Ngân hàng nông nghiệp & Pháttriển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên, đồng thời thường xuyên đa
Trang 1PHẠM CHÍ TÂM
Mã số SV : 4054255 Lớp: KTNN 1 K31
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN
– CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THÚY AN
Tháng 05/2009
Trang 2và phát triển ngày càng dạng Đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
ngày càng tăng Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở nước ta hiện nay,đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện PhongĐiền thì tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng và thu nhập từ
tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập Ngân hàng nông nghiệp & Pháttriển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền đã và đang từng bước mở rộng quy
mô hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn để vươn lên, đồng thời thường xuyên
đa dạng hóa các loại hình tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn
của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả Tuy nhiên, việc này cũnggóp phần tăng rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng, nhất là rủi ro tín dụng
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônhuyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ cũng đã phần nào chú trọng đến công tác
phân tích, đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình để giữ vững và phát
triển uy tín cũng như thương hiệu của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát
triển nông thôn Việt Nam trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế Tuy nhiên,
công tác này vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp và bài bản
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích và đánh giá rủi ro tronghoạt động tín dụng, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
Trang 3và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ” để làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng
tại ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng mộtcách triệt để nhất
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng củaNgân hàng
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi
ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2006-2008)
- Đề ra những giải pháp nhằm hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng cho ngânhàng
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau:
- Phân tích hoạt động tín dụng bao gồm phân tích những nội dung nào?
- Hoạt động tín dụng của ngân hàng thời gian qua có đạt hiệu quả haykhông?
- Thực trạng rủi ro tín dụng thời gian qua như thế nào?
- Nguyên nhân và những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của
ngân hàng như thế nào?
- Những biện pháp nào để xử lý rủi ro tín dụng đã tồn tại và phòng ngừa,hạn chế rủi ro tín dụng trong thời gian tới?
Trang 4Các số liệu được lấy trong 3 năm (2006-2008) để phân tích tình hình rủi ro củaNgân hàng Từ đó đưa ra những giải pháp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàngtrong những năm tiếp theo.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các số liệu, những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần
Thơ
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN:
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề tín dụng mà đặc biệt
là rủi ro tín dụng, tôi đã tham khảo nhiều bài viết của thầy cô, các anh chị sinhviên khoá trước và trên một số tạp chí, báo chuyên ngành ngân hàng Nhìn chungmỗi bài viết đều thể hiện được thực trạng và đưa ra giải pháp ở những khía cạnh
cụ thể nào đó, tạo cho người đ ọc có cái nhìn tích cực hơn về khía cạnh mà họnghiên cứu, xem còn những gì cần nghiên cứu thêm, đ ể hoàn thiện hơn Cụ thểnhư sau:
Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Phỉ đề tài: “Phân tích thực trạng tín dụng tạiNHNo & PTNT Huyện Phong Điền qua 3 năm (2005 – 2007).” Đề tài chỉ tậptrung phân tích rủi ro trong cho vay đối với hộ nông dân, nêu lên được nhữngnguyên nhân gây ra những rủi ro đó, nhưng chưa đề cập đến rủi ro đối với việccho vay của doanh nghiệp tư nhân Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểurủi ro trong cho vay
Từ việc tham khảo tài liệu trên đã phần nào hữu ích cho đề tài của emtrong việc phân tích được tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thông qua sửdụng các chỉ tiêu doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn Bêncạnh đó thì sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình chovay, làm hồ sơ cho vay cũng như xử lý những rủi ro khi cho vay nên có phần nàonắm được tình hình tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Trang 5CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim)
hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổiquyền sỡ hữu của chúng
• Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “ hoàn trả”
• Giá trị tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức
tín dụng
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro
Cũng giống tất cả các ngành kinh doanh khác, kinh doanh trong Ngân hàng
có thể gặp rủi ro và cũng có thể bị mất luôn cả vốn Hơn nữa, Ngân hàng là mộtngành kinh doanh rất nhạy cảm, hoạt động của Ngân hàng với bản chất của nó sẽphải gánh chịu rất nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng…
Dưới góc độ của nhà đầu tư: Rủi ro trong đầu tư là không đạt được tiêu chuẩn
hiện giá thuần (NPV) và tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) như dự tính Theo xác suất
và thống kê: Rủi ro là khả năng xuất hiện các biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường
được bằng xác suất Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng là khả năng xuất hiện
những biến cố không mong đợi; sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu đếnhoạt động của Ngân hàng, thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ Vì vậy nhận thức rủi
ro và đề ra những giải pháp phòng ngừa hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất có
thể xảy ra rủi ro là vấn đề cấp bách của các Ngân hàng hiện nay
Trang 6(Nguồn: Bài giảng nghiệp vụ kinh doanh NHTM – ThS Thái Văn Đại, Tủ sách Đại học Cần Thơ năm 2007).
2.1.1.3 Rủi ro tín dụng
Hoạt động của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, đồng thời nó cũng gắnliền với nhiều mức độ rủi ro Thông thường rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thườngtập trung vào bốn dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối
đoái Trong bốn loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, vậy rủi ro tín
dụng là gì? Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thựchiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng Hay nói cách khác, rủi ro tíndụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường trong quan hệ tín dụng, từ
đó tác động xấu đến hoạt động của Ngân hàng và có thể làm Ngân hàng bị phá sản
2.1.2 Các quy định về hoạt động tín dụng:
2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay:
Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trênhợp đồng tín dụng Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện cho việc hoàn trả
nợ vay của khách hàng, mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn xin vay; trong đó,nói rõ mục đích kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Theo đó,Ngân hàng yêu cầu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay và đảm bảo thựcthi có hiệu quả Nếu Ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không
đúng mục đích thì Ngân hàng có thể thu hồi vốn trước thời hạn
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúnghạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc thì khách hàng phảitrả vốn và lãi sau một thời gian sử dụng nhất định Để thực hiện nguyên tắc này,các khoản cho vay của Ngân hàng đều có kỳ hạn nợ, khi đến hạn khách hàng phảinộp tiền để trả nợ Ngân hàng Nếu đến hạn Ngân hàng không nhận được lệnh củakhách hàng thì Ngân hàng sẽ tự động ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng,nếu tài khoản của khách hàng không có số dư thì Ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn,
đồng thời gởi giấy báo cho khách hàng biết để đi đến việc phát mãi tài sản thế
chấp
Trang 72.1.2.2 Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét và ra quyết định cho vay khi khách hàng có đủcác điều kiện sau:
• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật:
• Pháp nhân phải có pháp luật dân sự
• Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật hành vi
dân sự
• Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự
• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật
• Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1.2.3 Lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận sao chophù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Nông nghiệp ViệtNam
Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với những khách hàng được ưu
đãi về lãi suất theo quy định
Các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn phải áp dụng mức lãi suất quáhạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước
Trường hợp có quy định về thay đổi lãi suất và các trường hợp cần thiết, thì
khách hàng và Ngân hàng cùng thoả thuận mức lãi suất cho vay phù hợp và phảighi bổ sung vào hợp đồng tín dụng
Cán bộ tín dụng cần thực hiện lãi suất theo nguyên tắc sau:
Cho vay trung hạn lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn
Cho vay dài hạn lãi suất cao hơn cho vay trung hạn
Trang 82.1.2.4 Mức cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của kháchhàng; khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn, mức cho vay không
được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Trừ trường hợp đối với các khoản vay từ nguồn uỷ thác hoặc kháchhàng là tổ chức tín dụng Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinhdoanh trong kỳ hoặc cho từng dự án Mức vốn tự có tham gia của khách hàng như
sau: Đối với cho vay ngắn hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong
tổng nhu cầu vốn Đối với cho vay trung và dài hạn, khách hàng phải có vốn tự cótối thiểu 30% trong tổng nhu cầu vốn
(Nguồn: Cẩm nang tín dụng 2002 – Phòng tín dụng NHNo & PTNT )
2.1.2.5 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của
người đi vay (hoặc thời hạn đầu tư của dự án), khả năng trả nợ và khả năng nguồn
vốn Theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thì thời hạn cho vay
được quy định: Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng Cho vay trung hạn: Từ 12tháng đến 60 tháng Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng trở lên
2.1.2.6 Phương thức cho vay
Trên nhu cầu sử dụng từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năngkiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của Ngân hàng thì Ngân hàngthoả thuận với khách hàng về việc lựa chọn phương thức cho vay như:
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay hợp vốn
Cho vay trả góp
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát sinh và sử dụng thẻ tín dụng
2.1.3 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, đồng thờirủi ro của nó cũng rất là phức tạp với mức độ nhạy cảm nhất định Thông thường
Trang 9rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào 4 dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tíndụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái Trong 4 loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng
là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất
Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho ngân
hàng Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụngmang lại thường chiếm từ 70 – 90% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng Nhưng
đồng thời trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho
vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những khoản đầu tư khác
- Dấu hiệu liên quan đến ngân hàng: giảm sút mạnh số dư tiền gửi, công nợ
gia tăng, mức độ vay thường xuyên, yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến,
chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao, chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho
ngân hàng…
- Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng: có sự
thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị, xuất hiện sự bất đồng trong hệ
thống điều hành, ít kinh nghiệm và xuất hiện nhiều hành động nhất thời, thuyênchuyển nhân viên thường xuyên, tranh chấp trong quá trình quản lý, chi phí quản lýbất hợp pháp, quản lý có tính gia đình…
- Dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại: khó khăn trong phát triển sảnphẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế, những thay đổi chính sách của nhà
nước, sản phẩm có tính thời vụ cao, có biểu hiện cắt giảm chi phí, thay đổi trên thịtrường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn…
- Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính: sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ,chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo, khả năng tiền mặt giảm,phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài, kết quả kinh doanh lỗ, cốtình làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng tài sản vô hình…
- Các dấu hiệu khác: có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh, hàng tồn kho
tăng do không bán được, hư hỏng lạc hậu, có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt
2.1.4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng
Biểu hiện của rủi ro tín dụng chính là nợ xấu Nợ xấu là những khoản nợthuộc nhóm 3, 4 và 5 Nợ xấu là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lànhmạnh thể chế Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng
Trang 10Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngânhàng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ–NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ–NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
2.1.4.1 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời
hạn còn lại
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)
2.1.4.2 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng vềkhả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)
2.1.4.3 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừcác khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy
Trang 11- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6quyết định 18/2007/QĐ–NHNN)
