1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX

80 1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính thiết yếu của đề tài

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, tiêu dùng của Hoa Kỳ vànhiều nước khác giảm mạnh Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đốivới hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam hiện đang xuất khoảng5,4 tỷ USD vào thị trường Hoa Kỳ Trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàngmay mặc của Hoa Kỳ, khoảng 100 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm khoảngtrên 5%, là nước đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc vàothị trường này

Hiện nay, các công ty Hoa Kỳ đã bắt đầu mua vào, mặc dù việc nhậpkhẩu vẫn còn dè dặt và việc đặt hàng ở đâu, từ ai, là sự chọn lựa của các nhànhập khẩu Hoa Kỳ Đó là xu thế chung, khi giảm tiêu dùng thì người tiêudùng Hoa Kỳ sẽ phải tiết kiệm chi tiêu và sức ép về giá cả cũng sẽ mạnh hơn

so với trước đây

Để tiếp tục giữ được quan hệ và giành được các đơn hàng của các công

ty Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán cần bán sản phẩm gì, giá

cả có thể giảm đến mức độ nào, phải tăng chất lượng dịch vụ cho các công tycủa Hoa Kỳ để có thể có được sự thiện cảm của các công ty đó, trên cơ sở đótiếp tục cải thiện xuất khẩu của công ty

Trong quá trình thực tập tại công ty VINATEXIMEX, tác giả nhận thấycông ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác thúc đẩy xuất khẩuhàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tạinhư : sản phẩm chưa đa dạng, công tác quảng bá thương hiệu còn gặp nhiềukhó khăn Trước đây, đã có một vài nghiên cứu nhằm đẩy mạnh họat độngxuất khẩu hàng may mặc của công ty nhưng mới chỉ giải quyết được một sốvấn đề cơ bản Tác giả muốn tìm hiểu và nghiên cứu để có thể khắc phục triệt

để những tồn tại trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị

Trang 3

trường Hoa Kỳ của công ty Vì vậy, đề tài được chọn là : “Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động thúc đẩy xuấtkhẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của công ty VINATEXIMEX

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản,

EU và đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ

Về thời gian: từ năm 2005 tới nay

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh Đồng thời, đề tàicòn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá nguồn tài liệu đượccung cấp từ công ty VINATEXIMEX

Trang 4

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 theo Quyết định số 87/QĐ-HĐQT ngày21/2/2006 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (nay làTập Đoàn Dệt may Việt Nam) Đứng trước xu thế phát triển kinh tế khu vựchoá, toàn cầu hoá Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển, nâng cao đờisống cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá, chuyểnđổi hình thức sở hữu và phương thức quản lý, thay đổi chiến lược kinh doanh

Cụ thể là : Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hànhthêm cổ phiếu để thu hút vốn

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - XUẤT NHẬPKHẨU DỆT MAY Tên tiếng Anh: TEXTILE – GARMENT IMPORT -EXPORT AND PRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION

Tên giao dịch: VINATEXIMEX

Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

- Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng

Số 315 đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

Phòng 205 Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh

1.1.2 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh

Trên cơ sở những ngành nghề kinh doanh của Công ty Sản xuất Xuấtnhập khẩu Dệt may trước đây, căn cứ vào tình hình khi chuyển sang Công ty

Trang 5

cổ phần, công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụtùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàngmay mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm củangành dệt may;

Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh vànguyên cứu khoa học

Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máymóc thiệt bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, côngnghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn,thiết kế qui trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy;

Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật Hoạt động thương mại, sản xuất nhập khẩu, kinh doanh, thiết kế mẫu,kinh doanh tổng hợp phục vụ trong và ngoài nghành dệt may Công ty có độingũ cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực XNK, giao vận, họa sĩ thiết kế vàcông nhân có tay nghề cao

1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty

1.1.3.1 Quyền của công ty

Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hìnhthức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinhdoanh; đăng ký thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tuỳ theo yêu cầuhoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với các quy định của pháp luậthiện hành; được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất,cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của công ty để kinh

doanh; thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty;

Trang 6

- Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài

nguyên theo quy định về đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thựchiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty;

- Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa

dùng hết công suất;

- Được cầm cố, thế chấp các tài sản, giá trị quyền sử dụng đất gắn liền

với tài sản trên đất thuộc quyền quản lý của công ty tại các tổ chức tín dụng

để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng

vốn;

- Chủ động tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp

đồng với các khách hàng trong và ngoài nước;

- Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc

toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mụcđích phát triển sản xuất, kinh doanh;

- Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu;

- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các Đơn vị sản xuất kinh doanh phù

hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lựcgiữa các công ty thành viên trực thuộc nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinhdoanh;

- Thành lập mới các công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh, văn

phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động trong nước hoặcnước ngoài theo quy định của pháp luật

- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn

các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến

và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác đối với người sử dụng

Trang 7

lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luậtkhác có liên quan;

- Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của công ty

đi công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của công ty

và các quy định của Nhà nước;

- Chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị và áp dụng khoa học công

nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh củacông ty;

- Tự chủ quyết định các công việc nội bộ;

- Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ

chủ yếu, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá;

- Phát hành, chuyển nhượng, mua lại hoặc bán các cổ phiếu, trái phiếu

theo quy định của pháp luật;

- Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ

đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lập và sử dụngcác quỹ theo quy định của Điều lệ, phù hợp với pháp luật và nghị quyết củaĐại hội đồng cổ đông;

- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của Nhà nước;

- Có quyền sử dụng ngoại tệ thu được theo chế độ quản lý ngoại hối

hiện hành của Nhà nước;

- Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: các sáng

chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọixuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Thực hiện khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại,

tố cáo Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tốtụng theo quy định của pháp luật;

Trang 8

1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện kinh doanh theoquy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh;

- Chịu trách nhiệm vật chất hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi

vốn điều lệ của công ty;

- Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; định

kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin theo mẫu được quy định và tình hình tàichính của công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện cácthông tin đã kê khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ thì phải kịpthời hiệu đính lại các thông tin đó;

- Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng

cân đối kế toán của công ty tại thời điểm lập báo cáo;

- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực,

chính xác và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán - thống kê;

- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ

tài chính khác theo quy định;

- Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm; đánh

giá khách quan và đúng đắn về hoạt động của công ty;

- Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản

- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp

luật về lao động; thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và bảo hiểmkhác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;

- Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác;

- Bảo đảm và chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất

lượng sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện;

Trang 9

- Tôn trọng việc thành lập và hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong khuôn khổ Hiến pháp,pháp luật và điều lệ của tổ chức đó;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự,

an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá

và danh lam thắng cảnh;

- Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của

pháp luật; tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền

1.1.4 Mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý,kiểm soát

1.1.4.1 Mô hình tổ chức của công ty

Mô hình tổ chức của công ty gồm có:

 Đại hội đồng cổ đông

 Khối kinh doanh

 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư

 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp

 Phòng kinh doanh nội địa

 Phòng xúc tiến và phát triển dự án

Trang 10

 Phòng xuất nhập khẩu dệt may 1

 Phòng xuất nhập khẩu dệt may 2

 Khối sản xuất

 Trung tâm thiết kế thời trang

 Trung tâm sản xuất và kinh doanh chỉ

1.1.4.2 Cơ cấu quản lý, kiểm soát

Cơ cấu tổ chức của công ty VINATEXIMEX được minh họa bằng qua sơ đồdưới đây

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX)

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 11

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông thông qua việc sửa đổi bổ

sung Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, thông qua chủ trương thuê công

ty tư vấn đánh giá hoạt động của công ty và tư vấn xây dựng chiến lược pháttriển trung và dài hạn của công ty

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có

toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụliên quan đến các mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộcthẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông)

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ chủ yếu sau: quyết định chiến lược pháttriển của công ty; quyết định các dự án đầu tư theo phân cấp; định hướng pháttriển thị trường; xây dựng và ban hành các quy chế quản lý, chuẩn bị cácchương trình, nội dung các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông và các nhiệm

vụ khác theo Điều lệ công ty quy định

Ban tổng giám đốc: tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng

quản trị; điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh củacông ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đạihội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và theo các quy định của pháp luật; tổ chứcthực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty; bảotoàn và phát triển vốn; xây dựng các quy chế điều hành, quản lý công ty vàcác nhiệm vụ khác theo Điều lệ của công ty quy định

Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Trong

đó, một thành viên giữ chức danh Trưởng Ban Kiểm soát

Mối quan hệ giữa các ban: quan hệ hết sức chặt chẽ nhằm thưc hiện

những mục tiêu sản xuất kinh doanh mà Hội đồng quản trị đã đề ra, thúc đẩytăng trưởng và tăng vị thế của công ty trên thị trường trong nước cũng nhưngoài nước

Trang 12

1.2 Khái quát về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc

sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX

1.2.1 Thị trường xuất nhập khẩu

Các hoạt động chính :

+ Xuất khẩu :

- Xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, NhậtBản

- Khăn Bông sang Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc v.v…

- Hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ : thảm len, cói…sang thị trườngArgentina Mexico, Ucraina

- Cà phê sang thị trường Đức, Thụy Sĩ v.v

Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU,Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác trên thế giới

Hình 1.2: Thị trường xuất khẩu của công ty (Nguồn: VINATEXIMEX)

Trang 13

Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009

Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (tỷ VND) Tỷ lệ các thị phần (%)

là 36,74 tỷ VND , tiếp theo là Hoa Kỳ với 28,5 tỷ VND, và EU 27,2897115 tỷVND…

Thị trường Hoa Kỳ vốn là thị trường tiềm năng và là thị trường nhậpkhẩu lớn nhất đối với hàng may mặc Việt Nam, song có lẽ công ty vẫn cònnhững vướng mắc trong việc tiếp cận và xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Do đó yêu cầu đặt ra của đề tài là: tìm được những giải pháp nhằm thúcđẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thịtrường Hoa Kỳ

+ Nhập khẩu :

- Bông xơ từ châu phi, Hoa Kỳ, Australia, Uzebekistan

- Nhập khẩu thiết bị máy móc cho nghành dệt may và các nghànhcông nghiệp

- Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các nghành công nghiệpkhác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho ngành xâydựng…

Trang 14

- Hóa chất thuốc nhuộm từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, TrungQuốc, Đài Loan.

Kim ngạch nhập khẩu bình quân : 27,0 triệu USD/năm

+ Kinh doanh nội địa :

Sợi, chỉ các loại, hàng thời tran, quần áo BHLĐ, phục vụ cho các ngànhcông nghiệp trong nước, các Đơn vị trong ngành xây dựng, giao thông vậntải và một số ngành khác…

+ Đại lý :

 Thiết bị máy may cho công ty Juki (Singapore)

 Thiết bị là ép cho công ty Veit (Đức), nồi hơi

 Nguyên liệu Malt bia cho hãng Weyermann Đức tại Việt Nam

1.2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc

Hàng may mặc luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Do đócông ty đã tập trung vào việc khai thác lợi thế sản xuất và đẩy mạnh xuấtkhẩu mặt hàng này

Bảng 1.2: Tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu của VINATEXIMEX

Năm Doanh thu

(tỷ VND)

Kim ngạch xuất khẩu (tr USD)

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ VND)

Tỷ lệ XK/DT (%)

Trang 15

Biểu đồ cho ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty có

xu hướng giảm dần từ năm 2005 Năm 2005 doanh thu của công ty là 852,62

tỷ VND với kim ngạch xuất khẩu đạt 120,89 tỷ VND nhưng sau đó doanh thu

và kim ngạch xuất khẩu của công ty liên tiếp giảm Năm 2006 doanh thu giảmxuống còn 811,52 tỷ VND thì sang năm 2007 và 2008 doanh thu của công tycòn tiếp tục giảm mạnh hơn nữa, trung bình 100 tỷ một năm Doanh thu 2008đạt 645,08 tỷ VND Mức doanh thu thấp nhất trong vòng 5 năm Nguyênnhân chủ yếu dẫn tới mức sụt giảm trên là do khủng hoảng kinh tế thế giớidiễn kéo dài Do họat động thắt chặt tín dụng nên sức tiêu dùng giảm, nhu cầu

vê hàng hóa theo đà giảm theo Sản xuất kinh doanh đình trệ nên gây khókhăn cho công ty

Nhưng sang năm 2009, doanh thu của công ty bất ngờ tăng mạnh Thểhiện sự chủ động khắc phục khó khăn trong khủng hoảng của tập thể cán bộcông nhân viên trong công ty

1.3 Tác động của thị trường Hoa Kỳ tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc

1.3.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng hàng may mặc của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất thế giới Hàng năm,người Hoa Kỳ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trườngtiêu dùng hàng may mặc thứ hai thế giới Theo điều tra, một năm phụ nữ Hoa

Kỳ mua 54 bộ quần áo

Trong phong cách ăn mặc, người Hoa Kỳ thường chú trọng đến yếu tố

tự nhiên, bình thường Với người Hoa Kỳ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là

ưu tiên hàng đầu Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ

mi và quần âu vải sợi bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu

Trang 16

co giãn Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là phong cách ănmặc đặc trưng nhất Ở mọi nơi trên đất Hoa Kỳ đều có thể bắt gặp phong cách

ăn mặc này

Nhịp sống ở Hoa Kỳ rất khẩn trương và họ tiêu dùng các sản phẩmcũng rất khẩn trương Một số sản phẩm mà họ chỉ sử dụng trong một thời gianngắn mặc dù chưa hỏng nhưng nó đã cũ hoặc là họ không thích thì họ sẽ muacho mình những thứ mới Khi đã đi mua thì họ sẽ mua sắm hàng loạt nhất làquần áo Họ thích mua những quần áo độc đáo nhưng phải tiện lợi Sau đónếu thấy hết mốt hoặc cũ thì họ lại đem cho và lại đi mua đồ mới

Trong mặt hàng may mặc, người Hoa Kỳ khá dễ tính trong việc lựachọn các sản phẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt NgườiHoa Kỳ thích vải sợi bông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sảnphẩm dệt kim hơn

Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến tiêudùng hàng may mặc là khí hậu Hoa Kỳ rất đa dạng Khí hậu đặc trưng củaHoa Kỳ là khí hậu ôn đới, không quá nóng về mùa hè và không quá lạnh vềmùa đông Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn có khí hậu nhiệt đới ở Hawaii vàFlorida, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tây sôngMississipi và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vàomùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuấtsản phẩm phục vụ cho người dân ở đây

Hiện nay, Hoa Kỳ là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quânkhoảng 44.115 USD/ người cộng với thói quen tiêu dùng nhiều, Hoa Kỳ làthị trường hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt hàng may mặc nóiriêng Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ mức thu nhập cũng rất đa dạng tạo nên thị trường

Trang 17

cũng rất đa dạng và thường chia làm ba phân đoạn Đó là đoạn thị trườngthượng lưu có thu nhập cao chuyên tiêu dùng hàng may mặc có chất lượngcao, có nhãn hiệu nổi tiếng; đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàngcấp trung bình và đoạn thị trường dân nghèo tiêu dùng các mặt hàng cấp thấp.

Sự đa dạng trong thu nhập cũng là điều kiện cho các nước xác định đoạn thịtrường phù hợp với năng lực của mình

Tiêu dùng với khối lượng lớn nên giá cả là yếu tố hấp dẫn nhất đối vớingười Hoa Kỳ Họ thích được giảm giá, khi giảm giá họ sẽ mua được nhiềuhàng hơn mà vẫn không phải tốn nhiều tiền Sau giá cả là chất lượng hàng hoá

và hệ thống phân phối sẽ là lựa chọn tiếp theo cho việc tiêu dùng sản phẩm.Người Hoa Kỳ coi thời gian là tiền bạc nên con người ở đây luôn luôn chạyđua với thời gian Mọi thứ ở Hoa Kỳ đều cần nhanh, tiện lợi nhưng không cónghĩa là không đẹp, không hợp thời trang Vì vậy, hệ thống phân phối cầnđảm bảo được điều này

Nói chung, khác hẳn với thị trường Nhật- thị trường khó tính nhất thếgiới, thị trường Hoa Kỳ là thị trường tương đối dễ tính Sự đa dạng trong sắctộc, tôn giáo, thu nhập và đặc biệt là tâm lý chuộng tự do cá nhân của ngườiHoa Kỳ đã đem lại một thị trường tiêu dùng khổng lồ nhưng lại không quácầu kỳ và yêu cầu khắt khe về sản phẩm như Châu Âu

1.3.2 Các kênh phân phối

Ở Hoa Kỳ có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ, các công ty này có cáckênh thị trường khác nhau Các công ty lớn thường có hệ thống phân phốiriêng và tự chịu trách nhiệm từ khâu nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối

và tự nhập khẩu Còn các công ty vừa và nhỏ thì chỉ chịu trách nhiệm ở cácgiai đoạn nhỏ trong chuỗi giá trị

Trang 18

Với hàng may mặc, Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu qua các nhà bán buônvới những đơn hàng lớn từ 50- 100 có khi đến cả triệu lô (mỗi lô có 12 sảnphẩm) Sau đó, các nhà bán buôn sẽ phân phối đến các nhà bán lẻ khác Cáccửa hàng siêu thị là phổ biến nhất trong hệ thống phân phối hàng hoá của Hoa

Kỳ Ví dụ như tập đoàn Walmart một trong những tập đoàn siêu thị và bán lẻlớn nhất ở Hoa Kỳ với 1.100 siêu thị và 2.200 cửa hàng bán lẻ trên khắp nướcHoa Kỳ Tại đây các mặt hàng tiêu dùng đều có mặt để đáp ứng cho nhu cầutiêu dùng của người dân trong đó quần áo và dụng cụ gia đình chiếm chủ yếu.Trong hệ thống siêu thị lại được phân ra các siêu thị cao cấp phục vụ các mặthàng chất lượng cao, giá cả cao và các siêu thị bình dân có đủ các loại mặthàng với số lượng lớn, doanh thu lớn do phục vụ được nhiều tầng lớp

Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các công ty chuyên doanh có hẳn hệ thốngcác cửa hàng chuyên bán các sản phẩm may mặc có chất lượng cao, có nhãnhiệu nổi tiếng với giá cả cao hay các công ty bán lẻ quốc gia chuyên bán quần

áo, giày dép, túi sách trên khắp cả nước Lấy giá cả làm yếu tố thu hút kháchhàng là chiến lược của các công ty bán hàng giảm giá So với giá ở các siêuthị bình dân thì ở các cửa hàng này người tiêu dùng sẽ mua được các sảnphẩm với giá rẻ hơn nhiều Và các cửa hàng bán lẻ với giá rẻ nhất thường bánnhững hàng hoá không có nhãn hiệu nổi tiếng hay nhập khẩu thẳng từ cácnước giá rẻ ở Châu Á, Nam Hoa Kỳ

Hình thức bán hàng đang được phát triển mạnh ở Hoa Kỳ là bán hàngqua bưu điện, qua ti vi, qua mạng hay bán hàng theo catologue, qua các hộichợ, triển lãm để nhận đơn hàng Sau đó, người bán hàng sẽ giao hàng đến tậntay người mua Hình thức này đã đáp ứng cho những người ngại đi mua haykhông có thời gian mua sắm nhưng giá cả sẽ cao hơn

Trang 19

1.3.3 Một số rào cản thương mại và kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu

Hàng may mặc là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam, mang lại nguồn ngoại tệ và góp phần đáng kể giải quyết việclàm.Thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng may mặc Việt Nam là: EU, Hoa

Kỳ, Nhật Bản Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào các thị trường này, doanhnghiệp Việt Nam phải đối mặt với vô số những khó khăn do các hàng ràothương mại và phi thương mại do chính phủ các nước lập nên nhằm mục đíchbảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước Đây là mộthành động đi ngược lại tiêu chí về tự do thương mại của WTO

Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc chủ yếu được thực hiệnthông qua các biện pháp hạn chế nhập khẩu với lý do: bảo vệ sự an toàn vàsức khỏe con người, bảo vệ sự sống và sức khỏe của động vật và thực vật, bảo

vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn, bảo vệ an ninh quốcphòng

Dệt may một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Sản phẩm của công ty đang dần khẳng định được chất lượng và tên tuổi tạicác thị trường lớn trên thế giới Nhưng khi xuất khẩu vào các thị trường nàycũng gặp phải rất nhiều trở ngại do các hàng rào phi thương mại tạo ra Sauđây là một số các rào cản phi thương mại ở các thị trường lớn trên thế giớinhư EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản

Đầu tiên phải kể tới các rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại thịtrường EU, đây là một thị lâu năm, có yêu khá khắt khe về chất lượng và yêucầu kỹ thuật Do vậy rào cản kỹ thuật của EU khá tinh vi và rất chi tiết, gâytrở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khi tiếp cận thịtrường Một số luật và quy định về hàng may mặc nhập khẩu của EU:

Trang 20

- Luật EU đối với hàng may mặc về môi trường, an toàn và sức khoẻcon người, quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm may mặc có chứacác chất bị cấm

- REACH: Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoáchất (đây là luật về quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thếgiới);

- Các quy định an toàn về tính cháy của vật liệu dệt may

- Các quy định về ghi nhãn sản phẩm may mặc

- Luật EU áp dụng trực tiếp với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU.Tới lượt mình nhà nhập khẩu yêu cầu và bắt buộc các nhà sản xuất và xuấtkhẩu thông qua các điều khoản trong hợp đồng

Luật EU với hàng may mặc về môi trường, an toàn và sức khỏe của conngười

- Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia.Cấm bán sản phẩm may mặc có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư

- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màuxanh nước biển

- Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất

ổn định cho chất dẻo, chất mạ điện

- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sảnphẩm may mặc

- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trongsản phẩm may mặc :penta BDE, octa BDE

- Thông tư 2003 /53/EC về cấm bán và sử dụng Nonylphenol vànonylphenol etoxylat

- Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụkiện may mặc

Trang 21

- Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm(POP)

- Luật REACH 1907/2006/EC Qui định đăng ký, đánh giá, cấp phéphoá chất

- Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat

- Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì

- Luật về an toàn quần áo

Quy định EU về ghi nhãn sản phẩm may mặc

- Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩmmay mặc bán tại EU

- Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sảnphẩm

- Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng

- Phạm vi áp dụng:

- Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt

- Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80 % xơ dệt theo khối lượng

- Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót chogiày dép, găng tay, bao tay

Sau các rào cản của EU, phải kể đến các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ,với những rào cản quy định kiểm tra chi tiết và nghiêm khắc đối với các sảnphẩm tiêu dùng, xuất xứ hàng hóa như:

- Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA)

- Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R part 102)

- Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)

- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len (15 U.S.C 68) và lông thú (15.U.S.C 69)

- Quy định ghi nhãn hướng dẫn sủ dụng hàng may mặc (16 CFR part 423)

- Luật 65 California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại

Trang 22

- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu lực 10.02.2010)

- 16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo

- 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em

- 16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ

- PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền

- PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em

- 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em

- 16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ

em dưới 3 tuổi

- Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)

- Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng

- Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel )

- Các hợp chất hữu cơ thiếc (thí dụ : MBT, TBT, TPhT )

- Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như

clobenzen, clotoluen)

- Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE )

- Focmaldehyt

- Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP )

Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản cũng gặp phải các cản đối với hàng may mặc như

- Luật quy định ghi nhãn hàng hoá gia dụng

- Luật kiểm soát các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm

- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nước xuất xứ giả hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ

Trang 23

Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộthương mại mà các nước NK này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chếnguồn hàng XK của các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sảnxuất và tiêu dùng nội địa Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đangđược dựng lên ở khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc Theo Báo cáocủa WTO công bố mới đây, các quốc gia trên thế giới đang liên tục áp đặt cácrào cản thương mại, bất chấp những cam kết tại Hội nghị G20 cũng như cácdiễn đàn chống bảo hộ thương mại WTO tổng kết trong những tháng giữanăm 2009 đã có 83 biện pháp thắt chặt thương mại được áp dụng tại 24 quốcgia và con số này gấp hơn hai lần số lượng các biện pháp tự do hóa thươngmại mà EU áp dụng trong cùng kỳ năm trước Từ thực tế này WTO đã đưa racảnh báo về sự gia tăng các cuộc điều tra chống bán phá giá mới Trong sốnhững mặt hàng được bảo hộ bằng rào cản có nhiều mặt hàng là thế mạnhxuất khẩu của Việt Nam như hàng may mặc, đồ gỗ, thủ công Hoa Kỳ nghệ…

Đối với hàng may mặc, không chỉ riêng thị trường Hoa Kỳ đưa ranhững rào cản kỹ thuật mà hầu hết các nước nhập khẩu hàng Việt Nam cũngđều có những rào cản riêng, khiến hàng may mặc Việt Nam phải đối đầu vớinhiều thách thức Chẳng hạn Nhật Bản thị trường nhập khẩu nhiều hàng maymặc Việt Nam chỉ đứng sau Hoa Kỳ và EU đưa ra rào cản kỹ thuật là việc yêucầu các sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện môi trường Hoa Kỳthị trường nhập khẩu hàng may mặc Việt Nam lớn nhất chiếm 57% cũng đãđưa ra đạo luật về bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng để nhằm vào hàngmay mặc

Theo đạo luật này các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có giấy kiểmnghiệm của bên thứ ba xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo chosức khỏe người tiêu dùng Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳthiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam

Trang 24

phải có phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Hoa Kỳ côngnhận và cấp giấy chứng nhận Thời khắc “nước đến chân”, dù muốn haykhông thì bắt buộc các DN vẫn phải “nhảy”.

Thực tế các rào cản thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặtnghèo với mục đích hạn chế NK và áp dụng cho các nước XK Bộ CôngThương cho rằng, vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sảnxuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước NK Để chủ động, điều đầu tiên là

DN cần phải nắm thật chắc các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt Thực

tế hiện nay các DN chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu

mà không có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầumang tính quy chuẩn tại thị trường NK Vẫn biết để thực hiện được nhữngquy định mới này từ các nước NK, ban đầu các DN nước ta phải tăng thêmchi phí và về lâu dài phải tốn thêm tiền đầu tư vào hạ tầng nhà xưởng… Nếukhông đáp ứng được những yêu cầu này thì hàng xuất sang có thể bị trả vềhoặc bị phạt rất nặng Như vậy, nguy cơ bị mất đơn hàng, hoặc có thêmnhững vụ kiện mới là rất lớn, khi đó thiệt hại sẽ là không nhỏ

1.3.4 Đối thủ cạnh tranh của các công ty dệt may Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ.

Sau WTO, ngành dệt may sẽ tránh được mối lo về hạn ngạch xuất khẩunhưng lại phải đối mặt với những khó khăn lớn Đó là sự cạnh tranh rất khốcliệt, đặc biệt là mảng phân phối Hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏchiếm tới 70%, còn các cửa hàng tự chọn của các công ty bán lẻ chưa pháttriển Sau khi vào WTO sẽ có nhiều công ty bán lẻ nước ngoài nhảy vào vàcạnh tranh trong cùng một sân chơi Khi đó, sức ép về giá đối với sản phẩmmay mặc Việt Nam là rất lớn Nếu không tính toán tốt chi phí sản xuất đầuvào, sản phẩm giá cao, chúng ta không thể cạnh tranh và việc bị loại khỏicuộc chơi là khó tránh khỏi

Trang 25

Đối với thị trường quan trọng của Dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, từnăm 2005 – 2009, tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào Hoa

Kỳ đã giảm do khủng hoảng kinh tế kéo dài Hàng may mặc Việt Nam đãkhông tạo ra được làn sóng tăng trưởng ồ ạt vào Hoa Kỳ như của Trung Quốcnhư các chuyên gia kinh tế đã dự đoán

Lý do hàng may mặc Việt Nam khó tạo được làn sóng tăng trưởng xuấtkhẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ như của Trung Quốc xuất phát từ nội tại sản xuất củahàng may mặc Việt Nam từ nhiều năm qua: Việt Nam chủ yếu xuất khẩuhàng may mặc, trong khi đó, có 80% hàng may mặc phải nhập khẩu Đặc biệt,ngành dệt may cũng bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi hàng rào thuế quan bảo hộdoanh nghiệp ở thị trường nội địa mất dần và vòng tay “bao cấp” hỗ trợ củaNhà nước không còn nữa Hết ưu đãi cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vàongành dệt nhuộm sẽ bị giảm đi rất nhiều, do đó, Việt Nam sẽ phải nhập khẩunhiều vải nguyên liệu hơn Như vậy, mục tiêu nội địa hoá khó thành hiệnthực

Có một câu hỏi luôn làm đau đầu các doanh nghiệp sản xuất và xuấtkhẩu hàng may mặc Việt Nam là: Tại sao hàng may mặc Trung Quốc có giá

rẻ không chỉ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ, EU mà còn loang rộng cả các châulục? Lý do thật đơn giản vì Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu,bông họ trồng được; hoá chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ cũng tự túc được.Những thuận lợi đó của Trung Quốc cũng là những điểm yếu của Việt Nam.Theo thống kê, hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 90% nguyên liệubông, 100% hoá chất nhuộm và thiết bị cho ngành dệt

Có thể nói, đối thủ lớn nhất của hàng may mặc Việt Nam tại thị trườngHoa Kỳ vẫn là Trung Quốc Sau năm 2008, Trung Quốc được bãi bỏ hoàntoàn hạn ngạch may mặc, các doanh nghiệp Việt Nam càng gặp nhiều trở ngạihơn khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 26

Bên cạnh Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải sựcạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các doanh nghiệp may mặc của các nước khácnhư Ấn Độ, Banglades, Mexico, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ Những nước nàyđều có lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ và nguyên liệu dồi dào Do đóViệt Nam chỉ dựa vào lợi thế về lao động và giá nhân công rẻ thì sẽ khó lòng

mà cạnh tranh với các đối thủ này trong tương lai Vì vậy, các doanh nghiệpViệt Nam cần phải tích cực nâng cao chất lượng của sản phẩm may mặc.Thông qua các biện pháp như nghiên cứu thị trường, đầu tư thiết kế nhữngsản phẩm mới, hợp thời trang, thậm chí có thể nhờ các hãng tư vấn thiết kếngoài nước tư vấn và doanh nghiệp có thể thiết kế theo mẫu Nhờ vậy mới cóthể tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường quốc tế

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TẠI

CÔNG TY VINATEXIMEX 2.1 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX

2.1.1 Công tác kế hoạch thị trường:

Công ty VINATEXIMEX đặc biệt chú trọng và tăng cường công tácphân tích, dự báo tình hình thị trường may mặc để có những quyết định chínhxác đem lại hiệu quả cao và biện pháp ứng phó thích hợp Hiện tại, công tyVINATEXIMEX đã có bộ phận chuyên trách về Marketing, nghiên cứu thịtrường Các hoạt động như: Xác định nhu cầu khách hàng, đôn đốc bán hàng,nghiên cứu khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thực hiện một cách có hệthống

Công ty tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trườngcủa mình, tham gia hội nhập vào thị trường hàng may mặc của thế giới Công

ty đã chủ động liên hệ lôi kéo khách hàng đến với mình bằng cách thườngxuyên gặp gỡ và trao đổi với khách hàng dưới mọi hình thức: Quảng cáo chàomẫu, bán hàng cá nhân, tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoàinước với các sản phẩm chất có lượng cao Trong thời gian qua, công ty đãtham gia các hội chợ quốc tế được tổ chức hàng năm ở các thị trường như EU,Singapore, Nhật Bản thông qua đó công ty đã giới thiệu, quảng cáo sảnphẩm của mình để thu hút được nhiều khách hàng mới nhằm mở rộng thịtrường của công ty

Công ty cũng chú trọng, tăng cường công tác tư vấn pháp luật thươngmại quốc tế Tuyển dụng các cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm trong việcsoạn thảo, đàm phán hợp đồng và giải quyết các tranh chấp; nghiên cứu luậtpháp của các nước, thông lệ quốc tế tại các khu vực, thị trường kinh doanh

Trang 28

của công ty nhằm chuẩn tốt cho việc chống lại các rào cản kỹ thuật của cácnước nhập khẩu giúp công ty tránh được rủi ro trong kinh doanh.

Công ty tiếp tục tổ chức mạng lưới bán lẻ hàng hoá tại thị trườngtrong nước, quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệusản phẩm, xây dựng hình ảnh của mình đối với các khách hàng trong nước

và quốc tế

2.1.2 Quản lý kỹ thuật sản xuất

Công tác kế hoạch sản xuất được Công ty chú trọng, quan tâm và đặtlên hàng đầu Công tác tiếp nhận vật tư, hàng hóa, bố trí đơn hàng, mã hàng

đã mang tính chuyên môn hóa đến từng xí nghiệp Việc điều độ sản xuất, giaohàng bám sát hàng ngày nên duy trì được sản xuất liên tục, đảm bảo không bịđứt chuyền, trống chuyền, hạn chế tối đa lượng hàng phải giao bằng máy bay

Công ty vẫn tiếp tục ứng dụng và cải tiến công nghệ sản xuất theochuyền cụm kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng, phương pháp sản xuấtsạch, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất

Xây dựng Phòng Thiết kế và phát triển mẫu thời trang tiến tới xuấtkhẩu thiết kế thời trang của công ty theo hướng chuyên môn hoá cao, theo cơchế khoán năng xuất và chất lượng, có năng lực thực hiện các đơn hàng maymẫu cho các khách hàng trong và ngoài nước, thực sự là Trung tâm điều phốihoạt động sản xuất của toàn hệ thống

2.1.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công ty tiếp tục các chương trình đào tạo cán bộ quản lý kinh tế – kỹthuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng, cán bộ kỹ thuật và công nhân lànhnghề trên cơ sở mở các lớp, các khoá đào tạo, cử đi học ở trong và ngoàinước

Trang 29

VINATEXIMEX đã có chính sách tốt để thu hút các cán bộ kỹ thuật vàcác cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm về làm việc tại Công ty Công ty đã cóchế độ đãi ngộ thỏa đáng, trả lương theo cấp bậc công việc tương ứng vớimức trách nhiệm và tính phức tạp của công việc Công ty đã nghiêm túc thựchiện việc mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho người laođộng theo đúng quy định.

Tiếp tục quan tâm đến tinh thần, vật chất cho cán bộ công nhân viên vàtạo mọi điều kiện để tăng thu nhập của người lao động trong công ty đạt mứckhá so với các công ty may mặc trong nước Thu nhập bình quân khối sảnxuất là 2.023.100 đồng/ng/tháng trong đó Công ty hỗ trợ tiền sinh hoạt thêm

Trên cở phân cấp cho các đơn vị, phát huy quyền chủ động của bộ máyđiều hành của các công ty thành viên trực thuộc, công ty yêu cầu các đơn vịxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, các biện pháp thực hiện cụ thể chogiai đoạn 2010 - 2020

Trong những năm vừa qua, công ty VINATEXIMEX đã đầu tư đúnghướng, đúng mục đích.Tổng vốn đầu tư xây dựng và trang thiết bị của Công

ty trong hơn 03 năm từ 2005 đến 6 tháng đầu năm 2009 là 40,267 tỷ đồng

Công ty đã chủ động nghiên cứu và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tàichính, liên doanh góp vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp, mở rộng lĩnh

Trang 30

vực sản xuất kinh doanh đối với các ngành có tiềm năng và tác động tích cựcđến ngành nghề kinh doanh chính của công ty là mặt hàng may mặc.

2.2 Những thành tựu đã đạt được và đánh giá hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của VINATEXIMEX

2.2.1 Thành tựu đã đạt được

2.2.1.1 Thị trường xuất khẩu

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản chiếm 35,97

%, Hoa Kỳ 27,91% tiếp theo là EU 26,77% và các thị trường khác chiếm9,39% Đây đề là các thị trường lớn và có tiêu chuẩn khá khắt khe đối vớihàng may mặc nhập khẩu Đồng thời đây cũng là những thị trường có sốlượng các đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thế giới Bên cạnh Trung Quốc,công ty còn gặp phải các đối thủ khác như Ấn Độ, Banglades, Indonesia, ThổNhĩ Kỳ khi tham gia xuất khẩu vào thị các thị trường này, công ty đã xâydựng một chiến lược xuất khẩu kỹ lưỡng, để có thể tăng thêm sức cạnh tranhcủa công ty

Hình 2.1: Cơ cấu các thị trường của công ty năm 2009

(Nguồn:VINATEXIM EX)

Trang 31

Thị trường Nhật Bản là khách hàng truyền thống của công ty với nhữngđơn hàng lớn và yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng.

Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường tương đối mới đối với công tysong khá dễ tính và nhu cầu lớn đây là thị trường tiềm năng và có lẽ sẽ là thịtrường xuất khẩu lớn nhất trong tương lai

EU cũng là một thị trường lớn của công ty với các mặt hàng xuất khẩuchủ yếu là quần kaki và áo jacket Các sản phẩm của công ty xuất sang EUđều được các đối tác đánh giá cao chiếm được thiện cảm từ người tiêu dùng

Sự chênh lệch về kim ngạch xuất khẩu của các thị không lớn, công ty

đã chú trọng xuất khẩu khá đều sang các thị trường Công tác nghiên cứu vàđiều tra thị trường được thực hiện kỹ lưỡng do đó khi xảy ra sự sụp giảm tạimột thị trường có thể chuyển sang xuất khẩu tại các thị trường mới từ đó cóthể tránh được rủi ro xuất khẩu

2.2.1.2 Quy mô tốc độ tăng trưởng

Trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2000, doanh thu và kim ngạch xuấtkhẩu của công ty có xu hướng liên tục giảm Doanh thu giảm mạnh nhất làvào năm 2008, doanh thu của công ty chỉ đạt 645,082 tỷ VND Nguyên nhânchủ yếu là do khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, các họat độngsản xuất kinh doanh đình trệ Do thắt chặt tín dụng nên các nhu cầu về tiêudùng hàng hóa giảm sút nghiêm trọng Năm 2008, theo thống kê của các nhànghiên cứu kinh tế, chỉ số về niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuốngthấp nhất trong 20 năm qua Rõ ràng khủng hoảng kinh tế đã tác động khôngnhỏ tới thị trường hàng tiêu dùng nói chung và hàng may mặc nói riêng Hàngtriệu công ty sản xuất hàng may mặc phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải hoặckhông có việc làm

Trang 32

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất

vị: tỷ VND)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Nhu cầu của người tiêu dùng giảm, các doanh nghiệp không bán đượchàng Đồng thời kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của công ty cũng sụt giảm.Nhưng độ dốc của đường doanh thu lớn hơn rất nhiều so với độ dốc củađường kim ngạch xuất khẩu Điều này cho chúng ta thấy, xuất khẩu của công

ty tuy có sụt giảm, nhưng không mạnh bằng sự sụt giảm của doanh thu Kimngạch xuất khẩu luôn đóng góp một vị trí vững chắc trong doanh thu của công

ty Sự sụt giảm của doanh thu là còn có các nguyên nhân khác như sự sụtgiảm về kinh doanh trong thị trường nội địa, hoặc xuất nhập khẩu các mặthàng khác không phải là mặt hàng may mặc

Trang 33

Sang năm 2009, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc củacông ty đã bắt đầu tăng trỏ lại, theo đà phục hồi của kinh tế thế giới Rõ ràngkim ngạch xuất khẩu hàng may của công ty chịu sự tác động lớn của tình hìnhkinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.

2.2.1.3 Đối tác của công ty

Tuy mới được sáp nhập, nhưng số lượng đối tác của VINATEXIMEX,tương đối lớn và đa dạng trong các đơn hàng Các đối tác của công ty đều lànhững công ty có tên tuổi trên thị trường may mặc quốc tế Sau đây là một vàiđối tác truyền thống lớn của VINATEXIMEX

Bảng 2.1 Các khách hàng lớn của VINATEXIMEX

Kiotoshi Nhật Bản Quần áo thời trang, áo sơ mi cộc tay Junior Gallery Nhật Bản Quần kaki, sơ mi cộc tay

Seidensticker EU Vest, quần kaki, quần áo thời trang Sumikin Tokyo Nhật Bản Sơ mi dài tay, vest, quần áo bảo hộ

(Nguồn: VINATEXIMEX)

Trang 34

2008, nhưng do năng lực của đội ngũ nhân viên phòng XNK của công ty cùngmối quan hệ kinh doanh uy tín và vững chắc, số lượng bạn hàng đã dần phụchồi trong năm 2009.

2.2.1.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty trong giai đoạn này là áo

sơ mi, áo jacket, quần kaki, quần áo thời trang, quần áo bảo hộ Đây là nhữngsản phẩm khá phổ biến trên thị trường thế giới, song sản phẩm của công tyluôn có những nét đặc sắc riêng, do công tác nghiên cứu thị trường hết sức kỹ

Trang 35

lưỡng, sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu khó tính nhất của khách hàngsong lại có mức giá khá hợp lý so với các thương hiệu khác Dưới đây là bảng

cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty

Sơ mi cộc tay Sơ mi dài tay Áo jacket Quần Kaki

Quần áo thời trang Quần áo bảo hộ Đồ vest

Hình 2.2: Tỷ lệ các mặt hàng may mặc xuất khẩu của VINATEXIMEX

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (Đơn vị: tỷ VND)

Trang 36

Đây là những sản phẩm được đặt hàng theo mẫu của các công ty thiết

kế thời trang nổi tiếng trên thế giới như Glotex, Nstylee, New Korsty,Kiotoshi, Junior Gallery, Textyle…Các mẫu thiết kế mang đậm phong cáchchâu Âu, thiết kế đơn giản nhưng sang trọng và tinh tế Các nhà thiết kế đãnắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng thời trang theo cácmùa Do đó sức tiêu thụ của sản phẩm tương đối mạnh và khá ổn định

Sản phẩm của công ty được thiết kế theo mẫu của các công ty nhưSeidensticker, Nstylee, New Korsty những công ty giàu kinh nghiệm tronglĩnh vực thiết kế thời trang trên thế giới Qua việc gia công cho các thươnghiệu nổi tiếng, đội ngủ cán bộ thiết kế thời trang của công ty cũng có thêmnhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, tiếp cận các công nghệ, kiến thức vềthời trang trên thế giới Từ đó có thể sản xuất ra những sản phẩm mới phục vụcho xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa

2.2.1.5 Hình thức xuất khẩu

Hiện nay, tại các công ty sản xuất hàng may mặc luôn tồn tại song songhai loại hình xuất khẩu hàng may mặc Đó là xuất khẩu trực tiếp và gia côngxuất khẩu Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nóichung, việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước xuất khẩu còn nhiều khókhăn Việc tìm hiểu sở thích người tiêu dùng, cũng như xu hướng thời tranghết sức tốn kém và thay đổi thường xuyên nên các công ty xuất khẩu hàngmay mặc thường không có được những thông tin cần thiết Do đó, việc xuấtkhẩu trực tiếp hàng may mặc sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,

EU thường rất hạn chế Một giải pháp khác mà các công ty xuất khẩu hàngmay mặc thường chọn đó là gia công xuất khẩu Gia công xuất khẩu có ưuđiểm là tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm chocông ty nhưng nó cũng bộc lộ một vài điểm bất cập như hoạt động sản xuất

Trang 37

Xuất khẩu trực tiếp Gia công xuất khẩu

kinh doanh và xuất khẩu của công ty bị động, phụ thuộc vào các nhà môi giớixuất khẩu và lợi nhuận của công ty cũng bị giảm do phải chi tiền hoa hồngcho các môi giới xuất khẩu

Biểu đồ 2.3: Hình thức xuất khẩu của VINATEXIMEX (Đơn vị: tỷ VND)

(Nguồn: Tác

giả tự tổng hợp)

Trong quá trình hoạt động xuất khẩu, gia công hàng may mặc luônchiếm một tỷ trọng lớn so với sản xuất trực tiếp Nguyên nhân chủ yếu củahiện tượng này là do công ty còn gặp nhiều trở ngại trong công tác tìm kiếmbạn hàng xuất khẩu và phải dựa vào các trung gian để tìm kiếm đơn hàng Dovậy tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp của công ty còn tương đối khiêm tốn nhưng cũngđang dần được cải thiện thể hiện qua việc tăng dần qua các năm

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu

2.2.2.1 Tốc độ mở rộng của thị trường xuất khẩu

Để phản ánh được hiệu quả trong chính sách thâm nhập thị trường vàtrong chính sách thúc đẩy xuất khẩu mở rộng thị trường của doanh nghiệp,

Trang 38

người ta căn cứ vào thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường Tốc độ tăngtrưởng thị phần trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thể hiện sự hiệuquả hoặc không hiệu quả của hoạt động thâm nhập, thúc đẩy xuất khẩu củadoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng, nhận định được tình hìnhhiện tại của mình cũng như đề ra các giải pháp thiết thực và chuẩn xác để đạtđược mục tiêu kinh doanh của mình.

Công thức tính tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu như sau:

Do nhu tiêu thụ tại một số thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản

Trang 39

bị suy giảm nghiêm trọng, công ty đã tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới như châu Phi, Nam Á, Nam Hoa Kỳ

Bảng 2.2: Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu

có thể thấy rằng: tốc độ tăng trưởng của các thị trường đều giảm mạnh vàonăm 2008 Tốc độ tăng trưởng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ còn0.61358853, tại thị trường Nhật còn 0.6937028, tại các thị trường khác còn0.63512968 Sự sụt giảm lớn tốc độ tăng trưởng của các thị trường vào nămnày đã làm cho tốc độ tăng trưởng thị phần bình quân của các thị trường cũngsụt giảm theo Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhucầu nhập khẩu hàng hóa cùa các thị trường giảm mạnh, doanh thu xuất khẩu

Trang 40

sang các thị trường không còn đạt được tốc độ tăng trưởng như các nămtrước

Nhưng sang năm 2009, tốc độ mở rộng thị phần tại các thị trường bắtđầu tăng trở lại: tại thị trường Hoa Kỳ là 1.41034264, tại EU là 1.2890998, tạiNhật Bản là 1.22848659, và các thị trường khác là 1.27760927 Nền kinh tếthế giới đang dần phục hồi và nhu cầu về hàng may mặc đã dần trở lại

2.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân tính theo công thức:

K = (n - 1) √ k1 * k2 * … * kn

Trong đó:

K: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân

k1, k2… kn: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (tính bằng kimngạch xuất khẩu năm sau chia cho năm trước)

- Nếu K > 1 có nghĩa là hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng tốt nhu cầucủa thị trường hiện tại

- Nếu K <= 1 nghĩa là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đang chữnglại hoặc có xu hướng giảm Nguyên nhân của việc này có thể là do hoạt động

mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chưa được triển khai tốt,khiến cho số lượng và giá trị hàng xuất khẩu của doanh nghiệp không tăng sovới năm trước

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

1 Kim ngạch xuất khẩu 151.44705 120.89496 108.85027 78.79363 102.12429

2 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX)BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX)BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (Trang 11)
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX) - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn VINATEXIMEX) (Trang 11)
Hình 1.2: Thị trường xuất khẩu của công ty (Nguồn:VINATEXIMEX) - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Hình 1.2 Thị trường xuất khẩu của công ty (Nguồn:VINATEXIMEX) (Trang 13)
Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 1.1 Thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009 (Trang 14)
Bảng 1.2: Tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu của VINATEXIMEX - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 1.2 Tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu của VINATEXIMEX (Trang 15)
2.2 Những thành tựu đã đạt được và đánh giá hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của VINATEXIMEX - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
2.2 Những thành tựu đã đạt được và đánh giá hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của VINATEXIMEX (Trang 31)
Hình 2.1: Cơ cấu các thị trường của công ty năm 2009 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Hình 2.1 Cơ cấu các thị trường của công ty năm 2009 (Trang 31)
Hình 2.2: Tỷ lệ các mặt hàng may mặc xuất khẩu của VINATEXIMEX (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)  - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Hình 2.2 Tỷ lệ các mặt hàng may mặc xuất khẩu của VINATEXIMEX (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (Trang 36)
Biểu đồ 2.3: Hình thức xuất khẩu của VINATEXIMEX (Đơn vị: tỷ VND) - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
i ểu đồ 2.3: Hình thức xuất khẩu của VINATEXIMEX (Đơn vị: tỷ VND) (Trang 38)
Bảng 2.2: Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 2.2 Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu (Trang 40)
Bảng 2.2: Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 2.2 Tốc độ tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu (Trang 40)
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (Trang 41)
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng (Trang 43)
Bảng 3.1: Mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may Việt Nam - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 3.1 Mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may Việt Nam (Trang 50)
Bảng 3.2: Chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam  - Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty VINATEXIMEX
Bảng 3.2 Chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w