1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ven biển Đà Nẵng và đề xuất biện pháp phục hồi, phát triển bền vững rừng phòng hộ

121 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 25,75 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ven biển Đà Nẵng và đề xuất biện pháp phục hồi, phát triển bền vững rừng phòng hộ là góp phần phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ vùng cát ven biển thành phố Đà Nẵng; từng bước cải thiện môi trường sinh thái, tạo sinh cảnh sống cho các loài động thực vật và giảm nhẹ thiên tai do tác động của BĐKH.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ CÔNG QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIÊM

SINH THAI VEN BIEN ĐÀ NẴNG VÀ ĐÈ XUẤT BIEN PHAP PHUC HOI, PHAT TRIEN BEN VUNG

RUNG PHONG HO

LUẬN VĂN THẠC SI KHOA HOC

Đà Nẵng- Năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ CÔNG QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIÊM

SINH THAI VEN BIEN ĐÀ NẴNG VÀ ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP PHUC HOI, PHAT TRIEN BEN VUNG

RUNG PHONG HO

Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Văn Minh

Đà Nẵng- Năm 2015

Trang 3

Tôi cam đoan để

¡: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ven biển Đà

Nẵng và đề xuất biện pháp phục hài, phát triển bền vững rừng phòng hộ”

là kết quả nghiên cứu của tác giả

Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung thực,

chưa từng được công bố Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghỉ chú

nguằn sốc

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa

Trang 4

2 Mục tiêu 3 Nội dung

4 Đối tượng và Phương pháp ng

5 Bố cục của luận văn

CHƯƠNG 1 TONG QUAN CAC VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1 RUNG PHONG HO VEN BIEN VA VAI TRO

1.1.1 Khái niệm về rừng phòng hộ

1.1.2 Khái quát về rừng phòng hộ ven biển Việt Nam 1.1.3 Vai trò của rừng phòng hộ ven biễi

1.2 ĐẶC ĐIÊM HÌNH THANH RUNG PHONG HO VEN BIEN

1.2.1 Các nhân tố sinh thái phát sinh vùng cát ven biển 1.2.2 Sự phát triển của thảm thực vật trên cát ven biển

1.2.3 Đặc điểm rừng phòng hộ trên cát ven biển Việt Nam

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VE PHUC HOI RUNG PHÒNG HO

VEN BIEN TREN THE GIOI VA VIET NAM 2 18

1.4 TONG QUAN VE RUNG PHONG HO VEN BIEN THANH PHO

DA NANG .22

1.4.1 Đặc điểm các nhân tổ sinh thái phát sinh ven bién Da Nang .22

1.4.2 Tổng quan về rừng phòng hộ phi lao ven biển Đà Nẵng -24

CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.27

2.1 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

Trang 5

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

CHUONG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

3.1 ĐẶC ĐIÊM MÔI TRƯỜNG SINH THÁI KHU VỰC VEN BIÊN THANH PHO DA NANG

1.1 Đặc điểm thổ nhưỡng

3.1.2 Đặc điểm địa hình vùng ven bi

3.1.3 Dac điểm khí hậu ở vùng ven biển thành phố Đà Nẵng

3.2 DAC DIEM THAM THUC VAT VEN BIEN DA NANG

3.2.1 Thanh phan loai thực vật tại 4 khu vực nghiên cứu

3.2.2 Đặc điểm thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu 3.2.3 Tình hình phân bố và đặc điểm sinh trưởng của một số lo; vật thân gỗ sống ở khu vực ven biển Đà Nẵng

3.2.4 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của rừng Phi lao trồng phòng hộ

ven biển tại Đà Nẵng 70

3.3 DE XUAT DANH MUC CAC LOAI THUC VAT PHU HOP VOI DIEU KIEN SINH THAI VEN BIEN DA NANG VA CAC GIAI PHAP TRONG, CHAM SOC, BAO VE THICH HOP

3.3.1 Đề xuất danh mục các loài thực vật thân gỗ phù hợp với sinh thái vùng ven biển Đà Nẵng

3.3.2 Đề xuất các nhóm giải pháp phục hồi, phát triề vững rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng KẾT LUẬN - KIÊN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

Trang 6

BNN & PTNT Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn BQL Ban Quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa HSTK Hỗ sơ thiết kế GMDB Gió mùa đơng bắc LK Lồi khác oTc Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản

PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

Trang 7

bang

1.1 | Cấp hạt cơ giới của Liên Xô (cũ), Bộ Nông Nghiệp Mỹ 12 (USDA) va FAO - UNESCO (mm)

1.2 | Tiêu chuẩn cây đem trồng 20

13 — |Mật độ cây trong 21

2.1 | Thực trạng khu vực nghiên cứu chế độ tưới nước 33

2.2 | Bang sp xép két qua thi nghiệm 40

2.3 [Mã hóa các nhân tô sinh thái liên quan đến tỷ lệ sông của 4

thực vật

3.1 [Đặc điểm hình thái phẫu diện, phân loại đất 4 3.2 | Thành phân cơ giới của đất cát ven biên 46

3.3 [Dung trọng đất theo độ sâu lấy mẫu 47

3.4 | Độ âm đất trung bình theo mùa trong khu vực nghiên 48 cứu

3.5 | Kết quả theo dõi diễn biến độ âm đất ở rừng I và2năm | 49 tuổi, khu vực ven biển, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

3.6 [Mô tả đặc điêm địa hình khu vực nghiên cứu 50 3.7 | Bảng tóm tắt các đặc trưng khí hậu Đà Nẵng giai đoạn 51

2001 - 2010

3.8 [Một số hiện tượng thời tiết cực đoan ở khu vực Nam 52 trung bộ và Đà Nẵng thập ki (2000 - 2009)

3.9 [ Thời tiết vùng ven biên Đà Nẵng năm 2014 54 3.10 [Danh mục các loài thực vật vùng cát ven biển Đà Nẵng | 55

Trang 8

bảng

3.11 | Thong ké thành phân loài thực vật phân bô vùng cát ven | 58

biển Đà Nẵng ở 4 khu vực nghiên cứu

3.12 [Thống kê thành phần lồi theo dạng sơng tại 4khuvực | 62 nghiên cứu

3.13 [Tổ thành loài cây thân gỗ ở 4 địa điểm ven biên Đà Nẵng |_ 65 3.14 | Đặc điêm sinh trưởng của thực vật thân gỗ ven biên 66

quận Ngũ Hành Sơn

3.15 | Đặc điêm sinh trưởng của thực vật thân gỗ ven biển quận |_ 67

Sơn Trà

3.16 | Dac điểm sinh trưởng của thực vật thân gỗ ven biên 68

quận Thanh Khê

3.17 | Đặc điểm sinh trưởng của thực vật thân gỗ ven biên 69

quận Liên Chiêu

3.18 [Phân bổ, quy mô rừng phi lao ven biên Đà Nẵng giai 71

đoạn 2004 - 2014

3.19 | Tông hợp tình hình phân bố, quy mô diện tích rừng 72 phòng hộ ven biển theo từng khu vực nghiên cứu đến

tháng 10/2014

3.20 [ Đặc điểm sinh trưởng của rừng phi lao ven biên Đà Nẵng |_ 74 3.21 [Kết quả phân cấp chất lượng cây trồng theo loài cây 76 3.22 [Phân cấp chất lượng cây trồng theo khu vực nghiên cứu | 77 3.23 [ Sắp xếp danh mục loài cây theo các tiêu chí 78 3.24 | Để xuất danh mục các loài cây trồng phòng hộ ven biên | 79 Đà Nẵng

Trang 9

bảng

3.25 | Tống hợp mã hóa các nhân tô ảnh hưởng và tỷ lệ sống 80 3.26 | Các chỉ tiêu sinh trưởng ở 2 công thức và tiêu chuẩn t 83 3.27 | Các chỉ tiêu sinh trưởng ở 2 công thức và tiêu chuẩn t 84

3.28 | Tông hợp các nhóm giải pháp phục hồi phát triên bền §5

vững rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng

Trang 10

Số hiệu 'Tên hình Trang hình

2.1 | Bản đỗ khu vực nghiên cứu 27

3.1 | Biễu đỗ mô tả diễn biến khí hậu Đà Nẵng giai đoạn SI (2001 ~ 2010)

3.2 | Biéu do biêu diễn thành phân loài thực vật ở Đà Nẵng |_ 58 3.3 [ Biễu đỗ tỷ lệ % đạng sống của khu hệ thực vật ven biển Đà Nẵng 64

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và

công nghệ của miền Trung - Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê

Kông Với vị trí nằm ở trung độ của cả nước, có các điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,

du lịch năng động nhất miền Trung, đặc biệt với hơn 30 km chiều dài bờ biển

chạy từ chân đèo Hải Vân đến giáp xã Điện Ngọc - tỉnh Quảng Nam và được xem là một trong năm bãi biển đẹp nhất hành tỉnh Hơn mười năm qua, thực

hiện Nghị Quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính Trị về xây dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kì CNH, HĐH đất nước, bộ mặt thành phố có nhiều thay đồi, phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhất là chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch và chỉnh trang đô thị hướng ra phía Đông của thành phó

Hiện nay, dọc theo chiều dài bãi biển là các khu dân cư, làng chài, khu nghỉ mát, vui chơi giải trí nơi đây diễn ra các hoạt động ngư nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng hàng năm góp một phần không nhỏ vào sự

phát triển của thành phố Đà Nẵng [2]

Dé bảo vệ cơ sở hạ tầng bên trong như nhà cửa, trường học, đường sá, cơ sở sản xuất và môi trường sống của cư dân vùng ven biển miễn Trung nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng, đồng thời ứng phó với BĐKH thì trồng

rừng phòng hộ ven biển là một trong những giải pháp quan trọng, mang tính

cấp bách cần được các địa phương ưu tiên triển khai thực hiện Việc trồng

rừng phòng hộ trên cát ven biển đã được các nhà khoa học nguyên cứu và tham mưu cho BNN & PTNT xây dựng thành quy phạm, quy trình áp dụng

trên toàn quốc từ thập kỉ 80 Tuy nhiên, do sự khác nhau về vị trí địa lý, dẫn

Trang 12

khác nhau, nên khi triển khai trồng rừng thì có địa phương có khu vực thành công, những cũng có địa phương, có khu vực không thành công

Rừng phòng hộ ven biển giữ vai trò cực kỳ quan trọng như thế, nhưng nhiều năm qua chưa có nghiên cứu nào về rừng phòng hộ ven biển ở Đà Ning

từ việc nghiên cứu lựa chọn mô hình, loài cây, giải pháp kỹ thuật trồng trên

dai cát di động sát biển, biện pháp chăm sóc, trong khi đó đề hiện thực hóa Đề án “Xây dựng Đà Nẵng — Thành phố môi trường” từ năm 2007 đến 2010 UBND thành phố Đà Nẵng giao cho SNN & PTNT trồng mới 15,§ ha rừng phi lao phòng hộ ven biển Kết quả, đến cuối năm 2013 theo thống kê của SNN & PTNT diện tích rừng trồng hiện còn 7 ha chiếm 44.3% so với diện tích thiết kế ban đầu Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thành rừng thấp là do các yếu tố sinh thái không thuận lợi như mưa bão, hạn hán, gió mùa đông bắc,

sương muối, thể nền, địa hình, gây sạt lở, cuốn trôi, nhiễm mặn và thiếu

nước Đứng trước thực trạng đó, để trồng rừng phòng hộ vùng ven biển đạt hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn của nhà nước tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ven biển Đà Nẵng và đề xuất biện pháp

phục hồi, phát triển bền vững rừng phòng hộ”

2 Mục tiêu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Thành công của đề tài này sẽ góp phần phục hồi và phát triển bền vững

rừng phòng hộ vùng cát ven biển thành phố Đà Nẵng Nhằm từng bước cải

thiện môi trường sinh thái, tạo sinh cảnh sống cho các loài động thực vật và giảm nhẹ thiên tai do tác động của BĐKH

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định được các đặc điểm môi trường sinh thái khu vực ven biển Da

Trang 13

ven biển ở Đà Nẵng;

~ Đề xuất được danh mục các loài thực vật phù hợp với điều kiện sinh thái ven biển Đà Nẵng cũng như các giải pháp trồng, chăm sóc, bảo vệ thích

hợp

¡ dung

Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:

3.1 Điều tra, đánh giá các đặc điểm thô nhưỡng, địa hình, khí hậu ở khu

vực ven biển Thành phố Đà Nẵng

3.2 Điều tra thảm thực vật và thực trạng sinh trưởng, phát triển rừng Phi

lao ven biển Đà Nẵng

3.3 Trên cơ sở các nghiên cứu trên, tiền hành phân tích các nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, biện pháp kỳ thuật tưới giữ

âm từ đó đề xuất danh mục các loài thực vật phù hợp với điều kiện sinh thái

ven biển Đà Nẵng và các giải pháp trồng, chăm sóc, bảo vệ thích hợp 4 Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

4.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố môi trường ven biển: Thổ nhưỡng (thành phần cơ giới đất,

độ âm, nguồn nước ngầm); địa hình; đặc điểm khí hậu (lượng mưa, số giờ

nắng, nhiệt độ, độ âm không khí; các hiện tượng thời tiết cực đoan) có ảnh

hưởng đến cây trồng ở khu vực nghiên cứu;

- Dac điểm thảm thực vật ven biển (thành phần loài, dạng sống, sinh

trưởng)

Trang 14

- Không gian: Chia thành 4 khu vực nghiên cứu, bao gồm: Khu vực 1 (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn); Khu vực 2 (phường Mân Thái, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà); Khu vực 3 (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê); Khu vực 4 (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiều) thành phố Đà Nẵng

~ Thời gian: Tiến hành từ tháng 01/2014 - 10/2014 4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: 4.2.1 Phương pháp tiếp cận

4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 4.2.4 Phương pháp chuyên gia

5 Bố cục của luận văn

Luận văn được trình bày 88 trang, bao gồm: Phần mở đầu (4 trang), chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (22 trang), chương 2: Đối tượng

và Phương pháp nghiên cứu (17 trang), chương 3: Kết quả nghiên cứu và biện

Trang 15

TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

1.1 RUNG PHONG HO VEN BIEN VA VAI TRO 1.1.1 Khái niệm về rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ là rừng và đắt rừng được xác định mục đích sử dụng chủ

yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều

hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái [4]

Rừng phòng hộ ven biển là những dải rừng, những hệ sinh thái rừng và

đất rừng ở vùng ven biển được dùng để chống gió bão, ôn định và chắn cát

bay, bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông và các công trình ven

biển; cải tạo đất, cát và khí hậu; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái [20]

1.1.2 Khái quát về rừng phòng hộ ven biển Việt Nam

Viét Nam nằm dọc theo bán đảo Đông Dương, gắn liền với lục địa Châu

Á rộng lớn và thông ra biển Thái Bình Dương Phần đất liền của Việt Nam

trai dai tir 23°23" dén 08°02" vi dé Bac, ngang tir 102°08" dén 109°28 kinh độ

Đông, chiều dọc tính theo đường thẳng trong đất liền từ Bắc xuống Nam khoảng 1650 km Chiều ngang từ Tây sang Đông, nơi rộng nhất trên đất liền

khoảng 600 km, nơi hẹp nhất 50 km [4]

Viét Nam nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa

Châu Á Trung bình hàng năm có từ 6 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, kéo

theo mưa lớn gây ra lũ lụt và đôi khi xảy ra sóng thần ven biển Việt Nam là

một nước có nhiều núi và sông, bờ biển dài, có hệ sinh thái rừng đầu nguồn và ven biển rất phong phú, đa dạng [4]

Căn cứ vào tính chất, vai trò, mục tiêu và vị trí khác nhau mà người ta chia rừng phòng hộ ra 4 loại [4]:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn

Trang 16

~ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

Trong các loại rừng phòng hộ kể trên, Rừng phòng hộ “chống gió, chắn cát bay” là đối tượng nghiên cứu của Đề tài này

1.1.3 Vai trò của rừng phòng hộ ven biển

'Vai trò của rừng phòng hộ ven biển là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất,

hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi

trường [4]

Hiệu quả của rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay đã được nghiên

cứu bởi Turnbull, JW and Martensz PN, 1982 [37] Cho thấy trên các hoang

mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất phải trồng rừng phòng hộ thành

hệ thống đai theo mạng lưới ô vuông, có kết cấu kín, hỗn giao nhiều tầng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định vai trò to lớn của các đai rừng phòng hộ và cải thiện điều kiện canh tác Một đai rừng có chiều rộng 100m, hàng năm có khả năng có định được 104 - 223mỶ cát Ở thành phó Zhanjiang,

được bao quanh trên 20.000 ha cát di động và bán di động đã được cố định

bởi các đai rừng và kết quả là hàng nghìn ha đất nông nghiệp được phục hồi

(Yang, J.C và cộng sự, 1995) [38] Ở khoảng cách 5 — 25H tốc độ gió giảm 25

— 40%, vùng có hiệu quả nhất trong phạm vị 5H, ở đó tốc độ gió giảm 46 -

69%

liệu quả chắn gió giảm đi khi khoảng cách giữa các đai rừng càng xa

nhau Nhiệt độ không khí trong đai rừng tăng 0,3 — 1,5”C vào mùa đông, giảm

1 — 2C vào mùa hè và lượng bốc hơi trong đai rừng giảm 10 - 30% so với

nơi đất trồng Theo tài liệu của Trạm Nông Lâm Dao Đông ở Đảo Hải Nam,

một khu rừng trồng Phi lao 10 tuổi đã tạo một lớp thảm mục dày 4 ~ 9cm, với

tổng lượng rơi rụng 15 - 21 tắn/ha trong mười năm [39]

Trang 17

được đất, tránh xói lở bào mòn do gió Ở Liên Xô trước đây kế hoạch

GOELRO của LêNin, 1921 đã đưa ngành nông nghiệp phát triển cao nhờ

trồng hơn 2 triệu ha rừng làm vành đai phòng hộ phần đắt phía đông châu Âu

của Liên Xô Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng vùng Cận Đông từ Do Thái

đến Án Độ không nhất thiết trở thành sa mạc nếu người ta trồng rừng, trồng

cỏ và ngăn không cho gia súc phá hại [21]

1.2 DAC DIEM HÌNH THÀNH RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIEN

Trên thực tế nghiên cứu về rừng nói chung, rừng phòng hộ ven biển nói riêng có tiến trình lịch sử phát triển lâu dài Những hiểu biết về rừng phòng hộ ven biển thực sự có được từ thế XIX Theo quan điểm học thuyết sinh

thái học, rừng được xem là hệ sinh thái điển hình của sinh quyền (Tansley,

1935; Vili, 1957; E P Odum 1966: Dakuchaev (1846), Mobius (1877)

[24] Rừng là quần lạc sinh địa, trong đó có sự thống nhất biện chứng giữa

sinh vật với môi trường Các nhân tố sinh thái như thực vật, khí hậu, thổ

nhưỡng và nước là các nhân tố chủ đạo cấu trúc nên hệ sinh thái rừng (theo Morozov, 1912) [28]

Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố sinh thái đến đời sống thực vật đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu sinh quyền (Park C 1997 ;

E.P Odum, 1959) [28] Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học

(Jenning và Bird, 1967 ; Wash, 1974 ; Chapman, 1977) [32] đã chỉ ra rằng sự

tồn tại của rừng ngập mặn phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái cơ bản: Khí

hậu, thể nền, che chắn và bảo vệ, nước mặn, biên độ triều, các dòng hải lưu, bờ biển nông Với hệ sinh thái trên cạn, tiếp cận học thuyết “Sinh địa - Quần

Trang 18

môi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật

nguyên sinh nhất định Trong môi trường sinh thái đó, có 5 nhân tố sinh thái

phát sinh (khí hậu - thủy văn, thô nhưỡng, địa lý — địa hình, sinh vat va con

người) ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu trúc và

hình thành nên những kiểu thảm thực vât tương ứng Viêc lý giải sự có mặt,

phân bố và độ nhiều của một loài nào đó phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp

của các nhân tố và tắt nhiên còn tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loài thực vật

Việc phân tích các nhân tố trên đây có tác dụng rất lớn trong việc khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển đang bị suy thoái nghiêm trọng trên qui

mơ tồn cầu

1.2.1 Các nhân tố sinh thái phát sinh vùng cát ven biển

a Nhân tố địa lý - địa hình

Phần lớn các bãi cát, đụn cát, đồi cát đều phân bố ở các cung lõm của bờ biển, bao quanh phía ngoài các đồng bằng phù sa và hệ thống đầm, phá Quy

mô, hình thái của vùng cát tại mỗi khu vực khác nhau, phụ thuộc vào địa hình

vùng lân cận cũng như các điều kiện khác như động lực sông, biển, chuyển

động kiến tạo và khí hậu

Theo Nguyễn Tiến Hải và cộng sự, 1997 Dải cát Miền Trung được chia thành 10 đải từ Bắc vào Nam với những đặc thù riêng biệt cả về quy mô lẫn

thành phần vật chất, trong đó dải cát Quảng Nam ~ Đà Nẵng dài khoảng 100

km từ chân đèo Hải Vân qua bán đảo Sơn Trà đến mũi Năm Trâm, rộng 2 -

8km, chủ yếu là cát trắng và vàng nhạt [36]

Trang 19

đai cao hơn Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông

Duong và vùng trung gian Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các

vùng đó [14]

Thái Văn Trừng (1978; 1999) khi nghiên cứu về hệ sinh thái rừng nhiệt

đới Việt Nam, đã tông hợp các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố

của hệ thực vật nhiệt đới [14]:

- Dia ly — địa hình: Có nhóm quần thê thực vật theo vĩ độ và nhóm thực

vật quần thê theo độ cao

- Khí hậu - thủy văn: Có nhận xét chế độ khô âm ở Việt Nam phụ thuộc

nhiều vào khí hậu gió mùa, đặc biệt vùng ven biển mang tính địa phương và

hướng phơi bờ biên quyết định các kiểu thảm thực vật khí hậu

~ Thổ nhường: Vùng ven biển, thực vật hình thành trên loại dat phi địa đới,

vào sâu lục địa thực vật phong phú hơn trên các loại đất địa đới, đất nội địa

b Nhân tố khí hậu

Sự phân bố của thảm thực vật trên dải cát ven biển có liên quan đến các yếu tố khí hậu:

Theo nghiên cứu của Aubreville, 1949: Đây là nhóm nhân tố chủ đạo

quyết định hình dạng và kiểu thảm thực vật Trong nhóm nhân tố khí hậu thủy

văn ở vùng nhiệt đới thì nhân tố nhiệt độ có ảnh hưởng khống chế những thảm

thực vật ở vùng núi cao Cây mọc ở vùng có nhiệt độ cao, có ánh sáng mạnh

thường có vỏ dày, tầng bần phát triển nhiều lớp giữ vai trò cách nhiệt với môi

trường, lá có tầng cutin dày, hạn chế thoát hơi nước Trong nhân tố khí hậu

thủy văn, tô hợp nhiệt độ, lượng mưa, gió và độ âm không khí đóng vai trò

quan trọng ảnh hưởng lên đời sống của thực vật trên cạn Sự phân bố của các

Trang 20

Quy luật về nhân tổ giới hạn: E Odum (1971) đã đưa ra nhận xét xung

quanh quy luật giới hạn sinh thái: Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái

rộng đối với một nhân tố sinh thái này, nhưng lại có giới hạn sinh thái hẹp với

nhân tố khác; Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố

sinh thái thường có phạm vi phân bồ rộng [26]

+ Chế độ gió: Chế độ gió mùa đông với đặc trưng khô lạnh, gió mùa tây Nam với đặc trưng nóng âm, nóng khô Các hướng gió chính kết hợp với hình thái địa hình góp phần tạo nên bể rộng của các vùng cát Các cồn cát di động, có độ cao lớn, không có thực vật phủ đều phổ biến ở nơi có gió mạnh nhu Quang Binh, Binh Dinh Dải cát ven biên Miền Trung chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các hiện tượng thời tiết, đặc biệt các hiện tượng thời tiết cực

đoan như: Bão, lũ lụt, khô nóng, hạn hán, dông tó, lốc, gió mạnh [36]

+ Chế độ nhiệt: Sự phân hóa nhiệt trên dải cát ven biển theo trình tự vĩ

độ, phía Bắc nền nhiệt thấp hơn, mùa đông lạnh ngắn, biên độ nhiệt năm lớn

Càng vào phía Nam nhiệt độ tăng dần, số giờ nắng trong năm ở khu vực phía

bắc đèo Hải Vân dao động 1800 - 2000 giờ, khu vực từ Đà Nẵng vào số giờ

nắng > 2000 giờ [36]

+ Lượng mưa: Sự phân hóa về lượng mưa trên dải cát khá rõ từ Quảng

Bình đến Quảng Ngãi lượng mưa 2000 - 3000mm/năm Lượng mưa của mùa

mưa chiếm 60 - 85% lượng mưa năm Đối với đất cát, khả năng trữ nước

kém, càng làm tăng độ khô hạn trong đất vào thời kỳ ít mưa, ảnh hưởng đến sinh trưởng của thảm thực vật trên cát [36]

Theo nghiên cứu của Barry, Lê Cơng Kiệt, Phạm Hồng Hộ, các tác giả

cho rằng trên cùng một khí hậu thì thảm thực vật trên đất địa đới đa dạng hơn trên đất phi địa đới [36]

e Nhân tô thủy văn, nước ngầm

Trang 21

nhóm tầng chứa nước, tuy nhiên chỉ có 2 tầng chứa nước có diện phân bố rộng và có ý nghĩa cho cung cấp nước là: Tầng chứa nước trầm tích bở rời

halocen Q„„ và tầng chứa nước trầm tích bở rời Pleistocen Q, _¡¡ Qua đánh giá

trữ lượng nước ngầm không lớn, chỉ đáp ứng với quy mô sử dụng vừa và nhỏ,

nguồn nước dễ bị nhiễm mặn, phèn, ô nhiễm do khai thác sử dụng không hợp

lý, do phát triển kinh tế chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường [36] d Nhân tố thổ nhưỡng

Tổ chức FAO và UNESCO khi nghiên về đất cát biển Việt Nam đã

thống nhất phân thành các đơn vị đất, trong đó nhóm đắt cồn cát trắng và

vàng [27]:

- Đất cồn cát tring va vang (Cc) Luvic Arenosols (ARI)

- Diện tich: 149.754 ha (NIAPP, 2003), phan bé tir Quang Binh t6i Binh

Thuan

Theo Dacutraev (1879): “Dat 1a vat thé thién nhién duge hinh thanh qua

một thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Đá mẹ, sinh vật,

khí hậu, địa hình và thời gian” Đắt là môi trường sống của sinh vật trên cạn,

đặc biệt là thực vật và các loài động vật s

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thổ nhưỡng đến thảm thực vật được hình thành từ rất sớm Các tác giả Alekhin (1904),

ng trong đất [27]

Graxits (1927), Sennhicop (1938) đã thống nhất và đưa ra kết luận mỗi vùng

sinh thái xác định sẽ hình thành một kiểu thảm thực vật đặc trưng khi các tác

giả này nghiên cứu trên địa hình đồng cỏ và thảo nguyên ở Liên Xô [9]

Khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hai (1936), Baur (1946),

P W Richards (1952) cho rằng các đặc tính lý hóa của đất ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước, tình hình thông khí và độ sâu tầng đắt có tác dụng tạo ra sự phân hóa trong thành phân của hệ sinh thái rừng mưa hơn tính chất hóa học

Trang 22

Khi phân chia kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhưỡng ở Inđônêxia,

Malaixia P W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng nhiệt đới dù

chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành phần loài

thực vật [23]

~ Thành phần cơ giới đất Cát ven biển [27]:

Dé tién str dung USDA va FAO ~ UNESCO đã xây dựng tam giác đều, trên đó các phần diện tích tương ứng với những tên đất đã được quy định ở bảng 1.1 Kết cấu - texture

thành phần cơ giới

Hình 1.1 Biếu đồ tam giác phân loại đất theo tỉ lệ % thành phần hạt

Bảng 1.1: Cấp hạt cơ giới của Liên Xô (cũ), Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) va FAO - UNESCO (mm) [27]

Tên gọi Liên Xô (cũ) USDA FAO - UNESCO

Trang 23

- Độ ẩm trong đất

Nước là nhân tố sinh thái cần thiết cho cây trồng Để thỏa mãn sự sinh trưởng của cây, trong đất cần một độ âm sẵn có để cây trồng hút được dễ

dàng Theo các tác giả (Bleney, Taylor, 1932); (Katinski, 1970); (Rôzôy, 1936; Astapov, 1943)

khác nhau về độ trữ âm mà bản chất của nó là lượng nước lớn nhất mà đất giữ

khi nghiên cứu độ ẩm đất đã đưa ra những tên gọi

lại được (trong trường hợp đất được bảo hòa nước) Theo đó, sau nhiều năm

nghiên cứu Katrinski đưa ra thang đánh giá độ trữ âm cực đại đối với các loại

đất cát như sau: Đất cát ôn định, thường sản xuất hoa màu thì tầng đất cày độ trữ âm cực đại từ 20 ~ 25% là tốt nhất; Đối với loài cây trồng thích nghỉ trên cát, độ trữ âm cực đại không được nhỏ hơn 10% và đối với cây rừng thích

nghỉ đất cát thì độ trữ âm cực đại không được nhỏ hơn 3 — 5%, độ âm cây héo

xảy ra khi < 1%, độ ẩm vượt ngưỡng cây héo từ 1 — 1.5% [4] [27]

Lê Văn Khoa và Cộng sự (2000; 2004 ; 2012); Trần Kông Tấu (2009) đã

chỉ ra các phương pháp phân tích lý hóa tính của đất, dựa vào đó đẻ đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố như độ ẩm, thành phần lý tính của đất đai,

thành phần dinh dưỡng đến cây trồng và có biện pháp can thiệt phù hợp

Ngoài ra, tác giả còn chỉ dẫn phương pháp lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai bằng thực vật chỉ thị vùng cát biên như: Về thân gỗ có các loài Phong ba (Heliotropium foertherianum), Phi lao (Casuarina

equisetifolia), Tra biển (Coccoloba umifera L.1762), Bàng vuông

(Barringtonia asiatica), đối với thảm cỏ cây bụi Rau muống biển (Jpomaea

pescaprae), Cỏ lông chông (Spinifex liHoreus), Cúc giải (Calotis

gardihandii), C6 may (Chrysopogon aciculatus), Quan âm (Vitex

rotundifolia), Chanh ranh (Dodonaea viscosa), Tram 6i (Lantana camara),

Trang 24

1.2.2 Sự phát triển của thảm thực vật trên cát ven biển

Theo kết quả nghiên cứu thảm thực vật vùng cát ven biển, nghiên cứu

rừng Đông Dương của nhóm tác giả người Pháp do Lecomte chủ biên và

Maurand, 1943; Barry, 1960 - 1975 cho thấy: Ở cuối ky Trung sinh sau hàng loạt các vận động kiến tạo, về cơ bản lãnh thổ Việt Nam hình thành

Vào đầu Đệ tứ thảm thực vật Việt Nam đẩy đủ giống, loài như hiện đại

Trong pha biển tiến Pleistoxen giữa (700.000 năm trước), cả vùng cát hiện nay chìm trong biển Có lẽ trong giai đoạn này chỉ có rừng đầm lầy, rừng ngập mặn mọc ven bờ biển ăn sâu vào lục địa Dấu tích giai đoạn này còn dé

lại là những quần thể Tràm mọc phổ biến trên các đổi ở Phổ Yên ( Thái

Nguyên, cao 36m); Đại Lãi (Vĩnh Yên, 10m); Phong Điền, Phú Lộc (Thừa

“Thiên Huế, 17m) pha biển lùi cuối Pleistoxen và giữa đầu Pleistoxen muộn

(300.000 năm trước) đã hình thành khu vực đồng bằng ven biển Các loài

thực vật vùng lân cận bắt đầu xâm nhập vào vùng ven biển Thảm thực vật

trên cát đỏ, trên cát vàng nghệ đã bắt đầu phát triển trong thời kỳ này Rừng

ngập mặn và rừng Tràm bị đây lùi ra các cửa sông, ven vịnh Các pha biển tiến Pleistoxen muộn - Hêlôxen sớm, pha biển lùi Hêlôxen giữa (4000 năm

trước) với biên độ nhỏ kết hợp với các vận động kiến tạo (ứng với các thềm biển trong khu vực) đã thu hẹp hoặc mở rộng sự phân bố của các thảm thực vật Các rừng Tràm hiện tại phân bố trên cát trắng (được hình thành ở Hôxen

sớm Qy') có lẽ bắt đầu được hình thành từ pha biển lùi cuối cùng và đang bị

lấn dần bởi cát di động [36]

a Một số đặc điểm thảm thực vật vùng cát ven biển

Thảm thực vật nơi đây là hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung

Quốc, Án Độ ~ Himalaya, Malaysia — Indonesia và các vùng khác kể cả ôn

Trang 25

Trong đó, phân lớp quân hệ rừng thường xanh nhiệt đới có rừng bãi cát ven biển thuộc nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả (Barry, Phạm Hoàng Hộ, Lê Công KiệU: Trochain mô tả năm 1957 hay rừng ưa khô ở Đông phi do Schnell mô

tả 1952; Rừng ẩm rụng lá, rừng khô nhiệt đới ở Án Độ do Champion mô tả

1936; Edward mô tả năm 1952; Ammal mô tả 1958 thảm thực vật vùng cát

ven biển Việt Nam phân bố thành các kiểu cơ bản phù hợp với phân bố của

thảm thực vật vùng cát ven biển ở các nước như: Ấn Độ, Malaisia, Indonesia,

Trung Quốc, các nước Châu Phi như Senegan [36|

b Đặc điểm phân bố của thảm thực vật vùng cát ven biển Miền Trung

Việt Nam trên nền đất phi địa đói

Theo nghiên cứu của các tác giả Thái Văn Trừng (1998), Nguyễn Nghĩa

‘Thin (2004), Hoàng Chung (2005) về thành phân loài, dạng sống thực vật và

làm cơ sở thống kê lập danh mục các loài thực vật ở Việt Nam (2003)[1] Theo đó, có 13.000 loài thực vật hạt kín (Anigiospermal), 69 loài hạt tran (Gymnospermae), 691 loài Dương Xi (Anigiospermal), 2 loài cỏ Tháp bút

(Equisetophyta), 53 lồi Thơng đất (Lycopodiophyta), 1 loài Quyết lá thơng

(Psilotophyta), 48 lồi Rêu (Bryophyta), 2176 loai Tao (Algae), 368 loài vi khuẩn

Lam tiền nhân (Procaryota) Nâng tổng số loài thực vật ở Việt Nam lên trên

20.000 loài

Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, Trung

Tam Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Viên Địa Lý, 2004 đã

tiến hành nghiên cứu “Đề tài (KC 08 - 21)” [36] và kết quả đã xác định

được đặc điểm phân bố thảm thực vật vùng cát ven biển Miền Trung Việt

Nam dưới các dạng sau:

~ Nhóm thực vật thân gỗ: Có trên 54 loài ở phía Bắc (35 loài thân gỗ, 19

Trang 26

(Sim), Decaspermum (Thập tử) của họ Myrtaceae (Sim), các chỉ Calophyllum (Mù u), chỉ Garcinia (Bứa) thuộc họ Clusiaceae (Bứa),

- Tring cây bụi trên các đụn cát ven biển mới hình thành

Trảng cây bụi nơi bờ biển bắt đầu ổn định: Trảng Cỏ lông chông (Spinifex littoreus) cao 0,5 — 2m, mọc ven chân đụn cát về hướng biển, được

xem là thực vật tiên phong trong toàn dải cát Sau chúng, thường thấy các loài Quan âm (Viex rorundjfolia), Dứa gai (Padanus tonkinensis), Rau muỗng

biển (Jpomaea pescaprae)

- Trảng cây bụi, cỏ trên bãi cát và các bãi đá ven biển

Các bãi cát bán ngập triều phân bố ở các cung lõm của bờ biển Do bị

sóng tác động mạnh và thường xuyên vào mùa mưa bão, trên bãi triều thảm

thực vật nghèo nàn, chủ yếu Rau muống bién (Ipomoea pescaprae), Tit bi bién (Vitex rotundifolia), Vinca rosea (Dita can) va c6 thé xem Cỏ lông chong

(Spinifex litoreus) là giới hạn của các bãi triều

- Trên các cung lồi của bờ biển chỉ có các bãi đá Độ rộng của bãi biển

khoảng vài mét đến chục mét Đôi chỗ có lẫn đất tạo thành tầng mỏng Thực

vật chỉ bao gồm một số loài chịu gió, chịu mặn, có kích thước nhỏ Các loài

thường thấy (các chữ viết tắt G - Gỗ, GN - Gỗ nhỏ, B - Bụi, C ~ Cỏ, DL —

Dây leo) như: Gisekia Pharmacoides (Cỏ lết, C), Sesuvium portulacastrum (Hai Chau, C), Cerbera manghas (Mật sát, G), Calotropis gigantea (Bong

Bong, GN), Calotis annamitica (Cúc giải C), Wedelia bịƒlora (Sơn cúc biễn, C), Argusia argentia (Bac bién, phong ba, B hay GN), Ipomoea gracilis (Bim

manh, DL), Hibiscus tiliaceus (Tra bup, GN), Lepisanthes rubiginosa (Nhan dê, G), Helicteres littoralis (Cui, GN), Scirpus littoralis (Hén bién),

Trang 27

~ Thảm thực vật là rừng trồng: Phổ biến nhất 1a loai Phi lao (Casuarina

equisetifolia), các loài Keo chịu hạn như: Acacia difficilis, Acacia tumida, Acacia torulosa va Acacia crassicarpa [33]

1.2.3 Đặc điểm rừng phòng hộ trên cát ven biến Việt Nam

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng thiệt hại do chiến tranh,

bị thu hẹp diện tích do phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử

dụng, đặc biệt phá rừng phòng hộ trên cát để nuôi tôm, quy hoạch xây dựng

cơ sở hạ tầng vùng ven biển Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ thực trạng suy giảm tài nguyên rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau và đã cụ thể hóa các

chương trình phục hồi rừng thông qua các dự án PAM 4304, DA 327,

DA661 va Dự án trồng rừng phòng hộ ven biển của BNN & PTNT giai đoạn

2005 - 2020 [8]

Hiện trạng rừng phòng hộ trên cát ven biển: Theo số liệu thống kê của BNN & PTNT, tính đến 31/12/2003 [4] Diện tích rừng trồng phòng hộ chống gió, chắn cát tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ (159.339,4 ha) va

Duyên Hải Trung Bộ (118.228 1), chiếm 49,3% diện tích đất cát ven biển Rừng phòng hộ chống gió, chắn cát bay chủ yếu bằng các loài cây Phi lao

(Casuarina equisetifolia), c&c loai cây thuộc họ Xoan (Meliaceae), các loài

keo chju han Acacia dificilis Maiden, Acacia crassicarpa A Cunn ex Benth,

Acacia auriculiformis A Cunn ex Benth, Acacia tumida S Muell

Rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay phát triển trên nền đất phi địa

đới [36], chủ yếu đất giàu SiO;, đất trên nền san hơ vụn Đất thốt nước

nhanh, luôn khô hạn, quá trình hình thành đất chưa hoàn chỉnh Do vậy, rừng

trên đất cát thường gồm các loài cây có bộ lá cứng, bóng và dai, hệ rễ phát

triển rất sâu để thích ứng với điều kiện khơ hạn, các lồi cây mọc tự nhiên

Trang 28

1.3 TINH HINH NGHIEN CUU VE PHUC HOI RUNG PHONG HO

VEN BIEN TREN THE GIOI VA VIET NAM

A.Miyawaki (1944) đã nêu khẩu hiệu: “Cây bản địa trên đất bản địa” và ông đã thực hiện nhiều dự án phục hồi rừng bằng biện pháp trồng rừng [35]

Tansley (1944) cho rằng trồng rừng là giải pháp rút ngắn quá trình diễn

thế thảm thực vật Nhung Beard (1947) lại phản đối việc trồng rừng và cho đó

là: “Bệnh sởi trồng rừng đã mắc phải do thiếu nhân tổ sinh thái học” [35] Khi nghiên cứu về rừng phòng hộ ven biển, các nước đã đưa ra khoảng

cách khác nhau của đai rừng phòng hộ (Philippin 20m; Inđônêxia 50m, Braxin 33m, Ecuador 8m, France 100m ) Theo Tumer (1975) đề nghị canh tác nông

nghiệp, thủy sản cách bờ biển 500m; Ở vùng Sabah, Malaysia luật lệ quy định

vùng phòng hộ bờ biển cách bờ biển 100m; Tại Hội Nghị về sinh thái và tài

nguyên ở vùng biển Đông tổ chức năm 1980 đã đưa ra khuyến cáo cần phải

giữ một đải rừng rộng tối thiểu 100m dọc theo bờ biển nhằm bảo vệ bờ biên,

chống xói mòn, bảo vệ động vật biển; Theo Clark, 1996, chiều rộng của dải rừng phòng hộ ven biển ở các nước trên thế giới thay đôi từ 8m đến 3km [22]

Ở Việt Nam, nghiên cứu thảm thực vật trên vùng cát từ trước đến nay

thường sơ lược Trước năm 1945, có công trình nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của nhóm tác giả người Pháp do Lecomte chủ biên và nghiên cứu rừng Đông Dương của Maurand [36]

Từ năm 1960 — 1975, có công trình nghiên cứu thảm thực vật trên quy

Trang 29

Từ năm 1975, có công trình điều tra quy mơ rừng tồn tỉnh trên cả nước

Kết quả công bố năm 1983, hầu như không đề cập đến thảm thực vật trên vùng cát ven biển Từ năm 1960, trồng rừng trên cát được triển khai ở Quảng Bình,

ở Nam Trung Bộ được tiến hành liên tục giai đoạn từ năm 1980 [36]

Gần đây, do nhận thấy được tầm quan trọng của rừng phòng hộ trên cát ven biển, nên có nhiều tác giả xây dựng các đề tài khoa học nghiên cứu:

“Hoàng Phước, (1994), Chống sa mạc hố và cải tạo mơi trường vùng cát ven

biển Quảng Trị, Nguyệt san số 148: Đặng Văn Thuyết và nnk (2005), Nghiên

cứu xây dựng rừng phòng hộ trên cát di động ven biển tỉnh Quảng Bình Báo

cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Tỉnh; Trương Đình Trọng (2003), Đánh giá

tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho quy hoạch nông lâm kết hợp bền

vững ở huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ, Huế; Lương

Thị Vân, (2007), Quá trình di động cát và hiểm họa sa mạc hóa vàng duyên

hải miền Trung, Đại học Sư phạm Qui Nhơn ”; Đỗ Xuân Cẩm (2001), Báo cáo tổng két dé tai cip BO “Diéu tra, đánh giá hiện trạng khu hệ thực vật và

đề xuất giải pháp phục hồi, phát triển bền vững hệ sinh thái vùng cát nội

đồng tỉnh Thừa Thiên Hué”

Trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về giải pháp

tái sinh, phục hồi rừng phòng hộ trên cát ven biển BNN & PTNT đã ban hành

“Cảm Nang Ngành Lâm Nghiệp - Chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn

và rừng phòng hộ ven biển, 2006” Theo đó, các tỉnh thành có rừng, đất lâm nghiệp ven biển, các BQL rừng phòng hộ ven biển, khi xây dựng giải pháp

phục hồi rừng phòng hộ trên cát ven biển cần tuân thủ áp dụng quy trình kỹ

thuật dưới đây:

1) Tiêu chuẩn cây trồng phòng hộ trên vùng cát ven biển

Trang 30

- Có bộ rễ phát triển sâu, rộng, khỏe Lá có cầu tạo hạn chế thoát hơi nước, tán lá dầy thường xanh

- Cây sống lâu năm, có khả năng chống chịu với bão, gió cát, khô hạn Có thể sinh trưởng và phát triển thành rừng trong điều kiện khô hạn, nắng

nóng ở vùng cát di động

~ Đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng nhưng không ảnh hưởng

đến khả năng phòng hộ

2) Các giải pháp kỹ thuật

- Phương thức trồng cây trên cát

Phương thức trồng là chọn cây tiên phong về phía trước biển, phía sau là trồng hỗn giao giữa các loài cây khác nhau Phối hợp cây mọc nhanh với cây mọc chậm, giữa cây tầng cao với cây tầng thấp, giữa cây có tán thưa,

ly có tán dày dé chắn gió, chống cát bay Tiếp theo là cây bụi,

mỏng với

cây thân thảo để chống cát chảy Trồng cây đủ tiêu chuẩn, được gieo ươm

trong túi bầu PE

- Kỹ thuật trồng cây

“Trồng theo hình nanh sấu với tiêu chuẩn cây giống và mật độ như sau:

Bang 1.2: Tiêu chuẩn cây đem trồng TT| Loai cay [Tuoi cây[Chiếu cao] Đường kính Yêu cấu (tháng) (m) | c6 ré(cm)

[Cay sinh trướng tốt, thân đứng 1 | Phi lao 6-8 | 06-1 | 04~0.6 |không cụt ngọn, không sâu bệnh,

[cứng cáp

[Cay sinh trướng tốt, thân đứng| Keo láưàm - | 25-3 | 0.3—044 | 0,3-0,5 |khong cut ngon, không sâu bệnh|

[cứng cáp

[Cay sinh trướng tốt thân đứng

3 |Xoan chịu hạn | 6-12 | 04-0/7J 04-07 |không cụt ngọn, không sâu bệnh

Trang 31

Bảng 1.3: Mật độ cây trồng

TTỊ_ Loại cây Mật độ Kích thước hồ(cm)

là-Vùng rất xung yêu: 10.000 cây/ha (1 x 1m)

lb-Vùng xung yếu: 5.000 cây/ha (1 x 2m)

1 |Phi lao |c-Vùng ít xung yếu: 3.300 cây/ha (1.5 x 2m) | _ 60x60x60 |-Vùng đất xấu: 3.300 cây/ha (1.5 x 2m) |e-Vùng đất tốt: 2.500 cây/ha (2 x 2m) fa.Ving dat xâu:2.222 cây /ha hoặc 2.500 2 |Keoláràm [cây/ha 30 x 30 x 30 lb.Vùng đất tốt: 1.333 cây /ha, 1.666 cây/ha 3 [Xoan chịu han [1.100 cây/ha 40 x40 x40

Thực hiện trồng sâu để đảm bảo đủ âm cho cây Khi đào hồ phải để riêng phần đất mặt, phần đất đáy hồ để một bên Cho lớp đất mặt xuống day hd “Thực hiện trồng sâu, cây trồng đặt ngay giữa hố sau đó từ từ xé bỏ vỏ bầu PE, lấp đất và dẫm chặt xung quanh gốc Lap đất cách miệng hồ từ 3 - 5em dé cây trồng tận dụng lượng nước mưa và mùn

Sau khi trồng cây, che phủ quanh gốc cây bằng các vật liệu như rơm, cỏ khô để hạn chế sự bốc hơi nước giữ âm cho cây đồng thời giảm nhiệt độ bề

mặt đất

Sau khi trồng 2 — 3 tuần, kiểm tra tỷ lệ sống, trồng dặm kịp thời những

cây bị chết

Theo tác giả Lâm Công Định, 1991 [4].[11], trồng sâu là biện pháp kỹ

thuật đặc biệt cho vùng cát, giúp cho cây cải thiện 1,5 - 2 % độ ẩm cây héo ~ Nguôn nước và kỹ thuật tưới

Nguồn nước tưới dùng cho cây được thu trữ trong bể chứa vào mùa mưa hoặc tiến hành khoan giếng đưa nước vào bễể Đắt cát có kết cấu rời rạc nên

Trang 32

nước rất lớn Vì vậy, để hạn chế sự thất thoát nước trong quá trình tưới cho

cây trồng trên cát thì nên tưới nước theo hình thức phun mưa hoặc nhỏ giọt - Chăm sóc ~ bảo vệ

Tiến hành day cỏ xới vun gốc, đồng thời trồng dặm và sửa cây đồ ngã

Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngăn, ranh lô (nếu có) Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày Khi

phát hiện sâu bệnh hại, cần có biện pháp xử lý kịp thời Sử dụng cọc tre, gỗ kết hợp cây xương rồng, dứa dại làm hàng rào xung quanh khu vực trồng cây

để ngăn trâu, bò, cừu và gia súc khác vào phá hoại [12]

1.4 TONG QUAN VE RUNG PHONG HQ VEN BIEN THANH PHO

DA NANG

1.4.1 Đặc điểm các nhân tố sinh thái phát sinh ven biển Đà Nẵng Rừng phòng hộ trên cát ven biển thành phố Đà Nẵng, thuộc phân vùng

sinh thái Nam Trung Bộ Có đặc

bằng và cát ven biển Nam Trung Bộ" [36] - Về khí hậu

liềm chung của tiểu vùng sinh thái “Đồng

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình:

Gió tây khô nóng về mùa hè, gió đông nam thổi từ biển vào đất liền mang

theo nhiều hơi ẩm, mát mẻ; Hàng năm gió mùa đông bắc xuất hiện từ 6 - 8

đợt, gây âm ướt về mùa đông Mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1

— 9, mùa mưa từ tháng 10 - 12 Nhiệt độ trung bình năm 26 - 28°C, lượng

mưa trung bình năm 1300 ~ 2800mm, độ âm không khí trung bình là 83.4%,

Trang 33

- §ơng ngồi, thủy văn

'Vùng cát ven biển thành phố Đà Nẵng có đặc điểm chạy dài theo bờ

biển nên tắt cả các sông chảy qua thành phố ít nhiều ảnh hưởng đến vùng cát ven biển, trước khi đỗ ra biển Ở phía Nam, hệ thống sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ đổ ra ở cửa sông Hàn, tác động đến vùng cát ven biển từ quận Thanh Khê đến quận Sơn Trà xuống phía Nam giáp xã Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam Phía Bắc hệ thống sông Cu Đê đồ ra cửa Thủy Tú - Nam Ô, tác động đến các bãi cát ven biển từ chân Đèo Hải Vân đến quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

- Địa chất — địa hình

'Vùng cát ven biển thành phô Đà Nẵng, là một bộ phận của đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, được hình thành trên cấu trúc uốn nếp của dải Trường Sơn Bắc Tại khu vực phổ biến cát tạo bở rời là trầm tích đại Tân sinh

(Kainôzôi - Kz) mà chủ yếu là Hôlôxen (Q¡y) do sông, gió và biển lấp đầy địa

hình trũng của móng cỗ có tuổi cổ sinh (Palêôzôi - Pz)

Địa hình vùng nghiên cứu được thành tạo chủ yếu do biển với dạng địa hình tích tụ, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, chạy song song với đường bờ biển là các bãi cát, cồn cát và đụn cát Địa hình vùng cát cao nhất ở phía Nam của thành phó và thấp dần về phía Bắc

'Vùng cát ven biển phía Nam (thuộc quận Ngũ Hành Sơn), dãy cồn cát cao

từ 5 — 10m chạy đọc theo bờ biển, cồn cát thường ở dạng di động là chủ yếu

Ngược ra phía Bắc, độ cao các cồn cát thấp dần, thường từ 1 - 5m so với

mực nước biển, kéo dài từ bãi cát ven biển phường Mỹ An, quận Ngũ Hành

Sơn đến cuối tuyến đường Hoàng Sa, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn

Trà Nơi bãi cát có độ rộng và cao tương đối thuộc vùng cát ven biển phường

Trang 34

phẳng Phía trong các bãi cát, cồn cát gần bờ là các cồn cát được quy hoạch

để xây dựng khu dân cư, đường giao thông chạy song song với biển

- Đất đai

Có các nhóm đắt chủ yếu sau: Nhóm đất cát biển, đất xám feralit và phù

sa chua xen kẻ nhiều loại đất khác diện tích manh mún Đất cát ven biển Da

Nẵng hiện nay có thể phục hồi, phát triển rừng phòng hộ chỉ còn khoảng 159 ha, chiếm 0,123% tổng diện tích tự nhiên của thành phố Phân bố dọc theo chiều dài bờ biển, giới hạn bãi cát phía bờ là 3 tuyến đường chính (đường Nguyễn Tắt Thành, Hoàng Sa, Trường Sa và khu Dân cư Hòa Hiệp Bắc -

“Thôn Kim Liên cũ [34] Đất có tính chất chung là: Xói mòn rửa trôi mạnh, đất

cát tơi xốp, thoáng khí, thắm nước nhanh, dễ thoát nước, nhưng nghèo dinh

dưỡng, hay bị hạn, nhiệt độ thất thường

~ Thảm thực vật: Có đặc điểm chung của thực vật trên nền đắt phi địa đới [36] 1.4.2 Tổng quan về rừng phòng hộ phi lao ven biển Đà Nẵng

Rừng phòng hộ chống cát bay, chắn gió hại ven biển Việt Nam ngoài

thảm thực vật tự nhiên, các đai rừng phòng hộ trên cát ven biển được trồng chủ yếu bằng loài cây Phi lao (Casuarina equisetifolia), lodi nay được nhập vào Việt Nam sớm nhất Năm 1896, Phi lao đã được trồng ở ven biển Nghệ

An và cho thấy loài này sinh trưởng rất tốt trên cát ven biển, từ năm 1915 Phi lao được trồng thành các đai rừng phòng hộ ven biên Miền Trung (Lâm Công

Định, 1977) [5]

Sau 1975, vùng cát ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng được trồng Phi lao từ phong trào trồng cây gây rừng của Nhà nước giao cho các Hợp Tác xã, Tổ

chức Thanh Niên, Phụ nữ, học sinh, sinh viên với mục tiêu chính là an ninh

~— quốc phòng, phòng chống bão Năm 1994 một đề tài hợp tác quốc tế với ACIAR về khảo nghiệm xuất xứ cho 36 xuất xứ Phi lao được tập hợp từ 14

Trang 35

trong 4 địa điểm bố trí thí nghiệm, các xã vùng cát của huyện Điện Bàn,

Thăng Bình, Núi Thành [7]

Sau 1986, tại Quảng Nam - Đà Nẵng có các chương trình trồng rừng

PAM, PAM 4304, CT 135, CT 327 nên hầu hết vùng cát của các xã ven

biển được phủ xanh bởi rừng Phi lao, Keo, Bạch đàn Những dải rừng Phi lao

phát triển trên cát chạy song song với bờ biển đã phát huy tính phòng hộ về mặt An ninh - Quốc phòng, giảm nhẹ thiên tai, tạo nguồn nhiên liệu chất đốt

cho cư dân vùng biển, nông thôn, thành thị, làm nên cảnh quan văn hóa đẹp

ven biển

Theo nhận định chung của nhân dân vùng gần biển, trước năm 1997 vùng cát ven biển Quảng Nam — Da Nẵng, nay là Đà Nẵng được phủ kín bằng

các dải rừng Phi lao (mật độ 5000 ~10.000 cây/ha cây cao trên 10m, đường kính ngang ngực trên 20cm), phân bố theo đám, cụm, rải rác trong khu dân cư, bãi cát, cồn cát, ven bờ ruộng, đường nội bộ liên thôn, xóm và dải rừng

Phi lao phòng hộ trên cát ven biển các phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam,

phường Hòa Khánh Bắc, phường Thanh Khê Đông, phường Xuân Hà, phường Thọ Quang, phường Mân Thái, phường Phước Mỹ, phường Mỹ An, phường Hòa Hải, phường Hòa Quý

Giai đoạn 1997 — 2006, do quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng

ở Đà Nẵng phát triển mạnh về phía biẻn, đặc biệt việc mở mới 3 tuyến đường

Nguyễn Tắt Thành, Hoàng Sa, Trường Sa chạy song song với bờ biển, các

khu resort, sân golf, khu tái định cư ven biển đã chia cắt, phá hủy hầu hết các

dải rừng Phi lao, các loài thực vật thân gỗ thích nghỉ vùng cát, thảm cây bụi

ven biển đã hình thành và phát triển trên vùng cát này từ rất lâu Các dải rừng

Phi lao hiện còn 15 ~ 20 ha, tập trung ở phường Hòa Hải và phường Hòa Quy nhưng cũng đã giao cho các Tập đồn, Cơng ty khai thác Du Lịch ven biển

Trang 36

Từ năm 2007 - 2013, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện việc trồng mới khoảng 20 ha rừng phòng hộ ven biển bằng loài cây Phi lao từ các nguồn vốn

kết dư DA 661, Tổ chức phi Chính Phủ ACCCRN (gọi tắt DA CTC), DA bảo

vệ bờ kè ven biển đường Nguyễn Tắt Thành,

Hiện nay, diện tích thành rừng chỉ đạt 40 - 50% so với diện tích thiết

kế ban đầu, nguyên nhân mắt rừng được xác định là do gió bão, triều cường gây sạt lở, xói mòn bờ biển cuốn trôi cây trồng Ngoài ra, vùng cát ven biển

hàng năm thường chịu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn

Trang 37

CHUONG 2

DOI TUONG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 DOL TUQNG VA PHAM VỊ NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố môi trường ven biển: Thổ nhưỡng (đặc điểm phẫu diện,

thành phần cơ giới, độ âm); đặc điểm khí hậu (lượng mưa, thời gian mưa/

nắng trong năm, diễn biến nhiệt độ, độ m không khí trong năm), nguồn nước tưới, các yếu tố thiên tai, thời tiết cực đoan có ảnh hưởng đến cây trồng ở khu

vực nghiên cứu;

~ Đặc điểm thảm thực vật ven biển (thành phần, phân bố, đặc điểm thực

vat);

~ Thực trạng rừng phòng hộ ven biển (đặc điểm phân bó, tình hình trồng,

chăm sóc, khả năng sinh trưởng, phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh

trưởng, phát triển của thảm thực vật trồng ven bi

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 38

- Không gian: Phạm vị nghiên cứu của đề tài gồm 4 khu vực (hình 2.1):

Khu vực 1 (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn): Khu vực 2 (phường Man Thái, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà); Khu vực 3 (phường Xuân Hà, quận “Thanh Khê) và Khu vực 4 (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) thành

phố Đà Nẵng

- Thời gian: Tiến hành từ tháng 01/2014 ~ 10/2014

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp tiếp cận

Cơ sở khoa học của phương pháp luận là dựa trên những quan niệm sau đây:

(1) Rừng là một hệ sinh thái: Trong đó quần lạc sinh địa = f(khí hậu, địa

hình — đất, sinh vật, con người) Vì thế, sự hình thành và phát triển của những

thành phần quần xã sinh vật phải được xem xét trên quan điểm hệ sinh thái

(2) Sự phát sinh và phát triển của những loài thực vật theo không gian và

thời gian dưới các dạng lập địa ln bị kiểm sốt bởi tập hợp nhiều yếu tố; trong đó một số yếu tố giữ vai trò chủ đạo, còn những yếu tố khác chỉ có vai

trò thứ yếu Mặt khác, trong thực tiễn nhà sinh thái học cũng chỉ quan tâm đến

những nhân tố mà con người có thể kiểm soát được thông qua những hoạt

động lâm sinh Trong số những yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến tái

sinh rừng mà con người có thể kiểm soát được, thì độ âm của đất, loài thực

vật là những yếu tố chủ đạo Vì thế, tỷ lệ sống của rừng trồng phải được xem

xét trong quan hệ với độ ẩm và loài thực vật

(3) Tỷ lệ sống của loài thực vật cũng thay đồi tùy theo đặc điểm của các

tiểu vùng sinh thái Ở những tiểu vùng sinh thái (tương ứng với các khu vực

nghiên cứu), tỷ lệ sống của loài thực vật có thể bị thay đổi mạnh Nguyên

Trang 39

hệ giữa chất lượng của loài trong những khu vực khác nhau với các yếu tố

tiểu vùng sinh thái thay đổi, có thể xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố

sinh thái trong các khu vực nghiên cứu đến chất lượng của loài thực vật

(4) Khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ sống của loài với các yếu tố sinh thái, thì “Tỷ lệ sống"" của loài thực vật được mã hóa theo tiêu chuẩn nghiệm

thu các công trình lâm sinh của BNN & PTNT [7hông tư 69/TT-BNN|(TLS tốt

>70%; TLS trung bình từ 50 - 60%; TLS thấp 30 - 40% và rất thấp < 30%)

trên những ô mẫu, tuyến điều tra đã xác định Mặt khác tỷ lệ sống của thực vật

ven biển không những chịu tác động của một nhân tố sinh thái mà còn chịu tác động tông hợp của tổ hợp biến sinh trong môi trường sống của nó Vì vậy, sử dụng mô hình hồi quy đa biến dạng tuyến tính hoặc phi tuyến hoặc tô hợp biến

là công cụ mạnh giúp cho việc phát hiện các nhân tố sinh thái ảnh hưởng rõ rệt

đến tỷ lệ sống của thực vật ven biển Theo đó, khi môi trường sống thích hợp thì tỷ lệ sống của rừng trồng cao Ngược lại, khi môi trường sống không thích hợp thì tỷ lệ sống của rừng trồng thấp

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

a Đo đạc địa hình, diện tích khu vực nghiên cứu:

Sử dụng máy định vị GPS 62sc, thước dây hiệu DEJ 30m, thước cầm tay 3m kết hợp với phương pháp lập tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [31], Hoang Chung (2006) [10] va tri thức dân bản địa cụ thể như sau:

- Lập tuyến điều tra: Trước tiên xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào

bản đồ khu vực lập các tuyến điều tra theo hướng Bắc - Nam, chạy doc theo trục đường Hoàng Sa - Trường sa (thuộc quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn); dọc theo tuyến đường Nguyễn Tắt Thành - ven biển phường Hòa Hiệp Bắc (thuộc quận Liên Chiều), sau đó trên tuyến điều tra cứ 100 m, lập tuyến

Trang 40

ngang, rộng 10m vuông góc với tuyến Bắc - Nam theo hướng Đông - Tây - Thu thập số liệu: Trên tuyến điều tra dọc, ngang theo chiều dài bãi cát ven biển, tiến hành đo đạc (vị trí khu vực nghiên cứu, diện tích, độ lục địa, độ

cao so với với thể nền cách mực nước biển 10 ~ 15m, hướng phơi)

b Thu thập mẫu đắt

- Chọn phẫu diện: Trên mỗi khu vực nghiên cứu chọn một phẫu diện

điển hình

~ Đào Phẫu diện: Kích thước dài 0,8m, rộng 0.8m, sâu 1/m và mô tả

phẫu diện đất theo phương pháp của Lê Văn Khoa & cộng sự [17]

- Lấy mẫu đất: Trên mỗi khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khoan ba phẫu diện nhỏ, có chiều rộng 0,5m, dài 0,5m, sâu Im Phân bố cách đều

nhau từ vị trí cách hành lang đường giao thông ra đến i tri ngoài cùng theo

hướng phơi của bãi cát Ở từng phẫu diện, đất được lấy theo tầng (0 - 50cm)

và (50 ~ 100em), đất được đựng trong bao nylon có dán nhãn ghỉ rõ (vị trí thu

mẫu, độ sâu, nội dung, ngày thu mẫu, người thu mẫu)[17],[27] Sau đó trộn đều theo tầng, mỗi tầng lấy 0,5kg đề phân tích thành phần cơ giới, dung trọng

và độ âm của đất Việc xác định thành phân cơ giới và dung trọng đất cát ven

biển do tính ôn định trong thời gian nghiên cứu nên chỉ tiến hành phân tích 1

lần Riêng độ âm đất là nhân tố có thể thay đổi theo mùa, theo thời tiết (hạn hán, mưa gió ), theo nhân tác nên đề tài tiến hành theo dõi độ âm đất theo

mùa (tháng khô hạn nhất, tháng nắng nóng trung bình và tháng mưa nhiều nhất), định kỳ thu mẫu 10 ngày/lần, theo thứ tự đầu tháng, giữa và cuối tháng

e Thu thập số liệu nguồn nước ngầm: Căn cứ vào HSTK trồng rừng

năm 2007 và 2010 của SNN và PTNT thành phó Đà Nẵng, trong đó có hạng

Ngày đăng: 31/08/2022, 12:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN