ĐÂY( BẢNG 5) Năm đầu tư Số lượng thiết bị

Một phần của tài liệu Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng (Trang 31 - 33)

Năm đầu tư Số lượng thiết bị

(chiếc)

Tổng mức đầu tư Chênh lệch Tăng đầu tư (+) Giảm đầu tư (-)

1992 421 5.935.599.870 - 1993 416 8.708.237.882 - 2.772.638.012 1994 93 2.435.022.170 + 6.273.215.712 1995 49 485.457.160 + 1.949.565.010 1996 13 385.225.432 + 100.231.728 1997 484 3.077.214.784 - 2.691.989.352 1998 17 452.283.472 + 2.624.931.312 1999 112 596.914.538 - 144.631.066

Từ Bảng 5 ta thấy công ty đã phần nào quan tâm đến vấn đề đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cụ thể yêu cầu đầu tư đổi mới và khả năng huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tại công ty lại khác nhau. Hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào các năm 1992,1993 và 1997; còn các năm khác chủ yếu là đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị là chủ yếu. Tuy có sự đầu tư liên tục qua các năm nhưng xu hướng đầu tư giảm sút nhiều. Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như : Vốn NSNN cấp, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển,

vốn vay,... nhưng chủ yếu la vốn vay CB-CNV và ngân hàng. Theo số liệu thống kê ở thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo tổng hợp vay nợ tại thời điểm 31/12/1999 thì hiện nay các nguồn vốn được huy động để đầu tư vào thiết bị máy móc như sau:

Nguồn hình thành Nguyên giá TSCĐ

(Đ)

1. Vốn cấp từ NSNN 5.016.866.254

2. Vốn tự bổ sung 8.858.020.268

3. Vay CB-CNV 8.349.936.999

4. Vay dài hạn ngân hàng 33.061.291

5. Vay một số hãng có quan hệ với Cty 4.529.167

Tổng số 22.262.413.979

Sự giảm sút của hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , sự khó khăn trong huy động vốn do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau:

Một là: Công ty chưa đa dạng hoá tối đa các phương thức huy động vốn, chủ yếu vốn đầu tư hình thành từ huy động CB-CNV trong công ty và vốn tự bổ sung ( sử dụng quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển) ; các phương thức huy động vốn khác như: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hợp tác liên doanh liên kết, .. chưa được khai thác triệt để.

Hai là: Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quá chú trọng đầu tư vào nhà xưởng, các công trình xây dựng,.. dẫn tới sự giảm sút đầu tư vào máy móc thiết bị

Ba là: Việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung, VCĐ nói riêng còn có những điểm hạn chế nhất định, chưa có những giải pháp chi tiết nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VCĐ, điều chỉnh lại tỷ trọng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị trong tổng số VCĐ.

Bốn là: Uy tín của công ty ở thị trường nội địa và khu vực chưa được cải thiện nhiều nên phương thức huy động vốn trước kia công ty đã từng sử dụng – Bạn hàng ứng vốn dưới hình thức cung cấp thiết bị, công nghệ, doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất và lao động,... không còn được sử dụng

Năm là: Chưa có nhiều các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các thiết bị chuyên dùng và phụ tùng thay thế, cải tạo các máy móc thiết bị không còn phù hợp

thành công nghệ mang tính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với thế mạnh về mặt hàng sản xuất của mình bởi phát huy tối đa năng lực của bản thân công ty cũng chính là tạo ra khả năng huy động vốn từ nội bộ công ty .

Sáu là: Sự hỗ trợ vốn từ NSNN hầu như không có, công ty phải tự huy động thêm nếu có nhu cầu sử dụng ( chủ yếu huy động từ vay CB-CNV, vay ngân hàng), việc vay vốn nhiều khi gặp khó khăn hoạc nếu có vay được thì khối lượng vốn thường nhỏ nên không đủ khả năng đầu tư đồng bộ thiết bị, hoạt động đầu tư thường mang tính chắp vá, tình thế hơn là tăng cường năng lực sản xuất cho tương lai.

Bẩy là: Môi trường đầu tư ở trong nước nói chung, ở công ty May Chiến Thắng nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Tài chính-Tiền tệ Châu Á nên doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp xúc, kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng chi phối và ảnh hưởng tới việc huy động vốn tại công ty như: Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển thấp ( 50% lợi nhuận sau thuế) trong khi số dư tại quỹ đầu tư phát triển thấp, tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ chưa thật hợp lý, thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển hoàn thiện, ...v..v.

Như vậy, qua việc phân tích thực trạng huy động vốn để đầu tư TSCĐ và máy móc thiết bị ta thấy: mặc dù việc huy động vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đã được ban lãnh đạo công ty quan tâm song chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, công tác huy động vốn còn những điểm tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề nóng hổi trên cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn cao, các giải pháp này vừa phải đảm bảo giải quyết được những khó khăn trước mắt đồng thời nó phải mang tính chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo cho quá trình huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có tính khả thi cao, phải góp phần đảm bảo một tương lai phát triển vững chắc và lâu dài cho công ty. Các giải pháp đó cụ thể ra sao sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3 của luận văn này.

Một phần của tài liệu Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w