1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên (qua Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo và Việt Nam Lý Thường Kiệt)

91 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên (qua Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo và Việt Nam Lý Thường Kiệt) có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Phạm Minh Kiên và tiểu thuyết lịch sử; diện mạo lịch sử dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên; một số đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC DA G

NGUYEN THỊ NGỌC HÀ

DAC DIEM TIEU THUYET LICH SU PHAM MINH KIE!

(QUA TIEN LE VAN MAT, TRAN HUNG DAO

VA VIET NAM LY THUONG KIET)

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 60, 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYÊN PHONG NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bắt ki công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

MO BAU 1

1 Ly do chon dé tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vĩ nghiên cứu 9

4, Phuong pháp nghiên cứu 9

Š Bố cục luận văn 10

CHƯƠNG 1 PHAM MINH KIEN VA TIEU THUYET LICH SỬ 1

1.1 PHAM MINH KIEN - CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP "

1.1.1 Cuộc đời "

1.1.2 Sự nghiệp văn học của Phạm Minh Kiên 12

L2 TIEU THUYET LICH SỬ CỦA PHẠM MINH KIÊN 14

1.2.1 Một số quan niệm về tiểu thuyết lịch sử 14

1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử trong văn nghiệp của Phạm Minh Kiên 16

1.3 VỊ TRÍ CUA PHAM MINH KIEN TRONG QUA TRINH PHAT TRIEN

CUA VAN HOC NAM BỘ 2

1.3.1 Vài nét về văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX 2 1.3.2 Đồng góp của Phạm Minh Kiên đối với văn xuôi Nam Bộ 22

CHƯƠNG 2 DIỆN MẠO LỊCH SỬ DÂN TỌC TRONG TIỂU THUYẾT

LỊCH SỬ PHẠM MINH KIÊN 26

2.1 HIEN THUC LICH SU TRONG TIỂU THUYET PHAM MINH KIEN26

2.1.1 Nhân vật lịch sử 26

2.1.2 Sự kiện lịch sử 34

2.1.3 Không gian - thời gian lịch sử 38

22 HƯ CÂU, SÁNG TẠO TRONG TIÊU THUYET LICH SU’ PHAM

Trang 4

2.2.1 Các dạng hư cấu, sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử 4l 2.2.2 Vai trồ của hư cấu, sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử: 4 CHUONG 3 MOT SO DAC DIEM NGHE THUAT TIEU THUYET

LICH SU CUA PHAM MINH KIEN 54

3.1, NGHE THUAT XÂY DUNG COT TRUYEN TIEU THUYET LICH SU 34

3.1.1 Xung quanh vấn để cốt truyện $4

3.1.2 Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên 5S

3.1.3 Tổ chức tác phẩm 39

3.2 NGHE THUAT MO TA NHAN VAT 63

3.2.1 Cách thức giới thiệu xuất xứ nhân vật @

3.2.2 Mô tả diện mạo nhân vật 65

3.3 NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIÊU THUYẾT LỊCH SỬ

PHAM MINH KIÊN 70

3.3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật - 70

3.3.2 Giọng điệu nghệ thuật 75

3.3.3 Về một số điểm hạn chế trong nghệ thuật tiểu thuyết của Phạm

Minh Kiên T7

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO §2

Trang 5

MO BAU 1 Lý do chọn đề tài

Đầu thế kỷ XX văn xuôi Nam Bộ phát triển mạnh mẽ với nhiều tên tuổi lớn như: Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhy, Đam Phương Nữ Sử, Hồ Biểu Chánh Trong các dé tài quen thuộc, đáng chú ý là mảng tác phẩm viết về các sự kiện và nhân vật lịch sử Sự xui én của tiểu thuyết lịch sử một mặt nhằm khơi gợi tỉnh thần dân tộc “khai dân trí chấn đân khí” và mặt khác cũng nhằm chống lại làn sóng truyện Tàu dang lâm mưa làm gió trong đời sống văn học Nó cũng góp phần thức tỉnh mọi tầng lớp xã hội, từ trí thức cho đến bình dân tình cảm yêu nước thương nöi

thông qua những câu chuyện về tiền nhân Tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên ra đời cũng nằm trong mục đích đó

Tác giả Phạm Minh Kiên từng được độc giả biết đến với thể tài tiểu

thuyết ái tình, tiểu thuyết luân lý lấy đề tải xã hội và tiểu thuyết trinh thám

Nhưng tiểu thuyết lịch sử mới là thé tài thành công nhất của ông Những tiểu thuyết này đã khẳng định tên tuổi của ông trong nền văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỷ XIX dau thé ki XX Tiếp nối truyền thống tiểu thuyết hóa lịch sử của Truong Duy Toản và Tân Dân Tử, nhưng tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên mang một nét riêng so với những nhà tiểu thuyết lịch sử trước đó Với hàng chục tác phẩm, trong đó phần lớn là các tiểu thuyết lịch sử, lấy sự kiện, nhân vật Việt Nam làm đối tượng mô tả, Phạm Minh Kiên trở thành cây bút tiêu biểu về đề tải này

Trang 6

vì thế mà chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên để nghiên cứu Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ những giá trị nghệ thuật mà Phạm Minh Kiên đã tạo ra; trên cơ sở đó khẳng định những

đóng góp của ông đối với quá trình phát triển của văn học Nam Bộ nói riêng

và văn học Việt Nam nói chung 2, Lịch sử vấn đề nghiên cứu

"Phạm Minh Kiên là nhà văn viết tiểu thuyết có bút lực dồi dào Với hàng chục cuốn tiểu thuyết lấy đẻ tài xã hội, trinh thám, lịch sử ông là nhà văn có số lượng tác phẩm lớn, thể tài đa dạng Tuy vậy, khi nhắc đến Phạm Minh Kiên, người đọc thường chú ý trước tiên đến các tiểu thuyết lich sử Đây chính là mảng tác phẩm thành công nhất trong cuộc đời viết văn của ông Các

nhà nghiên cứu cũng cho rằng, so với lớp nhà văn cùng thời, những sing the

gọi là "wuyện xã hội” của Phạm Minh Kiên chưa vượt hơn Tân Dân Từ,

Nguyễn Chánh Sắt, nhưng xét về tiểu thuyết lịch sử thì ông thuộc vào hàng

những nhà văn dẫn đầu Với hai chục cuốn tiểu thuyết, trong đó có Š tiểu

thuyết về để tài lịch sử Việt Nam, cùng rất nhiều bài viết in trên các báo chí đương thời, ông đã có những đóng góp dáng kể cho lịch sử văn học đân tộc

Cuộc đời và tác phẩm của Phạm Minh Kiên đã được giới nghiên cứu quan tâm khá sớm Một số bài viết về con người và tác phẩm Phạm Minh Kiên đã được công bố rải rác trong nửa thế kỷ lại đây Nhìn chung, những đánh giá về nhà văn này tương đồi thống nhất

Trang 7

một đắng yếu nhân của Nam Việt một trang danh tướng của Lý triều; để tán dương những công lao sự nghiệp của một đắng tướng tài đã ghe phen xung

đột với một nước cực to cực rộng hon hét trong cdi Á Đông nảy, đem một đạo binh rit it 6i, độ chừng van ma đám phá nỗi một đạo bình to lớn xắp mười của Trung Quốc giang san Như thế công nghiệp ấy có đáng chép ghỉ mà cho

đồng bào ta xưng tụng hằng ngày chăng?°{1ó, tr 2]

‘Sau nay, trong tập Địa chí Lăn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập 2) khi đề cập đến các tác gia viết truyện lịch sử Việt Nam, nhóm nghiên cứu cũng đã đành sự chú ý đáng kể đối với Phạm Minh Kiên trong tư cách một nhà tiểu thuyết Không chỉ là người sáng tác nhiều và có những tác phẩm làm say mê độc giả đương thời, ông còn là người đưa ra những nhận định sắc sảo có tinh

chất "lý thuyết”, "lý luận” về tiêu thuyết Về tiểu thuyết lịch sử (cũng có khi Phạm Minh Kiên gọi là *dã sử”), ông cho rằng nó không phải là lịch sử, nhưng dã sử không được trái với lịch sử, nó dựa vào lịch sử song có sáng tạo tình tiết, nhân vật phụ [6, tr 316-320] Điều đó có nghĩa là nhà văn có quyền

hư cấu, sáng tạo tình tiết nhân vật theo ý muốn của mình

“Trên thực tế, Phạm Minh Kiên đã rất chú trọng đưa các yếu tố có tính chất “hư cấu, sáng tạo” vào trong tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết của ông không thuần túy sự thật lịch sử mà có cả phần hư cấu Chẳng hạn trong Viét Nam Lý Thường Kiệt, nhà văn đã migu tả nhân vật Lý Thường Kiệt là con người văn võ song toàn Thế nhưng những gì viết về nhân vật y cũng không phải hoàn toàn là sự thật thật Pham Minh Kiên đã pha trộn vào đấy nhiều yếu tố hư cấu Điều này làm cho nhân vật trở nên sống động hơn Đồng thời, nó còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với người anh hùng dân tộc

Trang 8

Phạm Minh Kiên Tác giả bài viết nhận định: Đây là “hai tiểu thuyết lịch sử tiếp nối truyền thống tiểu thuyết hóa lịch sử được khởi đi từ Trương Duy

Toản, Tân Dân Từ Đây là thời sáng giá của tiểu thuyết lịch sử và đến

những năm 40 thê loại này mới được các nhà văn khai thác nhiều trong tiến trình tiểu thuyét hign dai” (31, tr 282-283], Theo tác giả thì tiểu thuyết lịch sử là một dòng mạch riêng, xuất hiện khá sớm trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ Nó thu hút rất nhiều nhà văn tham gia Phạm Minh Kiên không phải là người mở đầu song ông là một trong những cây bút dẫn đầu trong mạch truyện lịch sử Nhận xét trên đã góp phần khẳng định một điều, những đóng góp của Phạm Minh Kiên cho văn xuôi quốc ngữ giai đoạn đầu thé ky XX la rat quan trong

“Trong một bài viết khác cũng của Nguyễn Quang Thắng, có tiêu đề Pham Minh Kién tiểu thuyết gia lịch sử, nhà nghiên cứu có đưa ra nhận xét đáng lưu ý: "các tác phẩm của nhà văn Phạm Minh Kiên phần lớn đều lấy lịch sử Việt Nam làm bối cảnh, các nhân vật xuất hiện trong sách là những nhân

chứng lịch sử cho sự sống còn của dân tộc Việt Nam từ cổ thời đến cận đại “Ông là nhà văn cùng thời với các ông: Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Nguyễn

Bửu Lộc, Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Nguyễn Ý Bửu và cũng là một trong vài nhà viết tiểu thuyết lịch sử

phong ở Nam Kỳ (Trương Duy Toàn, Tân Dân Tử) vào thời điểm chữ Quốc ngữ còn trong giai đoạn phôi thai” [30, tr.1253-1254] Đánh giá này của Nguyễn Quang Thắng vẻ cơ bản là tiếp tục khẳng định điều đã được chính tác giả trình bày ở công trình trước đó

mà chúng tôi đã dẫn

Trang 9

đầu văn xuôi quốc ngữ có lý do xã hội của nó Những nhà văn như *Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử, Hồ Biểu Chánh không thể chịu được cái tinh thế nghịch lý là người Việt Nam mà cứ dịch sách ca ngợi anh hùng của ai đâu trong lúc anh hùng của nước ta bị quên lăng” 8, tr 251-252] Vì thé họ viết truyện lịch sử một mặt dé “chống lại” hiện tượng truyện Tàu “làm mưa làm gió”, "đân mình lại mê truyện dich của Trung Hoa”, mặt khác đáp ứng nhu cầu thưởng thức truyện viết bằng chữ quốc ngữ của độc giả đương thời Theo Bing Giang thì nguyên nhân khiến cho truyện của Phạm Minh Kiên hắp din người đọc trước hết là do ông biết khai thác, vay mượn đề tài trong quốc sử của nước nhà để sáng tác Xuất phát từ tinh thần yêu nước, nhà văn đã dùng văn học để khơi dậy tỉnh thần dân tộc của cộng đồng Đó là một cách lựa chọn đúng đắn, hiệu quả của Phạm Minh Kiên

“Tác giả Nguyễn Công Lý, trong bài viết “Phạm Minh Kiên: cây bút tiểu

thuyết với cảm hứng lịch sử” đánh giá cao những tác phẩm có yếu tổ lịch sir

của Phạm Minh Kiên Nhà nghiên cứu khẳng định: “Như vậy, chưa nói định tính, chỉ riêng định lượng, Phạm Minh Kiên đã viết đến 07 tiểu thuyết lịch sử với gần một ngàn trang ¡n thi đó là một con số không nhỏ của một đời cầm bút viết văn! Phạm Minh Kiên không chỉ giúp người đọc hiểu sâu, hiểu rõ hơn về một thời đại lịch sử cách chúng ta từ bảy trăm đến cả nghìn năm mà còn lâm sống đây lịch sử một thời oai hùng của đân tộc, từ đó khơi gợi cho người đọc lòng yêu nước, lòng căm thủ giặc ngoại xâm cướp nước, tự hảo về truyền thống anh hùng của dân tộc, với mục đích sâu xa là góp thêm tiếng nói nhằm cổ vũ quốc dân đồng bào nói chung, nhân dân Nam Bộ nói riêng vùng lên chống thực dân Pháp lúc bấy giờ.”[51] Theo Nguyễn Công Lý thì tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên có ý nghĩa lớn ở chỗ, đó cũng là cách "phổ biến trong điều kiện nước nhà đang bị ngoại

Trang 10

Phan Mạnh Hùng có bài viết “Tiểu thuyết Nam bộ đầu thế kỷ XX viết về

lich sử Thăng Long - Hà Nội

quát về các tiểu thuyết lịch sử ở giai đoạn đầu thế kỷ XX viết về vùng đắt và

con người lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội Tác giả có đề cập đến các

“Trong bai này, nhà nghiên cứu đã nhìn bao bộ L£ triều Lý Thị, Tiên Lê vận mạt, Việt Nam Lý Trung Hưng, Trần Hưng Dao của nhà văn Phạm Minh Kiên, Việt Nam Lê Thái rổ của Nguyễn Chánh Sắt và Năng gánh cang thường của Hồ Biểu Chánh Theo Phan Mạnh Hùng, “Đây là những bộ tiểu thuyết lấy cảm hứng từ lịch sử dân tộc và được viết bằng chữ Quốc ngữ La tỉnh, thể hiện tỉnh thần “trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” của các nhà văn xuất hiện vào giai đoạn tương đối sớm ở Nam Bộ Nội dung các bộ tiểu thuyết này tập trung vào hai vấn đề chính là xây ý X đến XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê với các danh nhân lịch sử Lý Công Uấn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên " [49]

Đoàn Lê Giang có bài viết “Tiểu thuyết viết vẻ Lý: Công Udn ctia Pham Minh Kiên và cảm hứng dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ trước 1945" Nhà nghiên cứu cho rằng, khi viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn đã lấy cảm hứng từ lịch sử nước nhà, xuất phát từ tỉnh thần yêu nước, tự tôn dân tộc,

dựng đất nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta từ

Trang 11

Nhìn chung, các sáng tác của Phạm Minh Kiên ở thể tài tiểu thuyết lịch

tết đánh

sử đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau Trong đó, có nhiều bai

giá cao sự nghiệp văn chương của ông Vào lúc văn chương quốc ngữ đang phôi thai, thử nghiệm mà Phạm Minh Kiên đã có đến 20 tác phẩm với các

mảng thể tài khác nhau, điều đó chứng tỏ nỗ lực sáng tạo của nhà văn là hết

sức lớn lao

Có một điểm chung trong ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu về ý tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên, đấy là sự thôi thúc từ thực tiễn xã hội Vào đầu thế kỷ XX, rất nhiều nhà văn cũng có động cơ sáng tác truyện lịch sử như Phạm Minh Kiên, như Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắc „ Hồ Biểu Chánh, Họ sáng tác trên tình thần chống lại làn sóng dịch thuật, phổ biển truyện lịch sử, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc đang chế ngự hoàn toàn đời sống văn học nước nhà Rõ ràng sáng tác truyện lịch sử là một việc làm có chủ ý của các nhà văn nặng lòng với đắt nước, dân tộc

‘Tat nhiên tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên cũng có một số hạn chế Chẳng hạn, tác giả vẫn chưa thoát ra khỏi sự chỉ phối của lối truyện chương hồi truyền thống Điều này được các nhà nghiên cứu chỉ ra một cách

cụ thể

Trong quyển Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thể kỷ XIX đầu thể ký XX, Nguyễn Kim Anh đã có những nhận xét về tiểu thuyết 7iển Lé vận mạt của Phạm Minh Kiên: “Đọc nhiều tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Có thể thấy, về

phương diện nghệ thuật viết tiểu thuyết lịch sử, ác giả không có sự tiến bộ nào, không có sự đổi mới nảo trong việc xây dựng cốt truyện, mô tả các chỉ tiết cũng như việc sử dụng ngôn ngữ” [I, tr 568-602] Đó là nhận định khá thắng thần

Trang 12

tiểu thuyết thì những sáng tác của Phạm Minh Kiên bộc lộ những khiếm

thuyết

khuyết là điều dễ hiểu Thậm chí, các sáng tác còn ảnh hưởng

chương hồi của Trung Hoa và câu văn khơng thốt khỏi lối văn biển ngẫu, ngôn ngữ sử dụng còn mang tính ước lệ khuôn sáo, ít có sự gọt dũa câu từ cũng là tỉnh hình chung, không riêng gì tác phẩm của Phạm Minh Kiên

Đấu ấn tiểu thuyết chương hồi rất dễ nhận ra ở đầu các chương với hai câu văn biển ngẫu nêu lên nội dung của chương đó, và ở cuối chương là câu:

“muốn biết sự việc diễn biến như thể nào xin xem hồi sau sẽ rõ”, hoặc "xem

tiếp sẽ rõ” Đó là một cách mô phỏng, rập khuôn tiểu thuyết chương hỏi truyền thống Song mặt đáng ghi nhận ở đây là sáng tác của ông đã thể hiện được tỉnh thần dân tộc Ông đã khai thác lịch sử dân tộc để làm chất liệu cho sáng tác văn học Hay chí ít, nó cũng có tác dụng khấy động, thức tỉnh quốc cđân đồng bảo Rõ rằng là *khi dân ta trở nên “nghiện” tiểu thuyết của người

