1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các loại vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế & những lưu ý khi lập và kiểm tra vận đơn

31 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 196,96 KB

Nội dung

KHOA NGÂN HÀNG BỘ MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ  BÀI THẢO LUẬN TUẦN 5 CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ & NHỮNG LƯU Ý KHI LẬP KIỂM TRA VẬN ĐƠN Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 12 1. Vương Thị Huyền (Nhóm trưởng) 2. Phạm Đức Nam 3. Vũ Thị Lý 4. Nguyễn Ngọc Sơn 5. Đào Thị Nhân 6. Lê Tiến Hưng 7. Nguyễn Thị Loan 8. Vũ Văn Hiệu 9. Nguyễn Cơ Thạch 10. Lê Văn Hậu MỤC LỤC 2 PHẦN 1. ĐÔI NÉT VỀ VẬN ĐƠN VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Khái niệm Trong vận tải biển, Vận đơn (bill of lading) có thể được hiểu nôm na như một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Theo âm Hán Việt, từ “vận đơn” gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, “đơn” có nghĩa là phiếu, hay chứng từ; gộp lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận chuyển hàng. Cách giải thích theo tiếng Anh tiếng Hán Việt tuy có khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung lại thuật ngữ này cũng chỉ sự ghi nhận của người vận chuyển về việc xếp hàng lên tàu để vận chuyển. Nếu định nghĩa một cách chính tắc, vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích. 1.2. Chức năng của vận đơn (1) Vận đơnbiên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát triển, các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho người nhận hàng tại cảng dỡ. (2) Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng người vận chuyển có thỏa thuận (hợp đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, vận đơn được phát hành. Và khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn. (3) Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay. “Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối với vận đơn có thể chuyển nhượng). Xuất phát từ ba chức năng trên mà B/L được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Với người gửi hàng (nhà xuất khẩu), nó là bằng chứng giao hàng, chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại cũng như theo phương thức thanh 3 toán kèm chứng từ. Vận đơn là một bộ phận quan trọng trong bộ chứng từ để người bán xuất trình nhận thanh toán Đối với người nhận hàng (người nhập khẩu), vận đơn là chứng từ để nhận hàng, cơ sở để đối chiếu theo dõi việc thực hiện hợp đồng của người bán Đối với người chuyên chở vận đơn là cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ trong chuyên chở hàng hóa. Ngoài ra, vận đơn còn là căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm căn cứ xem xét khi có tranh chấp, khiếu nại phát sinh… 1.3. Một số điểm cơ bản trên vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, do người vận chuyển (carrier) hoặc đại lý của người vận chuyển (Agent of carrier) phát hành cho người gửi hàng (Shipper) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu (shipped on board) hoặc sau khi nhận hàng để xếp (received for shipment). Trên vận đơn đường biển thườngcác nội dung cơ bản sau: 1.3.1. Tiêu đề vận đơn đường biển: Tiêu đề của vận đơn đường biển thường được in sẵn không quyết định tính chất, nội dung loại vận đơn, do đó về mặt lí thuyết vận đơn có thể không cần có tiêu đề hoặc có tiêu đề là bất cứ thế nào. Để biết vận đơn thuộc loại nào phải căn cứ vào nội dung cụ thể trên mặt trước tờ vận đơn. 1.3.2. Tên người chuyên chở: Bất kì vận đơn nòa cũng phải thể hiện tên của công ty vận tải biển hay người chuyên chở (Shipping company or Carrier). Người chuyên chở mới đích thực là biên đại diện cho hợp đồng chuyên chở nên người chuyên chở phải có trách nhiệm pháp lí về vận đơn phát hành trên danh nghĩa của mình khi có tranh chấp xảy ra về vận tải hàng hóa thì người chuyên chở phải là người đại diện để giải quyết. 1.3.3. Người nhận hàng: Tùy theo việc giao hang là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà điền vào ô nhận hàng (Consignee) cho thích hợp. Thông thường, ô này in sẵn các phương án để tiện dung trong các trường hợp khác nhau: - Nếu giao hàng đích danh thì phải ghi đầy đủ tên địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng; ngoài ra có thể ghi thêm các thong tin như điện thoại, fax, telex. Đồng thời, phải gạch bỏ tất cả các từ in sẵnđứng trước tên người nhận hàng có nội dung như “Theo lệnh – to Order”, “Theo lệnh của– to Order of” - Nếu giao hàng theo lệnh của 1 người đích danh, thì phải ghi đầy đủ tên địa chỉ kinh doanh của người này, ngoài ra nếu trên vận đơn không in sẵn các từ như “To Order”, “To Order of” hay “or Order” thì phải ghi thêm vào trước tên gười ra lệnh nhận hàng cụm từ “Theo lệnh của – to Order of”. Trong phương thưc tín dụng chứng từ, ngân 4 hàng phát hành L/C thường quy định vận đơn phải ghi theo lệnh của mình để khống chế vận đơn, qua đó khống chế hàng hóa, người nhập khẩu phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán mới được ngân hàng kí hậu vận đơn để đi nhận hàng. Vận đơn theo lệnh (chủ yếu là theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C) rất phổ biến. - Nếu người gửi hàng không muốn giao hàng cụ thể cho ai thì có thể ghi vào ô này nội dung “Giao hàng theo lệnh của người gửi hàng – To Order of Shipper”. Đối với loại vận đơn này nếu người gửi hàng không kí hậu thì chỉ có anh ta mới có quyền nhận hàng tại cảng đích. Nếu người gửi hàng kí hậu để trống thì vận đơn trở thành vận đơn vô danh, nghĩa là bất cứ ai có vận đơn này đều trở thành chủ sở hữu hợp pháp đều có quyền nhận hàng tại cảng đến. Nếu người gửi hàng kí hậu theo lệnh của 1 người đích danh thì vận đơn trở thành vận đơn theo lệnh hàng hóa sẽ giao thoe lệnh của người này. Vận đơn vô danh ít được sử dụng trong thực tế vì nó dễ bị lạm dụng để chiếm đoạt hàng hóa nên cả người gửi hàng, ngân hàng phát hành L/C người mở L/C đều không chấp nhận loại vận đơn này. - Nếu trong ô “người nhận hàng” để trống thì theo tập quán quốc tế được hiểu là giao hàng theo lệnh của ngườ gửi hàng. - Nếu muốn giao hàng cho 1 người bất kì (vận đơn vô danh) thì trong ô này phải ghi “to the Holder” hoặc “to the Bearer”. 1.3.4. Bên được thông báo (Notify Party/Address): Tùy theo quy định của hợp đồng thương mại hay L/C mà điền cho thích hợp. thong thường ô này để tên địa chỉ của người nhập khẩu hay ngân hàng phát hành L/C vì những người này cần được thông báo tin tức của chuyến tàu hàng hóa khi cập cảng đích. Nếu ô này để trống thì phải hiểu là thong báo cho người nhận hàng. 1.3.5. Số bản vận đơn gốc phát hành: Vận đơn đường biển phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng, thường được phát hành thành bộ gồm 3 bản gốc 1 số bản sao. Vì vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa được lưu thong người chuyên chở sẽ giao hàng cho ai xuất trình vận đơn gốc hợp pháp đầu tiên tại cảng đích, do đó người ta cần phải biết được số bản gốc vận đơn được phát hành là bao nhiêu để theo dõi kiểm soát trong quá trình lưu thong. Số bản vận đơn gốc được in ở mặt trước tờ vận đơn bằng cả số chữ. 1.3.6. Ký mã hiệu, số lượng mô tả hàng hóa: - Kí hiệu mã hàng hóa (Shipping Marks), số container (Container Nos.), số kẹp chì (Seal Nos.): Là những kí hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được in bên ngoài hàng hóa đối với những loại hàng hóa không có bao bì in ở trên các bao bì hàng hóa đối với các loại hàng hóa có bao bì. Các ký hiệu mã này nhằm để nhận dạng hàng hóa, thong báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa. 5 Các ký mã hiệu này được ghi trên hàng boa bì như thế nào thì phải được ghi vào vận đơn như thế. - Số lượng, số chiệc hoặc trọng lượng: Sau khi hàng được xếp lên tàu, người chuyên chở hoặc đại lí phải điền vào vận đơn các thong số như số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng hóa, số container mà mình đã nhận hoặc xếp lên tàu. - Mô tả hàng hóa: Trên vận đơn, hàng hóa có thế chỉ cần mô tả 1 cách chung chung, miễn là có thể phân biệt được tên hàng, quy cách phẩm chất, quy cách kĩ thuật… Mục đích của việc ghi ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng mô tả hàng hóa là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa của nhiều chủ hàng tại cảng đích tránh nhầm lẫn thiếu hụt vì trên tàu thường xếp hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau có nhiều hàng hóa có thể trông giống nhau. 1.3.7. Ngày nơi phát hành vận đơn: - Nơi phát hành vận đơn có thể ghi địa chỉ của người chyên chở hay đại lí của họ, cảng xếp hay địa điểm nào đó do 2 bên thỏa thuận. Nơi phát hành vận đơný nghĩa trng việc chọn luật điều chỉnh cũng như theo dõi hành trinh của tàu vận chuyển hoặc chứng minh về xuất xứ hàng hóa. - Nếu không có ghi chú riêng biệt về ngày giao hàng trên vận đơn thì ngày phát hành vận đơn chính là ngày giao hàng. Để lấy được vận đơn hợp lệ có thể xảy ra các trường hợp kí lùi hoặc kí tiến trên vận đơn, tức là ngày kí vận đơn không phải là ngày giao hàng. Nếu có tranh chấp xảy ra về ngày phát hành vận đơncác bên đưa ra được bằng chứng về việc kí lùi hay kí tiến thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 1.3.8. Nội dung về con tàu hành trình: - Trên vận đơn phải thể hiện rõ tên co tàu chuyên chở số hiệu chuyến tàu. - Nơi nhận hàng trả hàng, cảng bốc cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, các thông tin này thường được bố trí bằng các ô in sắn tiêu đề. Để tránh tranh chấp phát sinh, khi ghi hành trình chuyên chở trên vận đơn phải căn cứ vào quy định trong hợp đồng vận tải hoặc quy đinh trong L/C. 1.3.9. Về giao nhận hàng hóa: Trên mặt trước vận đơn phải thể hiện rõ tình trạng giao hàng, tùy theo loại vận đơn, có thể là: - Đã bốc hàng lên tàu (Shipped on Board, On Board, Shipped, Laden on Board) - Nhận hàng để chở (Received for Shipment hoặc Accepted for Carriage). 1.3.10. Về cước phí: - Nếu cước phí được thanh toán tại cảng đi thì trên vận đơn sẽ ghi hoặc đóng dấu chữ “Freight Prepaid hay Freight Paid – cước đã trả” 6 - Nếu thỏa thuận cước phí trả sau (tức là trả tại cảng đích) thì trên vận đơn sẽ ghi nội dung “Freight to Collect hoặc Freight Payable at Destination – cước thu tại cảng đích”, trường hợp này người nhận hàng phải trả cước mới được nhận hàng, còn người chuyên chở chỉ giao hàng sau khi đã nhận được cước. Chi phí phát sinh lien quan đến con tàu hàng hóa do trả cước chậm do người nhận hàng chịu 1.3.11. Kí vận đơn: Những người có chức năng kí vận đơn chủ yếu bao gồm người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của họ. Tuy nhiên, trong thực tế giao dịch, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng không kí vận đơn mà ủy quyền cho đại lí của họ. Sau đây là các trường hợp kí vận đơn: - Người chuyên chở hay đại lí của người chuyên chở kí vận đơn: • Nếu trên vận đơn đã in sẵn tên người chuyên chở thì kí vận đơn không cần lặp lại tên người chuyên chở mà chỉ cần ghi rõ chức năng của mình (là người chuyên chở hay đại lí của người chuyên chở) • Nếu trên vận đơn không in sẵn tên người chuyên chở thì khi kí bắt buộc phải ghi đầy đủ tên người chuyên chở chức năng của người kí. - Thuyền trưởng hay đại lí của thuyền trưởng kí vận đơn: • Vì mỗi con tàu biển đích danh chỉ có 1 thuyền trưởng tên của con tàu luôn phải thể hiện trên vận đơn, do đó khivận đơn, thuyền trưởng không cần chỉ ra tên của mình, tuy nhiên trong thực tế ta vẫn gặp trường hơp thuyền trưởng kí vẫn đơn ghi đầy đủ họ tên của mình (điều này không bắt buộc được chấp nhận). Vì thuyền trưởng có thể có nhiều đại lí, do đó, để biết chính xác đại lí nào đã kí vận đơn thì khivận đơn, đại lí của thuyền trưởng phải ghi rõ đầy đủ tên chức năng của mình. • Do tên của người chuyên chở luôn phải thể hiện trên vận đơn bằng cách in sẵn hoặc ghi thêm hoặc đóng dấu trên vận đơn. Do đó khivận đơn, thuyền trưởng hay đại lí của thuyền trưởng không cần lặp lại tên của người chuyên chở nữa. 7 PHẦN 2. CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Trong thực tế có rất nhiều loại vận đơn đường biển, sau đây là một số loại vận đơn đường biển được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Phổ biến nhất là phân loại theo các tiêu chí sau: 2.1. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. + Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading/ Bill of Lading to a name person): là vận đơn mà trên đó người ta ghi rõ tên địa chỉ người nhận. Người chuyên trở chỉ giao hàng hóa cho ai là người có tên trong vận đơn vận đơn loại này khi muốn chuyển nhượng phải tuân theo luât pháp hoặc tập quán nơi diễn ra hành động chuyển nhượng. + Vận đơn theo lệnh (Bill of lading to oder of….) là loại vận đơn mà trên đó không ghi tên người nhận hàng mà ghi “theo lệnh của….” hoặc “theo lệnh – to oder”. Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn. + Vận đơn vô danh: là vận đơn quy định giao hàng cho bất kì ai là người cầm vận đơn hợp pháp. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement). 2.2. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa + Vận đơn đã bốc xếp hàng(Shipped on board bill of lading): là loại vận đơn được phát hành sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu. + Vận đơn nhận hàng để xếp (received for Shipment Bill of Lading): là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên trở nhận hàng cam kết sẽ xếp hàng vận chuyển hàng hóa bằng con tàu ghi trên vận đơn . 2.3. Căn cứ vào phê chú của thuyển trưởng trên vận đơn. + Vận đơn hoàn hảo (clean Bill of Lading): là loại vận đơn trên đó không có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa. + Vận đơn không hoàn hảo (Unelean Bill of lading): là vận đơn mà ở trên đó có phê chú xấu của thuyển trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa. 2.4. Căn cứ vào hành trình chuyên chở + Vận đơn đi thẳng (Direct B/L, Straight B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào. 8 + Vận đơn chở suốt (Through B/L) được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian. + Vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L): là vận đơn được cấp trong trường hơp hàng được vận chuyển ít nhất bằng hai phương thức vận tải khác nhau trở lên. 2.5. Căn cứ vào giá trị sử dụng khả năng lưu thông. + Vận đơn gốc (Original Bill of Lading) là loại vận đơn được dùng để nhận hàng, thanh toán chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng,….do người chuyên trở phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng. + Vận đơn Copy (bản sao) là vận đơn không có giá trị lưu thông, chuyển nhượng đặc biệt không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Người ta dùng vận đơn copy làm thủ tục hành chính, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ,… vận đơn copy cũng do người chuyên chở phát hành theo lệnh của người gửi hàng. 2.6. Căn cứ vào tính độc lập của vận đơn + Vận đơn theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến: Loại vận đơn phổ biến nhất, chiếm đại đa số khối lượng hàng hóa vận chuyển là vận đơn dùng để chở hàng bằng đường biển từ cảng biển đến cảng biển. + Vận đơn không cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến: Đây là loại vận đơn độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng vận chuyển theo chuyến. 