1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO

21 519 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hoá, việc người laođộng ra nước ngoài làm việc là một hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xãhội Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vựchoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia Nhất làtrong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là mộtbài toán hóc búa đối với các nền kinh tế

Việt Nam với đặc điểm có cơ cấu dân số trẻ, hàng năm có hàng ngàn ngườibước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế không nhỏ của nước ta trên thị trườnglao động quốc tế Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay cũng gây ranhững vấn đề kinh tế - xã hội hết sức cấp bách Một trong những vấn đề đó là tạocông ăn việc làm cho người lao động nhất là trong điều kiện kinh tế đất nước cũngchậm phát triển, quy mô sản xuất cũng nhỏ hẹp, sự phát triển nhanh chóng và vượtbậc của khoa học công nghệ Thêm vào đó là quá trình hội nhập và vận động theoxu thế toàn cầu hoá thì hoạt động xuất khẩu lao động được coi là giải pháp tạo việclàm quan trọng và mang tính chiến lược.

Trong những năm qua hoạt động kinh doanh dich vụ xuất khẩu lao động đãgia tăng mạnh thu được nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội góp phần đángkể vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nước Ngoài ra xuất khẩu laođộng còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạocán bộ có chất lượng cao đồng thời tăng cường hợp tác hữu nghị giữa Việt Namvà các nước trên thế giới Tuy nhiên do nhận thức về XKLĐ ở nước ta còn chưađầy đủ, thống nhất, việc xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả XKLĐcòn chưa phù hợp với thị trường lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,nên hiệu quả kinh tế - xã hội ở XKLĐ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu và

Trang 2

tiềm năng về nguồn nhân lực hiện có ở Việt Nam Với mong muốn góp phần nângcao hiệu quả của XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nên tôichọn đề tài ngiên cứu là:

“ Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao độngcủa công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO “

Mục đích của việc ngiên cứu đề tài.

+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty, đánh giánhững kết quả đạt được đồng thời phân tích những tồn tại và nguyên nhân củanhững tồn tại đó.

+ Phương hướng cần tập trung để giải quyết những tồn tại và một số giải phápnhằm phát triển hoạt động xuất khẩu lao động của công ty.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty dịch vụxuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các giải pháp vi mô (của Công ty)nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty dịch vụ xuất khẩu laođộng và chuyên gia Suleco, thời gian nghiên cứu chủ yếu trong khoảng những nămtừ 2006-2009

Nội dung của đề tài nghiên cứu gốm 3 chương.

+ Chương 1: Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại tới hoạt độngxuất khẩu lao động.

+ Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụxuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco.

+ Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao độngcủa công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Suleco

Trang 3

Mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với cácchính sách xã hội , phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được laođộng như đã cam kết ghi trong hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạtđộng công đoàn Hơn nữa, người lao động xuất khẩu sau khi kết thucc hợp đồngNhà nước cần phải có chính sách thích hợp để tiếp nhận và sử dụng họ khi về nước + Thị trường xuất khẩu lao động tồn tại và phát triển dựa trên sự kết hợp hàihoà giữa quản lý vĩ mô của Nhà nước với sự chủ động tự chịu trách nhiệm củadoanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu lao động đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài.

+ Thị trường xuất khẩu lao động luôn biến đổi và mang tính cạnh tranh ngàycàng gay gắt:

Thị trường xuất khẩu lao động biến đổi theo nhu cầu của nước nhập khẩu laođộng, chính vì lý do đó nó đòi hỏi nước xuất khẩu lao động phải có sự phân tích,đánh giá, giáo dục và đào tạo, định hướng cho người lao động theo nhu cầu của đốitác nước ngoài.

Trang 4

Chính vì vậy để tìm hiểu được tác động của các yếu tố tới nghành kinh doanh dịchvụ xuất khẩu lao động tôi đi phân tích ba yếu tố: kinh tế, chính trị - pháp luật, vănhoá xem nó có tác động như thế nào tới hai mặt cung và cầu lao động.

2 Tác động của môi trường kinh tế.

2.1 Tác động của kinh tế thế giới và kinh tế các nước nhập khẩu lao độngtới ngành.

Khi nền kinh tế thế giới biến động nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng laođộng mà nên kinh tế đó cần Nếu nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về lao động sẽtăng lên do các ngành các, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất mở rộng thịtrường, khi nền kinh tế đi vào suy thoái các ngành các doanh nghiệp buộc phải cắtgiảm số lượng lao động do thị trường bị thu hẹp, người dân tiết kiệm chi tiêu Dotác động của quá trình toàn cầu hoá má nến kinh tế thế giới ngay càng phát triểnmột cách mạnh mẽ kéo theo đó là nhu cầu vế lao đông của các quốc gia phát triểnngày càng tăng mạnh Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thị trường lao động thế giớihiện nay đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào 2050 Ởcác nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, giới phân tích thị trường việc làm cho rằnglao động có tay nghề, có kỹ thuật cao vẫn thiếu trầm trọng Trong xu hướng toàncầu hoá gia tăng cùng với việc thiếu lao động trầm trọng ở nhiều quốc gia trên thếgiới, làn sóng người lao động ở các nước đang phát triển thiếu việc làm đã dichuyển đến các nước phát triển với hy vọng tìm việc làm và kiếm được nhiều tiềnhơn.

Hiện nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tưbản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp,FDI) những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao Tuy nhiên, tại những nướccông nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớnnên không thể chuyển hết ra nước ngoài Thêm vào đó, trong những ngành đangphát triển mạnh tại những nước này, nhiều công đoạn còn dùng lao động giản đơn

Trang 5

nên nhu cầu nhập khẩu lao động tăng Tại những nước phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ,Nhật), nhu cầu lao động tăng trong ngành xây dựng, ngành dịch vụ ẩm thực, dịchvụ săn sóc người cao tuổi, một số nước cần lao động trong nông nghiệp.

2.2 Tác động của kinh tế Việt Nam.

Tác động của nền kinh tế trong nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng có phần khác so với tác động của nền kinh tế thế giới hay nền kinh tế nướcnhập khẩu lao động Vì các nền kinh tế tác động trực tiếp đến cầu về lao động nhậpkhẩu, còn nền kinh tế trong nước lại tác động trực tiếp lên nguồn cung lao động choxuất khẩu Do đó khi nền kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp trongnước gia tăng dẫn đến nhu cầu về việc làm gia tăng Do đó các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động sẽ dễ dàng tìm được lao động phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trườnglao động nước nhập khẩu Không chỉ có lao động phổ thông, mà còn có cả các laođộng kỹ thuật, lao động trên phổ thông.

Từ khi tiến hành hội nhập, thực hiện đổi mới, đã có nhiều lao động Việt Namra làm việc ở ngoài biên giới.Các địa bàn tập trung nhiều lao động xuất khẩu củaViện Nam là Đông Á, Trung Đông, Tâu Âu và Mỹ Hiện Việt Nam có khoảng400.000 lao động đang làm việc tại nước ngoài (nguốn: Bộ lao động-Thương binhXã hội) Nhìn chung, xuất khẩu lao động của Việt Nam là ngành kinh tế đã và đangđược quan tâm chú ý Xuất khẩu lao động cũng mang lại nguồn thu nhập hàng tỷUSD cho Quốc gia, hàng triệu USD cho các địa phương và hàng nghìn USD chocác gia đình có người đi bán sức Nhưng hiện tai thì Việt Nam chỉ mạnh mẽ về xuấtthô Xuất thô thì dễ mạnh về lượng nhưng yếu về chất Dưới góc độ kinh tế, giá trịgia tăng mang lại do xuất thô là nhỏ Cũng với góc nhìn xuất phát từ chủ trương,chính sách, tính tổ chức và hàng hóa, rõ ràng ở tầm quốc gia, chúng ta chưa có xuấtkhẩu chất xám Một khi chúng ta có nền tảng kinh tế vững, thiết lập và vận hành tốthệ thống đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn lực mới có thể xuất khẩu chất xám Xuất

Trang 6

khẩu chất xám là dạng xuất khẩu toàn diện Nó không chỉ thể hiện sức mạnh kinhtế, mà còn biểu hiện sức mạnh văn hóa, chính trị.

