Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
675,95 KB
Nội dung
Luận văn
Thặng dưvàthâmhụtcáncân
thanh toánquốctế-Cácbiện
pháp điềuchỉnhcủaViệtNam
trong giaiđoạnhiệnnay
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế, hầu hết cácquốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam, đều thực hiệnchính sách kinh tế thị trường mở cửa. Chính
điều này đã tạo cho quá trình quốctế hoá giao lưu thương mại, giao lưu vốn đầu tư
và hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời tác động trực tiếp vào nền kinh
tế của mỗi nước. Từ đó, kinh tế đối ngoại dần dần đóng vai trò quan trọngtrong sự
phát triển kinh tếcủa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nó
còn có những tác động xấu đến nền kinh tếtrong nước. Chính vì vậy, vấn đề quản
lý kinh tế đối ngoại trở nên vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển
vững mạnh và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.
Để có thể đề ra cácchính sách quản lý kinh tế đối ngoại, cácchính sách phát
triển kinh tế có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm đặc biệt
đến những diễn biếntrongcáccânthanhtoánquốctế vì nó phản ánh toàn bộ hoạt
động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, để
lập được một bảng cáncânthanhtoán đầy đủ, chính xác và kịp thời là một việc
khó khăn do phạm vi thu nhập số liệu khá rộng. Mặc dù số liệu cáncânthanhtoán
được thu thập bằng các phương phápvà kỹ thuật mẫu đáng tin cậy, nhưng do
nguồn cung cấp thông tin quá đa dạng nên số liệu thống kê cuối cùng chỉ là con số
ước tính về giá trị cáncânthanhtoánquốctế thực. Đồng thời để có thể phân tích,
đánh giá được những diễn biếntrongcáncânthanhtoánvà đưa ra cácbiệnpháp
điều chỉnhcáncânthanhtoán có hiệu quả cũng là một việc rất khó. Thêm vào đó,
đối với Việt Nam, việc thiết lập cáncânthanhtoánquốctế mới chỉ chính thức bắt
đầu từ năm 1990 cho nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân tích vàđiềuchỉnh
cán cânthanh toán. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu
một cách sâu sắc cả về lý luậnvà thực tiễn trong việc thiết lập, phân tích vàđiều
chỉnh cáncânthanhtoánquốc tế, từ đó đưa ra cácbiệnphápđiềuchỉnh phù hợp
với mục tiêu và hoàn cảnh của nền kinh tếViệt Nam.
Trên cơ sở những kiến thức lý luận được học tại Học viện Ngân hàng cũng
như qua nghiên cứu tài liệu về cáncânthanhtoánquốc tế, em xin mạnh dạn chọn
đề tài: “Thặng dưvàthâmhụtcáncânthanhtoánquốctế-Cácbiệnpháp
điều chỉnhcủaViệtNamtronggiaiđoạnhiện nay” cho khoá luậncủa mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích cơ sở lý luậncủa việc xác định thặngdư hay thâmhụtcáncânthanh
toán quốctếvà việc điềuchỉnhcáncânthanhtoánquốc tế.
- Phân tích thực trạng cáncânthanhtoánquốctếvà việc điềuchỉnh tại Việt
Nam tronggiaiđoạn từ năm 1990 đến nay.
- Trên cơ sở các phân tích trên đề ra cácbiệnphápđiềuchỉnhcáccânthanh
toán quốctếcủaViệtNamhiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luậnvà thực tiễn trong
việc thiết lập cáncânthanhtoánquốc tế, xác định thặngdư hay thâmhụtcáncân
thanh toánquốctếvàcácbiệnphápđiềuchỉnhcáncânthanhtoánquốctếcủaViệt
Nam tronggiaiđoạnhiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Về mặt lý thuyết: Phân tích cơ sở lý luậncủa việc xây dựng cáncânthanhtoán
quốc tế, tình trạng thặngdư hay thâmhụtcáncânthanhtoánquốctếvàcác cơ chế
điều chỉnhcáncânthanhtoánquốc tế.
+ Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng cáncânthanhtoánquốctếcủaViệtNam
trong giaiđoạn từ năm 1990 đến nay. Từ đó đề ra cácbiệnphápđiềuchỉnhcáncân
thanh toánquốctế thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối cả bên trongvà bên
ngoài của nền kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những
kết quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cáncânthanhtoánquốctếvàđiềuchỉnh
Chương 2: Thực trạng cáncânthanhtoánquốctếvà việc điềuchỉnh tại ViệtNam
Chương 3: CácbiệnphápđiềuchỉnhcáncânthanhtoánquốctếcủaViệtNam
trong giaiđoạnhiện nay.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu như đã trình
bày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được sự góp ý củacác thầy cô và
các bạn để khoá luận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Em cũng xin cảm ơn
giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hải vàcác thầy cô giáo trong khoa
Tiền tệ – Tín dụng Quốctế đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁNCÂNTHANHTOÁNQUỐC
TẾ VÀĐIỀUCHỈNH
1.1.Cán cânthanhtoánquốctế
1.1.1.Khái niệm cáncânthanhtoánquốctế
Để phục vụ cho việc thiết lập, phân tích vàđiều chỉnh, theo quan điểm của
Quĩ Tiền tệQuốctế (IMF), cáncânthanhtoánquốctế có thể được định nghĩa như
sau:
“ Cáncânthanhtoánquốctế là một bản thống kê được tổng hợp một cách
có hệ thống các giao dịch kinh tếcủa một nền kinh tế với phần còn lại của thế giới
trong một khoảng thời gian nhất định. Các giao dịch, chủ yếu giữa người cu trú và
người không cư trú, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các
giao dịch về các tài sản vàcác khoản nợ tài chính đối với phần còn lại của thế giới;
và các giao dịch (như quà tặng ) được xếp loại chuyển giao, mà đòi hỏi phải có các
bút toán bù đắp để cân bằng - theo ý nghĩa kế toán- các giao dịch một chiều. Bản
thân một giao dịch được nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh,
sự biến đổi, sự trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanhtoáncác giá trị kinh tếvà
dẫn đến những thay đổi về quyền sở hữu hàng hoá hay các tài sản tài chính, cung
cấp các dịch vụ, hay cung cấp lao động và vốn”.
Tóm lại, cáncânthanhtoánquốctếcủa một nước là bản ghi chép có hệ
thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú của nước lập báo cáo và
những người cư trú ở phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là 1 năm).
Để nhất quán các nội dung phản ánh vào cáncânthanhtoánquốc tế, IMF đã
quy định chỉ ghi chép vào cáncânthanhtoáncủa mỗi quốc gia các giao dịch kinh
tế giữa “người cư trú” với “người không cư trú” củaquốc gia đó. Mọi giao dịch
kinh tế giữa người cư trú với nhau của cùng một quốc gia không được phản ánh
trong cáncânthanhtoánquốc tế.
Khi thống kê cáncânthanh toán, việc phân biệt giữa người cư trú và người
không cư trú là rất cần thiết do mối quan hệ giữa hệ thống tài khoản quốc gia và
cán cânthanh toán. Nhìn chung, khái niệm người cư trú và người không cư trú
được hiểu theo luật định của từng quốc gia cụ thể và nó tương đối thống nhất giữa
các quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề này được quy định rõ trong Nghị định số
164/NĐ-CP ngày 16/11/1999.
Người cư trú và người không cư trú ở đây bao gồm các cá nhân, các hộ gia
đình, các công ty, các cơ quan đại diện cho cácquốc gia, các tổ chức quốctếCăn
cứ để phân biệt giữa người cư trú và người không cư trú chủ yếu dựa vào khoảng
thời gian sinh sống làm việc liên tục cần thiết phải có tại một quốc gia ( thường là
một năm trở lên).
Về nguyên tắc, tổ chức hoặc người nước ngoài sinh sống và làm việc ở nước
sở tại từ một năm trở lên được coi là người cư trú của nước đó. Ngược lại, tổ chức
hoặc người của nước sở tại sinh sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên
được coi là người không cư trú ở nước đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp
đặc biệt như các công dân của nước khác đến học tập, du lịch, chữa bệnh vàthăm
viếng không kể thời gian dài, ngắn bao nhiêu, đều được coi là người không cư trú
(chỉ tạm trú). Ngược lại, các công dân đi học tập, du lịch, chữa bệnh vàthăm viếng
ở nước ngoài không kể thời gian dài, ngắn vẫn được coi là người cư trú. Đối với
các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang của nước sở
tại hoạt động ở nước ngoài cũng vậy, vẫn được coi là người cư trú của nước đó mà
không phụ thuộc vào thời gian sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Đối với các công ty đa quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước sẽ là người cư trú
đồng thời tại nhiều quốc gia. Tuy vậy, để tránh trùng lặp thì chi nhánh đặt ở nước
nào được coi là người cư trú của nước đó.
Còn đối với các tổ chức quốctế như Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệQuốctế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) thì không được coi là những người cư trú của
quốc gia nơi mà chúng đóng trụ sở. Tức là các tổ chức này được xem như là người
không cư trú đối với mọi quốc gia. Do đó, các giao dịch kinh tếcủa chúng với
người cư trú của nước sở tại được ghi chép vào cáncânthanhtoáncủa nước đó.
Vậy, giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm các
giao dịch sau: các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ; thu nhập của người lao động;
đầu tư trực tiếp; đầu tư chứng khoán như tín phiếu, trái phiếu và cổ phiếu; quan hệ
tín dụng; các hình thức đầu tư vàcác giao dịch khác làm tăng hoặc giảm tài sản có
hoặc tài sản nợ giữa người cư trú và người không cư trú; các khoản chuyển giao
một chiều.
1.1.2. Nội dung cáncânthanhtoánquốctế
Trước đây, mỗi quốc gia biên lập cáncânthanhtoánquốctế theo cách riêng
của mình. Mỗi chính phủ thường có cơ quan riêng nhằm thực hiện công việc thống
kê liên quan đến cáncânthanh toán. Do không có mẫu và phương pháp thống nhất
để thống kê cáncânthanhtoán cho nên mỗi quốc gia có phương pháp đo lường và
trình bầy cáncânthanhtoán khác nhau. Chính vì vậy, để có thể so sánh tình hình
cán cânthanhtoán giữa cácquốc gia với nhau, hiệnnay IMF đã công bố một mẫu
cán cânthanhtoánquốctế thống nhất cho tất cả các nước thành viên. Theo IMF,
cán cânthanhtoánquốctế bao gồm những khoản mục chủ yếu sau:
1.1.2.1.Cán cân vãng lai
Cáncân vãng lai còn được gọi là tài khoản vãng lai, là một trong những bộ
phận chính hình thành bảng cáncânthanhtoáncủa một nước. Cáncânnày phản
ánh toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về hàng
hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều. Do vậy, cáncân vãng lai
được chia thành bốn hạng mục chi tiết là: hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển
giao vãng lai một chiều.
Hạng mục hàng hoá
Hạng mục hàng hoá hạch toáncác khoản thu, chi về xuất nhập khẩu hàng hoá
trong kỳ. Chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá vàcác khoản chi
để nhập khẩu hàng hoá được gọi là cáncân thương mại hay xuất khẩu hàng hoá
ròng. Thông thường, đây là bộ phận quan trọngvà chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
cán cân vãng lai. Hàng hoá ở đây bao gồm: hàng hoá thông thường; hàng hoá gia
công, chế biến; hàng nhiên liệu và hàng mua tại cảng; hàng sửa chữa; hàng viện
trợ; vàng phi tiền tệ, các kim loại quý và đá quý; hàng quân sự. Giá trị kim ngạch
ghi vào cáncân thương mại được đánh giá theo giá FOB nếu là hàng xuất khẩu và
theo giá CIF nếu là hàng nhập khẩu. Tỷ giá sử dụng là tỷ giá tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ.
Hạng mục dịch vụ
Hạng mục dịch vụ hạch toáncác khoản thu, chi về xuất nhập khẩu các loại
hình dịch vụ. Chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu dịch vụ vàcác khoản chi
để nhập khẩu dịch vụ được gọi là cáncân dịch vụ hay xuất khẩu dịch vụ ròng.
Theo IMF, hạng mục dịch vụ có thể phân loại chi tiết như sau:
+ Dịch vụ vận tải (hàng hải, hàng không ) bao bồm: cước phí thuê các
phương tiện chuyên chở có kèm đội lái, cước phí chuyên chở, cước phí thuê kho
chứa, bến bãi, bảo hiểm
+ Dịch vụ du lịch bao gồm: chi phí đi lại; chi phí thuê khách sạn, nhà nghỉ;
chi phí ăn uống, mua sắm vàcác loại chi phí du lịch khác.
+ Dịch vụ bảo hiểm
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin và tin học.
+ Các dịch vụ Tài chính- Ngân hàng
+ Các dịch vụ xây dựng
+ Các dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú như các giao
dịch củacác đại sứ quán, các nhà tư vấn, các cơ quan quân sự vàquốc phòng; các
giao dịch với các cơ quan khác như: phái đoàn viện trợ, các phái đoàndu lịch
chính phủ, thông tin vàcác văn phòng thúc đẩy thương mại; các chi phí bản quyền
và giấy phép kinh doanh; các dịch vụ phục vụ cá nhân.
Tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia mà có thể cáncân thương mại hoặc
cán cân dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số củacáncân vãng lai.