Tàu, họ biết rành sự tích Địch Thanh đời Tống, Nhơn Quý đời Đường, Quan

Công đời Hán còn hỏi đến ai là anh hùng hào kiệt nước nhà thì ngẫn ngơ

chẳng biết” như nhận xét của Phạm Minh Kiên trong Lời tựa Việt Nam Lý Thường Kiệi, thì những sing tác của ông cũng có những giá trị không thé phủ nhận Chính Phạm Minh Kiên đã góp phần làm phong phú diện mạo tiéu 'thuyết lịch sử dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ

Tom lai, có thể nói từ trước đến nay, các vấn đề liên quan đến tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên đã được giới nghiên cứu đề cập trong khá nhiều công trình Tuy vậy, đó mới chỉ là những nhân định chung chung Sự thực thi

Trang 13

của chúng tôi là qua đó đễ góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn xuôi quốc ngữ nửa đầu thế ki XX

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đắi tượng nghiên cứu: Trong đề tài này, đối tượng mà chúng tôi lựa

chọn để nghiên cứu là các đặc điểm nghệ thuật tiêu thuyết lịch sử Phạm Minh

Kiên; bao gồm những vấn đề thuộc nội dung, tư tưởng nghệ thuật và các phương điện thuộc hình thức nghệ thuật của tác phẩm

"Phạm vi nghiên cứu: đặc điểm nghệ thuật tiêu thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên sẽ được chúng tôi tập trung khảo sát trong 3 tác phẩm là Tiển Lẻ vận mạt (nhà in Tín Đức Thư xã, Sài Gòn, 1932); Trả» Hưng Đạo (nhà in Tín Đức Thur xa, Sai Gon, 1933) và Việi

Sai Gon, 1929) “Nam Lý Thường Kiệt, nhà in Đức Lưu Phương, 4 Phương pháp nghiên cứu

'Thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp tham chiếu lịch sử: Tiền Lẻ vận mạt, Trần Hưng Đạo và

Việt Nam Lý Thường Kiệt là những tác phẩm văn học được sáng tác đựa trên các cứ liệu lịch sử xã hội Mặt khác, cốt truyện của ba tiểu thuyết này được trình bày theo quá trình thời gian Chính vì thể, trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp tham chiếu để tiếp cận đối tượng Phương pháp này vừa giúp chúng tôi phát hiện được những ý tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua các hình tượng nghệ thuật, vừa cho thấy sự sáng tạo của tác giả trong việc sử

lĩnh vực văn học dụng lịch sử vào

Trang 14

Phân tích, tổng hợp: đây là những thao tác được chúng tôi sử dụng để phân tích, đánh giá các yếu tố nghệ thuật (như thể giới hình tượng, cốt truyện,

ngôn ngữ ), phục vụ cho mục đích nhận thức về đối tượng § Bồ cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày thành ba chương:

Chương 1: Phạm Ainh Kiên và tiểu thuyết lịch sử Chương này đề cập đến những vấn đề chung như quan niệm về tiểu thuyết lịch sử (của các nhà văn cùng thời và quan niệm của Phạm Minh Kiên), những vấn để về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Phạm Minh Kiên; vị trí của tác giả trong lịch sử văn học dân tộc

Chương 2: Điện mạo lịch sử dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử Pham Minh Kiên Chương này đi vào tìm hiểu những đặc điểm nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của Phạm Minh Kiên trong ba tiểu thuyết lịch sử của ông

Trang 15

CHƯƠNG 1

PHAM MINH KIEN VA TIEU THUYET LICH SỬ

1.1 PHAM MINH KIEN ~ CUQC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP 1.1.1 Cuộc đời

Pham Minh Kiên là nhà văn ni

tiểu sử của ông là điều mà cả độc giả lẫn giới nghiên cứu đều biết rat it Co rat lg giai đoạn đầu thế kỷ XX thế nhưng nhiễu tài liệu về Phạm Minh Kiên nhưng hiện vẫn chưa rõ quê quán, năm sinh và mắt của ông Người ta chỉ biết rằng ngoài bút danh Phạm Minh Kiên, ông còn ký tên Tuấn Anh và Dương Tuấn Anh trên một số bài viết đăng báo Có một số nhà nghiên cứu thì cho rằng tên thật của nhà văn là Dương Tuần Anh Nhưng đó cũng chỉ là suy đoán chứ chưa có chứng cứ nào thật sự thuyết phục

Về quê quán, của Phạm Minh Kiên, nhiều tài liệu, trong đó có 7ừ điển

văn học (bộ mới) cho biết Phạm Minh Kiên quê gốc ở miền Trung Ông xuất thân là tu sĩ, theo đạo Phật, sau đó vào Sài Gòn gia nhập ling văn làng báo tir những năm 20 của thể kỷ XX

"Phạm Minh Kiên là người viết rất nhiều Ông cộng tác thường xuyên với các báo như Nông cổ min đàm, Đông Pháp thởi báo, Lục tỉnh tân văn, Nam Kj kinh té báo Khi làm báo, Phạm Minh Kiên đảm trách bài vớ trong các mục như Ty do dién dan, Van uyễn, Xã luận Bài viết của ông có phong cách riêng, tạo dấu ấn sâu sắc đối với bạn đọc

Phạm Minh Kiên đã từng là chủ bút của tờ Nóng cổ mín đàm từ số 123,

đến số cuối 133 vào năm 1924; chủ bút tờ báo Niựr zẩm (do ông Lê Thành hết Tường sáng lập) Cũng giống như phần lớn các nhả văn cùng thị

Trang 16

1.1.2 Sự nghiệp văn học của Phạm Minh Kiên

Ngồi cơng việc làm báo, Phạm Minh Kiên còn viết nhiều tác phẩm văn

học, chủ yếu là tiểu thuyết Ông đã để lại cho văn xuôi quốc ngữ giai đoạn

này tit cả khoảng hai chục tác phẩm Đắy là những bộ truyện (gồm nhiễu tập)

có quy mô lớn nhỏ khác nhau và được ông xếp vào từng nhóm riêng Những

nhóm này chúng tôi sắp xếp chủ yếu dựa trên cách gọi tên của tác giả * Nhóm “luân lý tiểu thuyết” gồm có các tác phẩm:

~ Hiểu nghĩa vẹn hai, đăng ở Nông cổ mín đàm từ số 28 (20 ~ 10 ~ 1922) ddén s6 $8 (19 - 5 — 1923) Nha in Đức Lưu Phương, Sài Gòn, 1923

- Mười lãm năm lieu lac (Dương Tuân Anh tự thuậ), đăng ở Nông cổ min dam tit s6 8 (21 — 6 — 1922) dén s6 27 (13 — 10 — 1922) Nha in J Nguyễn

'Văn Viết, Sài Gòn, 1923

* Nhóm "trình thám tiểu thuyết” có các tác phẩm: - Bí mật phí thường, Nhà in Xưa Nay, Sài Gon, 1925

~ Cái rương bí mật, Nhà ìn J Nguyễn Văn Viét, Sai Gon, 1925 * Nhóm “kim thời tiểu thuyết” gồm các tác phẩm:

~ Ai lỗi lẫm, kim thời tiêu thuyết, đăng ở Nông cổ mín đàm từ số 122 (19 —8~ 1924) đến số 133 (04 ~ 11 - 1924), 196

* Nhóm *

tình tiểu thuyết” có các tác phẩm:

~ Bức te tinh, Du Centre xuat ban, Sai Gon, 1927 - Béo tan mây hiệp, Tin Đức thư xa, Sai Gòn, 1928

* Cũng có khi ông gọi chung chung là “tiểu thuyết”, “kim thời tiểu

thuyết”, chẳng hạn các tác phẩm:

= Hai mươi nãm lao lực, 2 cuôn, xuất bản 1924 và 1927, Sai Gòn ~ Ấn oán vì tình, Nhà in Xưa Nay, Sai Gon, 1925

Trang 17

~ Tình duyên xáo ngộ, Tìn Đức thư xã, Sài Gòn, 1925 và 1931 - Thói đời đen bạc, Tình nghĩa đổi thay, Nha in J Nguyén Văn Sài Gòn, 1931; Nhà in Đức Lưu Phương, Sài Gòn, tái bản, 1931

~ Một đoạn sẵu tình, Tín Đức thư xã, Sài Gòn, 1931

Nhìn chúng, tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên dù là "tiểu thuyết xã hội",

“tiểu thuyết trình thám" i

răng Tư tưởng quán xuyến ở đây là dé cao dao lý, ca ngợi tình cảm thủy “tiểu thuyết ái tình” đều có mục

chung, khuyên dạy con người sống phải lấy nhân nghĩa, đạo đức làm trọng, sống phải có tình nghĩa có trước có sau

* Đáng chú ý hơn cả trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Minh Kiên là nhóm tác phẩm được ông gọi là "tiểu thuyết lịch sử”, “ti

lòn, 1926 thuyết da sử” gồm: ~ Vĩ nước hoa rơi, Nhà in Xưa Nay, Sai

- Việt Nam anh kiệt (Vì nghĩa liễu mình), Nhà in Xưa Nay, Sai Gòn, tái bản, 1927, Tín Đức thư xã, Sải Gòn, tái bản, 1928; Nhà in Thạch Thị Mậu, Sài Gòn, tái bản, 1929

- Việt Nam Lý trung lung (Việt Nam Lý Thường Kiệu, Nhà in Đức Lưu Phuong, Sai Gon, 1929; Tín Đức thư xã, Sài Gòn, tái bản, 1932

~ Lê triều Lý Thị (Sự tích Lý Công Uẩn), Imprimé Nguyễn Văn Viết,

Sai Gon, 1931; Tin Dite thu xã, tái bản, 02 cuốn

~ Tiên Lẻ vận mạt, Tín Đức thư xã, Sài Gòn, 1932, 05 cuốn

~ Trần Hưng Đạo, tiêu thuyết lịch sử, Tín Đức thư xã, Sài Gòn, 07 cuốn, 193

Hầu hết các tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên đều lấy đề tài từ hiện thực lịch sử Việt Nam Đây cũng là những tác phẩm thành công hơn cả,

đưa lại danh tiếng tốt đẹp cho nhà văn Bối cảnh của các câu chuyện chủ yếu xảy ra vào thời Tiền Lê năm (981 - 1009), Lý (1010 - 1225), Trần (1225 -

Trang 18

đoàn kết của dân tộc ta nhằm đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ chủ quyền độc lập dân

tộc và toàn vẹn lãnh thổ

Đối với nội dung trong các tiểu thuyết lịch sử vừa nêu trên chúng ta nhận ra được ý đồ của tác giả khi sáng tác Đó là thông qua những câu chuyện lịch

sử để đề cao tỉnh thần dân tộc, thức tỉnh tính thần yêu nước cho thể hệ trẻ, làm

sống lại một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Qua những trang sử “khô

khan trong hòm quốc sử”, ông đã tái dựng lại hiện thực lịch sử bằng cách kết hợp giữa sự thực lịch sử với truyền thuyết, đã sử Nhà văn đã tạo nên những "hình tượng nhân vật với tim vóc lớn lao (với những hành động phi thường) và cả những biểu hiện của con người bình thường (với những cá tính, những

khiếm khuyết) mà trong sử sách các nhà viết sử đã không đề cập đến

1.2 TIEU THUYET LICH SU CUA PHAM MINH KIÊN

1.2.1 Một số quan niệm về tiểu thuyết lịch sử

vốn xuất hiện từ lâu và ngày nay đã trở

Khái niệm “tiểu thuyết lịch

nên phổ biến trong giới nghiên cứu văn học Tuy vậy quan niệm của các học

giả, các nhà sáng tác về đối tượng này cũng rất khác nhau Bản thân Phạm

Minh Kiên, người viết nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử cũng khơng hồn tồn nhất {quan trong cách xác định thể loại cho tác phẩm của mình Có lúc ông gọi là “lịch sử tiểu thuyết”, nhưng cũng có khi ông lại gọi là “đã sử tiểu thuyết”, mặc dù xét về đặc điểm, tính chất thì chúng đều giống nhau

"Theo Từ điển Văn học (bộ mới) tiêu thuyết lịch sử là “Thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính” [ 36, tr 1725] Đây là một cách hình dung về thể loại rất rộng

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Thỉ pháp Van hoc Trung dai Liệt Nam thi cho rằng “người ta có thể dùng tên gọi "tiểu thuyết" với nội hàm đẻ chỉ bắt cứ tác phẩm tự sự nào có tính nghệ thuật được ghi theo thể loại sử”

Trang 19

Một số nhà văn thì định nghĩa tiểu thuyết lịch sử dựa chủ yếu vào mục đích, ý nghĩa của tác phẩm Chẳng hạn, Tân Dân Tử quan niệm: “Tiểu thuyết

thì có nhiều thứ khác nhau, nhưng tiểu thuyết lịch sử thì cần nhứt cho quốc cđân ta lúc này hơn hết muốn cho nước nhà phổ thông thì chẳng chỉ hay cho

bằng tiểu thuyết làm mai nhơn đề dẫn dắt quốc dân đi vào đường lịch sử Đó

là một phương pháp anh minh và công hiệu” [49] Trong Lời tựa tiểu thuyết Gia Long tu quốc, ông viết “Lịch sử đại lược chỉ tóm tắt những sự lớn lao mà không nói căn kẽ những sự mảy múng Còn lịch sử tiểu thuyết thì nói đủ cả, vừa chuyện lớn lao vừa chuyện mây múng đều trải ra như một cảnh tự nhiên, biểu hiện trước mắt Lịch sử đại lược có nói nhân vật sơn xuyên, quốc gia hưng phế, mà không ta trang mão ngữ ngôn, không tả tính tỉnh phong cảnh, còn lịch sử tiểu thuyết thì tả đủ nhân vật sơn xuyên, tính tình, ngôn ngữ,

tả tới hi nộ ái ố, trí não tinh thần, tả tới phong cảnh cỏ hoa, cửa nhà đài các, nhành chim lá gió, nhạc suối kèn ve, làm cho độc giá xem quyển sách miệng, đọc câu văn mà đường như mình đã hóa thân đi du lịch Xem thấy một phong, cảnh, một nhơn vật nào đó, khiến cho kẻ ấy dễ cảm xúc vào lòng dễ quan niện

vào trí”

Tân Dân Tử cũng là người viết một số truyện lịch sử Khi sáng tác truyện lịch sử đã xuất phát từ quan niệm: “Cứ việc trực trần thiệt sự, chẳng «dam bay điều đặt chuyện, lời lẽ quá ư hoang đường; mà cũng chẳng đám lạc xa đề, mà ra khỏi vòng quốc sử Bộ tiểu thuyết này tác giả chỉ để câu văn giản đi lời nói thiệt thả, chẳng dám tự gọi rằng: "Bộ này không phải là bộ sách vô

ích cho quốc dân xã hội” là đủ” [49]

Đối với nhà văn Hồ Biểu Chánh, tuy tiểu thuyết lịch sử không phải là sở

trường, song vẫn có quan niệm riêng về thể loại này, Khác với Tân Dân Từ,

Trang 20

truyện hay sao? Ấy vậy viết một bộ truyện An Nam, ví dầu không giúp vui cho độc giả được đi nữa, thì cũng biên chép được một đoạn sự tích của nước mình, làm như thế tưởng có lẽ không phải là một việc vô ích” (Lời tựa Nang

gánh cang thường) [41]

“Tiểu thuyết lịch sử là thê loại văn học truyền thống lâu đời trong văn học

'Việt Nam Với đặc trưng viết

Š nhân vật, sự kiện, tiến trình lịch sử tiểu thuyết lịch sử có những quy ước riêng, đó là mối liên quan chặt chẽ với quá khứ, cái đã xảy ra, đã tồn tại trong nhận thức của công đồng Những tranh cãi về quan niệm thể nào là tiểu thuyết lịch sử, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử là

sỉ, hư cầu và sự thật trong tiểu thuyết ra sao vẫn chưa có l

4L

Có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu, do xuất phát từ những điểm nhìn khác nhau đã đưa ra những cách hiểu riêng về thuật ngữ này Tuy nhiên theo

chúng tôi, tiểu thuy Š loại văn học dựa vào lịch sử cùng với

lịch sử là một

sự hư cấu của nhà văn trên bình diện lịch sử là cái có sẵn; nhà văn chỉ đồng vai tò tái dựng lại lịch sử bằng thủ pháp nghệ thuật của mình nhằm làm cho lịch sử trở nên sống động, có sức hắp dẫn lôi cuốn đọc giả

1.2.2 Tiểu thuyết lịch sử trong văn nghiệp của Phạm Minh Kiên “Trước khi viết văn Phạm Minh Kiên là một nhà báo với bút danh Tuần Anh, Dương Tuấn Anh, thường viết ở mục Tự do diễn đàn, Văn Uyễn, Xã luận trên các tờ báo Xông cổ mín đàm, Đông pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn, “Nam kỳ kinh tế báo Ngoài ra, thỉnh thoảng ông còn làm thơ đăng các báo

hoặc giới thiệu tác phẩm, tác giả mới

Trang 21

nội dung Chẳng hạn: /fiều nghĩa ven hai, Tình duyên xảo ngộ, “Ân oán vì tình, Béo mây tan hiệp, Duyên phận lờ làng,

Nội dung, kết cấu, cốt truyện ở những tác phẩm ở giai đoạn đầu thường

rất đơn giản Phạm Minh Kiên chưa thành công lắm khi viết lối truyện này

'Văn của ơng chưa thốt khỏi “lối văn biển ngẫu trau chuốt, liền mạch ( )

Việc sử dụng một cách lạm dụng những từ cổ cộng với những chỉ tiết lắp ghép, vô lý đã làm cho truyện đọc trở nên nhằm chán, khó thuyết phục” [1, tr 575 — 5777] Bản thân Phạm Minh Kiên cũng đã thử sức ở thể loại truyện trình thám Tuy vậy, các truyện Cái rương bí mặt, Bí mật phí thường cũng

không dé lai nl

Nhung khi ông khai thác đề tài lịch sử thì để viết tiểu thuyết thì tình

ấn tượng cho người đọc

hình khác hẳn Đây đúng là sở trường, sở nguyện của ông Do đó tên tuổi của

ông lập tức thu hút được sự chú ý của độc giả Với một loạt tác phẩm viết về

đề tài lịch sử, trong đó có cả những tác phẩm lấy đề tài lịch sử Trung Quốc

(Vì nước hoa rơi, Lý Bằng Phí) và 05 tác phẩm lấy đề tài lịch sử Việt Nam,

Phạm Minh Kiên trở thành nhà văn có đóng góp lớn cho văn học dân tộc ở thé tai nay

Pham Minh Kiên “là nhà văn cùng thời với các ông: Nguyễn Chánh Sắc,

Phú Đức, Nguyễn Bửu Lộc, Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Nguyễn Ý 'Bữu và cũng là một trong vài nhà viết tiểu thuyết lịch sử tiền phong ở Nam Ky (Trương Duy Toản, Tân Dân Tử) vào thời diém chữ Quốc ngữ còn trong, giai đoạn phôi thai” [30, tr 1253] Các tác phẩm của ông phần lớn đều lấy lịch sử Việt Nam làm bối cảnh, các nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết là những nhân vật đã từng quyết định vận mạng dân tộc, là những nhân chứng, lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời cỗ đến cận đại

Trang 22

tiếp vào các năm 1927, 1928, 1929) Đây là một cuốn tiểu thuyết đã sử viết

theo hình thức chương hồi gồm 15 hôi Bối cảnh câu chuyện được lấy từ hiện thực lịch sử nước ta đoạn cuối thời nhà Hồ, khi lúc giặc Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ, sai Trương Phụ dẫn quân sang cướp nước Việt Trong truyện, các nhân vật như Lý Phụng Tiên, Hồ Ngọc Sương, Trịnh Kế Siêu, Nguyễn Lệ Minh, Vân Lôi, Võ Hùng Sanh, Thể Lan, không kể nam hay nữ, đều là những tắm gương anh dũng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Mỗi người

một số phận nhưng cuối cùng đều tựu nghĩa dưới ngọn cờ nghĩa của Lê Lợi Tiểu thuyết Tiển Lê vận mại được xuất bản vào năm 1932 Đây là cuốn

truyện dải 17 hồi, chia làm 5 cuốn; nói về một nhân vật đây tai tiếng trong

lịch sử là vua Long Đĩnh *Đây là bộ

về sự tích vua Lê Long Đĩnh - một vua cuối đời nhà thuyết được tiểu thuyết hóa lịch sử jén Lé — Lé Long Dinh

là một người hoang dâm vô đạo, bạo ngược, hiểu sát Vì hoang dâm , không

ngồi được nên phải nằm mà coi triều, sử gọi là Lé ngoa triéu Con người bạo

ngược, hiếu sát, hoang dâm này được tác giả cho rằng “không thua gì Kiệt,

Trụ của Tâu”” [30, tr 1253 — 1254] Binh bộ Thượng thơ Hoàng Gia Tinh vi phát hiện âm mưu của bọn gian thần định đầu độc thái hậu, bị vu oan là cho người hành thích vua Họ Hoàng phải bị xử tội, gia sản bị tịch biên Hàn Lâm học sĩ Trần Quảng vì quá bức bối trước cảnh gian thần lộng quyền, hôn quân vô đạo đã làm thơ tỏ ý than thở, cũng bị xử tử, vợ con phải tìm phương lánh nạn Nhưng Trần Quảng may mắn thoát chết do được người con trai liều thân ác của Long Đĩnh khiến Hoàng thái

hậu quá đau lòng phải chết vì uất ức, vì quá tức giận Chánh hậu vì can ngăn

cướp pháp trường, giải cứu cho cha Tô

Trang 23

Bộ tiểu thuyét da sir Lé eriéu Ly zhj gm 31 hồi, chia thành 02 cuốn, được the gid cho ra mắt lần đầu vào năm 1931 Tác phẩm này còn có tên gọi

khác là Sự đích Lý Công Liấn Đây là câu chuyện về người mở đầu vương

triều nhà Lý Các sự kiện kéo dai kể từ thời trẻ, trải qua quá trình làm quan

dưới triều Lê (Tiền Lê) cho đến khi lên ngôi báu Đây là câu chuyện về một vị canh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá, một bậc mình quân của trong lịch sử Việt Nam Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Công Uẫn đã nỗi tiếng thông minh, tài năng khí phách hơn người, được mệnh danh là "tiểu anh hùng” Lớn lên, Lý Công Uẩn bắt đầu con đường hành hiệp, kết giao bạn hữu khắp nơi, ra tay trừ gian diệt cướp, dem lại yên bình cho nhân dân Quần chúng ngưỡng mộ ching nhưng bọn gian ác thì căm ghét, luôn tìm cách hầm hại Nhờ có người tiền cử, được vua tin ding, Lý Công Uẫn đã lập nhỉ công trạng: phá giặc; đánh cướp; bình định được nhiều vùng đất Khi Lê Đại Hành băng, Lê Long Việt

lên làm người kế vị rồi lại bị Lê Long Đĩnh sốn ngơi, triều chính bắt đầu mục nát Cho đến khi Lý Công Uấn được triều thản tôn lên ngôi báu, xã hội mới én định Dưới triều đại Lý Công Uẫn, một thời kỳ mới của nước Đại Việt đã được mở ra Có thể xem Lê Triều Lý thi và Tiền Lẻ vận mạt là hai bô tiểu

thuyết có liên quan chặt chẽ với nhau về nhân vật và sự kiện

Còn trong Trần Hưng Đạo (1933), tiểu thuyết 18 ¡, 7 cuốn, tác giả kể về sự mưu trí của các vị nghĩa dũng nhả Trần mà nỗi trội hơn hết là

Quốc Tuấn, người anh hùng trong sự nghiệp chống giặc Nguyên Mông xâm

lược Hưng Đạo Vương được miêu tả là người có tải dụng binh, tài tổ chức lực lượng, đoàn kết quân dân Chính vì thế mà dù chênh lệch về lực lượng quân số, bình khí so với kế thù, Trần Hưng Đạo vẫn tạo được một đội quân có

sức mạnh vô địch Tắt cả danh tướng của giặc như Toa Đô, Ô Mã Nhi, Ô Lan Cáp Đạt, Ô Gia Na, đều bị tiêu diệt Có kẻ may mắn thoát chết như Thoát

Trang 24

20

iệt Nam Lý Trung Hưng (Việt Nam Lý Thường KiệU, được

“Tiểu thuyết

in năm 1932 Tác phẩm gồm 24 hồi, nói về cuộc đời danh nhân Lý Thường Kiệt, Cốt truyện được xây dựng dựa trên những sự kiện có thật cũng như khá nhiều tình tiết hư cấu của người anh hùng họ Lý Đó là việc vua Lý Nhơn Tông phong chức đề đốc cho Lý Thường Kiệt sau vụ ông bị Trịnh Thiết Hùng mưu sắt, vụ Lý Thường Kiệt tránh được tai họa do Trương Hằu Mô chủ mưu; chuyện gia cảnh của họ Lý khi chàng trở về quê (me bi bon cướp Chiêm Thanh sat hại, vợ con mắt tích ) chuyện cha con quan Ngự sử Trương Hẳu Mô âm mưu ám hại Lý Thường Kiệt trong vụ áp tải quân lương; Lý Thường, Kiệt một mình một ngựa chém đầu hai tướng của giặc trong chớp mắt; chuyện vua Lý sai Thường Kiệt trấn giữ biên cương phía Bắc và chỉnh phạt các ai từ Khâm Châu đến Ung Châu,

bán nước của bọn Lý Giác và Trương Hầu Mô Tên tuổi Lý Thường Kiệt

đánh giặc chiêm Thành, phá được âm mưu

sắn liền với sự hưng thịnh của vương triều nhà Lý

Có thể thấy Phạm Minh Kiên đã bám rất sát các biến cố lịch sử của đất

nước ta để xây dựng nên tác phẩm của mình Trong tiéu thuyét Lé triéu Ly thi, nhà văn cho biết: “Tôi viết bộ Lẻ zriễu Lý thị này cốt chỉ rút trong mắy thứ sử, như là Việt Nam sử lược, Đại Nam thực lục tiền biên, Nam Hải dị nhân lược biên đã sử Trong các sử ấy, thấy sự tích ly kỳ của ông Lý công Uẫn chẳng khác nào như Triệu Khuông Dẫn bên Tâu Mà Triệu Khuông Dẫn người ta đã có đem ra thêu thùa, bày vẽ, xếp đặt nên truyện, nên tuồng còn Lý Công Uan nhà ta thì chôn chặt trong lòng quốc sit” [30, tr 1254] Như vậy, tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên là một cách sáng tạo kết hợp cả sự thật lịch sử lẫn hư cấu, tưởng tượng Điều này đã tạo cho tác phẩm của ông có một

Trang 25

2

1.3 VJ TRI CUA PHAM MINH KI

TRIEN CUA VAN HOC NAM BQ

1.3.1 Vài nét về văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Con đường vận động của văn học hiện đại Việt Nam gắn liền với quá

trình hoàn thiện chữ quốc ngữ Quá trình này được bắt đầu khá sớm, tuy nhiên

phải đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thì diện mạo của nền văn học hiện

EN TRONG QUA TRINH PHAT

đại mới thực sự rò nét Cũng vì quá trình hoàn thiện chữ quốc ngữ và hiện dại hóa văn học thoạt đầu diễn ra ở vùng đất Nam Bộ cho nên Nam Bộ được coi là cái nôi của văn học hiện đại Việt Nam Tắt cả những tác phẩm tiêu biểu, những sự kiện quan trọng liên quan đến văn học buổi khởi đầu đều xuất hiện ở đây: tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định Báo) ra đời năm 1865, cuốn sách

quốc ngữ đầu tiên được in ty-pô ở Sài Gòn là Chuyện đời xưa của Trương Vinh Ky (1866)

Lớp nhà văn tiên phong trong việc sáng tác bằng chữ quốc ngữ như

Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Hữu Phát,

Trần Thiên Trung đã bắt đầu một thời đại mới của văn học Việt Nam với

một thái độ khá đè đặt Không có ai trong số đó gọi sách của mình là tác phẩm “văn học”, “văn chương” Họ gọi tác phẩm của mình là “chuyện đời

xưa ”, “chuyên khỏi hài”, “chuyên giải buổi Truyện thầy Phiên”

đó cho thấy tâm thế người làm truyện chưa thật mạnh dạn để bắt tay sáng tạo một loại hình văn học mới; cũng như mong muốn: *;

đọc, kẻ thi cho quen mặt chữ, người thì đặng giải phiển một gic

Trang 26

2

thuật; thậm chí họ không ngần ngại coi đó là những “bài tập” ngôn từ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng Vả chăng, xã hội lúc này cũng chưa sẵn sàng để tiếp nhận nó như một thứ nghệ thuật ngôn từ Phải đến khi người Pháp đã

hoàn toàn xác lập được vị thể thống tri thi mọi việc mới thay đổi

'Từ những năm hai mươi trở đi thì diện mạo của một nền văn học mới đã trở nên rõ rộ Đúng như Đoàn Lê Giang đã nhận định: “ Van học quốc ngữ Nam bộ ( ) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành bộ phận tiên phong của văn học dân tộc với hàng chục mấy tác gia, hàng trăm bộ tiểu thuyết ngay từ khi các miền khác ở đất nước chưa biết “tiểu thuyết” là gì

Những tên tuổi lớn của văn học quốc ngữ Nam Bộ là: Trương vĩnh Ký ~ nhà văn, dịch giả văn học Pháp đầu tiên; Huỳnh Tịnh Của - nhà ngữ văn học quốc

ngữ tiên phong; Trần Chánh Chiếu - nhà văn minh tân; Lương Khắc Ninh — nhà thơ nhà báo duy tân; Hồ Biểu Chánh - nhà tiểu thuyết xã hội đạo lý cự

phách; rồi trương Duy Toản - nhà văn dã sử võ hiệp; Lê Hoằng Mưu - nhà

tiểu thuyết tiên phong táo bạo; Nguyễn Chánh Sắt ~ nhà tiểu thuyết võ hiệp, nhà dịch thuật truyện Tàu trứ danh v.v Những nhà văn dy cùng với hàng chục nhà văn khác nữa với hàng mấy trăm tác phẩm đã xây dựng nền mong đầu tiên, từ đó mới phát triển ra miền Bắc, miền Trung tạo thành tòa lâu đài của văn học thế kỷ XX, khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc” [S3]

Trang 27

2

viết muốn đem việc tốt xấu nên hư mà viết ra thành sách, thành truyện thì không nên xu hướng bên nào, phải cứ cái đường mực ngay mà thẳng tới thì mới chỉ rõ hai đường tà chánh cho đời vậy”

Trong bối cảnh của một nền văn học mới đang định hình, vai trò của những nhà văn tiên phong là hết sức quan trọng Chính họ một mặt phải tạo ra tác phẩm mới, mặt khác lại phải hướng dẫn thị hiểu của người doe, nói cách khác là tạo ra một thế hệ độc giả mới Cần phải đặt hoạt động sáng tạo của họ vào hoàn cảnh giao thời, khi văn học cũ (văn học của nhà Nho, viết bằng chữ Hán Nôm) đang tồn tại từ nghìn năm trước cho đến bấy giờ mới thấy được những khó khăn trở ngại rất lớn mà họ đã vượt qua và những đóng góp của họ là hết sức quan trọng

‘Tuy nhiên, nói đến đóng góp nỗi bật nhất của Phạm Minh Kiên đối với văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung thì phải kể đến mảng

tiểu thuyết lịch sử Với chất liệu là các nhân vật và sự kiện lịch sử, ông đã cho

ra đời một loạt các tác phẩm có giá trị tư tưởng sâu sắc và độc đáo về phương

diện nghệ thuật Không chỉ cứ liệu sử Việt như ¿é triểu Lý thị, Tiền Lê vận mạt, Việt Nam Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo mà Bắc sử cũng được ông sử: dụng một cách thành công Điều đó chứng tỏ Phạm Minh Kiên là nhà văn có quan niệm riêng về tiểu thuyết lịch sử và bi

biến những thứ vốn khô khan trở thành những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn 'Với các tiểu thuyết lịch sử, một mặt ông đã làm cho văn xuôi Nam Bộ phong

cách cụ thể hóa quan niệm đó,

phú hơn về nội dung, mặt khác góp phần bởi đắp cho thể tài tiểu thuyết lịch sử của dân tộc phát triển mạnh mẽ hơn

Trang 28

4

hình thức chương hồi, cũng nói về các nhân vật, các thời đại, các sự kiện lịch sử của dân tộc,

“Trong quá trình vận động của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ thì thì hai nhà văn Tân Dân Tử và Trương Duy Toản mới là người khởi xướng loại truyện

này Tân Dân Từ với 4 tập Giø Long phục quốc in năm 1917 (sau đó là Gia

Long tẩu quốc, 1930) và trước đó là các truyện được gọi là “ngoại sử” của

Trương Duy Toản như Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian trudn (in năm 1910), 1ý Thời Quai túy tửu thọ oan hình (xuất bản năm 1911) Đây là những tác phẩm có tính chất xây đắp nền móng cho loại truyện lấy để tài lịch sử làm cảm hứng, làm cơ sở sáng tác Sau hai người đó là một loạt các tác giả như

Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhy, Nghia li vé co ban, tiểu thuyết lịch sử đã có một bề dày truyền thống

‘Tuy nhiên, dù không phải là người khởi xướng, tiên phong nhưng chính

Phạm Minh Kiên lại là nhà văn đạt đến đỉnh cao ở thể tài này Khác với các

trường hợp vừa kể trên, tác phẩm của Phạm Minh Kiên rất tập trung về phương diện chủ đẻ, đề tài Điều này vừa thể hiện ở số lượng tác phẩm lại vừa ở chất lượng nghệ thuật Ông biết cách khai thác sâu vào những điểm chính yếu của lịch sử, biết cách dẫn dắt người đọc dắn sâu vào thế giới đặc biệt do mình tạo ra Kết quả là ông đã xác lập được một vị

ế vững vàng trong tâm trí độc giả

Tiểu kết

Trang 29

25

sắc Chính tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc đã thúc đây việc viết tiểu thuyết ca ngợi anh hùng hào kiệt nước nhà Đây còn là một cách thức chống lại thái độ sùng bái sử truyện Tàu mà lãng quên sử Việt Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử của Phạm Minh Kiên ra đời để thức tỉnh tỉnh thần dân tộc, vun

Trang 30

26

CHUONG 2

DIEN MAO LICH SU DAN TOC

TRONG TIỂU THUYET LICH SU’ PHAM MINH KIÊN

lịch sử, Phạm Minh Kién da tim cach t

“Trong các tiểu thuyết về đề

hiện thực tế cuộc sống của dân tộc cách đó cả nghìn năm Để làm được điều đó, tác giả buộc phải kết hợp một cách hài hòa giữa sự thật lịch sử và những yếu tố hư cấu, tưởng tượng Tắt nhiên cái gọi là “sự thật” ở đây cũng chỉ là những điều được ghi chép trong các thư tịch, trong truyền thuyết dân gian Với tài năng của một cây bút giàu kinh nghiệm, ông đã tạo nên một thé giới nghệ thuật hết sức phong phú, sinh động; một thế giới của những con người thực, những biến cố xã hội thực, lại vừa kết nối với những điều do chính nhà thuyết Phạm Minh Kiên do đó có một điện mạo hết sức đặc biệt, vừa có sức khái quát cao lại vừa chỉ tiết, cụ thể 2.1 HIỆN THỰC LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT PHẠM MINH KIÊN 2.1.1 Nhân vật lịch sử “Trong tác phẩm văn học, hình tượng nhân vật có ý nghĩa đặc biệt quan

văn tưởng tượng ra Lịch sử dân tộc trong tiết

trọng Đây là con người được nhà văn dùng các phương tiện đặc thù để mô tả Bởi thế cho nên "nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người

có thật, ngay khi tác giá xây dựng nhận vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật” (Lại Nguyên Ân),

Trang 31

2

văn, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (học vấn, tư chất, điều kiện sống ) nên quan niệm về con người cũng có những đặc điểm riêng Chúng ta nhận biết

được điều đó qua cách thể hiện hình tượng nhân vật trong tác phẩm

+ Hình tượng danh nhân

Hình tượng nhân vật nỗi bật nhất trong tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên là các bậc anh hùng, các danh tướng, lương thần ở thời đại Lý, Trần Chẳng hạn hình tượng nhân vật Lý Thường Kiệt (trong Liệt Nam Lý trung hung) Ly “Thường Kiệt xuất thân gia đình nghèo khó, theo lời khuyên của mẹ, vợ và ông Sáu Thành, một người hàng xóm tốt bụng, chàng lên kinh ứng thí với mong muốn đem sức tài giúp nước Ngay từ đầu, tác giả đã cho thấy đây là một nhân vật sống có trách nhiệm: “bỗn phận làm trai phải kể vai gánh vác non sông phải ra tay đỡ nâng cho xã hội phải làm sao cho tên tuổi lẫy lừng, phải nâng thành đỡ vạc, vậy mới không hỗ làm trai Việt Nam, không then véi nước trong võ trụ” [l6, làm sao cho rỡ ràng cha mẹ, phải thương nước mến dât

tr 10] Khi cần phải lựa chọn, Lý Thường Kiệt đã không ngắn ngại hướng đến nghĩa vụ đối với giang sơn xã tắc trước khi nghĩ đến gia đình Vì nếu nước không còn thì nha đâu mã vẻ "phảm làm trai sinh trong đất nước thì phải lấy câu trung quân ái quốc làm đầu” [ 16, tr 25] Trong lời giới thiệu về bộ tiểu thuyết Việt Nam Lý Trung Hưng, Tân Dân Tử vii “Nay tôi xem bộ tiểu

thuyết của ông Phạm Minh Kiên nhan hiệu là: Vigt Nam Ly} Trung Hung, thy

Lý Thường Kiệt là một danh tướng của nude ta trong đời nhà Lý, khi đánh

Trung Quốc, lúc đuổi Chiêm Thành, thật là chỉnh nam phạt bắc , chống vững

sang hà, dẹp loan phỏ nguy, vun bồi Tổ quốc Cái công nghiệp Lý Thường Kiệt nào có kém gì Dich Thanh đời Tổng, Nhơn Quí đời Đường, Quan công, đời Hán bên Trung Quốc [16, t2]

Trang 32

28

xâm lược, giữ yên cõi bờ Đại Việt Ông không chỉ nỗi tiếng với tài dụng binh

thao lược, tận tâm vì nước; quên ngủ, quên ăn vì lo kế sách chống lại quân xâm lược, mà còn có tài làm văn thảo hịch Bài Z!/h zướng sĩ của Hưng Đạo

'Vương Trần Quốc Tuấn là một áng hùng văn lưu danh thiên cổ Nó có tác

dụng khích lệ tỉnh thần tướng sĩ, nêu cao quyết tâm chống giặc Điều đó đã

chứng tỏ Hưng Đạo Vương là một tổng soái chỉ huy tải ba, chẳng những có

tài thao lược điều binh khiển tướng, xông pha trận mạc, mà còn là một chỉ huy rất hiểu tâm lý ba quân Trong Hịch, ông đem chuyện về người trung nghĩa, những “Ky Tin, Do Vụ, Dự Nhượng, Thân Khoái” để làm gương; ông, phân tích, giảng giải thế cuộc cho binh sĩ hiểu rõ tỉnh hình: “Ching ta sanh

trong một nước lưỡng đầu thọ địch: Bắc thì quân Tàu xâm loạn, ép buộc trăm

điều, Nam thì Chiêm Thành cướp giựt tiền của, phá hại lê dân; nếu chúng ta không lấy cái chí khí mạnh mẽ, gan óc cứng cỏi mà chống trả với chúng nó

thì còn gì là nước ta là dân của chúng ta Nếu người sanh trong nước không

biết lo cho nước, làm dân không biết thương dân, thì người ấy là cây đá cỏ rác

chớ không phải là người vậy!” [15, tr 23]

Một nhân vật khác, Trần Quốc Toản, con của Trần Hưng Đạo cũng là bậc anh hùng Điều đặc biệt của nhân vật này là trở thành anh hùng khi mới mười hai tuổi, hãy còn niên thiếu Trần Quốc Toản tuy ít tuổi nhưng khí phách và mưu lược thì thuộc hạng phi thường Đội quân của Quốc Toản đánh đến đâu thắng đến đó, làm cho quân Nguyên phải kinh hồn bạt vía Thật đúng

1à “hỗ phụ sanh hồ tử”

Trang 33

29

hòang ân” Những chữ ấy là do các cô gái thêu suốt trong đêm cho kịp để sáng mai Quốc Tỏan lên đuờng chống giặc Đúng là:

“Giỏi thay Trần Quốc Toán, “Thiếu tuế mà đại cang,

Một bụng báo hoàng ân, Hai tay bình quốc nạn “Cờ bay giặc hai hing, Giáo trở quân thân tần Lừng lẫy tiếng anh hùng,

Gioi thay Trần Quốc Toản” [15, tr 110]

Bén canh cha con ho Tran, Pham Minh Kiên còn mô tả nhiều chân dung Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lao Đây cũng là những bậc anh hing trung can nghĩa đảm, chiến tải thao

lược, bôn ba trận mạc trên trung với vua, dưới hiểu với dân Đặc biệt là tắm ĩ khả sát, bất khả nhục” Trần Bình

“Trọng với câu nói bắt hủ: "thà làm quỷ nước Nam chứ không làm Vương đất Bic”, đã trở thành tắm gương cho người sau ghi nhớ, noi theo Khi Nhân Tôn hay tin giặc giết Trần Bình Trọng ông đã không cầm được nước mắt tiếc khác như: Trần Bình Trọng,

ương trung liệt của Trần Bình Trọng,

thương cho một tướng tài của đất nước đã đũng cảm hy sinh cho quốc gia dân tộc: “Binh Trọng đã đày công với nước, chưa hưởng chữ vinh hoa mà đã chết rồi, trầm lấy làm thương xót lắm” [15, tr 128] Sau cái chết của Trần Bình Trọng có người làm bài thơ tặng rằng:

Trang 34

30

Nam quï cũng còn vinh Cig coi mà trung liệt

Ngãi theo tỏ đại danh” [15, tr 128]

‘Trin Bình Trọng chính là con của Lê Tần, vị tướng có công bảo vệ vua

Tran Thái Tông trong trận giáp chiến với giặc Nguyên nên được đổi ra là Lê ồ ấy họ Trần Mẹ Trần Bình Trọng là Chiêu Thánh Công chúa, đã từng làm vua, tức là Lý Chiêu Hoàng Trần Bình Trọng lớn lên được

phong tước Bảo nghĩa công, trực tiếp chiến đấu chồng giặc Năm 1285, quan Nguyên tràn xuống, chiếm giữ Thăng Long, vua Trần và các tướng phải chạy ra Hai Dương Trần Bình Trọng nhận nhiệm vụ ở lại Thiên Trường chặn giặc 'Ngày 21 tháng giêng năm đó (Ất Dậu 1285) ông bị giặc bắt Chúng dụ ông

đầu hàng, hứa hẹn sẽ phong cho ông tước vương Ông khẳng khái trả lời

“Tha Lam quỷ nước Nam hơn làm vương đắt Bắc Giặc giết chết ông khi ông mới hai mươi sáu tuổi” [1§, tr 484]

Nhà Trần có rất nhiều người tài giỏi Trường hợp Trần Quang Khải

chẳng hạn, vừa là nhà chính trị, quân sự vừa là nhà văn Trong lịch sử văn học, Ông nỗi tiếng với bài thơ:

Trang 35

31

Bai thơ được ông sáng tác vào tháng 5 năm 1285 khi ông tham gia chiến dịch Chương Dương - Thăng Long, một chiến dịch có ý nghĩa quyết định đồi

với toàn bộ cục diện cuộc kháng chiến quân ta đánh tan quân của Toa Đô, một

dai tướng của quân Nguyên

Ngoài những danh tướng xuất thân quý tộc, lại có những người xuất thân

là nông dân áo vải như Phạm Ngũ Lão Đây cũng là người có công rất lớn trong việc phá quân Nguyên Mông lần hai, lần ba; đánh dẹp quân Ai Lao sang xâm lược; bình định Chiêm Thành Từ chốn làng quê, ông trở thành công thần của quốc gia, được phong quan nội hầu Phạm Ngũ Lão cũng có tài làm thơ Ông đã để lại hai bài thơ nỗi tiếng: Vãn Hung Đạo đại vương và nhất là bài Thuật Hoài:

Hoành sáo giang san cáp ky thu “Tam quân tỳ hỗ khí thôn ngưu Nam nhỉ vị liễu công danh trái “Tu hướng nhân gian thuyết Vũ hẳu Nghĩa là:

gọn giáo non sông trải mấy thâu, 'Ba quân tỳ hỗ át sao ngâu

Công danh nếu để vào vương nợ, 'Luống thẹn tai nghe chuyện Võ hầu Có thể thấy,

Kiên rit cao đẹp về phẩm giá, về tầm vóc Họ là hiện thân của lòng tự tôn dân nh tượng người anh hùng trong tiểu thuyết Phạm Minh

tộc, mang một khát vọng hòa hiểu, ghét chiến tranh Dù xuất thân khác nhau, có thể là dòng dõi quý tộc hay nông dân bình thường nhưng đều có chung một

Trang 36

32

Nha vật đạo đức

“Trong tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên bên cạnh những nhân vật canh hùng, những danh tướng tiếng tăm lừng lẫy, còn có những con người bình thường Họ không có vai trò lịch sử đáng kể nào mà là nhân vật của cuộc sống,

đời thường Các nhân vật này thể hiện một phương diện khác của đời sống

Nhà văn xây dựng nhân vật của mình theo một chuẩn mực đạo đức phổ biến của cộng đồng Đó là những mẫu người thường gặp trong truyện cổ tích, truyện thơ nôm, với quan niệm “trai thời trung hiểu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu trau mình”, Nhân vật Nguyệt Mai, Bạch Đằng Vân trong Tiển Lẻ vận mạt là những hình mẫu như thể Trong cuộc sống, nàng Nguyệt Mai phai trai qua ni biến

, nhiều thử thách ngặt nghèo Nàng phải chịu cảnh đơn côi khi từ nhỏ vì mồ côi mẹ, người cha thì bị vua bức tử một cách oan uống Đã không còn nơi nương tựa, bản thân nản còn bị kẻ thủ truy sát phải trốn tránh, lưu lạc tha

hương, chìm nổi không biết ngày mai sẽ ra sao Tuy chịu cảnh khốn đốn

nhưng Nguyệt Mai vẫn giữ được tắm thân trong sáng, thanh bạch và thủy chung một lòng với Phụng Hiểu

“Tình cảnh nàng Nguyệt Mai cũng có phần tương tự như trường hợp ning "Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Dình Chiểu Tuy vậy, nếu nhân vật của Cụ Đồ Chiều nặng lòng vì tình nghĩa, ân tình (“Nguyệt Nga than thở tình ơi là tình/ Nghĩ mình mà ngán cho mình/ Nỗi an chưa trả nỗi tỉnh lại vương”) thì nỗi ưu tư của nhân vật trong tác phẩm Phạm Minh Kiên còn thêm nặng lòng vì đại nghĩa Tuy là phận tay yếu chân mềm nhưng nàng cũng có lòng thương nghĩ đến vận mệnh của đắt nước, không lúc nào nguôi suy nghĩ đến cảnh lầm than của nhân dân dưới sự cai trị của vua Long Binh, tin bạo

Trang 37

3

Một nữ nhân vật khác, nàng Trương Mỹ Cơ trong truyện iệ Nam Lý trưng lương lại biểu thị đạo lý theo một cách riêng Mỹ Cơ là vợ của Trịnh

Thiết Hùng, con gái của quan ngự sử Trương Hằu Mô Hầu Mô muốn hại Lý

Thường Kiệt Y lập mưu tổ chức cuộc tỉ thí và muốn mượn tay con rễ (Thiết Hùng) để hạ sát Thường Kiệt Trời bắt dung gian, Thiết Hùng lại thua cuộc, bị

giết chết Trong cuộc mưu sát ám muội của cha và chồng, Mỹ Cơ đã rất sáng suốt, nhận thấy hành vi bắt nghĩa nên hết lời khuyên can Tắt nhiên là Hau Mô và Thiết Hùng không dời nào nghe theo Trong tình cảnh éo le nay, My

Cơ quyết định treo cổ tự vẫn Nàng muốn dùng cái chết của mình để cảnh tỉnh

chồng và cha Trước đó, nảng viết thư tuyệt mệnh, khuyên cha không nên làm điều thất đức Trong câu chuyện, những kẻ xấu tâm, tiểu nhân rút cuộc đều bị trừng trị Điều đó chứng tô những gì Mỹ Cơ đã khuyên răn, tiên đoán là hoàn toàn chính xác Nhân vật Mỹ Cơ thực ra chỉ là một nhân vật phụ, xuất hiện trong truyện không nhiều, song đây là một hình tượng có nhiều ý nghĩa

“Nhân vật phản diện

Song song với tuyến nhân vật "chính diện” (tích cực) mà chúng tôi nêu trên, trong tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên còn có những nhân vật “phản diện” (tiêu cực) Đó là những Trương Hầu Mô, Trịnh Thiết Hùng, Tô Bửu Thanh, Lý Giác trong Vi: Nam Lý Thưởng Kiệt, Lê Long Binh, Trinh Tấn, Triệu Di, Trịnh Vương Phi, Thạch Đình Oai trong Tién Lé

Đây là những nhân vật có vai trò quan trọng xét về mặt nghệ thuật tiểu thuyết

in mat

Chúng khiến cho thể giới nghệ thuật trong tác phẩm trở nên chân thật, sinh động và bài học lịch sử được rút ra cũng sâu sắc, có ý nghĩa hon

Trang 38

3

tiếng uyển” mà sát hại người vô tội, ở ăn không có đạo đức Pham Minh Khiêm đưa ra nhiều tình tiết để khắc họa chân dung Long Đinh Chẳng hạn có

lần vua đang cùng uống rượu với Trịnh Vương Phi thì vô tình Trịnh Vương,

Phi làm rớt cây quạt Đứa hầu gái không thấy nên đạp lên làm gãy quạt Trinh

Phi tâu vua trừng phạt, khiến nó bị chặt mắt một chân Hoặc “vua Long Đinh

hôn quân vô đạo sát kẻ trung lương, đày người hiền hậu, bắt tù tội quấn rơm

cả mình rồi chế dầu vô đốt dé làm trò chơi mà cười đỡn, nói tóm lại thì các việc tội ác trên đời vua Long Dinh có làm hết” [ l6, tr 24] Long Đỉnh bỏ bê việc nước việc dân cũng không màng đến, đến nỗi Thái hậu phải buồn rầu mà “ti tran”, “vua không lo việc triều đình; chẳng thương bá tánh, không kể nước nhà, lay ti sắc làm vui, lấy sự giết người làm thú, mà Chánh hậu buồn đó thôi” [14, tr 27] Hoàng hậu bị hàm oan phải chịu chôn đời trong ngục lạnh, trung than Hoàng Gia Tịnh bị ép xử “Tam ban trào điển” Do hoang dâm quá độ nên sau hai năm trị vì vua Long Đình đã băng, để lại một triều đình

tối ren

Có thể nói, với các tiểu thuyết lịch sử, Phạm Minh Kiên đã tạo ra cả một thế giới Trong đó xuất hiện đầy đủ các kiểu hình tượng nhân vật, tir anh hùng, tướng soái, vua quan cho đến binh lính, dân thường Đó là một phần chân dung lịch sử mà nhà văn đã khắc họa một cách khá đầy đủ, chỉ

2.1.2 Sự kiện lịch sir

Gan lién với nhân vật là các sự kiện lịch sử Đây là hai yếu tố liên quan

Trang 39

3

Cie sự kiện quan trong

“Trong các tiểu thuyết lịch sử, Phạm Minh Kiên chú ý trước tiên đến các

sự kiện trọng đại của đất nước, của dân tộc Điều này cũng hợp lý bởi vì

những sự kiện này sẽ chỉ phối toàn bộ cuộc sống của người dân, cuốn tất cả

mọi thành viên vào trong vòng quay của nó Theo đó, các cuộc chiến tranh,

các biến cố triều chính là những sự kiện được mô tả đầy đủ nhất

“Thời Lý — Trần, các cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Đại 'Việt là sự kiện nỗi bật nhất Trong tiểu thuyết Trản Hưng Đạo đường dây sự kiện xuyên suốt chính là chiến thắng vang đội chống giặc Nguyên Mông mà quân dân nhà Trần, dưới sự dẫn dắt tài giỏi của Hưng Đạo Đại Vương giành được

Nhắc đến Trần Hưng Đạo, người ta nhớ ngay đến hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng nỗi tiếng Sự kiện này được nhà văn dành nhiều tâm sức để mô tả Sở đĩ có hội nghị lịch sử này là vì thế nước lâm nguy Để cổ kết lòng quân dân, vua Trần Thái Tông đã mở Hội nghị Diên Hồng: "Sở đĩ gọi là hội nghị Diên Hồng, vì cuộc hội nghị này tổ chức ngay trong điện Diên Hồng — một trong những cung điện tôn nghiêm của vua Trần ở kinh thành Thăng Long Tham dự hội nghị là các bô lão ~ những người có uy tín và được xã hội đương thời kính trọng nhất - đại diện các tằng lớp nhân dân ở khắp mọi địa phương của cả nước Nội dung căn bản của hội nghị này là: giấc đến, có nên

đánh hay không?” [39, tr 26] Sự thành công lớn nhất của cuộc hội nghị này

Trang 40

36

cdụ hỏi mà cảm kích hãng hái lên thôi Thể là còn giữ ý nghĩa người xưa nuôi người giả và xin lời hay vậy” [39, tr 26-27]

Đây là lúc lòng người đồng chí hướng, vua tôi cùng đoàn kết ra trận Khi ở bến Bình Than, vua Trần Thái Tông hỏi các quan: quân Nguyên sang xâm

lược nước ta với năm mươi vạn quân, các khanh có đối sách gì chống giặc

Đánh hay hàng? Lúc đó chỉ có nghe một âm thanh đồng loạt phát ra từ tắt cả các quan đại thần “đánh ” Trong bối cảnh này, Trần Hưng Đạo đã có câu nói để đời: “Bệ hạ chém đầu thần trước rồi hãy hàng "[12, tr 51] Không những thế, ông còn soạn #ịch tướng tướng sĩ văn để khích lệ quân sĩ: “Tắt cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều mà đánh, nếu sức địch không

[39, tr 30}

Với mười tám hồi, hai trăm mười hai trang tiểu thuyết, Phạm Minh Kiên .đã dựng lại sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc một cách chân thực, đầy đủ

Mô - típ sự kiện chống ngoại xâm còn được lặp lại trong tiểu thuyết Việt

cho phép lẫn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng”

"Nam Lý Thường Kiệt Lần này cũng lại cuộc kháng chiến chống xâm lược Phương Bắc, do người anh hùng Lý Thường Kiệt lãnh dạo Tác giả viết *Năm 1075 đời Lý Nhân Tông, nhà Tổng uy hiếp Đại Việt, ông chủ động, đem quân vào đất Tống, lãnh mười vận binh chia đường tiến đánh Châu Khâm, Châu Liêm, chém đầu viên đô giám tỉnh Quang Tây là Trương Thủ Tiết,

254]

Trong tiểu thuyết cũng có một số tinh tiết chỉ mang tính chất phụ trợ,

ếng tăm lừng lẫy khắp nơi, là một võ công bậc nhất xưa nay” [1§, tr quy mơ nhỏ bé, song khi đặt trong dòng chung thì nó lại có ý nghĩa lớn, làm tôn lên giá trị sự kiện chính thêm nhiễu lần Chẳng hạn các tình tiết như: "Sài

Thung sang sứ An Nam, Trần Di

lần thứ nhất, Trần Hưng Đạo Vương quân thua về Vạn Kiếp, Thành Thăng

Ngày đăng: 31/08/2022, 18:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN