BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC BÁO CÁO THỰC TẬP Sinh Viên Thực Tập Lớp MSSV Giảng viên hướng dẫn Năm 2021 MỤC LỤC MỤC LỤC i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1 2.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 2
THỰC HÀNH TẠI NHÀ THUỐC LỤC NAM 2
1.1 Vấn đề nhân sự 2
1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài liệu, hồ sơ sổ sách 2
3
1.3 Các hoạt động (mua thuốc, tư vấn, bán thuốc, bảo quản) 4
1.4 Thực hiện các quy chế chuyên môn 6
PHẦN 2 8
THỰC HÀNH KHOA DƯỢC- TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG 8
2.1 Tổ chức biên chế khoa dược 8
2.2 Công tác cung ứng - Đấu thầu thuốc 8
2.2.1 Công tác cung ứng thuốc 8
2.2.2 Đấu thầu thuốc 11
2.3 Công tác bảo quản, tồn trữ thuốc - Nhà thuốc BV 12
2.4 Công tác dược lâm sang 13
2.5 Công tác quản lý sử dụng thuốc- Hội đồng thuốc và điều trị 14
PHẦN 3 17
THỰC HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẮC NINH 17
3.1 Kho 17
Trang 33.2 Sản xuất 19
3.3 QA-QC (Đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng) 23
3.4 Hệ thống hậu cần (phục vụ cho sản xuất) 24
3.5 Hồ sơ lô 26
KẾT LUẬN 31
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe Vì vậy mỗi chúng ta cần hiểu rõ cácbiện pháp phòng chống cũng như các biện pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.Ngày nay ngành y tế gồm 2 ngành lớn là Y và Dược Ngành Y sử dụng kĩ thuật yhọc để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, ngành dược cung ứng thuốc để phục
vụ cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
Qua thời gian học tập tại trường Đại học Đại Nam được sự giúp đỡ của nhàtrường, em đã trải qua đợt thực tế ở nhà thuốc, công ty dược, cơ sở dược ở bệnh viện.Đây là nơi giúp em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với quy trình sản xuất thuốc, trựctiếp tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân và là nơi tạo điều kiện thuận lợi, là nền tảngquan trọng để sau này em tốt nghiệp ra trường làm việc tốt hơn trong chuyên ngànhcủa mình
Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.Một người Dược sĩ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp và biết cách tư vấn sử dụngthuốc cho bệnh nhân thì sẽ hoàn thành trách nhiệm của người dược sĩ Có thể nói vaitrò của người Dược sĩ trong nhà thuốc là rất quan trọng, quyết định sinh mạng conngười, cho nên người Dược sĩ cần nắm vững kiến thức cần thiết về thuốc cho chuyênngành của mình
Qua thời gian học tại trường được sự tận tình giảng dậy của các thầy, cô giáoTrường Đại học Đại Nam đã giúp em học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn cũngnhư các tình huống thực tế, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sau sắc, em xingửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trung tâm đào tạo liên tục ngành Dược – TrườngĐại học Đại Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để emhoàn thành bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Báo cáo dưới đây là tổng hợp kết quả về thực hành quản lý - cung ứng thuốc của
em sau khi thực hành tại : Nhà thuốc Lục Nam, Công ty dược phẩm Hữu Yến Và khoadược Trung tâm y tế huyện Lục nam, tỉnh Bắc Giang
Trang 5PHẦN 1 THỰC HÀNH TẠI NHÀ THUỐC LỤC NAM 1.1 Vấn đề nhân sự
- Tên cơ sở: Nhà thuốc Lục Nam
Địa chỉ: Trung tâm y tế huyện Lục Nam - Thị trấn Đồi Ngô - Lục Nam - Bắc Giang
- Dược sĩ phụ trách: DSĐH Phạm Văn Huỳnh
- Phạm vi Kinh Doanh: nhà thuốc kinh doanh tại Huyện Lục Nam
- Phụ trách chuyên môn: DSĐH Phạm Văn Huỳnh
- Nhà thuốc có 02 nhân viên: dược sỹ cao đẳng 2 nhân viên là dược sĩ cao đẳngtên là Lê Thị Thu và Nguyễn Bảo An
* Công việc thực hiện hàng ngày của nhân viên giúp việc:
- Đóng mở nhà thuốc đúng giờ quy định,theo nội quy của nhà thuốc
- Đảm bảo công tác vệ sinh nhà thuốc
- Phụ giúp dược sỹ bán hàng (trong giới hạn cho phép)
- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của nhà thuốc theo SOP đã ban hành
- Phụ giúp dược sỹ kiểm soát và bảo quản chất lượng thuốc
- Vào sổ theo dõi tương ứng với những công việc được giao
- Nhân viên trước khi bán hàng rửa tay sạch sẽ
- Dược sĩ bán thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài liệu, hồ sơ sổ sách
Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Diện tích: Nhà thuốc có tổng diện tích 35 m2
, khu trưng bày 25 m2, có địa điểm
cố định, riêng biệt, cao ráo thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm phù hợp với thông tư02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
-Thiết kế nhà thuốc kín (có cửa kính, để tránh bụi), có mái che để đảm bảo thuốckhông bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời và ổn định nhiệt độ, độ ẩm trong nhàthuốc theo yêu cầu GPP
Trang 6Sơ đồ 1.1 Sơ đồ nhà thuốc
Tài liệu chuyên môn.
- Sách Thuốc biệt dược và cách sử dụng thuốc
- Sách MIMS PHARMACY Việt Nam
- Máy tính kết nối mạng internet
Sổ sách.
- Sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc: gồm sổ sách và phần mềmquản lý nhà thuốc
- Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc
- Sổ kiểm kê, kiểm soát chất lượng thuốc
- Sổ theo dõi khiếu nại
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ theo dõi nhiệt độ - độ ẩm
LỐI VÀO
THUỐCĐÔNGDƯỢC
THUỐC KHÔNG
KÊ ĐƠN
THUỐC KÊ ĐƠN
KHU VỰC TƯ VẤNTHUỐC
MỸPHẨM
Trang 7- Sổ theo dõi đình chỉ thuốc lưu hành.
- Sổ theo dõi ADR
- Sổ kiểm kê
- Sổ theo dõi bệnh nhân sử dụng kháng sinh
1.3 Các hoạt động (mua thuốc, tư vấn, bán thuốc, bảo quản)
CÁC HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC.
- Lập danh mục các nhà cung ứng cùng với các sản phẩm
- Lập đơn hàng (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, quy cách, số lượng, nhà cungứng)
- Gửi đơn đặt hàng trực tiếp, điện thoại, email
- Lưu đơn đặt hàng
Kiểm tra chất lượng.
- Thuốc mua về phải được để khu vực riêng chờ kiểm soát chất lượng
- Thuốc phải được kiểm soát 100%, tránh nhập hàng giả, hàng kém chất lượng,hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- Thuốc phải có hoá đơn, chứng từ đầy đủ
- Kiểm tra số lượng thuốc thực tế có đúng với hoá đơn, chứng từ
- Kiểm tra thuốc có đủ SĐK, tem nhà nhập khẩu đối với thuốc nhập khẩu
- Kiểm tra bao bì: Nguyên vẹn, sạch sẽ, không méo mó, hình ảnh, chữ số rõ ràng
Trang 8* Nếu hàng không đạt yêu cầu đưa vào khu vực thuốc chờ xử lý, liên hệ với công
ty để trả lại nhà cung cấp
Ghi chép sổ sách, chứng từ.
Nhà thuốc có đầy đủ các loại sổ sách chứng từ gồm: hoá đơn mua hàng, hoá đơnbán hàng, có sổ kiểm nhập thuốc, sổ nhật ký bán hàng, sổ theo dõi hạn dùng và chấtlượng thuốc, sổ theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR), số theo dõinhiệt độ, đổ ẩm, số kiểm kê và một số sổ sách khác
- Thuốc được vào sổ ghi chép và phần mềm ngay khi được nhập về để quản lýđược số lượng; xuất, nhập, tồn cùng hạn sử dụng
- Đồng thời là căn cứ để làm dự trù thuốc cho các tháng, các quý sau
+ Sắp xếp theo yêu cầu bảo quản đối với một số loại thuốc
+ Thuốc bảo quản ở nhiệt độ bình thường
+ Thuốc cần đảm bảo ở nhiệt điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặcbiệt; cần tránh ánh sáng
+ Hàng chờ xử lí: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “ Hàng chờ xử lí”
+ Sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ không xếp lộn giữa các mặt hàng.+ Sắp xếp đảm bảo nguyên tắc FEFO và FIFO
Tiếp đón, giao tiếp.
- Nhân viên nhà thuốc chào hỏi khách hàng vui vẻ, niềm nở
- Nhân viên nhà thuốc hỏi người mua những câu hỏi có liên quan đến bệnh, đếnthuốc mà người mua yêu cầu
Trang 9- Nhân viên nhà thuốc tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùngthuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói
KIỂM SOÁT CHẤT LƯƠNG THUỐC VÀ BẢO QUẢN THUỐC
Sắp xếp thuốc và bảo quản thuốc.
*Bảo quản thuốc
- Thuốc được bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất (ghi rõ trên bao bì)
- Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong tủ kín, không choánh sáng truyền qua, nhất là ánh sáng trực tiếp
- Thuốc có mùi, tinh dầu để nơi thoáng mát
- Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì nhiệt độ <300C, độ ẩm không vượtquá 75% Ghi chép hàng ngày nhiệt độ, độ ẩm vào sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm (mỗingày hai lần)
- Thuốc bảo quản nhiệt độ mát 80C - 150C: để trong ngăn mát tủ lạnh
-VD: Viên đặt hạ sốt EFFERALGAN là thuốc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
1.4 Thực hiện các quy chế chuyên môn
Tư vấn, giám sát, hướng dẫn sử dụng thuốc.
* Tư vấn thuốc theo SOP đã đăng ký đạt GPP
- Hỏi người mua về bệnh và thuốc mà người mua yêu cầu
- Tư vấn về lựa chọn thuốc, cách dung hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói vàviết lên bao bì đóng gói thuốc trong trường hợp thuốc không có đơn kèm theo
Trang 10- Căn dặn người mua thuốc nhắc bệnh nhân uống thuốc theo chỉ định hoặc xin sốđiện thoại của bệnh nhân để nhắc bệnh nhân uống thuốc đúng quy định.
- VD: Azithromycin chỉ uống 1 giờ trước hoăc 2 giờ sau khi ăn, vì thức ăn làmgiảm sinh khả dụng của thuốc tới 50%
Giám sát phản ứng có hại của thuốc tại nhà thuốc.
- Nhà thuốc có sổ ADR theo dõi các thông tin có hại khi người bệnh gặp phải, từ
đó rút ra các bài học kinh nghiệm khi tư vấn cho bệnh nhân
- Nhân viên nhà thuốc xin số điện thoại của người mua thuốc để thường xuyênhỏi xem tình hình bệnh của bệnh nhân tiến triển như thế nào sau khi uống thuốc
- Sau khi giao thuốc cho người mua, nhân viên nhà thuốc căn dặn khi bệnh nhânuống thuốc có hiện tượng bất thường thì báo cho nhà thuốc hoặc gọi điện cho bác sĩ kêđơn
Trang 11PHẦN 2 THỰC HÀNH KHOA DƯỢC- TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC
GIANG 2.1 Tổ chức biên chế khoa dược
Trung tâm y tế huyện Lục Nam là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng
II của tỉnh Bắc Giang, có độ ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu
và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho tuyến dưới
Trưởng khoa dược của trung tâm y tế huyện Lục Nam là: DS Nguyễn Ngọc Hải.Khoa dược trung tâm y tế huyện Lục Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của khoa dược
2.2 Công tác cung ứng - Đấu thầu thuốc
2.2.1 Công tác cung ứng thuốc
Lập kế hoạch
Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm hàng năm theo nhu cầu điều trịhợp lý của các khoa lâm sàng Khi xây dựng danh mục thuốc này cần căn cứ vào:
Trưởng khoa
Tổ dược
Phó trưởng khoa
Trang 12Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do Trung tâm thống kê hàngnăm.
Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà Trung tâm được thực hiện
Điều kiện cụ thể của Trung tâm: Quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán vàđiều trị hiện có của Trung tâm
Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả năngkinh tế của địa phương
Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y
Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằmbảm đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nộitrú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của Trung tâm Làm dự trù bổsung (theo mẫu phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhàthầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, Khoa Dược hoặc khoa, phòng kháclập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc Trung tâm quy định)
Nhập thuốc
Tất cả các loại thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trướckhi nhập kho
Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc Trung tâm quyết định
Thành phần kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính – Kếtoán, Thủ kho, Thống kê dược, Cán bộ cung ứng
Trang 13Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóachất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong Trung tâmtheo yêu cầu sau:
Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu
về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng),đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất,nước sản xuất
Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểmkiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho
Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để
bổ sung, giải quyết
Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có điều kiện đặcbiệt theo yêu cầu ghi trên nhãn hàng hóa
Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần vàtiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng
Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập
Vào sổ kiểm nhập thuốc
Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở
Kiếm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược
Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơi pha chế vànơi cấp phát của khoa Dược
Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại các khoa lâm sàng
Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định
về lưu trữ hồ sơ bệnh án.
Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác)
Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao; đốichiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhân các khoản thừa,thiếu, hư hao
Trang 14Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giáy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tế về sốlượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp (ghi rõ chức trách,nhiệm vụ cụ thể).
Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấptrên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định (cáchthức xây dựng danh mục thuốc BV, lập dự trù mua thuốc, tổ chức mua thuốc, theo dõixuất, nhập thuốc, hóa chất, vật tư y tế; theo dõi quản lý sử dụng và thực hiện quy chếchuyên môn về dược của các khoa lâm sàng) và sử dụng thuốc trong Trung tâm(hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả)
2.2.2 Đấu thầu thuốc
* Đấu thầu mua thuốc tại trung tâm y tế huyện Lục Nam
Các thuốc bệnh viện có nhu cầu sử dụng nhưng không có trong danh mục thuốcđấu thầu cấp quốc gia và đấu thầu tập trung tại sở y tế, Bệnh viện tự đấu thầu theo cácquy định hiện hành để có thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện
Quy trình đấu thầu thuốc tại trung tâm ty tế huyện Lục Nam như sau:
Sơ đồ 2.2 Quy trình đấu thầu thuốc
kế hoạch
Gửi Sở
Y tế phê duyệt
kế hoạch
Bệnh viện thành lập tổ chuyên gia đấu thầu và thẩm định thầu
Tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc cạnh tranh theo các
QĐ của luật đấu thầu
GĐ BV
ký thông báo trúng thầu
Thương thảo và
ký hợp đồng với công ty phân phối
Mua thuốc theo các điều khoản
đã ký trong hợp đồng
Trang 152.3 Công tác bảo quản, tồn trữ thuốc - Nhà thuốc BV
Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản
thuốc
Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vậnchuyển và bảo vệ
Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn
Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầucủa từng mặt hàng thuốc
Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng
Yêu cầu về trang thiết bị:
Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm
Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ
Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh
và xếp dỡ hàng
Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước)
Quy định về bảo quản
Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu
2 lần (sáng, tối) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm
Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài
Thuốc, hóa chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảoquản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sảnxuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm
Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiềnchất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệtthì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất
Trang 16Theo dõi hạn dùng của các thuốc thường xuyên Khi phát hiện thuốc gần hết hạn
sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đụcphải để khu vực riêng chờ xử lý
Thuốc, hóa chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng
Kiểm tra sức khỏa đối với thủ kho thuốc, hóa chất 6 tháng/lần
2.4 Công tác dược lâm sang
Hoạt động thông tin thuốc
Căn cứ quyết định số 1025/QĐ-SYT ngày 13/3/2015 của giám đốc Sở Y tế tỉnhBắc Giang về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
bộ máy và mối quan hệ công tác của Trung tâm ty tế huyện Lục Nam
Căn cứ vào thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định
về tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
Cung cấp thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bác sĩ, dược sĩ khác trong cộng đồng
Các thông báo về: những thuốc được lưu hành ở Việt Nam, thuốc bị đình chỉ, bịcấm sử dụng
Phương pháp thông tin
Tuỳ đối tượng, tính chất câu hỏi mà người làm thông tin thuốc phải trả lời thíchhợp
Trang 17Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thuốc tạo hiệu quả caohơn.
Hoạt động của dược sỹ lâm sàng
Tại khoa dược Trung tâm ty tế huyện Lục Nam gồm có các dược sỹ lâm sàngsau: Dược sĩ Trần Thị Lệ Thu, dược sỹ Bùi Thị Nhung
- Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc
- Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ýkiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc
bỏ ra khỏi danh mục thuốc để đả bảo mục tiêu sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả
- Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, quytrình pha chế, hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện
- Tham gia quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục
- Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêucầu của Ban giám đốc, hội đồng thuốc và điều trị hoặc buổi giao ba của đơn vị, có ýkiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp
- Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc(ADR) và là đầu mối báo cáo cácphản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định
- Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnhnặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc
- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được hội đồng thuốc
và điều trị thông qua và giám đốc bệnh viện phê duyệt
2.5 Công tác quản lý sử dụng thuốc- Hội đồng thuốc và điều trị
Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc
+ Tuyên truyền sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả