Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng.doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, Côngnghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đã gặt hái được nhiều thành tựu đángkhích lệ Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tếnói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã và đang gặp phải những trở lựctrong quá trình phát triển trong đó hiện tượng thiếu vốn cho đầu tư phát triểnlà một trong những vấn đề nổi cộm Một cán bộ cao cấp của Đảng ta đã từngphát biểu về tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệp như sau:“ Vốn lànguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hoá đất nước, cáimà các doanh nghiệp cần hiện nay là vốn, v.v và vốn, nếu không có vốn tấtcả dự định của chúng ta chỉ là mơ ước mà thôi “
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinhtế thị trường vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng đem đến không ít các thách thứccho các doanh nghiệp Công ty May Chiến Thắng - một doanh nghiệp maythuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là một trong những doanh nghiệpđã trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trong quá trình hoạt độngcông ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, cũng nhưnhiều doanh nghiệp khác, công ty đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề khókhăn mà nổi bật là vấn đề tạo vốn cho đổi mới máy móc thiết bị Nếu côngty có thể tạo ra một chính sách huy động và sử dụng vốn thích ứng, có hiệuquả thì nó sẽ là một trong những động lực cơ bản để phát triển công ty trongtương lai.
Trong thời gian thực tập tại công ty May Chiến Thắng Em đã có điềukiện nghiên cứu tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại công ty và
xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về: “Các giải pháp huy động vốn đổi
mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sảnphẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty MayChiến Thắng”
Trang 2Nội dung của luận văn được trình bày qua 3 chương sau:
Chương I: Những vấn đề chung về huy động vốn đổi mới máy móc thiết
bị tại các doanh nghiệp hiện nay
Chương II: Thực trạng về công tác huy động vốn đổi mới máy móc thiết
bị tại công ty May Chiến Thắng
Chương III: Một số ý kiến về giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc
thiết bị tại công ty May Chiến Thắng.
Do điều kiện trình độ và thời gian hạn chế nên chắc chắn bài luận văn nàykhông thể tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong được sự chỉ bảochân thành của các Thầy-Cô giáo để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệttình của thầy giáo: GS-TS Phan Kim Chiến và các thầy cô giáo trong Bộmôn Quản lý kinh tế cùng sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ, công nhân viênCông ty May Chiến Thắng đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận vănnày.
Hà nội, ngày 10 tháng 2 năm 2002
Trang 3CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁYMÓC THIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY1.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
1.1.1 Tài sản cố định
Nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở Việt Nam đã trảiqua hơn 10 năm hình thành, củng cố, từng bước hoàn thiện Song song vớiquá trình đó là sự xuất hiện và tác động ngày càng sâu sắc của hệ thống cácquy luật kinh tế đặc trưng cho nền kinh tế thị trường Lợi nhuận trở thànhmục tiêu rất cụ thể, rất thiết thực và mang tính sống còn đối với doanhnghiệp.
Đối với các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm cần có 3yếu tố là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Các tư liệulao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, ) là nhữngphương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng laođộng, biến đổi nó theo mục đích của mình Bộ phận quan trọng nhất trong
Trang 4các tư liệu lao động sử dụng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp là các TSCĐ Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sửdụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh.Để được coi là TSCĐ thì các tư liệu lao động phải thoả mãn hai điều kiện cơbản về giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu, hai tiêu chuẩn nàyđược quy định tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trongtừng thời kỳ nhất định Theo Quyết định 51/TTg ngày 21/01/1995 thì tư liệulao động được coi là TSCĐ thì phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên vàcó giá trị trên 5.000.000 đ Tuy nhiên, cũng có những tài sản còn thiếu mộttrong hai tiêu chuẩn trên nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng và xét trong mộthệ thống gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau cùng thực hiện một chức năngnào đó thì cũng vẫn được coi là TSCĐ
Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chukỳ sản xuất sản phẩm, trong quá trình đó hình thái vật chất (của TSCĐ hữuhình) và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trịcủa nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.Bộ phận gía trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ
Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại khác nhau Mỗi loại lại cócông dụng kinh tế, tính chất kỹ thuật và được sử dụng trong những điều kiệnkhác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần tiếnhành phân loại TSCĐ một cách khoa học Thông thường có các phươngpháp phân loại TSCĐ như sau:
Phương pháp thứ nhất: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Theophương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
Trang 5+ TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất + TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất
Phương pháp thứ hai: Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng Theophương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
+ TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp
+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: lànhững TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúclợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.
+ TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: là các TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ,giữ hộ Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có quan hệ với doanh nghiệp.
Phương pháp thứ ba: Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế Theophương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hìnhthành sau quá trình thi công xây dựng như: nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhàkho,
+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tảinhư phương tiện đường sắt, đường bộ, đường ống,
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tácquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm:+ Các loại TSCĐ khác
Trang 6Phương pháp thứ tư: Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng Theophương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
+ TSCĐ đang sử dụng: Đó là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụngcho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi , sự nghiệp,
+ TSCĐ chưa cần dùng: Đó là các TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa sử dụng, đang cấttrữ.
+ TSCĐ không cần sử dụng, chờ thanh lý: Đó là những TSCĐ không cầnthiết hay không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thanh lý,nhượng bán để thu hồi lại vốn đầu tư.
Trên đây là bốn phương pháp phân loại TSCĐ chủ yếu trong doanhnghiệp, ngoài ra tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý mà ở từng doanh nghiệpcòn tiến hành phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau như phân loạiTSCĐ theo nguồn hình thành, theo bộ phận sử dụng,
Bốn phương pháp phân loại TSCĐ trên giúp cho doanh nghiệp thấy đượccơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và vô hình, cơ cấu TSCĐ theo mục đíchsử dụng, công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ và mức độ sử dụng có hiệuquả các TSCĐ Đó là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng các quyếtđịnh đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tếđồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐvà tính khấu hao TSCĐ cho chính xác.
1.1.2 Vốn cố định
Vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hìnhvà vô hình VCĐ quyết định quy mô của TSCĐ, song chính đặc điểm củaTSCĐ lại quyết định đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Đặc điểm
Trang 7của VCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, nó được luânchuyển dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất và sau nhiều chu kỳ sảnxuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển Trong các doanh nghiệpVCĐ chiếm vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là là một bộ phận của vốn đầutư nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung Việc xác định quy môVCĐ, mức trang bị TSCĐ hợp lý là cần thiết song điều quan trọng nhất làphải có biện pháp quản lý sử dụng tốt VCĐ tránh thất thoát vốn đảm bảonăng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động của TSCĐ
Trong công tác quản lý VCĐ, một yêu cầu được đặt ra đối với các doanhnghiệp là phải bảo toàn VCĐ Bảo toàn vốn có thể hiểu là việc giữ nguyênvẹn sức mua của đồng vốn ban đầu và không ngừng làm cho nó phát triểnlên để sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn vốn, với số vốn thu hồi đượcdoanh nghiệp ít nhất cũng có thể mua được một khối lượng TSCĐ có quymô và tính năng kỹ thuật như cũ với thời giá hiện tại Trong quy chế quản lýtài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN ban hành kèm theo Nghịđịnh 59/CP ngày 03/10/1996 và sau này là Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày20/04/1999 có quy định rõ: “ Doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận, quản lý vàsử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, ”
Tại các doanh nghiệp việc bảo toàn VCĐ phải xem xét trên cả hai mặt :hiện vật và giá trị Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật không phải chỉ là giữnguyên hình thái vật chất và đặc tinh sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quantrọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó Bảotoàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì sức mua của VCĐ ở thời điểm hiệntại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự
Trang 8thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật Việcbảo toàn vốn cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của bảnthân TSCĐ tại doanh nghiệp Tuy nhiên, có thể áp dụng các phương phápbảo toàn VCĐ như: tổ chức đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọnphương pháp và tỷ lệ khấu hao thích hợp, thường xuyên duy tu bảo dưỡngTSCĐ , , hay kiểm tra hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các chỉ tiêu tàichính
Tóm lại, TSCĐ và VCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc bảo toàn VCĐ, thường xuyênđổi mới TSCĐ cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng những yêucầu khắt khe của thị trường là vấn đề doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâmnếu không muốn mình bị tuột hậu và thất bại trong cạnh tranh.
Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ doảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật Người ta thường chia hao mòn vôhình thành các loại sau:
Trang 9+ Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có nhữngTSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bịmất đi một phần giá trị của mình.
+ Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có nhữngTSCĐ mới tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn Do đó trênthị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.
+ Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chukỳ sống của sản phẩm tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuấtnhững sản phẩm này cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
Tóm lại, trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mònvô hình Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sảnphẩm gọi là khấu hao TSCĐ Bộ phận giá trị này được cấu thành trong giáthành sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao.Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, số tiền khấu hao sẽ được tíchluỹ lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ Việc trích lập quỹ khấu hao có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó là một trong nhữngnguồn vốn cơ bản để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ.
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNGNGHỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU
TƯ ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI DOANHNGHIỆP.
1.2.1 Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là đòi hỏi khách quan tại cácdoanh nghiệp
Nền kinh tế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều điều kiện thuậnlợi để phát triển Tuy nhiên, gắn chặt với nó là một hệ thống các quy luật
Trang 10kinh tế trong đó quy luật cạnh tranh giữ một vị trí chủ chốt Mỗi doanhnghiệp khi hoạt động đều phải chấp nhận cạnh tranh với các doanh nghiệpkhác Nếu doanh nghiệp nào chiến thắng được trong cạnh tranh thì sẽ tiếptục phát triển, còn nếu không thua lỗ phá sản là khó tránh khỏi Do đó, cácdoanh nghiệp luôn tìm kiếm các giải pháp nhằm chiếm lợi thế trong cạnhtranh Trong số rất nhiều giải pháp thường được áp dụng thì đầu tư đổi mớimáy móc thiết bị , hiện đại hoá công nghệ sản xuất là giải pháp quan trọng.Bởi nếu doanh nghiệp thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị công nghệsản xuất, thường xuyên trang bị mới những TSCĐ hiện đại thì sẽ có điềukiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí sảnxuất, Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra vừa có khả năng đáp ứngđược những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũngnhư hình thức mẫu mã, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ giảm được giá bánsản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hạn hẹpcủa mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Nâng cao chất lượng sản phẩm kếthợp với hạ giá bán sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường,điều này còn có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang cónhưng thay đổi theo chiều hướng hội nhập dần với kinh tế khu vực và thếgiới
Hiện nay, việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đặt ra như một yêucầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp bởi máy móc thiết bị của các doanhnghiệp đã cũ và lạc hậu Điều này được thể hiện qua các mặt sau:
+ Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được nhữngsản phẩm yêu cầu độ chính xác cao , không thể đáp ứng thị hiếu ngày càngcao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu Trước đây nước ta nhập
Trang 11máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô( Cũ), 21% từcác nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN, nên tính đồng bộ kém, khisử dụng năng lực thiết bị chỉ đạt 50% công suất, thiết bị lạc hậu từ 3-5 thếhệ,
+ Do đầu tư thiếu đồng bộ nên thiếu nhiều phụ tùng thay thế, suất tiêu haovật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn,qui phạm, định mức đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi Máy móc thiết bị cũ làmcho số giờ chết máy cao, những nguyên nhân trên làm cho cho giá thànhsản phẩm lên cao Theo điều tra mới đây, trong số gần 5000 DNNN có đếnhơn một nửa sử dụng máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn hơn 50%, gần70% máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 1960-1970 Điều nàydẫn đến tình trạng có nhiều máy móc thiết bị phải nằm “ đắp chăn” khôngthể sử dụng được nữa Theo tính toán chung, số hàng hoá trong nước hiện bịứ đọng thì 40% là do giá thành cao và chất lượng kém, 20% đã lạc hậu lỗimốt, 30% do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại Công nghệ cũ còn gây ratình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại nhiều khu vực khác nhau.
Tóm lại, việc đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan đối với cácdoanh nghiệp nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh, củng cố và mở rộngchỗ đứng của mình trên thị trường cả trong hiện tại và tương lai.
1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với máy móc thiết bị công nghệ khi tiếnhành quá trình đầu tư đổi mới tại các doanh nghiệp hiện nay.
Đổi mới máy móc thiết bị là cần thiết đối với các doanh nghiệp song việcđổi mới hoàn toàn không đơn giản, nó phải đảm bảo được một loạt các yêucầu sau:
Trang 12Đổi mới phải bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ: Mục đích của việcđổi mới thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp là thay thế, khắc phục nhữngtồn tại, hạn chế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn,ưu việt hơn, có khả năng tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thịtrường Chính vì thế, khi thực hiện hoạt động đầu tư đổi mới doanh nghiệpcần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ tính năng kỹ thuật cũng như mức độtối tân của công nghệ sắp đầu tư Việc điều tra, nghiên cứu này sẽ giúpdoanh nghiệp tránh việc đầu tư vào những công nghệ lạc hậu, làm giảm súthiệu quả của hoạt động đầu tư.
Đổi mới phải đồng bộ , có trọng điểm: Tính đồng bộ trong đổi mới là rấtquan trọng bởi một sản phẩm tạo ra nếu muốn được thị trường chấp nhận thìcần phải đáp ứng được nhiều mặt như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, nếuđổi mới một cách“ khập khiễng ” chẳng hạn như sản phẩm vẫn giữ nguyênkiểu dáng, mẫu mã, chỉ thay đổi chất lượng, chất liệu cấu thành sản phẩm thìrất khó cho người tiêu dùng nhận ra được những ưu điểm mới của sản phẩmnày Do đó, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác đổi mới tài sản Tuy nhiên,đổi mới đồng bộ đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, đây làmột trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp Do đó, nếu thiếu vốn để đầu tư,thì doanh nghiệp nên thực hiện giải pháp tình thế là đổi mới có trọng điểm.Tính trọng điểm của hoạt động đầu tư thể hiện ở chỗ: chỉ đổi mới đối vớinhững công nghệ chủ chốt mang tính sống còn đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đã thiếu vốn lại đầu tư mộtcách giàn trải chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại trong hoạt động đầu tư.
Đổi mới phải đón trước được yêu cầu và thị hiếu của thị trường: Nhữngđòi hỏi của thị trường về một loại sản phẩm nào đó có thể thay đổi rất nhanh.Nếu doanh nghiệp không điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện hoạtđộng đầu tư đổi mới chắc chắn sẽ làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầutư thậm chí công tác đổi mới sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
Trang 131.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đổi mới
Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan nhưng nếuxét trên giác độ quản lý tài chính thì hoạt động đầu tư này chính là các quyếtđịnh đầu tư dài hạn, đầu tư không chỉ cho hiện tại mà phải đón đầu đượcnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai và cần có một nguồn vốnlớn Vì vậy, để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cânnhắc kỹ lưỡng hàng loạt các vấn đề- những yếu tố chi phối trực tiếp đếnquyết định đầu tư của doanh nghiệp
Một là: Tính hiệu quả của dự án đầu tư: Hoạt động đầu tư dài hạn luônchứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro Mỗi doanh nghiệp phải xác định đượcđộ tin cậy của dự án đầu tư, phải dự đoán được sự biến động trong tương laivề chi phí đầu tư bỏ ra, thu nhập nhận được từ dự án đầu tư, lãi suất vay vốn,khả năng tiêu thụ sản phẩm , Vì vậy, phân tích tính khả thi của dự án đầu tưlà công việc phải được tiến hành rất kỹ lưỡng, tỷ mỉ, khoa học trước khi thựchiện dự án đầu tư.
Hai là: Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệluôn luôn thay đổi, nó có thể là thời cơ cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối vớitất cả các doanh nghiệp Các doanh nghiệp trước khi thực hiện dự án đầu tưcần phải tính đến những tiến bộ trong tương lai của khoa học công nghệ đốivới những thiết bị mình sẽ đầu tư, từ đó có thể xác định chính xác trọng tâmcũng như cách thức đầu tư đổi mới trang thiết bị Nếu thiết bị máy móc luôntiên tiến, ít nhất ngang bằng với công nghệ của các doanh nghiệp cùngngành trong nước cũng như khu vực thì doanh nghiệp mới có khả năng sảnxuất ra những sản phẩm có lợi thế trên thị trường, có khả năng cạnh tranhvới các sản phẩm cùng loại.
Trang 14Ba là: Thị trường và sự cạnh tranh: Một dự án đầu tư chỉ có thể được chấpnhận khi nó có khả năng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, cókhả năng sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi ngàycàng phong phú và khắt khe của thị trường Vì vậy , khi đưa ra một quyếtđịnh đầu tư không thể thiếu được sự phân tích kỹ tình hình hiện tại của bảnthân doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như dựđoán diễn biến tình hình thị trường trong tương lai.
Bốn là: Khả năng tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp không thểtiến hành các dự án đầu tư nằm ngoài khả năng tài chính của mình Hoạtđộng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị luôn mang tính hai mặt Một mặt, nóđem lại diện mạo mới, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh và uy tín cho doanhnghiệp Mặt khác, đó là hoạt động đầu tư cho tương lai, luôn chứa đựngnhững rủi ro và mạo hiểm Một cơ cấu tài chính vững chắc sẽ là điều kiệntiên quyết đến sự tồn tại của doanh nghiệp Chính vì vậy công tác đầu tư đổimới máy móc thiết bị phải quan tâm tới tình hình tài chính tại thời điểm đầutư, trong quá trình đầu tư, hiệu quả của hoạt động đầu tư Có như vậy doanhnghiệp mới tránh được những cú sốc về tài chính do hậu quả của hoạt độngđầu tư sai lầm gây ra.
Nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư là rất lớn, nó phát sinh liên tục.Tình trạng chung tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn tự có rất hạnhẹp và thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng Vì vậy, để có đủ vốnthực hiện hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp phải huy động thêm dưới nhiềuhình thức khác nhau Khi huy động các nguồn vốn doanh nghiệp cần chú ýđến một số vấn đề sau:
+ Số vốn cần phải huy động: Việc đa dạng hoá các hình thức huy độngvốn là cần thiết nhưng phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc tài chính như:không huy động vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, lượng vốn vay vượt quá xaso với lượng vốn tự có dẫn tới hệ số nợ lên cao và có thể mất khả năng thanhtoán,
Trang 15+ Chi phí huy động vốn: Để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tếcao thì nhất thiết doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sử dụng vốn và thờigian huy động vốn Nếu như vốn vay là một loại hàng hoá được mua bántrên thị trường, nó cũng chịu sự tác động của quy luật cung- cầu thì lãi vayphải trả chính là số tiền doanh nghiệp phải chi ra để có quyền sử dụng sốvốn vay đó Doanh nghiệp khi vay vốn cần so sánh giữa chi phí sử dụng vốnvà kết quả thu được do sử dụng vốn vay đó Mặt khác, thời gian vay phảiphù hợp với thời gian khấu hao, với chu kỳ luân chuyển của TSCĐ đượchình thành từ vốn vay.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng tới quyết địnhđầu tư đổi mới máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp như: các chính sách pháttriển kinh tế xã hội của Nhà nước, tính rủi ro của hoạt động đầu tư,
Như vậy, để việc huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đúnghướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trước khi thực hiện các dự án đầutư doanh nghiệp cần nghên cứu kỹ các vấn đề đã được đề cập ở phần trên.Đó chính là các cơ sở quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư đúnghướng, đảm bảo sự thành công của hoạt động đầu tư.
1.3 PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓCTHIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN
Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1997,1998,1999và những tháng đầu năm 2000 là một hồi chuông cảnh tỉnh với các nhà quảnlý về nguy cơ trì trệ của nền kinh tế Sự phát triển mạnh và ổn định của nềnkinh tế luôn gắn liền với sự phát triển ổn định và có hiệu quả của các doanhnghiệp Đặc biệt là khi sự phát triển của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất
Trang 16lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp Hiện đại hoá Xuất phát từ thực trạng về vốn trong các doanh nghiệp hiệnnay thì vấn đề giải quyết các khó khăn về vốn là một vấn đề cấp bách cầnđược giải quyết không thể trì hoãn.
hoá-Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệpnói chung, DNNN nói riêng ?
+ Nguồn vốn NSNN cấp cho các DNNN còn hạn hẹp Việt Nam đangtrong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường Mặc dù trongnhững năm gần đây thu NSNN không ngừng tăng nhưng cùng với nó rấtnhiều khoản chi NSNN cũng phát sinh và đòi hỏi một lượng vốn lớn từNSNN Hiện tượng bội chi NSNN diễn ra thường xuyên trong các năm tàikhoá Chính vì vậy, nguồn vốn NSNN cấp cho các doanh nghiệp rất hạn hẹp,phân tán, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để đổi mới tài sản tại các DNNN.Khu vực kinh tế tư nhân thì lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp nàyquy mô vốn chủ sở hữu thường nhỏ, khả năng vay vốn từ ngân hàng cũngkhó khăn do phải chịu nhiều sức ép như vay vốn phải có tài sản thế chấp, lãisuất vay vốn thường ít được ưu đãi hơn lãi suất vay vốn ở các DNNN,
+ Mặc dù đã trải qua hơn 10 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoátập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng một thực tế không thể phủ nhậnlà cơ chế quản lý kinh tế cũ chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, bản thân tại một sốdoanh nghiệp còn có một sức ỳ khá lớn, chưa thoát khỏi tâm lý ỷ lại vào Nhànước, thiếu năng động trong công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt độngsản xuất kinh doanh Trình độ quản lý kinh tế yếu kém dẫn tới tình trạngthiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư phát triển, bản thân chínhcác doanh nghiệp này chưa phát huy được năng lực thực sự của mình Do
Trang 17không mạnh dạn tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài nên việc thiếuvốn là khó tránh khỏi.
Ngoài ra còn có nhiều lý do khác cũng dẫn tới hiện tượng thiếu vốn tạicác doanh nghiệp như: Cơ chế vay vốn tín dụng còn khá ngặt ngèo đối vớikhu vực kinh tế tư nhân (vay vốn phải thế chấp tài sản, ), thị trường vốn tạiViệt Nam chưa được hoàn thiện, Để giải quyết nghịch lý ngân hàng thừavốn trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn, Nhà nước cần bổ sung các chínhsách hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể vay vốn, phục vụ cho nhucầu đầu tư đổi mới đang trở nên cấp bách.
Trong quá trình hoạt động, nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị côngnghệ được đặt ra như một yêu cầu cấp bách trước sức ép của thị trường, củacạnh tranh, Để phù hợp với việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ta cóthể chia toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để đầu tư đổi mớimáy móc thiết bị thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
1.3.1 Nguồn vốn bên trong
Đây là các nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ doanh nghiệp baogồm quỹ khấu hao và lợi nhuận để lại tại quỹ đầu tư phát triển.
Quỹ khấu hao được hình thanh trên cơ sở số tiền trích khấu hao TSCĐđược tích luỹ lại Quỹ khấu hao lớn dần lên cùng với sự giảm dần về mặt giátrị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình hoạt động Mục đích nguyênthuỷ của việc trích lập quỹ khấu hao là nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng TSCĐ Trước năm 1994, số tiền khấu hao được giữ lại tại cácDNNN rất nhỏ bé, doanh nghiệp không có quyền sử dụng số tiền khấu haoTSCĐ có nguồn gốc từ NSNN Tuy nhiên, từ năm 1994 trở lại đây Nhànước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
Trang 18cho các DNNN bằng cách giao toàn bộ số tiền khấu hao cho doanh nghiệp.Đây là một thay đổi hoàn toàn phù hợp đặc biệt trong điều kiện hiện nayviệc đổi mới máy móc thiết bị có thể coi là một trong những giải pháp quantrọng để các doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển của mình trên thị trường
Ngoài quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại từ hoạt động sản xuất kinhdoanh tại quỹ đầu tư phát triển cũng là một nguồn vốn quan trọng để tái đầutư đổi mới TSCĐ Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và thunhập trong một thời kỳ nhất định Số lợi nhuận để lại tại doanh nghiệp làphần còn lại của lợi nhuận trước thuế thu nhập sau khi đã trừ đi một sốkhoản khác như : thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thu sử dụng vốn, Theotinh thần của Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 thì phần lợi nhuậnđể lại này được doanh nghiệp sử dụng để bù đắp, bảo toàn vốn sản xuất kinhdoanh và trích lập các quỹ như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợcấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, với tỷ lệ trích lập đượcquy định rất chi tiết Trong số các quỹ trên thì doanh nghiệp có thể sử dụngquỹ đầu tư phát triển phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới hiện đại hoáTSCĐ
Hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, trênthực tế ngoài một số nguồn vốn kể trên doanh nghiệp còn có thể khai thácmột số nguồn vốn nữa nhưng chỉ mang tính chất tạm thời như : nguồn vốndo thanh lý nhượng bán TSCĐ, do chênh lệch đánh giá lại tài sản, do kiểmkê tài sản phát hiện thừa,
Trong công tác huy động vốn doanh nghiệp đặc biệt coi trọng nguồn vốnbên trong bởi nó có rất nhiều ưu điểm:
Trang 19Một là: Tái đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là mục đíchnguyên thuỷ của việc trích lập quỹ khấu hao
Hai là: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn chủ sở hữu, nó thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong việc sửdụng nên việc sử dụng ngồn vốn này khá linh hoạt và không phải chịunhững sức ép trong quá trình sử dụng như vốn vay ( như sức ép về việcthanh toán nợ gốc khi khoản vay đáo hạn, lãi vay phải trả, các quy định chặtchẽ do ngân hàng đề ra trong quá trình sử dụng vốn vay, )
Như vậy, huy động tối đa nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp là xuhướng chung trong việc huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ Tuynhiên, thực trạng tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn bên trong cònrất hạn chế, thường không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại doanh nghiệp.Chính vì vậy, việc huy động nguồn vốn bên ngoài là cần thiết
1.3.2 Nguồn vốn bên ngoài
Nguồn vốn bên ngoài là các khoản doanh nghiệp đi vay của các tổ chức,cá nhân có quan hệ với mình, đó có thể là quan hệ bạn hàng, đối tác, cán bộcông nhân viên trong công ty, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng, huy động vốn qua hợp tác liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, Nguyên tắc cơ bản khi huy động vốn vay là: Khi huy động tối đa nguồn vốnbên trong mà không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư thì sẽ đivay nhưng phải đảm bảo thu nhập nhận được từ việc sử dụng vốn vay phảilớn hơn các chi phí bỏ ra khi sử dụng vốn vay.
