chất là các doanh nghiệp, kinh doanh vìmục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sỡ hữu họ phải lựachọn những doanh nghiệp hay dự án có khả năng thu hồi nợ, cóhiệu quả để cho vay Nhờ quá trình sàng lọc tín dụng, vốn trongnền kinh tế được tập trung vào những khu vực có khả năng sinhlời cao, mang lại nhiều lợi ích Những lĩnh vực hay ngành nghềkém hiệu quả sẽ không nhận được vốn Nhờ các trung gian tàichính này, vốn được phân bổ hữu hiệu giữa các nghành, các lĩnhvực.
3 Giảm chi phí, tối thiểu hóa rủi ro.
Trang 23Việc chuyển dịch vốn diễn ra trưc tiếp giữa các chủ thểthặng dư và thiếu hụt vốn đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều chi phícủa cả hai bên: thu nhập và xử lý thông tin, chi phí về thời gian,trong nhiều trường hợp, các nhu cầu này không thể tương thíchvà giao dịch không thể diễn ra Xét đến cùng, những chi phí phátsinh như vậy gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế vì làm tăngphí, tổn thất nguồn lực Các NHTM với tư cách là những tổchức trung gian tài chính, có thể giảm thiểu tới mức thẩp nhấtnhững chi phí này NHTM thu thập và nắm vững thông tin vềmột lượng người có nhu cầu về vốn cũng như những người khácsẵn sàng cung ứng vốn Cũng do được chuyên môn hóa, NHTMcó các nghiệp vụ kĩ thuật để san sẻ và phân tán rủi ro Họ có khảnăng thu thập đươc lượng lớn thông tin liên quan đến số lượngđông đảo các đối tượng khác nhau, có thể giảm sút các khoản tíndụng, giảm các nguy cơ về rủi ro đạo đức cũng như thông tinkhông cân xứng.
4 Hỗ trợ đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất.
NHTM ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng cách làm thay đổitỷ lệ tiết kiệm và thông qua sự tài chợ vốn cho các doanh nghiệpnhưng trong việc mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiềusâu, mà chủ yếu là đầu tư vào công nghệ, nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp Sự biến đổi công nghệ vì vậy chịu sựtác động từ vai trò của các hệ thống tài chính.
5 Hoạt động của NHTM góp phần nâng cao môi trườngkinh doanh, xây dưng văn hóa kinh doanh đối với doanhnghiệp
Việc NHTM tham gia sâu vào các hoạt động của nền kinhtế như: hoạt động gốp vốn, tư vấn… cũng tạo ra những hiệu ứngtiêu cực cho sự đổi mới tăng cách làm việc của chủ thể này Bảnthân NHTM là những tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, với hệthống công nghệ hiện đại ,mạng lưới thông tin rộng khắp, sựnăng động và phong cách chuyên nghiệp minh bạch của ngànhngân hàng giúp các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế hình
Trang 24thành tác phong công nghiệp chuyên nghiệp và văn hóa kinhdoanh.
V MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIHIỆN NAY
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hội nhập kinh tế quốc tếđã trở thành một xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu vềnội dung, ngày càng rộng về quy mô trên nhiều lĩnh vực trongxu thế đó, Việt Nam đã và đang thực hiện giai đoạn đầu tiên củaquá trình hội nhập quốc tế.
Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN; tham gia vào khu vựcmậu dịch tự do ASEAN, kí hiệp định thương mại song phươngViệt Nam – Hoa Kì và đang trong quá trình đàm phán để gianhập WTO, tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng nhưkí kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phươngkhác.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã và sẽ tácđộng trực tiếp đến hệ thống NHTM VN qua việc cho phép cácngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và những ngân hàng nướcngoài được phép hoạt động tại Việt Nam Khi đó các quốc gianằm trong khuôn khổ các hiệp định sẽ đều có cơ hội để tham giavào thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam.