2.1.4.5 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quáhạn hoặc đã quá hạn
Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng có bao nhiêu phần
trăm là vốn huy động Đồng thời chỉ tiêu cho biết khả năng huy động vốn của Ngân
hàng Nếu chỉ số này quá lớn cũng không tốt vì nó làm ảnh hưởng đến độ an toàntrong kinh doanh của Ngân hàng (chỉ số này tối đa là 20 lần)
2.1.5.2 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động
Dư nợ Tổng dư nợ cho vay
= Vốn huy động Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của Ngân hàng
Nó giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được
Trang 12Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thìcho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu nàyquá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệuquả.
2.1.5.3 Mức độ rủi ro tín dụng:
Nợ quá hạnMức độ rủi ro tín dụng =
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và đo
lường nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ nét Chỉ tiêu này càng cao cho thấy
chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại Mức giới hạn cho phépcủa mức độ rủi ro tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định là 5%
2.1.5.4 Vòng quay vốn tín dụng:
Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =
Tổng dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính
luân chuyển của nó, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và
đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng
2.1.5.5 Thời gian thu nợ bình quân:
Dư nợ bình quân
Thời gian thu nợ bình quân =
Doanh số thu nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ là nhanh hay chậm về mặt thời
gian, chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao, tốc độluân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh
Trang 13càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả
và ngược lại
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu cụ thể được thu thập trực tiếp tại phòng tíndụng của NHNo & PTNT huyện Phong Điền về doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đây
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu được dùng trong đề tài này là:
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉtiêu kinh tế
∆y = y1 - yoTrong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm hiện hành với số liệu nămtrước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân biếnđộng của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục
Trang 142.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối:
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉtiêu kinh tế
y1
∆y = *100 - 100%
yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong
một thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và sosánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu
Trang 15CHƯƠNG 3
SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH
PHỐ CẦN THƠ3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền là chinhánh cấp 2 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần
Thơ (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural
Development, viết tắt VBARD)
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền
được sử dụng con dấu riêng, chức năng và nhiệm vụ hoạt động theo quy chế số169/QĐ/ HĐQT – 02 ngày 07/09/2002 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chính thức đi vào hoạt động ngày12/10/2004 theo quyết định số 65/QĐ/HĐQT- TCCB ngày 01/03/2004 của chủ tịchhội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Trụ sở: ấp Thị Tứ xã Nhơn Ái huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ
Điện thoại: 07103 942043
Địa bàn hoạt động của ngân hàng là khu vực các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa,
Mỹ Khánh, Trường Long, Giai Xuân, Tân Thới Bên cạnh đó ngân hàng cũng phục
vụ một số khách vãng lai thuộc các quận huyện lân cận Hoạt động chính của ngân
hàng là huy động vốn nhàn rỗi và tập trung mở rộng lĩnh vực nông nghiệp và các
thành phần kinh tế khác bằng các hình thức cấp vốn ngắn hạn, trung hạn nhằm làmchi phí sản xuất hàng hóa cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng mới, khai thác tiềm
năng kinh tế địa phương
Các chương trình vay vốn của ngân hàng chủ yếu hướng vào các thành phần
kinh tế thực sự khó khăn, thiếu chi phí sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế Mụctiêu của ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển theo
hướng tích cực
3.2 NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG
Dù đã có nhiều cố gắng trong công tác đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị
Trang 16trường Song tình trạng yếu kém về vốn và kỹ thuật vẫn còn nghèo đối với TPCần Thơ nói chung và Huyện Phong Điền nói riêng đặc biệt là vấn đề về vốn.Nhu cầu vốn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất lớn, vì thế để đáp ứng đượcnhu cầu này thì NHNo & PTNT Huyện Phong Điền đã góp một phần khôngnhỏ trong việc điều phối nguồn vốn cho nền kinh tế Huyện nhà Tuy vậy, chinhánh vẫn còn gặp không ít khó khăn nhưng vẫn là Ngân hàng đóng vai tròchủ đạo trên địa bàn trong việc cung cấp vốn, đảm bảo nhu cầu vốn kịp thờitrong sản xuất của người dân và làm cho đời sống vật chất, tinh thần được nângcao.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
3.3.1 Tình hình nhân sự của Ngân hàng
Hiện tại tổng số nhân viên của chi nhánh 29 người trong đó có ( 19 nam, 10
nữ ), nhân viên tín dụng chiếm 7 người khoảng 24% Nhìn chung nguồn nhân lựccủa ngân hàng tương đối trẻ, được đào tạo căn bản từ trường đại học và các trung
tâm đào tạo của ACB, có kiến thức về kinh tế thị trường và là một đội ngũ nhân
viên nhiệt tình năng động, nhạy bén thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại.Hằng năm, hằng quý, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng các nhân viên được tham
gia các khóa đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
Tổng nhân viên có trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ chiếm 98% tức là
có trình độ từ đại học trở lên Trong mọi hoạt động kinh doanh con người là nhân
tố tạo nên sự thành công Nâng cao trình độ và tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bócho sự nghiệp phát triển chung của ngân hàng luôn là mục tiêu hàng đầu Do vậy
trong tương lai chi nhánh cần nâng cao chính sách đãi ngộ cho nhân viên hơn nữanhư tăng lương, thưởng, chăm sóc sức khỏe…đồng thời có chính sách đào tạo nhân
viên nâng cao trình dộ nghiệp vụ và các khóa kỹ năng đặc biệt khác như giao tiếp
và ngoại ngữ Ngoài ra công tác tuyển dụng cần được cải tạo theo hướng chuyênnghiệp hóa như tổ chức hội chợ việc làm tại các trường đại học, tăng cường liên kếtvới trung tâm giới thiệu việc làm…nhằm tuyển chọn được những nhân viên cótrình độ, năng động để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong tương lai
Trang 173.3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, chức năng từng phòng ban
3.3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Hình 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban Giám đốc:
Điều hành mọi hoạt động của đơn vị, nhận chỉ tiêu của cấp trên và giao
chỉ tiêu cho các phòng thực hiện, sơ tổng kết, đề ra phương hướng hoạt động Xemxét nội dung do cán bộ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước ngân hàng nông nghiệp cấp trên
Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay giữa ngân hàng với kháchhàng
Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ,chuyển nợ quá hạn và các biện pháp xử lý nợ khác
Chỉ đạo hoạt động của phòng kế toán – ngân quỹ, đảm bảo an toàn tài sản vàchính xác trong giao dịch với khách hàng
Phòng tín dụng:
Trực tiếp chịu trách nhiệm về hồ sơ vay vốn của khách hàng, sau đó tiếnhành khảo sát, thẩm định và thực hiện các nghiệp vụ từ cho vay đến thu nợ Đồngthời phân tích thông tin, dữ liệu, tổng hợp thông tin kinh tế, tổ chức chỉ đạo đề xuất
phương án kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tín dụng, thực hiện đầy đủ báo cáo hàngtháng, quý để tham mưu giúp ban giám đốc có phương án chỉ đạo, điều hành hoạtđộng ngân hàng
Phòng Giám Đốc
Phòng Phó Giám Đốc
Phòng kế toán
ngân qũy
Phòng tín dụng Phòng giao dịch
Giai xuân
Trang 18Hướng dẫn và lập hồ sơ vay vốn cùng với khách hàng.
Đôn đốc khách hàng trả nợ, đóng lãi đến hạn, đề xuất hướng giải quyết nợ
quá hạn, khó đòi cho ban giám đốc xử lý
Phòng kế toán- ngân quỹ:
Phòng kế toán:
Phòng này chiếm vị trí trung tâm ngân hàng, trực tiếp hạch toán các nghiệp vụkinh tế phát sinh: cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi theo đúng chế độ quy địnhcủa NHNN & PTNT Việt Nam
Lập kế hoạch tài chính và quyết toán thu chi tài chính
Thu thập và lưu trữ hồ sơ khách hàng và các chứng từ có giá
Tiến hành sao kê nợ đến hạn, quá hạn để cung cấp cho phòng tín dụng theo chế độ
Thực hiện chức năng nhận tiền gửi, chuyển tiền, làm thẻ ATM, và các dịch
vụ khác, chịu sự quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.4.1 Thuận lợi
- Một thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là trụ sở đặt tạitrung tâm thị trấn nên rất thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng
- Cán bộ quản trị nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm, am tường hoạt động
Ngân hàng Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ phục
vụ nhiệt tình và năng động, hoạt động có hiệu quả
- Ngân hàng còn có thêm 1 phòng giao dịch nằm gần ngân hàng nhằm phục vụtốt hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng
- Uy tín của ngân hàng ngày càng cao
- Các thủ tục hành chánh đã được đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu, thuậnlợi và nhanh chóng hơn trong giao dịch với ngân hàng
Trang 19- Cơ sở vật chất của ngân hàng ngày càng được trang bị hiện đại đảm bảo hoạt
động giao dịch ngày càng nhanh chóng, tiết kiệm nhiều hơn về thời gian cho cả
ngân hàng và khách hàng
- Các ngân hàng thương mại khác ở huyện còn chưa nhiều nên ngân hàng ítchịu sự cạnh tranh
- Trong những năm qua nhờ thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước cho nên
ngân hàng đã được các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ và được sự ủng hộ nhiệt tình
của các ban ngành đoàn thể ở địa phương
3.4.2 Khó khăn
- Dịch vụ thanh toán của ngân hàng chưa phong phú và đa dạng do đó chưa thu
hút được nhiều người tham gia vào các dịch vụ hiện đại này
- Người dân chưa có thói quen gửi tiền trong ngân hàng mà chủ yếu mua vàng
và USD tích trữ
- Tình hình kinh tế thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động, nên đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nước, tình hình thiên tai cũng đã ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân và nền kinh tế nói chung do đó
cũng hạn chế rất nhiều trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
- Địa bàn kinh doanh của ngân hàng tuy có những thuận lợi nhưng vẫn cònnhững khó khăn tồn tại Cơ sở hạ tầng của huyện chưa được tốt, các tuyến đườngliên thông giữa các xã với huyện vẫn chưa thật sự tốt làm ảnh hưởng đến việc đi lạitrong công tác thẩm định của cán bộ tín dụng
3.5 CÁC SẢN PHẨM CỦA NHNN & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN
3.5.1 Huy động vốn:
Thực hiện việc huy động vốn bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ Bao gồm cácloại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất khác nhau
Đối tượng bao gồm dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội
Các loại tiền gửi này đều thực hiện việc mua bảo hiểm theo qui định của
nhà nước
Thực hiện kinh doanh các loại trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
Trang 203.5.2 Các hoạt động tín dụng chính:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và cả ngoại tệ cho tất cả cácthành phần kinh tế trên mọi lĩnh vực
Cho vay theo chỉ định của nhà nước và sự ủy thác của các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước
Cho vay với cả đối tượng xuất khẩu lao động
Chiết khấu các chứng từ có giá
3.5.3 Dịch vụ khác:
Thực hiện chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ
Western Union, Money Transfer…
3.5.4 Quy trình cho vay:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy đề nghị vay vốn
Giấy phép kinh doanh (nếu có)
Phường án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ
Hợp đồng thế chấp, cầm cố bảo lãnh và giấy chứng nhận quyền sởhữu tài sản thế chấp cầm cố đó
Các báo cáo tài chính trong thời gian gần đây (đối với các doanh
Những thông tin từ hồ sơ khách hàng vay vốn cung cấp
Các thông tin khác có liên quan về thông tin thị trường
Điều tra thực tế tại nơi hoạt động kinh doanh của người vay vốn.
Bước 3: Điều tra thẩm định khách hàng và phương an vay vốn.
Các vấn đề trọng tâm mà cán bộ tín dụng tập trung phân tích thẩm định
Năng lực pháp lý của khách hàng
Tính cách và uy tín của khách hàng
Trang 21Năng lực tài chình của khách hàng.
Phương án vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng
Phân tích dự báo ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến phương án vayvốn và trả nợ của khách hàng
Bước 4: Quyết định cho vay:
Căn cứ vào tờ trình và kết quả thẩm định có ý kiến đề xuất cụ thể của cán
bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng và hồ sơ vay vốn của khách hàng, giám đốcNgân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay trong phạm vi quyền hạn
Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ vay, hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố
và bảo lãnh.
Trước khi giải ngân cán bộ tín dụng phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ Sau khi
tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo
có liên quan sẽ chính thức ký vào nơi quy định trong hồ sơ
Bước 6: Phát tiền vay:
Phòng tín dụng chuyển hồ sơ đến phòng kế toán, phòng kế toán tiến hànhlập phiếu chi (và ghi các ngiệp vụ kế toán) làm thủ tục giải ngân cho khách hàng
Sau đó phòng kế toán chuyển hồ sơ qua cho phòng ngân quỹ hồ sơ và phiếu chi đã
duyệt để kế toán tiến hành giải ngân cho khách hàng
Bước 7: Giám sát khách hàng sở dụng vốn vay và theo dõi rủi ro:
Nhằm kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện dự báo nhữngrủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề để có những giảipháp xử lý kip thời
Bước 8: Thu hồi và gia hạn nợ:
- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 1/2 thờihạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sảnxuất nhưng không quá 12 tháng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcgiao và tổ chức tín dụng xem xét quyết định
- Các khoản nợ đến hạn chưa trả được và nếu không được gia hạn nợ phảichuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn
Trang 22Bước 9: Xử lỷ rủi ro:
Đối với các nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhưng không thu
hồi được nợ, ngân hàng phải căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập đầy đủ hồ
sơ pháp lý, hợp hội đồng tín dụng để xứ lý theo thẩm quyền hoặc lập văn bảntrình lên tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giải quyết
Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay vốn:
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ cho vay đã được
xử lý xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu tất cả tài khoản của món
nợ, chuyển toàn bộ hồ sơ cho vay l iên quan đến khoản vay vào kho l ưu trữ
t à i l i ệ u
Tóm lại, qua chu trình cho vay của NHNN&PTNT huyện Phong Điền ta có
thể nhận thấy một số điểm sau đây:
- Chu trình cho vay khá hoàn chỉnh, khép kín từ khi tiếp nhận hồ sơ đến lúcthanh lý hợp đồng
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng và cấp trên
- Đảm bảo được quyền lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng
Tuy nhiên, ở chu trình còn một vài thiếu sót như:
- Gần như cả quá trình cho vay đều do một cán bộ tín dụng đảm nhận Do
đó trách nhiệm của cán bộ là rất l ớn đồng thời số l ượng công việc rất nhiều do
mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một xã Điều này khiến cho sự thiếu sót, sai lệch,chậm trễ trong quản lý là điều có thể xảy ra
- Do chỉ có một cán bộ quản l ý theo dõi nên rủi ro xảy ra nếu như có sựthỏa thuận giữa khách hàng và cán bộ tín dụng
- Đòi hỏi người cán bộ phải co kiến thức tổng hợp, trách nhiệm rất cao
3.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA 3 NĂM (2006 – 2008).
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển rấtmạnh, đạt được những thành tựa đáng khích lệ và từng bước hội nhập với nềnkinh tế mang tính toàn cầu Tuy nhiên, để đạt được những thành quả trên là sự
đóng gop rất 1ớn của tất cả mọi thành phần kinh tế cùng với sự hổ trợ rất lớn
của ngành Ngân hàng Đóng vai trò l à nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế,
Trang 23ngành Ngân hàng đã không chỉ nổ l ực hoàn thành nhiệm vụ c ủa mì nh màcàng thể hiện rõ hơn “mạch máu nuôi sống cả nền kinh tế” Hòa mình vào sự cốgắng chung của toàn ngành trong việc nâng cao chất lượng kinh doanh để đủmạnh cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài, tập thể cán bộ công nhân viênNHNN&PTNT huyện Phong Điền đã nỗ lực rất lớn trong việc duy trì sự tồn tại
và phát triển của Ngân hàng mình và đã đạt được kết quả đáng khích lệ qua 3 nămnhư sau:
BẢNG 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008).
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNN Huyện Phong Điền )
3.6.1 Doanh thu:
Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng Cụthể, năm 2006 doanh thu đạt 14.009 triệu đồng, đến năm 2007 thì đạt được18.125 triệu đồng tăng 4.116 triệu đồng tương đương với 29,38% so với năm
2006 Nguyên nhân là do trong thời gian này chi nhánh Ngân hàng đã tận dụngmọi biện pháp để hạn chế tối đa việc thu nợ và lãi kéo dài như: điều chỉnh kỳhạn thu nợ và trả nợ chẳng hạn trước đây thay vì thu lãi theo từng năm hoặctừng quý thì hiện nay yêu cầu khách hàng trả lãi theo từng tháng và cán bộ tíndụng trực tiếp thu lãi tại các xã do mình phụ trách mà khách hàng không cầnphải đến Ngân hàng nên đã làm cho doanh thu 2007 tăng đáng kể Ngoài ra,
Trang 24trong năm 2007 chi nhánh còn mở thêm phòng Giao dịch Giai Xuân nên
cũng góp phần làm tăng doanh thu
Sang năm 2008 doanh thu có phần tăng nhanh hơn Cụ thể doanh thu đạt
24.023 triệu đồng tăng 5.898 triệu đồng tương đương 32,54% so với năm 2007.Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008 là năm chúng ta gia nhập WTO đã tạo
điều kiện cho việc mở rộng qui mô sản xuất, qua đó giúp cho các doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả hơn nên đã làm tăng doanh thu Bênh cạnh đó do mới mởthêm một phoàng giao dịch Giai Xuân nên cũng góp phần làm tăng doanh thu
3.6.2 Chi phí:
Cùng việc tăng doanh thu thì chi phí của chi nhánh cũng liên tục tăng qua 3năm Cụ thể năm 2006 là 11.015 triệu đồng, trong khi đó chi phí năm 2007 là15.075 triệu đồng, tăng 4.060 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 36,86%; đến năm
2008 thì chi phí vẫn tăng cao 21.701 triệu đồng tăng hơn năm 2007 là 6.626 triệu
đồng tương ứng với 43,95% Nguyên nhân chi phí tăng là do trong năm chi
nhánh Ngân hàng đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp phòng ốc và xây dựngthêm một phòng giao dịch Giai Xuân để tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ,
đồng thời cũng mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng như: kinh doanh ngoại
hối và sử dụng nguồn vốn từ Trung ương Mặt khác, do nhu cầu tín dụng nângcao đòi hỏi phải tăng số lượng nhân viên vì vậy phải chi trả lương công nhânviên nhiều hơn so với năm 2006
Nếu như những năm qua, chi phí tăng do phải trả lãi tiền vay cho cấp trên,thì trong năm 2008 không những chỉ trả lãi tiền vay cấp trên, chi phí trả lãi vốnhuy động, chi cho nhân viên và các khoản chi khác cũng cao hơn so với nhữngnăm trước Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đang phải đối đầu với sự cạnh tranh gaygắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn, với sự nhảy múa liên tục của các mứclãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay thì đã làm cho Ngân hàng càng phảităng thêm chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ được tốt hơn để từ đó có
đạt được mục tiêu huy động vốn tối đa lượng tiền gửi của khách hàng
3.6.3 Lợi nhuận:
Trong kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được đó là lợi nhuận, nó phản ánhkhá đầy đủ quá trình hoạt động của Ngân hàng Lợi nhuận được xem như là một
Trang 25đòn bẫy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành
phần kinh tế cũng như mọi tổ chức kinh tế khác nhằm đem lại hiệu quả cao nhấtthông qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng phát triển và mở rộng quy môkinh doanh của mọi thành phần kinh tế Cùng với việc tăng chi phí đã làm cholợi nhuận của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền trong năm 2007
tăng không đáng kể và có phần giảm xuống ở năm 2008 Cụ thể, năm 2007 tăng
56 triệu đồng với tỷ lệ tăng 1,87% so với năm 2006 Nếu nhìn một cách kháchquan thì lợi nhuận của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền năm 2007
tăng có phầm chậm lại vì trong năm chi nhánh đã mở rộng thêm địa bàn hoạtđộng và tu bổ phòng ốc Sang năm 2008 lợi nhuận của Ngân hàng đã giảm xuống
so với năm 2007 chỉ đạt 2.322 triệu đồng giảm 728 triệu đồng tương đương23,87% Mặc dù doanh thu của Ngân hàng năm 2008 tăng nhưng vì chi phí tăng
cao nên đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm Tuy nhiên lợi nhuận vẫn đạt
chỉ tiêu đặt ra trong năm Tình hình hoạt động của Ngân hàng được thể hiện quabiểu đồ sau:
14.009 11.015
2.994
18.125 15.075
3.050
24.023 21.701
2.322 -
5.000 10.000 15.000 20.000 25.000
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm.
Tóm lại hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm đều đạt đượckết quả rất tốt mặc dù có giảm xuống đôi chút ở năm 2008 Tuy nhiên, Ngânhàng cần có giải pháp tích cực hơn trong việc đẩy mạnh việc nguồn thu từ hoạt
động cung cấp dịch vụ nhưng vẫn giữ vững và phát huy hơn nữa nguồn thu từ lãi
Bên cạnh đó cần có sự giảm xuống về chi phí đến mức thấp nhất có thể
3.7 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2009
Trang 26Phát huy những mặt đã thực hiện được và khắc phục những hạn chế còn tồntại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền đã đề ra phương hướng hoạt
động trong năm 2009 như sau:
3.7.1 Chỉ tiêu cụ thể:
Chi nhánh phấn đấu đến cuối năm 2009 tổng nguồn vốn huy động tại
địa phương tăng 25% so với đầu năm; tổng dư nợ và các khoản đầu tư tăng 15%
so với đầu năm Đồng thời giảm thiểu nợ quá hạn xuống mức thấp nhất vì đây
là tiềm ẩn rủi ro rất cao
Thực hiện đạt các chỉ tiêu về tài chính NHNo & PTNT cấp trên giao
3.7.2 Những biện pháp tổ chức thực hiện:
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể các xã trong công tác chovay, quản lý vốn vay và xử lý thu hồi nợ Duy trì thật tốt mối quan hệ với chínhquyền các đoàn thể tại địa phương nhằm tạo mối quan hệ tốt trong công táctuyên truyền quảng bá các sản phẩm dịch vụ cho chi nhánh Ngân hàng Củng cố
và tiếp tục thực hiện các nghị quyết liên tịch 2308 với hộ nông dân, nghịquyết liên tịch 02 với hội phụ nữ để uỷ thác một phần công việc trong cho vaymón nhỏ, nhằm giảm áp lực công việc cho lực lượng cán bộ tín dụng
Tiến hành xây dựng cơ chế phân phối lương theo hiệu quả công việc đượcgiao, phân công lao động một cách hợp lý hơn nhằm phát huy sở trường của từngcán bộ để công việc chung đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tạo động lực làm việctích cực trong đội ngũ cán bộ nhân viên tại đơn vị
Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ về mức độ cạnh tranh trên địa bàn
Thường xuyên cập nhật văn bản, chế độ cho cán bộ tác nghiệp, tổ chức đào tạo
các kỷ năng (đặc biệt là về tin học và ngoại ngữ) cho cán bộ tác nghiệp Chútrọng công tác thi đua khen thưởng, nhằm tạo phong trào thi đua lao động sôinổi trong đơn vị
CHƯƠNG 4
Trang 27PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH
PHỐ CẦN THƠ4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008):
4.1.1 Tình hình nguồn vốn:
Với vai trò làm trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội NHNo &
PTNT Huyện Phong Điền với phương châm “ đi vay để cho vay”, nhưng làm thếnào để cho vay vừa tìm được lợi nhuận cao mà rủi ro thấp, phục vụ tốt cho nhucầu vay vốn của khách hàng Để làm tốt điều này, ngoài việc vay và nhận vốn
điều chuyển từ các Ngân hàng cấp trên, chi nhánh NHNo & PTNT HuyệnPhong Điền cần phải đẩy mạnh hơn huy động vốn trên địa bàn Tuy nhiên,
trong điều kiện như hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngàycàng trở nên gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải xây dựng được chiến lược lãisuất phù hợp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình một cách tối
đa.Theo quyết định mới của NHNo thì các chi nhánh Ngân hàng cần phải tập
trung huy động vốn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng thay
vì trước kia không quan tâm nhiều đến việc huy động, chỉ nhận vốn điều chuyển
và đi vay từ các Ngân hàng khác để cho vay
BẢNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM:
Trang 28ĐVT: Triệu đồng
07/06
Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
huy động
Sang năm 2008 nguồn vốn huy động lại tiếp tục tăng do ảnh hưởng củanền kinh tế Thế giới đặc biệt là nền kinh tế Mỹ làm ảnh hưởng đến sản xuất nôngnghiệp và đầu cơ của các nhà đầu tư vì vậy làm tăng lượng tiền nhàn rỗi trong nềnkinh tế dẫn đến tăng lượng tiền gửi Mặt khác Ngân hàng cũng đã chú trọng côngtác huy động vốn để nhằm đáp ứng nguồn vốn đầu ra sao cho có hiệu quảnhất Đặc biệt trong năm 2008 nền kinh tế ngày càng phát triển, số tiền nhànrỗi trong dân cư ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều nhu cầugửi tiền vào Ngân hàng với mục đích thanh toán thông qua hệ thống Ngân hàng
mà độ an toàn cao và chi phí thấp Vì thế trong năm nguồn vốn huy động củaNgân hàng tăng đáng kể đạt 62.453 triệu đồng tăng 6.778 triệu đồng tương
Trang 29ứng tỷ lệ 12.17% so với năm 2007.
Nhìn chung qua ba năm tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng
đã có xu hướng tăng lên Đây cũng là do Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra
những biện pháp thích hợp nên trong quá trình hoạt động chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Phong Điền đã không ngừng nâng cao uy tín của mình nên đã tạo
được lòng tin cho khách hàng, làm cho việc huy động vốn của Ngân hàng ngày
càng thuận lợi hơn
Ngược lại với vốn huy động là vốn điều chuyển từ Trung ương, nhận thấy
cùng với sự tăng lên của vốn huy động thì nguồn vốn này lại tăng giảm theo từng
năm Năm 2006, nếu con số này 90.245 triệu đồng thì đến năm 2007 đạt 103.124
triệu đồng tăng 12.879 triệu đồng tương đương 14,27% Nhưng đến năm 2008 donguồn vốn huy động tăng lên nên đã làm cho vốn điều chuyển giảm xuống 673triệu đồng tức đạt 102.451 triệu đồng tương đương với giảm 0,65% khuynh hướngnày có thể sẽ tiếp diễn trong những năm sau Tình hình nguồn vốn của ngân hàng
được thể hiện qua biểu đồ sau:
45.223 90.245 135.468
55.675 103.124 158.799
62.453 102.451 164.904
0 50.000 100.000 150.000 200.000
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
Vốn HĐ Vốn ĐC Tổng NV
Hình 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008)
Tóm lại, qua báo cáo trên chứng tỏ rằng qua 3 năm họat động tổng nguồnvốn của Ngân hàng có tăng lên nhưng mức tăng chưa cao lắm và chủ yếu là tăng
do nội tệ Mặt dù vẫn giữ vững những biện pháp huy động truyền thống như tiềngửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, với lãi suất hấp dẫn… Thì Ngânhàng cần phát huy hơn nữa thế mạnh về vị trí của mình, tăng cường chương
Trang 30trình tuyên truyền, tiếp thị về huy động vốn, chú trọng các khoản vốn lớn, kháchhàng tiềm năng ở thành thị, những nhà vườn có thu nhập cao khi thu hoạch sảnphẩm, khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán, chuyểntiền tại Ngân hàng Riêng đối với lĩnh vực các đoàn thể thể tăng cường hình thứcgửi góp trong khối cơ quan, trường học, tín chấp đoàn thể phụ nữ, đoàn thanhniên, nhân dân có nhu cầu dành tiền cho con đi học hoặc đóng góp xây dựng
đường điện, giao thông nông thôn cùng với mở rộng khai thác các nguồn tần lãi
suất nhưng đồng thời vẫn giữ vững số dư tiền gửi kho bạc và các tổ chức kinh
tế Bên cạnh đó cũng chú ý đến việc nâng cao ý thức cán bộ Ngân hàng về côngtác huy động vốn, cán bộ tín dụng phải huy động vốn giỏi và cho vay giỏi
4.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời gian
4.1.2.1 Doanh số cho vay
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rấtlớn trong cơ cấu của tổ chức Phần lớn là cho vay chiếm khoảng 90% tổng doanhthu cuả Ngân hàng Với bản chất đi vay để cho vay nên sự tăng trưởng mạnh củanghiệp vụ này thể hiện rõ qui mô công tác tín dụng, nếu một ngân hàng có nguồnvốn mạnh thì khả năng doanh số cho vay sẽ cao hơn nhiều so với ngân hàng cónguồn vốn nhỏ Do đó, để có được những biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụngvốn thật hiệu quả không phải là vấn đề cơ bản của ngân hàng trong tình hình cạnhtranh gay gắt như hiện nay Doanh số cho vay có thể phân thành nhiều tiêu chí,
trong đề tài này tôi chỉ phân tích tình hình doanh số cho vay được cơ cấu theo thời
gian và theo thành phần kinh tế
Qua số l iệu ở bảng 3 nhận thấy doanh số cho vay tăng đều qua cácnăm chứng tỏ lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn sản xuất, tiêu dùng đếnvay tại Ngân hàng tăng lên rõ rệt Đây chính là thành công của chi nhánh Ngânhàng trong việc bám sát nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế huyện, tiếp cậncác dự án lớn tìm kiếm cơ hội đầu tư, tăng số lượng khách hàng và định mức
đầu tư hợp lý cũng như cải tiến phong cách l àm việc, nâng cao kỹ năng giao
tiếp, tôn trọng, giải thích tận tình làm hồ sơ, giao dịch nhanh chóng, tạo mọithuận lợi để khách hàng đến với Ngân hàng Là một Ngân hàng Nông Nghiệp nên
Trang 31phần lớn khách hàng của chi nhánh đều là nông dân, đa phần các khoản vay đềutập trung ở cho vay ngắn hạn còn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp.
BẢNG 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT:Triệu đồng
Năm
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu
Ngắn hạn 104.307 152.667 160.938 48.360 46,36 8.271 5,42 Trung và dài
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNN Huyện Phong Điền )
Trong năm 2006, cho vay ngắn hạn là 104.307 triệu đồng, còn cho vaytrung và dài hạn đạt 22.020 triệu đồng chiếm 17,43% trong tổng doanh số chovay Bước sang năm 2007 doanh số có phần tăng lên rõ rệt, cụ thể cho vay ngắnhạn tăng 48.360 triệu đồng tương đương 46,36% tức đạt 152.667 triệu đồng,cho vay trung và dài hạn tăng 15.569 triệu đồng tương đương 70,7% tức đạt37.589 triệu đồng Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã tiếp cận được ngày càngnhiều khách hàng mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác tiếp thị tốt, kỹ năngtrình độ nghiệp vụ chuyên môn được nâng cao cộng với việc phát động thi đuagiao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ nhân viên Riêng địa bàn huyện đang thựchiện theo định hướng của l ãnh đạo huyện thì đến năm 2010 phát triển thànhQuận
Sang năm 2008, doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 11.468 triệu đồng tức đạt201.724 triệu đồng tương đương với 6,03% so với 2007 Việc tăng lên này là docho vay ngắn hạn tăng từ 152.667 triệu đồng năm 2007 lên 160.938 triệu đồng
trong năm 2008 tăng 8.271 triệu đồng tương đương 5,42%, cho vay trung và dài
hạn tăng từ 37.589 triệu đồng năm 2007 lên 40.786 triệu đồng trong năm 2008,
tăng 3.197 triệu đồng, tương đương 8,51% Điều này cho thấy công tác tiếp thị,
quảng bá các sản phẩm tín dụng đã đạt hiệu quả rất lớn, thu hút ngày càng
Trang 32nhiều khách hàng mà đặt biệt là sự mạnh dạn thực hiện phương châm: “đa dạnghóa khách hàng, chú trọng đến đầu tư một số ngành kinh tế trọng điểm, đồngthời mở rộng cho vay đ ối với doanh nghiệp, các loại hình công ty, hộ sản xuấtkinh doanh, cá thể trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế và an toàn cao”
Nhìn chung tổng doanh số cho vay qua các năm của Ngân hàng đều tăng đãcho thấy được sự cố gắng rất lớn của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnhcông tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay cũng như công tác phục vụcủa Ngân hàng, do đó đã làm cho doanh số này tăng lên liên tục Tuy nhiên, tìnhhình cho vay ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn cho vay trung và dài hạn chiếm82,57% năm 2006, 80,24 % năm 2007 và năm 2008 là 79,78 % trong doanh số chovay Tình hình doanh số cho vay theo thời gian được thể hiện qua biểu đồ sau:
104.307 22.020
50.000 100.000 150.000 200.000 250.000
đầu khi cho vay, doanh số thu nợ cũng đ ược phân theo thời gian và thành phần
kinh tế đ ể dễ so sánh, cũng như đề ra những biện pháp để công tác được hoàn
Trang 33thành như đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi nợ gần đến hạn…Có kết cấu tương
tự như doanh số cho vay
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt
là trong điều kiện đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư cho xã
hội ngày càng gia tăng Nếu cho vay là nghiệp vụ chính của Ngân hàng thì việc thu
nợ cũng được xem là công tác không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của Ngânhàng, nó góp phần tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông, qua
đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển tín dụng Cụ thể:
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNN Huyện Phong Điền)
Năm 2006 đạt 85.645 triệu đồng, đến năm 2007 thì doanh số thu nợ lạităng lên là 125.226 triệu đồng tăng 39.518 triệu đồng ứng với tỷ lệ 46,22% so vớinăm 2006 Sang năm 2008 thì doanh số thu nợ tiếp tục tăng và đạt 144.875 triệuđồng, tăng 19.649 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,69% so với năm 2007 Tuy doanh
số thu nợ ngắn hạn tăng về mặt số lương (19.649 triệu đồng) nhưng xét về tỷ lệ thì
có xu hướng giảm xuống ( 15,69%) Do diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới đặc
biệt là giá xăng dầu tăng nên làm tăng chi phí sản xuất, cũng trong thời gian nàythời tiết phức tạp đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và làm cho sản lượng tiêuthụ các mặt hàng có thế mạnh giảm đáng kể, đồng vốn sử dụng không hiệu quả đãlàm cho một số hộ sản xuất không trả được nợ đúng thời hạn cho Ngân hang nênlàm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn
Trang 34Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Nhìn chung doanh số thu nợ trung và dài hạn của chi nhánh qua các nămcũng có sự biến động khá rõ Cụ thể: Năm 2006 doanh số thu nợ trung dài hạnchiếm 15,61% tương đương với giá trị là 15.843 triệu đồng nhưng đến năm 2007
tăng lên 29.693 triệu đồng tăng 13.850 triệu đồng so với năm 2006 (với tỷ lệ tăng
87,42%) Đến năm 2008 thì doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng và đạt 39.304 triệu
đồng tức tăng 9.611 triệu đồng (tỷ lệ tăng 32,37%) so với năm 2007 Cũng tương tựnhư doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn tăng về mặt sốlương là (9.611 triệu đông) nhưng về tỷ lệ thì có xu hướng giảm xuống đáng kể
32,37% thấp hơn rất nhiều so với 87,42% Phần lớn là do trong những năm qua tìnhhình kinh tế diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp và bà con nông dân gặp nhiều khó khăn, giá cả các mặt hàng biến độngmạnh nên đã phần nào làm giảm tỷ lệ doanh số thu nợ Trong những năm quadoanh số thu nợ được kết cấu qua bảng sau:
50.000 100.000 150.000 200.000
Trang 354.1.2.3 Doanh số dư nợ
BẢNG 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI GIAN CỦA
NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008).
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 07/06 Chỉ tiêu
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNN Huyện Phong Điền )
Dư nợ được xem như là một chỉ tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín
dụng của Ngân hàng Tuy nhiên mức dư nợ cao sẽ thể hiện được quy mô của Ngânhàng Nhìn chung, tổng dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Phong Điền
đều tăng qua các năm Năm 2006 tổng dư nợ đạt 102.187 triệu đồng trong đó ngắn
hạn chiếm 41,49%, trung và dài hạn chiếm 58,51% tổng dư nợ, đến năm 2007 dư
nợ đạt 137.524 triệu đồng tăng 35.337 triệu đồng với tỷ lệ 34,58% so với năm
2006 Riêng năm 2008 thì tổng dư nợ đạt 155.069 triệu đồng tăng 17.545 triệuđồng tương ứng 12,76% so với năm 2007
Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do trong năm 2007 dư nợ ngắn hạn
tăng 27.441 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 45,9% và dư nợ trung và dài hạntăng 7.896 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 18,62% nên đã làm cho tổng dư nợnăm 2007 tăng 35.337 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 34,58% so với 2006.Sang năm 2008 sự tăng lên của tổng dư nợ phần lớn là do dư nợ ngắn hạn tăng còn
dư nợ trung và dài hạn có tăng nhưng ở mức thấp Cụ thể, dư nợ ngắn hạn tăng
16.063 triệu đồng tương đương mức tăng 18,42%, dư nợ trung và dài hạn tăng1.482 triệu đồng, tương đương 2,95% nên đã làm cho tổng dư nợ 2008 tăng lên sovới năm 2007
Bên cạnh đó thì sự tăng tổng dư nợ qua các năm còn là do Ngân hàng nắm bắt
được nhu cầu vốn trên địa bàn, tình hình kinh tế huyện diễn ra sôi động nên nhu
cầu vốn của khách hàng cũng tăng và hội đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên
Trang 36đã được đáp ứng Mặt khác, do chi nhánh Ngân hàng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng
tín dụng theo hướng chậm mà chắc, Ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho
vay đối với những khách có nguồn tài sản đảm bảo và nguồn trả nợ chắc chắn,đồng thời duy trì việc cho vay đối với những khách hàng truyền thống, không chovay theo lượng mà tiến hành sàn lọc khách hàng trước khi cho vay để hạn chế rủi
ro Chỉ tiêu này đã phần nào đánh giá được chất lượng tín dụng tại Ngân hàng,
sự tích cực trong công tác thu hồi nợ tạo khả năng xoay chuyển vốn càng
được nâng lên Nhìn chung qua 3 năm mức dư nợ tại Ngân hàng đ ều tăng, sựtăng này là do đóng góp của dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn Sau đây là biểu đồ
thể hiện tình hình dư nợ của Ngân hang qua 3 năm
59.786 42.401
102.187
87.227 50.297
137.524
103.290 51.779 155.069
20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000
4.1.3 Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế
4.1.3.1 Doanh số cho vay:
Không giống như cơ cấu cho vay theo thời gian, cho vay theo thành phầnkinh tế đ ược thực hiện đ a dạng hơn như: cho vay doanh nghiệp nhà nước, chovay kinh tế hợp tác xã, cho vay công ty cổ phần, công ty tư nhân…Nhưng do làmột Ngân hàng chi nhánh huyện, địa bàn hoạt động nhỏ nên hầu như cho vay chỉtập trung ở hộ sản xuất gia đình - Tổ hợp tác xã và cho vay đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ Nguyên nhân xuất phát bởi Phong Điền là một huyện có
Trang 37diện tích đ ất nông nghiệp là phần lớn Các xã trong huyện đều tập trung sản xuấtlúa hoặc chuyên canh cây ăn trái Đây cũng là một hạn chế cho Ngân hàngtrong việc huy động nguồn vốn từ đối tượng doanh nghiệp.
BẢNG 6: BẢNG DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008).
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch 07/06
Chênh lệch 08/07 Chỉ tiêu
Hộ sản xuất 126.327 167.683 177.356 41.356 32,74 9.673 5,77 Doanh
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNN Huyện Phong Điền )
Cho vay hộ sản xuất gia đình – tổ hợp tác: chủ yếu cho vay đối với chăn nuôi,trồng trọt, làm kinh tế vườn…
Cho vay doanh nghiệp: chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh lương thực và kinhdoanh dịch vụ
Từ bảng số liệu cho thấy phần lớn vốn cho vay của Ngân hàng thu hút bởicho vay hộ sản xuất hơn là cho vay doanh nghiệp Nguyên nhân có thể hiểu
Phong Điền là một huyện còn mang nhiều tính chất nông nghiệp, đa phần diện
tích đất ở đây là trồng lúa và cây ăn trái như nhãn, sầu riêng, vú sữa,…Thêmvào đó, thực hiện theo chủ trương của tỉnh đề ra là chuyên canh hoa vườn cây
ăn trái và sản xuất lúa nên Ngân hàng tập trung cung cấp nhu cầu về vốn cho
các hộ nông dân là chủ yếu Năm 2006, số tiền cho vay đối với hộ sản xuất là126.327 triệu đồng đến năm 2007 thì đ ạt 167.683 triệu đ ồng tăng 41.356 triệu
đồng, tương đương với 32,74 % Riêng đến năm 2008 thì đạt 177.356 triệuđồng tăng 9.673 triệu đồng tương với 5,77% so với năm 2007 Qua đó cho thấy
khả năng cung ứng vốn cho đối tượng này rất cao, phần nào đ ã đ áp ứng đ ượcnhu cầu sản xuất, mở rộng đ ầu tư, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, đặcbiệt là giải quyết được vốn cho các hộ chăn nuôi gia cầm, gia súc khôi phục lại