1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng

54 711 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 502,5 KB

Nội dung

Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, Công nghiệp Hiện đại hoá đất nước đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệpnói riêng đã và đang gặp phải những trở lực trong quá trình phát triển trong đóhiện tượng thiếu vốn cho đầu tư phát triển là một trong những vấn đề nổi cộm Mộtcán bộ cao cấp của Đảng ta đã từng phát biểu về tình trạng thiếu vốn tại các doanhnghiệp như sau:“ Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đạihoá đất nước, cái mà các doanh nghiệp cần hiện nay là vốn, v.v và vốn, nếukhông có vốn tất cả dự định của chúng ta chỉ là mơ ước mà thôi “

hoá-Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng đem đến không ít các thách thức cho cácdoanh nghiệp Công ty May Chiến Thắng - một doanh nghiệp may thuộc Tổngcông ty Dệt - May Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đã trải qua hơn 30năm xây dựng và phát triển, trong quá trình hoạt động công ty đã đạt được nhiềuthành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công tyđang phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn mà nổi bật là vấn đề tạo vốn chođổi mới máy móc thiết bị Nếu công ty có thể tạo ra một chính sách huy động vàsử dụng vốn thích ứng, có hiệu quả thì nó sẽ là một trong những động lực cơ bảnđể phát triển công ty trong tương lai.

Trong thời gian thực tập tại công ty May Chiến Thắng Em đã có điều kiệnnghiên cứu tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại công ty và xin mạnh dạn

đưa ra một số ý kiến về: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bịcông nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnhtranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng”

Nội dung của luận văn được trình bày qua 3 chương sau:

Chương I: Những vấn đề chung về huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị tại

các doanh nghiệp hiện nay

Chương II: Thực trạng về công tác huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị tại

công ty May Chiến Thắng

Trang 1Trang 1Trang 1

Trang 2

Chương III: Một số ý kiến về giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị

tại công ty May Chiến Thắng.

Do điều kiện trình độ và thời gian hạn chế nên chắc chắn bài luận văn nàykhông thể tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong được sự chỉ bảo chânthành của các Thầy-Cô giáo để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình củathầy giáo: GS-TS Phan Kim Chiến và các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý kinhtế cùng sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ, công nhân viên Công ty May ChiếnThắng đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn này.

Hà nội, ngày 10 tháng 2 năm 2008

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓCTHIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

1.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH1.1.1 Tài sản cố định

Trang 3

Nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở Việt Nam đã trải qua hơn10 năm hình thành, củng cố, từng bước hoàn thiện Song song với quá trình đó làsự xuất hiện và tác động ngày càng sâu sắc của hệ thống các quy luật kinh tế đặctrưng cho nền kinh tế thị trường Lợi nhuận trở thành mục tiêu rất cụ thể, rất thiếtthực và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm cần có 3 yếu tốlà: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Các tư liệu lao động (nhưmáy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, ) là những phương tiện vật chấtmà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mụcđích của mình Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trongqúa trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là các TSCĐ Đó là những tưliệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quátrình sản xuất kinh doanh Để được coi là TSCĐ thì các tư liệu lao động phải thoảmãn hai điều kiện cơ bản về giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu, hai tiêuchuẩn này được quy định tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lýtrong từng thời kỳ nhất định Theo Quyết định 51/TTg ngày 21/01/1995 thì tư liệulao động được coi là TSCĐ thì phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giátrị trên 5.000.000 đ Tuy nhiên, cũng có những tài sản còn thiếu một trong hai tiêuchuẩn trên nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng và xét trong một hệ thống gồm nhiềubộ phận liên kết với nhau cùng thực hiện một chức năng nào đó thì cũng vẫn đượccoi là TSCĐ

Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất sản phẩm, trong quá trình đó hình thái vật chất (của TSCĐ hữu hình) vàđặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị của nó lại đượcchuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Bộ phận gía trịchuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ

Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại khác nhau Mỗi loại lại có côngdụng kinh tế, tính chất kỹ thuật và được sử dụng trong những điều kiện khác nhau.Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần tiến hành phân loại

Trang 4

TSCĐ một cách khoa học Thông thường có các phương pháp phân loại TSCĐnhư sau:

Phương pháp thứ nhất: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Theo phươngpháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:

+ TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất + TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất

Phương pháp thứ hai: Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng Theo phươngpháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:

+ TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng tronghoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp

+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: là nhữngTSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệpan ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.

+ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: là các TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộNhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có quan hệ với doanh nghiệp.

Phương pháp thứ ba: Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế Theo phươngpháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sauquá trình thi công xây dựng như: nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho,

+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải nhưphương tiện đường sắt, đường bộ, đường ống,

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quảnlý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm:+ Các loại TSCĐ khác

Phương pháp thứ tư: Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng Theo phươngpháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:

+ TSCĐ đang sử dụng: Đó là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi , sự nghiệp,

Trang 5

+ TSCĐ chưa cần dùng: Đó là các TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa sử dụng, đang cất trữ.

+ TSCĐ không cần sử dụng, chờ thanh lý: Đó là những TSCĐ không cần thiếthay không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thanh lý, nhượng bánđể thu hồi lại vốn đầu tư.

Trên đây là bốn phương pháp phân loại TSCĐ chủ yếu trong doanh nghiệp,ngoài ra tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý mà ở từng doanh nghiệp còn tiến hànhphân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau như phân loại TSCĐ theo nguồnhình thành, theo bộ phận sử dụng,

Bốn phương pháp phân loại TSCĐ trên giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấuđầu tư vào TSCĐ hữu hình và vô hình, cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, côngdụng cụ thể của từng loại TSCĐ và mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ Đó làcăn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng các quyết định đầu tư, điều chỉnh cơcấu đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế đồng thời nó cũng tạo điều kiệnthuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ cho chính xác.

1.1.2 Vốn cố định

Vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình và vôhình VCĐ quyết định quy mô của TSCĐ, song chính đặc điểm của TSCĐ lạiquyết định đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Đặc điểm của VCĐ làtham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, nó được luân chuyển dần từng phầntrong các chu kỳ sản xuất và sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển Trong các doanh nghiệp VCĐ chiếm vai trò đặc biệt quan trọngbởi nó là là một bộ phận của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nóichung Việc xác định quy mô VCĐ, mức trang bị TSCĐ hợp lý là cần thiết songđiều quan trọng nhất là phải có biện pháp quản lý sử dụng tốt VCĐ tránh thất thoátvốn đảm bảo năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động của TSCĐ

Trong công tác quản lý VCĐ, một yêu cầu được đặt ra đối với các doanh nghiệplà phải bảo toàn VCĐ Bảo toàn vốn có thể hiểu là việc giữ nguyên vẹn sức muacủa đồng vốn ban đầu và không ngừng làm cho nó phát triển lên để sau khi kếtthúc một vòng tuần hoàn vốn, với số vốn thu hồi được doanh nghiệp ít nhất cũngcó thể mua được một khối lượng TSCĐ có quy mô và tính năng kỹ thuật như cũ

Trang 6

với thời giá hiện tại Trong quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đốivới DNNN ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 và sau này làNghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 có quy định rõ: “ Doanh nghiệp cónghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực được Nhànước giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triểnvốn, ”

Tại các doanh nghiệp việc bảo toàn VCĐ phải xem xét trên cả hai mặt : hiện vậtvà giá trị Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình tháivật chất và đặc tinh sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trìthường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị làphải duy trì sức mua của VCĐ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tưban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởngcủa tiến bộ khoa học kỹ thuật Việc bảo toàn vốn cụ thể như thế nào còn phụ thuộcvào đặc điểm cụ thể của bản thân TSCĐ tại doanh nghiệp Tuy nhiên, có thể ápdụng các phương pháp bảo toàn VCĐ như: tổ chức đánh giá và đánh giá lại TSCĐ,lựa chọn phương pháp và tỷ lệ khấu hao thích hợp, thường xuyên duy tu bảodưỡng TSCĐ , , hay kiểm tra hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các chỉ tiêu tàichính

Tóm lại, TSCĐ và VCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc bảo toàn VCĐ, thường xuyên đổi mớiTSCĐ cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khecủa thị trường là vấn đề doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm nếu không muốnmình bị tuột hậu và thất bại trong cạnh tranh.

Trang 7

giảm dần gía trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trịhao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.

Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnhhưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật Người ta thường chia hao mòn vô hình thànhcác loại sau:

+ Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐnhư cũ song giá mua lại rẻ hơn Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi mộtphần giá trị của mình.

+ Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐmới tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn Do đó trên thị trường cácTSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.

+ Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sốngcủa sản phẩm tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuất những sản phẩmnày cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vôhình Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩmgọi là khấu hao TSCĐ Bộ phận giá trị này được cấu thành trong giá thành sảnphẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao Sau khi sản phẩmsản xuất ra được tiêu thụ, số tiền khấu hao sẽ được tích luỹ lại hình thành quỹ khấuhao TSCĐ Việc trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớidoanh nghiệp bởi nó là một trong những nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất giản đơnvà tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNGNGHỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI DOANH NGHIỆP.1.2.1 Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là đòi hỏi khách quan tại các doanhnghiệp

Nền kinh tế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển Tuy nhiên, gắn chặt với nó là một hệ thống các quy luật kinh tế trongđó quy luật cạnh tranh giữ một vị trí chủ chốt Mỗi doanh nghiệp khi hoạt độngđều phải chấp nhận cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Nếu doanh nghiệp nào

Trang 8

chiến thắng được trong cạnh tranh thì sẽ tiếp tục phát triển, còn nếu không thua lỗphá sản là khó tránh khỏi Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các giải phápnhằm chiếm lợi thế trong cạnh tranh Trong số rất nhiều giải pháp thường được ápdụng thì đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , hiện đại hoá công nghệ sản xuất là giảipháp quan trọng Bởi nếu doanh nghiệp thường xuyên đổi mới máy móc thiết bịcông nghệ sản xuất, thường xuyên trang bị mới những TSCĐ hiện đại thì sẽ cóđiều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí sảnxuất, Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra vừa có khả năng đáp ứng đượcnhững đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như hình thứcmẫu mã, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ giảm được giá bán sản phẩm, đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hạn hẹp của mọi tầng lớp dân cưtrong xã hội Nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với hạ giá bán sẽ làm tăng sứccạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, điều này còn có ý nghĩa hơn trong bốicảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhưng thay đổi theo chiều hướng hội nhập dầnvới kinh tế khu vực và thế giới

Hiện nay, việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đặt ra như một yêu cầu cấpthiết đối với các doanh nghiệp bởi máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đã cũ vàlạc hậu Điều này được thể hiện qua các mặt sau:

+ Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những sảnphẩm yêu cầu độ chính xác cao , không thể đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thịtrường, nhất là thị trường xuất khẩu Trước đây nước ta nhập máy móc thiết bị từnhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô( Cũ), 21% từ các nước Đông Âu, 20% từcác nước ASEAN, nên tính đồng bộ kém, khi sử dụng năng lực thiết bị chỉ đạt50% công suất, thiết bị lạc hậu từ 3-5 thế hệ,

+ Do đầu tư thiếu đồng bộ nên thiếu nhiều phụ tùng thay thế, suất tiêu hao vậtliệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn, qui phạm,định mức đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ chếtmáy cao, những nguyên nhân trên làm cho cho giá thành sản phẩm lên cao Theo điều tra mới đây, trong số gần 5000 DNNN có đến hơn một nửa sử dụng máymóc thiết bị có hệ số hao mòn lớn hơn 50%, gần 70% máy móc thiết bị được sảnxuất từ những năm 1960-1970 Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều máy móc

Trang 9

thiết bị phải nằm “ đắp chăn” không thể sử dụng được nữa Theo tính toán chung,số hàng hoá trong nước hiện bị ứ đọng thì 40% là do giá thành cao và chất lượngkém, 20% đã lạc hậu lỗi mốt, 30% do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại Côngnghệ cũ còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại nhiều khu vựckhác nhau.

Tóm lại, việc đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan đối với các doanhnghiệp nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh, củng cố và mở rộng chỗ đứng củamình trên thị trường cả trong hiện tại và tương lai.

1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với máy móc thiết bị công nghệ khi tiến hànhquá trình đầu tư đổi mới tại các doanh nghiệp hiện nay.

Đổi mới máy móc thiết bị là cần thiết đối với các doanh nghiệp song việc đổimới hoàn toàn không đơn giản, nó phải đảm bảo được một loạt các yêu cầu sau:

Đổi mới phải bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ: Mục đích của việc đổi mớithiết bị công nghệ trong doanh nghiệp là thay thế, khắc phục những tồn tại, hạnchế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn, ưu việt hơn, có khảnăng tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường Chính vì thế, khithực hiện hoạt động đầu tư đổi mới doanh nghiệp cần tiến hành điều tra, nghiêncứu kỹ tính năng kỹ thuật cũng như mức độ tối tân của công nghệ sắp đầu tư Việcđiều tra, nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp tránh việc đầu tư vào những côngnghệ lạc hậu, làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tư.

Đổi mới phải đồng bộ , có trọng điểm: Tính đồng bộ trong đổi mới là rất quantrọng bởi một sản phẩm tạo ra nếu muốn được thị trường chấp nhận thì cần phảiđáp ứng được nhiều mặt như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, nếu đổi mới mộtcách“ khập khiễng ” chẳng hạn như sản phẩm vẫn giữ nguyên kiểu dáng, mẫu mã,chỉ thay đổi chất lượng, chất liệu cấu thành sản phẩm thì rất khó cho người tiêudùng nhận ra được những ưu điểm mới của sản phẩm này Do đó, sẽ làm giảm hiệuquả của công tác đổi mới tài sản Tuy nhiên, đổi mới đồng bộ đòi hỏi doanh nghiệpphải có một lượng vốn lớn, đây là một trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp Dođó, nếu thiếu vốn để đầu tư, thì doanh nghiệp nên thực hiện giải pháp tình thế làđổi mới có trọng điểm Tính trọng điểm của hoạt động đầu tư thể hiện ở chỗ: chỉđổi mới đối với những công nghệ chủ chốt mang tính sống còn đối với hoạt động

Trang 10

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đã thiếu vốn lại đầu tưmột cách giàn trải chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại trong hoạt động đầu tư.

Đổi mới phải đón trước được yêu cầu và thị hiếu của thị trường: Những đòi hỏicủa thị trường về một loại sản phẩm nào đó có thể thay đổi rất nhanh Nếu doanhnghiệp không điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện hoạt động đầu tư đổi mớichắc chắn sẽ làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tư thậm chí công tác đổimới sẽ hoàn toàn vô nghĩa.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đổi mới

Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan nhưng nếu xét trêngiác độ quản lý tài chính thì hoạt động đầu tư này chính là các quyết định đầu tưdài hạn, đầu tư không chỉ cho hiện tại mà phải đón đầu được những tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong tương lai và cần có một nguồn vốn lớn Vì vậy, để đi đến mộtquyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng hàng loạt các vấnđề- những yếu tố chi phối trực tiếp đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Một là: Tính hiệu quả của dự án đầu tư: Hoạt động đầu tư dài hạn luôn chứađựng trong nó rất nhiều rủi ro Mỗi doanh nghiệp phải xác định được độ tin cậycủa dự án đầu tư, phải dự đoán được sự biến động trong tương lai về chi phí đầu tưbỏ ra, thu nhập nhận được từ dự án đầu tư, lãi suất vay vốn, khả năng tiêu thụ sảnphẩm , Vì vậy, phân tích tính khả thi của dự án đầu tư là công việc phải được tiếnhành rất kỹ lưỡng, tỷ mỉ, khoa học trước khi thực hiện dự án đầu tư.

Hai là: Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ luôn luônthay đổi, nó có thể là thời cơ cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với tất cả cácdoanh nghiệp Các doanh nghiệp trước khi thực hiện dự án đầu tư cần phải tínhđến những tiến bộ trong tương lai của khoa học công nghệ đối với những thiết bịmình sẽ đầu tư, từ đó có thể xác định chính xác trọng tâm cũng như cách thức đầutư đổi mới trang thiết bị Nếu thiết bị máy móc luôn tiên tiến, ít nhất ngang bằngvới công nghệ của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước cũng như khu vực thìdoanh nghiệp mới có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có lợi thế trên thịtrường, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Ba là: Thị trường và sự cạnh tranh: Một dự án đầu tư chỉ có thể được chấp nhậnkhi nó có khả năng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, có khả năng

Trang 11

sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phong phú vàkhắt khe của thị trường Vì vậy , khi đưa ra một quyết định đầu tư không thể thiếuđược sự phân tích kỹ tình hình hiện tại của bản thân doanh nghiệp, tình hình cạnhtranh giữa các doanh nghiệp cũng như dự đoán diễn biến tình hình thị trường trongtương lai.

Bốn là: Khả năng tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp không thể tiến hànhcác dự án đầu tư nằm ngoài khả năng tài chính của mình Hoạt động đầu tư đổimới máy móc thiết bị luôn mang tính hai mặt Một mặt, nó đem lại diện mạo mới,tạo ra lợi thế trong cạnh tranh và uy tín cho doanh nghiệp Mặt khác, đó là hoạtđộng đầu tư cho tương lai, luôn chứa đựng những rủi ro và mạo hiểm Một cơ cấutài chính vững chắc sẽ là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại của doanh nghiệp.Chính vì vậy công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phải quan tâm tới tình hìnhtài chính tại thời điểm đầu tư, trong quá trình đầu tư, hiệu quả của hoạt động đầutư Có như vậy doanh nghiệp mới tránh được những cú sốc về tài chính do hậu quảcủa hoạt động đầu tư sai lầm gây ra.

Nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư là rất lớn, nó phát sinh liên tục Tình trạngchung tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn tự có rất hạn hẹp và thườngkhông đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng Vì vậy, để có đủ vốn thực hiện hoạt động đầutư thì doanh nghiệp phải huy động thêm dưới nhiều hình thức khác nhau Khi huyđộng các nguồn vốn doanh nghiệp cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Số vốn cần phải huy động: Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn làcần thiết nhưng phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc tài chính như: không huyđộng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, lượng vốn vay vượt quá xa so với lượng vốntự có dẫn tới hệ số nợ lên cao và có thể mất khả năng thanh toán,

+ Chi phí huy động vốn: Để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao thìnhất thiết doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sử dụng vốn và thời gian huyđộng vốn Nếu như vốn vay là một loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, nócũng chịu sự tác động của quy luật cung- cầu thì lãi vay phải trả chính là số tiềndoanh nghiệp phải chi ra để có quyền sử dụng số vốn vay đó Doanh nghiệp khivay vốn cần so sánh giữa chi phí sử dụng vốn và kết quả thu được do sử dụng vốn

Trang 12

vay đó Mặt khác, thời gian vay phải phù hợp với thời gian khấu hao, với chu kỳluân chuyển của TSCĐ được hình thành từ vốn vay.

Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng tới quyết định đầu tưđổi mới máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp như: các chính sách phát triển kinh tếxã hội của Nhà nước, tính rủi ro của hoạt động đầu tư,

Như vậy, để việc huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đúnghướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trước khi thực hiện các dự án đầu tưdoanh nghiệp cần nghên cứu kỹ các vấn đề đã được đề cập ở phần trên Đó chínhlà các cơ sở quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng hướng, đảm bảosự thành công của hoạt động đầu tư.

1.3 PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾTBỊ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.

Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1997,1998,1999 vànhững tháng đầu năm 2000 là một hồi chuông cảnh tỉnh với các nhà quản lý vềnguy cơ trì trệ của nền kinh tế Sự phát triển mạnh và ổn định của nền kinh tế luôngắn liền với sự phát triển ổn định và có hiệu quả của các doanh nghiệp Đặc biệt làkhi sự phát triển của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Xuất phát từ thựctrạng về vốn trong các doanh nghiệp hiện nay thì vấn đề giải quyết các khó khănvề vốn là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết không thể trì hoãn.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệp nóichung, DNNN nói riêng ?

+ Nguồn vốn NSNN cấp cho các DNNN còn hạn hẹp Việt Nam đang trong quátrình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường Mặc dù trong những năm gầnđây thu NSNN không ngừng tăng nhưng cùng với nó rất nhiều khoản chi NSNNcũng phát sinh và đòi hỏi một lượng vốn lớn từ NSNN Hiện tượng bội chi NSNNdiễn ra thường xuyên trong các năm tài khoá Chính vì vậy, nguồn vốn NSNN cấpcho các doanh nghiệp rất hạn hẹp, phân tán, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để đổimới tài sản tại các DNNN Khu vực kinh tế tư nhân thì lại càng khó khăn hơn, cácdoanh nghiệp này quy mô vốn chủ sở hữu thường nhỏ, khả năng vay vốn từ ngân

Trang 13

hàng cũng khó khăn do phải chịu nhiều sức ép như vay vốn phải có tài sản thếchấp, lãi suất vay vốn thường ít được ưu đãi hơn lãi suất vay vốn ở các DNNN, + Mặc dù đã trải qua hơn 10 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung sang nền kinh tế thị trường nhưng một thực tế không thể phủ nhận là cơ chếquản lý kinh tế cũ chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, bản thân tại một số doanh nghiệp còncó một sức ỳ khá lớn, chưa thoát khỏi tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, thiếu năng độngtrong công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Trình độquản lý kinh tế yếu kém dẫn tới tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu vốnđầu tư phát triển, bản thân chính các doanh nghiệp này chưa phát huy được nănglực thực sự của mình Do không mạnh dạn tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ bênngoài nên việc thiếu vốn là khó tránh khỏi.

Ngoài ra còn có nhiều lý do khác cũng dẫn tới hiện tượng thiếu vốn tại cácdoanh nghiệp như: Cơ chế vay vốn tín dụng còn khá ngặt ngèo đối với khu vựckinh tế tư nhân (vay vốn phải thế chấp tài sản, ), thị trường vốn tại Việt Namchưa được hoàn thiện, Để giải quyết nghịch lý ngân hàng thừa vốn trong khi cácdoanh nghiệp thiếu vốn, Nhà nước cần bổ sung các chính sách hỗ trợ các doanhnghiệp gặp khó khăn có thể vay vốn, phục vụ cho nhu cầu đầu tư đổi mới đang trởnên cấp bách.

Trong quá trình hoạt động, nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệđược đặt ra như một yêu cầu cấp bách trước sức ép của thị trường, của cạnhtranh, Để phù hợp với việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ta có thể chia toànbộ số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để đầu tư đổi mới máy móc thiết bịthành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

1.3.1 Nguồn vốn bên trong

Đây là các nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ doanh nghiệp bao gồmquỹ khấu hao và lợi nhuận để lại tại quỹ đầu tư phát triển.

Quỹ khấu hao được hình thanh trên cơ sở số tiền trích khấu hao TSCĐ đượctích luỹ lại Quỹ khấu hao lớn dần lên cùng với sự giảm dần về mặt giá trị và giá trịsử dụng của TSCĐ trong quá trình hoạt động Mục đích nguyên thuỷ của việc tríchlập quỹ khấu hao là nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ.Trước năm 1994, số tiền khấu hao được giữ lại tại các DNNN rất nhỏ bé, doanh

Trang 14

nghiệp không có quyền sử dụng số tiền khấu hao TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN.Tuy nhiên, từ năm 1994 trở lại đây Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việcđầu tư đổi mới máy móc thiết bị cho các DNNN bằng cách giao toàn bộ số tiềnkhấu hao cho doanh nghiệp Đây là một thay đổi hoàn toàn phù hợp đặc biệt trongđiều kiện hiện nay việc đổi mới máy móc thiết bị có thể coi là một trong nhữnggiải pháp quan trọng để các doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển của mình trên thịtrường

Ngoài quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại từ hoạt động sản xuất kinh doanhtại quỹ đầu tư phát triển cũng là một nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư đổi mớiTSCĐ Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và thu nhập trong mộtthời kỳ nhất định Số lợi nhuận để lại tại doanh nghiệp là phần còn lại của lợinhuận trước thuế thu nhập sau khi đã trừ đi một số khoản khác như : thuế thu nhậpdoanh nghiệp, tiền thu sử dụng vốn, Theo tinh thần của Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 thì phần lợi nhuận để lại này được doanh nghiệp sử dụng đểbù đắp, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và trích lập các quỹ như: quỹ dự phòngtài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, vớitỷ lệ trích lập được quy định rất chi tiết Trong số các quỹ trên thì doanh nghiệp cóthể sử dụng quỹ đầu tư phát triển phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới hiện đạihoá TSCĐ

Hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, trên thực tếngoài một số nguồn vốn kể trên doanh nghiệp còn có thể khai thác một số nguồnvốn nữa nhưng chỉ mang tính chất tạm thời như : nguồn vốn do thanh lý nhượngbán TSCĐ, do chênh lệch đánh giá lại tài sản, do kiểm kê tài sản phát hiện thừa,

Trong công tác huy động vốn doanh nghiệp đặc biệt coi trọng nguồn vốn bêntrong bởi nó có rất nhiều ưu điểm:

Một là: Tái đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là mục đích nguyên thuỷcủa việc trích lập quỹ khấu hao

Hai là: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn chủ sở hữu, nó thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong việc sử dụng nênviệc sử dụng ngồn vốn này khá linh hoạt và không phải chịu những sức ép trongquá trình sử dụng như vốn vay ( như sức ép về việc thanh toán nợ gốc khi khoản

Trang 15

vay đáo hạn, lãi vay phải trả, các quy định chặt chẽ do ngân hàng đề ra trong quátrình sử dụng vốn vay, )

Như vậy, huy động tối đa nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp là xu hướngchung trong việc huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ Tuy nhiên, thực trạngtại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn bên trong còn rất hạn chế, thườngkhông thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại doanh nghiệp Chính vì vậy, việc huyđộng nguồn vốn bên ngoài là cần thiết

1.3.2 Nguồn vốn bên ngoài

Nguồn vốn bên ngoài là các khoản doanh nghiệp đi vay của các tổ chức, cánhân có quan hệ với mình, đó có thể là quan hệ bạn hàng, đối tác, cán bộ côngnhân viên trong công ty, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, huyđộng vốn qua hợp tác liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, Nguyên tắc cơbản khi huy động vốn vay là: Khi huy động tối đa nguồn vốn bên trong mà khôngđáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư thì sẽ đi vay nhưng phải đảm bảothu nhập nhận được từ việc sử dụng vốn vay phải lớn hơn các chi phí bỏ ra khi sửdụng vốn vay.

Trong thực tế, các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp có thể huy động đượcgồm có:

Phát hành trái phiếu : Đây là hình thức huy động vốn khá đặc trưng và đem lạihiệu quả huy động vốn cao tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.Việc sử dụng trái phiếu để tài trợ dài hạn cho nhu cầu đầu tư sẽ tạo ra sự linh hoạthơn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn bởi doanh nghiệp có thể tiếnhành hoạt động đầu tư mà không phải tuân thủ một loạt các quy chế tín dụng nhưsử dụng vốn vay ngân hàng, nó có huy động đủ vốn cho doanh nghiệp để thực hiệnquá trình đầu tư trong một khoảng thời gian ngắn, quyền kiểm soát và lãnh đạodoanh nghiệp không bị xáo trộn, Do đó, phát hành trái phiếu để tài trợ vốn dàihạn cho hoạt động đầu tư là một hướng đi quan trọng

Phát hành cổ phiếu: Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể tăng vốn chủsở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu Mặc dù phát hành cổ phiếu còn là một hìnhthức huy động vốn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đây làmột hướng đi rất có triển vọng bởi trong thời gian gần đây Chính phủ đang khuyến

Trang 16

khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá để huy động vốn và nhiều doanhnghiệp đã thực hiện theo hướng này, sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đãđược thành lập và trong một tương lai gần sẽ chính thức đi vào hoạt động Hệthống pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu đang được hoàn thiện, trình độ hiểu biết củacông chúng về cổ phiếu và trái phiếu dần được nâng cao Điều đó sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại doanhnghiệp.

Liên doanh liên kết: Sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp thay vì tìmcách vượt qua lẫn nhau, loại bỏ nhau thì liên doanh liên kết, sát nhập lại để cùngnhau phát triển được coi là một xu thế mới mẻ và có nhiều triển vọng Việc chuyểntừ đối đầu sang đối thoại hợp tác cùng phát triển không những không làm chodoanh nghiệp suy yếu đi mà còn đem lại nhiều ưu thế Khi tiến hành liên doanhliên kết thì doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn chủ sở hữu đủ lớnđể đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển Liên doanh vừa tạo điều kiện tăng nguồnlực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng thiết bị công nghệ, tận dụng ưuthế hiện có của các bên liên doanh Doanh nghiệp có thể liên doanh với các đốitác trong nước nhưng xu hướng hiện nay là hợp tác liên doanh với nước ngoài.Thông thường bên Việt Nam góp vốn bằng đất đai, nhà xưởng là chủ yếu, còn bênnước ngoài góp vốn bằng máy móc thiết bị công nghệ hoạc bằng tiền Như vậy,đối với các doanh nghiệp Việt Nam điều này là có lợi bởi có thể đầu tư đổi mớithiết bị công nghệ trong điều kiện thiếu vốn Khó khăn lớn nhất của bên Việt Namkhi tiến hành liên doanh là việc xác định trị giá vốn góp của bên đối tác, việc thiếukinh nghiệm này nhiều khi gây lên những bất lợi lớn đối với bên Việt Nam Ngoàira việc xây dựng điều lệ hoạt động của liên doanh thiếu chặt chẽ, không khoa họcđã dẫn tới hiện tượng bên đối tác dựa vào những hạn chế của bên Việt Nam trongquá trình hoạt động để tìm cách gây khó khăn như: yêu cầu tăng thêm vốn khi liêndoanh thiếu vốn hoạt động, thay đổi cơ cấu tổ chức của liên doanh, Để liên doanhthực sự đem lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến những vấn đềnày.

Kêu gọi viện trợ, thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, đầu tư trực tiếptừ nước ngoài, đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), từ các tổ chức

Trang 17

bảo vệ mội trường, hoà bình, Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện chocác tổ chức quốc tế có điều kiện hiểu biết thêm về đất nước và con người ViệtNam, có điều kiện tìm hiểu tình hình tài chính còn khá eo hẹp của các doanhnghiệp Việt Nam Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài là một hướng đicần lưu tâm khi các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước còn hạnhẹp

Vay vốn ngân hàng , vay CB-CNV trong doanh nghiệp, Đây là nguồn tài trợcuối cùng từ bên ngoài vào doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp thiếu vốn khi thựchiện dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị Tuy nhiên, đây lại là một phươngpháp tài trợ vốn khá phổ biến hiện nay bởi các phương thức huy động vốn kể trêncòn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Nếu thực hiện tài trợtheo phương pháp này doanh nghiệp phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay sau một thờigian nhất định, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản, phải thực hiện nghiêm túc hàngloạt những yêu cầu khắt khe của ngân hàng trong thời gian đầu tư, Bên cạnh vayngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể vay từ CB-CNV trong doanh nghiệp So vớivay ngân hàng thì vay vốn từ CB-CNV có hạn chế là số vốn vay thường không lớnnhưng bù lại có thể vay trong một thời gian dài, không cần phải thế chấp tài sản lạitạo ra sự gắn bó mật thiết giữa CB-CNV và doanh nghiệp, thúc đẩy họ tích cựchơn trong lao động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo quản tài sản,

Trên đây là một số nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thể huyđộng để phù hợp cho công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị Với nhu cầu vốnđó, doanh nghiệp nên linh hoạt trong việc lựa chọn các phương thức huy động saocho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, tốt nhất nên kết hợp cùng lúcnhiều phương thức huy động Trong huy động vốn một điều cần chú ý là mặc dùcả hai nguồn vốn đều được coi trọng song nguồn vốn bên trong luôn giữ vai tròquyết định, nguồn vốn bên ngoài giữ vai trò quan trọng bổ sung cho nguồn vốnbên trong nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động đầu tư Việc huy động vốn từ bênngoài phải cân đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo một sựphát triển vững chắc trong tương lai.

Trang 18

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁYMÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG

Công ty may Chiến Thắng là một DNNN, là thành viên của Tổng công ty DệtMay Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp Công ty May Chiến Thắng có tên giaodịch quốc tế là: Chiến Thắng Garment Company

Tên viết tắt: CHIGAMEX

Trụ sở chính: Số 10 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Ngày 2/3/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của Trạm may Lê Trựcvà xưởng may cấp I Hà Tây Bộ Nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp MayChiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình, Thành phố Hà nội vàgiao cho Cục vải sợi may mặc quản lý

Ngày 15/6/1968 là ngày ra mắt xí nghiệp May Chiến Thắng, tổng số lao độngcủa xí nghiệp lúc bấy giờ là 325 người( trong đó có 147 nữ) Năm 1986 , theo tinhthần Nghị quyết 306 của Bộ Chính trị và Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ

Trang 19

Trưởng đã chuyển giao quyền tự chủ cho xí nghiệp trong việc tổ chức sản xuấtkinh doanh, hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, xí nghiệp được phép tựtổ chức sản xuất thêm để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.Năm 1992, xí nghiệp thành lập thêm một cơ sở mới tại số 10 Thành công

Ngày 25/8/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành quyết định số 730/CNn-TCLĐchuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành công ty May Chiến Thắng Ngày25/3/1994 xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng công ty Dệt ViệtNam được sát nhập vào công ty May Chiến Thắng theo quyết định 290/QĐ-TCLĐcủa Bộ Công nghiệp nhẹ

Năm 1997 công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành công hoàn thành bao gồm 3 đơnnguyên 5 tầng với diện tích 13000 m2 , bao gồm: 6 phân xưởng may,1 phân xưởngda, 1 phân xưởng thêu-in , 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hòakhông khí với hơn 1560 loại thiết bị các loại, v.v.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Dệt-May ViệtNam, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo hướng dẫn,công ty đã hoàn thành việc chuyển xưởng may Lê Trực thuộc công ty May ChiếnThắng thành công ty may cổ phần Lê Trực Công ty này sẽ chính thức đi vào hoạtđộng từ 1/1/2000 với số vốn điều lệ 4,2 tỷ đồng.

2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh

Là một DNNN, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ nay là Bộ Công nghiệp, Công tycó đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độclập Khi mới thành lập công ty có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũvải, găng tay, theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước Từ năm 1975 trở lại đây,nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn, hàng năm ngoài phần kếhoạch Nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trong việc tìm kiếm nguồn hàng, tổchức sản xuất gia công các sản phẩm may mặc theo các hợp đồng kinh tế với cáctổ chức nước ngoài cũng như trong nước, sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuấtkhẩu các sản phẩm thảm len, da, v nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thịtrường trong nước và quốc tế Công ty phải làm tròn nhiệm vụ do Tổng công tyDệt-May giao, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải

Trang 20

thiện đời sống vật chất và tinh thần , bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ củacán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,

Trong thời gian tới , công ty tập trung xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinh doanhtheo hướng giảm dần doanh thu từ việc nhận gia công sang việc tìm kiếm thịtrường xuất khẩu trực tiếp , mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trongnước, v.v.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty2.1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Tại công ty May Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trong sảnxuất sản phẩm may mặc và thảm len là: vải , da, thảm , v.v cùng các phụ liệu như:chun, chỉ ,khuy, khóa, cúc, đạn bắn mác, Các nguyên phụ liệu này chủ yếu đều làdo các bên thuê gia công cung cấp dưới dạng nhập khẩu Ngoài ra trong một sốtrường hợp cá biệt khách hàng có thể ký hợp đồng và yêu cầu công ty mua giúpmột số loại nguyên phụ liệu (từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu từ nướcngoài).

Sản phẩm của công ty May Chiến Thắng chủ yếu được sản xuất thông qua cácđơn đặt hàng Khi công ty nhận được các đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bênđặt hàng cung cấp (có kèm theo các tài liệu và thông số cần thiết về sản phẩm cầnsản xuất) thì công ty sẽ tiến hành chế thử sản phẩm Sản phẩm chế thử sau đó sẽđược chuyển đến bộ phận duyệt mẫu để kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu đềra không Khi mẫu chế thử đạt yêu cầu , thì các mã sản phẩm này sẽ được đưa đếncác phân xưởng sản xuất Mỗi phân xưởng sản xuất là một dây truyền khép kínphải tiến hành toàn bộ các công việc từ làm mẫu cứng, giác mẫu, khớp mẫu rồi đưađến tổ cắt Tổ cắt sẽ nhận vật liệu cắt theo mẫu đã giác và đưa đến từng tổ may.Các tổ may cũng được chuyên môn hóa , mỗi người may một công đoạn: maythân, tay, vào chun, khóa, thùa khuyết, đính cúc, Kết thúc quy trình công nghệmay mỗi tổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thu hóa làm nhiệmvụ thu thành phẩm tại cuối chuyền sau đó chuyển sang cho thợ là Cuối cùng sảnphẩm sẽ được đưa sang bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra , đóng gói,chuyển đến kho.

Trong mỗi phân xưởng may cơ cấu tổ chức được bố trí như sau:

Trang 21

+ 1 tổ cắt

Tại các phân xưởng sản xuất đều được trang bị các máy móc thiết bị chuyêndùng phục vụ cho việc may các sản phẩm như máy thùa đầu tròn, máy đính bọ,máy may hai kim, bàn là cầu, v.v Hệ thống máy móc thiết bị này đều được nhậptừ nước ngoài như : Nhật Bản , Hungary, Liên xô,

2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp gồm: Ban giám đốc, 10phòng ban chức năng, 1 cơ sở may-da-thêu tại 10 Thành Công, 1 cơ sở dệt thảmlen tại 114 Nguyễn Lương Bằng.

- Tổng giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành chung hoạt động sảnxuất kinh doanh của toàn công ty.

- Phó tổng giám đốc:

+ Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách cácvấn đề về kỹ thuật sản xuất, cung cấp vật tư và các vật liệu bao gói sản phẩm chocác phân xưởng sản xuất, nếu cần thiết trong một số trường hợp có thể thay tổnggiám đốc giải quyết một số vấn đề thuộc công việc mình phụ trách.

+ Phó Tổng giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách việckinh doanh của toàn công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tìm kiếm đôí tác ,nghiên cứu thị trường,

Trang 22

- Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương: thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sựtrong công ty, tổ chức các kế hoạch đào tạo Cán bộ- CNV, hướng dẫn tổ chức thựchiện các chế độ lao động tiền lương.

- Phòng Tài vụ: Tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, tổ chức phân tíchhoạt động kinh tế, đánh giá các dự án đầu tư, tổ chức thực hiện các biện pháp quảnlý tài chính, v v.

- Phòng kỹ thuật: Chế thử, kiểm tra về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm, chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mẫu, tổ chức ứng dụng nguyên phụ liệumới vào sản xuất, v v.

- Phòng phục vụ sản xuất : Mua sắm các trang thiết bị sản xuất cho các phânxưởng, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch sảnxuất, chuẩn bị hòm, đai, phục vụ cho đóng hòm, v v.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất - kinhdoanh ngắn hạn, dài hạn theo các hợp đồng gia công đã ký kết, thiết lập mối quanhệ với khách hàng, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện kíkết các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp, v v.

- Phòng kinh doanh tiếp thị: xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo,xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trongvà ngoài nước, v v.

- Phòng Hành chính- tổng hợp: Lưu giữ , pho to, đóng dấu các công văn giấy tờsử dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty,

- Phòng Bảo vệ: Trông giữ bảo quản các tài sản của công ty

- Phòng Ytế : Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty.- Phòng đào tạo Thái Nguyên: Phụ trách đào tạo nghề cho học sinh có nguyệnvọng vào làm việc trong công ty tại chi nhánh khu vực Thái Nguyên.

Cụ thể sơ đồ tổ chức quản lý được bố trí ở Sơ đồ 1

2.1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong nhữngnăm gần đây

Vốn kinh doanh của công ty May Chiến Thắng tính đến 31/12/1999 là41.385.842.226 VNĐ, trong đó: - Vốn cố định 25.589.138.858 : VNĐ

-Vốn lưu động : 15.796.703.368VNĐ

Trang 23

Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắngtrong 4 năm gần đây

1 Doanh thu ( đồng) 39.849.680.962

63.984.179.4802 Lợi nhuận ( đồng) 441.694.612 605.204.673 677.295.509 1.012.403.8493.Nộp ngân sách

561.338.357 646.289.613 977.994.835 1.340.000.0004.Tổng số NV(người) 2.627 2.741 2.640 2.658

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao còn thể hiệnở các khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cũng tăng lên nhiều: năm 1996 tổngsố nộp ngân sách là 561.338.357 đ đến năm 1999 vào khoảng 1.340.000.000 đ(tăng 778.661.643đ hay 138.72%) Trong số các khoản nộp ngân sách này thì thuếdoanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp lại chiếm đại bộ phận Bên cạnh đó, côngty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và việc làm ổn định cho gần 2.700công nhân viên trong công ty, thu nhập của họ cũng không ngừng được cải thiện.Năm 1996 thu nhập bình quân một công nhân viên là 603.000 đ đến năm 1999 đãlên tới 864.000 đ ( tăng 261.000 đ/ 1CN hay 43.3%).

Trang 24

Qua việc phân tích khái quát trên em thấy chuyển sang nền kinh tế thị trường,tuy gặp phải nhiều khó khăn song công ty đẫ từng bước đưa hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình vào ổn định và phát triển Đó là một cố gắng lớn của công tytrong điều kiện khó khăn chung.

2.2 THỰC TRẠNG VỀ TRANG BỊ, SỬ DỤNG TSCĐ VÀ MÁY MÓCTHIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG

Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩmmay mặc, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi công tyđã quan tâm đầu tư một phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của mình vào TSCĐ,trong công ty TSCĐ có nhiều loại khác nhau Vì vậy, để thuận tiện cho công tácquản lý TSCĐ, giúp cho lãnh đạo công ty có thể xem xét tổng thể về cơ cấu đầu tưcủa công ty, đánh giá kiểm tra tiềm lực sản xuất, tận dụng mọi khả năng hiện cócủa mình công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ trong công ty như sau:

Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu TSCĐ tại công ty MayChiến Thắng và Công ty may 10

Qua bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐ đầu năm là 45.789.714.275 đ cuối năm là46.681.811.116 đ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệp tăng892.096.841 đ hay 1.95% điều đó chứng tỏ trong năm 1999 công ty đã có nhữngquan tâm nhất định trong việc đầu tư bổ sung một số loại máy móc thiết bị phục vụsản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.

TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh tăng 892.096.841 đ số tăng nàygồm 3 bộ phận:

Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 22.586.650.966 đ ( chiếm 49.32% tổngTSCĐ) cuối năm là 22.749.880.162 đ ( chiếm 48.75% tổng TSCĐ) tăng153.229.196 đ, số tăng này là do công ty đang mở rộng thêm hoạt động của mìnhbằng việc đầu tư xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu vực Thái NguyênMáy móc thiết bị đầu năm là 21.679.539.441đ, cuối năm là 22.262.413.979 đ (tăng582.874.538) Chứng tỏ trong năm công ty đã thực hiện đầu tư bổ sung một số thiếtbị phục vụ sản xuất Việc đầu tư này là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa rất lớngóp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Trang 25

Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được đầu tư bổ sung Nguyên giá thiết bị dụng cụquản lý đầu năm là 539.847.370 đ, cuối năm là 695.840.477 đ (tăng 155.993.107đ) Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các loại thiết bị văn phòng như máyvi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bị phục vụ cho công tác quản lýtại các phân xưởng sản xuất và phòng ban chức năng

Cơ cấu đầu tư TSCĐ trong năm 1999 tại công ty May Chiến Thắng là hợp lýbởi công ty đã đầu tư nhiều ở bộ phận máy móc thiết bị- những TSCĐ sử dụngtrong hoạt động sản xuất, đầu tư về máy móc thiết bị chiếm tới 65.34% tổng đầu tưTSCĐ, việc máy móc thiết bị được đầu tư nhiều sẽ có tác động tích cực tới việctăng lên của doanh thu và lợi nhuận năm 1999.

Qua bảng trên ta cũng thấy, tại thời điểm 31/12/1999 trong tổng số 46.681.811.116đ nguyên giá TSCĐ, máy móc thiết bị là 22.262.413.979 đ (chiếm 47.68% tổngnguyên giá TSCĐ) trong khi nhà cửa, vật kiến trúc là 22.749.880.162 đ (chiếm48.75% tổng nguyên giá TSCĐ) Cơ cấu TSCĐ như trên là chưa hợp lý, với đặcđiểm là một doanh nghiệp may thuần tuý, máy móc thiết bị là phương tiện chínhphục vụ cho sản xuất nhưng trên thực tế chúng chưa được chú trọng đầu tư Nếu sosánh với công ty May 10 thì ta sẽ thấy rõ hơn sự bất hợp lý này Tại công ty May10 vào 31/12/1999 trong khi nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 28.51% tổng nguyêngiá TSCĐ thì máy móc thiết bị chiếm tới 57.33% tổng nguyên giá TSCĐ, cơ cấuđầu tư như vậy là hợp lý bởi nó có khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt độngsản xuất

Theo bảng 3 ta thấy máy móc thiết bị của công ty May Chiến Thắng lại ở trongtình trạng cũ, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là 45.18% và máy móc thiết bị cũnglà loại TSCĐ có tỷ lệ hao mòn khá cao 65.89% Như vậy, nếu xét trên mặt bằngTSCĐ của công ty có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung là lạc hậu và cầnphải đầu tư đổi mới ngay trong thời gian tới, trong đó phải đặc biệt chú trọng đầutư đổi mới máy móc thiết bị.

Ngoài ra, dựa trên bảng phân tích trên ta cũng thấy toàn bộ TSCĐ trong công tyđều được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã thanh lýnhượng bán kịp thời những TSCĐ không còn cần thiết cho hoạt động sản xuất ( cụ

Trang 26

thể năm 1999 đã thanh lý máy móc thiết bị trị giá 14.040.000đ, ), tránh tình trạng ứđọng và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ

May mặc là một trong những lĩnh vực mà hoạt động cạnh tranh diễn ra rất gaygắt bởi các doanh nghiệp may trong nước không những phải cạnh tranh với nhaumà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp may khác trong khu vực Nếu xét vềmặt bằng công nghệ chung của các doanh nghiệp may trong nước thì thực trạng vềmáy móc thiết bị của công ty còn có những hạn chế nhất định Sự hạn chế nàyđược thể hiện qua bảng phân tích về tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ và máy mócthiết bị tại công ty May Chiến Thắng ( Bảng 4)

Dựa vào Bảng 4 ta thấy nếu xét riêng về hoạt động tại công ty May ChiếnThắng thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ năm1999 so với năm 1998 đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau:

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 1998 cứ một đ VCĐ bình quâncông ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 1.933 đ doanh thu thuần, còn trongnăm 1999 tham gia tạo ra 2.355 đ doanh thu thuần ( tăng thêm 0.422 đ doanh thuthuần)

+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 1998 để tham gia tạo ra 1đ doanh thuthuần cần phải sử dụng 0.517 đ VCĐ bình quân còn năm 1999 chỉ cần phải sửdụng 0.425 đ VCĐ bình quân ( giảm được 0.092 đ VCĐ bình quân)

+ Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ VCĐ bình quân công ty bỏ rakinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0.032 đ lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 1999tham gia tạo ra 0.037 đ lợi nhuận ròng( tăng thêm được 0.005 đ lợi nhuận)

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ nguyên giá TSCĐbình quân tham gia tạo ra 1.272 đ doanh thu thuần , còn trong năm 1999 nếu sửdụng 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra1.382 đ doanh thu thuần ( tăng thêm được 0.110 đ doanh thu thuần)

Bốn chỉ tiêu cơ bản trên phần nào đã phản ánh được những cố gắng của công tytrong quá trình sử dụng VCĐ và TSCĐ Việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả VCĐvà TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăngquy mô doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Trang 27

Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành may hiện nay và cụ thểlà với hai công ty May Thăng Long và công ty May 10 thì ta dễ dàng nhận thấycông ty May Chiến Thắng còn có những điểm cần phải học hỏi Hầu hết các chỉtiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ, hao mòn và mức độ trang bị tại haicông ty trên đều cao hơn công ty May Chiến Thắng Cụ thể như sau:

Trong năm 1999, Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là2.355 thì công ty May Thăng Long là 2.801 và công ty May 10 là 3.806 ; Hàmlượng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.425 thì công ty May Thăng Long là0.357 và công ty May 10 là 0.263; Doanh lợi VCĐ của công ty May Chiến Thắnglà 0.037 thì công ty May Thăng Long là 0.032 và công ty May 10 là 0.080; Hiệusuất sử dụng TSCĐ của công ty May Chiến Thắng là 1.382 thì công ty May ThăngLong là 1.619 và công ty May 10 là 2.938 Các chỉ tiêu trên phản ánh một thực tếlà khả năng sản xuất tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 cao hơn côngty May Chiến Thắng, TSCĐ và VCĐ tại công ty May Thăng Long và công ty May10 khi đưa vào sử dụng có khả năng tạo ra quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơncông ty May Chiến Thắng Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hai công ty trên đạtđược quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng nhưngmột trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do việc sử dụngTSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng tại ba công ty có sự khác biệt lớn.Phân nửa TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đã ở trong tình trạng cũ, điều nàythể hiện ở chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số hao mòn máy móc thiết bị Nếunhư năm 1998 hệ số hao mòn chung về TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng là37.2% thì đến năm 1999 hệ số hao mòn TSCĐ đã lên tới 45.1% Điều này chứngtỏ TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đang bị hao mòn, xuống cấp rất nhanhchóng Còn về máy móc thiết bị thì tỷ lệ hao mòn còn cao hơn nhiều, năm 1998 là58.29% đến năm 1999 đã lên tới 65.89% Việc 65.89% máy móc thiết bị đã đượckhấu hao hết chứng tỏ chúng đã rất xuống cấp, hỏng hóc là khó tránh khỏi Cònnếu ta so sánh với công ty May Thăng Long thì hệ số hao mòn chung của TSCĐđến thời điểm 31/12/1999 là 42.2%, còn công ty May 10 là 24.776% Đối với máymóc thiết bị thì giữa công ty May Chiến Thắng và hai công ty trên cũng có sựchênh lệch khá lớn Hệ số hao mòn về máy móc thiết bị tại công ty May Thăng

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong 4 năm gần đây - Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng
Bảng 1 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong 4 năm gần đây (Trang 22)
Nguồn hình thành Nguyên giá TSCĐ - Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng
gu ồn hình thành Nguyên giá TSCĐ (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w