Xây dựngthươnghiệu
hay pháttriểnkinh
doanh?
Bạn dốcsứctạo
dựng công việc kinh doanh? Hay một thương hiệu? Dĩ nhiên, bạn nghĩ, là
phải xâydựng cả 2 cùng một lúc.
Cẩn thận, đấy có thể là một cái bẫy.
Những gì tốt cho việc kinh doanh chưa chắc đã tốt cho thương hiệu, và
ngược lại.
Thương hiệu là gì? Đó là một từ tượng trưng cho một điều gì đó trong tâm
trí khách hàng. Tuy nhiên, định nghĩa này lại trái với tư duy thông thường.
Nhiều nhà quản lý đánh đồng thươnghiệu với chỉ số nổi tiếng của nó. Theo
họ, thươnghiệu càng nổi tiếng thì càng mạnh. “Làm sao cho thươnghiệu
mình thật nổi tiếng” dường như là cách tiếp cận thường gặp nhất khi xây
dựng thương hiệu.
Chevrolet là một trong những thươnghiệu ô tô nổi tiếng nhất thế giới, nhưng
giá trị của bản thân thươnghiệu Chevrolet là bao nhiêu? Chẳng nhiều lắm.
Chevrolet không được nêu tên trong bảng xếp hạng 100 thươnghiệu giá trị
nhất thế giới của Interbrand. Cùng chung số phận với nhiều thươnghiệu nổi
tiếng khác, Chevrolet không có giá trị cao bởi vì nó không tượng trưng cho
điều gì cả.
Chevrolet không phải là trường hợp duy nhất. Ngành công nghiệp ô tô Mỹ
có tổng cộng 14 thương hiệu: Buick, Cadillac, Chevrolet, Chrysler, Dodge,
Ford, GMG, Hummer, Jeep, Lincoln, Mercury, Pontiac, Saab và Saturn.
Nếu tôi không lầm, trừ GMC, tất cả những thươnghiệu còn lại đều có chỉ số
nhận biết rất cao, trên 90%, nói cách khác, tất cả đều nổi như cồn.
Thử nghĩ xem, bên cạnh nhà ở, xe hơi là thứ đắt tiền nhất mà một người sắm
trong đời. Đã vậy, xe hơi lại có mức độ hiện diện rất cao, ở khắp nơi trên
phố. Những yếu tố này gộp lại mang đến cho các thươnghiệu ô tô lợi thế to
lớn khi cạnh tranh giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.
Không có gì lạ khi 11 thươnghiệu ôtô lọt vào danh sách của Interbrand.
Nhưng trong số này, chỉ có duy nhất 1 thươnghiệu của Mỹ (Ford, hạng 49),
còn lại là những thươnghiệu Á và Âu. Tại sao ư? Vì những thươnghiệu này
có tượng trưng cho một điều gì đó.
- Toyota (hạng 6): Đáng tin cậy
- Mercedes-Benz (hạng 11): Đẳng cấp
- BMW (hạng 13): Trải nghiệm đằng sau tay lái
- Honda (hạng 20): Đáng tin cậy (xếp sau Toyota)
- Volkswagen (hạng 53): Thực tế
- Audi (hạng 67): Công nghệ tiên tiến
- Huyndai (hạng 72): Rẻ tiền
- Porsche (hạng 75): Xe thể thao
- Lexus (hạng 90): Sang trọng
- Ferrari (hạng 93): xe thể thao đắt tiền
Tất cả đều là thươnghiệu toàn cầu. Volkswagen dù không thành công lắm ở
Mỹ nhưng vẫn đứng số 1 ở Đức. Tương tự, Audi cũng không gặp may (vì
cái tên) ở thị trường Mỹ nhưng lại ăn nên làm ra ở các nước không nói tiếng
Anh.
Làm thế nào để xâydựng một thương hiệu? Hầu hết mọi thươnghiệu thành
công trên thế giới đều xuất thân từ một thươnghiệu thuần túy chỉ tượng
trưng cho duy nhất một ý tưởng. Rồi sau đó, những nhà phát triểnkinh
doanh nhập cuộc.
Và mục tiêu đầu tiên của họ là mở rộng kinh doanh.Dell Computer khởi đầu
là một công ty thuần túy chuyên bán máy tính PC trực tiếp cho doanh
nghiệp. Họ đã bứt phá nhờ sở hữu từ “trực tiếp”. Đó là lý do tại sao Michael
Dell chọn tiêu đề “Direct From Dell” trong quyển sách mô tả đường đến
thành công của công ty.
Tại thời điểm quý 1/2001, Dell trở thành công ty PC hàng đầu thế giới,
không chỉ về mặt doanh số và cả lợi nhuận, ví như khi cổ phiếu của Dell
được xếp hạng cao theo chỉ số Standard & Poor so với 500 công ty hàng đầu
khác ở Mỹ.
Bước kế tiếp của Dell là gì? Họ quên mất việc xâydựngthươnghiệu và bắt
đầu phát triểnkinh doanh. Trước tiên, Dell chuyển sang lĩnh vực PC cho
người tiêu dùng, vô tình ảnh hưởng đến định vị “chuyên gia PC trong cho
các doanh nghiệp”.
Kế đến, Dell lại quay sang lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng, tiếp tục phá hỏng
định vị “chuyên gia PC”.
Chưa hết, Dell chuyển sang phân phối cho các nhà bán lẻ, và thế là phá luôn
định vị “trực tiếp”.
Năm 2003, Dell Computer Corp. bỏ đi từ “computer” trong tên công ty và
trở thành Dell Inc. (Đây không phải là một dấu hiệu tốt.)
Những nước cờ kinh doanh này có hiệu quả không? Dĩ nhiên là có. Doanh
số tăng đều đều từ $31.9 tỉ trong năm 2000 lên $61.1 tỉ năm 2007.
Khi doanh thu tăng, thươnghiệu lại giảm. Từ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực
PC, Dell tụt xuống hạng 2 sau Hewlett-Packard. (Thị phần của HP năm 2007
là 18.2% trong khi Dell chỉ chiếm 14.3%.)
Ngay cả một chỉ số tin cậy về giá trị thương hiệu, biên lợi nhuận ròng của
Dell cũng giảm từ 6.8% trong năm 2000 xuống còn 4.8% năm 2007.
Sai lầm của Dell, theo thiển ý của tôi, nằm ở chỗ họ đã quên mất những gì
tạo nên thươnghiệu và thay vào đó, lại tập trung mọi nỗ lực để phát triển
kinh doanh. Nhưng đây không phải là tư duy thông thường.
“Sai lầm của Dell” là nhan đề bài viết trên Business Week số ra ngày
19/2/2007. “Với một lỗi lầm quá quen thuộc, Dell vẫn cố bấu víu vào chiến
lược xâydựng thay vì tập trung pháttriển những nguồn lực tăng trưởng cho
tương lai.”
Scott Thurm, trên tờ The Wall Street Journal cũng nhận xét tương tự: “Dell
không thể đa dạng hóa công việc kinh doanh, do đó họ trở nên yếu thế khi bị
HP đuổi kịp về công nghệ.”
Đây cũng là điều thường gặp trong các công ty Mỹ ngày nay. Mọi người đều
chăm chăm tìm cách phát triểnkinh doanh bằng việc mở rộng sang nhiều
lĩnh vực khác. Chiến lược thực sự họ cần đi là xâydựngthươnghiệu bằng
cách giữ vững vị trí thống trị trong ngành nghề của mình. Và thông thường,
cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là tập trung thươnghiệu để luôn
tượng trưng cho một điều gì đó trong tâm trí khách hàng.
Thước đo sức mạnh thươnghiệu đáng tin cậy nhất là gì? Không phải là việc
chen chân vào top 100 của Interbrand. Đó chính là thị phần. Các thươnghiệu
mạnh luôn chiếm phần đáng kể trên thị trường của mình.
Ở Mỹ, Tabasco chiếm đến 90% thị trường sốt cay. Campbell’s chiếm 82%
thị trường súp hộp. TurboTax giữ 79% thị trường phần mềm khai thuế thu
nhập. Starbucks thống trị 73% thị trường quán cà phê cao cấp. iPod chiếm
70% thị trường máy MP3. Taco Bell nắm 70% thị trường thức ăn nhanh kiểu
Mễ. Google chiếm 68% thị trường tìm kiếm.
Một thươnghiệu thống trị thị trường luôn nắm trong tay một vị trí cực kỳ
vững chắc. Khi thị trường bão hòa, chúng hiếm khi mất đi vị thế của mình.
(Đó là trường hợp của Kleenex, Gatorade, McDonald’s, Budweiser và nhiều
thương hiệu dẫn đầu khác.)
Quan trọng hơn nữa, những thươnghiệu này luôn tạo ra biên lợi nhuận cực
cao. Bạn có thể so sánh giữa Intel, nhà sản xuất bộ vi xử lý hàng đầu và
Advanced Micro Devices, thươnghiệuđứng thứ 2. Trong 10 năm quan, Intel
đạt doanh thu $319.6 tỉ, lợi nhuận ròng đạt $62.2 tỉ, do đó, biên lợi nhuận
của họ đạt đến 19.5%.
Còn Advanced Micro Devices, trong 10 năm, có doanh thu $42.7 tỉ, nhưng
không sinh được lợi nhuận mà lỗ mất $4.1 tỉ.
Bạn sẽ thấy điều tương tự trong bảng xếp hạng 100 của Interbrand. Các
thương hiệu dẫn đầu trong từng lĩnh vực luôn có giá trị cao hơn hẳn những
đối thủ hạng 2.
- - Coca-Cola trị giá $66.7 tỉ. Pepsi-Cola: $13.2 tỉ.
- - Nokia trị giá $35.9 tỉ. Motorola: $3.7 tỉ.
- - Nike trị giá $12.7 tỉ. Adidas: $5.1 tỉ.
Ngành PC là một sản phẩm quan trọng nhất của thế kỷ 20 và có vẻ như sẽ
còn tiếp tục vai trò trọng yếu trong nhiều thập niên tới. Một ngày nào đó,
một Coca-Cola, Nokia hay Nike của ngành PC sẽ chiếm đến 40% thị trường
hoặc hơn. Nhưng đó khó có thể là HP hay Dell.
Bạn không thể thống lĩnh một thị trường nếu cứ mãi mê mang thươnghiệu
“chinh chiến” ở nhiều lĩnh vực khác. (Đó là lý do tại sao IBM không còn là
thương hiệu PC dẫn đầu nữa.)
Bạn chỉ có thể thống trị một lĩnh vực khi bạn biết giữ một thươnghiệu tập
trung, thuần túy trong lĩnh vực ấy.
Vậy, xâydựngthươnghiệuhay phát triểnkinh doanh? Đây là câu hỏi quan
trọng nhất trong marketing.
.
Xây dựng thương hiệu
hay phát triển kinh
doanh?
Bạn dốc sức tạo
dựng công việc kinh doanh? Hay một thương hiệu? Dĩ nhiên, bạn nghĩ, là
phải xây dựng. một lĩnh vực khi bạn biết giữ một thương hiệu tập
trung, thuần túy trong lĩnh vực ấy.
Vậy, xây dựng thương hiệu hay phát triển kinh doanh? Đây là câu