2.7. Một số loại vận đơn khác + Vận đơn rút gọn (short B/L) là vận đơn chỉ có nôi dung ở mặt trước, mặt sau để trống. Ở mặt trước, ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn bình thường còn có dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. + Vận đơn hải quan (Custom’s B/L) khi hàng chưa bốc lên tàu mà phải nhập kho hải quan để làm thủ tục thì hải quan sẽ cấp cho chủ hàng hóa một loại vận đơn gọi là vận đơn hải quan. Vận đơn hải quan chỉ dùng để giải quyết các thủ tục hải quan. + Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L): ngày nay người giao nhận không chỉ làm đại lý, ủy thác giao nhận hàng hóa đơn thuần mà họ còn có thêm chức năng vận tải. Vì thế người giao nhận sẽ cấp cho người giao hàng cho mình một vận đơn goi là vận đơn của người giao nhận. + Vận đơn Container: gồm có vận đơn container nguyên (Full Container Load – FCL) và vận đơn Container hàng hàng lẻ (less than container Load – LCL). Trong FCL người chuyên trở nhận hàng trực tiếp từ người gủi hàng là những container nguyên đã được niêm phong kẹp chì, thì người chuyên trở cấp cho người gửi hàng một vận đơn goi là Container Bill of Lading. Trong LCL thì những hàng hóa không đủ để đóng chung hàng những người khác trong cùng một container mà phải gửi hàng với những người khác 9 trong cũng một container thì người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn container hàng lẻ. + Vận đơn xếp hàng lên boong (Deck B/L) là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng được xếp trên boong để chuyên chở. + Vận đơn điện tử (BOLERO Bill of Lading): những năm gần đây thương mại điện tử được ra đời phát triển nhanh, các loại vận đơn thông thường không đáp ứng được yêu cầu của thương mại điện tử, vì vậy trong thương mại hàng hải quốc tế người ta bắt đầu thử nghiệm một loại vận đơn mới áp dụng cho thương mại điện tử gọi là BOLERO Bill of Lading. + Vận đơn bên thứ ba (Third Party B/L): là vận đơn mà người thụ hưởng (beneficiary) thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) không phải là người gửi hàng hay người giao hàng (Shipper) mà là người khác. Vận đơn loại này thường được sử dụng trong xuất khẩu ủy thác khi đơn vị sản xuất, kinh doanh không trực tiếp xuất khẩu mà làm việc này thông qua một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên người giao hàng (người gửi hàng) không phải là người thụ hưởng L/C. + Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L), viết tắt là “S/B”, là vận đơn cho phép thay đổi một số chi tiết trên đó theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan như: ngày ký vận đơn, người gửi hàng (người giao hàng), cảng bốc, cảng dỡ hàng, số lượng hàng… Thường gặp S/B trong trường hợp nếu vì lý do nào đó mà không hoàn thành việc bốc hàng kịp thời theo yêu cầu của thư tín dụng (Letter of Credit - L/C), chủ tàu/người vận chuyển người thuê có thể thỏa thuận ký lùi (ante-date) ngày ghi trên vận đơn. Cũng có thể dùng kỹ thuật S/B để giải quyết việc xuất trình chứng từ cho ngân hàng kịp thời trong phương thức thanh toán bằng L/C. Chủ hàng/người thuê vận chuyển có thể yêu cầu chủ tàu/người vận chuyển chỉ thị cho đại lý của họ ở một nơi nào đó cấp một bộ vận đơn có nội dung hoàn toàn giống bộ vận đơn đường biển đã ký phát tại cảng bốc hàng. + Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill, Seaway Bill) “Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế” (Điều 90, Bộ luật HHVN 2005). Giấy gửi hàng đường biển thường được sử dụng trong những trường hợp sau: - Khi không cần dùng vận đơn để khống chế hàng hóa (với những lô hàng đã được thanh toán trước, trị giá nhỏ, hoặc của cùng một chủ sở hữu…, ví dụ: công ty mẹ gửi cho công ty con…); không cần chuyển nhượng vận đơn (vì không có nhu cầu mua đi bán lại…); không cần xuất trình (nộp) vận đơn khi nhận hàng tại cảng trả hàng 10 [...]... Người vận chuyển ký vận đơn: Người vận chuyển ký ghi rõ tên đồng thời phải thể hiện là người vận chuyển - Đại lý của người vận chuyển ký vận đơn: Đại lý của người vận chuyển ký vận đơn phải ghi rõ tên đồng thời thể hiện là đại lý thay mặt người vận chuyển - Thuyền trưởng ký vận đơn: Thuyền trưởng ký vận đơn phải thể hiện rõ là thuyền trưởng - Đại lý thay mặt thuyền trưởng ký vận đơn: Khivận đơn. .. thất liên quan đến hànghóa trong mọi trường hợp, nếu người gửi hàng, người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn 12 PHẦN 3 LƯU Ý KHI LẬP KIỂM TRA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Như đã trình bày phía trên, trong thương mại và hàng hải quốc tế, vận đơn đường biển không chỉ dùng trong giao nhận vận chuyển hàng hóa mà được... của vận đơn Những hình thức thể hiện của vận đơn: Hình thức phổ biến nhất là loại vận đơn đường biển thông thường, chỉ sử dụng trong chuyên chở hàng hoá bằng đường biển (trên vận đơn chỉ ghi “Bill of lading” Loại vận đơn này là loại vận đơn truyền thống đang dần được thay thế bởi loại vận đơn phát hành dùng cho nhiều mục đích, nhiều phương thức chuyên chở Đó là: - Loại vận đơn dùng cho cả vận tải đơn. .. chỉnh vận đơn thứ cấp Thứ hai, vận đơn đường biển chỉ quy định các quyền nghĩa vụ người vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chở, dỡ hàng trả hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tàu Ngược lại vận đơn thứ cấp còn chứa đựng những quy định pháp lý về chuyên chở 19 bằng đường bộ, đường sông, đường sắt Vì vậy, không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp rộng hơn vận đơn đường biển Thứ ba, trong vận đơn. .. gốc) * Chữ ký người ký vận đơn Vận đơn đường biển do người vận chuyển phát hành khi nhận hàng để chở Vì vậy trên bề mặt của tờ vận đơn phải có tên của người vận chuyển được ghi rõ là người vận chuyển (as the carrier), trên các tờ vận đơn gốc phải có chữ ký của người vận chuyển hoặc những người được phép ký theo quy định Theo Điều 94 – ISBP số 681 năm 2007, người ký vận đơn trên thực tế có thể... hàng sẽ kiểm tra chứng từ theo tập quán của ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế Tập quán này đã được Ủy ban Ngân hàng của Phòng Thương mại quốc tế thông qua (ISBP 681 năm 2007 của ICC) có hiệu lực từ 01/7/2007 3.2 Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán khi u nại (nếu có) Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát... sinh nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung hình thức của vận đơn Vì vậy khi lập sử dụng vận đơn cần lưu ý những điểm sau đây: * Giá trị pháp lý của vận đơn: Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) Bộ luật Hàng hải Việt nam thì vận đơn là cơ... mình trong mọi trường hợp Dưới đây, nhóm xin trình bày một số điểm lưu ý cơ bản trong quá trình lập kiểm tra vận đơn: 3.1 Một số vấn đề cần lưu ý với vận đơn đường biển theo tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP 681 năm 2007) Trên thực tế, khi tờ vận đơn xuất trình được các ngân hàng chấp nhận là hợp lệ có thể chia thành hai trường hợp 3.1.1 Trường hợp tín dụng thư có quy định về chứng từ vận. .. định Người vận chuyển người giao nhận hàng có thể thoả thuận việc thay thế B/L bằng giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương thoả thuận về nội dụng, giá trị của các chứng từ này theo tập quán Hàng hải quốc tế 3.3 Một số điểm cần lưu ý khi kiểm tra vận đơn Có rất nhiều điểm cần lưu ý khi kiểm tra vận đơn đường biển Tuy nhiên do thời gian có hạn, nhóm thảo luận chỉ đưa ra những vướng... người vận tải chính thức Thứ chín, vận đơn đường biển chỉ cần 1 con dấu 1 chữ ký vì nó chỉ được cấp sau khi hàng đã bốc lên tàu Trong khi đó, vận đơn thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 1 con dấu 1 chữ ký nữa xác nhận rằng hàng đã được bốc lên tàu (ngày cấp vận đơn thứ cấp ngày bốc hàng có thể khác nhau) Tuy nhiên trong thức tế sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này . THANH TOÁN QUỐC TẾ  BÀI THẢO LUẬN TUẦN 5 CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ & NHỮNG LƯU Ý KHI LẬP VÀ KIỂM TRA VẬN ĐƠN Giáo viên. nữa. 7 PHẦN 2. CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Trong thực tế có rất nhiều loại vận đơn đường biển, sau đây là một số loại vận đơn đường biển

Ngày đăng: 06/03/2014, 01:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w