Luận văn Giá trị văn hóa đình Thị Cấm và đình Hòe Thị (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) trình bày những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đình Thị Cấm, đình Hòe Thị cùng những biện pháp bảo tồn, phát huy những giá trị ấy.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
PHAM THI THUY NGA
GIA TRI VAN HOA
DINH THI CAM VA DINH HOE THI (XA XUAN PHUONG, HUYEN TU LIEM, HA NOD
LUAN VAN THAC SI VAN HOA HOC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với tắt cả tắm lòng thành kính và tình cảm chân thành của người học trỏ, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thây giáo, cô giáo Khoa sau đại học-
Trường đại học văn hóa Hà Nội Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ
bảo, sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến- người thây đã tận tình giúp đỡ tác
giả trong suỗt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận vẫn này
Tác giả xin được trân trọng cảm on các bác trong trong Ban quản lý di tích đình Thị Cắm và đình Hòe Thị, những người dân địa phương hai thôn, cùng bạn bè, gia đình, người thân đã tạo điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận
văn này
Trang 3MỤC LỤC MỞ ĐÀU 1 CHUONG 1 7 TONG QUAN VE XA XUAN PHUONG VA LICH SU’ DINH TH] CAM, ĐÌNH HÒE THỊ 7
1.1.Tổng quan về xã Xuân Phương 7
LLL Vj tri địa lý và điều kiện tự nhiên 7
1.1.2 Dân cư và truyền thống lịch sử 9
1.1.3 Đặc điểm kinh tế 1"
1.1.4 Truyền thống văn hóa- giáo dục 14
1.2 Sơ lược lịch sử hai ngôi đình thờ Phan Tây Nhạc 2
1.2.1.Thần tích về thành hoàng Phan Tây Nhạc 22
1.2.2 Lịch sử hình thành và tần tai hai ngôi đình thờ Phan Tây Nhạc tại xã
“Xuân Phương 24
Tiểu kết chương 1 26
CHUONG 2 28
GIA TRI VĂN HÓA VẬT THÊ ĐÌNH THỊ CÁM VÀ ĐÌNH HÒE THỊ2§
2.1 Giá trị văn hóa vật thể đình Thị Cấm 28
2.1.1 Không gian cảnh quan và bồ cục mặt bằng tổng thể 28
2.2.1 Không gian cảnh quan và bồ cục mặt bằng tổng thể 44
2.2.2.Kién tic và trang tri 45
Trang 4CHUONG 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THẺ ĐÌNH THỊ CÁM VÀ
ĐÌNH HÒE THỊ 66 3.1 Lễ hội i Cm va dinh Hoe Thi 66 3.1.1 Thời gian và không gian diễn ra lễ hội 66 3.1.2 Lễ tế 68 3.1.3 Rước giao hiểu giữa hai lang Thi Cam và Hòe Thị 75 3.1.4 Lễ hội thôi com thỉ tại đình Thị Cắm 80 3.1.5 Hội thi đánh cờ tại đình Hòe Thị 85
Trang 5MỞ ĐÀU
“Trong suốt chặng đường dài phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, từ buổi sơ khai đấu tranh chỉnh phục tự nhiên và cải tạo xã hội, cũng như quá trình dựng làng, giữ nước, cha ông ta đề lại cho thế hệ sau những di sản vô cùng quý giá Trong số đó phải kể đến giá trị của hàng vạn di tích, bao gồm
đình, chùa, đền, miếu nằm rải rác trên khắp mọi miễn đất nước
Mỗi di tích lịch sử, kiến trúc, chứa đựng biết bao tình cảm, tâm huyết của những thế hệ đi trước Những đường nét, họa tiết dưới bàn tay tài hoa của người thợ Việt Nam trở nên mềm mại, gần gũi Trải qua bao thể kỷ cùng bước đi của dân tộc, di tích mang trong mình dấu ấn và hơi thở lịch sử Chính vì vậy, di tích là nơi hội tụ bản sắc của dân tộc, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn người
'Việt Nam qua các thế hệ, là địa điểm mà bạn bè quốc tế thấy lại một vóc dáng, lịch sử, văn hóa Việt Nam Tựu chung di tích lịch sử là tài sản vô cùng quý giá không chỉ riêng của mỗi dan tộc mà là của cả nhân loại
“Trải qua nhiều năm tồn tại, với sự khắc nghiệt của tự nhiên, sự hủy hoại của con người mà nhiều di tích có giá trị đã bị phá hủy Con người không thể chỉ sống cùng với các thành quả khoa học kỹ thuật của thời hiện đại mà ở con người bao giờ cũng có xu hướng hướng về quá khứ, tiền xa hơn trong cuộc
sống hiện tại
Có thể nói giá trị văn hóa của những di tích là bao gồm giá tri văn hóa vật thể và phi vật thé Trong văn hóa phi vật thẻ lễ hội là hoạt động mang tính phổ biến, một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhằm đáp ứng và thỏa mân nhu cầu tỉnh thần của con người Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ấy có sức
lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, cốt cách của
bao thế hệ người Việt, đồng thời phản ánh quá trình lao động, chiến đấu của
Trang 6hóa lễ hội là nhu cầu thiết yếu, lớn lao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng Xét về mặt thời gian, chúng ta có thể coi lễ hội như một kho sử liệu lịch sử khổng lồ Hoạt động của những lễ hội ở các di tích gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của chính bản thân nó Những hoạt động đó bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần suy tôn: các vị tiên, phật, thần thánh đó là những nhiên thần và nhân thần Xét đến cùng đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của những người anh hùng khai phá và xây dựng, những người anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công
dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, trừ ác thú, chữa bệnh cứu người, hoặc
những đắng thiêng liêng giúp con người hướng thiện, tạo dựng một cuộc sống
tốt lành yên vui
Những giá trị văn hóa của các di tích không chỉ là di sản lịch sử, di sản
văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc mà còn là giá trị thực tế của cư dân, là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội Hơn thế nữa văn hóa còn là một trong những hoạt động thấy được sự giao lưu, hội nhập kinh tế - văn hóa- xã hội giữa các công đồng, các vùng miền, các quốc gia trong khu
vực và quốc tế
Trong công cuộc đổi mới đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các di tích là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng và phát triển nên văn hóa bản địa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Thăng Long- Hà Nội là vùng đất văn hiến, mảnh đắt kết tỉnh những giá
trị văn hóa tiêu biêu của đất nước, nơi bảo lưu được nhiều hình thức sinh hoạt
văn hóa của dân tộc, mà tiêu biểu phải kể đến những sinh hoạt văn hóa dân gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đây cũng chính là những hình thức sinh hoạt văn hóa điển hình ở thủ đô nhất là những vùng ven
Trang 7Di tích đình Thị Cắm và đình Hòe Thị thờ thành hoàng Phan Tây Nhạc là một cụm di tích đặc sắc của vùng miền Thăng Long- Hà Nội Trong cụm di tích này với nội dung chính là nơi tôn thờ Phan Tây Nhạc là thành hoàng làng để phản ánh nhu cầu xã hội lúc bấy giờ, ngoài ra ở các di tích này nó còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, các tri thức văn hóa dân gian Đặc biệt, nó gắn liền với tín ngưỡng thờ “thần” mà thần đá hay “thần nông nghiệp” được xếp trong các thần thuộc hào khí anh linh có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của cư dân lâu đời ở nước ta, chính là tín ngưỡng nông nghiệp Từ đó tín ngưỡng, tri thức dân gian dần dần nghỉ lễ hóa và trở thành nghỉ lễ cung đình và đảo lại nó phản ánh sức sống tiềm tàng của trí thức dân gian, biểu hiện sức mạnh vật chất, tỉnh thần dân tộc Qua khảo sát thực tế cụm di tích thờ thành hoàng Phan Tây Nhạc tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội chúng ta thấy rất rõ điều đó
Di tích thờ thành hoàng Phan Tây Nhạc cũng khơng nằm ngồi hệ thống các di tích thờ thần khác ở Việt Nam, nó cũng không vượt ra ngoài
hằng số của lich sử văn hóa Việt Nam cổ truyền là nông nghiệp- nông thôn Ngày nay, nối tiếp dòng chảy lich sử, những giá trị của di tích vẫn được duy trì nhưng có những nghỉ thức đã được lược giảm di rất nhiều Hiện nay những di tích này đã gắn kết chặt ch với người dân của xã Xuân Phương, những giá trị của những di tích ấy đã góp phần làm nên giá trị của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Từ Liêm nói riêng và Việt Nam nói chung
Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải bảo vệ những giá trị vô giá mà cha ông để lại Việc phát hiện và lưu giữ quá khứ tốt đẹp cũng là một cách để làm cho hiện tại và tương lai của chúng ta giàu ý nghĩa và vững chắc hơn Đó cũng là đường lối đúng đắn mà Đảng và
Trang 8Voi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở các di tích trong thời hiện đại, tôi đã mạnh dan chon dé tài Giá trị văn hóa đình Thị Cấm và đình Hòe Thị (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành văn hóa học của mình
Hiện tại ở huyện Từ Liêm, tôi chỉ thấy duy nhất có hai di tích này của cùng một xã (Xuân Phương- Hà Nội) thờ chung vị thành hoàng Phan Tây Nhạc
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số đề tài nghiên cứu và tìm hiểu những giá trị văn hóa của các di tích được thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau Trong đó có một số công trình nghiên cứu có liên quan tới di tích này như: tập số 15 của bộ Bách khoa thư Hà Nội Ở tập sách này mức độ đề cập tới di tích chỉ mang tính giới thiệu sơ lược Hai hồ sơ xếp hạng di tích đình Thị Cắm và đình Hòe Thị nhưng thiên về hiện trạng và đã có từ rất lâu Có hai khóa luận tốt nghiệp đại học là Tìm
hiểu di tích đình Thị Cấm và Tìm hiểu di tích đình Hòe Thị nhưng mức độ
nghiên cứu chỉ đề cập nhiều tới việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
Nhìn chung những tác phẩm, công trình kể trên đã bước đầu đề cập đến thành hoàng Phan Tây Nhạc, nhưng chưa một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về
tổng thể giá trị văn hóa và đặc biệt là sự phụng thờ có tính chất hệ thống thờ
thành hoàng một cách cụ thẻ 3 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá giá trị văn hóa đình Thị Cắm
và Hòe Thị (xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội), từ đó có những ý
kiến đề xuất cho các cắp lãnh đạo, quản lý các biện pháp bảo tồn và phát huy
Trang 94 Đấi tượng và phạm vì nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là đình Thị Cắm và đình Hòe
Thị xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội từ khi hình thành cho đến nay Luận văn nghiên cứu giá trị văn hóa đình Thị Cấm và dinh Hoe Thị
trong không gian lịch sử văn hóa xã Xuân Phương- Từ Liêm- Hà Nội 5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là khảo sát thực tế tại chỗ để đánh giá những giá trị văn hóa còn tiềm ẩn ở những di tích này
~ Vận dụng triệt để quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng để xây dựng, tổ chức gìn giữ tốt hơn những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần thực hiện tốt nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của các khoa
học khác như: dân tộc học, Hán nôm, kiến trú, bảo tàng học, bảo tồn di tích ~ Ngoài ra, luận văn thừa kế kết quả nghiên cứu về di tích có liên quan để so sánh, làm rõ những nét đặc sắc của hai di tích này cũng như sự gắn kết của nó với các hiện tượng văn hóa dân gian làng xã
6 Đồng góp của luận văn
Luận văn là công trình tập hợp tư liệu giới thiệu, nghiên cứu có hệ thống về hai di tích thờ thành hoàng Phan Tây Nhạc xã Xuân Phương- Từ Liêm- Hà Nội Luận văn cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo giúp những ai quan tâm tới giá trị văn hóa di tích thờ thành hoàng Phan Tây Nhạc
Trang 10Luận văn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ thời xa xưa mà cha ông ta để lại
7 Bồ cục luận văn
'Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chương
Chương 1: Tổng quan về xã Xuân Phương và lịch sử đình Thị Cắm, đình Hòe Thị
Trang 11CHUONG 1
TONG QUAN VE XA XUAN PHUONG VA LICH SU
ĐÌNH HÒE THỊ INH TH] CÁM,
1.1.Tổng quan về xã Xuân Phuong
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xuân Phương tên cũ là Hương Canh (làng Canh) là vùng đất cổ phía tây ngoại thành Hà Nội Trong lịch sử Xuân Phương đã nhiều lần thay đổi tên gọi và đơn vị hành chính Thời Trần xã Xuân Phương thuộc lộ Quốc Oai Nam 1469 Xuân Phương thuộc về Thừa tuyên Sơn Tây Thời Lê Trung Hưng, xã có tên là Hương Canh thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trắn Sơn Tây Đến năm 1831 huyện Từ Liêm (gồm cả Hương Canh) thuộc về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội Sách Hà Nội địa bạ (viết năm 1866) và Đồng Khánh dư địa chí (do Quốc sử quán triều Nguyễn in năm 1888) có ghi: xã Hương Canh thuộc tổng Hương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội
Cuối thế kỷ 19, tên xã và tổng Hương Canh đổi thành Phương Canh (sách Danh mục làng xã Hà Nội do nhà Kinh Lược Bắc Kỳ soạn năm 1890 có ghỉ như vậy) Năm 1902 Phương Canh và toàn bộ phủ Hoài Đức thuộc về tỉnh Hà Đông Sau năm 1945 xã Phương Canh lại đổi thành Xuân Thủy, năm 1959 đổi thành xã Xuân Phương, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Đông, đến 1961 sát nhập vào huyện Từ Liêm, thuộc ngoại thành Hà Nội cho đến ngày nay
Trang 12Nam cach trung tâm Hà Nội khoảng 15km, từ Cầu Giấy, theo quốc lộ 32 đến Cầu Diễn rẽ trái, theo đường Xuân Phương chừng 2km là vào thẳng các khu di tích trong xã
Xuân Phương có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua Đường quốc lộ 32 chạy từ Hà Nội lên Sơn Tây, ngang qua xã theo hướng đông- tây nối với thủ đô và khu vực trung du Tây Bắc đất nước Đường tỉnh lộ 70 chạy từ Hà Đông lên thị trắn Nhỗn qua xã Xuân Phương theo hướng bắc- nam Về đường thủy, con sông Nhuệ chạy men phía đông của xã, ngược lên phía bắc ra sông Hồng, xuôi về hạ lưu hướng xuống thị xã Hà Đông và về tận cầu Rẽ Con sông Nhuệ ngày nay hẹp và nước cạn, thế nhưng ngày xưa nước sông khá sâu, sách Hà Nội Sơn Xuyên Phong Vực viết năm 1887 có ghỉ: “Sông Nhuệ còn có tên là sông Đỗ Động chảy đến Phú Diễn, Xuân Canh, nước sông khá sâu” [43, tr.22]
Về khí hậu, Xuân Phương có chung đặc điểm thời tiết Hà Nội nói chung : nóng âm, mưa nhiều Sách Đồng Khánh Dư Địa Chí viết:
Khí hậu ở đây, tháng giêng, hai, ba, ấm áp có mưa phùn, các tháng 4,5,6,7 nắng nóng, thường có mưa rào, nước sông dâng cao Tháng 8 mát dịu, nhiều mưa, thỉnh thoảng có bão Tháng 9, ít mưa, nước sông rút dần Tháng 10 đến đầu tháng chap gió bắc rét lạnh [43, tr.26]
Nam 6 vi tri dia lý tự nhiên khá thuận lợi như vậy, Xuân Phương có nhiều điều kiện để giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa với nhiều vùng miền khác nhau
Trang 13qua đây Đến làng Thị Cấm ông hỏi chuyện một người đàn bà, người đàn bà này sợ hãi không dám nói gì, ông buột miệng nói: “Thị Cắm” (người đàn bà câm ) Chạy sang làng dưới, ông gặp một người đàn bà chỉ cười cũng không
nói gì, ông nói: “ Hòe Thị” (người đàn bà cười) Từ đó thành tên hai làng
1.1.2 Dân cư và truyền thống lịch sử
Xuân Phương là mảnh đất cổ, nằm trong dòng chảy văn hóa Sơn Tây- Thang Long nên có một bề dày truyền thống đậm bản sắc, góp phần tạo dựng văn hóa Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến Di chỉ khảo cổ học ở cánh đồng Ngọa Long hay còn gọi là cánh đồng Trầm (nay thuộc xã Minh Khai) cách Xuân Phương gần 2km, tìm được những di vật có niên đại từ đầu thời đại đồ đồng thau (khoảng 4000 năm trước đây) chứng minh khu vực này đã có cư đân đến tụ cư từ rất sớm Mảnh đắt này thấm đượm bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống lịch sử, văn hóa, lao động sản xuất, được tích lũy từ ngàn đời không ngừng chảy trong mỗi thế hệ người dân nơi đây Theo thần phả ở hai đình Thị Cắm và đình Hòe Thị thì từ đời Hùng Vương đây là mảnh đất trù
phú, cây cỏ tốt tươi, phong tục thuần hậu Một vị tướng của Tản Viên sơn
thánh là Phan Tây Nhạc đã chọn nơi đây xây dựng Tây Hành Cung để sống
cùng ba bà vợ và đã trở thành thành hoàng của hai làng Thị Cầm và Hoe Thi
Sau này đến thời Lý Nam Đề vùng đất này lại gắn với các truyền thuyết liên quan đến các vị tướng của nhà nước Vạn Xuân, như việc tướng Lý Phục Man đánh giặc đi qua làng
Xuân Phương từ xưa đến nay, luôn gắn với lịch sử mảnh đất và con người của huyện Từ Liêm Từ Liêm là vùng đất cổ, nằm ngay sát với kinh thành Thăng Long, với hệ thống giao thông thủy , bộ thuận tiện, sách “Kiến
văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn cho biết cái tên Từ Liêm được đặt từ những
Trang 14Long trở thành kinh thành của nước Đại Việt (1010), mọi biến cố chính trị, văn hóa đều có tác động đến Từ Liêm Những khi Thăng Long bị giặc ngoại xâm, thì Từ Liêm là nơi tập trung quân để giải phóng thủ đô Năm 1789, Quang Trung da bí mật đưa quân ra tập trung ở Mễ Trì, Nhân Mục và Phùng Khoang để đánh quân Thanh ở Đống Đa Sang thế kỷ 19, Hoàng Kế Viêm đã tụ quân ở đây rồi đánh hai trận ở Cầu Giấy nỗi tiếng năm 1873 và 1883 Nói về những sự kiện lịch sử thời kỳ này, Hà Thành thất thủ cả (viết năm
1873) có câu
“ Ông Tham Tôn tức sự khởi hành
Dem quan về đóng Diễn, Canh”
(Tham Tôn khi ấy chính là Tham Tán quân vụ Tôn Thất Thuyết) Nói về thể hiểm của huyện Từ Liêm, trong bản tấu gửi vua Minh Mệnh
năm 1832, tổng đốc Hà Nội viết : “ Tir Liêm là một huyện lớn, đắt rộng, dân
nhiều, tiếp giáp đầu xứ Tây Bắc, thực là xung yếu Công việc tuần phòng phải rất được coi trọng.” Sang thế kỷ 20 nhân dân Xuân Phương lại tiếp nói
truyền thống yêu nước của cha ông, viết tiếp lên truyền thống lịch sử
'Năm1930 đồng chí Lều Thọ Nam, thành ủy viên thành ủy Hà Nội, đã về đây tuyên truyền và xây dựng tổ chức cách mạng Ngày 1.5.1930 các hội viên Nông hội đỏ đã treo cờ đỏ búa liềm ngay tại cây đa đình làng Hòe Thị và ở ngã tư Canh
Tại chợ Canh cũng có một cây đề, trong kháng chiến chống Pháp, đã diễn ra một sự kiện quan trọng của địa phương Tại đây, thực dân Pháp đã bắt, tra tấn và xử tử đồng chí Nguyễn Thị Hoài- nguyên bí thư phụ nữ cứu quốc xã
Trang 151.1.3 Đặc điểm kinh tế
Là vùng đất gắn với nhiều huyền thoại, sự tích về các vị thần, xung
quanh khu vực Hồ Tây, sông Tô Lịch, không những thế, Từ Liêm còn là vùng đất có nhiều làng nghề nỗi tiếng, mà chắc rằng khi nói đến một trong những sản vật ấy người ta sẽ nhắc ngay tới Thăng Long- Hà Nội như: Cốm làng Vòng, cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, nghề rèn ở Hoe Thị Nhân dân xã Xuân Phương có truyền thống lao động cần cù Nhiều sản vật địa phương đã trở nên nỗi tiếng và được ca ngợi khắp nơi trong cả nước
Cam Canh là một sản phẩm nông nghiệp nỗi tiếng của địa phương, cam Canh nỗi tiếng quả nhỏ, vỏ mỏng, chín ngọt và thơm
Ngọt thay cái quả cam vàng 'Vừa thơm vừa mát hãy còn trong Canh
Trang 16“The La, lụa Van, vải Canh” hay *Sồi Ải, vải Canh”
Những sản phẩm làm ra được đem bán khắp nơi trong vùng, trong lễ hội đình làng Hòe Thị ngày trước vẫn còn tổ chức thi dệt vải giữa các giáp trong làng với nhau để tưởng nhớ công ơn của vợ chồng Phan Tây Nhạc đại vương và mong muốn cho nghề vải mãi phát triển Bên cạnh nghề dệt vải là
nghề thêu như ca dao cổ đã ca ngợi
“Ở Canh vẽ gắm thêu hoa Ve con rồng bạch đem ra cửa đền”
Không chỉ có vậy nghề làm thuốc, lò rèn, vàng, bạc cũng phát đạt Người dan Thi Cém va Hòe Thị còn vào trong kinh ky dé buôn bán, góp phần tạo nên những phố buôn nỗi tiếng như phố Hàng Bạc (chuyên chế tác bạc), phố Sinh Từ (chuyên bán dao kéo), phố Lò Rèn, phố Hàng Thiếc (chuyên bán đồ da dụng bằng thiếc) Người làng Canh còn lập hẳn một ngôi đình tại số 1 Lò Rèn để người dân ra Hà Nội làm thợ đến tế lễ Đặc biệt, nghề rèn là nghề phát triển hơn cả Ca dao xưa có câu:
Chợ Canh lắm bạc nhiều tiền Trai gidi nghề rèn, gái lai đảm đang
Câu ca dao kể về con trai làng Canh ai cũng biết rèn và rất giỏi giang không kém cỏi nơi nào Các cô gái Canh đảm đang từ xưa, nấu cơm để quân đi giết giặc, đến khi thái bình các cô được Hoa Dung công chúa — vợ của tướng Phan Tây Nhạc thời Hùng Vương dạy nghề dệt vải
Trang 17Tương truyền khi tướng quân Phan Tây Nhạc đóng quân tại làng, người ra lệnh cho binh lính phải rèn vũ khí, Hòe Thị có nhiều người học được và truyền lại cho con cháu
Cũng có truyền thuyết kể rằng, họ Nguyễn Đăng là một chỉ từ Nông Cống mang nghề ra Thăng Long và lập thành làng nghề Hiện nay ở các xóm tai Hòe Thị vẫn còn hậu duệ
Cũng có truyền thuyết kể rằng từ thời Hùng Vương thứ sáu, người dân nơi đây đã biết nghề rèn Vua Hùng đã trưng tập các thợ giỏi về Phù Đồng, để rèn áo giáp sắt, ngựa sắt cho Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân Lịch sử nước Đại Việt cũng cho biết vào thời Hồ Quý Ly, ta rèn được cả súng thần cơ theo thiết kế của Hồ Nguyên Trường Khi nhà Minh xâm chiếm Đại Việt đã
bắt hết thợ giỏi và cắm dân dùng sắt, nhưng khi Bình Định Vương khởi nghĩa
vẫn có thợ giỏi làng Canh tham gia, nghĩa quân tiến về giải phóng kinh đô Sơ qua về nghề rèn như vậy để thấy dù ở đâu, thời đại nào người thợ tài hoa vẫn
làm chủ được nghề và đáp ứng được yêu cầu của thị trường
Khi xưa, đường 32 chưa làm, đường thiên lý đi qua vùng Canh, nên thợ rèn làng Canh nhanh chóng hội nhập vào đất Thăng Long làm các hàng đồ sắt phục vụ sinh hoạt phố phường và cung đình
Các sản phẩm sinh hoạt, nông cụ như : cuốc, mai, liềm, hái, răng bừa, đao kéo được trao đổi buôn bán tới nhiều vùng trong cả nước, phục vụ đời sống nhân dân Cuối thé ky 19, các sản phẩm rèn của làng đã được trưng bày ở hội đấu xảo bên nước Pháp Đã có câu ca dao
“Ludi dao sáng loáng lòng gang thép
Trang 18Bí quyết của nghề rèn truyền thống, trình độ kỹ thuật đạt tới mức tỉnh
xảo là người thợ làm chủ được nguyên liệu, nhiệt độ nung, cách uốn, vuốt,
pha sắt thép, đột, đập, khoan, cắt trong lúc đang rèn đỏ Tiếng búa của người
thợ cả lúc nhặt, lúc khoan, lúc đập, chắc chắn từng nhát mạnh vào vật rèn, bắt
thép phải vào khuôn phép Nghề rèn được phân đơn vị theo lò Mỗi lò bốn người người bễ, người cặp và hai người quai búa Người cặp có kỹ thuật cao hơn cả, họ nhìn mắt biết được lửa non hay lửa già và thường là chủ lò Người thổi bễ cũng đóng vai trò quan trọng, bàn tay ù thổi như cái van hơi khi nào dồn lửa, khi nào đừng họ đều biết cả Người học việc thường là quai búa, búa có nhiều loại, đánh nẻ, đánh quai, đánh tay cằm búa thì dé nhưng quai búa thì khó
'Nghề gò hàn thiếc, tráng gương, cắt kính, đòi hỏi người thợ phải khỏe mạnh, khéo tay làm từ những chiếc đèn nhỏ, đến chiếc thùng tưới rau, thùng gánh nước, chậu, xô, khung kính, gương, tủ Ở phố Lò Rèn và phố Hàng TThiếc đa phần là người dân Hòe Thị ra buôn bán góp phần tạo dựng và tô đẹp thêm cho đời sống kinh tế, văn hóa của Thăng Long- Hà Nội xưa Các hiệu
Sinh Tài, Sinh Lợi nỗi tiếng ở đất Hà Thành đều là dân Hòe Thị Điều đó
chứng tỏ nghề thủ công ở đây phải đạt tới trình độ tỉnh xảo mới có thể đứng vững được ở Hà Nội
“Thị Cầm và Hòe Thị nói riêng, Xuân Phương nói chung xưa kia đã trở
thành nơi cung cấp thợ giỏi cho mảnh đất ngàn năm văn hiến
1.1.4 Truyền thống văn hóa- giáo dục
Xuân Phương còn có tên nôm là làng Canh, đây là một trong bồn vùng danh tiếng của huyện Từ Liêm xưa:
* Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”
Trang 19dân địa phương Từ xưa, dân làng đã có tục tách ruộng công gọi là “học điền” để cấp cho những ai đỗ kỳ thi hương, mỗi người năm sào, để thêm lương thực tiếp tục học hành thành tài Sự học đã và luôn được coi trọng, là công việc của mỗi cá nhân và cả của làng xã, làm cho vùng đất này thêm giàu có về bản sắc riêng của mình Truyền thống hiếu học ở địa phương thể hiện qua nhiều tắm sương học giỏi và đỗ đạt cao Dưới thời phong kiến toàn xã có bốn mươi hai người thi đỗ từ Thám Hoa đến Tú Tài Ghi chép về phong tục của làng, sách Đồng Khánh dư địa chí cho biết : * có nhiều nhà khoa bảng nên tương đối hào hoa, phong nhã °[22.tr.34] Làng Thị Cắm có họ Bài, nỗi tiếng nhiều về đỗ đạt như : Bùi Doãn Đốc (đỗ Bảng nhãn năm 1535), Bùi Đình Viêm (đỗ ‘Tham Hoa năm 1659) Làng Hòe Thị có họ Nguyễn như : Nguyễn Binh Đức đỗ đầu khoa thi Hội năm Giáp Tuất (1524), thời Lê Cung Hoàng làm tới chức Thiếu Phó Liêm quận công và Nguyễn Phi Thứ dỗ tiến sỹ khoa Hoành Từ Họ Khúc có Khúc Thành đỗ cử nhân, các con ông là Khúc Kiếm, Khúc Bình đều đỗ tú tài Rất nhiều người làm chức huấn đạo, đốc học, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, có những nhà ngoại giao tài ba như Nguyễn Nhân Uyên, đỗ tiến sỹ khoa thi 1565 làm chánh sứ, nhiều lần di giao thiệp với nhà Minh Nhiều người đỗ đạt nhưng không làm quan mà ở nhà dạy học như: nhà giáo Vũ Trác, hồi nhỏ rất thông minh, hiếu học nhưng nhà nghèo, dù khó khăn đến mấy cũng tìm cách để học, dù có đi xa đến hàng vạn dặm cũng không nản
Nhiều lần tô
Trang 20
đất cổ xưa, đã có bao con người làm rạng rỡ cho lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc vào cuối thé ky 18, người trong làng Hòe Thị là Vũ Thưởng, lập chiến công lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long nên được phong tướng Võ Bá Trong sắc phong năm Quang Trung thứ hai (1789) nhà vua đã khen thưởng Vũ Thưởng “ Tráng sỹ dũng mãnh, trăm trận đánh đâu được đấy, thưởng là Võ Bá” (theo Vũ Gia thế phả) Rồi đến phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1905 trong xã có ông tú tài Vũ Hán đã từng tham gia hoạt động và mời cụ Phan Chu Trinh về Hòe Thị diễn
thuyết, cô vũ tỉnh thần yêu nước, canh tân đất nước
Sang thế kỷ XX Hòe Thị là quê hương của nhiều nhà cách mạng, danh nhân đất nước như: đồng chí Xuân Thủy, đồng chí Trần Duy Hưng Những đóng góp của các ông, được nhân dân, nhà nước ghi nhận, tên tuổi của các ông được nhà nước chọn đặt tên cho hai con đường lớn thuộc quận Cầu Giấy ( vốn xưa kia cũng là đất Từ Liêm)
Đồng chí Xuân Thủy sinh ngày 2 tháng 9 năm 1912 tại thon Hoe Thi, xã Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, ông mất ngày 18 tháng 6 năm 1985 Ông tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, làm ký giả từ thập niên 1930, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932 Xuân Thủy làm báo và viết thơ từ thời Pháp và dùng báo chí như là một thứ vũ khí để hoạt động cách mạng Ngay trong thời kỳ bị giam tại nhà tủ Sơn La, ông cùng Trần Huy Liệu vẫn ra một tờ báo bí mật hai tháng một kỳ có tên gọi là Sudi Reo Ông tham gia làm báo Cứu Quốc, tờ báo của Tổng bộ Việt Minh từ thời kỳ bí
mật khi tờ báo còn đặt ở Núi Thầy (1944)
Trang 21Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1949 Ông cũng là nhà báo Việt Nam tham gia vào Ban Chấp hành của Tổ chức Nhà báo Quốc tế Ol!
Xuân Thủy còn là một nhà thơ và ông cũng dịch nhiều thơ Ông là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tên gọi là
*Rằm tháng Giêng” Các bài thơ của ông có trong 7uuyền đập Xuân Thúy:
Tác phẩm cuối cùng của ông là tập hồi ký Ahững chặng đường báo Cứu quốc Xuân Thủy gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1941 Từ năm 1938 đến năm 1943, ông bị Pháp bất giam nhiều lần Sau khi rời báo Cứu Quốc, ông tiếp tục tham gia nhiều hoạt động của Đảng, là Ủy viên thường trực Thường vụ Tổng bộ Việt Minh (1948 - 1950) và từng là trưởng ban của nhiều ban Trung ương Đảng Ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm tháng 4 năm 1963 đến tháng 4 năm 1965 Ông là người góp phần tích cực vào thành công của Hiệp định Hòa bình Paris với vai trò là Trưởng đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa (ông giữ vai trò này từ năm
1968 cho đến khi hiệp định được ký kết 1973 với hàm Bộ trưởng),
Ông liên tục là đại biểu Quốc hội khóa I (1946) đến khóa VII và giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ khóa II cho đến khóa VII (1960-1985) Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Tổng Thư ký năm 1981-1985
Ông là cán bộ chủ chốt của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam từ năm 1945 đến khi mất: Trưởng ban Thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Liên Việt, sau là Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1951- 1963); Bí thư Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, liên tục là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trang 221960 đến 1982 Năm 1968 được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng và giữ cương vị này cho đến năm 1982
Ngoài ra, trong thời gian từ năm 1968 đến năm 1982 ông còn đảm nhiệm những chức vụ : Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Trưởng ban
cán sự Đảng ngoài nước, Trưởng ban hoạt động quốc tế của Trung ương Đảng, Trưởng ban công tác Miễn Tây, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận
Trung ương
Đồng chí Trần Duy Hưng sinh ngày 16 tháng 1 năm 1912, mắt ngày 2 tháng 10 năm 1988, tên thật là Phạm Thư, sinh ở xóm chùa, thôn Hòe Thị, nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội Ông tích cực tham gia các phong trào xã hội và có uy tín trong giới thanh niên, nhân sỹ, trí thức thời đó Ông là lãnh tụ của phong trào Hướng đạo sinh Bắc Kỳ dưới sự dẫn dắt của Hoàng Đạo Thúy Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông cùng các đồng chí của mình thường về các vùng chợ quê hát các bài ca cách mạng và diễn thuyết Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Bảo Đại đã mời ông ra làm Bộ Trưởng Bộ Thanh niên nhưng ông từ chối Từ tháng 8 năm 1945, ông là chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội rồi làm Thị trưởng Hà Nội - người Thị trưởng đầu tiên của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Trên cương
vị ngọn cờ của chính quyền mới Ông là người tích cực đi đầu trong cuộc
chiến cứu đói và chống giặc dốt thời đó Năm 1946, ông là đại biểu quốc hội khóa I, Thứ Trưởng Bộ nội vụ (tháng 4 năm 1947), Thứ Trưởng Bộ Y tế (tháng 6 năm 1954) Ông tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Ủy Ban hành chính (sau này là Ủy Ban nhân dân) Thành phố Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1977
Trang 23mô hình nhà lắp ghép rồi từ đó nhân ra các tỉnh Ông cũng là người tận dụng triệt để hàng ngũ trí thức tư sản trong công cuộc phát triển thành phố Ông, cũng là người dám đột phá với những chủ trương không dễ dàng vào thời đó như: vào thập niên 1960, Trần Duy Hưng chủ trương bán nhà phân phối cho cán bộ Khi hàng hóa khan hiểm trong chiến tranh chống Mỹ, ông đã để cho
tư nhân sản xuất thủ công một số mặt hàng thiết yếu trở lại Ông còn là người
thị trưởng với tầm nhìn của tương lai Suốt trong thời gian ông làm chủ tịch, quy hoạch tổng thê thành phố luôn được tơn trọng Ơng ơm ấp ý tưởng biến
sông Hồng trở thành một thực thế của Hà Nội
Trần Duy Hưng là một người sống giản dị, luôn tận tụy với dan Ong luôn có mặt, động viên kịp thời người dân trên chính các khu phố bị bom Mỹ tàn phá như Khâm Thiên, An Dương, Bạch Mai, ngay cả trong 12 ngày đêm của trận chiến Điện Biên Phủ trên không lịch sử tháng 12 năm 1972
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: “một con người của nhân dân, vì nhân dân; là một tri thức để lại tắm gương sáng cho các thế hệ tri thức cả
hôm nay và mai sau học tập, noi theo”
Nỗi tiếng trên lĩnh vực văn hóa là nhà văn Trúc Khê, tên thật là Ngô Văn Triện, các bút danh khác là: Cảm Khê, Kim Thượng, Đỗ Giang, Khâm Trai, Ngô Sơn, Hạo Nhiên Đình Ông là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng, Việt Nam
Trúc Khê sinh ngày 22 tháng 5 năm 1901 trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ công ở thôn Thị Cắm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, Hà
Nội Năm lên 6 tuổi, ông học chữ Hán với một ông đồ Năm 11 tuổi, ông học
Trang 24
tờ Trung Bắc tân văn Năm 1927 ông gặp Phạm Tuấn Tài với nhóm Nam Đồng Thư Xã; rồi sau nữa, khi Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập, ông theo đảng phái này Ông hoạt động chính trị cho đến năm 1929, thì bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội) Ra tù, ông theo hẵn nghề báo, đã viết cho các tờ: Thực nghiệm dân báo (1926-1928), tạp chí văn học (1932-1933), làm chủ bút báo Bắc Hà (1933) Từ năm 1935, ông chuyên viết cho Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn Từ năm 1941, ông còn viết cho báo Nước Nam, Đông Tây, Ích Hữu, Dân báo, Khuyến học, Tri Tân, Quốc gia, Truyền bá, Thương Mại, Đông phương nhật báo Từ năm 1937 đến năm
1945, ông đã trước tác, dịch thuật và biên khảo khoảng 60 cuồn sách
Ngồi ra, ơng cịn tham gia sang lập Trúc Khê thư cục (1933) Năm 1941 đến năm 1945, ông tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ tại Hà Nội Nam 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình tản cư lên huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Ở đây ông lâm bệnh nặng rồi mắt ngày 26 tháng 8 năm 1947 Năm 2005, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt tên phố Trúc Khê cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa Trong hơn 20 năm cầm bút Trúc Khê đã để lại gần 60 tác phẩm,
không kể các bài bình luận, biên khảo đăng rải rác trên các báo
Trang 25hóa vật chất cũng như tỉnh thần Sự xuất hiện của nhiều nhà thờ họ ở đây, cũng thể hiện nơi đây có phong tục thuần hậu Đời sống con người nẻ nếp, gia phong, thể hiện một truyền thống hiểu học, lấy việc học làm cách mở mang với đời, điều này không phải làng quê nào cũng làm được
'Vùng đất Xuân Phương có bề dầy truyền thống văn hóa từ xưa đến nay Những phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương được thể hiện trong bản
hương ước lập vào tháng 2 năm 1936 với những quy định vẻ việc sưu thuế, thu chỉ, kiện cáo, tuần phiên, vệ sinh, cứu ứng, giao thiệp, giáo dục, tang ma, cưới cheo, tế lễ khao vọng, ngôi thứ đình làng Những ghi chép ấy cho thầy có nhiều phong tục tốt đẹp như tiết kiệm không bày đặt ăn uống để dân khỏi đóng góp nặng thêm trong các việc làng; muốn cho người làng khỏe mạnh, áp dụng vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh; dạy trẻ con có phổ thông học thức là nghĩa vụ của gia đình không ai được từ chối; tuần phiên phải chịu trách nhiệm về an ninh trật tự trong làng, để xảy ra trộm cắp phải đền bồi Bản hương ước cũng cho biết sự liên hệ mật thiết giữa hai lang Thi Cam va Hoe Thi voi những điều khoản áp dụng chung cho người dân của hai làng như việc ngụ cư,
ky tang,
Xuân Phương là mảnh đất trù phú, mang đậm bản sắn văn hóa và được
bao bọc trong một không gian nhiều huyền tích, đã tạo cho nơi đây một sức cuốn hút mạnh mẽ Tắt cả được tích tụ và được thể hiện trong những ngôi đình trăm tuổi, khang trang lộng lẫy, mang trong mình những giá trị văn hóa
bất diệt
Ta có thể thấy đình Thị Cắm và đình Hòe Thị tồn tai trong không gian văn hóa linh thiêng của một vùng đất cổ, không những vậy mà còn có sự trù phú của mùa màng, gắn bó mật thiết với một cộng đồng dân cư, làng xã
Trang 261.2 Sơ lược lịch sử hai ngôi đình thờ Phan Tây Nhạc 1.2.1.Thần tích về thành hoàng Phan Tây Nhạc
Theo các nguồn tư liệu thành văn như thần phả, sắc phong và truyền thuyết dân gian đều ghi nhận sự có mặt của những nhân vật quan trọng thời Hùng Vương là Cổ mục phán quan Phan Tây Nhạc đại vương cùng ba bà vợ là Tả Phi Nhân công chúa, Hữu công chúa và Hoa Dung công chúa trong hai
ngôi đình Thi Cam và đình Hòe Thị tại Xuân Phuong
Theo cuốn Ngọc Phả do quan Hàn Lâm viện Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn vào đầu năm 1570 và quan Quản giám bách thần tri Sing Thiếu Khanh, Hùng Vĩnh Bá, Nguyễn Hiền soạn vào năm cảnh Hưng thứ 13
(1752) thì ở Hà Trung, Châu Ái (nay là Thanh Hóa) có gia đình ông bà họ Phan, tuổi ngoài bốn mươi, giàu có, thế lực mạnh mẽ, nhưng lại hiếm muộn
con cái Trong lòng thấy buồn bã không vui, một hôm nhân ngày giỗ tổ, ông bà nhìn nhau than thở: “không có con nối nghiệp là tôi lớn, vậy khư khư giữ của để làm gì” Thế là từ đó ông bà chăm lo làm nhiều việc nghĩa, chia phát gạo tiền, cứu giúp người nghèo và cầu tự nơi đền, miếu Một hôm đi lễ về, bà nằm mộng thầy một cụ già râu tóc bạc phơ, tướng mạo uy nghĩ, ngồi trên bàn thờ và mấy chục người mang gươm, vác kích, nghiêm chinh đứng hầu hai bên
tả, hữu Cụ già bảo rằng, bà sẽ sinh hạ được một cậu bé xinh xắn, làm rạng rỡ
tổ tông, phát huy danh tiếng trong thiên hạ, còn việc sớm hay muộn thì đã
được định, không nên lo nghĩ gì Bà tỉnh giấc mộng thì có thai, sau này sinh hạ được câu con trai mập mạp, tuấn tú, quả đúng như lời thần báo mộng Ông bà mừng lắm, bèn lập đàn tế cáo trời đất, quỷ thần Khi lớn lên cậu bé có tài năng xuất chúng, sức khỏe hơn người lại tinh thông các phép lục pháp, thần phu không ai sánh bằng, ông bà liền đặt tên là Nhạc Phan Nhạc nghe nói trên
Trang 27thần thánh uy phong lẫy lừng bèn tìm đến xin gặp Sau khi gặp gỡ, ông được Tản Viên giao cho giữ gìn mục lục của các vị thần, chức vị gọi là Cổ Mục
Phán Quan
Khi ấy, đất nước thái bình, vua Hùng Duệ Vương có hai người con gái đẹp là Tiên Dung công chúa đã được gả cho Chử Đồng Tử và công chúa
Tản Viên
Ngoc Hoa đương tuổi cập kê Nghe tin vua Hùng tổ chức kén rí
Sơn Thần và phán quan cùng di dự hội, với tài năng và đức độ hơn người của mình, Tản Viên Sơn Thần đã chiến thắng và trở thành phỏ mã, nhà vua thấy phán quan là người anh tài đặc biệt, phong độ hiên ngang nên vua yêu quý và sả ba người cháu gái của hoàng hậu làm vợ là Tả công chúa, Hữu công chúa và Hoa Dung công chúa
Sau khi trở về, Sơn Thánh và phán quan đi thăm thú đất nước, trên đường qua vùng đất mà ngày nay là Xuân Phương, phán quan thấy nhân dân vùng này cần cù, phong tục thuần hậu, cảnh quan tươi sáng bèn quyết định xây Tây Hành Cung để phán quan đón ba bà vợ đến ở Khi ở Thị Cắm và Hòe Thị vợ chồng phán quan đã dạy dân lễ nghỉ, sửa sang phong tục và canh tác
làm ăn nên được nhân dân yêu mến tôn làm Phan ông Tây Nhạc
Trang 28phán quan được vua phong cho làm Tây Nhạc đại vương, Tả công chúa là Tả
Phu Nhân, Hữu công chúa là Hữu hoàng hậu
Sau khi mắt, phán quan và ba bà vợ được tôn làm phúc thần, các triều vua tiếp theo đều phong sắc ban tặng “ hộ quốc tí dân”, “ muôn đời huyết thực”, * hương hỏa bất diệt Để tưởng nhớ những người có công với đất nước, bảo vệ và dạy dỗ dân làng, nhân dân địa phương đã tôn thờ phán quan cùng ba bà vợ của ơng làm thành hồng làng Những nghỉ thức thờ cùng, hành
lễ được cả dân làng duy trì và thực hiện rất thành kính, trang nghiêm
Có thể nhận thấy rằng hệ thống thần được thờ trong di tích liên quan đến thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Đồng nghĩa với việc này cho thấy đây là vùng đất cổ Hà Nội, còn bảo lưu được những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc Do tồn tại trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, nên sự tích các vị thần được thờ trong đình đượm màu huyền thoại Sự thật lich sử trong thần tích được gạn lọc và những giá trị đi liền với di tích sẽ là những đóng góp đáng kể trong việc đi tìm về ngọn nguồn của đời sống văn hóa dân tộc
1.2.2.Lịch sử hình thành và tồn tại hai ngôi đình thờ Phan Tây Nhạc tại xã Xuân Phương
Xã Xuân Phương có bốn thôn nhưng chỉ có hai thôn Thị Cấm và Hòc Thi cé di tích và lễ hội thờ thành hoàng Phan Tây Nhạc và các bà vợ của ông Những di tích ngày nay còn tồn tại là hai ngôi đình của hai làng Đình làng của hai thôn Thị Cắm và Höe Thị cũng nằm trong dòng phát triển của lịch sử
kiến trúc đình làng Việt Nam
Trang 29hóa chung của làng (nơi tổ chức các hoạt động lễ hội) Đình là nơi diễn ra các hoạt động hành chính của bộ máy quan lại địa phương (nơi chức dịch trong
làng họp bàn công việc, noi phat va, khao vọng ,
Là công trình kiến trúc dân gian, đình làng luôn tồn tại đa dạng về kiểu đáng kiến trúc qua nhiều thời kỳ biến động của lịch sử Bên cạnh đó, bố cục mặt bằng, trang trí điêu khắc đình cũng đa dạng không kém Đình làng Thi Cấm và đình làng Hòe Thị cũng không nằm ngoài các đặc điểm đó của đình
làng Việt Nam
Mỗi di tích khi ra đời cũng như trong quá trình tồn tại trùng tu sau này
dù trong thời gian nào đều phản ánh tư duy nghệ thuật, tình hình sinh hoạt công đồng làng xã trong một thời kỳ nhất định Bởi vậy khi tìm hiểu quá trình
tồn tại, sự thay đôi của di tích qua các giai đoạn là quá trình lần tìm về quá
khứ Mỗi mảng chạm khắc, mỗi kết cấu kiến trúc, mỗi dòng niên đại trên các
văn bản (bia đá, văn chuông, sắc phong, hay dòng chữ trên thượng lương kiến trúc ) còn lưu lại trong di tích đều được nghiên cứu cụ thẻ, dé qua đó biết được những tác động của con người đối với di tích
Đình làng Hòe Thị ban đầu còn có tên nôm là đình Dun, không có văn
bản hoặc đấu tích vật chất nào cho biết đình Hòe Thị được khởi dựng khi nào Những di vật cổ nhất ở đình là những sắc phong đời Lê Cảnh Hưng (1740-
1786) qua đó cho biết ít nhất đình đã tồn tại có thể từ cuối thế kỷ 17 đầu thể kỷ 18 nhưng cũng không rõ quy mô đình khi đó Dấu tích thực chứng về kiến trúc của đình Hòe Thị hiện nay còn biết được là dòng chữ Hán ở thượng lương hậu cung cho biết đình được trùng tu năm Duy Tân Canh Tuất (1910)
Nam 1997, đình có một đợt trùng tu Gần đây nhất năm 2004, đình lại được
Trang 30Đình làng Thị Cấm ban đầu ở bãi Si, là khu đất giữa làng, sau này được chuyển về chỗ hiện nay là một khu đất rộng ở rìa làng Cũng như đình Hòe Thị chúng ta không thể xác định được chính xác niên đại khởi dựng của đình Thị Cắm Di vật cổ còn tồn tại trong đình là sắc phong thần cho thành hoàng làng vào năm Vĩnh Thịnh thứ hai (1706) Ngoài ra ở đình còn một tắm bia đá ở ngoài hiên nhà tiền tế, bia có niên đại Cảnh Hưng nguyên niên (1740) Nội dung văn bia nói về việc bán đất, bán phần cửa đình thôn Thị Cắm Dựa vào sắc phong có niên đại đầu thé ky 18 và bia đình có niên đại nửa dầu thé ky 18, có thể nghĩ rằng đình làng Thị Cấm được khởi dựng vào cuối thế kỷ 17 dau thế kỷ 18 Tòa tiền tế của đình Thị Cắm vốn có kết cấu chịu lực bằng gỗ được dựng vào thế kỷ 19 nhưng ngày nay người ta cũng đã hạ giải và thay thế bằng vật liệu xi măng, sắt thép vào năm 1997, tòa phương đình được dựng năm 1936 Tòa hậu cung đình cũng không còn những yếu tố kiến trúc ban đầu Thay vào đó là những dấu tích của những lần trùng tu sau này Đặc biệt trên thượng lương đình có ghi năm trùng tu 1950 Quá giang của hai bộ vì ở hậu cung ghỉ năm trùng tu gần đây hơn - năm 2003
Đình Thị Cắm và đình Hòe Thị mặc dù mang dấu tích của nhiều lần thay đổi kiến trúc, các yếu tố gốc ban đầu không còn nhiều Tuy nhiên với những gì hiện còn vẫn nói lên được giá trị của hai ngôi đình trong đời sống văn hóa của cư dân địa phương Năm 1990 đình Thị Cắm và đình Hòe Thị được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bởi những giá trị nổi bật của nó
“Tiểu kết chương 1
Trang 31ngôi đình này nằm trong một không gian văn hóa cổ truyền của một vùng đất ven kinh đô Thăng Long
Vùng đất được hình thành khoảng tử 4000 năm trước đây và đã có những cư dân cổ sinh sống Trải qua năm tháng và những thăng trầm của lịch sử, nhân dân Xuân Phương là những người đã chứng kiến sự đổi thay trong đời sống kinh tế và văn hóa Truyền thống đánh giặc, tryền thống sản xuất,
truyền thống học tập đã tạo dựng cho Xuân Phương một sắc thái riêng tiềm
tàng của một vùng đất ven đô Những truyền thống ấy của nhân dân xã Xuân
Phương phan nao còn được tích tụ ở các di tích lịch sử văn hóa của các thôn
Va đặc biệt là ở đình hai làng Thị Cắm và Hòe Thị Được khởi dựng tương đối sớm có thể là từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 1§ và đã qua nhiều lần trùng tu, đình Thị Cắm và đình Hòe Thị đã để lại những giá trị nhiều mặt cho
các nhà nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau như: mỹ thuật, kiến trúc, khảo
cổ học, dân tộc học, lịch sử, địa lý
Trang 32CHƯƠNG 2
GIA TRI VAN HOA VAT THE DiNH TH] CAM VA DiNH HOE THI
2.1 Giá trị văn hóa vật thể đình Thị Cắm
2.1.1 Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể
Từ xưa đến nay, mỗi khi xây cất nhà cửa, cha ông ta đều coi trọng việc xem thế đắt, hướng nhà rồi mới bắt đầu làm Đối với các công trình tôn giáo như đình, chùa, đền, miễu công việc này đòi hỏi tính toán cẫn thận và chính xác cao hơn nữa Đình là một công trình tín ngưỡng quan trọng của làng, phải có một vị trí đẹp nhất trong làng về mặt phong thủy, phù hợp với chức năng sử dụng và đảm bảo thẩm mỹ công trình Thông thường ngôi đình được chọn dựng ở nơi cao ráo, như trên một gò đất, ụ đất không cứ phải ở giữa hoặc rìa làng Có thể nằm cạnh một con nước hoặc trước mặt là hồ hay sông Những yếu tố này kết hợp lại với nhau, tạo thành một điểm tụ khí thiêng của làng Ngôi đình nằm ở vị trí đó sẽ là “đắc địa”
Trang 33Phương Canh to, đẹp nên rất dễ nhận thấy Xung quanh đình là những ngôi nhà mới xây, hiện đại nhưng không làm lu mờ nếp nhà thấp của ngôi đình Phía sau, trong khuôn viên của đình là cây đa già trăm tuổi cao lừng lững như che chở, làm chỗ dựa cho ngôi đình Trong sân đình, cây xanh mát tỏa bóng, đặc biệt là hai cây đại trước cửa tòa nhà tiền tế khá cân xứng với những cành cây sần sùi, khỏe mạnh càng khiến cho ngôi đình thêm vững chãi, uy nghỉ
Dọc con đường làng to đẹp ấy, ta còn dễ dàng thấy ngôi đình nằm ở vị trí trung tâm so với các công trình kiến trúc thờ tự khác Đình nằm giữa văn chỉ, di tích Tây Hành Cung và các nhà thờ dòng họ của làng Hệ thống các kiến
trúc thờ tự này bỗ trợ đắc lực cho ngôi đình về mặt tâm linh, đồng thời cho ta
thấy hình ảnh Thị Cắm là một làng quê nề nếp, gia phong, hiếu học
Trang 342.1.2 Kiến trúc và trang trí
Kiến trúc cổ truyền của nước ta luôn có sự hài hòa về hình dáng tầm vóc với con người và tự nhiên, chứa đựng những giá trị nghệ thuật cao, kiến trúc và trang trí luôn có mồi quan hệ mật thiết Nếu kiến trúc là phần chịu lực cơ bản làm nên công trình thì phần điêu khắc là lớp ngoài trang điểm cho kiến trúc thêm đẹp, hấp dẫn, tránh sự thô cứng Qua các mảng điêu khắc, ta còn có
thể thấy lớp triết lý của cuộc sống, những ước vọng của con người
Đình Thị Cấm có lịch sử tồn tại từ rất lâu đời, đình có thể có niên đại khởi dựng vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 Từ đó đến nay, đình luôn được trùng tu, sửa chữa nên khối kiến trúc vật chất hiện còn chỉ là sản phẩm của
nền kiến trúc nghệ thuật mang phong cách Nguyễn muộn
Nghi môn: Được xây dựng bằng các cột trụ rất phổ biến trong kiến trúc thời Nguyễn, ba lối vào được tạo ra bởi khoảng cách của các trụ, hai trụ chính ở giữa, hai trụ nhỏ hai bên
Các cột trụ là thức cột vuông, có bốn mặt, cửa giữa rộng bốn mét được giới hạn bởi hai cột trụ lớn, có chiều cao 6,5m, cạnh ngang cột rộng 55cm
Cột lớn có kết cầu ba phần rõ rệt, phần đỉnh cột là hình phượng lá lật Dưới là các ô vuông đắp nỗi hình long, ly, quy, phượng, phần thân cột thể hiện các câu đối với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của đình làng và công ơn của vị thần thành hoàng trong đình Giữa thân và chân cột được đắp theo lối dật cấp, hai bên cột chính có hai khoảng tường cao 1,6m, rộng 2,2m nối đến hai cột phụ
Trang 35là Tả Nghỉ và Hữu Nghỉ Tả Nghỉ và Hữu Nghỉ được lợp ngói và dựng theo
kiểu hai tầng, tám mái, với chiều cao 32m Các góc mái có những đầu đao
cong lên, chiều ngang của Tả Hữu Nghỉ là 190cm Hệ thống cánh cổng được làm bằng sắt hình vòm cuốn Nghỉ môn là một bộ phận quan trọng cấu thành của di tích, nghỉ môn báo hiệu, khẳng định giới hạn vị trí và vị thế của ngôi đình, đây là một điểm có thể quan sát và nhận thấy được từ xa, thu hút sự quan tâm của mọi người Nghi môn với hình đáng một cổng cao, hai cổng thấp như hình ngọn núi ba đỉnh “tam sơn” nối trời với đất, nối âm với đương cho mn lồi sinh sôi nảy nở Qua nghỉ môn là đến một sân gạch rộng hình chữ nhật, sân được chia làm hai phần bởi một bức bình phong đặt giữa sân, tạm gọi là sân trong và sân ngoài Sân ngoài lát gạch đỏ, sân trong láng xỉ măng Là nơi dân làng tụ họp, trẻ em chơi đùa, nơi đáp ứng hoạt động lễ hội
hoặc hành chính của ngôi đình
Phía bên trái của sân có một nhà tảo mạc được xây mới trên nền ngôi
nhà tảo mạc cũ Nhà gồm bảy gian, chiều dài 17,5m, chiều rộng 4,5m, chiều
cao 4,7m Nền lát gạch vuông, tường bao xây kín hai bên hồi và sau lưng, phía trước đề thoáng Bộ vì và mái của ngôi nhà sử dụng bộ vì kèo dầm thép,
'bê tông và cột trồn
Giữa sân trong và sân ngoài là một bức bình phong, được làm bởi gạch và xi măng, chiều cao và chiều rộng của bình phong là 2,Im và 3,1m Mặt ngồi khơng trang trí, mặt trong đắp phù điêu hình cuốn thư, cuốn vào một thanh kiếm và một chiếc bút Trong lòng cuốn thư viết bồn chữ “ hộ quốc an dân”, trước mặt bình phong có lò hương hóa sớ, hai bên bình phong có hai cột trụ vuông Trên đỉnh trụ có gắn bông sen, bên dưới là lồng đèn rỗng, xung quanh là hệ thống cây cối tạo nên một khoảng vườn nhỏ cho di tích Bao quanh đó là hai hàng lan can cao 1,Im, rộng 2,1m, khoảng cách từ nghỉ môn
Trang 3615m, rộng 4,6m Kiểu dáng giống tảo mạc ngoài nhưng thấp hơn Nền gạch cũ không còn nguyên vẹn, sử dụng bộ vì gỗ, các chỉ tiết ăn mộng với nhau Day là nơi bà con nghỉ chân, tiếp khách trong dịp hội, nơi sửa soạn đỗ tế lễ trước khi dâng lên thành hoàng làng Niên đại nhà tảo mạc này năm 1943
Đi hết sân trong, là khối kiến trúc chính của đình Thị Cắm, trước hết là tòa đại đình Theo khảo sát trước đây tòa đại đình có kết câu kiến trúc khá quy mô, sáu bộ vì đỡ mái được làm theo hai dạng khác nhau Bốn vì giữa được làm theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng và bẩy hiên Kiểu vì này được tạo ra bởi hai kẻ chuyền đấu đầu dưới thượng lương, phần thân, kẻ ăn mộng qua đầu cột cái và cột quân Trên cột quân có bảy nhỏ lao ra đỡ ba khoảng hoành, cột quân phía trước cũng vươn ra một kẻ dài tới cột hiên để tạo ra hàng hiên rộng tương ứng với bảy khoảng hoành Giá chiêng được thể hiện bởi hai cột chốn đặt trên câu đầu, nối hai cột là một con rường ngắn, trên con rường có bức cốn nhỏ hình tam giác cân Hai mặt của cốn được chạm khắc tỉ mi hình con rồng, con phượng, long mã, hỗ phù Hệ thống xà, kẻ của các vì này được bào trơn, riêng đầu bẩy kẻ hiên được trang trí các hình rồng lá đơn giản Hai vì hồi làm kiểu thượng rường hạ kẻ Phần trên các con rường được chồng khít lên nhau tạo thành những cốn rường Bề mặt cồn được chạm khắc tỉ mi bằng kỹ thuật chạm bong kênh, chạm lộng nhiều lớp để bức chạm có chiều sâu Trên bộ vì bên phải, hai rường trên cùng trang tri hình rồng, phượng chầu mặt trời, bên dưới là mặt hỗ phủ lớn ngậm vành trăng Hai cồn của vì nách có các hình rồng, phượng, long, mã, lá lật, rồng cuốn thủy kết hợp với mây dải nước và sóng nước Vì bên trái có các đề tai rồng ổ, phượng, long, mã trên nền sóng bạc đầu, hai cồn nách trang trí các hình cá hóa rồng, rồng lá Liên kết sáu bộ vì là hệ thống xà đai, xà ngang, xà dọc chạy khắp năm gian nhà
Trang 37liệu khác Ta có thể thấy như sau: Hai bên nhà đại đình là hai con lân cao 2m
bằng xi măng đứng chầu vào nhau, tạo vẻ uy nghiêm, trang trọng cho ngôi đình Cạnh hai con lân là hai cây đại già cành lá to, mập như muốn ôm lấy ngôi đình, trông rất đẹp mắt Đại đình được xây tường gạch kiểu đầu hỏi bít
đốc tay ngai, mặt trước của hai tường hồi xây vượt qua hiên khoảng 2m, cho
ta thấy đây hoàn toàn là khối kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn Tay ngai được giới hạn bởi hai cột trụ cao gần tới nóc mái, đỉnh cột là hình phượng lá lật, rồi trang tri dé tài rồng cuộn và tứ linh Thân cột có đắp soi gờ kẻ chỉ ở cạnh cột, sau đó giật cấp bón lần thì đến chân Phía trên của hai tay ngai là hai cuốn thư có trang trí bông sen ở giữa Dưới cuốn thư là bờ gò có đắp soi gờ kẻ chỉ và
hai bức tranh khác nhau, một bên vẽ cây mai, một bên vẽ cây tùng Từ sân lên
đến đình phải bước qua một bậc tam cấp làm bằng xi măng Đại đình được
xây theo hình chữ “nhất” ( _ ), là ngôi nhà lớn năm gian, trên một mặt bằng, rộng rãi (chiều đài là 15m, chiều sâu 8,Šm, nhà tiền tế cao hơn mặt sân 60cm)
Mặt trước là cửa, phía sau để thống thơng với hậu cung Nền nhà đại đình được lát gạch hoa có các bục được tôn cao 30cm để làm chỗ ngồi cho các giáp mỗi khi có việc làng Hai gian hai bên đại đình được xây kín, chỉ mở hai cửa sổ tròn có đường kính 1,4m, bên trong là hình chữ thọ Cửa loại thượng song hạ bản, làm bằng gỗ lim Cửa được chia thành năm khoang theo chiều đọc
Khoang dưới dài 25cm, trang trí chữ triện tàu Khoang thứ hai dai SScm,
trang trí hình tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) Khoang ba dài 25cm, có chạm hình
hồ phù ngậm chữ thọ Khoang bốn dài 90cm, trang trí hình tứ linh (long, ly, quy, phượng) và hình nguyệt bọc chữ Thọ Khoang năm dài 30cm, là chấn song con tiện Phần bạo cửa trang trí lưỡng long chầu nguyệt Mỗi gian có một bộ gồm bồn cánh Hệ thống cột kèo tại tòa đại đình hiện nay được làm lại năm 1997 với chất liệu hiện đại thay cho chất liệu gỗ truyền thống nhưng kiểu
Trang 38Hệ thống mái được đổ bê tông, bên trên thì gắn ngói ta Bờ nóc thẳng, ở chính giữa đắp hình đôi rồng chầu quẳng sáng (lưỡng long chầu nguyệt)
Hai đầu bờ nóc đắp hai đầu kìm ngậm vào mái Các bờ dải về phía cuối có xây dật cấp, đắp các đường gờ, đường soi của mái lá, diềm lá tạo nên những đường nét duyên dáng, tương phản rõ nét với các nhà ở thôn xóm lân cận và lại hòa hợp với thiên nhiên, cây cối, hồ rộng, đồng ruộng mênh mông xung quanh Phía đầu hai mái là hai chiếc đèn lồng xây gạch Cửa võng của tòa đại đình làm bằng gỗ nhưng còn rất mới, trang trí rồng, phượng, hoa sen, hoa cúc, sơn son thiếp vàng Trên thượng lương cũng ghi lại năm 1997, nhân dân làng Thị Cắm đã góp tiền để xây dựng lại tòa đại đình của ngôi đình
Đơn vị kiến trúc thờ tự cuối cùng của đình là hậu cung, hậu cung hình chữ “đinh” ( _ ) chia ra là hai phần, phần ngoài là ba gian gọi là trung đình, phần trong chuôi vỗ gọi là hậu cung, ba gian trung đình có chiều ngang là 9m, dài 3m Tường xây theo kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai, bốn bộ vì được làm theo hai dạng khác nhau Hai vì giữa nối với hậu cung có kết cấu vì kèo giá chiêng chồng giường con nhị Hai vì hồi làm kiểu chồng rường - bảy hiên Trên quá giang có dòng chữ ghi 2003 tu sửa Trên thượng lương có ghi bốn giáp cùng tu sửa năm Canh Dần Hai hàng cột cái làm theo thức cột tròn đường kính 25cm, khoảng cách giữa hai cột cái là 2,1m Các con rường được chồng khít lên tạo thành những cồn rường Chỉ có trên mặt cốn trang trí long mã, vân mây, rồng ngậm chữ hi, hoa lá, sóng nước, đấu kê chạm trổ hoa sen với kỹ thuật chạm nỗi, bong kênh Hậu cung được lợp ngói, mặt trước của ba gian trung đình là cửa thượng song hạ bản, ván gió là các chắn song để thông
không khí và ánh sáng
Trang 39Cung cắm gồm ba gian, dài 6m, tường bao ba mặt, cắm cung gồm hai bộ vì, một bộ vì ngoài cùng thì bị thay bởi một hàng tường, bộ vi trong cùng không còn nguyên vẹn như trước nữa, chỉ còn bộ vì giữa còn nguyên vẹn theo kiểu giá chiêng - chồng rường Có hai cột cái hình vuông, cạnh cột dài 20cm, khoảng cách giữa hai cột 2,1m, xà nách dài 1,4m một đầu ăn mộng với cột cái, một đầu gác hẳn lên tường Chính giữa nền nhà xây bệ gạch rộng làm nơi đặt khám thờ thần thành hoàng làng Hai bên khám thờ là hai bệ gạch nhỏ thờ
long ngai của hai nữ thần vợ cả và vợ hai của Phán quan
Hiên trước của hậu cung có một kiến trúc đặc biệt xây trên nền hình vuông Chiều rộng 2,9m, dài 1,8m, cao 5,5m - cao hơn hẳn đại đình và hậu cung Mái được làm theo kiểu bốn mái, có hai bộ vi giá chiêng, ở lòng giá chiêng đặt một bức cồn Phần bên trên ba mặt có gắn kính che mưa, bên dưới và mặt trong thì không gắn kính Cột của ngôi nhà này là thức cột vuông, có cạnh cột 20cm Đây là một công trình nằm trong kết cấu kiến trúc không hề tách biệt với hậu cung vì hai cột phía trong của ngôi nhà này chính là hai cột hiên của hậu cung
hiện
Có thể nói kiến trúc và trang trí trên kiến trúc của đình Thị Cắi
Trang 40Ngoài ra những mảng trang trí tỉ mi trên các cốn rường đã làm giảm đi sự năng nề cho bộ khung và tôn thêm giá trị nghệ thuật cho cả ngôi đình Điều
này thể hiện rõ nét nhất trong hậu cung Các đồ án trang trí hoa văn truyền
thống được thể hiện trên cốn đã đưa những quan niệm, ước vọng của người
xưa về lại với hiện tại
Cùng với những yếu tố trên, hệ thống di vật cổ cũng góp phần quan
trọng làm đẹp thêm cho nội thất di tích 2.1.3 Di vật của đình Thị Cắm
© Divat go
Hệ thống di vật bằng gỗ bao gồm: một kiệu long đình, một kiệu bát cống, một kiệu rước nước, khám thờ, ngai thờ của các vi thần, một chiếc sảng thờ, hai chiếc nhang án, ngựa gỗ, đồ bát bửu, lỗ bộ, nhiều câu đối, hoành phi và tượng thờ đức thánh Phan Tây Nhạc và các bà vợ
- Kiệu long đình hay còn gọi là kiệu Ngọc Lộ, kiệu được sơn son thiếp vàng, bao gồm ba phần: phần chân- thân- mái Phần chân có bốn chân, mỗi chan dai 90cm, có tay ngai.Ở sát thân của bốn mặt có trang trí rồng cuộn và chạm nổi hình đầu rồng Phần thân cao 90cm có tay ngai Ở bốn góc là bốn cột nhỏ nối tiếp từ chân cho đến mái tạo cho thân kiệu có hình dáng giống như một phương đình Phần này là nơi để bát hương, hoa quả khi rước Phần mái cao 50em, ở bốn góc mái có trang trí bốn đầu con rồng đang nhô ra, ở phần đỉnh mái trông như một bầu rượu
‘Than va mai kiệu kết hợp với nhau tạo dáng như viên ngọc vì thế kiệu còn được gọi là kiệu Ngọc Lộ Kiệu có niên dai thé ky 19