Trong thực tế, các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp có thể huy độngđược gồm có:
Trang 20Phát hành trái phiếu : Đây là hình thức huy động vốn khá đặc trưng vàđem lại hiệu quả huy động vốn cao tại các quốc gia có nền kinh tế thị trườngphát triển Việc sử dụng trái phiếu để tài trợ dài hạn cho nhu cầu đầu tư sẽtạo ra sự linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn bởidoanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động đầu tư mà không phải tuân thủ mộtloạt các quy chế tín dụng như sử dụng vốn vay ngân hàng, nó có huy độngđủ vốn cho doanh nghiệp để thực hiện quá trình đầu tư trong một khoảngthời gian ngắn, quyền kiểm soát và lãnh đạo doanh nghiệp không bị xáotrộn, Do đó, phát hành trái phiếu để tài trợ vốn dài hạn cho hoạt động đầutư là một hướng đi quan trọng
Phát hành cổ phiếu: Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể tăngvốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu Mặc dù phát hành cổ phiếucòn là một hình thức huy động vốn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệpViệt Nam nhưng đây là một hướng đi rất có triển vọng bởi trong thời giangần đây Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phầnhoá để huy động vốn và nhiều doanh nghiệp đã thực hiện theo hướng này, sởgiao dịch chứng khoán tại Việt Nam đã được thành lập và trong một tươnglai gần sẽ chính thức đi vào hoạt động Hệ thống pháp luật về trái phiếu, cổphiếu đang được hoàn thiện, trình độ hiểu biết của công chúng về cổ phiếuvà trái phiếu dần được nâng cao Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại doanh nghiệp.
Liên doanh liên kết: Sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp thay vìtìm cách vượt qua lẫn nhau, loại bỏ nhau thì liên doanh liên kết, sát nhập lạiđể cùng nhau phát triển được coi là một xu thế mới mẻ và có nhiều triểnvọng Việc chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác cùng phát triển không
Trang 21những không làm cho doanh nghiệp suy yếu đi mà còn đem lại nhiều ưu thế.Khi tiến hành liên doanh liên kết thì doanh nghiệp có thể huy động được mộtlượng vốn chủ sở hữu đủ lớn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển Liêndoanh vừa tạo điều kiện tăng nguồn lực tài chính, nâng cao trình độ quản lývà sử dụng thiết bị công nghệ, tận dụng ưu thế hiện có của các bên liêndoanh Doanh nghiệp có thể liên doanh với các đối tác trong nước nhưngxu hướng hiện nay là hợp tác liên doanh với nước ngoài Thông thường bênViệt Nam góp vốn bằng đất đai, nhà xưởng là chủ yếu, còn bên nước ngoàigóp vốn bằng máy móc thiết bị công nghệ hoạc bằng tiền Như vậy, đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam điều này là có lợi bởi có thể đầu tư đổi mới thiếtbị công nghệ trong điều kiện thiếu vốn Khó khăn lớn nhất của bên ViệtNam khi tiến hành liên doanh là việc xác định trị giá vốn góp của bên đốitác, việc thiếu kinh nghiệm này nhiều khi gây lên những bất lợi lớn đối vớibên Việt Nam Ngoài ra việc xây dựng điều lệ hoạt động của liên doanhthiếu chặt chẽ, không khoa học đã dẫn tới hiện tượng bên đối tác dựa vàonhững hạn chế của bên Việt Nam trong quá trình hoạt động để tìm cách gâykhó khăn như: yêu cầu tăng thêm vốn khi liên doanh thiếu vốn hoạt động,thay đổi cơ cấu tổ chức của liên doanh, Để liên doanh thực sự đem lại hiệuquả cao thì doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến những vấn đề này.
Kêu gọi viện trợ, thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, đầu tư trựctiếp từ nước ngoài, đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), từ cáctổ chức bảo vệ mội trường, hoà bình, Việc mở cửa nền kinh tế đã tạođiều kiện cho các tổ chức quốc tế có điều kiện hiểu biết thêm về đất nước vàcon người Việt Nam, có điều kiện tìm hiểu tình hình tài chính còn khá eohẹp của các doanh nghiệp Việt Nam Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức
Trang 22nước ngoài là một hướng đi cần lưu tâm khi các nguồn lực tài chính của cácdoanh nghiệp trong nước còn hạn hẹp
Vay vốn ngân hàng , vay CB-CNV trong doanh nghiệp, Đây là nguồntài trợ cuối cùng từ bên ngoài vào doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp thiếuvốn khi thực hiện dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị Tuy nhiên, đây lạilà một phương pháp tài trợ vốn khá phổ biến hiện nay bởi các phương thứchuy động vốn kể trên còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp ViệtNam Nếu thực hiện tài trợ theo phương pháp này doanh nghiệp phải hoàntrả vốn gốc và lãi vay sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải thếchấp tài sản, phải thực hiện nghiêm túc hàng loạt những yêu cầu khắt khecủa ngân hàng trong thời gian đầu tư, Bên cạnh vay ngân hàng, doanhnghiệp cũng có thể vay từ CB-CNV trong doanh nghiệp So với vay ngânhàng thì vay vốn từ CB-CNV có hạn chế là số vốn vay thường không lớnnhưng bù lại có thể vay trong một thời gian dài, không cần phải thế chấp tàisản lại tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa CB-CNV và doanh nghiệp, thúc đẩyhọ tích cực hơn trong lao động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo quản tàisản,
Trên đây là một số nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thểhuy động để phù hợp cho công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị Với nhucầu vốn đó, doanh nghiệp nên linh hoạt trong việc lựa chọn các phương thứchuy động sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, tốt nhấtnên kết hợp cùng lúc nhiều phương thức huy động Trong huy động vốn mộtđiều cần chú ý là mặc dù cả hai nguồn vốn đều được coi trọng song nguồnvốn bên trong luôn giữ vai trò quyết định, nguồn vốn bên ngoài giữ vai tròquan trọng bổ sung cho nguồn vốn bên trong nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt
Trang 23động đầu tư Việc huy động vốn từ bên ngoài phải cân đối với khả năng tàichính của doanh nghiệp để đảm bảo một sự phát triển vững chắc trong tươnglai.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚIMÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Công ty may Chiến Thắng là một DNNN, là thành viên của Tổng công tyDệt May Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp Công ty May Chiến Thắngcó tên giao dịch quốc tế là: Chiến Thắng Garment Company
Tên viết tắt: CHIGAMEX
Trụ sở chính: Số 10 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
Trang 242.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Ngày 2/3/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của Trạm mayLê Trực và xưởng may cấp I Hà Tây Bộ Nội thương quyết định thành lậpXí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình,Thành phố Hà nội và giao cho Cục vải sợi may mặc quản lý
Ngày 15/6/1968 là ngày ra mắt xí nghiệp May Chiến Thắng, tổng số laođộng của xí nghiệp lúc bấy giờ là 325 người( trong đó có 147 nữ) Năm1986 , theo tinh thần Nghị quyết 306 của Bộ Chính trị và Quyết định217/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng đã chuyển giao quyền tự chủ cho xínghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng năm ngoài phần kếhoạch Nhà nước giao, xí nghiệp được phép tự tổ chức sản xuất thêm để đảmbảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Năm 1992, xí nghiệpthành lập thêm một cơ sở mới tại số 10 Thành công
Ngày 25/8/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành quyết định số TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành công ty May Chiến Thắng.Ngày 25/3/1994 xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng công tyDệt Việt Nam được sát nhập vào công ty May Chiến Thắng theo quyết định290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ
730/CNn-Năm 1997 công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành công hoàn thành bao gồm3 đơn nguyên 5 tầng với diện tích 13000 m2 , bao gồm: 6 phân xưởng may,1phân xưởng da, 1 phân xưởng thêu-in , 50% khu vực sản xuất được trang bịhệ thống điều hòa không khí với hơn 1560 loại thiết bị các loại, v.v.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Dệt-MayViệt Nam, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theohướng dẫn, công ty đã hoàn thành việc chuyển xưởng may Lê Trực thuộc
Trang 25công ty May Chiến Thắng thành công ty may cổ phần Lê Trực Công ty nàysẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2000 với số vốn điều lệ 4,2 tỷ đồng.
2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh
Là một DNNN, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ nay là Bộ Công nghiệp,Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toánkinh tế độc lập Khi mới thành lập công ty có nhiệm vụ tổ chức sản xuất cácloại quần áo, mũ vải, găng tay, theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước Từnăm 1975 trở lại đây, nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn,hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trongviệc tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức sản xuất gia công các sản phẩm may mặctheo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước,sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuất khẩu các sản phẩm thảm len,da, v nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước vàquốc tế Công ty phải làm tròn nhiệm vụ do Tổng công ty Dệt-May giao,phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải thiện đờisống vật chất và tinh thần , bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ củacán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,
Trong thời gian tới , công ty tập trung xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh theo hướng giảm dần doanh thu từ việc nhận gia công sang việc tìmkiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp , mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ởtrong nước, v.v.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty2.1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Trang 26Tại công ty May Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trongsản xuất sản phẩm may mặc và thảm len là: vải , da, thảm , v.v cùng cácphụ liệu như: chun, chỉ ,khuy, khóa, cúc, đạn bắn mác, Các nguyên phụliệu này chủ yếu đều là do các bên thuê gia công cung cấp dưới dạng nhậpkhẩu Ngoài ra trong một số trường hợp cá biệt khách hàng có thể ký hợpđồng và yêu cầu công ty mua giúp một số loại nguyên phụ liệu (từ thị trườngtrong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài).
Sản phẩm của công ty May Chiến Thắng chủ yếu được sản xuất thông quacác đơn đặt hàng Khi công ty nhận được các đơn đặt hàng và nguyên phụliệu do bên đặt hàng cung cấp (có kèm theo các tài liệu và thông số cần thiếtvề sản phẩm cần sản xuất) thì công ty sẽ tiến hành chế thử sản phẩm Sảnphẩm chế thử sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận duyệt mẫu để kiểm traxem sản phẩm có đạt yêu cầu đề ra không Khi mẫu chế thử đạt yêu cầu , thìcác mã sản phẩm này sẽ được đưa đến các phân xưởng sản xuất Mỗi phânxưởng sản xuất là một dây truyền khép kín phải tiến hành toàn bộ các côngviệc từ làm mẫu cứng, giác mẫu, khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt Tổ cắt sẽnhận vật liệu cắt theo mẫu đã giác và đưa đến từng tổ may Các tổ may cũngđược chuyên môn hóa , mỗi người may một công đoạn: may thân, tay, vàochun, khóa, thùa khuyết, đính cúc, Kết thúc quy trình công nghệ may mỗitổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thu hóa làm nhiệm vụthu thành phẩm tại cuối chuyền sau đó chuyển sang cho thợ là Cuối cùngsản phẩm sẽ được đưa sang bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra , đónggói, chuyển đến kho.
Trong mỗi phân xưởng may cơ cấu tổ chức được bố trí như sau:- Bộ phận quản lý gồm có:
Trang 27+ 1 quản đốc phân xưởng: nhận kế hoạch của công ty, quản lý chung cáckhâu, giám sát chung tình hình sản xuất của phân xưởng ,
+ 2 phó quản đốc phân xưởng: có nhiệm vụ bao quát , đôn đốc các tổ sảnxuất, và mọi vấn đề phát sinh trong ca mình quản lý
- Bộ phận giúp việc gồm có:
+ 2 KCS phân xưởng: kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất của phânxưởng
+ 2 Thợ sửa máy +1 Nhân viên thống kê- Bộ phận sản xuất gồm có: + 4 tổ may
+ 1 tổ cắt
Tại các phân xưởng sản xuất đều được trang bị các máy móc thiết bịchuyên dùng phục vụ cho việc may các sản phẩm như máy thùa đầu tròn,máy đính bọ, máy may hai kim, bàn là cầu, v.v Hệ thống máy móc thiết bịnày đều được nhập từ nước ngoài như : Nhật Bản , Hungary, Liên xô,
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp gồm: Ban giámđốc, 10 phòng ban chức năng, 1 cơ sở may-da-thêu tại 10 Thành Công, 1 cơsở dệt thảm len tại 114 Nguyễn Lương Bằng.
- Tổng giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành chung hoạt độngsản xuất kinh doanh của toàn công ty.
- Phó tổng giám đốc:
+ Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: là người giúp việc cho giám đốc , phụtrách các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, cung cấp vật tư và các vật liệu bao gói
Trang 28sản phẩm cho các phân xưởng sản xuất, nếu cần thiết trong một số trườnghợp có thể thay tổng giám đốc giải quyết một số vấn đề thuộc công việcmình phụ trách.
+ Phó Tổng giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc , phụtrách việc kinh doanh của toàn công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết,tìm kiếm đôí tác , nghiên cứu thị trường,
- Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương: thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhânsự trong công ty, tổ chức các kế hoạch đào tạo Cán bộ- CNV, hướng dẫn tổchức thực hiện các chế độ lao động tiền lương.
- Phòng Tài vụ: Tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, tổ chức phântích hoạt động kinh tế, đánh giá các dự án đầu tư, tổ chức thực hiện các biệnpháp quản lý tài chính, v v.
- Phòng kỹ thuật: Chế thử, kiểm tra về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm, chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mẫu, tổ chức ứng dụng nguyên phụliệu mới vào sản xuất, v v.
- Phòng phục vụ sản xuất : Mua sắm các trang thiết bị sản xuất cho cácphân xưởng, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất theo kếhoạch sản xuất, chuẩn bị hòm, đai, phục vụ cho đóng hòm, v v.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo các hợp đồng gia công đã ký kết, thiết lậpmối quan hệ với khách hàng, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sảnphẩm, thực hiện kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp, v v.
Phòng kinh doanh tiếp thị: xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảngcáo, xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sảnphẩm trong và ngoài nước, v v.
Trang 29- Phòng Hành chính- tổng hợp: Lưu giữ , pho to, đóng dấu các công văngiấy tờ sử dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty,
- Phòng Bảo vệ: Trông giữ bảo quản các tài sản của công ty
- Phòng Ytế : Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong côngty.
- Phòng đào tạo Thái Nguyên: Phụ trách đào tạo nghề cho học sinh cónguyện vọng vào làm việc trong công ty tại chi nhánh khu vực Thái Nguyên.
Cụ thể sơ đồ tổ chức quản lý được bố trí ở Sơ đồ 1
2.1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trongnhững năm gần đây
Vốn kinh doanh của công ty May Chiến Thắng tính đến 31/12/1999 là41.385.842.226 VNĐ, trong đó: - Vốn cố định 25.589.138.858 : VNĐ
2 Lợi nhuận( đồng)
3.Nộp ngânsách (đồng)
0 770.000 790.000 864.000
Trang 30Qua bảng 1 ta thấy công ty đã chú ý tới việc nghiên cứu nhu cầu và thịhiếu người tiêu dùng, việc không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫumốt, hình thức của sản phẩm, nên quy mô doanh thu và lợi nhuận khôngngừng tăng lên Nếu doanh thu năm 1996 chỉ đạt 39.849.680.962đ thì đếnnăm 1999 đã đạt tới 63.984.179.480đ (tăng 24.134.490.518 đ hay 60.56%).Về lợi nhuận năm 1996 chỉ đạt 441.694.612đ thì đến năm 1999 tổng lợinhuận ước thực hiện đạt 1.012.403.849đ(tăng 570.709.237 đ hay 129.2%) Sự tăng lên về quy mô doanh thu và lợi nhuận qua các năm cả về số tuyệtđối và tương đối chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao còn thểhiện ở các khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cũng tăng lên nhiều: năm1996 tổng số nộp ngân sách là 561.338.357 đ đến năm 1999 vào khoảng1.340.000.000 đ (tăng 778.661.643đ hay 138.72%) Trong số các khoản nộpngân sách này thì thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp lại chiếmđại bộ phận Bên cạnh đó, công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thunhập và việc làm ổn định cho gần 2.700 công nhân viên trong công ty, thunhập của họ cũng không ngừng được cải thiện Năm 1996 thu nhập bìnhquân một công nhân viên là 603.000 đ đến năm 1999 đã lên tới 864.000 đ( tăng 261.000 đ/ 1CN hay 43.3%).
Qua việc phân tích khái quát trên em thấy chuyển sang nền kinh tế thịtrường, tuy gặp phải nhiều khó khăn song công ty đẫ từng bước đưa hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình vào ổn định và phát triển Đó là một cốgắng lớn của công ty trong điều kiện khó khăn chung.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ TRANG BỊ, SỬ DỤNG TSCĐ VÀ MÁYMÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Trang 31Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sảnphẩm may mặc, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuậnlợi công ty đã quan tâm đầu tư một phần lớn vốn sản xuất kinh doanh củamình vào TSCĐ, trong công ty TSCĐ có nhiều loại khác nhau Vì vậy, đểthuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, giúp cho lãnh đạo công ty có thể xemxét tổng thể về cơ cấu đầu tư của công ty, đánh giá kiểm tra tiềm lực sảnxuất, tận dụng mọi khả năng hiện có của mình công ty đã tiến hành phân loạiTSCĐ trong công ty như sau:
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu TSCĐ tại công tyMay Chiến Thắng và Công ty may 10
Qua bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐ đầu năm là 45.789.714.275 đ cuốinăm là 46.681.811.116 đ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệptăng 892.096.841 đ hay 1.95% điều đó chứng tỏ trong năm 1999 công ty đãcó những quan tâm nhất định trong việc đầu tư bổ sung một số loại máy mócthiết bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.
TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh tăng 892.096.841 đ số tăngnày gồm 3 bộ phận:
Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 22.586.650.966 đ ( chiếm 49.32% tổngTSCĐ) cuối năm là 22.749.880.162 đ ( chiếm 48.75% tổng TSCĐ) tăng153.229.196 đ, số tăng này là do công ty đang mở rộng thêm hoạt động củamình bằng việc đầu tư xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu vựcThái Nguyên
Máy móc thiết bị đầu năm là 21.679.539.441đ, cuối năm là 22.262.413.979đ (tăng 582.874.538) Chứng tỏ trong năm công ty đã thực hiện đầu tư bổsung một số thiết bị phục vụ sản xuất Việc đầu tư này là hoàn toàn cần thiết
Trang 32và có ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm sản xuất ra.
Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được đầu tư bổ sung Nguyên giá thiết bịdụng cụ quản lý đầu năm là 539.847.370 đ, cuối năm là 695.840.477 đ (tăng155.993.107 đ) Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các loại thiết bịvăn phòng như máy vi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bịphục vụ cho công tác quản lý tại các phân xưởng sản xuất và phòng banchức năng
Cơ cấu đầu tư TSCĐ trong năm 1999 tại công ty May Chiến Thắng là hợplý bởi công ty đã đầu tư nhiều ở bộ phận máy móc thiết bị- những TSCĐ sửdụng trong hoạt động sản xuất, đầu tư về máy móc thiết bị chiếm tới 65.34%tổng đầu tư TSCĐ, việc máy móc thiết bị được đầu tư nhiều sẽ có tác độngtích cực tới việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận năm 1999.
Qua bảng trên ta cũng thấy, tại thời điểm 31/12/1999 trong tổng số46.681.811.116 đ nguyên giá TSCĐ, máy móc thiết bị là 22.262.413.979 đ(chiếm 47.68% tổng nguyên giá TSCĐ) trong khi nhà cửa, vật kiến trúc là22.749.880.162 đ (chiếm 48.75% tổng nguyên giá TSCĐ) Cơ cấu TSCĐnhư trên là chưa hợp lý, với đặc điểm là một doanh nghiệp may thuần tuý,máy móc thiết bị là phương tiện chính phục vụ cho sản xuất nhưng trên thựctế chúng chưa được chú trọng đầu tư Nếu so sánh với công ty May 10 thì tasẽ thấy rõ hơn sự bất hợp lý này Tại công ty May 10 vào 31/12/1999 trongkhi nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 28.51% tổng nguyên giá TSCĐ thì máymóc thiết bị chiếm tới 57.33% tổng nguyên giá TSCĐ, cơ cấu đầu tư nhưvậy là hợp lý bởi nó có khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt động sảnxuất
Trang 33Theo bảng 3 ta thấy máy móc thiết bị của công ty May Chiến Thắng lại ởtrong tình trạng cũ, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là 45.18% và máy mócthiết bị cũng là loại TSCĐ có tỷ lệ hao mòn khá cao 65.89% Như vậy, nếuxét trên mặt bằng TSCĐ của công ty có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật nhìnchung là lạc hậu và cần phải đầu tư đổi mới ngay trong thời gian tới, trongđó phải đặc biệt chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Ngoài ra, dựa trên bảng phân tích trên ta cũng thấy toàn bộ TSCĐ trongcông ty đều được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đãthanh lý nhượng bán kịp thời những TSCĐ không còn cần thiết cho hoạtđộng sản xuất ( cụ thể năm 1999 đã thanh lý máy móc thiết bị trị giá14.040.000đ, ), tránh tình trạng ứ đọng và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ vàVCĐ
May mặc là một trong những lĩnh vực mà hoạt động cạnh tranh diễn ra rấtgay gắt bởi các doanh nghiệp may trong nước không những phải cạnh tranhvới nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp may khác trong khuvực Nếu xét về mặt bằng công nghệ chung của các doanh nghiệp may trongnước thì thực trạng về máy móc thiết bị của công ty còn có những hạn chếnhất định Sự hạn chế này được thể hiện qua bảng phân tích về tình hìnhtrang bị, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng( Bảng 4)
Dựa vào Bảng 4 ta thấy nếu xét riêng về hoạt động tại công ty May ChiếnThắng thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐnăm 1999 so với năm 1998 đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau:
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 1998 cứ một đ VCĐbình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 1.933 đ doanh thu
Trang 34thuần, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 2.355 đ doanh thu thuần ( tăngthêm 0.422 đ doanh thu thuần)
+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 1998 để tham gia tạo ra 1đdoanh thu thuần cần phải sử dụng 0.517 đ VCĐ bình quân còn năm 1999 chỉcần phải sử dụng 0.425 đ VCĐ bình quân ( giảm được 0.092 đ VCĐ bìnhquân)
+ Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ VCĐ bình quân công tybỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0.032 đ lợi nhuận sau thuế, còn trongnăm 1999 tham gia tạo ra 0.037 đ lợi nhuận ròng( tăng thêm được 0.005 đlợi nhuận)
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ nguyên giáTSCĐ bình quân tham gia tạo ra 1.272 đ doanh thu thuần , còn trong năm1999 nếu sử dụng 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản xuấtkinh doanh sẽ tạo ra 1.382 đ doanh thu thuần ( tăng thêm được 0.110 đdoanh thu thuần)
Bốn chỉ tiêu cơ bản trên phần nào đã phản ánh được những cố gắng củacông ty trong quá trình sử dụng VCĐ và TSCĐ Việc sử dụng tiết kiệm, cóhiệu quả VCĐ và TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, làm tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành may hiện nay và cụthể là với hai công ty May Thăng Long và công ty May 10 thì ta dễ dàngnhận thấy công ty May Chiến Thắng còn có những điểm cần phải học hỏi.Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ, hao mòn vàmức độ trang bị tại hai công ty trên đều cao hơn công ty May Chiến Thắng.Cụ thể như sau: