1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thương mại quốc tế " docx

6 520 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 96,65 KB

Nội dung

nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 3 Luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thơng mại quốc tế ThS. Nông Quốc Bình * ét xử tranh chấp trong thơng mại quốc tế đợc tiến hành dới hai hình thức là xét xử trớc tòa án thơng mại và xét xử trớc trọng tài thơng mại quốc tế, trong đó việc xét xử tranh chấp trớc trọng tài thơng mại quốc tế đang trở thành phơng pháp quan trọng và phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp trong thơng mại quốc tế (1) bởi những u điểm vốn có của trọng tài so với tòa án (2) . Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là luật của nớc nào đợc áp dụng trong quá trình xét xử trọng tài. Thực tế cho thấy hiện tợng xung đột luật luôn xuất hiện trong quá trình xét xử của trọng tài thơng mại quốc tế. Trong đó, luật của rất nhiều nớc liên quan tới quan hệ của các bên trong hợp đồng cùng có khả năng điều chỉnh nh luật của nớc do các bên đơng sự mang quốc tịch hoặc c trú, luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng Nói cách khác, khi tranh chấp đợc đa ra trọng tài thơng mại quốc tế thì vấn đề chọn luật đồng thời đợc đặt ra. Nh vậy, việc chọn luật để xét xử của trọng tài thơng mại quốc tế đợc dựa trên cơ sở pháp lí nào? Bài viết này chỉ đề cập việc xác định luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thơng mại quốc tế. Việc xác định luật áp dụng trong trọng tài thơng mại quốc tế đợc xem xét ở hai vấn đề. Đó là việc xác định luật áp dụng để xét xử đối với quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tranh chấp và việc xác định luật để áp dụng cho quá trình tố tụng trọng tài. Có thể nói đây là hai vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong việc xác định luật trong hoạt động của trọng tài thơng mại quốc tế (3) . 1. Xác định luật áp dụng để xét xử tranh chấp Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật này đợc gọi là luật áp dụng cho hợp đồng. Về mặt lí luận cũng nh thực tế, luật áp dụng cho hợp đồng đợc hình thành trên các cơ sở pháp lí sau đây: Thứ nhất là luật do các bên lựa chọn Về nguyên tắc thì luật do các bên lựa chọn là luật đợc các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng, ngoài những điều khoản cơ bản của hợp đồng nh đối tợng của hợp đồng, giá cả của đối tợng hợp đồng, phơng thức thanh toán các bên thờng thỏa thuận thêm điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 3 Công ớc Rôma 1980 về luật áp dụng cho hợp đồng đợc kí ngày 19/6/1980 tại Rôma (Italia) thì các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố nớc ngoài có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Luật áp dụng cho hợp đồng là luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng, các bên thờng chỉ quan tâm đến hiệu lực của nó đối với quyền và nghĩa vụ của X * Giảng viên Khoa luật quốc tế Trờng đạ i học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 4 - Tạp chí luật học mình trong quá trình thực hiện hợp đồng mà ít khi tính đến sự ảnh hởng của luật này đối với quyền và nghĩa vụ của các bên nếu sau này xảy ra tranh chấp hợp đồng. Về mặt pháp lí, điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng không chỉ là cơ sở pháp lí ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể của hợp đồng đối với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn là cơ sở pháp lí để cơ quan xét xử áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của các bên nếu sau này hợp đồng bị vi phạm. Bởi vì, về mặt chủ quan, khi thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng các bên đ tự nguyện ràng buộc mình bởi các quy định cụ thể của hệ thống pháp luật nhất định với mong muốn hợp đồng sẽ đợc thực hiện một cách tốt đẹp. Nh vậy, nếu tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì đơng nhiên luật do các bên đ lựa chọn phải đợc cơ quan xét xử áp dụng nhằm xác định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. Về mặt thực tế, việc này đợc thể hiện rõ trong thực tiễn xét xử các tranh chấp hợp đồng ở các nớc theo hệ thống common law. Một trong những ví dụ điển hình cho vấn đề này là vụ kiện về tranh