Mục tiêu của đề tài Giá trị sinh thái và văn hóa của vườn Quốc gia Cúc Phương nlà nghiên cứu về giá trị sinh thái và giá trị văn hóa của VQG Cúc phương, từ đó đề xuất một số kiến nghị, góp phần nâng cao giá trọ sinh thái, văn hóa của VQG Cúc Phương.
Trang 1BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HA NOL
NGUYÊN THỊ THU HÀ
GIÁ TRỊ SINH THÁI VÀ VĂN HÓA
CUA VUON QUOC GIA CUC PHUONG Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Hồng
HÀ NỘI, Năm 2015
Trang 2trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt cứ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn
tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Tác giả luận văn
Trang 3DANH MỤC BẰNG CHỮ VIẾT TÁT DANH MỤC CÁC BẰNG BIEU MỠ ĐÀU CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ KHÁI QUÁT VÈ VƯỜN QUỐC GIÁ 'CÚC PHƯƠNG
1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1 Vườn quốc gia
1.1.2 Giá trị sinh Hi 1.L3 Giá trị văn hỏa
1.2 Khái quát về vườn quốc gia Cúc Phương 1221 Vị tí địa bệ 1.3.2 Điều kiện tự nhiên 1.33 Dân cự 1.24 Cơ sở hạ tằng 1.3.5 Bộ máy quản lý Tiểu kết chương 1 CHUONG 2 GIA TRI SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIÁ CÚC PHƯƠNG 2.1 Đa dạng hệ thực vật, động vật 2.1.1 Đa dạng hệ thực vật 2.1.2 Ba dang hệ động vật 3⁄3 Cơ sở nh
diện môi trường sống phục dựng văn hóa của cư dân cỗ trong khu vực
3.2.1 Nơi cự trú lý tưởng của con người tién sie
2.2.2 Bằng chứng vẫn hóa ứng xử của cư dân cổ với tự nhiên
2.2.3 Két qué siin bit, hai lượm và hoạt động sống của cộng đẳng dân cư cổ 2.3 Những vấn đề đặt ra
2.3.1 Ô nhiễm mỗi trường 23.2 Phá vỡ hệ sinh thai
3.3.3 Sức ép của cộng đồng dân cư tới tài nguyễn rừng
Trang 434-5 Tuần tra, kiến soái và xử lý các ví phạm 3.4.4 Nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý bảo tồn
"Tiểu lết chương 2
CHUONG 3 GIA TRI VAN HÓA CỦA VƯỜN QUỐC GIÁ CÚC PHƯƠNG
3.1 Giá trị văn hóa vật thể của bản người Mường 3.1.1 Kién trite nhà sản
3.1.2 Trang phue 3.1.3 dm thee
3.2 Giá trị văn hóa phi vật thể của bản người Mường
3.2.1, Tin ngưỡng, tôn giáo 3.2.2 Lich Doi
322.3 LỄ hội, lễ ắt 3.2.4, Phong tục, tập quản 3.2.5 Van nghé dan gian
3.3 Giá trị lịch sử văn hóa của hệ thống di tích hang động thời kỳ tiền sử 3.3.1 Cơ sở tìm hiểu diễn trình lịch sử văn hóa tién sit Việt Nam và Đông Nam Á 3.3.2 Gáp phân soi sáng diễn biến cuộc sống con người cuối thời đại Đá cũ 3.4 Những vấn đề đặt ra 3.4.1 Thương mại hóa hoạt động văn hóa truyền thắng 3.4.2 Khai quật, thẩm định các dĩ chỉ 314.3 Bảo quản, tu bổ các di chỉ 3.5 Một số khuyến nghị
Trang 6Stt Nội dung bảng thống kê
Bảng 2.1 Đông vật có xương sống tại VQG Cúc Phương Bảng 2.2 Các khu hệ động vật có xương sống ở Việt Nam
Bảng 2.3 Số lượng khách du lịch tại vườn quốc gia Cúc
Phương từ năm 2008 ~ năm 2015
Trang
Trang 7MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn hóa là một “sức mạnh mềm”, là động lực thúc đây kinh tế phát triển và điều hòa các mối quan hệ xã hội Một trong những nội dung
quan trọng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, được bộ sung, phát triên năm 201 I, thông qua tại Đại hội XI của
Đảng cộng sản Việt Nam là định hướng phát triển văn hóa với nội hàm toàn diện, sâu sắc đó là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong da dang, thắm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào
đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển [ 19],
Đây là thành quả của tư duy không ngừng tìm tòi, sáng tạo và ngày cảng hoàn thiện lý luận về văn hóa trong lịch sir hon 80 năm của Đảng Cộng
sản Việt Nam Từ việc xác định văn hóa là một trong ba mặt trận mà người
công sản phải quan tâm (Đẻ cương văn hóa Ưiệt Nam năm 1943), một trong
ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời (Đại hội IV), rồi nang tam “Van hóa là nền tảng tỉnh thần xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội (Hội nghị Trung ương 5, Khóa VIII), đến khẳng
định đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triên kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền
tảng tỉnh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước (Hội nghị Trung ương 10, Khóa IX) và chỉ rõ văn hóa trở thành
sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển (Cương lĩnh bổ sung, phát triển
Trang 81.2 Vườn quốc gia (VQG) tại Việt Nam là một danh hiệu được chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định Thông thường,
VQG nam trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý; VQG nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lý Năm 1962, VQG đầu tiên ở Việt Nam được thành lập đó là VQG Cúc Phương Tính đến hết tháng 12 năm
2014, Việt Nam có 30 VQG với tổng diện tích khoảng 10.350,74 km? (trong đó có 620,10 km? là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ đất
liền Việt Nam
'VQG là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước hoặc biển, có điện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay
nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay bị tác động ít bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa Các VQG có vai trò bảo và duy trì tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại điện, các quần xã
sinh vật, các loài, nguồn gen; phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn; tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải tri, tinh than va du lịch sinh thái; tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống của người dân sống trong và xung quanh VQG
14 Cách thủ đô Hà Nội 120km về phía nam, VQG Cúc Phương -
VQG đầu tiên của Việt Nam, nằm sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, trong
Trang 9giá trị bảo tổn, nghiên cứu, giá trị danh lam thắng cảnh, du lịch, nghỉ dưỡng, 'VQG Cúc Phương còn có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường
như điều hòa nguồn nước, bảo vệ đất của khu vực ba tỉnh Hòa Bình, Thanh
Hóa, Ninh Bình
1.4 Là người con của quê hương Ninh Bình, chúng tôi nhận thấy thế hệ trẻ như chúng tôi chưa thực sự cảm nhận hết giá trị sinh thái và văn hóa của
'VQG Cúc Phương Hiểu rõ giá trị văn hóa đó sẽ giúp thế hệ trẻ Ninh Bình nói
riêng và tuổi trẻ Việt Nam nói chung có thêm niềm tin nuôi dưỡng lòng tự hảo
quê hương, làm cơ sở vững chắc cho sự phấn đấu vươn lên trong cuộc sống,
có ý thức rèn luyện bản thân, vừa làm giàu vừa giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương mình
Với những lý do trên đây, chúng tôi chon dé tai nghiên cứu Giá trị sinh thái và văn hóa của vườn quốc gia Cúc Phương cho luận văn của mình, đề thấy được những giá trị sinh thái, văn hóa của VQG Cúc Phương hiện nay Từ
những nghiên cứu đó, chúng tôi bước đầu đưa ra những kiến nghị mang tính
khả thì nhằm nâng cao giá trị sinh thái và văn hóa của VQG Cúc Phương nói
riêng và giá trị sinh thái, giá trị văn hóa của VQG nói chung trên đất nước
Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cé rit nhiều các công trình nghiên cứu sinh thái học nói chung nhưng,
rất ít các công trình nghiên cứu riêng về VQG Các VQG đa phần được nghiên cứu như một bộ phận của rừng — một yếu tố môi trường trong sinh thái học Có thê kể tới một số công trình nghiên cứu về sinh thái học: Trần
Trang 10tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh vật Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể và sự thích nghỉ của chúng với các điều kiện ngoại cảnh Nghiên
cứu về điều kiện hình thành quần thể, đặc điểm cấu trúc của các quần xã, sự vận chuyển vật chất và năng lượng trong quần xã và giữa quần xã với ngoại cảnh; những vùng địa lý sinh vật lớn trên Trái Đắt Ứng dụng kiến thức về
sinh thái học vào việc tìm hiểu môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, khai thác hợp lý, chống ô nhiễm môi trường
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và giá trị
văn hóa nói riêng rất phong phú Các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu
giá trị văn hóa dân tộc hoặc tộc người Nhưng cũng chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu giá trị văn hóa của VQG Trong đó phải kể tới một số công, trình nghiên cứu về các phong tục, tập quán như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương [I], Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục [9], Nguyễn Đăng Duy với Vấn hóa học Việt Nam [1S],
'VQG Cúc Phương đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện Có thể
kể tới một số công trình nghiên cứu về VQG Cúc Phương như
- Lê Huy Bá, bài “Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc
Phương” [5] Bài viết giới thiệu lịch sử hình thành VQG Cúc Phương, tổng quan về VQG Cúc Phương, các nguồn tài nguyên Bài viết cũng đã nêu lên
một số điểm du lịch điển hình và hấp dẫn ở Cúc Phương và việc kết hợp tuyến
du lịch với các vùng phụ cận
- Trương Quang Bích, Đỗ Tự Lập, Lê Trọng Đạt, Nguyễn Mạnh
Cường, bài “Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cúc Phương” [7] Bài viết
Trang 11- An Binh, bai báo “Du lịch Cúc Phương, niềm vui và nỗi buồn” [S] Bài báo đã giới thiệu rừng nguyên thủy quốc gia Cúc Phương với sự đa dạng về động, thực vật với những tài nguyên du lich hấp dẫn Đồng thời, bài báo
cũng nêu lên vấn để bảo tồn và phát triển VQG Cúc Phương như là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay
~ VQG Cúc Phương, bài báo “Điểm du lịch Cúc Phương: Cây chò ngàn năm” [47] Bai báo đã miêu tả con đường rừng dẫn tới cây chò ngàn năm Đó không chỉ là một con đường mà là một bức tranh thiên nhiên với màu xanh của cây rừng và âm thanh ríu rít của những dan chim
Ngoài ra, có một số luận văn đẻ cập tới VQG Cúc Phương dưới góc
nhìn của chuyên ngành Khoa học môi trường, Du lịch:
Luận văn Lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia Cúc
báo
Phương góp phải in da dang sinh học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Ánh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội, năm
2007 [3] Luận văn đã tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của VQG' Cúc Phương Nhận diện, đánh giá các giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương,
Luận văn Xây đựng mô hình du lịch cho người nghèo ở vườn quốc gia Cúc Phương tác giả Lê Thu Hương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn — Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007 [27] Thông qua việc phân tích thực trạng du lịch tại VQG, tác giả đã xây dựng mô hình tổ hợp du lịch nhằm cao thu nhập, cải thiện cuộc sống thông qua phát triển hoạt động du lịch cho những người dân sống tại VQG Cúc Phương
Trang 12~ Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2008 [21] Tác giả đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của phương pháp chỉ phi du lich và phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên Mô tả nội dung phương pháp luận của phương pháp chỉ phí du lịch và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Xác định giá trị du lich cla VQG
Cúc Phương bằng cách áp dụng phương pháp chỉ phí du lịch kết hợp với phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Đưa ra các kiến nghị nhằm áp dụng các
phương pháp trên vào việc xác định giá trị thực tế của các điểm du lịch
Tuy nhiên, chưa có công trình nào di sâu nghiên cứu về VQG Cúc Phương dưới góc nhìn giá trị sinh thái và giá trị văn hóa Vì vậy, chúng tôi đã
mạnh đạn lựa chọn và nghiên cứu vấn đề thiết thực, có tính thời sự này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu về giá trị sinh thái và giá trị văn hóa của VQG Cúc Phương, từ đó đề xuất một số kiến nghị, góp phần nâng cao giá trị sinh
thái, văn hóa của VQG Cúc Phương,
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
~ Làm rõ các khái niệm liên quan tới dé tài: vườn quốc gia, giá trị sinh thái, giá trị văn hóa và tìm hiểu khái quát về VQG Cúc Phương
~ Khảo sát VQG Cúc Phương để tìm hiểu các giá trị sinh thái, văn hóa
của VQG Cúc Phương và những vấn đề đặt ra
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao các giá trị sinh thái và văn hóa của VQG Cúc Phương
.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Giá trị sinh thái và văn hóa của vườn
Trang 134.2, Pham vi nghién citu
~ Phạm vi không gian: VQG Cúc Phương thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa
~ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu giá trị sinh thái và văn hóa của VQG Cúc Phương từ năm 1993 đến năm 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác ~ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về văn hóa, sinh thái
- Phương pháp nghiên cứu chung là quy nạp, diễn dịch Trong quá trình
, tổng hợp đề nghiên
nghiên cứu, đề tài kết hợp thêm phương pháp phân
cứu các vấn đề lý luận về giá trị sinh thái, giá trị văn hóa
- Phuong pháp cụ thê được sử dụng để thu thập, xử lý thông tỉn là: quan sát, thống kê, điền đã, phỏng vấn chuyên gia
6 Đồng góp của luận văn
- Luận văn đã kế thừa các công trình nghiên cứu về văn hóa, sinh thái
mà đặc biệt là các nghiên cứu về giá trị sinh thái, văn hóa của các nhà nghiên cứu trước đó, tập trung nghiên cứu giá trị sinh thái, văn hóa của VQG Cúc Phương dưới góc nhìn văn hóa
- VQG Cúc Phương được nhìn nhận từ một phương điện mới, được
nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, tông kết thành lý luận rồi trở về thực tiễn
thông qua những kiến nghị mà luận văn đưa ra
~ Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo góp phần nâng cao giá trị
Trang 147 Cầu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1 Các khái niệm liên quan và khái quát về vườn quốc gia Cúc
Phương,
Chương 2 Giá trị sinh thái của vườn quốc gia Cúc Phương
Trang 15CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
VA KHAI QUAT VE VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
1.1.1 Vườn quốc gia
1.1.1.1 Định nghĩa
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam
'Vườn quốc gia là khu bảo tổn thiên nhiên do nhà nước quyết định
thành lập, nghiêm cắm mọi hoạt động khai thác và phá huỷ giới tự
nhiên trong đó nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn nguyên vị loài động vật, thực vật, bảo tồn nguồn gen tự nhiên có giá
trị khoa học, kinh tế, giải trí, giáo dục và thẳm mĩ Hệ thống sinh thái trong khu vườn quốc gia phải được giữ nguyên trang, không có sự can thiệp của con người vào môi trường vật lí và các hệ động, vật, thực vật Các mối quan hệ qua lại giữa hệ sinh vật và môi trường, giữa các hệ sinh vật và bên trong mỗi hệ sinh vật vận hành theo quy luật cân bằng tự nhiên [34, tập 4, tr.27]
Theo Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng kèm theo quyết
đình Số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 16là nền tảng cho các hoạt động tỉnh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực [10, tr.1-2]
Có thể hiểu vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trằn đất liền hoặc có phần đất ngập nước, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng Hệ thống sinh thái trong vườn quốc gia phải được bảo tồn nguyên trạng, không có sự can thiệp của con người Tính đến hết năm 2014, 'Việt Nam có 30 vườn quốc gia nằm trên địa phận của 40 tỉnh, thành phó
1.1.1.2 Vai trò, chức năng
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, vườn quốc gia có chức
năng, vai trò như sau
Các chức năng sản xuất, điều hoà và bảo vệ trong hệ thống triển khai một cách bình thường Vườn quốc gia là đối tượng quản lí theo một quy chế nghiêm ngặt do nhà nước ban hành Vườn quốc gia
được phân thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính - dịch vụ Các khu dịch vụ đành cho hoạt động tham quan, giải trí và trụ sở cơ quan quản lí,
có thể thiết kế đường sá, vườn cây, hồ nước và công trình phục vụ
khách tham quan Để bảo đảm an toàn việc bảo tồn các hệ động vật,
hệ thực vật, hệ sinh thái có vùng đệm Vùng đệm là vùng đất đai
được phép khai thác hạn chế vì mục đích dân sinh nằm liền kề với vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên, là hành lang an toàn
bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào vườn quốc gia Vườn quốc gia thường được xây dựng tại các danh lam
thắng cảnh, nơi có nhiều tài nguyên quý giá, nhất là tài nguyên sinh
Trang 17lịch, nghỉ ngơi Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới là vườn quốc gia Yelâuxtân (Yellowstone) ở Hoa Kì, xây dựng vào năm 1872 Ở
Việt Nam, đến cuối năm 2003, đã có 27 vườn quốc gia Vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Cát Bà, vườn quốc gia Cát Tiên, vv
(34, tập 4, tr27]
VQG có vai trò, chức năng được quy định tại Quyết định Số
62/2005/QĐ-BNN, ngày 12 tháng 10 năm 2005 Về việc ban hành Bản quy
định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng như sau:
Bảo tổn và duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại diện, các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen; các đặc tính địa mạo, giá trị tỉnh thần và thắm mỹ Phục vụ nghiên cứu khoa học vẻ sinh thái, sinh học và bảo tồn Tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải trí, tỉnh thần và du lịch sinh thái Tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống của người dân sống
trong và xung quanh VQG [10]
Nhìn chung, các VQG tại Việt Nam nói chung và VQG Cúc Phương
nói riêng có một số vai trò, chức năng
~ Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật đặc hữu; phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên
~ Bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên: Bảo vệ, bảo tồn phát triển 'bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật, nguồn nước và các nhân
tố thiên nhiên khác Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ bệnh dịch va sinh vật ngoại lai xâm hại; ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vĩ xâm hại rừng, môi trường cảnh quan
Trang 18nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan VQG
~ Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế: Tổ chức nghiên cứu khoa
học về bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc
biệt là đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc hữu, nguy cấp Tổ chức
các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập tại VQG Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai thực hiện sau khi
được duyệt Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật quý hiếm Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về
quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dang sinh học;
của Cục Kiểm lâm Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại,
'hức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được duyệt theo phân cấp
mô hình khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân trong vùng đệm
- Tổ chức địch vụ môi trường: Xây dựng trình duyệt quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái của VQG và tổ chức thực hiện
Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và
phát triển Tổ chức liên doanh, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn,
kiểm tra và giám sát các hoạt đông kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký kết Tuyên truyền, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức vẻ bảo tổn thiên nhiên, môi trường cho khách du lịch và cộng đồng; thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị đẻ thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế
- Trinh Cục trưởng Cục Kiểm lâm các chương trình, dự án đầu tư, là
Trang 19
phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn trong VQG và vùng đệm Quản lý tài chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lăng phí, chống tham nhũng;
cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước Quản lý bộ máy tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật theo
phân cấp của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam,
Cé thé khái quát các chức năng chính của VQG là chức năng sinh thái, chức năng kinh tế, chức năng nghiên cứu khoa học, giáo dục, Trong đó chức
năng quan trọng nhất là chức năng sinh thái và chức năng văn hóa
1.1.1.3 Phân loại
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xây dựng một hệ thống phân loại các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng tài nguyên bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghỉ trường Các khu bảo tổn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quản thể của
n cứu khoa học, đảo tạo và quan trắc mơi các lồi cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn
Trang 20Khu dự trừ thiên nhiên là những công trình quốc gia, có diện tích hep
hơn được thiết lập nhằm bảo tồn những đặc trưng về sinh học, địa lý, địa chất hay văn hoá của một địa phương nào đó
Khu quản lý nơi cự trú của sinh vật hoang đã có những điểm tương tự với các khu bảo tổn nghiêm ngặt nhưng cho phép duy trì một số hoạt đông để đảm bảo nhu cầu đặc thù của cộng đồng
Khu bảo tổn cánh quan trên đất liền và trên biển được thành lập nhằm bảo tồn các cảnh quan Ở đây cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên theo
cách cổ truyền, không có tính phá hủy, đặc biệt tại những nơi mà việc khai
thác, sử dụng tài nguyên đã hình thành nên những đặc tính văn hóa, thẩm mỹ
và sinh thái học đặc sắc Những nơi này tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành
du lịch và nghỉ ngơi giải trí
Khu bảo vệ nguằn lợi được thành lập để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho tương lai Ở đây việc khai thác, sử dụng tài nguyên được kiểm soát phù
hợp với các chính sách quốc gia
Các khu bảo tần sinh quyển và các khu dự trữ nhân chủng học được
thành lập để bảo tồn nhưng vẫn cho phép các cộng đồng truyền thống được quyền duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngồi Thơng thường, cộng đồng trong một chừng mực nhất định vẫn được phép khai thác
các tài nguyên để đảm bảo cuộc sống của chính họ Các phương thức canh tác truyền thống thường vẫn được áp dụng để sản xuất nông nghiệp
Các khu quản lý đa dụng cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, động vật hoang dã, chăn nuôi gia súc, gỗ, du lịch và đánh bắt cá Hoạt động bảo tồn các quần xã sinh
Trang 21Năm loại hình đầu tiên nêu trên có thể coi là những khu bảo tồn thực sự, trong đó các nơi cư trú chủ yếu được quản lý vì mục tiêu bảo tổn đa dạng sinh học Mục đích đầu tiên cho các khu trong ba loại hình còn lại không phải là để quan lý đa dạng sinh học, mà là mục tiêu thứ yếu Các khu quản lý này đôi khi có ý nghĩa và có tính đa dạng sinh học khá phong phú, đặc biệt quan
trọng vì chúng thường rộng lớn hơn các khu bảo tổn rất nhiều
Theo Bản quy định về Tiêu chi phân loại rừng đặc dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VQG là rừng đặc dụng Theo Điều 4
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tổn loài -
sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
“Tiêu chí phân loại vườn quốc gia:
'Khu vực bảo tồn bao gồm một hay nhiều mẫu đại diện cho các vùng
sinh thái chủ yếu, có các loài sinh vật, các hiện tượng địa chất có
giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, tỉnh thần, giải trí hay phục hồi
sức khoẻ cấp quốc gia hoặc/và qui
Mỗi VQG phải có ít nhất 2 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên 10 loài
ghỉ trong Sách đỏ của Việt nam
Diện tích của VQG cần đủ rộng để duy trì sự bền vững về mặt sinh
thái học, diện tích tối thiểu trên 7.000 ha (VQG trên đất liền), trên 5.000ha (VQG trên biển) và trên 3.000ha (VQG đất ngập nước), trong đó còn ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên có giá
Trang 22
Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thé cư so với diện tích VỌG phải nhỏ hơn 5% [10, r3]
1.12 Giá trị sinh thái 1.1.2.1 Định nghĩa
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì
Giá trị là phạm trù triết học, xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thoả
mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người Ở đây, các sự vật, hiện tượng được xem xét dưới góc độ đáng hay không đáng mong muốn,
có ý nghĩa tích cực hay không đối với đời sống xã hội [34, tập 2, tr97]
Có thể phân loại giá trị theo nhiều cách khác nhau Có những giá trị thiên nhiên mà con người thường xuyên sử dụng và hưởng thụ (môi trường
sống, tài nguyên, phong cảnh); những giá trị văn hố do lịch sử tồn thế giới hay của một số nước tạo ra (thiết chế giáo dục, y tế, công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật ): những giá trị vật chất (đối tượng của lợi ích, nhu cầu); những giá tỉnh thần (lí tưởng, quan niệm, niềm tin, truyền thống );
những giá trị xã hội (tự do, công bằng, dân chủ ), những giá trị nhận thức (chân li), giá trị đạo đức (điều thiện), giá trị thẩm mĩ (cái đẹp)
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội cụ thể trong lịch sử có một hệ thống và thang bậc giá trị nhất định, được xã hội ấy công nhận và có tác dụng định
hướng cho hoạt động của cả xã hội, của từng tập thể hay cá nhân Việc cá
nhân tiếp thu hệ thống giá trị ấy là điều kiện hình thành nhân cách cá nhân và
Trang 23Sinh thái được hiểu là môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật Môi trường tự nhiên
sồm 2 loại môi trường thiên tạo và môi trường nhân tạo Môi trường thiên tạo
là tổng thể các nhân tố tự nhiên vốn có bao bọc xung quanh chúng ta Môi
trường nhân tạo là phần thiên nhiên do con người tác động biến đổi mà thành Môi trường tự nhiên có 2 thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường trường sinh vật
~ Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm đất, nước, không khí, nhiệt độ, nguyên tố hoá học
~ Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường tự nhiên,
bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vat, vi khuẩn
Môi trường có các chức năng cơ bản sau;
- Là không gian sống của con người và các loài sinh vật;
~ Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người;
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình;
~ Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất;
~ Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Hệ sinh thái - theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là
đơn vị cơ sở của thiên nhiên được mô tả như một thực thể xác định
Trang 24sinh vật sống trong đó mà còn có các điều kiện tự nhiên (khí hậu,
đất, nước), điều kiện kinh tế xã hội với tất cả các mối tương tác
giữa sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường HST là đơn vị nghiên cứu cơ bản của sinh thái học Thuật ngữ HST được dùng, để chỉ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo với mức độ phức tạp và quy mô khác nhau như toàn bộ đại dương hay một cái ao nhỏ, cả đới taiga hay một khoảnh rừng bạch dương, một khu sản xuất nông nghiệp hoặc một khu đô thị Được nhà sinh học người Anh Tenxiy (A Tansey) dua ra năm 1935 HST được nghiên cứu theo một số
vấn đề chính như dòng năng lượng, chuỗi thức ăn, vòng tuần hoàn
sinh - địa - hoá, tình trạng phân hoá theo không gian và thời gian, quá trình phát triển và tiến hoá, sự tự điều khiển [34, tập 3, tr.19] Giá trị sinh thái của rừng nói chung, VQG nói riêng nằm ở rừng Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ
tương tác giữa sinh vật với môi trường Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều
hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các
nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đắt, dam
bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người Trong phạm vi của luận văn này chỉ đề cập tới các giá trị sinh thái được tạo nên dưới sự tác động của ban tay con người hay còn gọi là giá trị sinh thái = nhân văn
1.1.2.2 Đặc điểm
Hệ thống các VQG tại Việt Nam chung và VỌG Cúc Phương nói riêng
có giá trị sinh thái to lớn Có thể kể tới các giá trị đặc trưng của vườn quốc gia
Trang 25- Giá trị phòng hộ đầu nguồn
Rừng bảo vệ nguồn nước: Những tán lá, thân cây, lá khô làm giảm tốc
độ hạt nước rơi xuống đất, hạn chế sự tác động trực tiếp lên bề mặt đắt tức là ngăn cản dòng chảy Rễ cây và hệ động vật đắt làm đất tơi xốp, tăng độ thông
khí, tăng độ thấm của nước, góp phần làm giảm dòng chảy và lưu trữ nước từ ngày này sang ngày khác Rừng còn điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyền nó vào lượng nước ngắm xuống đất và vào tầng nước ngầm Khắc phục được xói mòn đắt, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa) Bảo vệ đất đai: Đa dạng sinh học tạo
khả năng hấp thụ và xử lý ô nhiễm, giữ trầm tích Các quân thẻ sinh vật có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng
đệm Xã hội sinh vật có nhiệm vụ bảo vệ và giữ đất Đắt là cơ sở cho xã hội sinh vật phát triển Một số vi sinh vật sống kí sinh trong rễ cây họ đậu có khả năng cố định nito trong không khí và chuyển chúng thành dạng mà cây có thể
dễ hấp thụ
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất Ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đắt mặt không bị mỏng, mọi
đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được
duy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến là rừng tốt tạo ra đất tốt và đắt tốt nuôi lại rừng tốt Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mắt mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng va
mãnh liệt Đồng thời các quá trình feralitie, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết
vón, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đắt mắt tính chất hóa lý, mắt vi
Trang 26
rất chua, kết cứng lại, đi đến cần cỗi, trơ sỏi đá Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miễn đổi núi, dù đất đang rất tốt
cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng
Ngoài ra rừng có vai trò rất lớn trong việc chống cát di động ven biển,
che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động
vật Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da, lông, sửng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị
- Giá trị cố định, hắp thụ cacbon, điều hòa khí hậu
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng giữ lại và tích trữ hay hấp thụ cacbon trong khí quyền Vì thế sự tồn tại của thực vật có vai trò
đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu Sự phân hủy hoặc
đốt
trong lành Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh
các vật chất hữu cơ sẽ trả lại cacbon vào khí quyền Rừng giữ không khí
học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO; và cung cấp O› Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của
rừng trong việc giảm lượng khí CO; là rất quan trọng Hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì cây xanh có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ
mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ âm đất và độ m không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió Cây
xanh có tác dụng bảo vệ môi trường, hấp thụ CO; và cung cấp O›, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại Trong phạm vi hẹp, bóng râm, sự thoát hơi nước của
cây làm giảm nhiệt độ không khí Cây cũng có vai trò quan trọng trong việc
Trang 27chu trình CO; cũng như các chu trình vật chất và dòng năng lượng khác, góp phần làm giảm CO: trong khí quyền, làm giảm nhiệt độ khí quyền
~ Giá trị làm sạch môi trường,
Các quần xã sinh vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm như kim
loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng gia tăng đo con người Vai trò của những vi khuẩn và vi nắm cũng hết sức quan trong, chúng có tác dụng làm sạch môi trường
~ Giá trị bảo tôn đa dạng sinh học
Rừng được coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh
học mà chúng sở hữu Mắt rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới ~ môi trường sống, quan trọng của đa dạng sinh học, đồng nghĩa với việc mắt đi tính đa dạng sinh học của nhân loại Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), ước tính khoảng 24% các loài động vật có vú trên trái đất và khoảng 12% các loài chim đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Nguyên nhân chính dẫn đến
sự tuyệt chủng của các loài vật kể trên là chúng bị mắt đi môi trường sống, quen thuộc mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng
1.1.3 Giá trị văn hóa 1.1.3.1 Định nghĩa
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh đã nêu ra quan điểm vẺ giá trị trong báo cáo “Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hóa truyền thống
trong đổi mới và hội nhập ”, giá trị được hiểu theo những ý nghĩa sau:
Giá trị cũng như tập quán, chuân mực, tri thức đều là sản phẩm của
quá trình tư duy, sản xuất tỉnh thần của con người, nó là y( cốt lõi nhất của văn hoá Giá trị, giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tỉnh thần, nó
phản ánh và
Trang 28
người Cho nên, quan điểm cho rằng văn hoá hay giá trị văn hoá chỉ là lĩnh vực đời sống tỉnh thần thôi thì chưa thật thoả đáng
Giá trị văn hoá do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy Nó chính là một thứ vốn xã hội Như thế, khi nói bản chất
của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chỉ phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người Cũng
như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm lại đưa ra quan điểm trong báo cáo “Giá trị và sự chuyển đối hệ giá trị văn hóa truyền thống Ưiệt Nam”: Các tài liệu nghiên cứu, các từ điển bách khoa lâu nay thường phân biệt giá rrị đạo dite (ethical values), gid tri kinh tế (economic value), gid tri văn hoá (cultural value), gid trị xã hội (social value), giá trị pháp If (law value), gid trị ký hiệu học (semiotic value), giá trị toán học (mathematical value),
Quan niệm trình bày trong “Bách khoa toàn thư văn hoá học thế kỷ XX° của Nga xuất bản năm 1998 coi “giá trị là những thành tố quan trọng nhất của văn hoá con người bên cạnh các chuẩn mực và các lý tưởng” thì lại
thu hẹp nội hàm của khái nigm “gid tri”, văn hố khơng phải là hệ thống giá
trị mà là hệ thống của giá trị và nhiều thứ khác
Như vậy, nếu hiểu “văn hoá” và “giá trị” theo nghĩa rộng, chấp nhận
quan niệm coi văn hoá là hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra thì khái
niệm “văn hoá” trong cụm từ “giá ari van hod” phai được hiểu là “do con người sáng tạo ra” Giá trị văn hoá khác biệt với giá tri rự nhiên và bao gồm
Trang 29học, giá trị toán học vì mọi giá trị và hệ giá tri do con người sáng tạo ra đều
thuộc văn hoá cả rồi
'Có thể hiểu giá trị văn hóa là những sản phẩm do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội, bao gồm tắt cả các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý, giá trị ký hiệu học, giá trị toán học, vì mọi giá
trị và hệ giá trị do con người sáng tạo ra đều thuộc văn hoá cả rồi Giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tỉnh thần, nó phản ánh và kết tỉnh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tỉnh thần của con người
1.1.3.2 Đặc điểm
Gia trị văn hóa là một phạm trù lịch sử, luôn biến đổi cùng với sự biến ống xã hội, ở những thời điểm hoặc thời đoạn nhất định, bao giờ cũng có một vài loại giá trị nỗi
đổi của đời sống xã hội Người ta nhận thấy là trong hệ tÌ
lên và chỉ phối các loại giá trị khác Ở nước ta trong các thời kỳ kháng chiến
chống xâm lược, trước vận mệnh sống còn của Tổ quốc, các giá trị cộng đồng bao giờ cũng nỗi lên giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tỉnh thần của toàn dân
tộc Khi ấy, những tình cảm riêng tư, những quan hệ cục bộ đều được đặt dưới lợi ích chung của Tổ quốc và dân tộc Nhưng liền sau đó, khi chiến tranh qua đi, người ta lại có xu hướng quay trở lại với các giá trị kinh tế, giá trị gia đình hơn là vươn tới các lý tưởng chung của xã hội
Sự vận động, biến đổi của hệ thống giá trị là một hiện tượng bình thường của mọi xã hội Căn cứ vào hệ thống các giá trị cụ thể này, người ta không chỉ xác định được đặc trưng của mỗi nhóm xã hội khác nhau mà còn có
thể biết được thời đại mà họ đang sống Và điều cần ghi nhận ở đây chính là sự vận động, biến đổi của hệ thống giá trị làm nấy sinh các vấn đề và quan hệ
Trang 30Giá trị văn hoá có tính chủ quan và tính tương đối Giá trị bao giờ cũng
là kết quả của sự so sánh và đánh giá Phạm trù “giá trị" hình thành trong
nhận thức của con người bằng con đường sơ sán# các hiện tượng khác nhau
So sánh từ góc nhìn của con người và theo tiêu chí do con người đặt ra tạo nên tính chú quan của giá trị
Trong quá trình tồn tại, tìm hiểu và chiêm nghiệm thế giới, con người không chỉ sơ sánh mà còn đánh: giá đề đi đến quyết định rằng đối với mình, cái gì là quan trọng trong cuộc đời, cái gì không Kết quả là mọi thứ của thế
giới xung quanh đều được con người nhìn qua lãng kính độ quan (rọng và độ
hữu ích của chúng đối với cuộc sống của mình; từ đó mỗi hiện tượng sự vật sẽ
nhận được một giá «rj do con người gán cho Sự đánh giá trên cơ sở so sánh
như vậy tất mang lại cho giá trị tính tương đối
Tuy nhiên, bên cạnh mặt chủ quan và tương đối, ở một mức độ nhất định, giá trị văn hoá cũng có tính &hách quan của nó Giá trị thu được trong, quan hệ so sánh tự thân giữa các khách thể với nhau có tính khách quan, còn giá trị thu được trong quan hệ so sánh giữa các khách thể từ góc nhìn của chủ
thể thì mang tính chủ quan
“Trong xã hội cũng có khi xảy ra tình trạng mâu thuẫn, xung đột giữa
các giá trị hay hệ thống giá trị với nhau Chẳng hạn, mâu thuẫn, xung đột sẽ xảy ra khi những giá trị của thiết chế giáo dục không phủ hợp với những giá
trị của gia đình hoặc những giá trị về kinh tế va chạm với những giá trị thuộc
lĩnh vực đạo đức Cũng có khi các giá trị xã hội được thực thiện không có sự
nhất quán về mặt logic Trong trường hợp này, những giá trị quan trọng mà xã
hội để cao và mong đợi, những giá trị được mọi người cùng chia sẻ sẽ nỗi lên
giữ vai trò chủ đạo, chúng có tác dụng liên kết xã hội, điều tiết hoạt động của
Trang 311.1.3.3 Cấu trúc
Các VQG tại Việt Nam nói chung không chỉ có giá trị to lớn về mặt
sinh thái mà còn có nhiều giá trị văn hóa Giá trị văn hóa của vườn quốc gia có thể kể tới là
- Giá trị văn học: các vườn quốc gia trở thành đề tài của thơ ca, văn học Các vườn quốc gia gắn với nhiễu truyền thuyết, sự tích
- Giá trị văn hóa dân tộc thiểu số (ở vùng đệm của các vườn quốc gia)
~ Giá trị lịch sử văn hóa
Có thê kể tới một số VQG tại Việt Nam có nhiễu giá trị sinh thái và văn hóa như Pù Mát, Phong Nha - Kẻ Bảng, Cúc Phương, Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là một trong những nơi đầu tiên phát
ếm - Sao La Với diện tích vùng lõi rộng 94.804ha và
hiện loài thú quý
vùng đệm rộng 86.000ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An Pù Mát chính là nơi ở của người Thái - dân tộc
đã sống ở đây nhiều đời Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tỉnh tế của người Thái Họ sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước Ở những, vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màu hoặc các
loại cây lương thực khác; chăn nuôi gia súc gia cằm; làm các sản phẩm mây
tre đan và đệt vải truyền thống Giữ truyền thống lâu đời, người Thái sinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tập tục
riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thường ngày của người Thái
Trang 32hoá có giá trị cho nhiều thời đại Trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng người Chứt chiếm đa số, còn lại là người Việt và Bru - Vân Kiều Hiện nay đời sống
tỉnh thần và vật chất của người Chứt đang từng bước được cải thiện Văn hoá
vật thể và phi vật thể của họ là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học và đồng thời là địa chỉ hấp dẫn của loại hình du lịch văn hoá dân tộc ít người ở vùng Phong Nha - Ké Bang
- Giá trị văn học, vườn quốc gia Cúc Phương trở thành đề tải của thơ
ca, văn học Bên cạnh đó còn có những truyền thuyết huyền bí Đặc biệt là truyền thuyết về động Người Xưa, đũa kim giao
Trong các hang động của rừng nguyên sinh Cúc Phương, động Người
Xưa là nỗi tiếng nhất Động Người Xưa là tên gọi của hang Dang Ding Cúc
Phương, tiếng Mường có nghĩa là Hang Dơi Người Mường còn gọi đây là tả, ma thường hiện
hang Ma với truyền thuyết xưa kia vào những buổi cl
ra lũ lượt kéo nhau xuống lấy nước
Bên cạnh đó còn có truyền thuyết về đũa kim giao với câu chuyện tình
cảm động giữa nàng công chúa tên là Kim Ngân và một chàng trai nghèo khó tên là Giao Thủy Cũng có truyền thuyết khác về cây kim giao gắn với câu chuyện tình của người con trai tên là Kim, người con gái tên là Giao và công
cuộc chống giặc ngoại xâm đất nước
Tai vùng đệm của VQG Cúc Phương có khoảng 70.000 đồng bào dân
tộc Mường sinh sống, tạo nên những bản sắc văn hóa riêng cho địa phương Có thể kể tới các giá trị văn hóa đặc trưng của bản người Mường như:
- Giá trị văn hóa vat thé: kiến trúc nhà sàn, trang phục truyền thống, âm thực truyền thống
~ Giá trị văn hóa phi vật thể: tín ngưỡng, tôn giáo, lịch Đoi, lễ hội, lễ
Trang 33Ngoài ra còn phải kể tới giá trị lịch sử văn hóa của hệ thống di tích hang động thời kỳ tiền sử là cơ sở tìm hiểu diễn trình lịch sử văn hóa tiền sử
Việt Nam và Đông Nam Á Giá trị này góp phần soi sáng diễn biến cuộc sống con người cuối thời đại Đá cũ
1.2 Khái quát về vườn quốc gia Cúc Phương 1.2.1 Vị trí địa lý
Diện tích hiện nay của VQG Cúc Phương là 22.200ha, trong đó diện tích trên địa phận tỉnh Ninh Bình 11.350ha, Hòa Bình 5.850ha, Thanh Hóa 5.000ha VQG Cúc Phương trải dài từ 20°15° đến 20°25" vi bac, 105301 tới 10542" kinh đông, nằm trong một thung lũng lớn dài 25km, giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn, ở ranh giới ba tỉnh Hồ Bình, Thanh Hố và Ninh Bình Theo Quyết định 72/TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 07/07/1962, tổng diện tích rừng Cúc Phương là 25.000ha bao gồm 5.000ha thuộc địa giới tinh Ninh Bình, 18.000ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 2.000ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa trong đó có 15 xã, 4 huyện: Thạch Thành (Thành Hóa), Yên Thủy (Hòa Bình), Nho Quan (Ninh Bình),
VQG Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng: Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích khoảng trên 20.745ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tai nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dich vu du lich và dân cư xen kẽ Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên
1.2.2 Diéu kiện tự nhiên
Địa hình, thuỷ: văn: VQG Cúc Phương nằm ở phía nam dãy núi Tam
Trang 34thể là dia hình kiểu karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương Địa hình karst là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đắt Đây là các khu
vực mà ở đó nền đá có lớp bị hòa tan hoặc các lớp, thông thường là đá
cácbonat chẳng hạn như đá vôi hay đôlômíL
Karst 1a tô hợp các quá trình, hiện tượng địa chất xuất hiện trên bề mặt hoặc trong lòng đất chủ yếu là do hòa tan hóa học đất đá, tạo nên các hang rỗng, làm phá hủy và biến đổi cấu trúc, trạng thái đất đá, cơ chế nước ngầm, đặc thù địa hình, cơ chế mạng thủy văn
[145]
Dây núi đá vôi này nhô lên đến độ cao 637m tạo thành một nét địa hình
nổi bật giữa một vùng đồng bằng Phần dãy núi đá vôi bao quanh VQG có chiều dài khoảng 25km và rộng đến 10km, ở giữa thung lũng chạy dọc hết gần chiều dài của dãy núi Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kì
thú và ẩn chứa những chứng tích văn hóa, lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong
Khí hậu: Khí hậu Cúc Phương thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C Mùa khô ở Cúc Phương kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Mưa khá to, dâng rắt nhanh và rút cũng rất nhanh Lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 2.157mm với
lượng mưa cao nhất là 3.300mm vào năm 1963 Số ngày mưa trung bình năm là 224 ngày Đến Cúc Phương đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng 12 - tháng 4,
khi không còn những cơn mưa lớn
Trang 35dầu, chd chi) Ba la luồng ôn đới (dẻ, ngát ) Bốn là luỗng Tây Nam (họ bang, họ gạo, họ bổ hòn) VQG Cúc Phương có 1.983 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chỉ trong 219 họ, 86 bộ của 7 ngành, trong đó có 433 loài cây làm
thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam Tham thực vật VQG Cúc Phương có ưu thế là rừng trên núi đá vôi, 92% đất có thực vật che phủ, rất phong phú về loài VQG hiện là nơi có nhiều loại cây eỗ lớn như: chò xanh, chỏ chỉ, đăng, Những con số đó cho thấy tầm quan
trọng của rừng Cúc Phương và bảo tồn đa dạng sinh học VQG Cúc Phương
còn nổi tiếng với những cây cô thụ không lồ như cây chò chỉ, cây chò xanh,
Động vật: Hệ thực vật phong phú đa dạng của VQG Cúc Phương tạo
điều kiện phát triển cho nhiều loài động vật VQG có tới 88 loài thú; 308 loài
chim trong đó có nhiều loài thuộc nhóm gõ kiến, sáo, qua, đớp ruồi; 43 loài lưỡng thê, 67 loài bò sát, 65 loài cá; gần 2.000 loài cơn trùng và 12 lồi giáp xác Một số loài động vật được ghi vào sách đỏ mà thể giới không còn, chỉ có ở Cúc Phương như: cá diếc hang, sóc bụng đỏ, culi lùn, tê tê, Khu chăn
nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai vàng, khi vàng, voọc quần đùi
trắng, sóc bay, là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học VQG Cúc Phương còn là nơi cư trú của hàng trăm loài chỉm, bướm đẹp, lạ và đến nay đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó là các loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998
'VQG là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tổn Trong đó có loài linh trưởng đang bị đe doạ tuyệt chúng trên toàn cầu ở: mức đe đoạ cực kì nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn bắc Cúc Phương có trung tâm bảo tồn lồi linh trưởng lớn nhất Đơng Nam Á về quy mô, kỹ thuật và tổ chức Tại đây, các nhà khoa học đang nuôi dưỡng 15 loài linh trưởng nằm trong sách đỏ thế giới, trong đó có 4
Trang 36sắc Ngoài ra, nơi đây còn có 17 loại rùa, trong đó có hai loài rùa nằm trong danh sách các loài động vật sắp nguy cấp của thé giới là rùa Núi Vàng và rùa
Núi Viền
1.2.3 Dân cực
Tại vùng đệm của VQG Cúc Phương, có khoảng 70.000 người sinh sống, đa phần dan cư là người dân tộc Mường (chiếm khoảng 85% dân số), còn lại 15% dân số là người Kinh
~ Dân tộc Kinh phân bố khắp 61 tỉnh, thành phố trên đất nước Việt
Nam nhưng tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng, thành thị Là cư dân có
nguồn gốc bản địa lâu đời và phát triển từ thời nguyên thuỷ, t
tiên người
Kinh từ rất xa xưa đã định cư ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Về mặt kinh tế,
người Kinh ở Cúc Phương kể từ khi đã thoát ra khỏi cuộc sống nguyên thuỷ,
ác được các công cụ lao động bằng sắt,
lùng bằng đồng và hợp kim đồng; với sự xuất hiện của công cụ lao động
bằng sắt, người Kinh cô đã sáng tạo ra nền văn minh Việt cổ rực rỡ, lá
nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo, khai thác thành công vùng đồng
bằng phì nhiêu; cùng với nền nông nghiệp lúa nước, người Kinh đã sáng tạo
ra tắt nhiều nghề thủ công truyền thống, tạo ra vô vàn những hàng hoá cẩn cho cuộc sống từ chế biển cái ăn đến cái mặc, đến nhà ở
Về tổ chức xã hội, người Kinh ở Cúc Phương sau khi thoát khỏi cuộc sống hang động, đã định cư và tạo nên cuộc sống lấy làng làm nơi định cư Trong làng thường có nhiều xóm, có xóm lớn tương đương với một thôn Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung Người Kinh ở Cúc Phương
Trang 37Trong lĩnh vực văn hóa, người Kinh ở khu vực này đã sáng tạo ra những nét đặc sắc cho mình, tiếp thu có chọn lọc các ưu điểm của văn hóa dân tộc Mường để làm phong phú cho dân tộc Những biểu hiện văn hoá của người Kinh ở Cúc Phương phong phú, đa dạng, chỉ đơn cử văn hoá tín ngưỡng từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những anh hùng dân tộc có công với làng nước và trên những cơ sở đó tiếp thu những tín ngưỡng Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo, Công giáo Tất cả đều được cải biên để phù hợp, thích ứng với đời sống vật chất và tinh thần của người Kinh là một nét đặc sắc của văn
hoá tín ngưỡng Kinh Trong tín ngường văn hoá đó, thờ cúng tổ tiên là tín
ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh Bàn thờ được đặt ở nơi trang trọng
nhất trong nhà: được cúng vào các ngày gid, tét va các dip tuần tiết
“Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (biểu 6): người Kinh có 1.190.746 người Ở Ninh Bình có 875.579 người, Thanh Hóa có 2.801.321 người Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, dân tộc Mường ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 người Nhưng đến năm 1999, người Mường đã tăng lên 1.137.515 người Người Mường ở Việt Nam có dân
số 1.268.963 người, có mặt ở tắt cả 63 tỉnh, thành phố [5, tr.134-225]
~ Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của sông Mã, sông Bưởi (các huyện Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc của tỉnh
Thanh Hóa) Sang đến tỉnh Nghệ An có rất ít người Mường sinh sống Ngoài
ra ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng có gần 27.000 người mới di cư vào
trong những năm gần đây
Trên địa ban tinh Ninh Bình có khoảng trên 200.000 người Mường, cư
trú vừa tập trung, vừa rải rác và xen kẽ với đồng bào Kinh, thuộc huyện miền
Trang 38Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long và Quảng Lạc) Hiện tại, VQG Cúc Phương đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một làng du lịch ở bản Mường Đó là bản
Khanh (xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) có đồng bào Mường sinh sống ở đó lâu đời, theo mô hình mẫu: nông nghiệp, làng nghề truyền thống và du lich
Hiện nay, tại vùng đệm của VQG Cúc Phương có khoảng 70.000 người
sinh sống, trong đó người Mường chiếm đa số Rất nhiều người trong số họ có cuộc sống phụ thuộc vào các nguồn tải nguyên thiên nhiên của VỌQG Người Mường Cúc Phương ở nhà sàn làm bằng gỗ, vách thường làm bing nứa, ở giữa thờ thần rừng và gia tiên Gian giữa có một cửa số nhìn ra hướng,
công Về tôn giáo, người Mường Cúc Phương có hai tôn giáo chính, đó là đạo
Phật và Công giáo Trong bản có già bản là người cao tuổi có uy tín, có hiểu biết Trong bản còn có một nhân lật quan trọng là thầy mo, công việc chính là
cúng ma Người Mường ở Cúc Phương trước ngày di dời khỏi trung tâm rừng,
phương thức canh tác là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, sắn Văn hoá âm thực của người Mường ở Cúc Phương được biết đến với rượu cần và cơm lam
Trong tập tục cưới hỏi, thách cưới to nhỏ phụ thuộc vào vị trí xã hội, quan hệ của nhà gái
1.2.4 Cơ sở hạ tằng
Sau 7 năm (từ năm 1999 - năm 2005) thực hiện Chương trình 135, huyện Nho Quan đã xây dựng và đưa vào sử dụng 11km đường liên xã nối
liền VQG Cúc Phương với quốc lộ 45; bê tông hóa một số đường giao thông
liên thôn bản và đường đi nội bộ trong các thôn bản ; xây dựng được 2 trạm
xá kiên có, xây dựng hoàn chinh 2 hệ thống cấp nước phục vụ nước sinh hoạt
cho người dân ở bản Bãi Cả (xã Cúc Phương) Huyện Nho Quan đã xây dựng
đường điện lưới quốc gia, xây dựng trạm tiếp sóng truyền hình, cung cấp kịp
Trang 39
trong Chương trình 135, huyện Nho Quan còn được hỗ trợ giống, phân bón và chuyển 65 ha đất lâm nghiệp sang trồng mía, dứa Khoảng 320 hộ dân với 643 nhân khâu, 332 lao động trong vùng đệm VQG Cúc Phương đã được di
đời đến nơi ở mới ồn định và thuận lợi hơn cho làm ăn, sinh hoạt
Theo dự kiến đường xuyên Việt sẽ được mở trên cơ sở của tinh lộ 437 qua VQG Cúc Phương với đoạn dài 8km, chia Vườn thành 2 phần: phần phía Tây khoảng 1.500ha - phía Đông 20.700 ha
1.2.5 Bộ máy quản lý
VQG Cúc Phương là I trong số 30 VQG tại Việt Nam (tính đến hết
12/2014) VQG Cúc Phương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Quản lý trực tiếp VQG là ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc Ngoài ra còn có các phòng tham mưu giúp việc: phòng Tô chức - Hành chính, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế
VQG Cúc Phương còn bao gồm các đơn vị trực thuộc Đó là Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn động, thực vật hoang đã quý hiểm
Ban Giám đốc ƯQG Cúc Phương gồm có giám đốc kiêm nhiệm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và các Phó giám đốc, do cục trưởng Cục Kiểm lâm bỗ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cắp quản lý cán bộ của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban lãnh đạo VQG gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
Giám đốc là ông Trương Quang Bích, 2 phó giám đốc l:
ông Đỗ Văn Lập
ng Vũ Kim Tân và
Nhiệm vụ của ban giám đốc là quản lý và thực hiện điều hành mọi hoạt
động của VQG theo luận chứng kinh tế đã được phê duyệt và một số chương trình dự án khác Ngoài ra còn làm nhiệm vụ hạt trưởng hạt kiểm lâm, theo
Trang 40trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của VQG Phó giám đốc giúp việc giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công
Hạt Kiểm lâm là đơn vị sự nghiệp của VQG, chịu sự theo doi và chỉ
đạo trực tiếp của giám đốc là hạt trưởng hạt kiểm lâm Cơ cấu tổ chức bộ may hạt kiểm lâm gồm có văn phòng hạt, đội kiểm soát cơ đông và các trạm kiểm lâm cửa rừng Hạt Kiểm lâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng đề thực
thi công vụ theo quy định của pháp luật
Tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng, chống chặt phá rừng; phòng cháy,
chữa cháy rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng trên dia ban VQG quản lý Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp
luật Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về quản lý, bảo vệ rừng và vận động nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển vồn rừng Tô chức, chỉ
đạo, quản lý đội kiểm soát cơ động và các trạm kiểm lâm Tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn
Phòng Kế hoạch, Tài chính chủ trì, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án vẺ các lĩnh vực hoạt động của VQG trình cắp có
thấm quyền theo quy định; giám đốc phương án tô chức thực hiện khi
được phê duyệt Thông qua việc tính toán và ghỉ sổ, kiểm tra tình hình chấp hành dự toán thu, chỉ của đơn vi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tiêu
chuẩn, định mức các chế độ tại đơn vị; phối hợp với các phòng, đơn vị trực
thuộc VQG lập dự toán bổ sung hoặc điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình thực tế phát sinh Tổ chức thực hiện và quản lý công tác tài chính;