1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1921 – 1930

29 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 99,32 KB

Nội dung

Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu để Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là người cộng sả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1921 – 1930

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

I Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (giai đoạn 1921 – 1930): 1

1 Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1921 - 1923) 1

1.1 1919 - Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” do Nguyễn Ái Quốc ký tên gửi tới Hội nghị Vécxây đã làm chấn động dư luận nước Pháp và là “phát pháo hiệu” thức tỉnh nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng 1

1.2 Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu để Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là người cộng sản Việt Nam đầu tiên 2

1.3 Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) 3

2 Hồ Chí Minh ở Liên Xô (1923 - 1924) 5

2.1 Nguyễn Ái Quốc tại Hội Nghị Quốc Tế Nông Dân 5

2.2 Đại hội V Quốc tế Cộng sản 5

2.3 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ IV của Quốc tế Cộng sản Thanh niên họp ở Mátxcơva (Ngày 15, tháng 6 năm 1924) 7

3 Giai đoạn 1924 – 1927: Bác Hồ ở Trung Quốc 10

3.1 Hồ Chí Minh chọn Trung Quốc để hoạt động cách mạng năm 1924 10

3.2 Vài nét về các lớp tập huấn chính trị ở Quảng Châu do Bác mở ra 11

3.3 Tác phẩm “Đường Cách Mệnh” và những câu chuyện về hoàn cảnh ra đời 13 4 Giai đoạn 1928: Nguyễn Ái Quốc ở Thái Lan 14

4.1 Hành trình Nguyễn Ái Quốc sang Thái Lan năm 1928: 14

4.2 Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Thái Lan với bí danh Thầu Chín: 14

5 Giai đoạn 1929 - 1930: Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 16

5.1 Nguyễn Ái Quốc trở lại Trung Quốc 16

5.2 Cương lĩnh đầu tiên của Đảng 18

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (giai đoạn 1921 – 1930): 20

Trang 4

1 Mục tiêu của cách mạng: 20

2 Bản chất của cách mạng: 21

3 Lực lượng cách mạng: 21

4 Phương pháp đấu tranh: 21

III Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa các mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới (giai đoạn 1921 – 1930) 22

IV Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản và cán bộ cách mạng (giai đoạn 1921 – 1930) 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

I Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (giai đoạn 1921 – 1930):

1 Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1921 - 1923)

1.1 1919 - Bản “ Yêu sách của nhân dân An Nam ” do Nguyễn Ái Quốc ký tên gửi tới Hội nghị Vécxây đã làm chấn động dư luận nước Pháp và là “phát pháo hiệu” thức tỉnh nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng.

Trở lại nước Pháp vào cuối năm 1917 đầu năm 1918, Nguyễn Tất Thành gặp gỡlãnh đạo của Hội những người Việt Nam yêu nước đã được thành lập tại đây trước đómấy năm, thảo luận phương hướng hoạt động của Hội Chỉ ít lâu sau đó, Nguyễn TấtThành đã trở thành người có uy tín trong các giới đồng bào Việt Nam tại Pháp

Năm 1919, các nước đế quốc thắng trận trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đãhọp Hội nghị tại Vécxây để chia lại thị trường thế giới Thay mặt những người Việt Namyêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, đã gửi Bản Yêu sáchcủa nhân dân Việt Nam tới Hội nghị Yêu sách đề cập đến những vấn đề sơ đẳng nhất vềquyền tự do, dân chủ, về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam; bắt đầu nói rõ cho nhândân thế giới biết những tội ác của đế quốc Pháp ở thuộc địa, để cho giai cấp công nhân,các tổ chức dân chủ Pháp chú ý đến tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của đế quốcPháp Nguyễn Ái Quốc còn gửi yêu sách tới các đoàn đại biểu của các nước Đồng minh

và gửi tới cả các nghị viên của Quốc hội Pháp Hai tờ báo Nhân đạo (L` Humanite) vàDân chúng (Le Populaire) đã đăng Bản yêu sách đó Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn cho

in 6.000 tờ truyền đơn để phân phát bản Yêu sách trong các cuộc họp, các cuộc mít tinhcủa các tổ chức dân chủ ở Pháp

“Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxây xem xét đến, bởihội nghị này cũng chỉ là nơi các nước đế quốc họp nhau để chia phần Mặc dù vậy, cuộcđấu tranh của Nguyễn Ái Quốc ở Hội nghị Vécxây đã có tiếng vang lớn trong nhân dânPháp, nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa Pháp Yêu sách đã nói lên rằng,phong trào cách mạng giải phóng của nhân dân Việt Nam đã có ngọn cờ lãnh đạo, đó làngọn cờ yêu nước với người đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc

Trang 6

1.2 Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu để Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Trong không khí sôi động của nước Pháp dưới ảnh hưởng của Cách mạng ThángMười, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản tháng 3-1919; Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sảntháng 7-1920… Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động rất tích cực để thực hiện hoài bão đã chọn.Anh đã tiếp xúc với những nhà hoạt động nổi tiếng của Đảng Xã hội Pháp và đã gia nhậpĐảng Xã hội, một tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp lúc đó lên tiếng ủng hộ thuộc địa

Ngày 16 và 17 tháng 7-1920, báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp đã đăng Luậncương của V.I Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa Sau này, nhớ lại niềm sung sướng khiđọc bản Luận cương của V.I Lênin, Hồ Chí Minh đã viết: “Luận cương của Lênin làmcho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóclên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đôngđảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là conđường giải phóng chúng ta”

Cuối năm 1920 lịch sử đó, Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tạithành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức của Đảng và là đại biểu duy nhấtcủa các nước thuộc địa Đông Dương Trong cuộc tranh luận rất gay gắt về việc Đảng gianhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với một số đồng chí củamình ủng hộ việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III Tại diễn đàn Đại hội, Nguyễn ÁiQuốc đã phát biểu về vấn đề Đông Dương, tố cáo tội ác của thực dân, kêu gọi nhữngngười Pháp chân chính ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân cácthuộc địa khác Trong biên bản của Đại hội, phát biểu của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ý chícách mạng, thấm đượm tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa vớinhân dân ở các nước đế quốc, Người cũng nêu lên trách nhiệm của giai cấp công nhânPháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc địa Người nhấn mạnh: “Đảng Xã hội cần phảihoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức… Chúng ta thấyrằng việc Đảng Xã hội gia nhập Quốc tế III có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể là từnay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa…”

Trang 7

Tham gia Đại hội Tua và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộngsản Pháp là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng Việt Nam Sự kiện này đánh dấu mộtbước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởngchính trị của Nguyễn Ái Quốc Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo con đường củaNgười đã chọn, con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giảiphóng con người mà cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra.

1.3 Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria).

Để thúc đẩy phong trào cách mạng ở các thuộc địa, trong đó có cách mạng ViệtNam, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải xúc tiến công tác tuyên truyền

và tổ chức Tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã gặp nhiều người cách mạng châu Phi, châu Mỹlatinh Tháng 7-1921, tại Pari, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với họ thành lập Hội Liên hiệpthuộc địa Lúc thành lập Hội đã có 200 hội viên và hai tổ chức người thuộc địa xin gianhập toàn bộ vào Hội, đó là Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp và Hội Đấutranh cho quyền con người ở Ma-đa-gát-xca Hội đã bầu Ban Thường vụ do Nguyễn ÁiQuốc đứng đầu; thông qua Điều lệ do Nguyễn Ái Quốc thảo với mục đích chính là “Bênhvực cho quyền lợi của tất cả đồng bào ở các xứ thuộc địa” Để thực hiện mục đích đó,Điều thứ 2 của Điều lệ nêu rõ: Hội tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dân các xứ thuộcđịa hiện sống trên đất Pháp để:

- Soi sáng cho những người dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp theo tôn chỉ tương trợ;

- Thảo luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa

Ngày 19-1-1922, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã họp quyết định lập raHội Hợp tác người cùng khổ và ra tờ báo cùng tên Nguyễn Ái Quốc nêu rõ, Hội Hợp tác

là hội kinh doanh sản xuất, mỗi cổ phần đóng 100 phơ-răng, hùn vốn 15.000 phơ-răng để

ra tờ báo “Người cùng khổ” Tuy nhiên, về sau, số người đóng cổ phần không đủ nên HộiHợp tác người cùng khổ không thành lập được nhưng báo Người cùng khổ vẫn được ra

Trang 8

Ngày 1-2-1922, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí trong Hội Liên hiệp thuộc địa

ra lời kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thùchung, ủng hộ Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn kết với nhân dân “chính quốc” Lời kêu gọi

có đoạn: “Các bạn ở chính quốc! Các đồng chí ở thuộc địa! Vì lợi ích của công lý, sự thật

và tiến bộ, cần xóa bỏ mọi khoảng cách giả tạo chia rẽ các bạn Người cùng khổ là tờ báođầu tiên có mục đích thực hiện nhiệm vụ không dễ dàng đó Để có thể thành công trongviệc này, chúng tôi kêu gọi sự tận tình của các đồng chí mà chúng tôi biết là luôn luônvượt trên mọi thử thách Hãy gia nhập Hội Hợp tác “Người cùng khổ” của chúng tôi hoặcngay từ hôm nay gửi mua dài hạn báo Người cùng khổ của chúng tôi, hoặc tốt hơn, nếu cóthể đồng chí làm luôn cả hai việc cùng một lúc Thành công của chúng tôi tùy thuộc ở sựtận tình của các đồng chí và tương lai các thuộc địa tùy thuộc ở sự thành công đó…”

Nguyễn Ái Quốc là người phụ trách chính trong việc xuất bản báo “Người cùngkhổ”, từ việc tổ chức ban biên tập, tòa soạn, viết bài, sửa chữa, đi in, đem báo về tòa soạn,cho đến việc gửi báo đi các thuộc địa

Báo “Người cùng khổ” đã thật sự trở thành vũ khí chiến đấu, là diễn đàn đểNguyễn Ái Quốc và Hội Liên hiệp thuộc địa tuyên truyền tư tưởng giải phóng các nướcthuộc địa

Việc xuất bản báo “Người cùng khổ” là một vố đánh vào bọn thực dân ở các nướcthuộc địa, nhất là ở Đông Dương, ai đọc báo “Người cùng khổ” đều bị bắt Mặc dầu khókhăn nhưng tờ báo vẫn tiếp tục phát triển Suốt trong thời gian tồn tại, từ tháng 4-1922đến tháng 6-1926, báo “Người cùng khổ” ra được 38 số với 35 tờ Nguyễn Ái Quốc ủng

hộ rất đều cho báo mỗi tháng 25 phơ-răng Anh nói: Chúng ta phải bằng bất cứ giá nàolàm cho tờ báo sống Nó mất đi sẽ là một thiệt hại to lớn đối với tổ chức và nhất là đối vớicông tác tuyên truyền lúc này cần thiết hơn lúc nào hết ”

Tháng 6-1923, trước khi rời nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết bức thư gửi lạicho các đồng chí của mình Người viết: Hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo “Người cùngkhổ” đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc đã xảy ra trong cácthuộc địa Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh

Trang 9

dự của nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được Nó đã thức tỉnhđồng bào chúng ta Đồng thời nó cũng khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp tự

do bình đẳng và bác ái Nhưng chúng ta còn phải làm nhiều hơn

Theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản đào tạo Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh tụtương lai cho cách mạng Đông Dương, Quốc tế Cộng sản cùng với Đảng Cộng sản Pháp

tổ chức cho Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc tạm biệtPari, tạm biệt nước Pháp, để lại hình ảnh đẹp về một chiến sỹ quốc tế nhiệt thành đấutranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thực hiện những lý tưởng cao đẹp của đạicách mạng Pháp: Lý tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái

 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917 - 1923 ) đã đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lenin và đi theo con đường cách mạng vô sản

2 Hồ Chí Minh ở Liên Xô (1923 - 1924)

2.1 Nguyễn Ái Quốc tại Hội Nghị Quốc Tế Nông Dân

Lấy tư cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa, đồng chí Nguyễn Ái Quốctham dự đại hội lần thứ nhất của nông dân Quốc tế Mácxcơva từ 12 đến 15-10-1923 Phátbiểu tại Đại hội, đồng chí nêu rõ tình cảnh của nông dân Việt Nam bị thực dân Phápchiếm đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo Người kết luận: "Quốc tế của chúng ta chỉ trở nênmột quốc tế thực sự nếu nhân dân phương Đông, nhất là nông dân các thuộc địa là nhữngngười bị bóc lột và áp bức nhất, tham gia Quốc tế"

Tại Đại hội này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tếnông dân

2.2 Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với tư cách là đạibiểu tư vấn Đại hội họp tại cung Anđrâyépxki trong Điện Kremli (Mátxcơva) với sựtham gia của 504 đại biểu của 49 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân thay mặt cho

Trang 10

1.319.000 đảng viên cộng sản trên toàn thế giới và 10 tổ chức quốc tế Phiên khai mạc đạihội tổ chức vào buổi tối ngày 17 - 6 - 1924 Đại hội V được diễn ra từ ngày 17 tháng 6đến ngày 8 tháng 7 năm 1924

Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần tham luận nhằm nhấn mạnh vai trò củavấn đề dân tộc và thuộc địa Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc tham dự các đạihội của Quốc tế Công hội Đỏ, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên…và được cử làm Ủyviên Bộ phương Đông

Là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc say mê nghiên cứu lý luậncủa Lê nin, đường lối của Quốc tế Cộng sản trên tất cả các vấn đề đấu tranh cách mạng,đặc biệt là vấn đề dân tộc thuộc địa, đồng thời tham gia tích cực mọi hoạt động thực tiễnnhằm thực hiện lý luận và các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản Những hoạt động xuấtsắc của Nguyễn Ái Quốc được Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đánh giá cao và cử đồngchí Nguyễn Ái Quốc đi tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva

Tại phiên họp, trước khi V.Côlarốp đọc nghị quyết và lời kêu gọi nhân dịp đại hội,Nguyễn Ái Quốc nêu câu hỏi “Tôi muốn biết đại hội có gửi lời kêu gọi đặc biệt đén cácnước thuộc địa không?” Sau khi nghe V.Côlarốp giải thích rằng: “Trong chương trìnhcủa đại hội đã có nêu vấn đề thuộc địa, vấn đề các nước phương Đông, các nước thuộc địa

và nửa thuộc địa, tất cả các đại biểu đều có thể phát biểu thêm về vấn đề trên” Nguyễn

Ái Quốc đề nghị: “Trước khi biểu quyết thông qua lời kêu gọi, tôi đề nghị bổ sung thêmmấy chữ: Gửi các dân tộc các nước thuộc địa” Đề nghị của Nguyễn Ái Quốc đã được Đạihội nhất trí tán thành

Tại phiên họp thứ 8, ngày 23 tháng 6 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc được mời lênphát biểu Người nói: “Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sựthật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạngngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa Song tôithấy rằng hình như, các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnhcủa giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâmlược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa Vì vậy tôi sẽ

Trang 11

tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồngchí về vấn đề thuộc địa”.

Phiên họp thứ 22, ngày 1 tháng 7 năm 1924 Nguyễn Ái Quốc phát biểu, Người đãnêu bật tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa, chân thành và thẳng thắn phê bình ĐảngPháp, Đảng Anh, Đảng Hà Lan, Đảng Bỉ và các Đảng Cộng sản ở các nước có thuộc địachưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, trong khi giai cấp tưsản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chững nô dịch trong vòng áp bức.Tiếp đó Người nhấn mạnh đến vai trò của báo chí và kiến nghị 5 biện pháp cụ thể đểĐảng Cộng sản Pháp thực sự đóng góp vào sự nghiệp cao cả này Người kết luận: “Vìchúng ta tự coi mình là học trò của Lê nin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sứclực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lê nin đối vớichúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”

Phiên họp thứ 25, ngày 3 tháng 7 năm 1924, bằng những số liệu cụ thể, Nguyễn ÁiQuốc tố cáo thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất của nông dân ở Đông Dương và ở cácthuộc địa khác như Angieri, Marốc, một số nước miền Tây châu Phi và miền xích đạochâu Phi thuộc Pháp Ruộng đất của dân bản xứ bị cướp làm đồn điền, buộc họ phải laođộng như nô lệ, phải gánh chịu thuế má nặng nề, đóng góp cưỡng bức và bị khủng bố cànquét, dồn vào cảnh đói kém, bệnh tật, chết chóc Người kết luận: “Quốc tế Cộng sản cầnphải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ conđường đi tới cách mạng và giải phóng” Nông dân nhất thiết phải tự nguyện đi với giaicấp công nhân và kết thành một khối Chỉ bằng cách đó nông dân mới phát huy đầy đủsức mạnh của mình

Sau Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản các tổ chức trực thuộc Quốc tế Cộng sản đã triệutập Đại hội để triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội V Quốc tế Cộng sản

2.3 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ IV của Quốc tế Cộng sản Thanh niên họp ở Mátxcơva (Ngày 15, tháng 6 năm 1924)

Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã được chứng kiến những thành tựu kinh tế - xã hội ởđất nước này

Trang 12

Những hoạt động xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc được Trung ương Đảng Cộng sảnPháp đánh giá cao.Trung ương Đảng Cộng sản Pháp cử Nguyễn Ái Quốc đến Mátxcơva

dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản.Điều này phù hợp với nguyện vọng cháy bỏng của Người

là được đến nước Nga, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới để học tập kinhnghiệm lý luận và thực tiễn một cách có hệ thống.Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc bímật rời Pari đi Liên Xô Ngày 30/6/1923, Người đến Pêtơrôgrát, quê hương của Cáchmạng Tháng Mười và ít ngày sau Người lên xe lửa đi Mátxcơva Nguyễn Ái Quốc đã trởthành người Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Lênin, nơi nhân dân Liên Xô đãđược tự do và đang xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng Trên đất nước củaLênin, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động, học tập để hướng tới con đường giải phóngdân tộc và góp phần phát triển tư tưởng độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thếgiới

Ngoài những điều kiện tối ưu cho con người của một đất nước tự do thực sự,Mátxcơva lúc này còn là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới, nơi đóng trụ sởcủa Quốc tế cộng sản – Bộ Tổng Tham mưu của những người cộng sản thế giới Trongmôi trường mới mà lúc đó trên thế giới không nơi nào có được, hoạt động cách mạng củaNguyễn Ái Quốc như được tăng thêm sức, chắp thêm cánh Các mối quan hệ của Nguyễn

Ái Quốc được mở rộng thêm ra Nếu như ở Pháp, Người quan hệ với những người mácxítPháp, với những chiến sỹ chống thực dân đế quốc thuộc các thuộc địa Pháp thì ởMátxcơva mối giao tiếp của Người chẳng những gia tăng về số lượng mà cả chất lượngnữa Tại đây, Người có thể trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với những lãnh tụ nổi tiếngtrong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, với các chiến sĩ chống đế quốc thực dântrên mọi miền của thế giới và được học tập, nghiền ngẫm những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa cộng sản khoa học

Như vậy, chủ đích của Nguyễn Ái Quốc đã rõ ràng: Hướng cuộc đấu tranh củanhân dân các thuộc địa tới nước Nga Xô Viết, theo gương cách mạng Tháng Mười Hơnthế nữa, Người còn đặt cách mạng giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong quỹ đạo củacách mạng vô sản thế giới, coi đó là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Tuynhiên, khác với Lênin, khác với thời đại trước đó, Người cho rằng cách mạng giải phóng

Trang 13

dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít biệnchứng với nhau, “nhịp nhàng như hai cánh của một con chim” nhưng không phụ thuộcvào nhau Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cáchmạng vô sản ở chính quốc.Ở đây Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh tới vai trò tích cựcchủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức củachủ nghĩa thực dân.

Lý do đến Trung Quốc: Những hoạt động và kinh nghiệm tích lũy được đã thôithúc Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, gánh vác sứ mệnh trọng đại mà lịch sử đã lựa chọn

và giao phó cho Người: chuẩn bị về chính trị và tư tưởng để tiến tới thành lập một đảngcộng sản ở Việt Nam Khi biết sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hiện có nhiều thanh niênViệt Nam yêu nước đang có mặt ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã chọn Quảng Châulàm điểm dừng chân trên hành trình tiến gần về Tổ quốc để tổ chức, đoàn kết, huấn luyệnnhững thanh niên đầy nhiệt huyết đó, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập Sau nhiềulần đề đạt, nguyện vọng của Người đã được Quốc tế Cộng sản chấp nhận Với tư cách làcán bộ Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịchQuốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng

ở một số nước Châu Á Cuối tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva và Ngườiđến Quảng Châu ngày 11/11/1924, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập chính đảng kiểu mớicho giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam

 Như vậy, mặc dù thời gian lưu lại không lâu lắm (16 tháng) nhưng thời gian hoạt động ở Matxcơva có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc mà cả đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam Việc học tập trên đất nước Lê nin tươi đẹp, nơi đã vun đắp cho Nguyễn Ái Quốc thực tiễn

về chính trị, kinh tế, văn hoá phong phú và bổ ích; đối chiếu, so sánh những kiến thức thu nhận được với thực tế mà Người đã trải qua, đã thu lượm được từ các thuộc địa để từ đó nâng cao nhận thức sâu sắc về lý luận Mác-Lênin, có thêm những kinh nghiệm hoạt động cách mạng, trau dồi phẩm chất, đạo đức uy tín của người cách mạng Người đã nhận thức

và lý giải sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đang đặt ra cho cách mạng vô sản thế giới cũng như cho cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, từ đó Người đã hoàn

Trang 14

thiện thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng của mình và phác thảo được những nét lớn về chiến lược cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

3 Giai đoạn 1924 – 1927: Bác Hồ ở Trung Quốc

3.1 Hồ Chí Minh chọn Trung Quốc để hoạt động cách mạng năm 1924

Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc tức Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Matxcova củaLiên Xô trước đây đến Quảng Châu, Trung Quốc, đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quantrọng Sau 13 năm ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đặt chân đến Quảng Châu

Tại đây, với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuẩn

bị công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ, tạo cơ sởcho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện cho việc trở về nước để lãnhđạo phong trào cách mạng Việt Nam Tại đây, Bác Hồ đã tham gia các hoạt động củaĐảng Cộng sản Trung Quốc, xây dựng mối tình hữu nghị sâu đậm với nhân dân TrungQuốc trong phong trào đấu tranh cách mạng

Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên lạc và kết nối được một số nhà hoạtđộng cách mạng đến từ các quốc gia, dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, cùng thànhlập đoàn thể cách mạng, tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thựcdân

3.1.1 Lí do Hồ Chí Minh chọn Trung Quốc để hoạt động cách mạng năm 1924

 Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova Đây là khoảng thời gian Người đã nhận thức về Chủ nghĩa Mac

Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội đạibiểu Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn ra vàotháng 6/1924, xác định hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách mạng củangười cộng sản trên toàn thế giới Điều này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối với Hồ ChíMinh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, triển khai

Ngày đăng: 17/08/2022, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w