Toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Tuy rằng toàn cầu hóa có những mặt trái của nó nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại cho một quốc gia, một doanh nghiệp hay bất cứ một cá nhân nào.
LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Toàn cầu hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Tuy rằng toàn cầu hóa có những mặt trái của nó nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại cho một quốc gia, một doanh nghiệp hay bất cứ một cá nhân nào.Toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế là quá trình tự do hóa thương mại. Ngày càng có nhiều quốc gia, doanh nghiệp hòa mình vào quá trình đó. Điều này góp phần tạo nên những thay đổi nhất định cho tất cả các bên tham gia trong đó có doanh nghiệp. Bảo hiểm là một ngành cung ứng sản phẩm vô hình trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển sâu rộng của quá trình toàn cầu hóa nói chung và quá trình tự do hóa thương mại nói riêng, dịch vụ bảo hiểm quốc tế cũng vươn lên một tầm cao mới với hình thức phong phú hơn và chất lượng đảm bảo hơn rất nhiều. Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều sự thay đổi đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm quốc tế. Để có thể có một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “Tác động của quá trình tự do hóa thương mại tới hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại doanh nghiệp bảo hiểm Bảo Minh.” 2.Mục đích của đề tài. 2.1.Mục đích: Tìm ra giải pháp nâng cao hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển của Tổng công ty Bảo Minh trong quá trình tự do hóa thương mại. 2.2.Nhiệm vụ: -Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về dịch vụ bảo hiểm. -Phân tích thực trạng của ngành bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp Bảo Minh nói riêng. -Đưa ra giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại Bảo Minh. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng tới bảo hiểm hàng hoá vận chuyển tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh trước ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2005-2009. 4.Kết cấu của đề tài. Ngoài lời mở đầu, phần mục lục, phần danh bạ viết tắt, phần kết luận bố cục của đề tài gồm ba chương: Chương I: Khung lý thuyết phân tích tác động của quá trình tự do hóa thương mại tới ngành bảo hiểm. Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại tới hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh giai đoạn 2005-2009. Chương III: Giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tại Bảo Minh trong giai đoạn 2005-2009. CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI NGÀNH BẢO HIỂM. 1.1. Hướng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bảo hiểm. Một trong những công việc quan trọng và đầu tiên để tìm ra các giải pháp thúc đẩy kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đó là phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới các hoạt động của DNBH. Bài tiểu luận đi theo hướng phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới ngành bảo hiểm. Phân tích các nhân tố chủ quan, khách quan để có cái nhìn tổng quan về những yếu tố có thể tác động tới ngành bảo hiểm. Khi quá trình tự do hóa thương mại diễn ra, các nhân tố chủ quan và khách quan đó sẽ có sự thay đổi. Mà chính sự thay đổi đó sẽ tạo nên những thuận lợi và bất lợi cho ngành bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp thích hợp để hạn chế những tác động bất lợi, phát huy những tác động thuận lợi phục vụ cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. 1.2.Tổng quan về bảo hiểm. 1.2.1. Bảo hiểm Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm áp dụng cho một đối tượng được bảo hiểm tương ứng với một điều kiện bảo hiểm còn người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm cho các rủi ro nằm trong các điều kiện bảo hiểm gây nên. 1.2.2.Vai trò của bảo hiểm. Đối với cá nhân: góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và làm cho hoạt động của những người tham gia bảo hiểm tiếp tục phát triển bình thường nếu như đối tượng được bảo hiểm của họ gặp rủi ro, sự cố hay tổn thất. Đối với các doanh nghiệp: doanh nghiệp sẽ được nhà bảo hiểm phối hợp, quản lý rủi ro, thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, được đền bù theo giá trị của hợp đồng. Đối với xã hội: +Do đặc điểm của bảo hiểm là cần phải có các quỹ dự trữ, dự phòng, quỹ bồi thường hoặc chi trả… Khi các loại quỹ này chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn vốn đầu tư đáng kể góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. + Các tổ chức và các doanh nghiệp bảo hiểm còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể và tạo thêm công ăn việc làm cho họ. Điều này làm giảm bớt tình trạng lao động bị thất nghiệp trong xã hội. 1.3.Tác động của quá trình tự do hóa thương mại tới ngành dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam. 1.3.1.Tự do hóa thương mại Là quá trình xóa bỏ một cách dần dần hoặc hoàn toàn các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ giữa các quốc gia trong một số trường hợp bao gồm cả lĩnh vực đầu tư. 1.3.2. Quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam. 1.3.2.1.Quá trình tự do hóa thương mại nói chung. Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã tích cực tham gia vào quá trình hội nhập KTQT trên cả 3 phương diện: đơn phương, song phương, đa phương và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Về phương diện đơn phương, ta đã từng bước đưa nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Nhiều cải cách chính sách kinh tế đã được triển khai thực hiện làm cho các hoạt động kinh tế dần được tự do và thuận lợi hơn. Về phương diện song phương, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, ký kết được hơn 80 hiệp định kinh tế - thương mại song phương với các nước, trong đó toàn diện nhất là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) ký ngày 13/07/2001.Ngoài ra, ta cũng đã ký nhiều hiệp định song phương như hiệp định đầu tư song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản, các hiệp định dệt may với Hoa Kỳ, EU . Về phương diện đa phương, ta đã bình thường hoá quan hệ với IMF, WB (1992), tham gia ASEAN (1995),ASEM (1996), APEC (1998) và gia nhập WTO( 2006). 