Bài giảng TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ - Phần 8 ppsx

12 729 15
Bài giảng TỔ CHỨC SẢN XUẤT CƠ KHÍ - Phần 8 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức Sản xuất Cơ khí 71 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM CHƯƠNG XX TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CÁC PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 20.1. Khái niệm về các phân xưởng lắp ráp. Trong phần lớn các nhà máy cơ khí các phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ hoàn thiện quá trình chế tạo sản phẩm. Sản phẩm một phân xưởng lắp ráp là máy, thiết bị đo lượng, máy tổ hợp. Một số chỉ tiêu của phân xưởng lắp ráp như chất lượng, nhịp sản xuất đặc trưng cho hoạt động của phân xưởng nói chung. Quá trình lắp ráp là đem các chi tiết đặt vào vị trí của chúng để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ khi lắp ráp cần phải sửa nguội một số chi tiết (do không thực hiện được việc lắp lẫn hoàn toàn). Khối lượng lao động của các nguyên công lắp ráp chiếm 20÷60% khối lượng chế tạo sản phẩm. Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối tỉ lệ khối lượng của các lắp ráp giảm đáng kể (do thực hiện được việc lắp lẫn hoàn toàn). Một trong các chỉ tiêu quan trọng của phân xưởng lắp ráp là thời gian của chu kỳ lắp ráp (thông thường bằng 25÷30% thời gian của chu kỳ chế tạo sản phẩm). 20.2. Phân loại các phân xưởng lắp ráp. Các phân xưởng lắp ráp được phân theo dạng sản xuất như sau: - Phân xưởng lắp ráp đơn chiếc và hàng loạt nhỏ: trong các phân xưởng lắp ráp này phần lớn công việc đều phải làm bằng tay. Trong phân xưởng sử dụng các máy, đồ gá, dụng cụ vạn năng, thời gian lắp ráp lớn và hiệu quả kinh tế không cao. - Phân xưởng lắp ráp hàng loạt vừa: trong các phân xưởng lắp ráp này các công việc bằng tay hoặc không có hoặc rất ít. Quá trình lắp ráp được phân tán thành các nguyên công, vì vậy có khả năng chuyên môn hóa các chỗ làm việc và giảm được thời gian lắp ráp. - Phân xưởng lắp ráp hàng loạt lớn và hàng khối: ở đây việc lắp ráp được thực hiện bằng phương pháp lắp lẫn hoàn toàn, quy trình lắp ráp được chia thành các nguyên công với mức độ cơ khí hóa tự động hóa cao. 20.3. Đặc điểm hiện nay và phương hướng phát triển của các phân xưởng lắp ráp. Mặc dù hiện nay các phân xưởng lắp ráp đã đáp ứng được công nghệ lắp ráp hiện đại, nhưng với sự phát triẻn của khoa học kỹ thuật thì công nghệ lắp ráp phải được nghiên cứu và phát triển toàn diện hơn nữa. Hiện nay khi lắp ráp công việc phải sửa nguội vẫn còn chiếm 15÷20%. Nhiều phân xưởng lắp ráp hoạt động vẫn chưa theo kịp yêu cầu, ở một số nhà máy có tới 15÷20% diện tích của phân xưởng lắp ráp được dùng để chứa các chi tiết dự trữ, làm cho hệ số sử dụng diện tích phân xưởng giảm. Tổ chức Sản xuất Cơ khí 72 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM Hoàn thiện công nghệ lắp ráp (phát triển các phân xưởng lắp ráp) được thực hiện bằng các biện pháp sau đây. - Tăng mức độ chuyên môn hóa. - Cải tiến kết cấu sản phẩm và công nghệ chế tạo chúng. - Nâng cao chất lượng của các chi tiết trước khi đưa vào lắp ráp. - Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình lắp ráp. - Ứng dụng các hình thức tổ chức lắp ráp tiên tiến. - Tổ chức lao động và phục vụ chỗ làm việc hợp lý. - Sử dụng đồ gá và dụng cụ lắp ráp chuyên dùng bằng truyền động hơi ép, dầu ép và điện. 20.4. Một số tính toán khi thiết kế phân xưởng lắp ráp. Khi thiết kế phân xưởng lắp ráp cần xác định các thông số chủ yếu sau: - Diện tích phân xưởng bằng tổng diện tích các chỗ làm việc và diện tích phụ. - Số lượng công nhân sản xuất của phân xưởng. - Số lượng công nhân phụ của phân xưởng (ví dụ như công nhân điều khiển cần cẩu, công nhân lái xe nâng hạ…) - Sau khi có đầy đủ số liệu cần thiết kế mặt bằng bố trí thiết bị lắp ráp. Việc bố trí mặt bằng này được thực hiện tương ứng với dạng sản xuất và hình thức tổ chức lắp ráp. Khi bố trí mặt bằng phân xưởng lắp ráp phải: đảm bảo quãng đường đi ngắn nhất từ phân xưởng cơ khí đến phân xưởng lắp ráp và sử dụng tối đa khả năng vận chuyển đối tượng lắp ráp bằng băng tải treo. Ngoài ra, mặt bằng phân xưởng phải đảm bảo tính thẳng dòng của luồng hàng (di chuyển theo đường thẳng). 20.5. Đặc điểm của tổ chức sản xuất dây chuyền trong phân xưởng lắp ráp. Lắp ráp theo dây chuyền cũng có thể được thực hiện trong điều kiện sản xuất hàng loạt nhỏ. Trong các phân xưởng lắp ráp có thể ứng dụng nhiều loại dây chuyền khác nhau. Chọn phương án này hay phương án khác phụ thuộc vào dạng sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ, mức độ cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất. Ví dụ, khi lắp ráp các sản phẩm lớn cần áp dụng phương án cố định. Băng tải được sử dụng trong các phân xưởng cơ khí có hai loại: băng tải làm việc (thực hiện quá trình lắp ráp trên băng tải) và băng tải phân phối (được dùng để di chuyển đối tượng lắp ráp đến vị trí xác định). Khi lắp ráp theo dây chuyền cần xác định nhịp r.  = Ф   Ф: quỹ thời gian của dây chuyền lắp ráp (giờ). Tổ chức Sản xuất Cơ khí 73 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM T g : thời gian gián đoạn của dây chuyền (giờ). N: sản lượng lắp ráp hàng năm (chiếc). Những vấn đề quan trọng của tổ chức chỗ làm việc trong lắp ráp theo dây chuyền là: - Đảm bảo năng suất cao và nhất là giảm xuống mức tối thiểu mệt mỏi của công nhân. - Cơ khí hóa các công việc bằng tay. - Bố trí đối tượng lắp ráp và trang bị công nghệ hợp lý. 20.6. Đặc điểm của phục vụ kỹ thuật trong các phân xưởng lắp ráp. Một trong những công việc tổ chức phục vụ kỹ thuật trong các phân xưởng lắp ráp là tổ chức sửa chữa. Các thiết bị lắp ráp có kết cấu đơn giản, do đó thiết bị để sửa chữa chung cũng không phức tạp lắm (như các máy công cụ thông thường, máy ép, máy hàn, thiết bị nhiệt luyện…) Vì vậy, sửa chữa thiết bị trong các phân xưởng lắp ráp được thực hiện theo nguyên tắc phân tán. 20.7. Đặc điểm của kiểm tra kỹ thuật trong các phân xưởng lắp ráp. Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các phân xưởng lắp ráp rất phức tạp. Kiểm tra quá trình công nghệ lắp ráp là trách nhiệm của công nhân sản xuất. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ kiểm tra những nguyên công, nơi mà chất lượng của chúng không thể kiểm tra được khi tiếp nhận sản phẩm hoàn thiện. 20.8. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của phân xưởng lắp ráp. Giá thành nhà xưởng để lắp ráp chiếm khoảng 60% tổng giá thành của thiết bị chính. Do đó, từ quan điểm kinh tế trong phân xưởng lắp ráp hiệu quả sử dụng diện tích co một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong chi phí của phân xưởng lắp ráp thì tiền lương của công nhân chiếm khoảng 50%, vì vậy chỉ tiêu về khối lượng lao động và mức độ cơ khí hóa và tự động hóa đóng một vai trò rất quan trọng. Tổ chức Sản xuất Cơ khí 74 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM CHƯƠNG XXI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY 21.1. Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy. Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển nhà máy là hoàn thành kế hoạch của cấp trên v à được thực hiện theo các nội dung sau đây: - Xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận trong nhà máy, tính toán khối lượng lao động cần thiết, tính toán vật tư tài chính, đồng thời xác định mức độ tăng hiệu quả sản xuất theo từng thời kỳ. - Xây dựng kế hoạch tăng trưởng sản xuất bằng cách ứng dụng những thành tưu khoa học và kỹ thuật mới. - Tổ chức và kiểm tra quá trình sản xuất để đảm bảo kế hoạch đặt ra trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn vốn sản xuất. - Kế hoạch phát triển nhà máy có thể được mô tả như sau: 21.2. Lập kế hoạch dài hạn. Khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - kỹ thuật của nhà máy cần xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, đồng thời cần nghiên cứu khả năng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Kế hoạch dài hạn (thường thời gian 5 năm và lâu hơn) cần được chú ý đặc biệt, bởi vì nhiệm vụ nâng cao trình độ kỹ thuật và hiệu quả sản xuất không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Kế hoạch phát triển của nhà máy Kế hoạch phát triển kinh tế kỹ thuật Kế hoạch sản xuất Kế hoạch dài hạn Kế hoạch hàng năm Kế hoạch hàng ttháng Điều phối sản xuất Giữa các phân xưởng Trong phân xưởng Tổ chức Sản xuất Cơ khí 75 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM Những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch sản xuất dài hạn của nhà máy có thể đuwọc chia thành 3 nhóm sau đây: - Các chỉ tiêu trực tiếp xác định kế hoạch sản xuất của nhà máy. - Các chỉ tiêu xác định chi phí vật tư và lao động, giá thành sản phẩm và lợi nhuận. - Các chỉ tiêu xác định quỹ kích thước phát triển kinh tế, phân chia lợi nhuận và những mối quan hệ với ngân sách. 21.3. Công suất sản xuất. Công suất sản xuất của nhà máy là số lượng sản phẩm lớn nhất mà nhà máy có thể chế tạo được khi sử dụng toàn bộ thiết bị và diện tích sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến và các phương pháp tổ chức lao động hiện đại. Công suất sản xuất của nhà máy được xác định theo công thức:   =      M V : công suất sản xuất đầu vào (tấn hoặc chiếc) M r : công suất sản xuất đẩu ra (tấn hoặc chiếc). Kết quả tính công suất sản xuất được dùng để xác định vốn đầu tư, chọn phương án chất tải cho thiết bị và giải quyết vấn đề chuyên môn hóa sản xuất của nhà máy. Trong phân xưởng cơ khí công suất sản xuất của một máy hoặc nhóm máy M sm khi gia công một loại chi tiết nào đó được tính như sau:   =   Ф    C 0 : số thiết bị được sử dụng tại một nguyên công nào đó. Ф  : quỹ thời gian làm việc thực (giờ). t m : thời gian thực hiện nguyên công (giờ). Quỹ thời gian thực Ф  được tính theo công thức: Ф  = .  . (  −  ) s: số ca làm việc. t c : số giờ của 1 ca làm việc (8h). D: số ngày trong năm (365) D 0 : số ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ). Dựa vào M sm có thể tính tiếp công suất sản xuất của công đoạn sản xuất, của phân xưởng sản xuất và của cả nhà máy. 21.4. Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổ chức Sản xuất Cơ khí 76 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM Nhiệm vụ của kế hoạch này là trên cơ sở của thành tựu khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh nghiệm sản xuất tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Kế hoạch nâng cao hiệu quả sản xuất là kế hoạch tổng hợp, nó gồm nhiều kế hoạch thành phần, chúng phản ánh các hướng hoàn thiện hoạt động và tổ chức kỹ thuật. Các kế hoạch đó là: - Kế hoạch hoàn thiện (nâng cao) chất lượng sản phẩm. - Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất. - Kế hoạch tổ chức lao động. - Kế hoạch tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu và năng lượng. - Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ. - Kế hoạch đại tu các thiết bị và nhà xưởng. - Kế hoạch nghiên cứu khoa học. - Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất. 21.4.1. Kế hoạch cải thiện (nâng cao) chất lượng sản phẩm. Các biện pháp của kế hoạch này cần được phân tích theo các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu kỹ thuât: năng suất, công suất, tốc độ, tuổi thọ, thời gian bảo hành, hình dáng và thẩm mỹ của thiết bị. - Chỉ tiêu công nghệ: sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến. - Chỉ tiêu kinh tế: giá thành, giá bán, khối lượng lao động, vốn đầu tư chế tạo sản phẩm và cải thiện chất lượng, chi phí vận hành và thời gian hoàn vốn. 21.4.2. Kế hoạch ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất. Kế hoạch này được xây dựng theo 3 bước sau đây: - Công nghệ tiên tiến. - Cơ khí hóa sản xuất mà trước hết là cơ khí hóa các quá trình lao động nặng nhọc. - Tự động hóa sản xuất. 24.4.3. Kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý, hệ thống lập kế hoạch và hệ thống tổ chức sản xuất. Kế hoạch này bao gồm các công việc chuyên môn hóa các bộ phận sản xuất, cơ khí hóa và tự động hóa hệ thống quản lý sản xuất, hoàn thiện hệ thống chuẩn bị sản xuất và cung ứng vật tư – kỹ thuật, hoàn thiện hình thức và phương pháp hoạch toán Tổ chức Sản xuất Cơ khí 77 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM kinh tế của nhà máy. Trong nhiều nhà máy phần quan trọng của kế hoạch này là thành lập và ứng dụng hệ thống quản lý tự động. 21.4.4. Kế hoạch tổ chức lao động. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức lao động trực thuộc phòng nghiên cứu về lao động bao gồm: cán bộ chính thức của phòng và các kỹ sư, thợ cả, công nhân, họa sĩ, bác sĩ và các nhà tâm lý học. Kế hoạch sau khi xây dựng xong được đưa ra thảo luận ở hội đồng khoa học kỹ thuật của nhà máy và đệ trình lên giám đốc nhà máy để phê chuẩn. 21.4.5. Kế hoạch tiết kiệm vật liệu, nhiên liệu và năng lượng. Kế hoạch này do các nhà thiết kế, các nhà công nghệ và các nhà kinh tế xây dựng. Nó được xây dựng theo 4 hướng chính: - Tiết kiệm nguyên liệu và vật liệu. - Tiết kiệm nhiên liệu. - Tiết kiệm điện. - Tiết kiệm các nguồn năng lượng khác 21.4.6. Kế hoạch cải tiến và thay thế thiết bị cũ. Kế hoạch này do phòng cơ điện và phòng dụng cụ xây dựng. Trong nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ nơi ứng dụng, thời hạn ứng dụng, giá thành của phương án cải tiến hoặc thay thế, nguồn tài chính và hiệu quả của phương án mang lại. 21.4.7. Kế hoạch đại tu các thiết bị và nhà xưởng. Kế hoạch này do phòng cơ điện và phòng xây dựng cơ bản soạn thảo. Nó bao gồm các biện pháp sửa chữa nhà xưởng và các công trình sản xuất, đại tu máy móc, các thiết bị vận chuyển… Ngoài ra, nội dung của kế hoạch còn bao gồm công việc sửa chữa các công trình phụ trợ như nhà làm việc và nhà ở của cán bộ, nhà trẻ, nhà ăn, nhà sinh hoạt văn hóa. 21.4.8. Kế hoạch nghiên cứu khoa học. Trong nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ mục đích và nơi ứng dụng, người thực hiện, thời gian xây dựng kế hoạch và thời gian ứng dụng, chi phí cho đề tài nghiên cứu (cần chỉ rõ nguồn vốn chi cho đề tài nghiên cứu) và hiệu quả kinh tế mang lại của đề tài. 21.4.9. Kế hoạch sử dụng các nguồn vốn sản xuất. Kế hoạch này do phòng kinh tế - kế hoạch và phòng tài vụ xây dựng. Nội dung của kế hoạch bao gồm các số liệu về giá thành các thiết bị chủ yếu và vốn lưu thông. 21.5.Kế hoạch chi phí sản xuất. Tổ chức Sản xuất Cơ khí 78 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM 21.5.1. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được phân loại theo các dấu hiệu sau: - Theo các khoản chi (chi phí chính và các chi phí bổ xung, các chi phí vật liệu, chi phí khấu hao và các khoản chi phí tiền). - Theo đơn vị chi phí (chi phí phân xưởng, chi phí nhà máy và chi phí ngoài sản xuất). - Theo phương pháp đưa vào giá thành (chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp). - Theo mức độ phụ thuộc vào sản lượng (chi phí biến đổi và chi phí cố định). 21.5.2. Giảm chi phí sản xuất nhờ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - kỹ thuật. Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất được chia ra 4 nhóm chính sau đây: - Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất (cơ khí hóa và tự động hóa quá trình công nghệ, hoàn thiện công nghệ, thay đổi kết cấu và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, giảm chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…) - Hoàn thiện tổ chức sản xuất (hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống cung ứng vật tư – kỹ thuật…) - Thay đổi sản lượng và cấu trúc sản phẩm (giảm chi phí cố định, giảm chi phí khấu hao thiết bị…) - Các yếu tố khác (thành lập xưởng sản xuất mới, sử dụng các thiết bị tổ hợp, thay đổi cách bố trí thiết bị sản xuất…) 21.6. Tính toán giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là tổng chi phí (tính ra tiền) của nhà máy để chế tạo ra sản phẩm đó. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu hoạt động sản xuất của nhà máy. Nó phản ánh mức độ năng suất lao động, mức độ sử dụng vật liệu hợp lý và mức độ sử dụng quỹ sản xuất. Khi tính giá thành sản phẩm người ta phân chi phí ra hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. 21.6.1. Chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp gồm: - Chi phí vật tư, chi phí bán thành phẩm và chi phí để mua một số sản phẩm phục vụ sản xuất. Chi phí này (tính theo USD/chiếc) được xác định theo công thức.  =   ( ∑    + ∑     ) − ∑       K V : hệ số tính đến chi phí vận chuyển phôi (1,05÷1,1) m: định mức tiêu thụ vật liệu cho một đơn vị sản phẩm (kg, tấn hoặc m) z: giá mua một đơn vị vật liệu cần dùng. Tổ chức Sản xuất Cơ khí 79 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM n: số chủng loại vật liệu thường dùng. z 0 : giá mua bán thành phẩm hoặc sản phẩm phục vụ sản xuất (USD/chiếc) p: số chủng loại bán thành phẩm hoặc sản phẩm phục vụ sản xuất. m 0 : định mức chất tải cho 1 đơn vị sản phẩm (kg, tấn, m) z m : giá bán một đơn vị chất thải (USD/kg; USD/tấn, USD/m) r: số chủng loại chất thải. - Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất khi ứng dụng hệ thống trả lương theo sản phẩm được tính theo công thức.  = ∑        l t : thang lương tính theo giờ (USD). T tc : thời gian từng chiếc của nguyên công (phút) m: số nguyên công của quy trình công nghệ. 21.6.2. Chi phí gián tiếp. Chi phí gián tiếp (chi phí ngoài sản xuất) được xác định theo % của chi phí sản xuất (khoảng 3% chi phí sản xuất). Tổ chức Sản xuất Cơ khí 80 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM CHƯƠNG XXII LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 22.1. Nhiệm vụ và bản chất của việc lập kế hoạch sản xuất. Nhiệm vụ của lập kế hoạch sản xuất là đảm bảo hoạt động bình thường cho tất cả các khâu sản xuất để chế tạo sản phẩm theo số lượng và thời hạn đặt ra. Lập kế hoạch sản xuất phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: + Đảm bảo nhịp sản xuất và số lượng sản phẩm cần chế tạo. + Giảm tối đa thời gian gián đoạn của đối tượng sản xuất trong quá trình chế tạo. Giảm gián đoạn của đối tượng sản xuất cho phép giảm chu kỳ sản xuất, giảm khối lượng sản xuất chưa hoàn thiện và tăng tốc độ lưu thông của thiết bị. Gián đoạn của quá trình sản xuất được đánh giá bằng hệ số gián đoạn K g .   =       T s : thời gian của chu kỳ sản xuất (giờ). T c : thời gian của chu kỳ công nghệ (giờ). + Đảm bảo chất tải đồng đều cho thiết bị và nhà xưởng. + Cần có tính linh hoạt cao, nghĩa là có khả năng điều chỉnh nhanh để chế tạo loại sản phẩm mới. Lập kế hoạch sản xuất gồm các phần sau đây. - Tính kế hoạch hàng tháng để xác định chính xác thời gian chế tạo xong sản phẩm. - Tính toán chất thải do thiết bị và nhà xưởng. - Xác định nhiệm vụ cho các phân xưởng và cho các chỗ làm việc. - Kiểm tra và điều chỉnh quá trình sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất được thực hiện trong phạm vi nhà máy và trong phạm vi phân xưởng. Do đó, người ta phân biệt: lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng và lập kế hoạch trong phân xưởng. Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng nhằm mục đích: - Xác định nhiệm vụ sản xuất cho các phân xưởng. - Đảm bảo số phối hợp trong công việc giữa các phân xưởng để hoàn thành kế hoạch sản xuất của nhà máy. Lập kế hoạch sản xuất trong phân xưởng có nghĩa là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của phân xưởng bằng cách chi tiết hóa công việc cho đến từng nguyên công, đồng thời tổ chức kiểm tra và đièu chỉnh quy trình công nhân. [...].. .Tổ chức Sản xuất Cơ khí 81 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào dạng sản xuất, vì vậy dưới đây sẽ nghiên cứu các phương pháp lập kế hoạch sản xuất trong các dạng sản xuất khác nhau 22.2 Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc 22.2.1 Đặc điểm của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc Trong sản xuất đơn chiếc các đơn đặt hàng được thực hiện cho từng sản phẩm có... và tính liên tục của quá trình sản xuất Sự di chuyển của đối