Tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại
Trang 1Tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp đượcthành lập theo Quyết định số 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại
Tên giao dịch: Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Tên giao dịch quốc tế: Friendship High Quality Confectionery Join StockCompany
Trụ sở chính: 122 Định Công-Hoàng Mai-Hà NộiTel: 04.8643362/04.8646669
Fax: 84048642579
Website: http://www.huunghi.com.vn
Là một trong những công ty có tiếng tăm trong những năm gần đây về sản xuấtbánh kẹo trong cả nước, với ưu thế về trang thiết bị mới cùng đội ngũ cán bộ kỹthuật có trình độ, đội ngũ công nhân lành nghề công ty đã và đang tạo ra những sảnphẩm bánh kẹo có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánhkẹo cao cấp Hữu Nghị.
1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo caocấp Hữu Nghị.
Từ khi bắt đầu được thành lập đến nay trải qua tròn 10 năm Công ty cổ phầnbánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã có những thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hìnhsản xuất thực tế.
Tiền thân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Đây là một doanh nghiệp nhànước trực thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc Quá trình hình thành và phát triểncủa công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của Công ty thực phẩm MiềnBắc.
Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lập theo Quyết định số 699TM-TCCBcủa Bộ Thương Mại.Sau khi mới thành lập, gặp rất nhiều những khó khăn nhưng đểvượt qua được khó khăn trước mắt và tìm ra một hướng phát triển lâu dài, ban Giám
Trang 2đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc đã mạnh dạn xin đầu tư dây chuyền sản xuất bánhCookies của Cộng hòa Liên bang Đức với công suất 10 tấn/ngày
Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướngđược điều khiển đốt bằng ga tự động Sau một thời gian lắp đặt chạy thử, nhà máyđã chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 do ban
Giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi Nhà máy bánh kẹo cao cấp
Hữu Nghị thực hiện mục tiêu sản xuất các loại bánh quy, bánh kem xốp, kẹo, lương
khô… và các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị.
Mặc dù với thời gian đi vào hoạt động không dài nhưng với dây chuyền sảnxuất hiện đại nhà máy đã dần dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trườngbằng cách cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợpvới người tiêu dùng Được xây dựng trên khu đất 20 000 m2, qua gần 10 năm xâydựng và phát triển với sự đầu tư tích cực vào trang thiết bị, nhà máy đã đưa vào sửdụng:
+ Một dây chuyền sản xuất bánh qui hiện đại với công nghệ tiên tiến của hãngW & P Cộng hoà liên bang Đức.
+ Một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp hiện đại bậc nhất của hãng Cộng hoà liên bang Đức
Rapido-+ Một dây chuyền sản xuất bán tự động sản xuất các sản phẩm bánh Trung thu,bánh tươi các loại của Italia và Đài Loan.
+ 10 000 m2 nhà xưởng, kho hàng, văn phòng làm việc với cơ sở hạ tầng kiêncố, giao thông thuận tiện, đảm bảo khang trang sạch đẹp, hợp vệ sinh môi trường.
Để đa dạng hoá các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, năm 1999nhà máy đã nhận chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất thành công sản phẩmbánh qui xốp của hãng Meiji Nhật Bản, đánh dấu một bước quan trọng trong quátrình hình thành và phát triển và là cơ sở duy nhất sản xuất các sản phẩm bánh mangthương hiệu Meiji Nhật Bản tại Việt Nam.
Có thể nói với sự mạnh dạn trong việc đầu tư trang thiết bị cũng như sự tìm
Trang 3mẫu mã sản phẩm mà khàch hàng ưa thích và dần dần khẳng định được vị thế củamình trên thị trường bánh kẹo cả nước, trở thành một thương hiệu mà khách hàngtin dùng.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh của doanhnghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu, huy động vốn từ các tổ chức,cá nhân trong xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, đồng thời phát huy vai trò làmchủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhànước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động, ngày 27/06/2005 theo Quyếtđịnh 1744/QĐTM của Bộ Thương mại, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được
chuyển thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, tên giao dịch quốc tế
Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company, trở thành một công tyhoạt động hoàn toàn độc lập.
Tháng 12/2006, Công ty chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn Nhà nước,49% vốn được bán cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Hiện nay, là 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo, công ty có chứcnăng nhiệm vụ chủ yếu là:
Sản xuất và kinh doanh các loại bánh mứt kẹo, lương khô, bánh kem xốp…phần lớn là đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước, ngoài ra công ty còn sảnxuất một số loại sản phẩm đặc thù vào các dịp lễ tết như bánh nướng, bánh dẻo vàmột số các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị.
Công ty mở các văn phòng, đại lý ở các tỉnh trong nước, mở các cửa hànggiới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty Hiện nay với gần 30 chi nhánh và đại lýtrên toàn quốc, sản phẩm của công ty đang dần chiếm lĩnh thị trường và được kháchhàng ưa thích.
Công ty có nhiệm vụ trang bị máy móc, công nghệ tiên tiến, cung cấpnguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất Công ty có trách nhiệm bảo toàn vàsử dụng vốn hiệu quả và phát triển vốn Bên cạnh đó Công ty phải có trách nhiệmthực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộcông nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động Đồng
Trang 4thời trong quá trình hoạt động Công ty phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối vớinhà nước.
Để nâng cao hơn nữa tính hấp dẫn, thuyết phục của sản phẩm, Công ty phảitìm cách nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, duy trì tốt điều kiện vệ sinh
an toàn thực phẩm và thỏa mãn nhu cầu đối với khách hàng thì nhiệm vụ cần thiếtmà Công ty cần phải thực hiện đó là:
Thường xuyên nâng cao các thiết bị sản xuất sản phẩm, thay đổi mặt hàng,cải tiến mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị sản xuấtvà nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nghiên cứu nguyên liệu sản phẩm trong nước, thay thế hàng nhập khẩunhằm hạ giá thành sản phẩm, hạn chế sự ảnh hưởng do biến động giá ngoại tệ.
Nghiên cứu một số sản phẩm mới có chất lượng, giá cả phù hợp với thịtrường vùng sâu, vùng xa, củng cố thị trường trong nước và tăng cường công tácmở rộng xuất khẩu.
Trong những năm tới, Công ty đã đặt ra một số định hướng mới như: tíchcực tìm hướng để xuất khẩu các sản phẩm, bước đầu là thông qua một số bạn hànggiới thiệu sản phẩm sang các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc… Thực hiệnđầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo cao cấp đa dạng hóa sản phẩm mẫu mã trêndây chuyền cũ Kết hợp hài hòa tiềm năng hiện có và đổi mới công nghệ sản xuất,nhìn thấy rõ xu hướng thị trường và nhu cầu thị trường để có những bước đi phùhợp trong tương lai.
2 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Tuy thời gian chính thức đi vào hoạt động không dài, song với nỗ lực củatoàn thể ban lãnh đạo công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phầnbánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã và đang vươn lên để đứng vững trên thị trường, vàdần trở thành một thương hiệu bánh kẹo có uy tín Bên cạnh việc trang bị những dâychuyền sản xuất tiên tiến, công ty còn tích cực nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bịnhằm mang lại hiệu quả và năng suất kinh doanh cao Công ty luôn đảm bảo tốc độ
Trang 5nhân viên trong công ty luôn được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao độngđược nâng cao, khả năng đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước cũng tăngtheo hàng năm.
Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, KTV và công nhân lành nghềđược đào tạo trong và ngoài nước làm việc có tinh thần trách nhiệm, có kỹ thuật,năng động sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy sángkiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất Đặc biệt trong công tác quản lý từ năm 2001đến nay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế,công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2002do tổ chức DNV & Quacert cấp giấy chứng nhận.
Mỗi năm công ty đưa ra thị trường 4.000 tấn sản phẩm các loại bao gồm: bánhqui xốp, bánh lương khô, kẹo cứng có nhân, bánh Trung thu, mứt Tết, bánh tươi,các loại bánh kem sinh nhật, bánh cưới… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cóchất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, cơ cấu chủng loại hàng hoá đa dạng phong phú,giá cả hợp lý… vì vậy tất cả các sản phẩm mang thương hiệu cao cấp Hữu Nghị đãđược tặng nhiều huy chương vàng trong các Hội chợ triển lãm Quốc tế và trongnước.Được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiềunăm và khách trong nước, ngoài nước rất ưa chuộng.
Những sản phẩm của công ty sản xuất ra đã được 200 nhà phân phối và trên30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trong cả nước tổ chức bán ra với cơ chế bán hàng hấpdẫn, thuận tiện cho mọi khách hàng đến với thương hiệu Hữu Nghị cao cấp Vì vậytốc độ phát triển kênh phân phối năm sau tăng trưởng hơn năm trước từ 20% - 30%.Bên cạnh nhà phân phối, Công ty còn có các Chi nhánh, Trạm, Cửa hàng của côngty đặt tại các tỉnh thành trong cả nước để tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu củanhà phân phối, nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà phân phốiđưa sản phẩm Hữu Nghị đến tận tay người tiêu dùng.
Với phương châm liên tục phát triển để đưa mọi hoạt động của công ty theohướng Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá tiến tới Hội nhập kinh tế khu vực và quốctế, trong những năm tới công ty tiếp tục đầu tư trang thiết bị với công nghệ hiện đại,
Trang 6nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ - công nhân viên Không ngừngnâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường để sản phẩmcao cấp Hữu nghị mãi mãi là niềm tin và hy vọng của người tiêu dùng
Sau đây là một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh hết sức khảquan của công ty trong những năm gần đây
Một số kết quả hoạt động kinh doanh 2003-2005ST
Đơn vị
3 Tổng sản lượng
Thu nhập bìnhquân 1 tháng
Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng của công ty được thể hiển rõ qua sự tăng trưởngkinh tế hàng năm, từ năm 1997 – 2006 sản lượng bình quân tăng 140%, thu nhậpbình quân của người lao động tăng từ 800.000 đồng/ tháng năm 1998 đến năm 2005là 1.600.000 đồng/tháng, sản xuất vượt kế hoạch chỉ tiêu sản lượng 15.000 tấn sảnphẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng Bên cạnh những bước tăng trưởng vềkinh tế, kể từ năm 2000 Nhà máy đã nhận được đăng ký tiểu chuẩn chất lượng ISO9002 và nhiều bằng khen, cùng với nhiều năm liền được bình chọn Hàng Việt Namchất lượng cao, sản phẩm được ưa chuộng nhất, điều đó đã và đang là những độnglực thúc đẩy cán bộ công nhân viên toàn công ty hăng say thi đua và nỗ lực nhằmtạo ra những sản phẩm chất lượng mang đến với khách hàng
Cùng với các thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng khác, các sản phẩm chất lượngcủa Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị với hương vị riêng đã có mặt khắpcác miền đất nước đã và đang dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Theo
Trang 7tố thành công của thương hiệu Bánh kẹo Hữu Nghị là sự nỗ lực đầu tư công nghệ,nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm thêm vào đó là quy trình an toàn vệsinh thực phẩm và lựa chọn chất lượng đầu vào, kiểm tra sản phẩm đầu ra
Năm 2006 Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đây cũng là cơhội và thách thức với các nhà sản xuất bánh kẹo trong nước vì sẽ có sự cạnh tranhbình đẳng ngay trên sân nhà Ông Trịnh Trung Hiếu Phó Giám đốc Công ty cổ phầnbánh kẹo cao cấp Hữu Nghị phát biểu: “Để duy trì tốc độ hát triển, cũng như chấtlượng thương hiệu trong quá trình hội nhập nhập AFTA, và hội nhập toàn cầu WTOthì chủ trương của ban lãnh đạo công ty là tiếp tục triển khai đầu tư công nghệ vàsản phẩm mới để cạnh tranh với khu vực và thế giới”.
II Đặc điểm quy trình công nghệ tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Đặc điểm quy trình công nghệ.
Trong các doanh nghiệp sản xuất thì công nghệ sản xuất là nhân tố ảnhhưởng lớn đến việc quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng.Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có một quytrình sản xuất riêng biệt.
Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm đềuliên tục, khép kín, không bị gián đoạn về mặt thời gian và kỹ thuật Vì vậy việctổ chức và quản lý sản xuất cũng mang đặc thù riêng biệt.
Gồm 6 phân xưởng chính sau:- Phân xưởng bánh quy
- Phân xưởng kem xốp- Phân xưởng lương khô- Phân xưởng bánh craker- Phân xưởng kẹo
- Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết
Ta có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau:
Trang 8Sơ đồ quy trình sản xuất
Kiểmtra KCSNVL đầu
Phân xưởngbánh quy
Phân xưởngkem xốp
Phân xưởng
bánh trung thuPhân xưởnglương khô
Kiểmtra KCSKiểm
tra KCS
Phối trộnTạo hình
Ép bánhLò nướng
Gói giấyKiểm
tra KCS
Kiểmtra KCSIn date
Xếp thùngKiểm
tra KCS
Đóng thùngĐóng thùng
Kiểmtra KCSKiểm
tra KCS Lưu kho bảoquản
Trang 9kiểm tra giám sát chất lượng các khâu sản xuất được thực hiện chặt chẽ, nhất là cácnguyên liệu đầu vào Vì chất lượng của nguyên liệu đầu vào chính là chất lượng củacác sản phẩm được tạo ra.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty theo kiểu giản đơn, chếbiến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hànhtheo hướng cơ giới hóa một phần thủ công Do chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượngsản xuất là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành Vì
vậy mà đặc điểm sản xuất của công ty là không có sản phẩm dở dang.
Trang 10Công ty CP bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
PX bánh
quy PX bánh kem xốp PX lương khô PX kẹo
PX bánh tươi, trung thu ,mứt
PX bánh cracker
III Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Trước kia Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là Nhà máy trựcthuộc Công ty thực phẩm miền Bắc do Bộ Thương mại quản lý, nên mọi hoạt độngcủa nhà máy đều phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Công ty thực phẩm miềnBắc Nhưng từ khi chuyển sang cổ phần hóa, trở thành công ty hoạt động hoàn toànđộc lập, mọi hoạt động của công ty đều nằm dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trịcủa công ty Đó cũng chính là cơ hội để công ty khẳng định sự chủ động và tráchnhiệm trong mọi hoạt động làm ăn của mình
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty có thể khái quát bằng sơ đồ:
Trang 11Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc tổ chức lao
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc sản xuất
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng tài chính kế
Phòng thị trường
Phòng kỹ thuật
Phòng cơ điện
Phòng tổ chức hành chính
IV Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Trang 12Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty:
Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị: gồm 3 người Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của
Công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợicủa Công ty, trừ những vần đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổđông.
Ban giám đốc công ty gồm 3 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
Giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và
chị trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệmvụ được giao
Phó giám đốc phụ trách lao động: là người phụ trách các vấn đề về tổ chức,
quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động vớinhân viên.
Phó giám đốc kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác
quản lý và trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng toàn bộ công tác sảnxuất kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sảnphẩm, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựng mạnglưới tiêu thụ khắp cả nước.
Phó giám đốc kỹ thuật: Là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản
xuất, công nghệ sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động, phụtrách công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hóa nhậpkho…Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuấtnhư chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mứctiêu hao nguyên liệu.
Ban kiểm soát: được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính
Trang 13đồng thời kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lýđiều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty có 6 phòng ban chức năng:
Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tổng hợp ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên vật liệu bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ,lập kế hoạch nghiện cứu sản xuất sản phẩm mới
Phòng tài chính kế toán: trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo đúng
chế độ mà Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc, hoạch định quá trìnhsản xuất kinh doanh của công ty Ghi chép tính toán và phản ánh chính xác,trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản, lao động, tiền vốn và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Quản lý tài chính của công ty, tínhtoán, trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước vàtrích lập các quỹ của công ty.
Phòng thị trường: làm nhiệm vụ nghiệm thu và giao hàng hóa thành phẩm
cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà khách hàngyêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi Nghiêncứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm, đưa ra cácbiện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo các yếu tố cho quá trình sản xuấtkinh doanh.
Phòng kỹ thuật: chị trách nhiệm trước giám đốc về kết quả sản xuất kỹ thuật
công nghệ của công ty, hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quyđịnh của ISO 9002, cùng cộng tác với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất.Thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính: phụ trách chung về nhân lực, xây dựng mức đơn
giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện định mức kinh tế kế hoạch, kỹ thuậtcăn cứ vào yêu cầu phát triển của sản xuất và định hướng phát triển mở rộngcông ty Lên kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ có thời gian công tác từ 5-10 năm, đào tạo mới công nhân có kỹ thuật lành nghề có năng lực, đạo đức,phẩm chất tốt Quản lý nhân sự, con dấu, giấy giới thiệu của công ty, tham mưu
Trang 14giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạt động, quy chế thực hiện đínhmức kinh tế kỹ thuật của công ty.
Phòng cơ điện: phụ trách về các vấn đề liên quan đến điện, máy móc, thiết bị
văn phòng, đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tiếpchức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chứcnăng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình Các phòng ban chức năng cósự lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty.
Tóm lại, công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng banchuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất đếnkhâu tiêu thụ.
V Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc điểm về tổ chức sảnxuất, Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị xây dựng bộ máy kế toán
theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của công ty được tập
trung tại phòng kế toán của công ty Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty ởmỗi cửa hàng, mỗi phân xưởng đều bố trí một nhân viên kế toán, nhưng chỉ hạchtoán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi toàn bộ chứng từ đãthu thập về phòng kế toán.
Phòng kế toán tại công ty có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán, theo dõiphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp lên các báo cáo toàn công ty.Tất cả được đặt dưới sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của Kế toán trưởng và sựquản lý chặt chẽ của Ban giám đốc công ty Tuy nhiên là một công ty lớn nênhiện nay các nhân viên kế toán của phòng kế toán tại công ty thường phải kiêmnhiệm.
Trang 15Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
Kế toán
tiền mặt
Kế toán
tiền gửi NH
Kế toán
Kế toán tiền lương chi phí, giá
Kế toán công nợ phải
Kế toán tiêu thụ công nợ phải thu
Thủ quỹ
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên được phân cụ thể:
-Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các công việc của
phòng kế toán, lập các báo cáo tài chính theo đúng thời hạn quy định Kế toántrưởng là người có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của công ty,thông báo cụ thể cho giám đốc về mọi hoạt động tài chính
-Kế toán tiền lương, tập hợp chi phí và tính giá thành: là người có trách nhiệm
hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương để phân bổ vào chi phí trongkỳ, theo dõi tình hình lập và sử dụng các quỹ như khen thưởng, phúc lợi ; tậphợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúngvà đủ giá thành trong kỳ
Giúp việc cho Kế toán trưởng, có nhiệm vụ thay mặt Kế toán trưởng giải quyếtcác công việc khi Kế toán trưởng đi vắng, cùng chịu trách nhiệm với trưởngphòng các phần việc được phân công.
-Kế toán tiền mặt: là người chị trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền mặt lên sổ
chi tiết tiền mặt các nghiệp vụ liên quan, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của cácchứng từ gốc, từ đó lập các phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt, theodõi công nợ nội bộ, huy động vốn
Trang 16-Kế toán tiền gửi ngân hàng: là người chị trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ
liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toán giữa côngty và các đối tượng khác thông qua hệ thông ngân hàng, định kỳ lập biểu thuế vềcác khoản mà công ty phải thanh toán với Nhà nước, giám sát việc thu chi quahệ thống ngân hàng.
-Kế toán vật tư (nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ): là người chịu trách nhiệm
hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụngcụ Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp, tínhra giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các mục đích khác nhau và giá trịtồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
-Kế toán tiêu thụ: là người chịu trách nhiệm hạch toán quá trình bán hàng lên
doanh thu, theo dõi giá vốn, theo dõi công nợ phải thu của khách hàng và đônđốc tình hình thanh toán của khách hàng cho công ty.
-Kế toán công nợ phải trả: là người chịu trách nhiệm hạch toán quá trình mua
hàng, nguyên vật liệu…, theo dõi công nợ phải trả và đôn đốc tình hình thanhtoán với nhà cung cấp của công ty Hàng tháng tổng hợp hàng nhập, đối chiếuvới thủ kho và lên cân đối hàng nhập gửi báo cáo tới Kế toán trưởng, kê khaithuế đầu vào, đề xuất các vấn đề cần giải quyết liên quan đến công việc củamình.
-Kế toán TSCĐ: theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của TSCĐ, tính ra
mức khấu hao TSCĐ, phản ánh các chi phí và quyết toán công trình đầu tư xâydựng cơ bản.
-Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ tiền mặt kịp
thời theo quy định; nhận và phát lương cho toàn bộ CNV trong công ty.
2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán
Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12.
Trang 17Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam Hiện tạicông ty chưa phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ.
Công ty hạch toán tổng hợp: hạch toán hàng tồn kho, hạch toán chi phí sảnxuất, hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá vốn hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyềnKhấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng
Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 28%.
2.1.Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC và một số các văn bản pháp luật khác Công ty sửdụng hệ thống các chứng từ về lao động, tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng,tiền tệ, tài sản cố định theo đúng quy định của Nhà nước Ngoài ra công ty cònsử dụng các chứng từ do công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và được Bộ tài chính chấp nhận.
Việc sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với nghiệp vụ, tổ chức chừng từ luânchuyển theo đúng phần hành, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của cácchứng từ sử dụng.
Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng gồm:
- Chứng từ về hàng tồn kho:Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
nghiệm vật tư sản phẩm hàng hóa; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; Biên bảnkiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa; Bảng kê mua hàng; Bảng phân bổ nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ; Giấy đề nghị cấp vật tư
- Chứng từ về bán hàng: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi; Thẻ quầy hàng
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh
toán tiền tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền.
- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ;
Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Bảng tính và phân bổkhấu hao TSCĐ.
Trang 18- Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH; Danh sách
người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản; Hóa đơn giá trị gia tăng; Phiếuxuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý; Bảng kêthu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn.
2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Công ty sử dụng các TK cấp 1 và cấp 2 theo đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành Các TK của công ty được chi tiết hóa theo từng đối tượng cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Do hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên nên hệ thốngtài khoản mà công ty sử dụng bao gồm các tài khoản chính sau:
Số hiệu tài khoản
Tên tài khoản