1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh lớp 1

68 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 11,34 MB

Nội dung

Đề tài Tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh lớp 1 nghiên cứu với mục đích đề xuất các phương tiện dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng dẫn HS lớp 1 khám phá hiệu quả thế giới tự nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRUONG DAI HOC SU’ PHAM

PHAN THI KIM TÚ

TO CHUC HOAT DONG KHAM PHA THE GIOI TU NHIEN CHO HQC SINH LOP 1

LUAN VAN THAC SI GIAO DUC HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRUONG DAI HOC SU’ PHAM

PHAN TH] KIM TU

TO CHUC HOAT DONG KHAM PHA

THÊ GIỚI TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH LỚP 1

Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC) Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ TƯỜNG VI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và

chưa từng được công bồ trong bắt kì một công trình nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS

Nguyễn Thị Tường Vi đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn thầy cô trong Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên

trường Tiểu học Số 2 Kim Long-TP Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi

học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin gửi lời cảm ơn đến các em học sinh lớp 1 trường Tiểu học Số 2 Kim Long đã phối hợp cung cấp nhiễu thông tin cần thiết và tạo điều kiện cho tôi thực

nghiệm luận văn

Cuối cùng tôi xin gi

lời cảm ơn tới những người thân, những người bạn đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không thê tránh khỏi

những thiếu sót Tôi rắt mong nhận được những đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 9 năm 2016

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phy bia

Lời cam đoan ali Lời cảm ơn _.- Keo TH Mục lục Bang chit viét tat trong luận văn Danh mục các hình Danh mục các bảng MỞ ĐÀU 1 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứ 6 Giả thuyết khoa học 7 Những đóng góp mới của eee YUN ốc na

8 Cấu trúc của đề tài

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN TÓ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHAM PHA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH LỚP 1 9 1.1 Tổng quan 7 7 sosectesetseteeteeeteeieD) 1.1.1 Trong nước 9 1.1.2 Nước ngoài s5 112112.errraraaaroor TT 1.2 Hoạt động khám phá 12 1.2.1 Khái niệm 12 1.2.2 Ưu và nhược điểm 14 1.2.3 Cách tiến hành 2 seesrrrrrrrrrooouoo T8 1.3 Kiến thức tự nhiên ở tiểu học 1 1.3.1 Thực vật ¬ 19 1.3.2 Động vật 19

1.3.3 Hiện tượng thiên nhiên -222212eeceeeeeeooe.20

1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 1 21

1.4.1 Đặc điểm chung 21

1.4.2 Đặc điểm lưu ý

Trang 6

Chương 2 TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THÉ GIỚI TỰ

NHIÊN CHO HỌC SINH LỚP 1

2.1 Quy trình tiến hành tô chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho ` ôn 2.1.1 Quy trình chung 27 2.1.2 Vi dụ mình họa 28 2.2 Hệ thống phương tiện tổ chức hoạt động khám phá khoa học 29 2.2.1 Trong lớp —

2.2.2 Ngoài thiên nhiên 33

2.3 Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh

lớp 1 34

2.3.1 Tại lớp —

2.32 Ngoài thiên nhiên, 38

2.3.3 Giáo án minh họa trên phần mềm Prezi 41

2.4 Tiểu kết chương 2 53

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52c 88

3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 55

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 55

3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 55

3.2 Dia ban thực nghiệm ne)

3.3 Thai gian, nội dung, phương pháp thực nghiệm 5s

3.3.1 Thời gian thực nghiệm 35

3.3.2 Nội dung thực nghiệm 55

Trang 8

ĐANH MỤC CÁC HÌNH Tên Trang

Hình 1.1 Đỗi tượng khám phá trong thế giới tự nhiên của học sinh lớp 1 19

Hình 1.2 Tô chức hoạt động khám phá găn với tâm sinh lí học sinh lớp 1 26

Tình 2.1 Quy trình tô chức hoạt động khám phá của tác giả Nguyễn Thị 28

'Vân Hương-Nguyễn Thị Hồng Quý

Tĩnh 2.2 Quy trình tô chức khám phá thể giới tự nhiên cho hoc sinh lớp1_ | 29

Trang 9

DANH MUC CAC BANG “Tên bảng Trang

Bảng 3.1 Danh sách các bài dạy thực nghiệm 35 Bảng 3.2 Tiêu chuẩn và thang đo trong thực nghiệm 36

Trang 10

1, Lí do chọn đề tài

Học sinh lớp 1 tư duy bằng hình tượng Các em thường bị thu hút bởi những

hoạt động học tập gắn với hình ảnh trực quan Ở lứa tudi này, các em luôn tò mò, thích quan sát, tìm hiểu về những sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn và

tìm hiểu về những điều mới lạ xung quanh các em Đây chính là thé giới tự nhiên và xã hội không thể thiếu của mỗi con người

Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội có nhiều kiến thức liên quan đến thế giới tự nhiên như những kiến thức về thực vật (cây rau, cây hoa, cây gỗ), động vật (con

cá, con gà, con mèo, con muỗi) hay hiện tượng thiên nhiên (nắng, mưa, nóng, rét,

gió) Quan những tiết học, các em được hiểu thêm về muôn loài, bước đầu nhận thức được tằm quan trọng của môi trường thiên nhiên với đời sống con người (con vật có ích, có hại; ảnh hưởng của thời tiết .), trưởng thành hơn trong việc đánh giá

và phát triển vốn sống của mình về thể giới xung quanh

Dạy học khám phá (DHKP) là một phương pháp dạy học (PPDH) với rất

nhiều ưu điểm: giúp phát huy được tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trong quá trình học tập; kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của các em khi các em giải

quyết thành công các vấn đề, phát triển kĩ năng hợp tác với bạn, kĩ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân; giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức trong

quá trình học tập là phương thức để học sinh (HS) tiếp cận với kiểu dạy học (DH) hình thành và giải quyết các vấn để có nội dung khái quát rộng hơn; đối thoại trò

trò, trò thay da tao ra bầu không khí học tập sôi nôi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội

Trong thực tế, việc dạy học khám phá (DHKP) chỉ đang được triển khai đại trà trên toàn quốc Tuy nhiên, nhiều giáo viên tiểu học còn chưa hiểu rõ về bản chất

của dạy học khám phá và hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cách

tổ chức hoạt động khám phá (HĐKP) cho học sinh lớp l

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích để xuất các phương

tiện dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng dẫn HS lớp 1

khám phá hiệu quả thể giới tự nhiên

tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức day học khám phá

~ Phạm vi nghiên cứu:

+ Giới hạn nội dung: chủ đề Tự nhiên - môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

+ Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Số 2 Kim Long- TP Huế

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của phương pháp dạy học khám phá và vận

dụng vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

~ Xác định quy trình tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh lớp 1

~ Sưu tầm và tl

ết kế hệ thống tư liệu phục vụ cho hoạt động khám phá thế

giới tự nhiên cho HS lớp l

~ Thiết kế hệ thống bài giảng khám phá thế giới tự nhiên cho HS lớp 1 trên

phan mềm Prezi

~ Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

~ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tải liệu, văn bản, sách

báo, các để tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đẻ tài Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa rút ra những nội dung cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tải

~ Phương pháp điều tra, khảo sát: Thăm dò ý kiến học sinh và thăm dò ý kiến

giáo viên có kinh nghiệm về phương pháp dạy học khám phá

~ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học dựa trên các giáo

án đã được thiết kế sẵn nhằm đánh giá tính khả thi của đẻ tài

Trang 12

thuyết khoa học

Nếu giáo viên biết thiết kế, sử dụng phương tiện dạy học và tổ chức các hoạt

động khám phá thế giới tự nhiên một cách phù hợp thì các em sẽ hứng thú hơn

trong học tập, kết quả học tập của học sinh lớp 1 sẽ tốt hơn

T Những đóng góp mới của đề tài

~ Tổng quan vẻ lý luận và thực tiễn về vận dụng dạy học khám phá trong dạy

học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và trong chủ đề Tự nhiên nói riêng

~ Quy trình tô chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên trong lớp học và ngoài thiên nhiên cho HS lớp 1

~ Hệ thống phương tiện dạy học, giáo án minh họa hỗ trợ giáo viên tiểu học

trong tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh tiểu học trong dạy

học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn tô chức hoạt động khám phá thể giới tự

nhiên cho học sinh lớp l

Chương 2: Tổ chức hoạt động khám thể giới tự nhiên cho học sinh lớp 1

Trang 13

hóa biến đổi mạnh thứ hai và tính định hướng trí tuệ của học sinh lớp 5 phát triển

nhiều nhất

~ Phạm Thị Thúy An (2012), Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào

đạy học toán lớp 5 Tài liệu đã làm sáng tỏ lý luận về phương pháp dạy học khám

Dl

pháp, sử dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy học một số nội dung cụ thể

i, đề xuất được một số bài học trong sách giáo khoa có thể vận dụng phương

trong toán 5, phỏng vấn tìm hiểu thực trang sử dụng của phương pháp

Thiên nhiên là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ Nó không chỉ

chứa đựng những điều thú vị mà còn là một người thầy mang lại cho trẻ nhiều bài

học bổ ích Đây là chủ đề luôn thu hút được nhiều sự quan tâm Chẳng hạn như:

~ Thông qua cuốn *Khám phá bí mật thiên nhiên quanh ta” (Nguyén Thi

Thu), dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ được tiến hành một số thử

nghiệm đơn giản Những thử nghiệm này sẽ giúp trẻ trả lời được một số câu hỏi của

mình về những hiện tượng thiên nhiên Việc quan sát để tìm ra sự thay đổi và khác

biệt trong các thứ nghiệm sẽ giúp các em phát triển óc quan sát, khả năng phân tích,

so sánh, khái quát, tìm nguyên nhân và biết đưa ra những kết luận cần thiết

~ Thông qua các chủ đề cụ thê như “Thế giới động vật”, “Nước và các hiện của cuốn tượng thời tiết”, “Thé giới thực vật lê khám phá môi trường xung

quanh" (Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam) trẻ mầm non được khám phá môi

trường xung quanh qua các hoạt động vẽ, tô màu, nối, đếm, kể, gọi tên, về các sự

vật, hiện tượng có trong các bức tranh

- "Bách khoa trỉ thức cho trẻ em khám pha va sing tao” (Deborah Chancellor, Deborah Murell, Philip Steele, .) (Nguyén Thi Nga dich), người đọc

được cung cấp lượng thông tin đổi dào về Trái đất của chúng ta, Thực vật, Động

vật, Khủng long, Con người và các vùng đất, Cuốn sách còn chứa đựng rất nhiều ý tưởng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc qua các ô sự kiện đáng kinh ngạc, những câu

chuyện tưởng tượng, bảng từ vựng, những câu hỏi hóc búa và những câu trả lời

ngắn gọn hay những hoạt động trò chơi thú vị, đặc sắc

~ Thông qua cuốn sách “Hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ

mam non” (Jang Yoong Soog), người đọc không chỉ biết về ý nghĩa, mục đích của các hoạt động khám phá đối với trẻ mằm non mà còn hiểu thêm về quy trình hướng

Trang 14

Trẻ em luôn cảm thấy tò mò, hứng thú với mọi vật xung quanh mình Thông

qua cuốn sách "Khám phá thế giới kì thú- 100 câu chuyện khoa học (Nhiều tác giả)”

sự hiếu kì của các em sẽ được giải đáp bằng những câu chuyện đồng thoại nhẹ nhàng, giản dị, dễ hiểu Bên cạnh đó, những kiến thức về khoa học được lồng ghép

trong các câu chuyện còn giúp các em có thói quen quan sát về sự vật, hiện tượng

xung quanh, bồi dưỡng khả năng chủ động tư duy và tích cực tìm hiễu

'Tuy nhiên, tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho học sinh lớp 1 thì chưa có công trình nào công bố Đó là một trong những lí do để chúng tôi lựa chọn

hướng nghiên cứu về tô chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên

1.1.2 Nước ngoài

Việc sử dụng phương pháp day học khám phá đã được các nhà lí luận dạy học nghiên cứu từ rất lâu Cụ thể đó là