tượng gia công được tổ chức trên cơ sở tính toán của từng dây chuyền liên tục Cơ sở để lập kế hoạch trong sản xuất hàng khối là: GV Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM Tổ chức Sản xuất Cơ khí 82 - Tài liệu kỹ thuật xác định quy trình công nghệ và mức chi phí vật liệu và lao động cho toàn bộ sản phẩm của nhà máy - Định mức các chi tiết dự trữ (để... chuẩn bị sản xuất, lập tài liệu kỹ thuật, tính toán chu kỳ sản xuất, kiểm tra tiến trình sản xuất và xác định giá thành sản phẩm Lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện sản xuất đơn chiếc có đặc điểm là xác định nhiệm vụ cho từng công đoạn sản xuất theo từng chủng loại chi tiết được thực hiện bằng cách lựa chọn các nhiệm vụ của phân xưởng có tính đến tiến trình công nghệ 22.2.2 Lập kế hoạch sản xuất theo... tiếp thực hiện 22.3 Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng loạt 22.3.1 Đặc điểm của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng loạt Kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng (kế hoạch của nhà máy) trong sản xuất hàng loạt có những đặc điểm sau đây: - Số chủng loại chi tiết trong phân xưởng và ở chỗ làm việc có tính ổn định tương ứng với mức độ chuyên môn hóa của chúng - Phân chia nhiệm vụ được xác... tiết nào đó bị sự cố) Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân xưởng trong sản xuất hàng khối có những đặc điểm sau đây: - Sản lượng cho các phân xưởng được xác định theo quý (sản lượng theo tháng chỉ được xác định trong những trường hợp sản xuất không ổn định) - Số chủng loại sản phẩm của các phân xưởng được tính theo số lượng chi tiết chứ không theo từng cụm - Nhiệm vụ sản xuất được xác định theo mức chi... sản phẩm 22.3.2 Kế hoạch sản xuất theo ca – ngày Nhiệm vụ của kế hoạch này là điều chỉnh lại kế hoạch của từng chỗ làm việc trong thời gian ngắn và chuẩn bị mọi công việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tại mỗi chỗ làm việc 22.4 Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối Yêu cầu chủ yếu của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối là đảm bảo tính nhịp và tính liên tục của quá trình sản. .. làm việc hoặc theo mức độ tăng lên - Lập kế hoạch sản xuất trong phân xưởng được xác định cho từng chỗ làm việc và được xác định trực tiếp từ sản lượng của phân xưởng (hay kế hoạch của phân xưởng) - Kế hoạch sản xuất hàng ngày cũng được xác định trực tiếp từ kế hoạch của phân xưởng Tính chất ổn định của sản xuất hàng khối tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị cơ khí hóa và tự động hóa và trong... sản xuất theo ca – ngày Theo kế hoạch này thì nhiệm vụ sản xuất được cụ thể hóa tới từng ca cho công nhân Khi chu kỳ sản xuất ngắn thì cần lập kế hoạch sản xuất theo ngày và phân chia ra theo ca Nhiệm vụ của ca làm việc có thể chỉ bao gồm các công việc như chuẩn bị tài liệu công nghệ và đồ gá, vật liệu và phôi Kế hoạch công việc ở công đoạn sản xuất là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch công việc trong... của phân xưởng Tính chất ổn định của sản xuất hàng khối tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị cơ khí hóa và tự động hóa và trong một số trường hợp có thể áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tự động GV Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM . sản xuất) được xác định theo % của chi phí sản xuất (khoảng 3% chi phí sản xuất) . Tổ chức Sản xuất Cơ khí 80 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM CHƯƠNG XXII LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT. chi phí sản xuất. Tổ chức Sản xuất Cơ khí 78 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM 21.5.1. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất được phân loại theo các dấu hiệu sau: - Theo. được tổ chức trên cơ sở tính toán của từng dây chuyền liên tục. Cơ sở để lập kế hoạch trong sản xuất hàng khối là: Tổ chức Sản xuất Cơ khí 82 GV. Phạm Ngọc Hiếu - Bộ môn CNCTM -

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan