LỜINÓIĐẦU Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thìđòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chính cụ thể là vốn.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại vàphát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chínhcụ thể là vốn.
Vốn là biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗidoanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động củamình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mớicó thể tăng lợi nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển.
Sản phẩm công nghệ là một thị trường luôn phát triển và thay đổi thườngxuyên, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này phải luôncó sự cập nhật về sản phẩm cũng như công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ cácyêu cầu của khách hàng Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này Vì thế, việc sử dụnghiệu quả vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là một vầnđề thường xuyên được quan tâm và là vần đề cốt lõi trong hoat động kinhdoanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Đại Việt là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực công nghệ, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng vốnlưu động sao cho hiệu quả và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định Bêncạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lývà sử dụng vốn lưu động Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng caohơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt" làm mục đích và nội dung
nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
Trang 2“ Xin trân trọng cảm ơn
- Tập thể cán bộ công nhân viên trường Đại Học KinhTế Quốc Dân
- Thầy cô giáo khoa Ngân Hàng Tài Chính- Công ty cổ phần Đại Việt
Và đặc biệt xin trân trọng cảm ơn
Phó giáo sư – Tiến sỹ: Vũ Duy Hào
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tạitrường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và tận tình hướng dẫntôi hoàn thành chuyên đề này”
Học viên : Nguyễn Hải Bằng
Trang 3Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sởhữu và nợ Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục kháchnhautuỳ theo tính chất của chúng Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trongcác doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạtcac nhân tố như:
- Trạng thái của nền kinh tế
- Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- Quy mô và cơ cấu tổ choc của doanh nghiệp
- Trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý
- Chiến lược phát triển và chiến lựợc đầu tư của doanh nghiệp
- Thái độ của chủ doanh nghiệp
- Chính sách thuế…
1.1.2 Đặc điểm
- Vốn của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên muốn có được lượng vốn đó, cácdoanh nghiệp phải chủ động khai thác, thu hút vốn trên thị trường.
Trang 4- Mục đích vận động của tiền vốn là sinh lời Nghĩa là vốn ứng trướccho hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thu hồi về sau mỗi chu kỳ sảnxuất, tiền vốn thu hồi về phải lớn hơn số vốn đã bỏ ra.
- Vốn góp ban đầu: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư banđầu do cổ đông,chủ sở hữu góp Trong các doanh nghiệp Nhà nước, vốn gópban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước.
- Lợi nhuận không chia: là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư,mở rộng sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Trong quá trình hoật động sảnxuất kinh doanh, nêu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽcó những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.
- Phát hành cổ phiếu: Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng làphát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp Phát hành cổ phiếuđược gọi là hoạt động tài trợdài hạn của doanh nghiệp.
VỐN CSH TỔNG NỢ TẠI MỘT = NGUỒN - PHẢI
Nợ
Để bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sửdụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vaythông qua phát hành trái phiếu.
Trang 5- Nguồn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại: là một trongnhững nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triểncủa bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tếquốc dân Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệpđều gắnliền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng cung cấp, trong đócó việc cung ứng các nguồn vốn Bên cạnh đó, các doanh nghiệpthường xuyên khai thác tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụngcủa nhà cung cấp Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiêntrong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp.
- Phát hành trái phiếu công ty: trái phiếu là một tên chung của giấyvay nợ dài hạn và trung hạn, hay còn được gọi là trái khoán Việclựa chọn trái phiếu thích hợp là quan trọng vì có liên quan đến chiphí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn củatrái phiếu Các loại trái phiếu thường được lưu hành: trái phiếu cólãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu có thể thuhồi, chứng khoán có thể chuyển đổi
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm và phân loại vốn lưu động
Trong nền kinh tế quốc dân mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xãhội Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trườngnhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phảicó đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động Quá trình sản xuất
Trang 6kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá laovụ, dịch vụ Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vàoquá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trịcủa nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắpkhi giá trị sản phẩm được thực hiện Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đốitượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐsản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sảnxuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến vànhững tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định Thuộc vềTSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùngthay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.
TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưuthông Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫnnhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liêntục Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thôngdoanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy,số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanhnghiệp.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứngtrước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảmbảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận
Trang 7động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác Sự vận độngcủa vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
TT-H-SX-H’- T’
Δ T
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận độngcủa vốn lưu động theo trình tự sau:
TT – H – T’
Δ T
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từhình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùngquay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động Cụthể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hìnhthái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sảnxuất Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyểnsang hình thái vốn vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất rasản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất Trải qua quá trình sảnxuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra Như vậy ở giai đoạn này vốn lưuđộng đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩmdở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thuđược tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sanghình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn Vòng tuầnhoàn kết thúc So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh
Trang 8doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở,doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại Đây là một nhântố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhthường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoànkhông ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốnlưu động Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trongcùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạnvận động khác nhau của vốn lưu động Khác với vốn cố định, khi tham giavào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình tháibiểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoànthành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phânloại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Thôngthường có những cách phân loại sau đây:
* Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuấtkinh doanh.
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chiathành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoảnnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,công cụ dụng cụ.
- Vôn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thànhphẩm, vốn bằng tiền(kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn
Trang 9hạn(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp,ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phảithu, các khoản tạm ứng ).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu độngtrong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điềuchỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Theo cách nay vốn lưu động có thể chia thành hai loại:
- Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểuhiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, thành phẩm
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ,tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứngkhoán ngắn hạn
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mứctồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu.
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối vàđịnh đoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khácnhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngânsách nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phầntrong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liêndoanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp
Trang 10- Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vaycác nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông quaphát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanhnghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệpđược hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ Từđó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lýhơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Phân loại theo nguồn hình thành.
Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành cácnguồn như sau:
- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốnđiều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệtgiữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sungtrong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp đượctái đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từvốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốn gópliên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theothoả thuận của các bên liên doanh.
- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổchức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay cácdoanh nghiệp khác.
Trang 11- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu,trái phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanhnghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trongkinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều cóchi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợtối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
* Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưuđộng tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủyếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinhtrong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nguồn vốn nàybao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và cáckhoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn địnhnhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết.
Chúng ta có thể khái quát như sau:
-TSLĐ thường xuyên cần thiết-TSCĐ
Nguồn thường xuyên
Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lýxem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sửdụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
Trang 12mình Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hìnhthành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trêncơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưuđộng này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
1.2.1.2 Kết cấu và nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động Cónhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp vớiyêu cầu của công tác quản lý Thông qua các phương pháp phân loại giúp chonhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốncủa những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lýkỳ này để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động Cũng như từ cáccách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu độngcủa mình theo những tiêu thức khác nhau.
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũngkhông giống nhau Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
Trang 13theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơnnhững đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng.Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động cóhiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
* Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp,có thể chia ra thành 3 nhóm chính sau:
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanhnghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàngvà khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ củachủng loại vật tư cung cấp.
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sảnxuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài củachu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
_ Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựachọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hanh kỷ luậtthanh toán giữa các doanh nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp đã sửdụng VLĐ để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bìnhthường và liên tục Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụnghiệu quả từng đồng vốn lưu động Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả VLĐđược đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ luân chuyển VLĐ
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ởtốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm Vốn lưu
Trang 14động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao vàngược lại.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luânchuyển(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn(số ngày của một vòng quayvốn) Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiệntrong thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm Công thức tính như sau:
L=M/VLĐTrong đó:
L: số lần luân chuyển(số vòng quay) của VLĐ trong kỳ.M: tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ.
VLĐ; vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ.
Trang 15Công thức được xác định như sau:K=360/L hay K=(VLĐ x 360)/MTrong đó:
K:kỳ luân chuyển VLĐ.M,VLĐ: như công thức trên.
Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rútngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển.
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểuhiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiêm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.
- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanhnghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việckhác Nói một cách khác với mức luân chuyển vốn không thay đổi(hoặc lớnhơn báo cáo) song do tăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp cần số vốn íthơn Công thức tính như sau:
M1
Vtktđ = ( x K1 ) - VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0
360
Trong đó: Vtktđ : Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐ0, VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch.M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch
K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
Trang 16Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốnkỳ kế hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo vàvốn lưu động kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động kỳ báo cáo.
- Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanhnghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêmhoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ Công thức xác định số VLĐ tiết kiệmtương đối như sau:
M1
Vtktgđ = x (K1 – K0) 360
Trong đó:
Vtktgđ : Vốn lưu động tiết kiệm tương đối.
M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
Điều kiện để có vốn lưu động tiết kiệm tương đối là tổng mức luânchuyển vốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn kỳ báo cáo và VLĐ kỳ kế hoạch phảilớn hơn VLĐ kỳ báo cáo.
* Hàm lượng VLĐ(hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ).
Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồngdoanh thu Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉtiêu này được tính như sau:
Hàm lượng VLĐ=1/HTrong đó:
Trang 17H:hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.* Mức doanh lợi VLĐ(tỷ suất lợi nhuận VLĐ).
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ trước thuế và lãi vay: chỉ tiêu này phản ánhmức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của thuế TNDN và chưa tính đếnVLĐ được hình thành từ nguồn nào.
Công thức tính như sau:
LN trước thuế và lãi vay
Tỷ suất VLĐ trước thuế và lãi vay = x 100% VLĐ
Trong đó:
VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tính với lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động củathuế TNDN.
Công thức tính như sau:
Công thức tính như sau:
Trang 181.2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động
Trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng rấtcao trong tổng nguồn vốn, đó là một điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn lưu động.
Chính vì vậy cùng với việc xác định vốn, khả năng sử dụng vốn lưuđộng có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại Chỉ khiquản lý sử dụng tốt vốn kinh doanh và vốn lưu động nói riêng thì doanhnghiệp mới mở rộng được quy mô về vốn, tạo được uy tín trên thị trường.Điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ với chất lượngcao, giá thành hạ không những mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà cònlà cơ sở để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp thương mại, phải tìm cách giải quyết tốt cácphương diện về vốn lưu động, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sửdụng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, liên tục Sửdụng vốn lưu động với vòng quay nhanh, giảm rủi ro là sử dụng vốn với hiệuquả cao, nó đòi hỏi người điều hành kinh doanh phải có những quyết địnhđúng đắn Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra những cách thức hợp lý cung cấpđủ lượng vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự trang trải tàichính, tạo ra thu nhập để trang trải các khoản chi phí và có lãi Vì vậy, doanh
Trang 19nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để thu hồi vốn, giảmchi phí, tăng lợi nhuận để phát triển sản xuất.
Sử dụng có hiệu quả vốn lưu động còn là huy động vốn trên thị trườngtài chính, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, thực sự trở thành điềukiện quyết định thành công của doanh nghiệp.
Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý tàichính của doanh nghiệp Quản lý vốn lưu động hợp lý không những đảm bảosử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm từ đó dẫn đến việc giảm chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm Tiết kiệm chi phí về bảo quản đồng thời thúcđẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịp thời Điều này cóý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ phát huy được tính chủ động trong sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp chớp được thờicơ, tạo lợi thế trong kinh doanh.
Vì vậy, quản lý vốn lưu động là vấn đề được quan tâm đặc biệt, với đặcđiểm của vốn lưu động là chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.vốn lưu động vận động có tính chất chu kỳ Do đó để quản lý và bảo toàn vốnlưu động cần lưu ý một số nội dung sau:
- Xác định số vốn lưu động cần thiết tối thiểu trong kỳ kinh doanh, đảmbảo đủ vốn lưu động để quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên,liên tục tránh tình trạng gián đoạn quá trình kinh doanh và tránh tình trạnglãng phí vốn.
- Khai thác tốt các nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp - Có giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động có nghĩa là bảo toànđược giá trị thực tế của đồng vốn, bảo toàn sức mua của đồng vốn không bịgiảm sút so với ban đầu khi ứng vốn ra đầu tư vào tài sản lưu động Đảm bảokhả năng mua sắm và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong quá trìnhsản xuất kinh doanh.
Trang 20Để thực hiện những điều trên ngoài việc sử dụng các biện pháp như:đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợkhó đòi doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sửdụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động, hiệusuất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ Nhờ những chỉ tiêu này có thể điềuchỉnh các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăngmức sinh lời.
VLĐ đóng một vai trò rất quan trọng trong hợp đồng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Trong cùng một lúc, VLĐ được phân bổ trên khắpcác giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau Đểđảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục, đòi hỏidoanh nghiệp phải có đủ VLĐ vào các hình thái đó, để cho hình thái đó cóđược mức tồn tại tối ưu và đồng bộ với nhau nhằm tạo điều kiện cho việcchuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi Dosự chu chuyển của VLĐ diễn ra không ngừng nên thiếu vốn thì việc chuyểnhoá hình thái sẽ gặp khó khăn, VLĐ không luân chuyển được và quá trình sảnxuất do đó bị gián đoạn.
Quản lý VLĐ là một bộ phận trọng yếu của công ty quản lý tài chínhdoanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng chính là nâng cao hiệuquả của hoạt đông sản xuất kinh doanh Quản lý VLĐ không những đảm bảosử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếtkiệm chi phí, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và thanh toán công nợ một cách kịpthời Do đặc điểm của VLĐ là luân chuyển nhanh, sử dụng linh hoạt nên nógóp phần quan trọng đẩm bảo sản xuất và luân chuyển một khối lượng lớn sảnphẩm Vì vậy kết quả hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu phần lớn làdo chất lượng của công tác quản lý VLĐ quyết định.
Quan niệm về tính hiệu quả của việc sử dụng VLĐ phải được hiểu trênhai khía cạnh:
Trang 21+ Một là, với số vốn hiện có có thể cung cấp thêm một số lượng sảnphẩm với chất lượng tốt, chi phí hạ nhằm tăng thêm lợi nhuận doanh ntghiệp.
+ Hai là, đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sảnxuất kinh doanh nhằm tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu bảo đảm tốc độ tănglợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn
Hai khía cạnh đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tới trong công tác quảnlý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.
Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, vì vậy nền kinh tếmuốn phát triển thì doanh nghiệp hoạt động phải có hiệu quả Như đã phântích ở trên, sử dụng hiệu quả VLĐ là một nhân tố tích cực nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuát kinh donh của doanh nghiệp Do đó, không thể phủ nhậnvai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đối với sự phát triển của nềnkinh tế.
Trên thực tế những năm vừa qua, hiệu qủa sử dụng vốn nói chung vàVLĐ nói riêng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nướcđạt thấp Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa bắt kịp với cơ chế thịtrường nên còn nhiều bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn
Mặt khác, hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổnghợp những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về kĩ thuật, về tổ chức sảnxuất, tổ chức thúc đẩy sản xuất phát triển Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ làđảm bảo với số vốn hiện có, bằng các biện pháp quản lý và tổng hợp nhằmkhai thác để khả năng vốn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanhnghiệp.
Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cáchhợp lý, hiệu quả từng đồng VLĐ nhằm làm cho VLĐ được thu hồi sau mỗichu kỳ sản xuất Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho phép rút ngắn thời
Trang 22gian chu chuyển của vốn, qua đó, vốn được thu hồi nhanh hơn, có thể giảmbớt được số VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn thành được khối lượng sản phẩmhàng hoá bằng hoặc lớn hơn trước Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn có ýnghĩa quan trong trong việc giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và hạ giáthành sản phẩm
Hơn nữa, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làthu được lợi nhuận và lợi ích xã hội chung nhưng bên cạnh đó một vấn đềquan trọng đặt ra tối thiểu cho các doanh nghiệp là cần phải bảo toàn VLĐ.Do đặc điểm VLĐ lưu chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm vàhình thái VLĐ thường xuyên biến đổi vì vậy vấn đề bảo toàn VLĐ chỉ xéttrên mặt giá trị Bảo toàn VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đượcđủ mua một lượng vật tư, hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả hànghoá tăng lên, thể hiện ở khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sảnlưu động định mức nói chung, duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, tăng cương quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúpcho doanh nghiệp luôn có được trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, trangthiết bị, kỹ thuật được cải tiến Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến công nghệ hiệnđại sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường Đặc biệtkhi khai thác được các nguồn vốn, sử dụng tốt nguồn vốn lưu động, nhất làviệc sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đểgiảm bớt nhu cầu vay vốn cũng như việc giảm chi phí về lãi vay.
Từ những lý do trên, cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả côngtác quản lý và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp Đó là một trongnhững nhân tố quyết định cho sự thành công của một doanh nghiệp, xa hơnnữa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động
Trang 23Vốn lưu động được vận động chuyển hoá không ngừng Trong quátrình vận động đó, vốn lưu động chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.3.1 Nhân tố chủ quan
* Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếuchính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đầu tưsản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợpvới thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thựchiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nângcao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
* Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kémsẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụngvốn thấp.
* Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sáchgây thất thoát VLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
1.3.2 Nhân tố khách quan
* Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăngtrưởng chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút Điều này làm ảnh hưởngđến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khótiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảmhiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Trang 24* Rủi ro: do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinhdoanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh củacơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh vớinhau Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ranhư hoả hoạn, lũ lụt mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
* Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làmgiảm giá trị tài sản, vật tư vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều nàyđể điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tínhcạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nóiriêng.
* Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chínhsách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chứcvà sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởngkhông tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiêncứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyênnhân của những mặt tồn tại trong việc tổ chức sử dụng VLĐ, nhằm đưa ranhững biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lạilà cao nhất.
Trang 252.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Đại Việt
Công ty Cổ Phần Đại Việt ra đời theo giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số: 0103002976 ngày 8 tháng 10 năm 2001 của phòng đăng ký kinhdoanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đại Việt
Tên giao dịch: DAI VIET JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt: DVC., JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 13 ngõ 174, phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng,Thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ Phần Đại Việt được thành lập dưới hình thức công ty cổphần, tổ chức và hoạt động theo Luật Công ty trên cơ sở các thành viên tựnguyện tham gia góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu rủi ro và lỗtương ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytheo tỷ lệ cổ phần của công ty mình sở hữu hoặc đại diện của các chủ sở hữu
Trang 26Đại hội đồng cổ đông
Ban Giám đốc
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY
+ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, baogồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
+ Quản trị công ty:
+ Hội đồng quản trị: do đại hội đồng bầu, là cơ quan thường trực của ĐạiP Kế toán P Kỹ thuật
P Kinh doanh
Trang 27Hội Đồng, thay mặt Đại Hội Đồng quản trị công ty giữa các kỳ Đại Hội đồngvà có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đếnmục đích, quyền lợi của công ty Hội đồng quản trị có những quyền hạn vàtrách nhiệm như sau: Quản trị công ty theo pháp luật, kiến nghị loại cổ phầnvà tổng số cổ phần được quyền chào bán cho từng loại, quyết định việc chàobán cổ phần mới, trình Đại Hội đồng cổ đông việc tổ chức lại hoặc giải thểcông ty, đề xuất việc đề cử và bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị và bankiểm soát, trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại Hội đồng, kiến nghịmức trả cổ tức, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoảnlỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; thông qua qui chế lao động, tiềnlương phụ cấp, thưởng phạt.
+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại Hội đồng bầuvà bãi nhiễm với đa số phiếu bằng hình thức trực tiếp bỏ phiếu kín Các kiểmsoát viên chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng về những sai phạm của mìnhgây thiệt hại cho công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát có quyền hạn và trách nhiệm chính như sau: thông báođịnh kì tài chính, kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị, tham gia ý kiến chohội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại Hộiđồng ; thành viên ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm về tính trung thực củasố liệu báo cáo cũng như bí mật của công ty Không được cung cấp bất kìthông tin nào của công ty mà theo quyết định của công ty được coi là bảo mật.+ Ban giám đốc: giám đốc điều hành là người đại diện theo Pháp luậtcủa công ty, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày, chịu tráchnhiệm cá nhân trước Hội Đồng quản trị về việc tiến hành các quyền và nghĩavụ được giao.
Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm như sau: Đại diện cho công tytrong các giao dịch với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các nhân về các
Trang 28vấn đề liên quan đến các hoạt động của công ty; thay mặt Đại Hội đồng quảnly toàn bộ tái sản của công ty, xây dựng cơ cấu ,tổ chức điều hành và chịutrách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật;quyết định tuyển dụng sa thải, bổ nhiệm , miễn nhiệm ,cách chức khenthưởng, kỷ luật nhân viên và các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh do Đại Hội đồng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; báo cáo Hộiđồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về kết quảhoạt động kinh doanh của công ty.
+ Các phòng nghiệp vụ:
+ Phòng kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh không chỉ cho côngty mà còn cho các khách hàng của công ty Quản lý lượng hàng hoá nhập bán.Đây là phòng có chức năng rất quan trọng của công ty trong quá trình kinhdoanh, bám sát quá trình đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác ,kịpthời phục vụ cho GĐ ra quyết định đúng đắn
+ Phòng kinh doanh: phụ trách việc kinh doanh, mua bán, Marketing,trao đổi hàng hoá, linh kiện máy tính, máy văn phòng và các sản phẩm dịchvụ khác mà công ty cung cấp.
Phòng kinh doanh làm nhiệm vụ bán hàng, tạo ra doanh thu và lợi nhuậnchính cho công ty Mục tiêu của phòng kinh doanh là làm tốt khâu bán hàng,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quảng bá hình ảnh, sản phẩmcủa công ty trên thị trường.
Bên cạnh đó , theo xu hướng chung của thị trường, phòng kinh doanh cónhiệm vụ theo sát những biến động của thị trường về giá cả, nhu cầu để tư vấnđa dạng hoá sản phẩm, mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàngtrong lĩnh vực chủ yếu về thiết bị công nghệ thông tin.
+ Phòng kỹ thuật: phụ trách công viêc lắp đặt, cài đặt hệ thống, bảo
Trang 29hành, bảo trì các sản phẩm dịch vụ do công ty cung cấp.
+ Phòng kế toán: gồm có kế toán kho và kế toán thanh toán Kế toánthanh toán quản lý chi tiêu chung trong công ty, các phát sinh chi tiêu hàngngày, từ đó tập hợp đến cuối kì, đối chiếu nguồn thu, các khoản phải thu, cáckhoản phải trả, các khoản chi phí phát sinh trong kì do hoạt động kinh doanh.Báo cáo tổng hợp, tổ chức ghi chép phản ánh một cách chính xác, kịp thời vềhiện trạng bán hàng, nguồn thu từ hoạt động bán hàng Trong công viêc củakế toán thanh toán có nhiệm vụ của kế toán công nợ: Theo dõi hợp đồng kinhdoanh, để chốt thời điểm thanh toán tiền hàng của khách hàng, đồng thời theodõi hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tổng hợp doanh thu, và báo cáothường xuyên tình hình tiêu thụ, công nợ của khách hàng Từ đó hối thúcnhân phiên phòng kinh doanh thu tiền theo đúng hạn với khách hàng
Kế toán kho: Bộ phận này có trách nhiệm theo dõi, ghi chép các nghiệpvụ phát sinh trong vấn đề nhập , xuất , tồn sản phẩm Đồng thời có tráchnhiệm tập hợp số liệu cho kế toán thanh toán, phòng kinh doanh và báo cáotrực tiếp ban giám đốc
2.1.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động 2.1.2.1 Cơ cấu vốn kinh doanh
Việc phân bổ tài sản thế nào cho hợp lý để phát huy hiệu quả, đó làvấn đề của mọi doanh nghiệp Để nắm được điều này chúng ta hãy xem xétkết cấu tài sản của công ty trong 3 năm gần đây qua bảng số 01
Bảng số 01: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt
(năm 2005 - 2007)
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêuNăm 2005Năm 2006Năm 2007
Trang 30Số tiềnTỷ trọng %Số tiền Tỷ trọng %Số tiềnTỷ trọng %Vốn kinh doanh628,51009561001317,75100Vốn lưu động523,583,2981184,831130,8585,81Vốn cố định10516,7114515,17186,914,19
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt)
Qua bảng số 01 chúng ta nhận thấy vốn kinh doanh nói chung và vốnlưu động nói riêng của công ty có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng:
- Vốn kinh doanh: năm 2007 tăng 1,38% so với năm 2006 và tăng2,09% so với năm 2005
- Vốn lưu động: năm 2007 tăng 1,39% so với năm 2006 và tăng2,16% so với năm 2005
Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn cố định lại có xu hướng giảm trong 3 nămvừa qua Cụ thể năm 2005 chiếm 16,71% vốn kinh doanh, sang đến năm 2006và 2007 chỉ còn 15,17% và 14,19%
Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn 80%đến 90% Điều này đã phần nào nói lên được đặc điểm của doanh nghiệpkinh doanh thương mại như Công ty cổ phần Đại Việt
2.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn
Bảng số 02: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại
Việt (năm 2005 - 2007)
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007Số tiềnTỷ trọng %Số tiền Tỷ trọng %Số tiềnTỷ trọng %Nguồn vốn628,51009561001317,75100Nợ phải trả328,552,2764167,05952,7572,3Nợ ngắn hạn228,536,3554156,59802,7560,92Nợ dài hạn10015,9110010,4615011,38Vốn chủ sở hữu30047,7331532,9536527,7
Trang 31Lợi nhuận không chia
151,57503,79Vốn góp30047,7330031,3831523,9
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt)
Ta thấy trong năm 2005, vốn chủ sở hữu chiếm 47,73% nguồn vốnkinh doanh, nợ phải trả chiêm 52,27% Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả làgần ngang bằng nhau, điều đó cho thấy phần nào về sự chủ động nguồn vốnkinh doanh của doanh nghiệp, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay.
Nhưng đến năm 2007, do nhu cầu mở rộng thị trường, công ty đã tăngsố vốn kinh doanh lên 1.317.750.000đ và các khảon nợ của công ty cũng theođó tăng lên Năm 2007 nợ phải trả của công ty là 952.750.000đ chiếm 72,3%tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trongtổng nguồn vốn Với tình hình kinh doanh hiện nay, việc tăng các khoản nợngắn hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty dophải trả lãi vay lớn Ngoài ra việc kinh doanh phụ thuộc vào vốn vay cũnglàm cho vai trò tự chủ của công ty bị hạn chế và khả năng rủi ro về tài chínhcao, công ty cần phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nguồn vốn vay.
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phầnĐại Việt
2.2.1 Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đại Việt (2005-2007)
Bảng số 03: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Đại
Trang 325 Lợi nhuận trước thuế 194,700 369,850 563,2006 Thuế thu nhập doanh nghiệp 54,516 103,558 157,696
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt)
Sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp gắn liền với kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh của một doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thìdoanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất ( tái sản xuất mởrộng), vị thế của doanh nghiệp càng được củng cố trên thị trường Ngược lạinếu làm ăn thua lỗ thì doanh nghiệp dễ dẫn đến tới phá sản.
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việttrong 3 năm 2005 đến 2007, ta thấy tổng doanh thu trong 3 năm của công tyđã tăng lên Năm 2006 tổng doanh thu là 2890,75 triệu đồng tăng 61,95%tương ứng 1785 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 tổng doanh thu là4756,6 triệu đồng tăng 64,55% tương ứng 2890,75 triệu đồng so với năm2006 Đồng thời với việc tăng doanh thu, giá vốn hàng bán cũng tăng Xemxét giá vốn hàng bán ta thấy năm năm sau tăng bình quân 65% so với nămtrước Với tốc độ tăng giá vốn như vậy so sánh với tốc độ tăng doanh thuthì tốc độ tăng giá vốn hàng bán gần ngang bằng với tốc độ tăng doanh thu ,chứng tỏ công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
Chi phí năm 2005 khoảng 14% thì sang 2006 và 2007 chi phí chỉ cònkhoảng 11% so với doanh thu.
Ngoài ra, trong hai năm qua các hoạt động kinh doanh của công ty lạiđang có dấu hiệu tăng lên cụ thể là: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm2006 tăng đáng kể so với năm 2005 là 90%, năm 2007 so với 2006 là 59,3%.Điều này cho thấy công ty kinh doanh có hiệu quả.
Trang 33Tóm lại, tuy còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng của toàn bộ cánbộ công nhân viên công ty kinh doanh và xây dựng nhà đã khắc phục mọikhó khăn để kết quả kinh doanh năm 2007 đạt kết quả rất tốt Và với sự nỗlực này của công ty chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng hoạt động kinh doanhcủa Công ty trong các năm tiếp theo sẽ đạt kết quả tốt hơn.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phầnĐại Việt
2.2.2.1 Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt
Công ty cổ phần Đại Việt là một doanh nghiệp thương mại nên yếu tốvốn luôn là một vấn đề quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Sự cần thiết của vốn và tính ổn định của nguồn vốn luôn được doanh nghiệpchú trọng quan tâm Trong bảng số 2 thể hiện cơ cấu nguồn vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp trong 3 năm 2005 dến 2007, trên cơ sở đó ta thấy:
Trang 34 Nguồn vốn thường xuyên = vay dài hạn + vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn thường xuyên năm 2005 = 100 + 300 = 400 triệu đồngchiếm tỷ trọng 63,64% tổng nguồn vốn
Nguồn vốn thường xuyên năm 2006 = 100 + 315 = 415 triệu đồngchiếm tỷ trọng 43,41% tổng nguồn vốn
Nguồn vốn thường xuyên năm 2007 = 150 + 365 = 515 triệu đồngchiếm tỷ trọng 39,8% tổng nguồn vốn
Nguồn vốn kinh doanh có xu hướng tăng, nguồn vốn thường xuyên chủyếu đầu tư vào vốn lưu động đây là một điều thuận lợi trong việc huy độngvốn lưu động vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nó cũng phù hợp vớiđặc điểm hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại cần nhiềuvốn lưu động.
Nhìn chung, hệ số nợ lớn nhưng nguồn vốn thường xuyên cũng chiếmtỷ trọng nhỏ do đó công ty phải luôn quan tâm tới cách thức sử dụng vốn vaycho hợp lý và có hiệu quả, cũng như quan tâm tới vấn đề an ninh tài chính củacông ty.
2.2.2.2 Nguồn vốn lưu động của Công ty cổ phần Đại Việt