Tư tưởng nhắn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người

học là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu, ở thế kĩ XII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [22, tr50]

1.J Rousseau (thế kỉ XVIH) là một nhà cải cách giáo dục người Pháp, ông

cho rằng: “Đối với phương pháp dạy học phải tìm hiểu đứa trẻ và tôn trọng khả

năng tự nhận thức của nó Trẻ em phải tự khám phá ra kiến thức và được khêu gợi tính tò mò tự nhiên” [22, tr50]

Quan điểm cia Jerome Bruner (1915) là: phương pháp "bánh đúc bay sing” sẽ làm cho học sinh mắt đi cơ hội tự mình suy nghĩ Theo ông, chương trình hiện

đại cần loại bỏ toàn bộ trừ những sự kiện cốt lõi và nên dành thời gian cho việc dạy

Trang 15

'Về tầm quan trọng của dạy học khám pha, J Piaget (1896-1980) cho ring

hiểu biết thật sự phải đến từ khám phá Ông là người chỉ ra rằng học sinh không là những “chiếc thuyền rỗng” rồi được làm đầy bởi kiến thức mà phải là những nhà kiến tạo kiến thức [22, tr50]

S Rassekh (1987) cho rằng: “Người thầy tồi là người đem kiến thức đến cho học sinh; người thầy giỏi làm cho học sinh tự tìm ra kiến thức” [22, tr50]

Những tư tưởng của phương pháp dạy học khám phá của các nhà khoa học nêu trên được chúng tôi vận dung trong quá trình thực hiện để tai Trong đó, để trả

lời câu ệc tổ chức hoạt động khám phá thé giới tự nhiên cho các em lớp 1 như thế nào cho hiệu quả" đã được chúng tôi vận dụng bằng tư tưởng của ông

Saymour Papert “Bạn không thể dạy học sinh mọi thứ mà chúng cần Cách tốt nhất bạn có thể làm là đặt chúng vào nơi chúng có thể từn ra những thứ đó; giúp chúng

xác định được cái mình cẳn biết là gi và khi nào thì cần đến nó” Nghĩa là chúng tôi sẽ thiết kế hệ thống phương tiện dạy học và cho học sinh tiếp cận với chúng Dưới

sự tổ chức của giáo viên, học sinh tìm hiểu thế giới tự nhiên và tìm ra những kiến

thức cho bản thân mình

1.2 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

1.2.1 Khái niệm

Khái niệm về hoạt động:

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:

Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thoả mãn những,

nhu cầu của mình [7, tr9]

'Về phương diện triết học người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn

tại của con người trong thế giới Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con

người với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con người (chủ thể)

Khái niệm về khám phá:

‘Theo Richard Suchman- nhà giáo dục người Mĩ- cha đẻ của chương trình day

học khám phá, khám phá “là cách mọi người học khi họ đơn độc, là một cách tự

nhiên mà mọi người tìm hiểu về môi trường của mình” Hay có thể hiểu, khi người

Trang 16

học được giao một nhiệm vụ, người học cần chủ động tham gia vào quá trình khám

phá một cách tích cực để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất

“Theo Từ điển Tiếng Việt thì "Khám phá là quá trình tìm tòi, phát hiện ra một

sự vật hiện tượng nào đó mà con người chưa biết” (Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh

Hóa 1999)

“Thuật ngữ dạy học khám phá (Inquiry Teaching) xuất hiện và được sử dụng

theo thuyết kiến tạo (Construetivism) Dưới góc độ lí luận dạy học hiện đại, dạy học

khám phá được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm trong đó các phương pháp dạy học

tích cực khác nhau như: dạy học tự phát hiện (Discoverry Learning); Giải quyết vấn

đề (Problem Solving); Khám phá quy nạp ( Inductive Inquiry), Khám phá diễn dịch

(Deductive Inquiry); day hoc du an (Project Based Leaming) 9,37]

Trong day học khám phá câu hỏi cần được trả lời hay vấn đề cần giải quyết

có thể được đặt ra từ giáo viên hay học sinh Phương pháp để trả lời câu hỏi bởi sự khảo sát cũng có thể được để nghị từ giáo viên hay học sinh Tuy theo mức độ hướng dẫn của giáo viên mà dạy học khám phá được chia thành khám phá tự do và khám phá có hướng dẫn bao gồm các kiểu khám phá như sau: Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Khám phá dẫn dắt Khám phá hỗ trợ Khám phá tự do (Guided Discovery) (Modified Discovery) (Free Discovery)

Giáo viên đưa ra vẫn để, | Giáo viên đưa ra vân đề | Vân đề, đáp án và phương đáp án và dẫn dắt học sinh | và gợi ý học sinh trả lời | pháp giải do học sinh tự

tìm cách giải quyết vấn lực tìm ra

đề

Nhu vay, theo quan điêm của chúng tôi hoạt động khám phá có thể hiểu là quá trình tiêu hao năng lượng và thần kinh của con người khi tác động vào thế giới khách quan nhằm tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới

'Như vậy, với học sinh lớp 1, thời gian tổ chức cho hoạt động khám phá phù hợp với tâm sinh lí lúa tuổi của các em là 15-20 phút và kiểu tổ chức hoạt động khám phá phù hợp cho các em là kiểu 2, được chúng tôi áp dụng trong quá trình

thực hiện đề tài

Trang 17

1.2.3.2 Hoạt động dạy học khám phái

~ Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự phân công của giáo viên

~ Sự hợp tác trong từng nhóm: Các thành viên trong nhóm tích cực thảo luận

vấn đề, tìm giải pháp riêng; sau đó các thành viên tranh luận để tìm ra quan điểm

chung của nhóm (vẫn có thể tồn tại ý kiến không đồng nhất)

~ Sự hợp tác giữa các nhóm với cả lớp: Các nhóm trình bày về quan điểm của

nhóm mình (những học sinh có ý kiến chưa đồng nhất có thể trình bày quan điểm

của bản thân trước lớp), cả lớp tranh luận dưới sự điều hành của giáo viên

~ Sau một thời gian thảo luận nhất định, giáo viên với vai trò như là trọng

tài sẽ lựa chọn những phán đoán, kết luận đúng của các nhóm Số lượng học sinh

đông, thời gian có hạn nên giáo viên cần theo dõi kĩ lưỡng tiến trình làm việc của

các nhóm để chỉ cần 2-3 nhóm trình bày là giáo viên có thể đi đến nội dung mà

học sinh cần khám phá Giáo viên không cần phân tích những kết luận sai mà chỉ

nêu lên kết luận đúng của từng nhóm, từ đó mỗi học sinh sẽ tự đánh giá, điều chỉnh

nội dung học tập

1.3 KIÊN THỨC TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC

Mục tiêu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1

Kiến thức

~ Biết nói tên và một vài đặc điểm, ích lợi (hoặc tác hại) của một số cây rau, cây hoa, cây gỗ và một số con vật phô biến

~ Nhân biết và mô tả một số hiện tượng của thời tiết như: nắng, mưa, gió,

nồng,

Kĩ năng:

~ Quan sát tranh, ảnh, vật thật; biết sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói về

những gì quan sát được

~ Biết đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về một số sự vật và hiện tượng tự nhiên

Biết tìm thông tin để trả lời các câu hỏi và giải đáp các thắc mắc đó

Thái độ:

~ Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các cây cối và

con vật có ích, diệt trừ những con vật có hại

~ Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi (đội mũ nón khi đi nắng;

Trang 18

Hình 1.1 Đối tượng khám phá trong thể giới tự nhiên của học sinh lớp

Trang 19

1.3.1 Thực vật Gồm 3 bài Cụ thể là:

Bài Yêu cẫu cần đạt Ghi chit

— Kế được tên và nêu được ích lợi của|_— Kế tên các loại rau ăn

Bài 22: Cây rau |một số cây rau lá, rau ăn thân, rau ăn củ,

= Chi được rễ, thân, lá, hoa của rau |rauăn quả rauänhoa,

— Kế được tên và nêu được ích lợi của| — Kế về một số cây hoa

Bài 23: Cay hoa |một số cây hoa |theo mùa: ích lợi, màu sắc, — Chi được rễ, thân, lá, hoa của hoa |hương thơm

— Kế được tên và nêu được ích lợi của| — So sánh được các bội

Bài 24: Cây gỗ |một số cây gỗ ‘phan chính, hình dạng, kích

—_ Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây gỗ |thước, ích lợi của cây rau vài

lcây gỗ

1.3.2 Động vật

Gồm 4 bài Cụ thể là:

Bài Yêu câu cần đạt Ghi chit

— Kế tên và nêu ích lợi của cá [ — KE tn mot số loài cá sông ởi Bai 25:Concé | — Chỉ được các bộ phận bên| nước ngọt và nước mặn

Ingoài của con cá trên hình vẽ hay| vat that Bai 26: Con ga —_ Nêu được ích lợi của con gà — Chỉ được các bộ phận ở bên Ingoai của con gà trên hình vẽ hay| vat thật

~ Phân biệt được con gà trồng

lvới con gà mái về hình dáng,

liếng kêu

Bài 27: Con mèo

—_Nêu được ích lợi của việc nuôi mio

~— Chỉ được các bộ phận ở bên| lngoài của con mèo trên hình vẽ hay|

vat that

~ Nêu được một số đặc digm|

|giúp mèo săn mỗi tốt như: mắt|

Trang 20

1.4.2 Đặc điểm lưu ý

Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm tâm lí lớp I và bản chất của dạy học khám phá, chúng tôi đã tóm tắt những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế các hoạt động tô

chức khám phá gắn với tâm sinh lí học sinh lớp 1 như sau:

Hinh 1.2 Tổ chức hoạt động khám phá gắn với tâm sinh lí học sinh lớp 1

Trang 21

1.5 TIEU KET CHUONG 1

~ Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan nghiên cứu về dạy học

khám phá trong và ngoài nước, khái niệm vé day hoc khám phá, ưu và nhược điểm, cách tiến hành tô chức hoạt động khám phá, kiến thực tự nhiên ở tiểu học, đặc điểm

tâm sinh lí của học sinh lớp 1 cũng như một số lưu ý cụ thể

~ Bản chất cua day học khám phá là sự tìm tỏi tích cực, chủ động của HS

bằng hoạt động dưới sự tổ chức của giáo viên, từ đó biến các trải nghiệm trở thành

kiến thức

~ Quy trình cơ bản tổ chức hoạt động khám phá là

+ Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ (giáo viên đưa ra dưới dạng câu hỏi)

+ Học sinh tìm kiếm, khám phá dưới sự hướng dẫn và điều khiển của

giáo viên

+ Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, có sự chat van va thảo luận của cả lớp

+ Phân tích và đánh giá kết quả (học sinh tự đánh giá, giáo viên đánh giá)

~ Kiến thức chủ để tự nhiên ở sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1 là: Thực vật,

Trang 22

Chương 2

TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THÉ GIỚI TỰ NHIÊN

CHO HỌC SINH LỚP I

2.1, QUY TRINH TIEN HANH TO CHỨC HOẠT DONG KHAM PHA THE

GIGI TY NHIEN CHO HQC SINH LOP 1

2.1.1 Quy trình chung

Việc vận dụng dạy học khám phá trong dạy học cho đến nay đã được nhiều

tác giá nghiên cứu ở nhiều góc độ và cũng có nhiều quy trình khác nhau Sau khi

tham khảo một số quy trình, chúng tôi nhận thấy quy trình vận dụng của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương-Nguyễn Thị Hồng Quý rất chỉ tiết, dễ hiểu, có thể vận dụng dễ dàng vào thực tiễn Ngoài bước chuẩn bị (xác định mục đích, xác định vấn đề

cần khám phá, xác định việc thu thập các dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá các giả

thuyết, dự kiến thời gian, phân nhóm, kết quả khám phá dự trù sẽ đạt được, chuẩn bị

phiếu học tập) thì tác giả đã tổ chức học tập khám phá (khám phá quy nạp) theo 5 bước nhỏ như sau: ĐÁNH rt aia + THUYẾT, Ý THỦ LƯỢM ef rr ° CO óc 0

Hinh 2.1 Quy trình tổ chức hoạt động khám phá của tắc giá

Nguyễn Thị Vân Hương-Nguyễn Thị Hồng Quy:

Trang 23

TCS Tro choi - Chỉ được các bộ phận ở bên ngoài [cua con ga

PTS Tranh = Chi duge các bộ phận ở bên ngoài

lcủa con gà trên hình vẽ,

- Phân biệt được con gà trồng với |con gà mái về hình dáng - Nêu được lợi của con gà |H5 Bài hát: Chú mèo con Nêu được một số đặc điểm giúp

Bài 27: méo sin moi tốt

CON MÈO - Nêu được ích lợi của việc nuôi

mao

(C3 Chuyén: Gi méo murép - Chỉ được các bộ phận ở bên ngoài

T6 Tranh cla con mèo

|- Nêu được một số đặc điểm giúp

méo sn moi tốt

- Nêu được ích lợi của việc nuôi [TC6 Trò chơi = Chi được các bộ phận ở bên ngoài

‘cia con méo

'H6 Bài hát: Con mudi vo ve - Nêu một số tác hại của muỗi

Pa Phim - Chỉ được các bộ phận bên ngoài

Bài28 [T7 Tranh 'của con muỗi

CON MUỖI - Nêu một số tác hại của muỗi

- Biết cách phòng trir mudi

TCT Tro choi [Chi duge cée b6 phan bên ngoài của

‘con mudi

'H7 Bài hát: Trời năng, trời mura |- Nhận biết và mô tả hiện tượng thời

PS Phim liết: nắng, mưa

Bài 30:

TRỜI |TC8.Trd choi - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức:

NÁNG, hoe trong những ngày mưa, nắng

'TRỜI MƯA ÍT§ Tranh - tết và mô tả hiện tượng thời

Trang 24

tiết: năng, mưa

- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức

|khỏe trong những ngày mưa, nắng

- Nêu được một số ích lợi hoặc tác:

lhại của nắng, mưa đối với đời sống) [con người Bài3I HS Bai hát: Bầu trời xanh - Biết mô tả khi bâu trời, những| đám mây IP6 Phim

BAU TROT 9 Tranh - Biết mô tả khi quan sát bầu trời, Inhững đám mây, cảnh vật xung,

|quanh khi trời nắng, mưa (Ca Chuyên: Ông Mạnh thăng thân

Bài 32: Gió ~ Nhận biết và mô tả cảnh vật xung|

GIÓ - [TI0 Tranh |quanh khi trời có gió

TCS Tro choi

P7 Phim - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn|

TIT Tranh giản của hiện tượng thời tiết: nóng,

ret

- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức

TROIRET |khỏe trong những ngày nóng, ré

[TCI0 Trò chơi - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức;

lkhỏe trong những ngày nóng, rét

PS Phim - Nhận biết sự thay đổi của thời tiết Bài34: |TCIT Tròchơi > Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức;

'THỜI TIẾT |khỏe khi thời tiết thay đổi

ÍTI2 Tranh - Nhận biết sự thay đối của thời tiết

- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức |khỏe khi thời tiết thay đổi

(Trong đó, V: Vật thật, H: Bài hát, P: Phim, T: Tranh, C- Chuyện, TC: Trò chơi)

Trang 25

2.2.2 Ngoài thiên nhiên

ĐÔI TƯỢNG [LOẠI PHƯƠNG TIỆN MỤC ĐÍCH

'VI Vật thật (rau dễn, rau|~ Nhận biết bộ phận cây rau

Bài 22 |mng tơi, rau muống, rau |- Phân biệt được các loại rau

CÂY RAU _ |khoai lang, rau cải, súp

lơ, su hảo)

'V2 Vật thật (hoa cúc,|- Nhận biết bộ phận cây hoa

Bài23: _ |hoa loa kèn, hoa mười|- Biếtích lợi, màu sắc, hương thơm các

CAY HOA _ |giờ, hoa hồng, hoa nhài |loại hoa

hoa thiên lí, hoa lan)

'V3 Vật thật - Kế được tên và nêu được ích lợi của một

Bài 24: \số cây gỗ

CÂY GỖ - Nhận biết được rễ, thân, lá, hoa của cây|

gỗ

Bài2§: — [V4 Vậtthật - Biết tên và chỉ được các bộ phận bên

CON CÁ Ingoai cua con cá

Bài26 — |VS Vậthật - Phân biệt được con gà trồng với con gà

CON GÀ 'mái về hình dáng

- Nêu được ích lợi của con gà

'V6 Vật thật - Chỉ được các bộ phận ở bên ngoài của

Bài 27: lcon mèo

CON MÈO - Nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn|

mồi tối

- Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo Bài: [V7 Vậnhật - Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những

THYC HANH: [đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời

QUAN SAT ning, mua

BAU TROL

Bài32: [VR.Sântường - Xác định trời đang có gió (gió mạnh/gió|

GIÓ 'nhẹ), không có gió

Trang 26

'Như vậy, để phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp I, chúng tôi đã sưu tầm và thiết kế hệ thống tư liệu bao gồm 11 Vật that, 8 Bai hat, 8

Phim, 12 Tranh, 4 Chuyện kể, 11 Trò chơi

2.3 HUONG DAN TO CHUC HOAT DONG KHAM PHA THE GIỚI TỰ: NHIÊN CHO HỌC SINH LỚP 1

'Ở mẫu giáo, nội dung tìm hiểu về thực vật, động vật, hiện tượng thiên nhiên đã được đạy học trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được

tóm tắt qua sơ đỗ sau:

Hoạt động gây hứng Hoạt động khám pha, tìm hiểu Hoạt động cũng cố

thú đối tượng ~ Tổ chức trỏ chơi

Gây hững thủ và ~ Trẻ quan sát, trỏ chuyện, chia sẽ = Cho trẻ hát, mứa, hướng chú ý của trẻ kinh nghiệm, hiểu biết về đối |_ „| giải câu đố

vào đối tượng —>| ương = Các hoạt động tạo - GV kích thích trẻ khám phá, hình: tô mâu, về bộ trải nghiêm, giải quyết tỉnh phân còn thiếu, xế — huồng có vẫn đề dân, (Tăng cường hoạt động nhóm nhỏ hoặc cá nhân)

Tình 2.3 Quy trình cho trẻ mẫu giáo làm quen với môi trường xung quanh

Bước vào lớp 1 môi trường học tập thay đổi sẽ làm các em cảm thấy bối rối,

khó thích ứng, gây cán trở cho việc phát huy năng lực học tập của các em Điều này

ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập trong suốt năm học

Không những thế, ở lứa tuổi này, các em thường dễ bị thu hút bởi những hoạt động học tập gắn với tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, thích khám phá và tìm hiểu về những điều mới lạ linh ánh trực quan, tò mỏ, thích quan sát các sự vật hiện xung quanh

Vì vậy, qua nghiên cứu, chúng tôi thiết nghĩ việc tiếp tục triển khai tô chức dạy học khám phá thế giới tự nhiên sẽ giúp trẻ có thể phát hiện vấn đẻ, tích

lũy vốn hiểu biết và giải quyết các vấn đề đơn giản xảy ra trong cuộc sống; dần hình thành cho các em thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh; hệ thống

kiến thức sẽ được cung cấp một cách đơn giản, chính xác và cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh

Trang 27

* Nội dung

~ Động vật: Biết tên các con vật nuôi trong nhà và các con vật sống hoang đã; đặc

điểm nơi sống của chúng; các bộ phận; có ích hay có hại với con người, môi trường,

~ Thực vật: Biết tên của các loại cây, rau, hoa, ; nơi sống của chúng; nêu được các bộ phận; sự biêu hiện rõ nét của thực vật; yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển; sự tác động của môi trường, con người đến thực vật;

~ Thiên nhiên vô sinh: tính chất, sự phong phú, đa dạng của đất, nước, cát,

sỏi, đá,

~ Các hiện tượng thiên nhiên: những dấu hiệu của trời nắng, trời mưa, ý thức

bảo vệ khi đi dưới trời nắng, trời mưa; các loại gió, sự xuất hiện của các loại gió,

ảnh hưởng của gió đến con người và các vật xung quanh, hướng gió; không khí và

tính chất của không khí;

2.3.2.2 Tham quan

'Tổ chức cho trẻ đi tham quan tại các địa điểm như vườn cây, trang trại, ‘Tham quan là hình thức tổ chức dạy học nhằm tổ chức cho học sinh quan sát

trực tiếp và nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống,

* Mục đích

~ Giúp trẻ tích lũy thêm nhiều trì thức, làm phong phú kinh nghiệm, mở rộng, đào sâu học vấn

~ Tạo nguồn cảm xúc và hứng thú cho các hoạt động khác ở trường như: thảo

luận, trò chơi, tạo hình, kế chuyện, sáng tạo,

~ Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu con người và cuộc sống lao động

* Nội dung

Tùy thuộc vào điều kiện của trường, lớp, tình hình của trẻ, căn cứ vào chủ đề

của bài học, giáo viên có thể xác định nội dung cho trẻ tham quan Sau đây là một

số gợi ý nội dung tham quan theo từng chủ đề,

Trang 28

Chủ đề Nội dung tham quan Mục đích chính

|- Công viên |- Làm quen với các loại cây cối khác

` Vườn sinh thái nhau, nêu được tên và bộ phận chính „— |elacây

- Vườn rau của gia đình hoặc gin

ong |- Thấy được sự đa dạng, phong phú

Ccủa thực vật - Vườn hoa

ae |- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên

Imégới -Cánhdồnglúa ign

thực vật |-Cira hang ban rau qua Hào —— a - Biết được con người chăm sóc và sử

'dụng cây cối, rau quả trong cuộc sống

- ¥ thức bảo vệ cây cối

|- Vườn bách thú (nếu có điều kiện) _ |- Làm quen với các loại động vật sống

trong rừng

~ Gia dinh chăn nuôi giới (hoặc trại |- Làm quen với động v trong (chăn nuôi) gia đình, cách chăm sóc chúng,

|- Gia đình có vật nuôi (con mèo, con |- Biết được các bộ phận bên ngoài của

chó, ) lcon vật, ích lợi, cách chăm sóc,

|- Ao cá (hoặc hồ cá) |- Làm quen với động vật sống dưới

The giới nude, biết các bộ phận bên ngoài của

Jđông vật lcon cá, nêu được cách bắt cá, ích lợi,

Trang 29

23.3 in minh họa trên phần mềm Prezi

3.3.3.1 Khái quát phần mềm Prezi

* Prezi là gi? Prezi là một ứng dụng- một trình soạn thảo cho phép người

dùng có thể tạo ra các bài thuyết trình sáng tạo, độc đáo

* Xuất xứ: Prezi được tạo dưới sự tài trợ của Kitchen Budapest va Magyar

Telecom vào năm 2008 nhằm thay thế các bài thuyết trình bằng slide đơn giản Prezi thật sự phát triển là nhờ Lui Labs dưới sự điều hành của ba nhà sáng lập người

Hung-ga-ri la Péter Arvai, Adam Somlai-Fischer va Péter Halácsy * Đặc điểm

~ Néu vi Powerpoint như một quyển sách thì Prezi là một đoạn video ~ Bài trình bày sẽ được thể hiện trên một trang duy nhất Trang này sẽ bao

gồm rất nhiều ô chứa đựng các nội dung mà bạn muốn trình bày Khi cần trình bày

về một chủ đề cụ thể nào thì chỉ cằn phóng to phần đó

~ Prezi có hỗ trợ chèn ảnh, video, âm thanh, liên kết,

* Ưu điểm

~ Chức năng zoom: phóng to và thu nhỏ thành một phần của bức tranh ~ Làm trực tuyến trên web mà không cần phải tải phần mềm

~ Dễ đảng chèn hình ảnh, video và âm thanh Hình ảnh có thể được chèn vào

theo chiều ngang, chiều đọc, hoặc ở bắt kỳ góc độ nào

~ Các bài thuyết trình Prezi có thể được nhúng vào các blog và các trang web

rất dễ dàng

* Nhược điểm

~ Việc phóng to đề nhắn mạnh, thu nhỏ để thấy toàn cảnh, quay, lật 180 độ phần trình bày liên tục có thể làm người xem đau đầu hoặc chóng mặt

~ Không thể in ra các slide (vì không có slide), vì vậy người xem sẽ không

thể có một bản sao của bài trình bày dé tham khảo hoặc ghi chép

~ Trái ngược với PowerPoint, các mẫu nền làm sẵn không thể được chinh sửa và font chữ được tiếng Việt còn hạn chế

~ Không thể chỉnh sửa văn bản khi chỉnh sửa Przi trong chế độ full screen

với trình biên tập trực tuyến

Trang 34

~ Ngoài ra, chúng tôi có hướng dẫn tổ chức dạy học khám phá thông qua các

hình thức khác nhau Đó là các hình thức hoạt động dạy học tại lớp với các phương tiện vật thật, tranh, phim/chuyện kể và đạy học ngoài thiên nhiên (vườn trường, tham quan)

~ Nội dung của hệ thống phương tiện dạy học và giáo án minh họa tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh lớp 1 được thiết kế trên phần

mềm Prezi và chuyển tải qua: — + Youtube, đăng kí: Myclass

+ Prezi.com, ding ki: saobang268tu@yahoo.com

Trang 35

Chương 3 'THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CAU THUC NGHIỆM 1 Mục đích thực nghiệm

Tiền hành thực nghiệm nhằm kiểm tra tính kha thi và hiệu quả của việc tổ

chức dạy học khám phá thé giới tự nhiên cho học sinh lớp L

3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm

~ Biên soạn tài liệu thực nghiệm + Chọn bài dạy cho lớp thực nghiệm

+ Thiết kế các phiếu hỏi và bài kiểm tra dành cho học sinh sau khi xong

~ Tiến hành thực nghiệm theo định hướng tài liệu đã biên soạn

+ Chon đối tượng và địa bản thực nghiệm

+ Dự kiến những thuận lợi và vướng mắc trong quá trình tiến hành thực nghiệm

~ Tổng hợp, phân loại và xử lý kết quả thực nghiệm 3.2 ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM

Dé đánh giá tính khách quan của việc tổ chức hoạt động khám phá thể giới tự

ối lớp 1 (hai lớp)

nhiên cho học sinh lớp 1, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở

trường Tiểu học số 2 Kim Long

3.3 THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 3.3.1 Thời gian thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016

3.3.2 Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi chọn 2 bài học thuộc chủ đề Tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội

lớp 1 cho học sinh 2 lớp tham gia học Qua đó kiểm định về các vấn đề:

~ Hứng thú của học sinh ~ Mức độ hiểu bài của học sinh

Trang 36

3.3.3 Phương pháp thực nghiệm

~ Phương pháp điều tra, khảo sát: Thăm dò ý kiến học sinh và thăm dò ý kiến

giáo viên sau khi tổ chức dạy học khám phá

~ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiền hành day học dựa trên các giáo án

đã được thiết kế sẵn nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài

~ Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để thống

kê kết quả điều tra cũng như kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4 TÔ CHỨC THỰC NGHIỆM

3.4.1 Tiến hành thực nghiệm

Việc giảng dạy các tiết thực nghiệm được bố trí theo đúng thời khóa biểu của

các lớp, theo đúng phân phối chương trình

Lớp được chọn dạy thực nghiệm là lớp 1/3, lớp đối chứng là lớp 1/1 (Trinh độ của 2 lớp là tương đương nhau)

3.4.2 Tiêu chuẩn và thang đo trong thực nghiệm

Chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá các vấn đề sau: Bảng 3.2 Tiêu chuẩn và thang đo trong thực nghiệm

Noi dung 'Cách đánh giá

T Sự hứng thủ trong học tập của học sinh | - Quan sát, theo dõi thái độ học tập của học sinh

~ Phỏng vấn học sinh Phỏng vấn được tiến hành qua phiếu hỏi (phụ lục)

2 Mức độ hiêu bài của học sinh ~ Được đánh giá theo thang điềm 10

3.4.3 Kết quả thực nghiệm

Qua tién hành thực nghiệm, chúng tôi đã phát phiếu kiểm tra kết quả thực

nghiệm (xem phụ lục 1 va phụ lục 2) Kết quả thu được như sau:

«Kết quả thăm dò ý kiến dành cho giáo viên

Ý KIÊN CUA GIÁO VIÊN (%)

STT | NỌIDUNG THĂM DÒ Ý KIÊN 4 KHÔNG

Ọ ĐÔNG Ý | LƯỠNG LỰ l

ĐÔNG Ý|

1 _ [Hoe sinh himg tha hoe tap hon 963 37 0

2 [Hoe sinh 06 thé tr dah gid va điều 38,9 74 37

(chinh vốn tri thire của bản thân

Trang 37

3 [Hoe sinh duge phát triên khả năng suy 100 0 0

luận, các thao tác tư duy và các kĩ năng,

Imèm khác

4._ [Thông qua sự hướng dẫn, chỉ đạo của %3 37 0

[giáo viên, học sinh sẽ tự mình tìm kiếm 'được nguồn trì thức khoa học

& [Họesinhhiễu bài tường tận, sâu sắc hơn | 889 74 37 6 | Hoe sinh cn tyr gide thi higu quả day 100 0 0

học mới cao

7 [Giáo viên không phải nói quá nhiều khi | — T00 0 0

'dạy bài mới

8 |Việc tổ chức hoạt động dạy học khám 100 0 0

[pha rat tn thời gian, công sức

Trang 38

~ Về hứng thú: Số học sinh đánh giá rất thích của lớp thực nghiệm nhiều hơn

so với lớp đối chứng, cụ thể là rất thích là 81,5 %, thích là 11,1% Điều đó chứng tỏ rằng thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học khám phá, các em rắt thích thú và mong muốn được tự mình khám phá những kiến thức mới

~ Về mức độ hiểu bài: Tỉ lệ học sinh giỏi cao nhất chiếm 85,2%, tỉ lệ học sinh khá là 11,1% và chỉ số học sinh đạt điểm trung bình chỉ có 3,7%

~ Thông qua nội dung thăm dò ý kiến: Học sinh tích cực, hào hứng tham gia

các hoạt động học tập hơn hăn khi tiết học được tô chức theo hướng dạy học khám phá 100% học sinh đồng ý giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không khí lớp học sôi nỗi, thoải mái Kĩ năng làm việc nhóm của các em tốt hơn rắt nhiều chiếm 81,5% Chính

bản thân các em có thể tự kiểm tra, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức mới

(77.8%) Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao dưới sự hướng dẫn của giáo

viên thì 96,3% học sinh đã nhận thấy được tằm quan trọng trong việc chỉ đạo, giúp đỡ trực tiếp từ giáo viên nhằm giúp các em tự khám phá kiến thức mới Mặt khác,

vẫn còn một số ít học sinh chưa thấy được mặt tích cực của hình thức tổ chức này

18,5% học sinh rut ré

dạn, tự tin khi làm việc nhóm Điều này có thể khắc phục bằng cách chủ động tổ

với hoạt động nhóm, lí do là các học sinh này chưa mạnh

chức cho các em tham gia học tập theo hình thức này nhiều hơn

3.5 TIEU KET CHUONG 3

Qua tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy học sinh hào hứng hơn hãn

khi được học các tiết học được tô chức hoạt động khám phá Tắt cả học sinh đều

đồng ý giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không khí lớp học sôi nỗi, thoải mái; kĩ năng làm

việc nhóm tốt hơn hản Hầu hết các em rất thích và mong muốn được học những tiết học tô chức hoạt động khám phá Như vậy, việc tô chức cho học sinh lớp 1 khám phá thế giới tự nhiên trong chủ đề tự nhiên là rất cần thiết Nó có tác dụng cung cấp kiến thức mới cho các em một cách hiệu quả Bên cạnh đó, nó còn giúp HS phát triển các kĩ năng mềm khác

mà những giờ học trước đây chưa phát huy được: sự tự tin, kĩ năng giao tỉ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm,

Trang 39

PHAN KET LUAN

1 KÉT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu và điều tra đề tài, chúng tôi có được kết quả cụ thể sau:

~ Góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết của phương pháp dạy học khám phá,

hệ thống kiến thức chủ đề tự nhiên, đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1

~ Đưa ra quy trình 5 bude trong việc tổ chức dạy học khám phá cho học sinh cùng ví dụ cụ thể

~ Hệ thống phương tiện tổ chức hoạt động khám phá trong lớp và ngoài thiên

nhiên Qua đó, chúng tôi hướng dẫn cụ thẻ cách tô chức hoạt động khám phá tại lớp

(3 vật thật, 8 phim, 12 tranh, 8 bai hat, 4 chuyện kể, 11 trò chơi) và ngồi thiên

nhiên (§ vật thật được dạy ở vườn trường, tham quan)

~ Thiết kế 12 giáo án trong chủ đề Tự nhiên theo hướng tổ chức hoạt động

khám phá khi dạy học tại lớp với phần mềm Prezi và 8 giáo án khi dạy ngoài thiên nhiên để làm rõ hơn về cách tổ chức hoạt động khám cho học sinh

~ Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy tổ chức hoạt động khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh lớp 1 theo quy trình và hệ thống tư liệu mà đẻ tài đề xuất

có tính khả thi

2 KIÊN NGHỊ

* Đối với các cắp quản lý:

~_ Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện để tiếp tục có những nghiên cứu về tổ chức các hoạt động khám phá ở Tiểu học; bồi dưỡng năng lực sử dụng các

phương pháp dạy học mới, trong đó có dạy học khám phá; chỉ đạo việc biên soạn tài

liệu hướng dẫn giáo viên tô chức hoạt động khám phá cho học sinh Tiểu học

~ Nhà trường cần khuyến khích giáo viên không ngừng học tập đề nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; đầu tư cơ sở vật chất phủ hợp, tạo điều kiện để

tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động khám phá nói riêng đạt hiệu

quả; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giáo viên Tiểu học tích cực phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động khám phá Ngoài ra, nhà trường

Trang 40

nên tổ chức các cuộc giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các lớp, các

trường về kinh nghiệm tô chức các hoạt động khám phá * Đối với giáo viên:

Giáo viên phải nắm vững chương trình dạy học, cách tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, coi trọng việc tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh và phối hợp tốt với phụ huynh trong việc nâng cao các kĩ năng cho học sinh

Ngày đăng: 27/08/2022, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w