3 Tác động cua môi trường văn hoá – xã hội.

Khi nói đến yếu tố văn hóa chúng ta nhìn trên phương diện đó là sự khácnhau hay tương đồng giữa văn hóa Việt Nam với các nước nhập khẩu lao động cóảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Người lao độngViệt Nam khi đi lao động nước ngoài sẽ làm việc trực tiếp với người bản địa, luôncó sự tiếp xúc và trao đổi với họ do đó việc tìm hiểu văn hoá của nước nhập khẩulap một điều rất quan trọng.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động

ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn Công nhân khôngnhững phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn phải sử dụngđược ngôn ngữ của nước tiếp nhận Đây là điểm yếu của người

lao động Việt Nam Bên cạnh đó, đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoàilà nông dân,tiếp thu ngoại ngữ chậm, lại được đào tạo trong thời gian quá ngắn, vìvậy vốn kiến thức mà họ được trang bị cũng như học hỏi được là rất ít và khôngđồng bộ Ưu điểm của số lao động này là có sức khỏe, nhưng họ lại không có nghềnghiệp chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp trong nền sản xuấtcủa nước bạn Mặt khác, hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc chongười lao động tìm hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật phápcũng như những đặc trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho ngườilao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường hoàn toàn mới và xa lạ này

4.Tác động của yếu tố chính trị pháp luật.

4.1 Tác động của yếu tố chính trị - pháp luật nước nhập khẩu lao động.

Hệ thống chính trị pháp - luật được coi là người tạo lập ra các “ sân chơi “cho các hoạt đọng kinh tế, với công cụ là hệ thống pháp luật phù hợp Do đó tác

Trang 7

động của hệ thống chính trị, luật pháp của các nước nhập khẩu lao động đến hoạtđộng của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là rất lớn Nó đảm bảo cho cácdoanh nghiệp có các quyền bình đẳng cùng hoạt động Tuy nhiên khi hệ thốngchính trị bất ổn, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia đó, gây ra tình trạng thấtnghiệp, mất việc làm và cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp Ngoài ra hệ thốngchính trị luật pháp đưa ra những điều luật qui định đối với doanh nghiệp xuất khẩulao động nước ngoài, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ hay một qui định mới cũng có thểgây ra tác động lớn đối với một doanh nghiệp xuất khẩu lao động

4.2 Tác động của yếu tố chính trị - pháp luật Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, phát triển hợp tác quốctế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Namđi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằmgóp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thunhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăngnguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác với cácnước trên thế giới Song song với quan điểm này, Chính phủ cũngđã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về hoạt động XKLĐnhư bộ luật lao động, nghị định, thông tư hay các công văn hướngdẫn thi hành…Quan điểm về XKLĐ cũng đã được thủ tướng PhanVăn Khải khẳng định trong một hội nghị về XKLĐ quy tụ hơn 350đại biểu của các bộ, các ngành trên cả nước và 5 đại sứ tại cácnước có người Việt Nam ,rằng “XKLĐ và chuyên gia là một chiếnlược quan trọng trước mắt và lâu dài”

Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đâylà một hoạt động còn rất non trẻ, nhưng trong tương lai với sựquan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền, hoạt

Trang 8

động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kểtrong công cuộc công nghiệp hóa của đất nước.

Trang 9

Công ty Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và Chuyên gia (SULECO) là doanh

nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ ChíMinh (LĐTBXH) Tiền thân của Công ty là Phòng Hợp tác lao động nước ngoàicủa Sở LĐTBXH thành phố, đến ngày 19/12/1991 có quyết định thành lập Công tySuleco Đến năm 1995 Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 09/QĐ-UBngày 12/4/1995 của UBND TP Hồ Chí Minh và giấy phép số 17/LĐTBXH-GPngày 24/12/1999 do Bộ LĐTBXH cấp với nhiệm vụ tổ chức đưa người lao động(NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Công ty có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lậptheo giấy phép đăng ký kinh doanh số 102248 ngày 18/4/1995 của Ủy Ban Kếhoạch TPHCM, nay là Sở Kế họach -Đầu tư thành phố Là đơn vị trực thuộc SởLĐTBXH TPHCM, chuyên thực hiện chức năng đưa lao động và chuyên gia đi làmviệc ở nước ngoài, Công ty Suleco còn được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụchính trị - xã hội của Sở là đảm bảo chỉ tiêu đưa NLĐ thành phố, đặc biệt là diệnxóa đói giảm nghèo và diện chính sách đi làm việc ở nước ngoài Công ty đượcquyền chủ động quyết định hình thức hợp tác, liên kết với các thành phần kinh tếtrong và ngoài nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động chọnlựa đối tác, thị trường tiếp nhận lao động, danh sách lao động được đưa đi làm việcở nước ngoài để thực hiện chức năng XKLĐ.

