nghiên cứu - trao đổi
8 - Tạp chí luật học
TS. Trần Văn Độ *
1. Quyềncông tố và thực hành quyền
công tố là những khái niệm đợc nhắc đến
nhiều trong luật tố tụng hình sự (TTHS)
nớc ta khi đề cập chức năng của viện kiểm
sát các cấp. Điều 138 Hiến pháp năm 1980
lần đầu tiên quy định Viện kiểm sát nhân
dân tối cao nớc Cộng hòa x hội chủ
nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo
pháp luật thực hành quyềncông tố, bảo
đảm cho pháp luật đợc chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất; các viện kiểm sát
nhân dân địa phơng và viện kiểm sát quân
sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực
hành quyềncông tố trong phạm vi trách
nhiệm của mình. Quy định đó cũng đợc
nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992. Trên
cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức
viện kiểm sát nhân dân và các văn bản
pháp luật TTHS khác cũng có những quy
định tơng tự.
Trong khoa học luật TTHS, việc xác
định khái niệm quyềncông tố và theo đó là
thực hành quyềncông tố có ý nghĩa lí luận
và thực tiễn rất quan trọng. Giải quyết tốt
vấn đề đó giúp cho việc xác định chính xác
vai trò, vị trí của viện kiểm sát trong hệ
thống cơ quan nhà nớc nói chung và trong
các cơ quan t pháp nói riêng; xác định rõ
chức năng của viện kiểm sát, đặc biệt là
trong TTHS; từ đó có những quyết định
đúng đắn về tổ chức viện kiểm sát các cấp.
Điều này đặc biệt quan trọng trong giai
đoạn hiện nay, khi cả nớc đang triển khai
thực hiện các nghị quyết lần thứ 8 khoá
VII, lần thứ 3 và thứ 7 khóa VIII của Ban
chấp hành trung ơng Đảng về cải cách bộ
máy nhà nớc.
Vấn đề khái niệm quyềncông tố và
thực hành quyềncông tố đ đợc đề cập
nhiều trong khoa học pháp lí nớc ta với
các mức độ khác nhau. Có tác giả đề cập
khi giải quyết các vấnđề chung của tố tụng
hình sự;
(1)
có những bài viết có tính chất
chuyên khảo phân tích có hệ thống về
quyền công tố
(2)
và gần đây có mộtsố luận
án thạc sĩ cũng đề cập quyềncông tố trong
từng phạm vi khác nhau (trong giai đoạn
điều tra, trong xét xử sơ thẩm ). Mặc dù
vậy, quyềncông tố và thực hành quyền
công tố vẫn đang là vấnđề phức tạp, đang
có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái
ngợc nhau đòi hỏi phải đợc bàn luận
tiếp.
2. Hiện nay, trong sách báo pháp lí
nớc ta đang có nhiều quan điểm khác
nhau vềquyềncông tố của viện kiểm sát.
Có thể tóm tắt các quan điểm khác nhau đó
thành 4 nhóm chính nh sau:
* Tòa án quân sự trung ơng
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 9
- Quan điểm 1: Công tố không phải là
chức năng độc lập của viện kiểm sát mà chỉ
là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Quan
hệ giữa thực hành quyềncông tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật là quan hệ giữa
cái riêng và cái chung.
(3)
Quan niệm này
phổ biến ở nớc ta trớc năm 1980 khi hiến
pháp cha có quy định về chức năng thực
hành quyềncông tố của viện kiểm sát và
cũng xuất phát từ quan niệm phổ biến của
các nhà TTHS học Xô viết trớc đây.
(4)
- Quan điểm 2: Quyềncông tố là quyền
của viện kiểm sát thay mặt nhà nớc bảovệ
lợi ích công (nhà nớc, x hội và công dân)
khi có các vi phạm pháp luật. Vì vậy, viện
kiểm sát thực hành quyềncông tố không
chỉ trong TTHS mà cả trong lĩnh vực tố
tụng khác nh dân sự, kinh tế và các hoạt
động t pháp khác.
(5)
- Quan điểm 3: Quyềncông tố là quyền
của nhà nớc giao cho viện kiểm sát truy tố
ngời phạm tội ra trớc tòa án và thực hành
việc buộc tội đó tại phiên tòa.
(6)
- Quan điểm 4: Quyềncông tố là quyền
của nhà nớc giao cho các cơ quan nhất
định khởi tố, điều tra và truy tố ngời phạm
tội ra trớc tòa án để xét xử và thực hiện
việc buộc tội trớc phiên tòa.
(7)
Quan điểm
này phổ biến trong các nhà nớc có sự
phân chia quyền lực.
Do các quan niệm khác nhau nh trên
về quyềncông tố cho nên dẫn đến cách lí
giải khác nhau về phạm vi thời gian cũng
nh không gian của quyềncông tố. Về
không gian, đa số các quan điểm cho rằng
quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực duy
nhất là TTHS nhng cũng có quan điểm
cho rằng quyềncông tố đợc thực hiện
trong cả các lĩnh vực hoạt động t pháp
nh TTHS, tố tụng dân sự, kinh tế, lao
động
Về thời điểm bắt đầu và kết thúc của
quyền công tố cũng cha đợc nhận thức
thống nhất. Ngay trong TTHS cũng có
ngời cho rằng quyềncông tố có trong cả
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; ngời
khác lại cho rằng quyềncông tố chỉ có
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm mà thôi
Nhìn chung, mỗi quan điểm nêu trên
đều đợc lí giải trên cơ sở các quy định của
pháp luật và thực tiễn nớc ta và dù ít hay
nhiều đều có hạt nhân hợp lí. Tuy nhiên,
theo chúng tôi các quan điểm đó vẫn còn
những điểm bất cập nhất định nhìn từ khía
cạnh quy định của pháp luật, khoa học
cũng nh thực tiễn. Những bất cập này thể
hiện ở chỗ:
- Hoặc là thể hiện sự phụ thuộc của
chức năng thực hành quyềncông tố vào
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện
kiểm sát; coi thực hành quyềncông tố chỉ
là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Vì
vậy, dẫn đến xem nhẹ bản chất của quyền
công tố nh là hoạt động độc lập của viện
kiểm sát đợc nhà nớc uỷ quyền;
- Hoặc là đánh đồng thực hành quyền
công tố với kiểm sát việc tuân theo pháp
luật. Vì vậy, dẫn đến mở rộng phạm vi
nghiên cứu - trao đổi
10 - Tạp chí luật học
quyền công tố sang cả các lĩnh vực t pháp
khác nh dân sự, kinh tế
- Hoặc là thu hẹp phạm vi quyềncông
tố, chỉ bó gọn quyềncông tố trong giai
đoạn truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Từ đó hạn chế quyền hạn cũng nh trách
nhiệm của viện kiểm sát nh là cơ quan có
trách nhiệm chính trong truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội.
Theo chúng tôi, hạn chế chung nhất
trong các công trình nghiên cứu vềquyền
công tố là hầu nh các tác giả chịu bó tay
trong việc xác định hoạt động nào của viện
kiểm sát là để thực hiện chức năng thực
hành quyềncông tố; hoạt động nào là để
thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong TTHS. Đa số các tác
giả cho rằng hai chức năng trên của viện
kiểm sát vừa có tính độc lập tơng đối vừa
liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung
cho nhau; giữa chúng có mộtsố nội dung
xâm nhập, đan xen lẫn nhau không thể tách
rời tạo nên sự thống nhất trong chức năng
của viện kiểm sát.
(8)
Để xác định khái niệm quyềncông tố,
chúng tôi cho rằng cần phải khẳng định
một sốvấnđề sau đây: Thứ nhất, quyền
công tố là quyền của nhà nớc. Nhà nớc
uỷ quyền cho cơ quan cụ thể thực hiện
quyền này trong bộ máy cơ quan nhà nớc
phân quyền hoặc phân công thực hiện chức
năng; thứ hai, quyềncông tố về thực chất
là quyền của nhà nớc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội. Để
làm đợc điều đó, cơ quan đợc giao
nhiệm vụ thực hành quyềncông tố phải
điều tra, xác định tội phạm và ngời phạm
tội, trên cơ sở đó truy tố bị can ra trớc tòa
án và bảovệ sự buộc tội đó trớc phiên tòa;
thứ ba, quyềncông tố mang tính cụ thể, tức
chỉ xuất hiện trong trờng hợp tội phạm cụ
thể đ đợc thực hiện và đối với những
ngời phạm tội cụ thể. Không tồn tại quyền
công tố chung chung.
Từ những nhận thức trên, chúng tôi cho
rằng quyềncông tố là quyền của cơ quan
nhà nớc đợc nhà nớc uỷ quyền thực
hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với ngời phạm tội nhằm đa ngời đó ra
xét xử trớc tòa án và đồng thời bảovệ sự
buộc tội đó.
Từ khái niệm trên có thể xác định
phạm vi quyềncông tố nh sau:
- Quyềncông tố chỉ tồn tại trong lĩnh
vực TTHS;
- Nội dung quyềncông tố là sự buộc
tội. Vì vậy, chức năng buộc tội và gỡ tội
(bào chữa) không thể cùng thuộc một cơ
quan, cá nhân;
- Quyềncông tố đối với vụ án cụ thể
xuất hiện từ khi tội phạm đợc thực hiện và
kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động thực
hành quyềncông tố lại bắt đầu từ khi khởi
tố bị can và kết thúc trớc khi hội đồng xét
xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) nghị án;
- Thực hành quyềncông tố đợc thực
hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 11
xử là hệ thống hoạt động thống nhất, liên
tục không đứt qung, vì vậy phải do một cơ
quan tiến hành tố tụng, một ngời tiến
hành tố tụng thực hiện. Chúng tôi cho rằng
quy định của BLTTHS về việc chức năng
điều tra và truy tố do hai cơ quan khác
nhau thực hiện, kiểm sát điều tra và thực
hiện việc truy tố do hai kiểm sát viên khác
nhau là cha phù hợp.
Từ khái niệm quyềncông tố nêu trên,
chúng ta có thể xác định khái niệm và
phạm vi thực hành quyềncông tố nh sau:
Thực hành quyềncông tố là việc thực hiện
các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định
của pháp luật TTHS để truy cứu trách
nhiệm hình sự ngời phạm tội, đa ngời
phạm tội ra xét xử trớc tòa án và bảovệ sự
buộc tội đó.
Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt
động thực hành quyềncông tố bao gồm:
- Khởi tố bị can: Để có đợc quyết định
khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố
vụ án và điều tra, xác minh. Không nên coi
giai đoạn này chỉ là giai đoạn chuẩn bị
của giai đoạn thực hành quyềncông tố
nh mộtsố tác giả quan niệm;
(9)
- Truy tố bị can ra trớc tòa án trên cơ
sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh
đợc ngời phạm tội;
- Buộc tội bị cáo và bảovệ sự buộc tội
trớc phiên tòa bằng cách công bố bản cáo
trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận
tội và tranh luận trớc phiên tòa sơ thẩm;
nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì
có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời
kết luận về kháng cáo, kháng nghị trớc
phiên tòa phúc thẩm.
Việc đa ra đợc các khái niệm chính
xác vềquyềncông tố, thực hành quyền
công tố và phạm vi của chúng trong TTHS
là cơ sở lí luận quan trọng để xác định chức
năng của cơ quan đợc nhà nớc giao thực
hiện quyềncông tố; quan hệ cơ quan điều
tra và cơ quan công tố trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự; nguyên tắc tố tụng tại
phiên tòa hình sự; thẩm quyền của cơ quan
công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ
án hình sự và các chế định tố tụng quan
trọng khác nh bào chữa, thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm v.v
3. Trên cơ sở phân tích các khái niệm
quyền công tố và thực hành quyềncông tố
nêu trên, chúng tôi có mộtsố kiến nghị sau
đây nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
quyền công tố nhà nớc một cách có hiệu
quả.
+ Về tổ chức
- Thành lập viện công tố với chức năng
duy nhất là thực hiện quyềncông tố nhà
nớc trong TTHS. Viện công tố thực hiện
chức năng điều tra theo hớng dự thẩm, tức
nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự do công tố
- dự thẩm viên đảm nhiệm trên cơ sở có sự
trợ giúp của cơ quan cảnh sát và mộtsố cơ
quan khác thực hiện các hoạt động điều tra
ban đầu. Đồng thời, công tố viên đó cũng
là ngời tham gia phiên tòa để đọc bản cáo
nghiên cứu - trao đổi
12 - Tạp chí luật học
trạng, tham gia xét hỏi buộc tội bị cáo và
trình bày lời luận tội. Các cơ quan công tố
có thể đợc thành lập thành hệ thống độc
lập hoặc trực thuộc cơ quan hành pháp. Thế
nhng theo chúng tôi, nếu đợc tổ chức
thành hệ thống độc lập sẽ có hiệu quả hơn.
Đồng thời với việc thành lập các cơ
quan công tố là hủy bỏ các cơ quan điều tra
nh hiện nay; chỉ để cho lực lợng cảnh sát
và mộtsố cơ quan khác nh hải quan, kiểm
lâm, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển
thực hiện mộtsố hoạt động điều tra ban
đầu;
- Bỏ chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của viện kiểm sát, kể cả kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động
TTHS. Bởi vì, điều tra vụ án thuộc chức
năng của cơ quan công tố; giám đốc hoạt
động xét xử của tòa án cấp dới do tòa án
cấp trên đảm nhận; giám sát thi hành án
hình sự là lĩnh vực hành pháp cũng nh
giám sát các lĩnh vực quản lí khác đ có cơ
quan thanh tra thực hiện;
+ Về tố tụng hình sự
- Xây dựng cơ chế tranh tụng trong
TTHS, trong đó chức năng buộc tội và chức
năng bào chữa phải do các bên khác nhau
thực hiện một cách bình đẳng (trong quyền
và nghĩa vụ tố tụng, trong điều kiện và khả
năng chứng minh ); tòa án là cơ quan
phân xử (xét xử) trên cơ sở buộc tội cũng
nh bào chữa;
- Xây dựng các giai đoạn tố tụng với cơ
quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố
tụng và ngời tham gia tố tụng, với quyền
và nghĩa vụ hợp lí; không nên tách rời khởi
tố, điều tra và truy tố thành các giai đoạn
độc lập tách rời nhau dẫn đến nhiều bất cập
trong thực tiễn;
- Hoàn thiện các thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm theo hớng với
t cách là bên tham gia TTHS, cơ quan
công tố chỉ có thẩm quyền kháng nghị bản
án, quyết định sơ thẩm cha có hiệu lực
pháp luật nh bị cáo và các đơng sự khác
theo nguyên tắc hai cấp xét xử; còn kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm là thuộc thẩm quyền của chánh án tòa
án cấp trên - cơ quan có nhiệm vụ giám
đốc xét xử đối với tòa án cấp dới./.
(1). Võ Thọ - Một sốvấnđềvề luật tố tụng hình sự,
Nxb. Pháp lí, năm 1985; Giáo trình công tác kiểm
sát của Trờng Cao đẳng kiểm sát
(2). Nguyễn Thái Phúc - Một sốvấnđềvề quyền
công tố của viện kiểm sát nhân dân, trong Kỉ yếu đề
tài "Những vấnđề lí luận và thực tiễn cấp bách của
tố tụng hình sự Việt Nam", Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, 1995, tr.127 - 151
(3).Xem: Nguyễn Thái Phúc, Sđd.
(4).Xem: Giáo trình tố tụng hình sự Xô viết, Nxb.
Sách pháp lí, Maxcơva, 1980, tr. 92 - 95.
(5).Xem: Giáo trình công tác kiểm sát, Trờng Cao
đẳng kiểm sát, 1998.
(6).Xem: Võ Thọ, Sđd, tr.86-87.
(7) Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.204.
(8).Xem: Nguyễn Đức Mai - "Vấn đề tranh tụng
hình sự", Kỉ yếu đề tài "Những vấnđề lí luận và
thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam",
tr.33.
(9).Xem: Vũ Mộc - "Về thực hiện quyềncông tố
của viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, thực tiễn và
kiến nghị", Kỉ yếu đề tài Những vấnđề , Sđd, tr.
117.
. niệm quyền công tố,
chúng tôi cho rằng cần phải khẳng định
một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, quyền
công tố là quyền của nhà nớc. Nhà nớc
uỷ quyền cho. trình công tác kiểm
sát của Trờng Cao đẳng kiểm sát
(2). Nguyễn Thái Phúc - Một số vấn đề về quyền
công tố của viện kiểm sát nhân dân, trong Kỉ yếu đề