VI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHTM TRONGQUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
1 Cơ hội và thách thức1.1 Cơ hội:
Trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chínhtrong nước, khuôn khổ pháp lí sẽ hoàn thiện và phù hợp dần vớithông lệ quốc tế, dẫn đến sự hình thành môi trường kinh doanhbình đẳng và từng bước phân chia lại thị phần giữa các nhómngân hàng theo hướng cân bằng hơn, thị phần của từng NHTMcó thể giảm và nhường chỗ cho các nhóm ngân hàng khác, nhất
Trang 25là tại các thành phố và khu đô thị lớn Tùy theo thế mạnh củamỗi ngân hàng, sẽ xuất hiện những ngân hàng hoạt động theohướng chuyên môn hóa như ngân hàng bán buôn, ngân hàng bánlẻ, ngân hàng đầu tư, đồng thời hình thành một số ngân hàngquy mô lớn, có tiềm lực tài chính và kinh doanh hiệu quả.
Kinh doanh theo nguyên tắc thị trường cũng buộc cácNHTM phải có cơ chế quản lí và sử dụng lao động thích hợp,đặc biệt là hoạt động quản trị ngân hàng, qua đó nâng cao hiệuquả hoạt động và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính Hộinhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàngViệt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực.
Có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của cáchoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn,công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ ngân hàng các nước pháttriển.
Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếpcận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lêntrong huy động và sử dụng vốn Các ngân hàng trong nước sẽphản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thịtrường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảmthiểu rủi ro.
Hội nhập còn tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng caotính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
1.2 Thách thức :
Cùng với cả nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tíchcực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, nâng dần vị thế của Viêt Nam trên thịtrường quốc tế, điều này tạo cơ hội để phát triển nhanh và bềnvững nền kinh tế trong nước, đồng thời cũng đặt ra không ítnhững thách thức cần phải vượt qua:
Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngânhàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản
Trang 26lí Áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quiđịnh đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về thànhlập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mở chi nhánh và cácđiểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng kháchhàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiềuyếu kém, trình độ chuyên môn và trình độ quản lí còn bất cập,hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khảnăng chống đỡ rủi ro còn kém Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽmất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thốngkênh phân phối, nhất là sau năm 2010, khi những hạn chế nêutrên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản Sau thời gian đó,qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhómkhách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoàicung cấp sẽ tăng lên Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngânhàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoàinắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thôngqua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; mộtsố tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thualỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểmsoát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.
Mở cửa thị trường tài chính trong nước cũng làm tăng rủiro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉgiá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tếgiảm dần Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt vớicác cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng.Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệthống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi rogây lên.
2 Lợi thế của các NHTM Việt Nam trong quá trình hộinhập:
Các ngân hàng Việt Nam có lợi thế về đồng cảm văn hóakinh doanh Đây là yếu tố rất quan trọng, kỳ vọng giữ những vịtrí của các NHTM Việt Nam khi hội nhập Niềm tin và nhữngđồng cảm văn hóa là sức hút chủ yếu của các NHTM trong nước
Trang 27trong việc tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với kháchhàng khi mà các đối thủ cạnh tranh tỏ rõ sự hơn hẳn về nhiềuphương diện.
Có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, bên cạnh đó lànhững cán bộ trẻ, năng động để tiếp cận với công nghệ hiện đại.Có thể ghi nhận trong thời gian qua, các ngân hàng VN đã đầutư nhiều về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
Có mạng lưới rộng khắp (đặc biệt là các NHTM quốcdoanh) Hiện tại các NHTM VN đã xây dựng được hệ thốngphân phối rộng lớn, đặc biệt là thị trường nông thôn Hiểu biếtvà khả năng thâm nhập thị trường vẫn sẽ là thế mạnh vượt trộicủa các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài.
Thị phần ổn định, đối tượng khách hàng mục tiêu đã tươngđối định hình cũng là một lợi thế lớn của NHTM VN.
3 Thành tựu đạt được của NHTM Việt Nam trong thời gianqua:
Hệ thống NHTM VN sau gần 15 năm xây dựng và pháttriển đã đạt được một số thành tựu tạo nền tảng để phát triển.
NHTM Việt Nam đã huy động nguồn vốn đáng kể cả nộivà ngoại tệ, tăng tiết kiệm của nền kinh tế:
Từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thốngNHTM tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh và vữngchắc Do sự ổn định giá trị đồng Việt Nam cùng với việc giảmmức lạm phát từ phi mã xuống còn 1 con số, các NHTM ViệtNam đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốntừ dân chúng Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua cácnăm đều tăng với mức trung bình từ 25 – 30%/năm.
Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTMgiảm sút rõ rệt; theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng số dưtiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2009tăng khoảng 3,74% so với cuối tháng trước và tăng 9,88% so với
Trang 28cuối năm 2008; đến hết tháng 7 tăng 20,92% so với đầu năm.Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát cao bùng phát vànăm 2009, Việt Nam đã có những dấu hiệu rõ rệt về suy giảmkinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu.
Các NHTM đã góp phần tăng trưởng đầu tư cho vay đápứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, giúp cho các doanh nghiệpduy trì ổn định sản xuất, đầu tư công nghệ, thay đổi máy móc,nhờ đó nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế:
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các NHTM đãđược mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, dưới các hìnhthức cho vay ngày một đa dạng: cho vay vốn lưu động, cho vayvốn cố định, tín dụng thuê mua,… Đặc biệt, việc chuyển hướngmở rộng cho vay tiêu dùng thực sự là một hướng kích cầu cóhiệu quả Thông qua quan hệ tín dụng của các NHTM Nhà nướcvới các tổ chức tín dụng trong nước thể hiện chủ yếu ở sự biếnđộng của khoản mục cho vay, có thể thấy số lượng giao dịchgiữa các tổ chức tín dụng tăng lên liên tục Mặc dù duy trì đượcmức tăng trưởng dư nợ trong năm cao song các ngân hàng vẫnkiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn Tỷ lệ nợ quá hạn luônđược kiềm chế ở mức thấp.
Theo con số được Ngân hàng Nhà nước công bố: “ Dư nợtín dụng năm 2008 ước tăng 21 – 22% so với năm 2007 ” Vốntín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng 35 – 37%, khu vựcsản xuất tăng 34 – 36% khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng30% Vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách kháctăng 40 – 42% Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệthống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toànvốn tăng từ 8,9% lên 9,7%.
Kết thúc quý 1/2009, với một loạt giải pháp chống suygiảm kinh tế của Chính phủ, trong đó có nới lỏng dần chính sáchtiền tệ, dư nợ tín dụng chỉ vỏn vẹn 2,67% so với cuối năm 2008.Tuy nhiên, đến hết tháng 7/2009, mọi chuyện đã đảo ngược khinguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế từ các tổ chức tín dụng tăngkhá, lên tới gần 20% so với cuối năm 2008 Theo số liệu được
Trang 29Ngân hàng Nhà nước công bố, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tếthôg qua các tổ chức tín dụng tăng khoảng trên 24% so với cuốinăm 2008, các biệt một số tổ chức tín dụng còn trên 50%.
Các NHTM đã đóng góp lớn đến tổng thu nhập kinh tếquốc dân như sao:
Ngoài việc tăng trưởng mạnh các hoạt động huy động vàcho vay, các hoạt động có thu khác của NHTM cũng ngày càngđược quan tâm và phát triển Đây là xu hướng của các NHTM ởcác nước phát triển Đặc biệt khi các hoạt động cho vay và huyđộng vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô trong nước vàquốc tế, các hoạt động khác chính là “ phao cứu sinh ” cho cácNHTM, cụ thể là:
Trong năm 2008, trước tình hình hạn chế tăng trưởng tíndụng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước,các tổ chức tín dụng đã tính đến các biện pháp khác để thu hútkhách hàng, cải thiện cơ cấu thu nhập Biện pháp đầu tiên cácNHTM đưa ra là nâng cấp, phát triển dịch vụ, chính vì vậy, hoạtđộng dịch vụ trong năm 2008 tăng trưởng cao, tăng 67% so vớinăm trước Trong đó, tăng nhiều nhất là thanh toán trong nước,tăng 72% Qua đó, kéo theo tổng thu tiền mặt qua quỹ Ngânhàng Nhà nước trong năm 2008 tăng 76%.
Với vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế, NHTMVN góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển thanhtoán, chu chuyển vốn.
Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán khôngdung tiền mặt ngày càng tăng vai trò của NHTM trong thanhtoán ngày càng mạnh hơn Với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật,tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh Hiện có 5 chinhánh NHNN, 23 NHTM với 159 đơn vị tham gia hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng, bình quân mỗi ngày xử lý7.000 chứng từ với số tiền 3.000 tỷ đồng, ngày cao điểm 12.000chứng từ với 5.500 tỷ đồng Mỗi thanh toán thực hiện chỉ dưới10 giây ( Trước kia chuyển tiền từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minhphải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày ).
Trang 30Hoạt động thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việcđảm bảo các hoạt động kinh tế diễn ra một cách liên tục Cácyêu cầu của một hệ thống thanh toán, đó là: an toàn, nhanhchóng, thuận tiện.
Sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dung tiềnmặt đã góp phần giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổngphương tiện thanh toán Theo thống kê của Ngân hàng Nhànước, trong năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoảncác nhân, trả lương qua dịch vụ ngân hàng tự động ATM pháttriển nhanh chóng Đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng15 triệu tài khoản các nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007; sốlượng thẻ trong lưu thong đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% sovới cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chứcphát hành thẻ hệ thống ATM có 7.051 máy, tăng 2.238 máy sovới cuối năm 2007 Mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanhtoán đạt 24.760 thiết bị POS Các hệ thống thanh toán của ngànhNgân hàng tiếp tục được ứng dụng công nghệ hiện đại hóa, tiêntiến theo hướng tự động hóa, mở rông dịch vụ, phạm vi áp dụngvà tăng nhanh tốc độ xử lý.
Các NHTM VN từng bước mở rộng nghiệp vụ ngân hànghiện đại phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, đời sống.
Nếu như những năm trước, NHTM VN hầu như chỉ thựchiện các nghiệp vụ truyền thống thì từ mấy năm trở lại đây, đãmở rộng các nghiệp vụ ngân hàng mới của ngân hàng thươngmại hiện đại : dịch vụ ngân hàng tại nhà, Internat Banking, hệthống thanh toán thẻ, ATM…
Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo Saugần 15 năm hoạt động trong kinh tế thị trường, các NHTM VNđã có mối quan hệ với hầu hết các đối tượng khách hàng Chẳnghạng như : Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có thếmạnh trong việc cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạncho các dự án lớn Ngân hàng Ngoại thương tập trung vào cungcấp các dịch vụ quốc tế như thanh toán quốc, mua bán ngoạitệ… Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 31lại tập trung vao tài trợ cho các dự án tài chính phát triển nôngthôn Việt Nam với mạng lưới chi nhánh dày đặc trên cả nước.Ngân hàng thương mại cổ phần tập trung phục vụ đối tượngkhách hàng là doanh nghiệp tư nhân… Các NHTM VN luôn chútrọng tới mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là có thể phục vụcác khách hàng có mức độ rủi ro rất cao theo tiêu chí của cácngân hàng nước ngoài.
Đội ngũ các bộ ngân hàng Việt Nam là khá đông đảo.
Phần lớn cán bộ ngân hàng đều mong muốn được đónggóp và hoạt động lâu dài trong ngân hàng của mình, và nếu đượcđào tạo một cách quy mô thì chắc chắn sẽ là những con ngườirất đắc lực cho hoạt động ngân hàng.
Hệ thống NHTM đã nâng cao vai trò quan trọng trong việcđiều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, từ đó tácđộng đến nền kinh tế.
Từ cuối năm 2008, Chính phủ bắt đầu thực hiện gói kíchcầu nền kinh tế, trong đó các biện phát tài chính, tiền tệ là chủđạo Các biện pháp tiền tệ gồm:
Giảm lãi suất cơ bản: Tính từ ngày 21/10 cho đến hết năm2008, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần giảm lãi suất cơ bản, khiếnlãi suất cơ bản đã giảm mạnh từ mức đỉnh 14%/năm ( ngày11/6 ) xuống còn 8,5%/năm.
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc: tính đến hết tháng 6/2009,Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Lãisuất tiền gửi dự trữ bắt buộc cũng có 2 lần điều chỉnh giảm.
Hỗ trợ lãi suất vay vốn nói chung: hỗ trợ 4% lãi suất chovay ngắn hạn ( thời hạn giải ngân khoản vay tính từ ngày1/2/2008 đến ngày 31/12/2011 ) và hỗ trợ 4% lãi suất cho vaytrung hạn ( thời hạn giải ngân khoản vay tính từ ngày 1/4/2009đến ngày 31/12/2011) Quy mô gói hỗ trợ lãi suất trị giá 1 tỷ đôla Mỹ, tương đương với tổng cung tín dụng khoảng 496.362 tỷđồng
Trang 32Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM: Ngânhàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh cho các doanhnghiệp có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500lao động, trừ một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứngkhoán hay đảo nợ.
CHƯƠNG II : NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂN
I QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG PHÁTTRIỂN
1 Hoàn cảnh và sự ra đời của ngân hàng phát triển ViệtNam
Giai đoạn trước năm 2000, Chính phủ đã có nhiều chínhsách thông qua tín dụng Nhà nước, được thực hiện qua nhiềuđầu mối là các ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ hỗ trợđầu tư quốc gia thuộc Tổng cục Đầu tư phát triển trước đây.
Thời kỳ sau đó, cùng với việc thành lập Quỹ hỗ trợ pháttriển, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tíndụng xuất khẩu được tổ chức lại và giao về một đầu mối là Quỹhỗ trợ phát triển thực hiện Tổng mức tài chính cho vay ra đốivới các mục tiêu kể trên hàng năm đạt trên 10.000 tỷ đồng.
Các chuyên gia tài chính nhận định rằng, dù thay đổi là tấtyếu, nhưng để tránh xáo trộn lớn trong chính sách quan trọngnày, trước mắt Việt Nam cần tận dụng tối đa thời gian chuyểntiếp (nếu có) trong giai đoạn đầu tiên gia nhập WTO để hỗ trợcho các doanh nghiệp Việt Nam Theo đó, cần xây dựng hai hệthống chính sách phù hợp với đặc điểm tính chất của mỗi hoạtđộng, đó là tín dụng xuất khẩu và tín dụng đầu tư phát triển.
Trang 33Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách không được tạo ramột kênh bao cấp mới từ Nhà nước cho doanh nghiệp; khôngảnh hưởng đến hoạt động tín dụng thương mại thông thường.Hình thức và mức độ hỗ trợ cũng sẽ phải phù hợp với nhữngquy định của WTO và thông lệ thương mại quốc tế, đảm bảo tậptrung vào một đầu mối là một tổ chức tài chính của Chính phủ.
Quan điểm mà Bộ Tài chính đưa ra đến thời điểm này đốivới hoạt động tín dụng thương mại, là tập trung cao nhất chongười bán trong nước xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
Trước hết là các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồngxuất khẩu những loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục ưu tiênkhuyến khích xuất khẩu, phát huy lợi thế của Việt Nam Danhmục này sẽ ban hành cho từng thời kỳ từ 2 đến 5 năm Lãi suấtcho vay sẽ ở mức không vi phạm các quy định về trợ cấp củaWTO, đồng thời tuân thủ theo lãi suất thị trường và về nguyêntắc, phải phù hợp cho từng loại kỳ hạn vay và mức độ rủi ro.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ áp dụng cho bahình thức là cho vay đầu tư trực tiếp các chủ dự án trong nướcvà dự án đầu tư ra nước ngoài, bảo lãnh tín dụng đầu tư (bảolãnh cho chủ dự án đi vay các ngân hàng thương mại) và hỗ trợsau đầu tư.
Như vậy, so với trước đây, hình thức tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước có thay đổi là điều chỉnh hình thức hỗ trợ lãisuất sau đầu tư thành hỗ trợ sau đầu tư và chỉ giới hạn trongnhóm các dự án hạ tầng và nông nghiệp nông thôn; bỏ cho vaydự án theo Hiệp định Chính phủ, thay vào đó là cho vay các dựán của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo quyếtđịnh của Chính phủ như xây dựng nhà máy thủy điện, trồng caosu, Phục vụ trở lại cho yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Namvà tìm kiếm lợi nhuận.
Nguyên tắc mới trong tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước sẽ được bổ sung là cho vay và bảo lãnh tín dụng những dựán đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc một số lĩnh
Trang 34vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn của Chính phủ trongtừng thời kỳ.
2 Sự ra đời của ngân hàng phát triển
Với hoàn cảnh và lý do vừa nêu như trên.Vì vậy ngày19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Namtrên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (đượcthành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển vàtín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development BankTên viết tắt: VDB
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ,có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Khobạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nướcngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng vàcung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Ngânhàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗtrợ phát triển.
Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợinhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), khôngphải tham gia bảo hiểm tiền gửi
Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năngthanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sáchNhà nước theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng(năm nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗtrợ phát triển
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu vànhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hảng Pháttriển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trang 35Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm
3 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước :
a) Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
b) Vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạchhàng năm;
c) Vốn ODA được Chính phủ giao.
Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địaphương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệphội, các hội, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước.
Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
4 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoàinước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuấtkhẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ;
Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
Trang 36a) Cho vay đầu tư phát triểnb) Hỗ trợ sau đầu tư
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:a) Cho vay xuất khẩu;
b) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
c) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủcho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợcủa khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông quahợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổchức uỷ thác.
Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiệnnghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và thamgia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạtđộng của Ngân hàng Phát triển theo qui định của pháp luật
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tíndụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủgiao.
5 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phát triển
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển gồm:a) Hội đồng Quản lý
b) Ban Kiểm soát
Trang 37c) Bộ máy điều hành gồm:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước vànước ngoài.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quảnlý, Ban kiểm soát và Bộ máy quản lý điều hành Ngân hàng Pháttriển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt độngcủa Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hànhtại địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phùhợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển,bảo đảm tinh gọn và hiệu quả
6 Sự khác biệt giữa ngân hàng phát triển so với các NHTMkhác
So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khácbiệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ,không nhận tiền gửi từ dân cư.
Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuậnnên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữbắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chínhphủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và cáckhoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổchức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trongviệc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lýngoại hối của Ngân hàng nhà nước Trong năm 2007, hoạt độngcủa Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 Về tín dụng đầu tư và tíndụng xuất khẩu của Nhà nước.
DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vaysẽ rẻ hơn vay của các NHTM khác Bởi vì ngân hàng cho vay
Trang 38theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất tráiphiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhấtđịnh (khoảng 1%/năm) Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉđược vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vayvốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất Hơn nữa, việc khấuhao máy móc, nhà xưởng, v.v cũng được dài hơn nên kháchhàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộngđầu tư.
Lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển cho biết, điều kiện chovay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các NHTM khácnhư không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mứctương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay Trong tương lai,ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuốngcòn 15% giá trị khoản vay
II NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1 Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoàinước
b Vốn Chủ sở hữu khác
Nguồn vốn từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênhlệch tỷ giá, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư pháttriển được hình thành và trích lập theo quy định của pháp luật
1.2 Các nguồn vốn tiếp nhận khác
Trang 39NHPT được tiếp nhận các nguồn vốn quy định tại điểm 3Điều 2 Chương I quy chế hoạt động của NHPT theo quy địnhcủa pháp luật
1.3 Các hình thức huy động vốn
Phát hành trái phiếu Chính phủ
Phát hành các giấy tờ có giá của NHPT bao gồm: Tráiphiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu của NHPT; Kỳphiếu; Chứng chỉ tiền gửi Tổng Giám đốc NHPT ban hành quyđịnh về việc phát hành các giấy tờ có giá của NHPT theo quyđịnh hiện hành.
Hợp đồng vay vốn, hợp đồng tiền gửi hoặc thỏa thuận gửitiền (gọi tắt là hợp đồng huy động vốn)
Dịch vụ thanh toán với khách hàng
Ủy thác huy động vốn (NHPT ủy thác tổ chức khác thựchiện việc huy động vốn để thực hiện những nhiệm vụ cụ thểthỏa thuận trong hợp đồng ủy thác).
1.4 Đối tượng huy động vốn
Các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính – tín dụng, tổchức chính trị - xã hội trong và ngoài nước
NHPT không huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam vàngoại tệ của các cá nhân
1.5 Lãi suất huy động vốn và phương thức trả lãi
Lãi suất huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ,trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định củaBộ Tài chính
Lãi suất huy động vốn dưới các hình thức khác phải phùhợp với nguyên tắc quy định tại Điều 4 Quy chế này, đảm bảogóp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Trang 40Việt Nam và do Tổng Giám đốc NHPT quyết định theo từngthời kỳ trên cơ sở kế hoạch huy động vốn được Hội đồng quảnlý thông qua, nhu cầu nguồn vốn – sử dụng vốn của hệ thống vàmặt bằng lãi suất thị trường
Phương thức trả lãi, cách thức tính lãi và việc quy đổi lãisuất giữa các phương thức (trong trường hợp cho phép áp dụngcác phương thức lãi suất khác nhau) do Tổng Giám đốc NHPTquy định và hướng dẫn
2 Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển2.1 Cho vay đầu tư phát triển
a) Các hình thức cho vay đầu tư
Cho vay các dự án đầu tư trong nước Cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài.
b) Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộcDanh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hànhkèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm2006 của Chính phủ
DANH MỤC
Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CPngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC