Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Các nhóm khác bổ sung.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHOA HỌC 5 (Trang 38 - 42)

Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá : Đốt rừng làm nơng rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,…; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đờng,…

Hoạt động 2: Thảo luận

* Mục tiêu: HS nêu đợc tác hại của việc phá rừng. * Cách tiến hành:

Bớc 1: Làm việc theo nhóm Các nhóm thảo luận câu hỏi:

Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phơng bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,..)

Bớc 2 : Làm việc cả lớp

Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận:

Hậu quả của việc phá rừng:

- Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thờng xuyên. - Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.

- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủ và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Kết thúc tiết học, GV dặn HS tiếp tục su tầm các thông tin, tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó.

khoa học

Bài 66: tác động của con ngời đến môi trờng đất

I- Mục tiêu

Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá. II.đồ dùng dạy – học: Hình trang 136, 137 SGK.

III- Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: quan sát và thảo luận.

* MT: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đên việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp. * Cách tiến hành:

Bớc 1: Làm việc theo nhóm

Nhóm trởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1,2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi: + Hình 1 và 2 cho biết con ngời sử dụng đất trồng vào việc gì?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó? - GV đi đến các nhóm hớng dẫn và giúp đỡ.

Bớc 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung.

Kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con ngời cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con ngời nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác nh thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,..

Hoạt động 2: Thảo luận

* Mục tiêu : HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trờng đất trồng ngày càng suy thoái.

* Cách tiến hành:

Bớc 1: Làm việc theo nhóm

Nhóm trởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:

- Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,… đến môi trờng đất. - Nêu tác hại của rác thải đối với môi trờng đất.

Bớc 2: Làm việc cả lớp

Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận:

Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:

- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lơng thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, ngời ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Những việc làm đó khiến cho môi trờng đất, nớc bị ô nhiễm.

- Dân số tăng, lợng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trờng đất.

Kết thúc tiết học, GV dặn HS su tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con ngời đến môi trờng đất và hậu quả của nó ( nếu có điều kiện).

KHoa học

Bài 67: Tác động của con ngời đến môi trờng không khí và nớc I- Mục tiêu

- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trờng không khí và nớc bị ô nhiễm.

- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trờng nớc không khí ở địa ph- ơng.

- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nớc.

II- đồ dùng dạy – học: Hình trang 138, 139 SGK. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

* Mục tiêu : HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trờng không khí và nớc bị ô nhiễm.

Cách tiến hành:

* Bớc 1: Làm việc theo nhóm

Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi:

Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nớc. Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi:

+ Điều gì sẽ xảy ra nêu tàu biển bị đắm hoặc những đờng ống dẫn dầu đi qua đại dơng bị rò rỉ?

+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trờng đất và nớc.

Bớc 2 : Làm việc cả lớp

Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trờng không khí và nớc, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.

Hoạt động 2: Thảo luận * Mục tiêu: Giúp HS:

- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trờng nớc và không khí ở địa phơng.

- Nêu đợc tác hại của việc ô nhiễm không khí và nớc. * Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Liên hệ những việc làm của ngời dân ở địa phơng dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trờng không khí và nớc.

+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nớc.

( HS có thể nêu những việc gây ô nhiễm không khí nh đun than tổ ong gây khói, công việc sản xuất tiểu thủ công, các nhà máy ở địa phơng,.. Những việc làm gây ô nhiễm nớc nh vứt rác xuống ao, hồ, …; cho nớc thải sinh hoạt, nớc thải bệnh viện, nớc thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ,..).

- Tuỳ tình hình ở địa phơng, GV đa ra kết luận về tác hại của những việc làm trên. HĐ nối tiếp: Củng cố - dặn dò.

Khoa học

Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trờng

I- Mục tiêu

- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trờng ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHOA HỌC 5 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w