1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thép Hà Nội

33 4,5K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 179,42 KB

Nội dung

LỜINÓIĐẦU Kế toán là một công cụ kinh tế gắn liền với hoạt động quản lý của một doanh nghiệp. Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế xã hội.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Kế toán là một công cụ kinh tế gắn liền với hoạt động quản lý của mộtdoanh nghiệp Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời củanền kinh tế xã hội Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì hệ thống kế toáncũng không ngừng hoàn thiện mình Để khẳng định đựơc vai trò quan trọngcủa mình trong công tác tổ chức và quản lý của nhà nước Như nhiều nhàkinh tế học đã quan niệm: Kế toán như một “ ngôn ngữ kinh doanh”, một “nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ, kinh tế – tài chính,phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhằm cungcấp thông tin cần thiết cho việc ra đời các quyết định phù hợp cảu các đốitượng sử dụng thông tin Ngày nay với nền kinh tế thi trường, các doanhnghiệp đã có thể chủ động phát huy sáng tạo lợi thế của mình: vừa đảm bảocho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa góp phần thúc đẩy sự tăngtrưởng của nền kinh tế quốc dân

Trong thời gian thực tập em đã nhận thưc được vai trò ý nghĩa của việctiêu thụ, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại không ngừng cố gắng, nângcao hoàn thiện Hệ thống kế toán để theo kịp tốc độ phát triển nền kinh tế hiệnnay

Được sự giúp đỡ của Thầy ThS Phan Trung Kiên và các cô chú phòng

kế toán Công ty cổ phần thép Hà Nội cùng với kiến thức đã được học tạitrường, em đã thực hiện Báo cáo thực tập tổng hợp của mình

Ngoài lời mở đầu và kết luận , báo cáo thực tập tổng hợp gồm 2 phần :

Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ

phần thép Hà Nội

Phần 2: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty cổ

phần thép Hà Nội

Trang 2

Do còn hạn chế về kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu xót trongquá trình thực hiện báo cáo Em rất mong được sự góp ý của thầy cô, để em

có thể hoàn thiện tốt hơn báo cáo của mình

Phần IKHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HÀ NỘI

1 - ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần thép Hà Nội là một công ty thương mại tổ chức theo luậtcông ty là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tàikhoản riêng

Tên đầy đủ của doanh nghiệp : Công ty cổ phần thương mại thép Hà Nội Trụ sở tại : Km 6 đường Giải phóng - Quận Thanh Xuân– TP Hà Nội

Mã số thuế: 0101394022

Điện thoại: 04.6337684 Fax: 04.6337684

Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các sản phẩm thép

Vốn điều lệ: 3.560.000.000đ

Theo quyết định số: 2866 – GP – TLDN ngày 24/ 12/ 1996 của UBNDThành phố Hà Nội, có giấy phép kinh doanh số : 010890056 ngày 24/04/2002 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội

Công ty cổ phần thép Hà Nội thành lập với nhiệm vụ chính là cung cấpsản phẩm thép các loại cho thị trường thông qua hệ thống chi nhánh, đại lýbán buôn bán lẻ

Cũng như nhiều doanh nghiệp thương mại khác, những ngày thành lậpCông ty cổ phần thép Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về thị trường vàkinh nghiệm kinh doanh Nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ

Trang 3

công nhân viên toàn công ty Công ty cổ phần thép Hà Nội đã trưởng thành vàlớn mạnh không ngừng về mọi mặt, phù hợp với nền kinh tế hiện nay Từ chỗchỉ có 8 cán bộ công nhân viên đến nay công ty đã có 45 công nhân viên Vốnchủ sở hữu tính đến nay là 10.500.000.000đ.

Công ty đã xây dựng được mạng lưới bán hàng thuận tiện gồm:

1 Cửa hàng số 1 Nguyễn Huy Tự

2 Cửa hàng 375 Minh Khai

3 Cửa hàng 36 Võ Thị Sáu

4 Cửa hàng kiot 16 Nguyễn Đức Cảnh

5 Cửa hàng 244 Bạch Đằng

6 Cửa hàng 55 Nghi Tàm

7 Cửa hàng 128 Hoàng Quốc Việt

Một số đối tác giao dịch thương mại chính của công ty:

1 Công ty CP Xây lắp và PTNT

2 Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu

3 Công ty TNHH Tân Phúc Đạt

4 Công ty Xây lắp 665

5 Công ty CP Xây dựng & TM PR05

6 Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần thép Hà Nội là đơn vị kinh tế hoạt đọng trong lĩnh vựclưu thông hàng hoá nên công ty trên thương trường vừa có vai trò là ngườimua, vừa có vai trò là người bán và là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất

và tiêu dùng Công ty chuyên bán buôn bán lẻ các mặt hàng Thép các loạiphục vụ cho xây dựng và kinh doanh thông qua hệ thống cửa hàng của công

ty Hàng hoá của công ty đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, trọnglượng, Hàng hoá của công ty được tổ chức mua về theo phương thức : Trảchậm, thanh toán nhanh trả tiền hàng trước, Sau đó hàng hoá được bảo

Trang 4

quản tại kho và tiến hành xúc tiến bán ra vói nhiều phương thức bán hàng:Bán buôn, bán lẻ, bán hàng thu tiền ngay với các chính sách khuyến khích cảmậu dịch viên và người mua hàng, bán hàng thanh toán sau cùng với việc kýkết các hợp đồng mua bán cụ thể.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường Thép, công ty luôn khai thác các nguồnthép đa dạng từ các nhà cung cấp lớn như: Công ty Gang Thép Thái Nguyên,Công ty Thép Hoà Phát,

Hiện nay công ty có địa bàn kinh doanh rộng nhưng chủ yếu tập trung tại

Hà Nội Công ty dự định mở thêm một số chi nhánh ở các tỉnh lân cận như :

Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nhằm mở rộng thị trường kinh doanh củacông ty cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Thông qua Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sau , ta có thể tháy rõ hơn tìnhhình kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình doanh thu, tình hình sử dụnglao động, của công ty qua các năm

Trang 5

Nhìn vào bảng các chỉ tiêu trên cho ta thấy trong 3 năm liên tiếp tình hìnhNguồn vốn và Tài sản của công ty ngày càng được tăng lên theo sự lớn dầncủa công ty, nhưng mức tăng giữa các năm thì không cao và không đồng đều.Năm 2005 Tổng NV –TS là 7.230 triệu đồng thì năm 2006 tăng lên 8850 triệuđồng, tức là tăng 22,4 % so với năm 2005 Đến năm 2007 Tổng NV –TS đãtăng lên mức 10.500 triệu đồng, tăng 18,64 % so với năm2006 Sự tăngtrưởng này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

Tài sản ngắn hạn của công ty ngày càng tăng do thị trường kinh doanh củacông ty ngày càng được mở rộng : Năm 2005 là 5265 triệu đồng, đến năm

2006 TSNH đã tăng lên 6820 Triệu đồng, tăng 29,52 % so với năm 2005.Năm 2007 mức đầu tư này đã tăng lên 7620 triệu đồng, tăng 11,73% so vớinăm 2006

Tài sản dài hạn của công ty cũng được đầu tư tăng dần lên do sự tất yếucông ty phải mở rộng thêm chi nhánh, nhà kho, vì vậy số tiền đầu tư cũngtăng lên: năm 2005 mức đầu tư của công ty là 965 Triệu đồng Năm 2006mức đầu tư này tăng lên 1030 triệu đồng, tăng 6,73 % Đến năm 2007 mứcđầu tư là 1380 Triệu đồng, tăng 33,987 % một mức đầu tư khá đột ngột, cóthể là do đây là sự chuẩn bị có một cơ sở vững chắc cho tương lai

Về phần nguồn vốn công ty ngoài vốn tự có, công ty còn huy động vốn

từ nhiều nguồn khác nhau như vay ngân hàng, vay ngoài Số nợ phải trả nàycủa công ty đã được công ty tìm mọi phương hướng tận dụng để phục vụ chokinh doanh của công ty Năm 2005 số nợ phải trả là 1280 Triệu đồng, năm

2006 số nợ này chỉ còn 1220 Triệu đồng, giảm 4,69 % so với năm 2005 Đếnnăm 2007 số nợ này lại giảm xuông còn 1140 Triệu đồng, giảm 6,58 %

Nguồn vốn tự có của công ty cũng được ban giám đốc bổ sung bằng phần lợi nhuận kinh doanh được của công ty Năm 2005 số vốn tự có củacông ty là 3950 Triệu đồng, năm 2006 số vốn này tăng lên4630 triệu đồng,

Trang 6

tăng 17,21 % so với năm 2005 đến năm 2007 số vốn tự có của công ty đã là

5360 Triệu đồng, tăng 15,76 % so với năm 2006

Bảng số 2:

BẢNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP QUA CÁC NĂM

Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh các năm hầu như đều tăng: Năm

2993 đạt mức 6605 triệu đồng, năm 2006 tăng lên mức 7460 triệu đồng, tăng12,95 % so với năm 2005; đến năm 2007 thì đạt tới 8867 triệu đồng, tăng18,86 % so với năm 2006 Chỉ tiêu này cho thấy công ty kinh doanh rất cóhiệu quả, mặc dù trong thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.Nhưng do có sự hoạch định về phương thức kinh doanh hợp lý của ban giámđốc

Về các khoản giảm trừ trong quá trình bán hàng của công ty : năm 2005chỉ có 115 triệu đồng; năm 2006 số này tăng lên 155 triệu dồng, tăng34,78 %;

Trang 7

đến năm 2007 tăng lên 209 triệu đồng, tăng 34,84 % so với năm 2006 Dosản phẩm mà công ty bán ra thị trường đều là những loại sản phẩm từ nhữngnhà cung cấp có uy tín nên lượng hàng bị trả lại là rất ít Nên khoản giảm trừchủ yếu là khoản giảm giá hàng bán, đây cũng là mục đích khuyến khíchkhách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán nhanh Như vậy công ty mớithu hồi được vốn nhanh để xoay vòng.

Về giá vốn hàng bán: trên thị trường hiện nay mặt hàng thép cũng là mặthàng có xu hướng tăng giá Đây cũng là một trở ngại lớn đối với việc kinhdoanh của công ty

Về Chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp : Do việc đầu tư cho cơ sởvật chất cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho việc mở rộng thị trường tiêuthụ của công ty nên có xu hướng tăng dần qua các năm Mặc dù công ty đã cốgắng chi phí hợp lý

Về việc sử dụng nhân lực : Công ty cố gắng sử dụng hợp lý nguồn nhânlực hiệu có của công ty sao cho hiệu quả nhất Công ty cũng rất quan tâm dếnđời sông của công nhân viên Vì vậy công nhân viên luôn cố gắng làm việc đểđem lại lợi ích cho Công ty cũng như cho chính cuộc sống của họ

1.2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiêp :

Để đáp ứng nhu cầu , nhiệm vụ phù hợp với điều kiện quản lý trong nềnkinh tế thị trường Công ty cổ phần thép Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hìnhtham mưu trực tuyến bao gồm : ban giám đốc và các phòng chức năng

Trang 8

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Trang 10

ĐỘI VẬN TẢI

Chức năng cửa từng bộ phận:

Ban giám đốc:

+ Giám đốc: Trực tiếp tiến hành kiểm tra tòn bộ hoạt động cảu các phòng

ban và kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của công ty thông qua Phógiám đốc và Kế toán truởng

Giám đốc là đại diện pháp nhân cho công ty và chịu trách nhiệm về hoạt độngkinh doanh của công ty mình