1.3.2.2.Quá trình tự do hóa thương mại trong ngành bảo hiểm. • Năm 1993, Nghị định 100 cho phép thành lập một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, liên doanh, 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. • Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) ký ngày 13.7.2001 có cam kết sau 5 năm sẽ xóa bỏ một cách cơ bản các rào cản hạn chế doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam. • Hiệp định thương mại tự do WTO. Những nội dung chủ yếu cam kết WTO trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Các cam kết chung đối với các DNBH đang hoạt động ở nước ngoài: được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; nếu đáp ứng đủ các điều kiện được phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; được phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm; được phép mua cổ phần trong các DN Việt Nam không vượt quá tỉ lệ vốn điều lệ của DN đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; và các DN có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất theo dự án đầu tư của mình. Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động KDBH DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp dịch vụ BH vào Việt Nam đối với: Dịch vụ BH cung cấp cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Dịch vụ tái bảo hiểm; Dịch vụ vận tải quốc tế, bao gồm vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thương mại quốc tế (cả phương tiện, hàng hóa vận chuyển và bất kì trách nhiệm nào phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế; Dịch vụ môi giới BH và môi giới tái bảo hiểm; Dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường. DNBH có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: kể từ ngày 1/1/2008 các DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh các dịch vụ BH bắt buộc. Chi nhánh của DNBH nước ngoài: Sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, DNBH nước ngoài được phép thành lập chi nhánh BH Phi nhân thọ tại Việt Nam, căn cứ vào các qui định quản lý thận trọng. 1.3.3 Tác động tới ngành bảo hiểm tại Việt Nam. Quá trình tự do hóa thương mại đang diễn ra ngày càng sâu rộng làm thay đổi môi trường kinh doanh và chính nội lực, tư duy kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây sẽ nêu những tác động của sự thay đổi đó. 1.3.3.1 Tác động thuận lợi. -Môi trường chính trị pháp luật. Để có thể hội nhập nhanh vào quá trình tự do hóa thương mại, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách vĩ mô thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm quốc tế nói riêng. Hệ thống các văn bản pháp luật dần dần được hoàn thiện. -Môi trường kinh tế: Quá trình tự do hóa thương mại đã làm cho môi trường kinh tế của Việt Nam trở nên năng động và mở với bên ngoài hơn. Điều này làm cho nguồn lực được phân bố hiệu quả nhất, quan hệ cung cầu của kinh tế thị trường phát huy được tác dụng…Nền kinh tế Việt Nam đã đạt thành tựu to lớn từ khi đổi mới và đặc biệt là từ khi hội nhập với thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao trong những năm 2005-2009. Ngành bảo hiểm cũng đạt doanh thu liên tục tăng.Tốc độ tăng trường bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993- 2009 đạt gần 30% năm. Doanh thu phí bảo hiểm 2005 (13.616 tỷ đồng), 2006 ( 14.898), 2007(17.696), 2008 (20678), 2009 (25123). ( Nguồn: Trích Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2009). -Môi trường văn hóa xã hội. Nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú đặc biệt là nhu cầu về sự an toàn: an toàn trong cuộc sống và kinh doanh.Hơn nữa, nhu cầu này cần được đáp ứng khi thu nhập của người dân tăng lên. Thói quen tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm của người Việt Nam bắt đầu tăng lên cả về nhân thọ và phi nhân thọ. 1.3.3.2.Tác dộng bất lợi. -Môi trường ngành. Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ so với thế giới. Khi tham gia vào hội nhập doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ mạnh về tài chính, uy tín trên thế giới. -Môi trường nội bộ: Thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy đã hình thành và phát triển một thời gian nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Quá trình tự do hóa thương mại làm cho những thiếu sót bất cập đó trở thành yếu tố tác động bất lợi cho ngành bảo hiểm. Một số bất cập tiêu biểu: sự cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp, việc giải quyết bồi thường còn nhiều vướng mắc, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỤ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN TẠI BẢO MINH (2005-2009) 2.1Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty Bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 1164TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994 và được phép hoạt động theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 04TC/GCN ngày 20/12/1994 của Bộ Tài chính với 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Năm 2004, công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang mô hình tổng công ty cổ phần theo quyết định số 1691/2004/QĐ-BTC ngày 3/6/2004 và 2803/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) chính thức đi vào hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 1/10/2004. • Tên công ty : Tổng công ty cổ phần Bảo Minh • Tên tiếng Anh : BaoMinh Insurance Corporation • Tên viết tắt : Bảo Minh (hay BaoMinh khi viết tiếng Anh) • Trụ sở : 26 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh • Điện thoại : (08) 829 4180 • Fax : (08) 829 4185 • Email : baominh@baominh.com.vn • Website : www.baominh.com.vn • Giấy PTL&HĐ: số 27GP/KDBH • Tài khoản : 001.004761.121 Ngân hàng : Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), CN TP. HCM Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm · Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; · Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; · Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; · Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; · Bảo hiểm trách nhiệm chung; · Bảo hiểm hàng không; · Bảo hiểm xe cơ giới; · Bảo hiểm cháy, nổ; · Bảo hiểm nông nghiệp; · Các loại h.nh bảo hiểm phi nhân thọ khác. Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. Tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau: · Mua trái phiếu chính phủ; · Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; · Kinh doanh bất động sản; · Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; · Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; · Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Ban quản lý nghiệp vụ Ban marketing và đại lý Ban bồi thường Ban tái bảo hiểm Ban đầu tư Ban tài chính-kế toán Ban tổ chức nhân sự Ban công nghệ thông tin Ban kiểm toán và kiểm tra nôi bộ Văn phòng Văn phòng II tại Hà Nội Trung tâm đào tạo 59 Công ty thành viên