chấp hợp đồng giữa Union of India và McDonnell Douglas Corporation (4) . Nội dung của vụ kiện này là trong khi giao kết hợp đồng các bên chủ thể đ thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng giữa các bên là luật của ấn Độ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đ phát sinh tranh chấp và tranh chấp này đ đợc các bên đa ra hội đồng trọng tài để xét xử. Tại hội đồng xét xử, vấn đề chọn luật để xét xử đợc đặt ra và để chọn luật xét xử, cơ quan xét xử đ lập luận nh sau: Trong quá trình xác lập hợp đồng các bên đ thống nhất chọn luật của ấn Độ để áp dụng cho hợp đồng. Điều này có nghĩa là luật do các bên lựa chọn không chỉ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn chi phối tất cả các điều khoản của hợp đồng, bao gồm cả điều khoản trọng tài (điều khoản liên quan đến việc xét xử tranh chấp). Do vậy, cơ quan xét xử kết luận, trong trờng hợp này, luật của ấn Độ không những đợc áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn là luật đợc cơ quan xét xử áp dụng để giải quyết tranh chấp. Cũng tơng tự nh vậy, quan điểm này đợc thể hiện rõ trong nhiều vụ kiện khác nh vụ án CIA Maritima Zorroza S.A v. Sesotris S.A.E (5) . Vụ án Vita Food Products Inc. v. Unus Shipping Co (6) . Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra và làm tăng thêm trách nhiệm đối với nhau, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên thờng thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng trong điều khoản trọng tài. Bởi vì, về mặt pháp lí thì thỏa thuận trọng tài đợc xem nh giao kết độc lập với hợp đồng thơng mại của các bên chủ thể. Do đó, trong trờng hợp mặc dù hợp đồng thơng mại đ đợc thực hiện hoặc bị vi phạm, thậm chí bị vô hiệu thì điều khoản về thỏa thuận trọng tài của hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị pháp lí (7) . Nh vậy, việc xây dựng thỏa thuận trọng tàitrong đó bao gồm cả việc chọn luật áp dụng sẽ là cơ sở pháp lí vững chắc để bên bị vi phạm đợc bảo vệ quyền lợi trớc cơ quan xét xử. Việc xây dựng thỏa thuận trọng tài đợc tiến hành dới hai hình thức: Đợc ghi nhận trong điều khoản trọng tài của hợp đồng thơng mại quốc tế; đợc ghi nhận trong văn bản độc lập về trọng tài nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 5 đợc các bên kí kết sau khi đ kí hợp đồng thơng mại quốc tế (8) . Theo luật pháp của hầu hết các nớc và các điều ớc quốc tế về thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lí khi nó đảm bảo hai tiêu chuẩn, đó là: Phải đợc các bên thỏa thuận và phải đợc thể hiện dới hình thức văn bản (ví dụ, vấn đề này đợc quy định tại Điều II (1,2) của Công ớc New York 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nớc ngoài, Điều 1 (1,2) của bản quy tắc trọng tài UNCITRAL ủy ban về luật quốc tế của Liên Hợp quốc đợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 15/12/1976; Điều 2 Luật trọng tài Malaysia số 93 - 1952 sửa đổi năm 1972 ). Nh vậy, dù thỏa thuận trọng tài đợc ghi nhận dới hình thức nào cũng phải đảm bảo hai tiêu chuẩn pháp lí trên đây. Thứ hai là luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng Trong trờng hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng và những điều khoản trong hợp đồng mà các bên đ thỏa thuận không đủ cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp thì luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng sẽ đợc trọng tài áp dụng để xét xử tranh chấp giữa các bên. Khoản 1 Điều 4 Công ớc Rôma (1980) quy định: Nếu các bên không chọn luật áp dụng thì luật có quan hệ gắn bó đối với hợp đồng sẽ đợc áp dụng. Luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng có thể là luật của nớc mà các bên mang quốc tịch hoặc c trú; luật nơi kí kết hợp đồng; luật nơi thực hiện hợp đồng; luật nơi có tài sản là đối tợng tranh chấp của hợp đồng Việc quyết định luật nào là luật có quan hệ gắn bó với hợp đồng để làm cơ sở xét xử tranh chấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào lập luận của trọng tài. Cơ sở cho những lập luận này dựa vào những chứng cứ, tình huống của từng vụ kiện cụ thể, trên nguyên tắc tôn trọng nguyện vọng của các bên và bảo vệ các nguyên tắc của thơng mại quốc tế (9) , trong đó quyền lợi của các bên, các điều khoản trong hợp đồng mà các bên đ thỏa thuận phải đợc bảo vệ; nguyên tắc trung thực trong thơng mại, nguyên tắc tôn trọng giá trị đạo đức phải đợc tôn trọng (10) . 2. Xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thơng mại quốc tế Việc xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thơng mại quốc tế bị chi phối bởi nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên và nguyên tắc nơi tọa lạc của trọng tài. Thứ nhất, tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên. Nếu khi giải quyết tranh chấp thơng mại quốc tế tại tòa án thì tòa án phải tuân thủ nguyên tắc lex fori, theo đó tòa án buộc phải tiến hành mọi thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật nớc mình về tố tụng thì việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài lại khác với tòa án. Trong nhiều trờng hợp, trọng tài không nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định về thủ tục tố tụng về trọng tài của nớc mà trọng tài tiến hành xét xử (11) . Bởi vì, nguyên tắc thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng thơng mại quốc tế không những chi phối việc chọn luật để điều chỉnh nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nó còn chi phối cả việc thành lập hoặc chọn trọng tài trong đó bao gồm cả việc đa ra các nguyên tắc xét xử hoặc chọn luật tố tụng cho quá trình xét xử của trọng tài. Trên thực tế, khi thỏa thuận về trọng nghiên cứu - trao đổi 6 - Tạp chí luật học tài để xét xử tranh chấp, các bên có thể chỉ định một hội đồng trọng tài thờng trực (trọng tài thiết chế) hoặc cũng có thể thỏa thuận thành lập trọng tài ad hoc (trọng tài vụ việc). Trong mỗi trờng hợp chọn hình thức trọng tài thì việc chọn luật áp dụng cho tố tụng trọng tài cũng khác nhau, đó là: - Trong trờng hợp các bên thỏa thuận chọn trọng tài thờng trực cụ thể để xét xử tranh chấp của mình thì đ đồng nghĩa với việc các bên thỏa thuận chọn luật tố tụng để áp dụng cho trọng tài đó. Bởi vì, khi trọng tài thờng trực đợc các bên thỏa thuận lựa chọn xét xử tranh chấp thì cơ quan trọng tài này sẽ áp dụng thủ tục tố tụng của mình để tiến hành xét xử. Ví dụ, Điều 1 Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định khi các bên hợp đồng đ thỏa thuận bằng văn bản rằng các tranh chấp liên quan tới hợp đồng sẽ đợc đa ra giải quyết bằng trọng tài. Theo Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL thì các tranh chấp này sẽ đợc giải quyết bằng bản quy tắc đó. Điều 15 của Bản quy tắc này chỉ rõ: "Trọng tài có thể tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài theo cách thức mà trọng tài cho là thích hợp nhng phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên và bảo đảm cho mỗi bên có đủ cơ hội trình bày vụ việc của mình ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng". Tơng tự nh vậy, Điều 8 Quy định về hoà giải và trọng tài của Phòng thơng mại quốc tế (ICC) đ đợc sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 ghi nhận: "Khi các bên thỏa thuận nhờ đến trọng tài của Phòng thơng mại quốc tế thì họ qua đó phục tùng quy định này" hoặc Điều 11 Quy định này ghi nhận: "Các nguyên tắc áp dụng trong tố tụng trớc trọng tài viên là các nguyên tắc xuất phát từ Quy định này và trong trờng hợp Quy định này không đề cập thì áp dụng các nguyên tắc mà các bên đ xác định và trong trờng hợp các bên không xác định thì trọng tài viên xác định bằng cách dựa vào hoặc không dựa vào một luật quốc gia về tố tụng áp dụng cho trọng tài". Nh vậy, theo Điều 11 Quy định về hòa giải và trọng tài của Phòng thơng mại quốc tế thì nguyên tắc áp dụng quy tắc về tố tụng của tổ chức trọng tài đ đợc u tiên hơn so với nguyên tắc thỏa thuận của các bên. Điều này có nghĩa là về mặt nguyên tắc thì khi các bên chủ thể đ lựa chọn trọng tài thờng trực thì luật áp dụng cho tố tụng trọng tài đơng nhiên đợc xác định. Đó là các quy tắc về tố tụng đợc ghi nhận trong quy chế của tổ chức trọng tài thờng trực đó. - Trong trờng hợp các bên thỏa thuận thành lập trọng tài ad hoc thì việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài sẽ do các bên tự quyết định. Các bên có thể thỏa thuận xây dựng nên các nguyên tắc một cách độc lập và cũng có thể chọn các quy định về tố tụng của một tổ chức trọng tài thờng trực nào đó để áp dụng cho trọng tài mà các bên đ lập ra. Trong trờng hợp các bên lựa chọn các quy định của tổ chức trọng tài thờng trực nào đó thì các quy định này có thể đợc các bên thỏa thuận giữ nguyên hoặc đợc sửa đổi, bổ sung trớc khi áp dụng. Nếu so sánh việc chọn luật tố tụng trong trọng tài thờng trực với việc chọn luật tố tụng trong trọng tài ad hoc thì việc chọn luật tố tụng trong trọng tài ad hoc có những u điểm và hạn chế nhất định. Nh đ đề cập ở trên, việc chọn luật tố tụng cho trọng tài thờng trực hoàn toàn phụ thuộc vào việc chọn trọng tài, theo đó nghiên cứu - trao đổi tạp chí luật học - 7 một khi các bên đ thỏa thuận chọn trọng tài thờng trực thì đơng nhiên phải chấp nhận những quy định về tố tụng của trọng tài thờng trực này. Nh vậy, nguyên tắc "tự do lựa chọn" của các bên trên thực tế đ bị hạn chế. Ngợc lại, đối với việc chọn trọng tài ad hoc, các bên đợc bảo đảm quyền "tự do lựa chọn" và không bị lệ thuộc trong việc chọn luật áp dụng cho hoạt động trọng tài. Thực tế cho thấy hoạt động trọng tài ad hoc đạt hiệu quả rất cao nếu các bên thực hiện tốt những điều đ cam kết trong việc chọn luật tố tụng cho trọng tài. Tuy nhiên, nếu các bên không thiện chí hoặc không có tinh thần hợp tác thì hoạt động của trọng tài ad hoc kém hiệu quả so với trọng tài thờng trực. Bởi vì, trên thực tế, cơ chế giám sát thực hiện hoạt động tố tụng của trọng tài ad hoc không chặt chẽ bằng trọng tài thờng trực (12) . Thứ hai, áp dụng nguyên tắc nơi tọa lạc của trọng tài. Một trong những vấn đề quan trọng liên quan tới việc chọn luật tố tụng cho trọng tài là việc xác định nơi "tọa lạc của trọng tài" (arbitral seat) trong quá trình xét xử tranh chấp. Về mặt lí luận thì luật tố tụng trong trọng tài không chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức trọng tài nh đ đề cập ở trên mà nó còn phụ thuộc vào học thuyết nơi tọa lạc (seat theory) của trọng tài. Theo thuyết này thì luật của nơi mà trọng tài tiến hành xét xử tranh chấp sẽ chi phối hoạt động tố tụng của trọng tài (13) . Nói cách khác, theo học thuyết nơi tọa lạc thì trọng tài tiến hành xét xử ở đâu thì sẽ áp dụng luật tố tụng trọng tài ở nơi đó. Thuyết này đợc áp dụng để xác định luật tố tụng cho trọng tài trong trờng hợp nếu các bên không thỏa thuận chọn luật tố tụng. Do đó, nh đ trình bày ở trên, việc áp dụng thuyết này để xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài quốc tế thờng xảy ra trong trờng hợp các bên thành lập trọng tài ad hoc. Thuyết "nơi tọa lạc của trọng tài" không những đợc áp dụng trên thực tế mà nội dung của thuyết này còn đợc ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lí quốc tế quan trọng nh Công ớc New York 1958 về việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nớc ngoài tại Điều III và Điều VI (1.d) và tại Điều 16 của Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL. Nh vậy, việc chọn luật cho tố tụng trọng tài trớc tiên phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Nếu các bên không thỏa thuận thì học thuyết "nơi tọa lạc của trọng tài" sẽ đợc áp dụng để xác định luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thơng mại quốc tế. Tóm lại, vấn đề chọn luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thơng mại quốc tế là một trong những vấn đề pháp lí quan trọng của hoạt động thơng mại quốc tế, nó bao gồm hai lĩnh vực đó là chọn luật để trọng tài áp dụng cho việc xét xử tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên và chọn luật tố tụng trọng tài. Trong cả hai lĩnh vực này nguyên tắc tự do thỏa thuận lựa chọn của các bên luôn đợc tôn trọng, mặc dù trên thực tế việc chọn luật tố tụng cho trọng tài thờng trực, trong nhiều trờng hợp, còn bị hạn chế. Bên cạnh sự giống nhau trong việc cùng áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận để chọn luật áp dụng, việc chọn luật cho (xem tiếp trang 11) nghiªn cøu - trao ®æi 8 - T¹p chÝ luËt häc . thức là xét xử trớc tòa án thơng mại và xét xử trớc trọng tài thơng mại quốc tế, trong đó việc xét xử tranh chấp trớc trọng tài thơng mại quốc tế đang. tụng trọng tài thơng mại quốc tế. Tóm lại, vấn đề chọn luật áp dụng trong xét xử của trọng tài thơng mại quốc tế là một trong những vấn đề pháp lí

Ngày đăng: 08/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w