Trang 11

+ Phó giám đốc: Phụ trách kinh doanh và cố trách nhiệm giúp Giám đốc

điều hành và chỉ đạo các bộ phận được Giám đốc uỷ quyền, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc

Các phòng ban:

+ Phòng Kinh doanh: Gồm 5 cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ chỉ đao

các nghiệp vụ kinh doanh toàn công ty Tìm hiểu khảo sát hiện trường để nắmbắt nhu cầu thị trường, giúp tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch kinhdoanh

+ Phòng Tài chính – Kế toán: Gồm 5 cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ

tính toán , ghi chép, phản ánh liên tục toàn diện và có hệ thống các hoạt độngkinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, giám sát mọi hoạt động của công

ty nhằm thực hiện chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc trong công tácquản lý Tài chính – Kế toán của công ty Đồng thời kiểm tra xét duyệt báocáo của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp số liệu báo cáo kê toán toàn công ty

+ Các đơn vị trực thuộc: Công ty có 8 cửa hàng Công ty giao hàng hoá

cho các đơn vị trực thuộc và các đơn vị tự quyết định giá mua bán dựa trênbảng báo giá của công ty cung cấp Trong đó cửa hàng trưởng có trách nhiệmtrước giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về việc làm vàđời sống người lao động tại cửa hàng Có trách nhiệm nộp tiền bán hàng và sổsách ghi chép quá trình kinh doanh của cửa hàng về công ty theo thời hạnquy định

+ Đội vận tải: Chịu sự điều hành của ban giám đốc Có nhiệm vụ vận

chuyển hàng hoá một cách kịp thời , an toàn đáp ứng nhu cầu của khách hàng

2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần thép Hà Nội 2.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán.

Có thể nói bộ máy kế toán của công ty là cánh tay phải đắc lực giúpgiám đốc trong việc kiểm tra , giám sát mọi nghiệp vụ kinh têd tài chính phátsinh thường xuyên liên tục trong đơn vị Cung cấp thông tin một cách thường

Trang 12

xuyên, liên tục đầy đủ và kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty.

Do xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của công ty là hoạt động tronglĩnh vực thương mại Vì vậy nhiệm vụ của bộ máy kế toán được thể hiện quanhững nội dung chính sau:

- Ghi chép , tính toán số hiện có và tình hình tiêu thụ hàng hoá, tính toánđúng đắn chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phíkhác nhằm xác định đúng kết quả bán hàng

- Kiểm tra , giám sát tiến đọ thực hiện kế hoạc bán hàng, tình hình thanhtoán với người mua, người bán, nghĩa vụ đối với nhà nước Đồng thời kiẻmtra việc bảo vệ tài sản, vật tư hàng hoá, phát hiện những hiện tượng tiêu cựctrong kinh doanh

- Cung cấp thông ti chính xác, trung thực và đầy đủ về mọi mặt hoạt độngkinh doanh trong đó chủ yếu la tình hình bán hàng và xác định kết qủa bánhàng nhằm phcụ vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh trong một đơn vị đồngthời phục vụ cho công tác kiểm tra, kiẻm soát của nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh của công ty

Thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty theo cơ chếquản lý và chế độ kế toán do nhà nước ban hành đồng thời làm nhiệm vụ quản

lý kế toán của công ty theo pháp luật nhà nước quy định

2.1.TCơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

Do đặc điểm kinh doanh của công ty là doanh nghiệp thương mại nênCông ty cổ phần thép Hà Nội đã chọn hình thức nửa tập trung, nửa phân tán.Theo mô hình này Công ty có thể theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động củacác chi nhánh, cửa hàng trực thuộc công ty cũng như toàn công ty một cách

dễ dàng Đồng thời có sự phân công lao động , nên công việc thực hiện thuậnlợi , không bị dồn ép

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

Trang 13

TRƯỞNG PHÒNG ( KẾ TOÁN TRƯỞNG )

PHÓ PHÒNG ( KẾ TOÁN TỔNG HỢP )

KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN

CÔNG NỢ

NHÂN VIÊN THỦ QUỸ

Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kết toán trong bộ máy kế toáncủa công ty:

+ Trưởng phòng ( Kế toán trưởng) :

Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống

kê, thông tin kế toán kiểm soát tình hình tài chính công ty

+ Kế toán thanh toán, công nợ:

Giúp trưởng phòng kế toán thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ thanh toáncủa đơn vị như lập phiếu thu – chi , Chứng từ thanh toán khác hàng ngày

Trang 14

Theo dõi tổng hợp và chi tiết việc thanh toán theo mặt hang, theo nhàcung cấp và hợp đồng kinh tế cụ thể

Theo dõi số phát sinh, số dư tức thời và số dư cuối kỳ của các khoản phảithanh toán, trực tiếp thanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán với ngânhàng và các khoản bảo hiểm XH –YT, Kiểm tra, đối chiếu các số phát sinhtrong ngày, tháng năm

+ Nhân viên thủ quỹ: Thu chi tiền mặt hàng ngày tại quỹ

Quản lý quỹ tiền mặt tại két

2.2 Hình thức ghi sổ kế toán.

Hiện nay Công ty cổ phần thép Hà Nội tổ chức hệ thống sổ sách theohình thức Nhật ký chung, các chứng từ hầu như theo mẫu của Bộ tài chính( Có sửa đổi có các chứng từ hướng dẫn phù hợp vơí các hoạt động của côngty) Việc lập, kiểm tra, luân cuyển và lưu dữ chứng từ của công ty tuân theoquy định của Tài chính kế toán hiện hành Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phátsinh đều được lập chứng từ

Các chứng từ này sau khi đã có đủ các yếu tố cơ bản để kiểm tra sẽ đượcđưa và sổ sách kế toán ( Máy vi tính ) Sau đó chuyển sang lưu trữ

Các tài khoản mà công ty sử dụng đều có trong hệ thóng tài khoản kếttoán được ban hành theo quyết định số 1141 TC/ CĐKT ngày 01/ 01/ 1995của bộ tài chính

Hệ thống sổ sách bao gồm các loại sổ sau:

- Sổ Nhật ký chung

- Sổ cái các tài khoản : 511, 641, 642,

- Sổ chi tiết các tài khoản : 111, 112, 131, 632, 3331, 3338, 156,

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN

Trang 15

MÁY VI TÍNH

SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT

SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHỨNG TỪ GỐC

SỔ NHẬT KÝ

ĐẶC BIỆT

Ghi chú:

Trang 16

- Đối với một số tài khoản chủ yếu phát sinh nhiều nghiệp vụ kế toán cóthể mở nhật ký đặc biệt và định kỳ cộng sổ Nhật ký đặc biệt để lấy số liệu ghivào nhật ký chung hoặc ghi thẳng vào sổ cái.

- Cuối tháng tiến hành cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối tàikhoản

- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu số liệu đã ghi trên sổ cái với bảng tổnghợp chi tiết kế toán sẽ lập báo cáo tài chính

 Chế độ áp dụng tại công ty:

+ Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/ 01 và kết thúc 31/ 12 hàng năm

+ Phương phát tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ

+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp bình quân

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thườngxuyên

+ Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho : Theo phương pháp giá thực tếđích danh

+ Các mẫu Báo cáo tài chính công ty sử dụng:

- Mẫu số B01 – DN: Bảng cân đối kế toán

- Mẫu số B02 – DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thông qua Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sa u, ta có thể tháy rõ hơn tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình doanh thu, tình hình sử dụng  lao động, .. - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thép Hà Nội
h ông qua Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sa u, ta có thể tháy rõ hơn tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình doanh thu, tình hình sử dụng lao động, (Trang 4)
Bảng số 1: - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thép Hà Nội
Bảng s ố 1: (Trang 4)
Bảng số 2: - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thép Hà Nội
Bảng s ố 2: (Trang 6)
BẢNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH - Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần thép Hà Nội
BẢNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w