Nhưng trong những năm gần đây, doanh số xuất nhập khẩu các loại hình dịch vụ
tăng lên nhanh chóng so với doanh số xuất nhập khẩu hàng hoá. Các loại hình dịch
vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh bao gồm: du lịch, vận tải biển, bưu chính viễn
thông, tài chính ngân hàng.
Hạng mục thu nhập
Hạng mục thu nhập bao gồm:
+ Thu nhập của người lao động là các khoản thu từ lao động gồm các khoản
tiền lương, tiền thưởng vàcác khoản thu nhập khác bằng tiền hoặc là bằng hàng
hoá do người không cư trú trả cho người cư trú.
+ Thu nhập đầu tư là các khoản thu từ vốn gồm: các khoản lợi nhuận từ đầu
tư trực tiếp; các khoản lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá; thu nhập đầu tư khác như
các khoản lãi đến hạn phải trả củacác khoản vay (ngắn hạn, dài hạn) giữa người cư
trú và người không cư trú.
Trong thống kê cáncânthanh toán, thu nhập từ việc cung cấp các tài sản phi tài
chính, phi sản xuất như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu thương mại được
đưa vào hạng mục dịch vụ, không đưa vào phần thu nhập đầu tư.
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều
Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều ghi chép các khoản chuyển giao
không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người
cư trú và ngược lại. Bao gồm:
+ Các khoản viện trợ, quà tặng, quà biếu như: quà tặng về thực phẩm, quần
áo, thuốc men và hàng hoá tiêu dùng khác củacácchính phủ với mục đích cứu trợ;
các khoản viện trợ củacác tổ chức phi chính phủ (tổ chức chữ thập đỏ quốc tế)
bằng tiền hoặc bằng hàng trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật
+ Các khoản chuyển giao khác bằng tiền hoặc hiện vật như chuyển tiền của
người lao động ở nước ngoài gừi về cho gia đình, tiền lương trả cho cư dân nước
ngoài
Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều này phản ánh sự phân phối lại thu
nhập giữa người cư trú và người không cư trú.
1.1.2.2. Cáncân vốn và tài chính (loại trừ dự trữ quốc tế)
Cán cân vốn và tài chính còn gọi là tài khoản vốn và tài chính. Cáncânnày
ghi chép các dòng vốn ra và vào của một quốc gia, tức là nó phản ánh sự chuyển
dịch tư bản (vốn) của một nước với các nước khác. Các luồng vốn chuyển dịch bao
gồm:
+ Luồng vốn ngắn hạn: là những luồng vốn giao dịch kéo dài dưới 12 tháng.
Nó gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn,
tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, các hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có
giá ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối Ngày nay, luồng vốn ngắn hạn có ảnh hưởng
đáng kể đến cáncânthanhtoánquốctế nói chung của một quốc gia do các luồng
vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng trong môi trường tự do hoá tài chính.
+ Luồng vốn dài hạn: là những luồng vốn giao dịch kéo dài trên 12 tháng
gồm các khoản mua, bán tài sản cố định ở nước ngoài (nhà xưởng, hầm mỏ, đất
đai ), mua bán các giấy tờ có giá dài hạn; các khoản đi vay và cho vay dài hạn
+ Chuyển giao vốn một chiều: gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho
mục đích đầu tư; các khoản nợ được xoá giữa người cư trú và không cư trú; các
loại tài sản bằng tiền, hiện vật của người cư trú di cư mang ra nước ngoài vàcủa
người không cư trú di cư mang vào trong nước lập báo cáo.
[...]... TRẠNG CÁNCÂNTHANHTOÁNQUỐCTẾVÀ VIỆC ĐIỀUCHỈNH TẠI VIỆTNAM 2.1 CáncânthanhtoánquốctếcủaViệtNam 2.1.1 Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cáncânthanhtoánquốctế ở ViệtNam Vấn đề thiết lập cáncânthanhtoánquốctếcủaViệtNam mới được chính thức đưa ra vào năm 1990 kể từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng Ngày 16/11/1999, chính phủ đã ban hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP về quản lý cáncân thanh. .. bằng cáncânthanhtoán (thặng dưvàthâm hụt) Xét từ góc độ hạch toán, cáncânthanhtoánquốctếcủa một quốc gia luôn luôn được cân bằng vì nó được lập theo nguyên tắc bút toán kép Tức là, trongcáncânthanh toán, tổng các bút toán ghi có đúng bằng tổng các bút toán ghi nợ Tuy nhiên, cáncânthanhtoán luôn cân bằng không có nghĩa là tất cả cáccáncânthành phần đều phải trong trạng thái cân bằng... kinh tếtrong nước với phần còn lại của thế giới Chính vì vậy, tình trạng thặngdư hay thâm hụtcáncân vãng lai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia và là mục tiêu điềuchỉnhcủacácquốc gia đang phát triển trên thế giới 1.3 Vấn đề điềuchỉnhcáncânthanhtoánquốctế 1.3.1 Các cơ chế điềuchỉnhcáncânthanhtoánquốctế 1.3.1.1 Cơ chế điều chỉnh. .. hành một số điểm về lập cáncânthanhtoánquốctế Đồng thời, NHNN cũng ban hành các mẫu biểu báo cáo cho các Bộ, các Ngành có liên quan nhằm thu thập được các thông tin theo đúng yêu cầu của lập cáncânthanhtoán 2.1.2 Cơ cấu cáncânthanhtoánquốctếcủaViệtNam Theo Nghị định 164, cáncânthanhtoánquốctếcủaViệtNamhiện hành được biên lập theo mẫu của IMF nhưng có điềuchỉnh một số mục cho... dụ, cáncân vãng lai có thể thâmhụttrong khi cáncân vốn và tài chínhthặngdư Vì vậy, khi xem xét khái niệm thặngdư hay thâm hụtcáncân thanh toán, các nhà kinh tế luôn phải phân biệt các giao dịch tự định vàcác giao dịch điềuchỉnh Bởi vì, về nguyên tắc, các giao dịch được ghi trongcáncânthanhtoán được chia thành hai loại chính: các khoản giao dịch tự địnhvà các khoản giao dịch tự điều chỉnh. .. cung-cầu tiền cân bằng vàcáncânthanhtoáncân bằng) Những thay đổi Tác động đến cáncânthanhtoán Tăng trong cung tiền Thâmhụt Giảm trong cung tiền Thặngdư Tăng trong cầu tiền Thặngdư Giảm trong cầu tiền Thâmhụt Như vậy là theo phương pháp tiền tệ thì cácbiệnphápchính sách nhằm điềuchỉnhcáncânthanhtoán nói chung là không cần thiết Nếu các cơ quan quản lý tiền tệđủ kiên nhẫn và giữ thế bị động... cânthanhtoán (thiếu hụt hay dư thừa) phản ánh những mất cân bằng giữa cung tiền và cầu tiền Do đó, việc phân tích vàđiềuchỉnhcáncânthanhtoáncần phải tập trung đồng thời vào cả hai vế cung và cầu tiền Phương pháp tiền tệ coi mất cân bằng cáncânthanhtoán chỉ là hiện tượng tạm thời và sự điềuchỉnhcáncânthanhtoán như một quá trình tự động Xu hướng tự điềuchỉnh mất cân bằng thanhtoán có... thiện cáncânthanhtoáncủa một quốc gia còn phụ thuộc vào chế độ tỷ giá củaquốc gia đó Việc điềuchỉnh tỷ giá tức là việc phá giá hay nâng giá đồng tiền có tác động khác nhau đến cáncânthanhtoán Phá giá đồng tiền có xu hướng thúc đẩy cạnh tranh quốctếvà góp phần làm giảm thâm hụtcáncân thanh toáncủa một nước do nó giảm được chi phí và giá cả Nhưng nó cũng có thể làm xấu đi cáncânthanh toán. .. cânthanhtoánquốctếcân bằng, thặngdư hay thâmhụt đều được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số những khoản thu tự định và tổng số những khoản chi tự định + Thu tự định = Chi tự định cáncânthanhtoáncân bằng + Thu tự định > Chi tự định thặng dưcáncân thanh toán + Thu tự định < Chi tự định thâm hụtcáncân thanh toán Do cáncânthanhtoán là một đồng nhất thức nên ta có: Tổng các giao... nói cách khác, một sự mất cân bằng cáncânthanhtoán gây ra một sự điềuchỉnhtrong cung tiền và có xu hướng triệt tiêu mất cân bằng ban đầu trên thị trường tiền tệvà do đó nó tự động sửa chữa mất cân bằng cáncânthanhtoán Để thấy được mối quan hệ giữa cung-cầu tiền và sự mất cân bằng cáncânthanhtoán người ta dựa vào mô hình cơ sở của phương pháp tiền tệ Hình 3: Cung-cầu tiền và mất cân bằng cán . quốc tế, xác định thặng dư hay thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn hiện. cân thanh toán quốc tế, em xin mạnh dạn chọn
đề tài: Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp
điều chỉnh của Việt Nam trong giai