1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng Tổ chức sản xuất ppt

29 1,7K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 646,5 KB

Nội dung

Sản xuất khối lượng lớn biểu hiện rõ nhất đặc tính của hệ thống sản xuất liên tục.Đặc điểm của loại hình sản xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chếbiến chi tiết của sản ph

Trang 1

Bài giảng

Tổ chức sản xuất

Trang 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU

I Vị trí – mục tiêu môn học

1 Vị trí môn học: Tổ chức sản xuất là môn học quản lý kinh tế trong chương

trình đào tạo các ngành kỹ thuật trong đó có ngành điện

Môn học lấy doanh nghiệp làm đối tượng nghiên cứu về nguyên tắc tổ chứcsản xuất và phương pháp quản lý nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sảnphẩm để thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trước khi học môn học này cần hoàn thành các môn học cơ sở, nên bố trí họctrước khi học viên đi thực tập tốt nghiệp

2 Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:

- Sắp xếp việc làm theo kế hoạch sản xuất của cơ sở một cách hợp lý và khoa học

- Bố trí việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động

- Tổ chức tiến độ sản xuất theo đúng qui định và kế hoạch của cơ sở

- Điều động thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất một cách đầy đủ và chính xác

- Theo dõi điều chỉnh sản xuất kịp thời khi thay đổi công nghệ sản xuất

II Một số khái niệm về tổ chức sản xuất

1 Khái niệm về hệ thống sản xuất:

Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra Mục đíchcủa quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng Đầuvào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vậtliệu, đất, năng lượng, thông tin…Đầu ra của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch

vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường

Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm vàcung cấp dịch vụ Nó không chỉ tồn tại trong hệ thống sản xuất chế tạo mà còn tồntại trong lĩnh vực dịch vụ như hệ thống y tế, vận tải, khách sạn, nhà hàng…

HỆ THỐNG SẢN XUẤT

Trang 3

* Hệ thống sản xuất dịch vụ (Non-Manufacturing Operation)

Là các hệ thống sản xuất không tạo ra sản phẩm có hình dạng cụ thể mà tạo racác sản phẩm vô hình, các dịch vụ như: khách sạn, ngân hàng, nàh hàng, bảo hiểm,kiểm toán,…Hệ thống sản xuất dịch vụ có những đặc trưng sau:

- Sản phẩm không tồn kho được

- Quá trình sản xuất đi đôi với tiêu thụ và sử dụng

- Chất lượng sản phẩm của hệ thống sản xuất này chỉ được xác định sau khi đã sửdụng xong sản phẩm đó

- Tuy nhiên, ngày nay có những hệ thống sản xuất vừa tạo ra sản phẩm hữu hình vừatạo ra sản phẩm vô hình

2 Nội dung và những yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất

a Nội dung của quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố sản xuất để cung cấpcác sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho xã hội

Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quá trình lao động sáng tạo tích cực của con người.

Trong sản xuất người ta thường chia quá trình sản xuất thành hai dạng quátrình:

- Quá trình tự nhiên: là quá trình mà đối tượng lao động có những biến đổi vật lý,

hóa học, sinh học mà không cần có sự tác động của lao động, hoặc chỉ cần tác động

ở một mức độ nhất định

- Quá trình công nghệ: là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo, đó

chính là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hóa học củađối tượng chế biến

Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau,căn cứ vào các phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khácnhau

Đặc điểm các loại hình sản xuất

Loại hình sản xuất khối lượng lớn

Trang 4

Sản xuất khối lượng lớn biểu hiện rõ nhất đặc tính của hệ thống sản xuất liên tục.Đặc điểm của loại hình sản xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chếbiến chi tiết của sản phẩm hay một bước công việc của quy trình công nghệ chế biếnsản phẩm, nhưng với khối lượng rất lớn.

Với loại hình sản xuất này, người ta sử dụng máy móc thiết bị và dụng cụ chuyêndùng Các nơi làm việc được bố trí theo nguyên tắc đối tượng Công nhân đượcchuyên môn hóa cao Đường đi của sản phẩm ngắn, ít quanh co, sản phẩm dở dang

ít Kết quả sản xuất được hạch toán đơn giản và khá chính xác

Loại hình sản xuất hàng loạt

Trong loại hình sản xuất hàng loạt, nơi làm việc được phân công chế biến một sốloại chi tiết, bước công việc khác nhau Các chi tiết, bước công việc này thay nhaulần lượt chế biến theo định kỳ

Loại hình sản xuất đơn chiếc

Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất thuộc sản xuất gián đoạn Trong sản xuấtđơn chiếc, các nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau, nhiềubước công việc khác nhau trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ mộtchiếc Các nơi làm việc không chuyên môn hóa, được bố trí theo nguyên tác côngnghệ Máy móc thiết bị vạn năng thường sử dụng trên các nơi làm việc

Loại hình sản xuất đơn chiếc có tính linh hoạt cao

Loại hình sản xuất dự án

Sản xuất dự án cũng là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc tồntaị trong khoảng thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sảnphẩm hay đơn hàng nào đó Sự tồn tại của nơi làm việc ngắn, nên máy móc thiết bị,công nhân thường phải phân công theo công việc, khi công việc kết thúc có thể giảitán lực lượng lao động này hoặc di chuyển đến các công việc khác

c Các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất

- Trình độ chuyên môn hóa của xí nghiệp

- Mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm

- Quy mô sản xuất của xí nghiệp

Trang 5

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP

I Khái niệm và phân loại doanh nghiệp

1 Khái niệm: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có

trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Tên doanh nghiệp:

- Phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được

và có ít nhất hai thành tố là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng

Ví dụ:

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằngtiếng nước ngoài đã đăng ký để cấu thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng củadoanh nghiệp

- Có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay yếu tố phụ trợ khác

để cấu thành tên riêng nếu doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoặcthực hiện các hình thức đầu tư đó

- Không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Không sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

để làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sựchấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó); không được sử dụng từ ngữ, kýhiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức thuần phong mỹ tục của dân tộc

và các qui định khác của pháp luật có liên quan

2 Phân loại:

Có nhiều cách phân loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và haithành viên trở lên, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân

a Công ty trách nhiệm hữu hạn (CT TNHH): là loại hình doanh nghiệp khá

phổ biến tại Việt Nam vì nó phù hợp cho các hoạt động kinh doanh ở quy mô vừa vànhỏ CT TNHH có thể bao gồm nhiều thành viên hoặc một thành viên

* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Thành viên của CT TNHH

2 thành viên trở lên có thể là cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng các quy định về kiện làmthành viên do pháp luật và Điều lệ công ty quy định Số lượng thành viên của công

ty tối thiểu là 2 và tối đa là 50 CT TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp cóchế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn Mặt khác, các thành viên của công ty chỉ chịutrách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty giới hạn trongphạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

Ngoài những đặc điểm vừa nêu trên, CT TNHH 2 thành viên trở lên còn cómột số đặc điểm khác như: không được phát hành cổ phần, việc chuyển nhượng vốncủa các thành viên tương đối phức tạp…

Trang 6

* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do

một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ

sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều

lệ của công ty

b Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba vàkhông hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

c Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá

nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp, là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp :

a Nhiệm vụ của doanh nghiệp:

- Nộp thuế cho nhà nước

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kývới cơ quan có thẩm quyền

- Đảm bảo việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trìnhphát triển sản xuất không gây tàn phá môi trường xã hội

- Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký kết với cácđơn vị kinh tế khác

- Đảm bảo các điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động

b Quyền hạn của doanh nghiệp :

- Chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tự chủ trong lĩnh vực tài chính

- Tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động

- Tự chủ trong lĩnh vực quản lý

II Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp

1 Khái niệm cơ cấu tổ chức:

- Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào

đó các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ của chúng

- Cơ cấu là cách thức mà các nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như những mối liên hệgiữa chúng đã được bố trí và ổn định

- Cơ cấu mô tả kết hợp các yếu tố hợp thành các doanh nghiệp và xác định các đặctrưng:

Phân phối nhiệm vụ

Phân phối quyền lực

Phân phối trách nhiệm

Truyền đạt thông tin

Cơ chế phối hợp

Trang 7

Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (Đơn vị, cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhắm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp.

 Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý:

Tính tối ưu

Tính linh hoạt

Tính tin cậy lớn

Tính kinh tế

2 Các kiểu cơ cấu tổ chức:

Mối quan hệ từ trên xuống dưới được thực hiện theo một tuyến thẳng, người thừahành nhận mệnh lệnh của một thủ trưởng duy nhất trực tiếp Người phụ trách chịutrách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc

Cơ cấu này thích hợp với chế độ một thủ trưởng, tăng cường trách nhiệm cá nhânsong đòi hỏi thủ trưởng có kiến thức toàn diện, am hiểu nhiều lĩnh vực Cơ cấu nàykhông tận dụng được các chuyên gia có trình độ, kiểu cơ cấu này hiện nay ít sử dụnghoạc chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp như tổ, đội, phân xưởng

Cho phép các bộ phận phụ trách các chức năng ra mệnh lệnh về các vấn đề cóliên quan đến chuyên môn của họ đối với các phân xưởng, các bộ phận sản xuất Kiểu cơ cấu này có ưu điểm là thu hút được các chuyên gia, giảm bớt gánh nặngcho thủ trưởng, nhược điểm là vi phạm chế độ thủ trưởng, thông tin dễ dẫm đạpchồng chéo lên nhau

Thủ trưởng được sự giúp đỡ của các phòng chức năng mà quyền quyết định vẫnthuộc về thủ trưởng Cơ cấu này kết hợp được các ưu điểm và khắc phục được các

nhược điểm của hai kiểu cơ cấu trên

Một vài ví dụ về cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp công nghiệp

Trang 8

III Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp

1 Khái niệm và ý nghĩa của cơ cấu sản xuất

Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là tổng hợp tất cảcác bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất và mối liên hệ sản xuất giữa chúng vớinhau

Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, thể hiện trình độphân công lao động Cơ cấu sản xuất là cơ sở xác định cơ cấu bộ máy quản lý doanhnghiệp

2 Các bộ phận của cơ cấu sản xuất

a Bộ phận sản xuất chính: là những bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm

chính Đặc điểm của bộ phận này là nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở thànhsản phẩm chính của doanh nghiệp

b Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng

phục vụ trực tiếïp cho sản xuất chính bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến hànhđều đặn liên tục (bộ phận cung cấp hơi ép, các loại dụng cụ cắt gọt, khuôn mẫu, sửachữa cơ điện )

c Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản

xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ (vải vụn được tận dụng may áo gối,

mũ trẻ, sắt vụn sản xuất dao kéo ) Chú ý doanh nghiệp đường giấy rượu

d Bộ phận sản xuất phục vụ: là bộ phận bảo đảm việc cung ứng, bảo quản,

cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, kho tàng

Trang 9

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ

TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

I Khái niệm về quản lý lao động trong doanh nghiệp công nghiệp

Người lao động là người chủ sở hữu về sức lao động với các kỹ năng sở hữusẵn có của họ (qua việc đào tạo) với tư cách là người cung ứng sức lao động Doanhnghiệp đóng vai trò người có nhu cầu về lao động Vì vậy vấn đề quản lý lao độngtrong SXKD đóng vai trò cực kì quan trọng

Quản lý lao động là quá trình tuyển dụng, duy trì và tạo mọi điều kiện thuậnlợi để khuyến khích người lao động làm việc trong 1 tổ chức nhằm đạt được mụcđích được đề ra

1 Mục đích của quản lý lao động:

- Về kinh tế: sẵn sàng cung cấp cho SXKD những lực lượng lao động phù hợp

về mặt số lượng và chất lượng

- Về xã hội: tạo bầu không khí tốt đẹp của tập thể lao động lao động trongdoanh nghiệp, chăm lo cho người lao động về vật chất và tinh thần, đào tạo,nâng cao trình độ nghề nghiệp và văn hóa của người lao động

2 Nhiệm vụ của người quản lý lao động:

a Nhóm nhiệm vụ mang tính chất nghiệp vụ bao gồm:

- Nhiệm vụ lập kế hoạch lao động (kế hoạch nhu cầu lao động, tuyển dụng laođộng, sử dụng lao động và đào tạo phát triển lực lượng lao động)

- Có vai trò cố vấn về lao động cho các bộ phận

- Giúp thực hiện các dịch vụ về lao động: quản lý hồ sơ, phân công lao động,chỉ dẫn lao động, quản lý lao động, thay thế lao động

b Nhóm nhiệm vụ quản lý lao động có chính sách đối với người lao động

tổ chức lao động và tiền lương:

- Xác định tiêu chuẩn, cấp bậc nghề ngiệp cho công nhân và cán bộ quản lí, hệthống thang lương

- Phân công đề bạt, đánh giá lao động, phong cách lao động,bồi dưỡng nghềnghiệp

- Chăm sóc lao động về vật chất và tinh thần

3 Định mức lao động:

a Khái niệm

Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm

ra trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc lượng thời gian hao phí để hoàn thànhmột đơn vị công việc hay sản phẩm

b Ý nghĩa của định mức lao động

- Là điều kiện để tăng năng suất lao động

- Là cơ sở để lập kế hoạch lao động và tổ chức lao động hàng ngày

- Định mức lao động và định mức hao phí vật tư, tiền vốn là cơ sở để xâydựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính trong năm

- Mức lao động cùng với xếp bậc công việc là căn cứ để trả công cho ngườilao động

4 Phương pháp xây dựng định mức lao động

Trang 10

a Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Dựa vào số liệu thống kê hay số liệu quan sát giản đơn

Dựa vào kinh nghiệm sản xuất của cán bộ, người lao động trong doanhnghiệp

Trong điều kiện sản xuất như nhau, ta quan sát hoặc thống kê khối lượng côngviệc hoàn thành của một người trong nhiều ngày hoặc của nhiều người trong một ngày Sau đó lấy mức trung bình

* Nhược điểm:

+ Không phản ánh được điều kiện sản xuất tốt hay xấu

+ Dung hòa giữa người lao động tốt và người lao động xấu

+ Thiếu căn cứ chính xác

b Phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học

Các bước tiến hành định mức lao động có căn cứ kỹ thuật

Để tiến hành định mức cho các công việc cần tiến hành theo 6 bước sau:

- Chọn mẫu công việc, nhận xét các điều kiện làm việc

- Quan sát quá trình lao động

- Tính toán, phân tích và tổng hợp kết quả quan sát

- Xác định cơ cấu thời gian làm việc hợp lý

- Người lao động và đối tượng lao động

- Người lao động và máy móc thiết bị

- Người lao động với người lao động trong quá trình lao động

Nội dung: Phân công lao động và hiệp tác lao động

* Phân công lao động

Là sự phân công quá trình lao động thành những phần việc khác nhau theo sốlượng và tỷ lệ nhất định phù hợp với các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanhnghiệp Trên cơ sở đó bố trí công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và

sở trường của họ

- Phân công lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: cơ cấu sản xuất, loạihình sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật… do đó khi phân công laođộng phải chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợp lý

- Các hình thức phân công lao động

a Phân công lao động theo công nghệ: là phân loại công việc theo tính chất

quy trình công nghệ, ví dụ ngành dệt may, cơ khí… Hình thức này cho phép xácđịnh nhu cầu công nhân theo nghề tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hóacủa công nhân

b Phân công lao động theo trình độ: là phân công lao động theo mức độ

phức tạp của công việc Hình thức này phân thành công việc giản đơn và phức tạp

Trang 11

(chia theo bậc) tạo điều kiện kèm cặp giữa các loại công nhân trong quá trình sảnxuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ lành nghề của người công nhân.

c Phân công lao động theo chức năng: là phân chia công việc cho mỗi công

nhân viên của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chức năng mà họ đảm nhận

Ví dụ: - Công nhân chính, công nhân phụ

- Công nhân viên quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính…

Hình thức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp,tạo điều kiện cho công nhân chính được chuyên môn hóa cao hơn nhờ không làmcông việc phụ

* Hiệp tác lao động:

Là sự phối hợp công tác giữa những người lao động, giữa các bộ phận làmviệc thành từng nhóm để đạt được mục đích cuối cùng là chế tạo sản phẩm hoànchỉnh, hay hoàn thành một khối lượng công việc nào đó

Quá trình xây dựng nhóm làm việc được thực hiện qua các bước sau:

Xác định vấn đề mà nhóm cần giải quyết

Các thành viên trong nhóm sẽ tham gia thảo luận các vấn đề trong nhóm cần giảiquyết để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng côngviệc nào đó

Đây chính là quá trình xác định mục tiêu hành động cho nhóm

II Quản lý tiền lương trong doanh nghiệp công nghiệp

1 Khái niệm về hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp

Tiền lương trong thực tế có nhiều cách gọi khác nhau như thù lao động, thu nhậplao động, trả công lao động…

Là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng laođộng và người lao động

2 Mục tiêu của hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp.

- Thu hút nhân viên: Mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là yếu tố cơ bảnnhất để ứng viên quyết định có nên chấp nhận làm việc cho doanh nghiệp hay

Trang 12

không Các doanh nghiệp trả lương cao thường có khả năng thu hút được ứng viêngiỏi trên thị trường lao động.

- Hệ thống tiền lương công bằng và hợp lý: sẽ tạo ra không khí cởi mở giữanhững người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất phấn đấu vì sự phát triểncủa doanh nghiệp Ngược lại, hệ thống tiền lương thiếu công bằng và hợp lý sẽ dẫnđến mâu thuẫn nội lãng phí rất lớn trong doanh nghiệp

- Thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật: Để đạtđược mục tiêu này hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp phải được xây dựng trên

cơ sở kích thích động viên nhân viên có đóng góp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật,đồng thời phải đảm bảo một khoảng cách thích hợp về mức lương giữa các loại laođộng có trình độ khác nhau đủ để người lao động không ngừng nâng cao trình độtrong quá trình làm việc

- Hệ thống tiền lương phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật: Nhữngvấn đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả công lao động trong doanh nghiệpthường chú trọng các vấn đề sau:

• Quy định về mức lương tối thiểu

• Quy định về thời gian làm việc và điều kiện lao động

• Quy định về lao động trẻ em

• Quy định về các khoản tiền phụ cấp

• Các quy định về phúc lợi xã hội như: bảo hiểm xã hội, kinh tế, ốm đau, hưutrí…

- Hệ thống tiền lương phải thể hiện tính cạnh tranh, có nghĩa hệ thống tiền lươngcần phải đảm bảo tương với thị trường tiền lương trong khu vực

Doanh nghiệp có thể trả lương tương đương với mức lương của các doanh nghiệptrong khu vực nếu doanh nghiệp muốn giữ vững đội ngũ lao động của mình Doanhnghiệp cũng có thể trả lương cao hơn mức lương của các doanh nghiệp khác trongkhu vực nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao và muốn thu hút lao động giỏi từ cáccông ty và xí nghiệp khác đến Doanh nghiệp cũng có thể trả lương thấp hơn mứclương của các doanh nghiệp khác trong khu vực nếu doanh nghiệp có một trong cácđiều kiện sau:

• Có điều kiện làm việc tốt hơn, ổn định hơn

• Có chế độ phúc lợi cao, các công trình phúc lợi công cộng tốt hơn

• Có chế độ nhà cửa, đất đai cấp cho nhân viên

• Có chế độ đào tạo thăng tiến hợp lý

3 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp

a Tiền lương theo thời gian

Là tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc, thanglương của người lao động

Tiền lương theo thời gian gồm có:

- Lương tháng: tính theo lương cấp bậc cộng với các khoản phụ cấp nhà nước

- Lương ngày: bằng mức lương tháng chia cho 26 ngày

- Lương công nhật: bằng số ngày làm việc thực tế nhân với mức lương côngnhật là mức lương do sự thỏa thuận của người lao động với công ty trước khi làmviệc

Trang 13

2 Tiền lương theo sản phẩm.

Là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ vào kết quả làm được,khối lượng sản phẩm làm ra đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá tiền lương sảnphẩm

Tiền lương = Sản lượng sản phẩm đã nghiệm thu đúng quy cách x Đơn giá tiền lương

• Tiền lương sản phẩm trực tiếp: Không hạn chế, không kể người lao

động đã vượt định mức bao nhiêu, cứ lấy sản phẩm đã nghiệm thu nhân với đơn giátiền lương

• Tiền lương sản phẩm gián tiếp: chế độ lương này chỉ áp dụng cho nhân viên phục

vụ sản xuất Công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt và vượt mức củacông nhân chính hưởng lương theo sản phẩm

L i = P gt × Q l

Trong đó Li: lương của công nhân

Qt: sản lượng thực tế của công nhân chính mà họ phục vụ

Pgt: đơn giá lương gián tiếp

• Tiền lương sản phẩm có thưởng: ngoài số tiền lương theo sản phẩm

không hạn chế còn có thể căn cứ vào chất lượng sản phẩm, mức tiết kiệm nguyên vậtliệu, số sản phẩm định mức mà tính thêm một khoản tiền thưởng

• Phân chia theo sản phẩm lũy tiến: ngoài số tiền lương theo sản phẩm

không hạn chế, căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức mà tính thêm tỷ lệ tiềnthưởng lũy tiến Cách trả lương này có tác dụng kích thích công nhân rất mạnh vàthường được áp dụng khi doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một khối lượng côngviệc trong một thời gian nhất định