Trang 10

Trong các năm qua, Công ty Suleco là đơn vị hoạt động có hiệu quả, các chỉtiêu chủ yếu như số lượng lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăngqua mỗi năm, thu nhập cán bộ nhân viên được cải thiện và Công ty đã thực hiệnđược mục tiêu kinh tế cũng như nhiệm vụ chính trị- xã hội được giao, nhiều nămliền đạt danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc, nhận Bằng Khen của Thủ tướng Chínhphủ và Bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh.

2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ xuất khẩulao động và chuyên gia Suleco giai đoạn 2006 - 2009.

2.1 Thực trạng.

2.1.1 Công tác tìm kiếm phát triển thị trường và đối tác:

Việc tìm kiếm, duy trì, phát triển thị trường và đối tác trong hoạt động xuấtkhẩu lao động có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp Đâylà công việc khó khăn do cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nó đòi hỏidoanh nghiệp phải có chính sách phù hợp, mềm dẻo và linh hoạt với thị trường đầybiến động của loại hàng hoá đặc biệt này

Thông qua việc thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài nhằm thựchiện chức năng quản lý lao động Mặt khác là tiếp thị mở rộng thị trường và tìmkiếm đối tác Như vậy, ngoài việc duy trì và phát triển được các thị trường, hợpđồng sẵn có, Công ty còn mở thêm một số thị trường mới như: Ailen,Corinthia( Libia), Suzuko, Tech One ( Nhật Bản), Mỹ, Canada.

Đối với từng thị trường Công ty có bộ phận xem xét đánh giá tình hình thựctế và đưa ra những bước đi đúng đắn

2.1.2 Công tác đàm phán và ký kết hợp đồng.

Đây là công tác rất quan trọng vì Công ty có đàm phán ký kết được hợp đồngthì việc tìm kiếm và phát triển thị trường mới thành công và những bước tiếp theomới được tiến hành.

Trang 11

Với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu laođộng của Công ty đã thiết lập rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp với đối tác nước ngoàivà tìm được những thị trường ổn định như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

2.1.3 Công tác tuyển chọn lao động.

Tận dụng lợi thế Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người bướcvào độ tuổi lao động hàng năm cao, nhu cầu về việc làm lớn, đồng thời Công tySuleco là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động có uy tín trên thịtrường với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, công tác tuyển chọn lao động đượcthực hiện chặt chẽ .

Số lượng lao động Công ty tuyển chọn được hàng năm ổn định: năm 2006tuyển chọn 1550 người; năm 2007 là 1337 người; đến năm 2008 là 1492 người và2009 số lượng lao động được tuyển chọn là 1715 người

2.1.4 Công tác đào tạo lao động xuất khẩu:

Công ty Suleco luôn xác định chất lượng lao động sẽ là lợi thế cạnh tranh vìvậy lao động được tuyển chọn và đưa đi của Công ty luôn được thông qua đào tạo.

Hiên nay trong thời đại toàn cầu hoá, yêu cầu của các nước nhập khẩu về taynghề và trình độ lao động là rất cao, công ty có định hướng về tạo nguồn lao độngchất lượng cao cung cấp cho nước ngoài bằng việc xác định nguồn lao động, tuyểnchọn, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, phong tục tập quán, luật lệ, đất nước và conngười nước ngoài cho lao động chuẩn bị xuất cảnh.

2.1.5 Công tác tổ chức đưa lao động ra nước ngoài.

Đây là công tác được đánh giá có tính chất then chốt trong hoạt động xuấtkhẩu lao động của Công ty Bởi vậy từ việc đào tạo, tuyển chọn, đưa đi đón về vàquản lý được Công ty thực hiện theo một quy trình với tiêu chuẩn ISO 9000- 2000.Những nỗ lực đó của Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Công tác xuất khẩu lao động của Suleco từ 2006-2009 - Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO
Bảng 1 Công tác xuất khẩu lao động của Suleco từ 2006-2009 (Trang 11)
năm gần đây của các thị trường điển hình như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Slueco đã đặt các văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để trực tiếp quản lý  lao động của mình - Tác động của tự do hoá thương mại tới hoạt động xuất khẩu lao động của công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia SULECO
n ăm gần đây của các thị trường điển hình như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Slueco đã đặt các văn phòng đại diện của mình ở nước ngoài để trực tiếp quản lý lao động của mình (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w