Tiền lương của công nhân làm theo chế độ lương sản phẩm lũy tiến được tính theocông thức:

L i = (Q o × P) + (Q × P l )

Trong đó Qo: mức sản lượng

P: đơn giá lương sản phẩm

Pl: đơn giá lũy tiến

Q: số sản phẩm vượt mức sản lượng

• Tiền lương theo sản phẩm tập thể: theo hình thức này tiền lương căn cứ vào số

lượng sản phẩm hoàn thành của cả tổ và đơn giá chung để tính cho cả tổ, sau đóphân phối lại cho từng người trong tổ Phương pháp tính giống như tiền lương theosản phẩm cá nhân trực tiếp

thời gian làm việc thực tế (giờ hoặc ngày) của từng công nhân ở cấp bậc khác nhauthành thời gian của công nhân cấp 1 bằng cách nhân với hệ số cấp bậc tiền lương(gọi là giờ hệ số, ngày hệ số) Sau đó tính tiền lương của một giờ hệ số bằng cách

Trang 14

lấy lương của cả tổ chia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ Cuối cùng tính phần tiềnlương của mỗi người căn cứ vào giờ hệ số của họ và tiền lương của một giờ hệ số.

mức lương cấp bậc từng người để tính lương cho từng cá nhân và của cả tổ.Sau đó dung hệ số điều chỉnh để thanh toán lại tiền lương của mỗi người Hệ

số điều chỉnh là tỷ số giữa tiền lương sản phẩm của cả tổ và tiền lương cấpbậc của cả tổ

• Khoán tập thể theo sản phẩm cuối cùng

Nguyên tắc: lấy thu nhập trừ đi các khoản tiêu hao vật chất, thuế, trích lập các quỹ

theo quy định Phần còn lại phân phối giữa công ty và thu nhập cá nhân theo tỷ lệquy định bởi công thức:

3 Tiền thưởng

Tiền thưởng có tác dụng to lớn trong việc kích thích sản phẩm

- Thưởng hàng năm có tác dụng lôi cuốn mọi người hoàn thành kế hoạch năm

và hoàn thành vượt mức kế hoạch

- Thưởng theo dự án, công trình có tác dụng đưa nhanh công trình, dự án heokịp với tiến độ đề ra

- Thưởng theo công việc tác nghiệp có tác dụng làm cho người công nhânthường xuyên cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất lao động

- Theo chit tiêu xét thưởng ta có các loại thưởng do rút ngắn thời gian sản xuất,

do tiết kiệm, do bảo đảm chất lượng

4 Các khoản phụ cấp

Ngoài tiền thưởng theo hệ thống quy định còn có các khoản phụ cấp sau:

- Phụ cấp khu vực cho các nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậuxấu

- Phụ cấp độc hại và nguy hiểm cho các nghề có điều kiện lao động có tiếp xúcvới chất độc hại và nguy hiểm chưa được tính vào thang lương

- Phụ cấp trách nhiệm áp dụng đối với nghề hay công việc đòi hỏi trách nhiệmcao, hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không phụ thuộc chức năng tồntại

- Phụ cấp làm thêm các ca làm việc ban đêm

- Phụ cấp thu hút áp dụng các công chức, viên chức đến làm ở các vùng mớikhai phá, xa đất liền, có điều kiện sống và làm việc khó khăn

- Phụ cấp đắt đỏ áp dụng cho các nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn so với giábình quân cả nước

- Phụ cấp lưu động áp dụng cho những người thường xuyên thay đổi nơi làmviệc

- Ngoài ra còn có phụ cấp làm ngoài giờ so với tiêu chuẩn quy định

Ngày đăng: 07/03/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, tạo điều kiện cho cơng nhân chính được chun mơn hóa cao hơn nhờ khơng làm công việc phụ. - Bài giảng Tổ chức sản xuất ppt
Hình th ức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, tạo điều kiện cho cơng nhân chính được chun mơn hóa cao hơn nhờ khơng làm công việc phụ (Trang 11)
Hình thức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, tạo điều kiện cho công nhân chính được chuyên môn hóa cao hơn nhờ không làm công việc phụ. - Bài giảng Tổ chức sản xuất ppt
Hình th ức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, tạo điều kiện cho công nhân chính được chuyên môn hóa cao hơn nhờ không làm công việc phụ (Trang 11)
1. Các nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp, bao gồm: - Bài giảng Tổ chức sản xuất ppt
1. Các nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp, bao gồm: (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w