1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

77 795 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 457 KB

Nội dung

Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

LờI Mở ĐầU

I Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giớitrong đó có Việt Nam, đều thực hiện chính sách kinh tế thị trờng mở cửa Chính

điều này đã tạo cho quá trình quốc tế hoá giao lu thơng mại, giao lu vốn đầu t vàhợp tác kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời tác động trực tiếp vào nền kinh tếcủa mỗi nớc Từ đó, kinh tế đối ngoại dần dần đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế của đất nớc Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nó còn cónhững tác động xấu đến nền kinh tế trong nớc Chính vì vậy, vấn đề quản lý kinh tế

đối ngoại trở nên vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vữngmạnh và hạn chế đợc những ảnh hởng tiêu cực có thể xảy ra

Để có thể đề ra các chính sách quản lý kinh tế đối ngoại, các chính sách pháttriển kinh tế có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm đặc biệt

đến những diễn biến trong các cân thanh toán quốc tế vì nó phản ánh toàn bộ hoạt

động kinh tế đối ngoại của một nớc với phần còn lại của thế giới Tuy nhiên, để lập

đợc một bảng cán cân thanh toán đầy đủ, chính xác và kịp thời là một việc khókhăn do phạm vi thu nhập số liệu khá rộng Mặc dù số liệu cán cân thanh toán đ ợcthu thập bằng các phơng pháp và kỹ thuật mẫu đáng tin cậy, nhng do nguồn cungcấp thông tin quá đa dạng nên số liệu thống kê cuối cùng chỉ là con số ớc tính vềgiá trị cán cân thanh toán quốc tế thực Đồng thời để có thể phân tích, đánh giá đ ợcnhững diễn biến trong cán cân thanh toán và đa ra các biện pháp điều chỉnh cán cânthanh toán có hiệu quả cũng là một việc rất khó Thêm vào đó, đối với Việt Nam,việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế mới chỉ chính thức bắt đầu từ năm 1990cho nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân tích và điều chỉnh cán cân thanhtoán Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu một cách sâusắc cả về lý luận và thực tiễn trong việc thiết lập, phân tích và điều chỉnh cán cânthanh toán quốc tế, từ đó đa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với mục tiêu vàhoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam

Trên cơ sở những kiến thức lý luận đợc học tại Học viện Ngân hàng cũng

nh qua nghiên cứu tài liệu về cán cân thanh toán quốc tế, em xin mạnh dạn chọn đề

tài: “Thặng d và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều

chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình.

1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 2

- Phân tích cơ sở lý luận của việc xác định thặng d hay thâm hụt cán cân thanhtoán quốc tế và việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.

- Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại ViệtNam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay

- Trên cơ sở các phân tích trên đề ra các biện pháp điều chỉnh các cân thanhtoán quốc tế của Việt Nam hiện nay

2 Đối t ợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việcthiết lập cán cân thanh toán quốc tế, xác định thặng d hay thâm hụt cán cân thanhtoán quốc tế và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Namtrong giai đoạn hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

+ Về mặt lý thuyết: Phân tích cơ sở lý luận của việc xây dựng cán cân thanh toánquốc tế, tình trạng thặng d hay thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và các cơ chế

điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

+ Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Namtrong giai đoạn từ năm 1990 đến nay Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cán cânthanh toán quốc tế thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối cả bên trong và bênngoài của nền kinh tế

3 Ph ơng pháp nghiên cứu

Khoá luận sử dụng phơng pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp nhữngkết quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

4 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luậnbao gồm 3 chơng:

Chơng 1: Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế và điều chỉnh

Chơng 2: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt Nam Chơng 3: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay

Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt đợc kết quả nghiên cứu nh đã trìnhbày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thểtránh khỏi những thiếu sót Do vậy, em rất mong đợc sự góp ý của các thầy cô vàcác bạn để khoá luận đợc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa Em cũng xin cảm ơngiáo viên hớng dẫn: TS Nguyễn Thị Hồng Hải và các thầy cô giáo trong khoa Tiền

tệ – Tín dụng Quốc tế đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận

Trang 3

Chơng 1 Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc

tế và điều chỉnh

1.1.Cán cân thanh toán quốc tế

1.1.1.Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

Để phục vụ cho việc thiết lập, phân tích và điều chỉnh, theo quan điểm củaQuĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cán cân thanh toán quốc tế có thể đợc định nghĩa nhsau:

“ Cán cân thanh toán quốc tế là một bản thống kê đợc tổng hợp một cách có

hệ thống các giao dịch kinh tế của một nền kinh tế với phần còn lại của thế giớitrong một khoảng thời gian nhất định Các giao dịch, chủ yếu giữa ngời cu trú vàngời không c trú, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các giaodịch về các tài sản và các khoản nợ tài chính đối với phần còn lại của thế giới; và

Trang 4

các giao dịch (nh quà tặng ) đợc xếp loại chuyển giao, mà đòi hỏi phải có các búttoán bù đắp để cân bằng - theo ý nghĩa kế toán- các giao dịch một chiều Bản thânmột giao dịch đợc nhìn nhận nh một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh, sự biến

đổi, sự trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanh toán các giá trị kinh tế và dẫn đếnnhững thay đổi về quyền sở hữu hàng hoá hay các tài sản tài chính, cung cấp cácdịch vụ, hay cung cấp lao động và vốn”

Tóm lại, cán cân thanh toán quốc tế của một nớc là bản ghi chép có hệ thốngtất cả các giao dịch kinh tế giữa những ngời c trú của nớc lập báo cáo và những ng-

ời c trú ở phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thờng là 1năm)

Để nhất quán các nội dung phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế, IMF đãquy định chỉ ghi chép vào cán cân thanh toán của mỗi quốc gia các giao dịch kinh

tế giữa “ngời c trú” với “ngời không c trú” của quốc gia đó Mọi giao dịch kinh tếgiữa ngời c trú với nhau của cùng một quốc gia không đợc phản ánh trong cán cânthanh toán quốc tế

Khi thống kê cán cân thanh toán, việc phân biệt giữa ngời c trú và ngờikhông c trú là rất cần thiết do mối quan hệ giữa hệ thống tài khoản quốc gia và cáncân thanh toán Nhìn chung, khái niệm ngời c trú và ngời không c trú đợc hiểu theoluật định của từng quốc gia cụ thể và nó tơng đối thống nhất giữa các quốc gia ởViệt Nam, vấn đề này đợc quy định rõ trong Nghị định số 164/NĐ-CP ngày16/11/1999

Ngời c trú và ngời không c trú ở đây bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình,các công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế Căn cứ đểphân biệt giữa ngời c trú và ngời không c trú chủ yếu dựa vào khoảng thời gian sinhsống làm việc liên tục cần thiết phải có tại một quốc gia ( thờng là một năm trởlên)

Về nguyên tắc, tổ chức hoặc ngời nớc ngoài sinh sống và làm việc ở nớc sởtại từ một năm trở lên đợc coi là ngời c trú của nớc đó Ngợc lại, tổ chức hoặc ngờicủa nớc sở tại sinh sống và làm việc ở nớc ngoài từ một năm trở lên đợc coi là ngờikhông c trú ở nớc đó Tuy nhiên cũng có những trờng hợp đặc biệt nh các công dâncủa nớc khác đến học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm viếng không kể thời gian dài,ngắn bao nhiêu, đều đợc coi là ngời không c trú (chỉ tạm trú) Ngợc lại, các côngdân đi học tập, du lịch, chữa bệnh và thăm viếng ở nớc ngoài không kể thời giandài, ngắn vẫn đợc coi là ngời c trú Đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan lãnh sự, lực lợng vũ trang của nớc sở tại hoạt động ở nớc ngoài cũng vậy, vẫn

Trang 5

đợc coi là ngời c trú của nớc đó mà không phụ thuộc vào thời gian sinh sống và làmviệc tại nớc ngoài

Đối với các công ty đa quốc gia có chi nhánh ở nhiều nớc sẽ là ngời c trú

đồng thời tại nhiều quốc gia Tuy vậy, để tránh trùng lặp thì chi nhánh đặt ở nớcnào đợc coi là ngời c trú của nớc đó

Còn đối với các tổ chức quốc tế nh Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) thì không đợc coi là những ngời c trú của quốcgia nơi mà chúng đóng trụ sở Tức là các tổ chức này đợc xem nh là ngời không ctrú đối với mọi quốc gia Do đó, các giao dịch kinh tế của chúng với ngời c trú củanớc sở tại đợc ghi chép vào cán cân thanh toán của nớc đó

Vậy, giao dịch kinh tế giữa ngời c trú và ngời không c trú bao gồm các giaodịch sau: các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ; thu nhập của ngời lao động; đầu ttrực tiếp; đầu t chứng khoán nh tín phiếu, trái phiếu và cổ phiếu; quan hệ tín dụng;các hình thức đầu t và các giao dịch khác làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tàisản nợ giữa ngời c trú và ngời không c trú; các khoản chuyển giao một chiều

1.1.2 Nội dung cán cân thanh toán quốc tế

Trớc đây, mỗi quốc gia biên lập cán cân thanh toán quốc tế theo cách riêngcủa mình Mỗi chính phủ thờng có cơ quan riêng nhằm thực hiện công việc thống

kê liên quan đến cán cân thanh toán Do không có mẫu và phơng pháp thống nhất

để thống kê cán cân thanh toán cho nên mỗi quốc gia có phơng pháp đo lờng vàtrình bầy cán cân thanh toán khác nhau Chính vì vậy, để có thể so sánh tình hìnhcán cân thanh toán giữa các quốc gia với nhau, hiện nay IMF đã công bố một mẫucán cân thanh toán quốc tế thống nhất cho tất cả các nớc thành viên Theo IMF, cáncân thanh toán quốc tế bao gồm những khoản mục chủ yếu sau:

1.1.2.1.Cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai còn đợc gọi là tài khoản vãng lai, là một trong những bộphận chính hình thành bảng cán cân thanh toán của một nớc Cán cân này phản ánhtoàn bộ các giao dịch kinh tế giữa ngời c trú và ngời không c trú về hàng hoá, dịch

vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều Do vậy, cán cân vãng lai đợc chiathành bốn hạng mục chi tiết là: hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng laimột chiều

 Hạng mục hàng hoá

Hạng mục hàng hoá hạch toán các khoản thu, chi về xuất nhập khẩu hàng hoátrong kỳ Chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá và các khoản chi đểnhập khẩu hàng hoá đợc gọi là cán cân thơng mại hay xuất khẩu hàng hoá ròng

Trang 6

Thông thờng, đây là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cânvãng lai Hàng hoá ở đây bao gồm: hàng hoá thông thờng; hàng hoá gia công, chếbiến; hàng nhiên liệu và hàng mua tại cảng; hàng sửa chữa; hàng viện trợ; vàng phitiền tệ, các kim loại quý và đá quý; hàng quân sự Giá trị kim ngạch ghi vào cáncân thơng mại đợc đánh giá theo giá FOB nếu là hàng xuất khẩu và theo giá CIFnếu là hàng nhập khẩu Tỷ giá sử dụng là tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

+ Dịch vụ du lịch bao gồm: chi phí đi lại; chi phí thuê khách sạn, nhà nghỉ;chi phí ăn uống, mua sắm và các loại chi phí du lịch khác

+ Dịch vụ bảo hiểm

+ Dịch vụ bu chính, viễn thông, thông tin và tin học

+ Các dịch vụ Tài chính- Ngân hàng

+ Các dịch vụ xây dựng

+ Các dịch vụ khác giữa ngời c trú và ngời không c trú nh các giao dịch củacác đại sứ quán, các nhà t vấn, các cơ quan quân sự và quốc phòng; các giao dịchvới các cơ quan khác nh: phái đoàn viện trợ, các phái đoàn du lịch chính phủ, thôngtin và các văn phòng thúc đẩy thơng mại; các chi phí bản quyền và giấy phép kinhdoanh; các dịch vụ phục vụ cá nhân

Tuỳ theo điều kiện của từng quốc gia mà có thể cán cân thơng mại hoặc cáncân dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số của cán cân vãng lai Nhngtrong những năm gần đây, doanh số xuất nhập khẩu các loại hình dịch vụ tăng lênnhanh chóng so với doanh số xuất nhập khẩu hàng hoá Các loại hình dịch vụ cótốc độ tăng trởng nhanh bao gồm: du lịch, vận tải biển, bu chính viễn thông, tàichính ngân hàng

 Hạng mục thu nhập

Hạng mục thu nhập bao gồm:

Trang 7

+ Thu nhập của ngời lao động là các khoản thu từ lao động gồm các khoảntiền lơng, tiền thởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hoặc là bằng hàng hoá

do ngời không c trú trả cho ngời c trú

+ Thu nhập đầu t là các khoản thu từ vốn gồm: các khoản lợi nhuận từ đầu ttrực tiếp; các khoản lãi từ đầu t vào giấy tờ có giá; thu nhập đầu t khác nh cáckhoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay (ngắn hạn, dài hạn) giữa ngời c trú vàngời không c trú

Trong thống kê cán cân thanh toán, thu nhập từ việc cung cấp các tài sản phi tàichính, phi sản xuất nh bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu thơng mại đợc đa vàohạng mục dịch vụ, không đa vào phần thu nhập đầu t

 Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều

Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều ghi chép các khoản chuyển giaokhông hoàn lại cho mục đích tiêu dùng do ngời không c trú chuyển cho ngời c trú

và ngợc lại Bao gồm:

+ Các khoản viện trợ, quà tặng, quà biếu nh: quà tặng về thực phẩm, quần áo,thuốc men và hàng hoá tiêu dùng khác của các chính phủ với mục đích cứu trợ; cáckhoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (tổ chức chữ thập đỏ quốc tế) bằngtiền hoặc bằng hàng trợ giúp dới hình thức kỹ thuật

+ Các khoản chuyển giao khác bằng tiền hoặc hiện vật nh chuyển tiền củangời lao động ở nớc ngoài gừi về cho gia đình, tiền lơng trả cho c dân nớc ngoài

Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều này phản ánh sự phân phối lại thunhập giữa ngời c trú và ngời không c trú

1.1.2.2 Cán cân vốn và tài chính ( loại trừ dự trữ quốc tế)

Cán cân vốn và tài chính còn gọi là tài khoản vốn và tài chính Cán cân nàyghi chép các dòng vốn ra và vào của một quốc gia, tức là nó phản ánh sự chuyểndịch t bản (vốn) của một nớc với các nớc khác Các luồng vốn chuyển dịch baogồm:

+ Luồng vốn ngắn hạn: là những luồng vốn giao dịch kéo dài dới 12 tháng

Nó gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là tín dụng thơng mại ngắn hạn, tíndụng ngắn hạn của ngân hàng, các hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giángắn hạn, kinh doanh ngoại hối Ngày nay, luồng vốn ngắn hạn có ảnh hởng đáng

kể đến cán cân thanh toán quốc tế nói chung của một quốc gia do các luồng vốn

đầu cơ tăng lên nhanh chóng trong môi trờng tự do hoá tài chính

Trang 8

+ Luồng vốn dài hạn: là những luồng vốn giao dịch kéo dài trên 12 thánggồm các khoản mua, bán tài sản cố định ở nớc ngoài (nhà xởng, hầm mỏ, đất

đai ), mua bán các giấy tờ có giá dài hạn; các khoản đi vay và cho vay dài hạn

+ Chuyển giao vốn một chiều: gồm các khoản viện trợ không hoàn lại chomục đích đầu t; các khoản nợ đợc xoá giữa ngời c trú và không c trú; các loại tàisản bằng tiền, hiện vật của ngời c trú di c mang ra nớc ngoài và của ngời không ctrú di c mang vào trong nớc lập báo cáo

Cán cân vốn và tài chính đợc chia thành cán cân vốn và cán cân tài chính.Cán cân vốn bao gồm hai hạng mục: chuyển giao vốn và các giao dịch về tài sảnphi tài chính, phi sản xuất Căn cứ theo chức năng, cán cân tài chính đợc chia thànhcác phần sau đây: đầu t trực tiếp nớc ngoài, đầu t vào giấy tờ có giá (nh cổ phiếu,trái phiếu dài hạn, trái phiếu ngắn hạn, các công cụ thị trờng tiền tệ và các công cụtài chính phái sinh) và đầu t khác (gồm những khoản vay nợ dài hạn - trung hạn -ngắn hạn, tín dụng thơng mại, các khoản tiền gửi và các tài sản có, tài sản nợ khác

Thông thờng, để thuận tiện trong việc theo dõi tình trạng của cán cân thanhtoán quốc tế, ngời ta tổng hợp cán cân vãng lai với cán cân vốn và tài chính vàomột cán cân chung đợc gọi là cán cân tổng thể Kết quả của cán cân tổng thể nàythể hiện tình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một thời kỳ (hoặc tạimột thời điểm) nhất định

Tóm lại, giá trị của tài khoản dự trữ chính thức đúng bằng với kết quả củacán cân tổng thể nhng ngợc dấu Thực tế đây là một dạng “cân đối tài khoản kếtoán” để tổng các hạng mục trong cán cân thanh toán quốc tế phải bằng không

Trang 9

Nhìn vào hạng mục này, có thể thấy ngay dự trữ ngoại hối của một quốc gia đợctăng thêm hay giảm đi.

Ngoài các khoản mục nêu trên, trong cán cân thanh toán quốc tế còn có mộtkhoản mục nữa đợc gọi là lỗi và sai sót thống kê Khoản mục này đợc đa vào cáncân thanh toán để đảm bảo sự cân bằng kế toán đáp ứng nguyên tắc kế toán (tổng

nợ bằng tổng có) Số d của khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê donhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập đợc số liệu trong các hạng mục của cán cânthanh toán Số d này sẽ bằng không nếu tất cả các khoản mục trong cán cân thanhtoán quốc tế đã đợc thống kê chính xác Giá trị của khoản mục này nếu đợc ghi, chỉ

là ớc tính sự thay đổi về giá trị của t bản đầu t, tái đầu t, về giá cả khi hạch toán(giữa giá CIF và giá FOB)

1.1.3 Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quantrọng, nó phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một nớc với phần cònlại của thế giới Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác

nh bảng cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia Chính vìvậy, khi thiết lập cán cân thanh toán quốc tế cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc hạch toán kép:

Theo quan điểm kế toán, cán cân thanh toán quốc tế luôn cân bằng Bởi vì, mộtgiao dịch quốc tế đợc hạch toán trong cán cân thanh toán theo nguyên tắc ghi sổkép giống nh các hạch toán kế toán ở các công ty kinh doanh Nghĩa là một khoảngiao dịch giữa ngời c trú và ngời không c trú đợc ghi hai lần trong cán cân thanhtoán: một ghi nợ và một ghi có (đối ứng) với giá trị nh nhau

+ Ghi nợ: trong trờng hợp phải chi trả cho nớc ngoài, nghĩa là những giao dịchlàm cho quỹ tiền tệ ở trong nớc (của chính phủ hoặc t nhân) giảm đi Trong cán cânthanh toán, những khoản này đợc mang dấu âm (-)

+ Ghi có: trong trờng hợp nhận đợc chi trả từ nớc ngoài, tức là những khoảngiao dịch mang về cho quốc gia một lợng ngoại tệ nhất định Trong cán cân thanhtoán, những khoản này đợc mang dấu dơng (+)

Nhìn chung, những khoản ghi dấu âm (ghi nợ) thể hiện việc mua thực tếngoại tệ đợc thực hiện bởi những ngời c trú nhằm chi trả cho những nhập khẩuhàng hoá, dịch vụ, tiền tệ và các tài sản khác từ nớc ngoài Nó phản ánh luồng vốn

ra của một quốc gia Tơng tự, những khoản ghi dấu dơng (ghi có) thể hiện việc bánthực tế những ngoại tệ thu đợc của ngời c trú do xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và cáctài sản khác Nó phản ánh luồng vốn vào của một quốc gia

Trang 10

 Nguyên tắc hạch toán trên cơ sở số phát sinh

Nguyên tắc này đảm bảo rằng các giao dịch quốc tế đợc hạch toán tại thời điểm

mà giá trị kinh tế đợc tạo ra, đợc chuyển giao và trao đổi Bởi vì, khi hạch toán cácgiao dịch quốc tế trong cán cân thanh toán, chúng ta sử dụng số đến hạn chứ khôngphải số thực trả Hơn nữa, nguyên tắc này còn tạo điều kiện thuận lợi trong việcphân tích mối quan hệ qua lại giữa khu vực tài chính và các khu vực khác trong nềnkinh tế

 Nguyên tắc hạch toán trị giá toàn bộ và trị giá ròng

Các hạng mục của cán cân vãng lai đợc đánh giá trên cơ sở trị giá toàn bộ đểphù hợp với mối quan hệ giữa các giao dịch của cán cân vãng lai với hệ thống tàikhoản quốc gia

Các hạng mục của cán cân vốn và tài chính không kể đầu t trực tiếp, đợc đánhgiá trên cơ sở trị giá ròng Bởi vì, chúng ta không có số liệu trên cơ sở trị giá toàn

bộ và có những thay đổi của Bảng tổng kết tài sản đợc đa vào cán cân vốn và tàichính trên cơ sở trị giá ròng

 Nguyên tắc định giá các giao dịch

Trị giá các giao dịch quốc tế ghi trong cán cân thanh toán đều đợc tính theo giáthị trờng Xét từ góc độ cán cân thanh toán, giá thị trờng là số tiền mà ngời mua sẵnsàng bỏ ra để mua một loại hàng hoá nào đó từ ngời bán Theo định nghĩa này, giáthị trờng là giá của một giao dịch cụ thể trong các các điều kiện nhất định Tuynhiên, đối với các hàng hoá xuất nhập khẩu thì trị giá giao dịch không bao gồm chíphí vận tải, bảo hiểm Các chi phí này đợc ghi chép trong “hạng mục dịch vụ”

 Các thời kỳ và thời gian ghi chép

Về nguyên tắc, thời kỳ để ghi chép các dòng giao dịch của cán cân thanh toán

có thể có độ dài bất kỳ Còn về độ dài của khoảng thời gian ghi chép thì còn phụthuộc vào tần số thu thập số liệu Cho nên, tuỳ thuộc vào từng quốc gia mà thờigian ghi chép đợc tính theo năm hoặc theo quý Nhng vẫn phải tuân theo quy tắc cảhai bên trong giao dịch quốc tế đều ghi chép giao dịch này khi có sự thay đổi hợppháp về quyền sở hữu

 Đơn vị tiền tệ hạch toán và tỷ giá quy đổi

Đồng tiền đợc sử dụng để ghi chép hạch toán trong cán cân thanh toán quốc tếtuỳ thuộc vào địa vị tiền tệ của từng quốc gia Nhng để thuận tiện cho việc so sánh

đối chiếu giữa các nớc và cũng gần nh là thông lệ quốc tế, các nớc thờng sử dụng

đồng đô la Mỹ (USD) Tỷ giá quy đổi (tỷ giá trên thị trờng hiện hành thời gian hạch

Trang 11

toán) đợc sử dụng để chuyển đổi các số liệu trong các giao dịch sang số liệu tínhtoán.

1.2 Vấn đề thặng d và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

1.2.1 Khái niệm về mất cân bằng cán cân thanh toán (thặng d và thâm hụt)

Xét từ góc độ hạch toán, cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia luônluôn đợc cân bằng vì nó đợc lập theo nguyên tắc bút toán kép Tức là, trong cán cânthanh toán, tổng các bút toán ghi có đúng bằng tổng các bút toán ghi nợ Tuynhiên, cán cân thanh toán luôn cân bằng không có nghĩa là tất cả các cán cân thànhphần đều phải trong trạng thái cân bằng Ví dụ, cán cân vãng lai có thể thâm hụttrong khi cán cân vốn và tài chính thặng d Vì vậy, khi xem xét khái niệm thặng dhay thâm hụt cán cân thanh toán, các nhà kinh tế luôn phải phân biệt các giao dịch

tự định và các giao dịch điều chỉnh Bởi vì, về nguyên tắc, các giao dịch đợc ghitrong cán cân thanh toán đợc chia thành hai loại chính: các khoản giao dịch tự

địnhvà các khoản giao dịch tự điều chỉnh

+ Giao dịch tự định là những giao dịch đợc thực hiện vì lợi ích bản thân chúng Cáctài khoản giao dịch tự định ghi các giao dịch độc lập, không phụ thuộc vào trạngthái cán cân thanh toán của nớc lập báo cáo Các giao dịch trong cán cân vãng lai

và cán cân vốn do các hộ gia đình, các công ty, cơ quan chính phủ trung ơng và địaphơng thực hiện đợc xếp vào các giao dịch tự định

+ Giao dịch điều chỉnh là những giao dịch không đợc thực hiện vì lợi ích bản thân

nó Hay nói cách khác, tất cả các giao dịch do cơ quan tiền tệ tiến hành nhằm cânbằng cán cân thanh toán chính là các giao dịch điều chỉnh Các tài khoản giao dịch

điều chỉnh ghi chép các giao dịch để bù đắp cho chênh lệch của các giao dịch tự

định

Nh vậy, cán cân thanh toán thặng d khi tổng số các khoản thu tự định (nhữngkhoản ghi có) lớn hơn tổng số các khoản chi tự định (những khoản ghi nợ) Tức làkhi đó số tổng số d của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn dơng Và cán cân thanhtoán thâm hụt khi tổng số các khoản thu tự định nhỏ hơn tổng số các khoản chi tự

định Tức là khi đó tổng số d của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn âm Còn khi

số d của các giao dịch tự định bằng không có nghĩa là tổng số các khoản thu tự

định bằng tổng số các khoản chi tự định thì cán cân thanh toán cân bằng

Tóm lại, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng, thặng d hay thâm hụt đều đợcxác định bằng chênh lệch giữa tổng số những khoản thu tự định và tổng số nhữngkhoản chi tự định

+ Thu tự định = Chi tự định  cán cân thanh toán cân bằng

Trang 12

+ Thu tự định > Chi tự định  thặng d cán cân thanh toán

+ Thu tự định < Chi tự định  thâm hụt cán cân thanh toán

Do cán cân thanh toán là một đồng nhất thức nên ta có:

Tổng các giao dịch tự định + Tổng các giao dịch điều chỉnh = 0

hay Tổng các giao dịch tự định = - Tổng các giao dịch điều chỉnh

Do đó, đo lờng sự mất cân bằng cán cân thanh toán cũng có thể xác định nh

là số âm của chênh lệch giữa các khoản thu và chi của giao dịch điều chỉnh

Tuy nhiên, trong thực tế, để phân biệt đợc giao dịch tự định và giao dịch điềuchỉnh là hết sức khó khăn Vấn đề là ở chỗ những giao dịch kinh tế nào đợc xếpvào loại giao dịch tự định và những giao dịch kinh tế nào đợc xếp vào loại giao dịch

điều chỉnh Bất đồng trong quan điểm về vấn đề này dẫn đến xác định trạng tháicán cân thanh toán (thâm hụt hay thặng d) không đồng nhất Khó khăn trong xác

định tính tự định hay tính điều chỉnh của giao dịch kinh tế xuất phát từ thực tế khó

có thể xác định chính xác động cơ của giao dịch Ví dụ, nếu dòng vốn ngắn hạn

đầu t vào thị trờng nội địa do lãi suất nội địa cao hơn lãi suất nớc ngoài thì khi đódòng vốn ngắn hạn thuộc loại tự định Tuy nhiên, nếu dòng vốn ngắn hạn đó đợcvay để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu thì đợc xếp vào tài khoản điều chỉnh Chínhkhó khăn này làm nảy sinh các khái niệm khác nhau về mất cân bằng cán cân thanhtoán Nói chung, để phản ánh trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế của mộtquốc gia, ngời ta thờng dùng cán cân tổng thể (tổng hợp cán cân vãng lai với cáncân vốn và tài chính) Còn đối với các nớc đang phát triển thì ngời ta lại quan tâmnhiều hơn tới cán cân vãng lai mà cụ thể là cán cân thơng mại

1.2.2 Phân loại mất cân bằng cán cân thanh toán

Căn cứ vào bản chất, ngời ta chia mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tếthành hai loại: mất cân bằng tạm thời và mất cân bằng cơ bản

Về nguyên tắc, mất cân đối tạm thời thờng chỉ diễn ra trong một thời gianngắn, do các xáo trộn ngoại lai có tính chất thời vụ hay tính chu kỳ Mất cân đốitạm thời có khả năng và có thể đợc tài trợ bằng cách thay đổi dự trữ quốc tế Chẳnghạn nh trong trờng hợp thâm hụt cán cân thanh toán tạm thời quốc gia đó có thể rútngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối để bù đắp

Mặt khác, mất cân bằng cơ bản lại mang tính thờng xuyên, nó có xu hớngkéo dài, dai dẳng Nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối cơ bản là do sự mất cân

đối sâu sắc trong nền kinh tế các nớc Trong trờng hợp thâm hụt cơ bản, quốc gia

đó có thể thoả thuận với IMF phá giá đồng tiền với mục đích giải quyết thâm hụt vàvay ngoại tệ để tài trợ cho việc thực hiện chính sách đó Trong trờng hợp phải đối

Trang 13

phó với thâm hụt cơ bản, một nớc có thể phá giá đồng tiền trong khoảng dới 10%

mà IMF có thể không phản đối Nhng trong trờng hợp phá giá nhiều hơn 10% thìphải đợc sự thống nhất của IMF Chính vì vậy, đối với mất cân bằng cơ bản thì cần

có một sự điều chỉnh thật sự Quá trình điều chỉnh các mất cân đối cơ bản của cáncân thanh toán quốc tế đợc thực hiện thông qua cơ chế điều chỉnh nh thu nhập, tiền

tệ và tỷ giá

Tuy nhiên, trong thực tế, việc phân biệt giữa mất cân đối tạm thời và mất cân

đối cơ bản là rất khó Cho nên, các quốc gia cần thực hiện việc phân tích tình trạngcán cân thanh toán quốc tế một cách sâu sắc nhằm đa ra đợc các biện pháp, cơ chế

điều chỉnh mất cân bằng cán cân thanh toán cho phù hợp với từng thời kỳ

1.2.3 Mất cân bằng cán cân vãng lai - mục tiêu điều chỉnh của các nớc đang phát triển.

Tình trạng cán cân vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu đợc trongphân tích kinh tế vĩ mô đối với các nền kinh tế mở Nó phản ánh đúng năng lực sảnxuất hay khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế Đặc biệt, nó có khả năng ảnh h-ởng trực tiếp và nhanh chóng đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế nh tỷ giá,lạm phát, tăng trởng kinh tế nội địa và nớc ngoài Chính vì vậy, hầu hết các quốcgia đặc biệt là các nớc đang phát triển đều quan tâm đến việc phân tích cán cânvãng lai để có thể đa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp

Nh chúng ta đã biết, cán cân vãng lai đo lờng các giao dịch kinh tế của mộtnớc với phần còn lại của thế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giaomột chiều Hay nói cách khác, nó là tổng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩuhàng hoá và dịch vụ (X-M), cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nớc ngoài (NF) vàchuyển khoản ròng từ nớc ngoài (NTR) Nh vậy, cán cân vãng lai (CA) sẽ bằng:

CA = X-M + NF + NTR

+ Cán cân vãng lai thặng d khi: X-M + NF + NTR > 0

+ Cán cân vãng lai thâm hụt khi: X-M + NF + NTR < 0

+ Cán cân vãng lai cân bằng khi: X-M + NF + NTR = 0

Nếu thặng d, có nghĩa là thu nhập của ngời c trú từ ngời không c trú lớn hơn

so với chi cho ngời không c trú Hay nói cách khác, quốc gia này tăng thu nhập từnớc ngoài, từ đó tăng tích luỹ tài sản quốc tế ròng

Nếu thâm hụt, có nghĩa là thu nhập của ngời c trú từ ngời không c trú thấphơn so với chi cho ngời không c trú Hay nói cách khác, quốc gia này đang giảmthu nhập từ nớc ngoài tức là giảm dần ngoại tệ hoặc tích luỹ thêm nghĩa vụ nợ nớcngoài

Trang 14

Tuy vậy, mặc dù cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của mộtquốc gia đối với phần thế giới còn lại tăng lên nhng không phải bao giờ cũng xấu.

Đôi khi thiếu hụt tài khoản vãng lai còn thể hiện sự thu hút vốn đầu t nớc ngoài vào

để phát triển sản xuất tăng xuất khẩu và tăng sản lợng Không phải mọi sự thiếu hụtcán cân vãng lai đều đa đến một cuộc khủng hoảng Điều đó còn phụ thuộc vào khảnăng chịu đựng thiếu hụt của cán cân vãng lai trong điều kiện cụ thể của nền kinh

tế Để có thể đánh giá đợc khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai cuả một quốcgia thì ta phải dựa vào khả năng thanh toán của quốc gia đó

Khả năng thanh toán của một quốc gia là khả năng tạo ra thặng d cán cânvãng lai trong tơng lai (không bao gồm các khoản trả lãi) đủ để hoàn trả nợ hiện cócủa quốc gia đó Tức là, thâm hụt hiện tại cha hẳn đã là kết quả xấu nếu đảm bảothặng d trong tơng lai Trên quan điểm này, cũng cần quan tâm tới cơ cấu hàng hoánhập khẩu trong cán cân thanh toán Nếu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trongkim ngạch nhập khẩu thì đây có thể là một dấu hiệu không tốt Nhng nếu máy móc,thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn thì cơ cấu này có thể đảm bảothúc đẩy xuất khẩu trong tơng lai, tạo ra thặng d ngoại tệ bù dắp thâm hụt cán cânvãng lai Để đánh giá đợc khả năng thanh toán của một quốc gia (hay khả năngchịu đựng của cán cân vãng lai), ngời ta thờng dùng các chỉ số kinh tế vĩ mô nh: tỷ

lệ xuất khẩu so với GDP, tỷ giá hối đoái thực tế, tiết kiệm và đầu t nội địa, cán cânngân sách Nh vậy là đối với một nền kinh tế có cơ sở xuất khẩu lớn, tỷ giá hối

đoái thực tế sát với tỷ giá thực, tỷ lệ tiết kiệm và đầu t cao, không có thâm hụt ngânsách lớn thì những mất cân bằng lớn của cán cân vãng lai ít có khả năng gây rakhủng hoảng kinh tế nghiêm trọng Còn nếu một quốc gia bị thâm hụt cán cân vãnglai trong tình trạng lạm phát cao, tăng trởng thấp thì hậu quả của thâm hụt sẽ là vấn

đề đáng lo ngại hơn rất nhiều so với khi quốc gia đó đang trong tình trạng tăng ởng cao và lạm phát thấp

tr-Ngoài ra, số d cán cân vãng lai là số d của tất cả các hạng mục trong cán cânvãng lai (cán cân thơng mại, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao vãng lai một chiều) vàbằng tổng tất cả các khoản mục tài trợ cho cân bằng tài khoản vãng lai Xét trên ýnghĩa kinh tế vĩ mô rộng hơn thì cán cân vãng lai phản ánh chênh lệch giữa tổngthu nhập quốc dân khả dụng (GNDI) và tổng chi tiêu (hấp thụ) của nền kinh tế, haychênh lệch giữa tiết kiệm và đầu t của một quốc gia Điều này chứng tỏ rằng cáncân vãng lai có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khác trong nền kinh tế Nhữngmối liên hệ này càng nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của cán cân vãng lai với vaitrò là trung tâm kết nối nền kinh tế trong nớc với phần còn lại của thế giới Chính vì

Trang 15

vậy, tình trạng thặng d hay thâm hụt cán cân vãng lai có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia và là mục tiêu điềuchỉnh của các quốc gia đang phát triển trên thế giới.

1.3 Vấn đề điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

1.3.1 Các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

1.3.1.1 Cơ chế điều chỉnh tỷ giá

Các quốc gia khác nhau áp dụng chế độ tỷ giá khác nhau tuỳ thuộc vào tìnhtrạng nền kinh tế của mỗi nớc và mức độ kiểm soát tỷ giá của chính phủ Một quốcgia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi tức là quốc gia đó cho phép đồng tiền của nó tự dotăng hay giảm trên thị trờng nhằm phản ứng lại những thay đổi trong cung cầu

đồng tiền Ngợc lại, một quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định tức là mọi tỷ giáhối đoái đều do chính phủ đặt ra và điều chỉnh trong ngắn hạn Hành động thay đổităng hay giảm tỷ giá (tăng hay giảm giá trị đồng ngoại tệ) của chính phủ đợc gọi làphá giá hay nâng giá đồng nội tệ Sự thay đổi về giá của một đồng tiền dẫn đến làmthay đổi giá trị trao đổi của đồng tiền đó

Thực tế cho thấy, cán cân thanh toán quốc tế chịu chi phối bởi cơ chế điềuchỉnh tỷ giá Mà việc áp dụng cơ chế điều chỉnh tỷ giá nh thế nào để có thể cảithiện cán cân thanh toán của một quốc gia còn phụ thuộc vào chế độ tỷ giá củaquốc gia đó Việc điều chỉnh tỷ giá tức là việc phá giá hay nâng giá đồng tiền cótác động khác nhau đến cán cân thanh toán Phá giá đồng tiền có xu hớng thúc đẩycạnh tranh quốc tế và góp phần làm giảm thâm hụt cán cân thanh toán của một n ớc

do nó giảm đợc chi phí và giá cả Nhng nó cũng có thể làm xấu đi cán cân thanhtoán của một quốc gia

Có ba phơng pháp để xem xét trong điều kiện nào thì việc phá giá đồng tiền

có tác dụng cải thiện hay làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế, đó là: phơng pháp

hệ số co giãn (the elasticity approach), phơng pháp hấp thụ (the absorptionapproach) và phơng pháp tiền tệ (the monetary approach)

 Phân tích tác động của phá giá đồng tiền theo ph ơng pháp hệ số co giãn

Để xét sự thay đổi nhu cầu hàng hoá theo giá, ngời ta dựa vào hệ số co giãn nhucầu Hệ số co giãn nhu cầu thể hiện sự đáp lại của ngời mua đối với những thay đổitrong giá cả Nó phản ánh phần trăm thay đổi trong số lợng nhu cầu phát sinh từmột phần trăm thay đổi trong giá Hệ số co giãn nhu cầu có thể đợc biểu thị nh sau:

Hệ số co giãn = (∆Q/Q)/(∆P/P)

(Trong đó, Q là số lợng nhu cầu (sản lợng),P là giá hàng hoá)

Trang 16

Phơng pháp hệ số co giãn đã nhấn mạnh những tác động của phá giá đến giá cả

so sánh và khẳng định rằng phá giá có tác động cải thiện cán cân thanh toán khi hệ

số co giãn cầu là cao Cụ thể:

Cán cân thơng mại là một bộ phận của cán cân vãng lai, số d của nó đợc tínhbằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu Việc phá giá đồng tiền đã ảnh hởngtrực tiếp đến các khoản thu xuất khẩu (tính bằng ngoại tệ) và các khoản chi nhậpkhẩu (tính bằng nội tệ), tức là nó làm cho giá xuất khẩu giảm đi và giá nhập khẩutăng lên Do đó, có thể dẫn đến số lợng xuất khẩu sẽ tăng lên và số lợng nhập khẩu

sẽ giảm đi Tuy nhiên, điều này có xảy ra hay không còn tuỳ thuộc vào độ lớn củacác hệ số co giãn nhu cầu đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu của nớc phá giá khigiá thay đổi Hơn nữa, việc phá giá đồng tiền có cải thiện cán cân thơng mại haykhông tuỳ thuộc vào những khoản chi cho nhập khẩu tăng ít hơn hay nhiều hơnnhững khoản thu từ nhập khẩu

Để xác định hậu quả thực tế của phá giá đối với cán cân thơng mại ngời ta dựavào điều kiện Marshall-Lerner Điều kiện này minh hoạ những tác động của phágiá đồng tiền lên cán cân thơng mại của một quốc gia tuỳ theo sự thay đổi của hệ

số co giãn nhu cầu

+ Nếu hệ số co giãn nhu cầu hàng nhập khẩu của nớc phá giá cộng với hệ số cogiãn nhu cầu của nớc ngoài về hàng xuất khẩu của nớc phá giá là lớn hơn 1 thì việcphá giá sẽ cải thiện cán cân thơng mại

+ Nếu tổng các hệ số co giãn nhu cầu đó nhỏ hơn 1 thì việc phá giá đồng tiền sẽlàm xấu đi cán cân thơng mại

+ Nếu tổng các hệ số co giãn nhu cấu đó bằng 1 thì cán cân thơng mại sẽ không

đợc cải thiện và cũng không xấu đi

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, hệ số co giãn nhu cầu thờng thấp hơn trong dài hạn

Do đó, điều kiện Marshall-Lerner chỉ có thể đợc duy trì trong dài hạn Từ đó,chúng ta có thể kết luận rằng phá giá đồng tiền sẽ làm xấu đi cán cân thơng mạitrong ngắn hạn nhng trong dài hạn, cán cân thơng mại sẽ đợc cải thiện Những tác

động theo thời gian của phá giá lên cán cân thơng mại đợc gọi là tác động “đờngcong J” Đờng cong J đợc biểu diễn nh sau:

Trang 17

Đồ thị này nói lên rằng khi phá giá đồng tiền, ngay lập tức làm cho giá trị nhậpkhẩu tăng, trong khi đó giá trị xuất khẩu tăng không đủ bù đắp cho tăng nhập khẩu.

Do đó, cán cân thơng mại trở nên xấu hơn ngay sau khi đồng tiền giảm giá Saumột thời gian nhất định, khi nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu đều co giãn (giá trịnhập khẩu giảm dần và giá trị xuất khẩu tăng dần), thì làm cho cán cân thơng mạidần dần đợc cải thiện, cuối cùng là tăng lên Có nhiều nguyên nhân giải thích về độtrễ thời gian của sự thay đổi khối lợng xuất khẩu và nhập khẩu khi phá giá đồngtiền Những nguyên nhân đó có thể nảy sinh từ tiêu dùng, sản xuất hay điều kiệncạnh tranh

Những phân tích của chúng ta trên đây về tác động của phá giá lên cán cân

th-ơng mại đều dựa vào giả thuyết rằng một sự thay đổi trong tỷ giá dẫn đến một sựthay đổi tơng ứng trong giá hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu Trong thực tế, tỷ lệthay đổi tơng ứng có thể thấp hơn, do đó làm giảm tác động của phá giá lên cán cânthơng mại

 Phân tích tác động của phá giá đồng tiền theo ph ơng pháp hấp thụ

Phơng pháp hấp thụ cho rằng giá trị tổng sản phẩm nội địa (Y) bằng mứctổng chi tiêu Tức là: Y = C + I + G + (X - M)

Trong đó, C là tiêu dùng, I là đầu t, G là chi tiêu chính phủ và (X - M) là xuấtkhẩu ròng

Để hàm ý nh một sự hấp thụ của nền kinh tế, phơng pháp hấp thụ gọi (C+ I + G) là A và gọi xuất khẩu ròng (X - M) là NX Nh vậy:

Tổng sản phẩm trong nớc = Tổng hấp thụ + Xuất khẩu ròng

hay Y = A + NX hay NX = Y - A

Từ công thức trên ta có thể thấy rẵng, số d của cán cân thơng mại (NX) chínhbằng chênh lệch giữa tổng sản phẩm trong nớc (Y) và mức hấp thụ của nền kinh tế(A) Theo phơng pháp hấp thụ, một sự phá giá đồng tiền chỉ có thể cải thiện cáncân thơng mại khi sản lợng quốc gia tăng so với hấp thụ.Tức là khi xảy ra thâm hụtcán cân thơng mại thì quốc gia đó phải tăng tổng sản lợng của nó hoặc giảm hấpthụ của nó, hay thực hiện kết hợp cả hai

Đối với một nền kinh tế đang xảy ra tình trạng thâm hụt cán cân thơng mại

và thất nghiệp tăng cao thì phá giá tiền tệ nh một công cụ hiệu quả để cải thiện tình

Thời gian

t1

t(-)

Trang 18

hình đó Phá giá làm cho giá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm xuống tạo điềukiện để tăng sức cạnh tranh, từ đó tăng khối lợng xuất khẩu Chính điều này đã tạo

động cơ khiến cho nền kinh tế hoạt động với năng suất tăng dần, tận dụng cácnguồn tài nguyên và nhân công nhàn rỗi vào sản xuất hàng hoá để xuất khẩu Thêmvào đó, khi giá hàng nhập khẩu tăng lên thì chi tiêu cho hàng nhập khẩu sẽ giảmbớt, dần dần sẽ chuyển sang tiêu dùng hàng thay thế trong nớc sản xuất Nh vậy,phá giá đồng tiền đã khiến cho tổng sản lợng trong nớc tăng lên góp phần cải thiệncán cân thơng mại Nhng đối với một nền kinh tế đang hoạt động ở năng suất tối

đa, đầy đủ việc làm và nguồn tài nguyên đợc sử dụng triệt để thì phá giá tiền tệ lạikhông có hiệu quả Khi sản lợng quốc gia đã ở mức cố định thì nhu cầu xuất khẩu

có tăng lên cũng không thể sản xuất thêm đợc nữa Chỉ còn một cách là giảm hấpthụ trong nớc để cải thiện cán cân thơng mại Nhng cách này rất khó thực hiện, nếuthực hiện đợc thì sẽ làm giảm thâm hụt cán cân thơng mại nhng lại gây ra các thiệthại khác

Theo phơng pháp hệ số co giãn thì phá giá đồng tiền sẽ giúp cải thiện cáncân thơng mại với điều kiện hệ số co giãn nhu cầu là cao Nhng nh vậy là phơngpháp này đã tách biệt thơng mại với phần còn lại của nền kinh tế Còn phơng pháphấp thụ lại xem xét phá giá trong mối quan hệ với khả năng sản xuất và hành vitiêu dùng của nền kinh tế nội địa Do đó, hai phơng pháp này cần phải đợc bổ sungcho nhau nhằm phân tích sâu sắc hơn tác động của phá giá đồng tiền lên cán cânthơng mại

 Phân tích tác động của phá giá đồng tiền theo ph ơng pháp tiền tệ

Theo phơng pháp tiền tệ, những tác động của phá giá đồng tiền lên cán cânthanh toán chỉ là tạm thời Còn về dài hạn thì phá giá đơn thuần làm tăng mức giácả trong nội địa Tức là phơng pháp này nhấn mạnh những tác động của phá giá đếnsức mua tiền tệ và tác động hệ quả đến mức chi tiêu trong nớc Cụ thể:

Giả định một quốc gia đang ở trạng thái cân bằng trên thị trờng tiền tệ Khi phágiá đồng tiền sẽ làm tăng mức giá bằng đồng nội tệ của những hàng hoá có khảnăng nhập khẩu và xuất khẩu Khi đó mức cầu tiền trong nớc sẽ tăng lên Nếu nhucầu này vợt quá giới hạn giới hạn thì sẽ xuất hiện một luồng ngoại hối từ nớc ngoàivào Luồng ngoại hối này làm tăng dự trữ quốc tế của quốc gia đó và dẫn đến thặng

d cán cân thanh toán Nhng tình trạng thặng d ngày chỉ tồn tại trong ngắn hạn Mặtkhác, phá giá dẫn đến chi tiêu (hấp thụ) tăng lên, cuối cùng nó làm giảm thặng d.Dần dần, khi thặng d biến mất thì thị trờng tiền tệ của quốc gia đó lại trở về trạngthái cân bằng

Trang 19

Qua việc phân tích ở trên ta thấy, phơng pháp hệ số co giãn và phơng pháp hấpthụ chỉ xem xét tác động của phá giá đồng tiền lên cán cân thơng mại, bỏ quanhững di chuyển t bản Còn phơng pháp tiền tệ thì phân tích tác động của phá giálên cán cân tổng thể (tổng hợp cán cân vãng lai và cán cân vốn-tài chính) Nhờ vậy,chúng ta có thể phân tích tác động của phá giá lên cán cân thanh toán một cáchtoàn diện hơn.

1.3.1.2 Cơ chế điều chỉnh thu nhập

Cơ chế điều chỉnh thu nhập là cơ chế tác động chủ yếu làm ổn định cán cânthanh toán quốc tế Lý thuyết Keyness về xác định thu nhập quốc dân đã phân tíchrất rõ về cơ chế này Theo Lý thuyết Keyness, đối với một quốc gia đang áp dụngchế độ tỷ giá cố định thì những thay đổi của thu nhập quốc dân sẽ có tác động điềuchỉnh mất cân bằng cán cân thanh toán Tức là một quốc gia d thừa cán cân thơngmại sẽ điều chỉnh bằng cách tăng thu nhập, khi đó nhập khẩu sẽ tăng theo và làmgiảm dần thặng d Khi thặng d biến mất thì cán cân thơng mại của quốc gia này sẽtrở lại thế cân bằng Ngợc lại, một quốc gia thiếu hụt cán cân thơng mại sẽ điềuchỉnh bằng cách giảm thu nhập, dẫn đến nhập khẩu giảm và làm giảm dần thâmhụt Cuối cùng, cán cân thơng mại của quốc gia đó cũng tự động thiết lập lại thếcân bằng

Tổng thu nhập quốc dân (hay tổng sản phẩm quốc dân - GDP) trong nền kinh

tế mở có kết cấu khác GDP trong nền kinh tế đóng Trong nền kinh tế mở, tổng thunhập quốc dân (Y) bao gồm: tiêu dùng quốc gia (gồm chi tiêu t nhân và chi tiêuchính phủ - kí hiệu là C); đầu t quốc gia (I); chênh lệch giữa doanh thu xuất khẩu(X) và chi tiêu cho nhập khẩu (M), đợc kí hiệu là (X - M) Thu nhập quốc dân cânbằng xuất hiện khi tổng cầu (D = C + I + X - M) bằng tổng sản lợng (Y) Vậy đồngnhất thức trong nền kinh tế mở có thể viết nh sau:

Y = C + I + ( X- M) (1)

Trong đó:

+ Tiêu dùng quốc gia phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, tức là thu nhập tăng thì tiêudùng tăng và ngợc lại, thu nhập giảm thì tiêu dùng giảm, cho nên: C = C(Y) Ta cóthể viết hàm tiêu dùng dới dạng sau: C(Y) = C + MPC x Y

(MPC là xu hớng tiêu dùng biên tức là phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập tăngthêm một đơn vị, cho nên: MPC = ∆C/∆Y)

+ Đầu t quốc gia không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, cho nên: I = Ī

+ Doanh thu xuất khẩu không phụ thuộc thu nhập quốc dân trong nớc cho nên X

= X

Trang 20

+ Chi tiêu nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, tức là khi thu nhập tăng thìnhập khẩu tăng và ngợc lại, thu nhập giảm thì nhập khẩu giảm, cho nên: M

= M(Y) Hàm nhập khẩu có dạng sau: M(Y) = M + MPM xY

(MPM là xu hớng nhập khẩu biên tức là phần nhập khẩu tăng thêm khi thu nhậptăng thêm một đơn vị, cho nên: MPM = ∆M/∆Y)

Đồng nhất thức (1) có thể viết lại nh sau:

Y = C(Y) + Ī + X - M(Y) (2)

suy ra Y - C(Y) - Ī = X - M(Y) (2’)

Mà chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu (Y - C(Y)) thể hiện phần tiết kiệm quốcgia, kí hiệu là S Tiết kiệm quốc gia phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, tức là thunhập tăng thi tiết kiệm tăng và ngợc lại, thu nhập giảm thì tiết kiệm giảm, cho nên:

S = S(Y) Hàm tiết kiệm có dạng: S(Y) = - C + MPS x Y

(MPS là xu hớng tiết kiệm biên, tức là phần tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập tăngmột đơn vị, cho nên: MPS = ∆S/∆Y)

Nh vậy, phơng trình (2’) đợc viết lại nh sau:

S(Y) - Ī = X - M(Y) (3)

suy ra S(Y) + M(Y) = Ī + X (4)

Phơng trình (3) thể hiện mối quan hệ giữa chênh lệch tiết kiệm - đầu t vớicán cân thơng mại ( hay cán cân vãng lai) Công dụng của phơng trình này là chỉ ramột cách trực tiếp d thừa hay thiếu hụt cán cân thơng mại Cán cân thơng mại thặng

d khi tiết kiệm lớn hơn đầu t Ngợc lại, cán cân thơng mại thâm hụt khi đầu t lớnhơn tiết kiệm Còn phơng trình (4) thì thể hiện bơm vào ngoại sinh (Ī + X) và rò rỉnội sinh (S + M)

Đồ thị dới đây sẽ minh hoạ cụ thể việc xác định thu nhập quốc dân trong nềnkinh tế nhỏ và mở cửa

Hình 2: Cân bằng thu nhập quốc dân trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa

S(Y)+M(Y)

I+XS+M, I+X

E

Trang 21

Trong cả hai đồ thị, mức thu nhập quốc dân cân bằng đều bằng Yo.

+ Xét đồ thị (a):

Đờng (Ī + X) nằm ngang là đờng xuất khẩu và đầu t

Đờng S(Y) + M(Y) dốc lên là đờng nhập khẩu và tiết kiệm (tổng hợp hàmcầu nhập khẩu M(Y) và hàm tiết kiệm S(Y)) Độ dốc của đờng này bằng tổng xu h-ớng tiết kiệm biên (MPS) và xu hớng nhập khẩu biên (MPM)

Điểm E là điểm cân bằng thu nhập quốc dân tại Yo

Trang 22

Lấy hàm tiết kiệm S(Y) trừ đi đầu t ngoại sinh (Ī), thu đợc đờng (S(Y) - Ī)dốc lên.

Điểm H là điểm cân bằng thu nhập quốc dân tại Yo

Đoạn HYo thể hiện thiếu hụt cán cân thanh toán

Để phân tích ảnh hởng của tiêu dùng và đầu t quốc gia vào tổng thu nhậpquốc dân, lý thuyết Keyness đã đề cập đến số nhân trong nền kinh tế mở Bất kỳ sựbiến động nào trong tổng cầu D = C(Y) + Ī + X - M(Y) cũng làm cho thu nhậpquốc dân thay đổi Cụ thể, sự thay đổi trong thu nhập (∆Y) phải là bội số của sựthay đổi trong tổng cầu (∆D) Số nhân ngoại thơng hay số nhân trong nền kinh tế

mở đợc tính bằng tỷ lệ: ∆Y/∆D Thu nhập quốc dân cân bằng khi bơm vào ngoạisinh (Ī + X) tơng ứng với rò rỉ (S(Y) + M(Y)) Khi một biến động ngoại sinh làmtổng cầu tăng thêm (∆D), ở mức thu nhập ban đầu bơm vào lớn hơn rò rỉ một lợngbằng tăng tự định trong tổng cầu (∆D) Cân bằng đợc thiết lập lại khi một sự giatăng trong thu nhập (∆Y) làm rò rỉ (S(Y) + M(Y)) tăng thêm một lợng (∆D) để rò rỉnội sinh bằng bơm vào ngoại sinh Đối với bất kỳ thay đổi trong thu nhập ( ∆Y), l-ợng rò rỉ thay đổi bằng (MPS +MPM) Y Do đó cân bằng thu nhập quốc dân đợcthiết lập lại khi:

∆D = ( MPS + MPM) ∆Y

Nh vậy, số nhân trong nền kinh tế mở đợc xác định bằng:

∆Y/∆D = 1/(MPS + MPM)

Qua những phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng một biến ngoại sinh có thể

có hai tác động đến cán cân thơng mại, đó là tác động trực tiếp và tác động giántiếp Tác động toàn bộ của một sự biến động lên cán cân thơng mại là tổng của cáctác động trực tiếp và gián tiếp Tác động trực tiếp xuất hiện khi xuất khẩu hoặcnhập khẩu tự định thay đổi Và tác động gián tiếp xảy ra khi một sự biến động làmthay đổi tổng cầu dẫn đến thu nhập thay đổi và sự thay đổi của thu nhập quốc dândẫn đến một sự thay đổi trong nhập khẩu Những tác động cụ thể nh: một sự giatăng trong đầu t sẽ khiến cho thu nhập quốc dân tăng lên, và dần dần nhập khẩucũng tăng lên làm giảm số d cán cân thơng mại; một sự gia tăng trong chi tiêuchính phủ (hay giảm thuế) cũng có tác động tơng tự nh sự gia tăng đầu t, làm sản l-ợng tăng và số d cán cân thơng mại giảm; một sự gia tăng trong xuất khẩu gây ra

Trang 23

tác động trực tiếp và gián tiếp làm ổn định cán cân thanh toán; một sự giảm trongnhập khẩu cũng có tác dụng giúp cải thiện cán cân thơng mại.

1.3.1.3 Cơ chế điều chỉnh tiền tệ

Cơ chế điều chỉnh tiền tệ đợc hình thành dựa trên phơng pháp tiếp cận cáncân thanh toán theo trờng phái tiền tệ (phơng pháp tiền tệ) Phơng pháp tiền tệ chorằng mất cân bằng cán cân thanh toán (cán cân tổng thể) thực chất chỉ là hiện tợngtiền tệ, nó phản ánh sự mất cân bằng trên thị trờng tiền tệ Tức là sự mất cân bằngcán cân thanh toán (thiếu hụt hay d thừa) phản ánh những mất cân bằng giữa cungtiền và cầu tiền Do đó, việc phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán cần phảitập trung đồng thời vào cả hai vế cung và cầu tiền

Phơng pháp tiền tệ coi mất cân bằng cán cân thanh toán chỉ là hiện tợng tạmthời và sự điều chỉnh cán cân thanh toán nh một quá trình tự động Xu hớng tự điềuchỉnh mất cân bằng thanh toán có thể kéo dài đến khi cung tiền trở lên bằng với cầutiền Hay nói cách khác, một sự mất cân bằng cán cân thanh toán gây ra một sự

điều chỉnh trong cung tiền và có xu hớng triệt tiêu mất cân bằng ban đầu trên thị ờng tiền tệ và do đó nó tự động sửa chữa mất cân bằng cán cân thanh toán

tr-Để thấy đợc mối quan hệ giữa cung-cầu tiền và sự mất cân bằng cán cânthanh toán ngời ta dựa vào mô hình cơ sở của phơng pháp tiền tệ

Hình 3: Cung-cầu tiền và mất cân bằng cán cân thanh toán

Trong đó:

+ Md là khối lợng tiền danh nghĩa đợc yêu cầu, nó có quan hệ trực tiếp đến thunhập (Y) và giá cả Khi giá trị giao dịch tăng lên do giá cả và/hay thu nhập gây rathì sẽ làm xuất hiện một nhu cầu tăng tiền để tài trợ cho các giao dịch Ngợc lại,khi giá trị giao dịch giảm thì nhu cầu tiền sẽ giảm xuống Ngoài ra, khối lợng tiền

Trang 24

tệ yêu cầu còn có quan hệ nghịch với lãi suất (r) Một sự giảm trong lãi suất sẽ làmtăng số lợng tiền đợc yêu cầu và ngợc lại.

+ Ms là cung tiền trong nền kinh tế mở, đợc tính bằng số nhân tiền nhân với số ợng dự trữ của các ngân hàng thơng mại (đó là tiền gửi ở NHTƯ) Ta có thể viết:

l-Ms = g (DA + IR)

(Trong đó, g là số nhân tiền; DA là các tài sản nội địa đợc nắm giữ bởi NHTƯ haythành phần nội địa của cơ sở tiền tệ; IR là các dự trữ quốc tế hay thành phần n ớcngoài của cơ sở tiền tệ ở công thức này, chúng ta đã lờ đi tiền vốn của NHTƯ vànhững tài sản nợ phi dự trữ nh tiền gửi kho bạc.)

Theo mô hình trên, sự mất cân đối cán cân thanh toán (BP) phản ánh mộtmất cân bằng giữa nhu cầu về tiền và sự cung tiền: BP = Md - Ms

Với giả định là về mặt dài hạn, nhu cầu tiền của một quốc gia là một hàm ổn

định của thu nhập thực tế, giá cả và lãi suất thì tất cả các thâm hụt cán cân thanhtoán đều do cung tiền vợt quá giới hạn của quốc gia đó gây ra Dới chế độ tỷ giá cố

định, cung tiền vợt quá giới hạn dẫn đến kết quả luồng dự trữ ngoại hối ra nớcngoài, cuối cùng làm giảm cung tiền trong nớc Còn nếu cầu tiền vợt quá giới hạnthì sẽ dẫn đến một thặng d cán cân thanh toán Kết quả là sẽ mang lại luồng dự trữngoại hối từ nớc ngoài vào và làm tăng cung tiền trong nớc Khi cung - cầu tiền tệcân bằng thì sự cân bằng trong trạng thái cán cân thanh toán cũng đợc thiết lập

Các kết luận của phơng pháp tiền tệ về tác động của cung-cầu tiền tệ đến cáncân thanh toán trong chế độ tỷ giá cố định đợc tóm tắt trong bảng dới đây:

Bảng 1: Những thay đổi trong cung tiền và cầu tiền dới chế độ tỷ giá

cố định tác động đến cán cân thanh toán

(Bắt đầu từ trạng thái cung-cầu tiền cân bằng và cán cân thanh toán cân bằng)

Những thay đổi Tác động đến cán cân thanh toán

Tăng trong cung tiền

Giảm trong cung tiền

Tăng trong cầu tiền

Giảm trong cầu tiền

Thâm hụtThặng d Thặng d

Thâm hụt

Nh vậy là theo phơng pháp tiền tệ thì các biện pháp chính sách nhằm điềuchỉnh cán cân thanh toán nói chung là không cần thiết Nếu các cơ quan quản lýtiền tệ đủ kiên nhẫn và giữ thế bị động thì sớm hay muộn một sự mất cân bằng cáncân thanh toán cũng sẽ tự động đợc điều chỉnh Nhng quá trình điều chỉnh này cóthể diễn ra rất chậm và trong khi đó, nền kinh tế có thể phải chịu các chi phí điềuchỉnh không cần thiết Phơng pháp tiền tệ không quan tâm đến thời gian cần thiết

Trang 25

để đạt đợc cân bằng mà chỉ nhấn mạnh sự kết thúc cuối cùng của nền kinh tế làtrạng thái cân bằng dài hạn.

1.3.2 Các công cụ điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

1.3.2.1 Nhóm công cụ kiểm soát trực tiếp

Nhóm công cụ kiểm soát trực tiếp bao gồm chính sách hạn chế nhập khẩu,khuyến khích xuất khẩu Các chính phủ sử dụng nhóm công cụ này nhằm mục đíchkiểm soát các nhân tố cụ thể trong cán cân thanh toán Tuy nhiên, các công cụkiểm soát trực tiếp này chỉ có tác dụng làm giảm thiếu hụt (hay tăng thặng d) cáncân vãng lai lúc ban đầu Nhng sau đó, những chính sách này lại có tác dụng làmtăng tổng cầu đối với nền kinh tế trong nớc và dẫn đến thu nhập quốc dân tăng Thunhập quốc dân tăng sẽ làm cho nhập khẩu tăng và cuối cùng làm cho sự cải thiệncán cân vãng lai ban đầu giảm đi

Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cố gắng dịch chuyển chi tiêunội địa từ hàng hoá nớc ngoài vào hàng hoá trong nớc Các chính phủ điều chỉnhchính sách này thông qua thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu bắt buộckết hối ngoại tệ

Chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nớcngoài vào các sản phẩm nội địa Các chính phủ điều chỉnh chính sách này thôngqua trợ cấp xuất nhập khẩu, tín dụng xuất khẩu, phá giá Việc tăng xuất khẩu cònlàm tăng khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai Nó cho phép cán cân vãng laithiếu hụt lớn mà không dẫn đến một cuộc khủng hoảng bên ngoài nào

1.3.2.2 Nhóm công cụ kiểm soát gián tiếp

Ngoài những công cụ kiểm soát trực tiếp, để điều chỉnh cán cân thanh toán,các chính phủ còn có thể sử dụng các công cụ kiểm soát gián tiếp nh các chínhsách tiền tệ và chính sách tài khóa.Việc sử dụng hai chính sách này vẫn đảm bảo đ-

ợc cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế Tuy nhiên, để có thể phát huymột cách có hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô cho việc thiết lập cân đối bêntrong và bên ngoài của nền kinh tế, yêu cầu phải có thị trờng tài chính và đặc biệt làphải tự do hoá về tài chính

Theo quan điểm của Mundell, trong điều kiện tự do hoá thơng mại và tàichính với chế độ tỷ giá cố định, cân đối bên trong và bên ngoài có thể đạt đ ợcthông qua chính sách tiền tệ và tài khoá hợp lý Nh vậy là chính sách tài khoá đợcphân cho mục tiêu cân đối bên trong và chính sách tiền tệ đợc phân cho mục tiêucân đối bên ngoài (vì chính sách tiền tệ có lợi thế tơng đối trong thực hiện cân đối

Trang 26

bên ngoài và chính sách tài khoá có lợi thế tơng đối trong thực hiện cân đối bêntrong) Trên cơ sở đó, Mundell đã đa ra một số gợi ý chính sách điều chỉnh nh sau:

Bảng 2: Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên

ngoàiTrạng thái nền kinh tế Chính sách tiền tệ Chính sách tài khoá

Mở rộngThắt chặtThắt chặt

Mở rộng

NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ thông qua các công cụ điều chỉnh nh:nghiệp vụ thị trờng mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu Chính phủ điềuhành chính sách tài khoá thông qua biện pháp tăng hoặc giảm chi tiêu của chínhphủ và thuế

Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là tăng cung tiền bắngcách mua vào các trái phiếu trên thị trờng mở, dẫn đến giá trái phiếu tăng và mứclãi suất giảm; lãi suất giảm kích thích đầu t tăng; đầu t tăng làm tăng thu nhập quốcdân; thu nhập quốc dân tăng làm tăng nhập khẩu Nh vậy, chính sách tiền tệ mởrộng sẽ làm cho cán cân thanh toán xấu đi

Ngợc lại, khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là giảm cungtiền bằng cách bán ra các trái phiếu trên thị trờng mở, dẫn đến giá trái phiếu giảm

và mức lãi suất tăng: lãi suất tăng kìm hãm đầu t; đầu t giảm làm giảm thu nhậpquốc dân; thu nhập quốc dân giảm làm giảm nhập khẩu Nh vậy, chính sách tiền tệthắt chặt sẽ làm cho cán cân thanh toán đợc cải thiện

Còn khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng tức là tăng chi tiêucủa chính phủ bằng cách bán ra trái phiếu trên thị trờng mở, dẫn đến tăng thu nhậpthông qua thừa số chi tiêu của chính phủ Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộngcũng không hẳn làm cho cán cân thanh toán xấu đi Do chính phủ bán trái phiếu ranên giá trị trái phiếu giảm và lãi suất tăng; lãi suất tăng dẫn đến giảm đầu t; điềunày phần nào làm giảm đi hiệu ứng tăng thu nhập thông qua thừa số chi tiêu củachính phủ; đồng thời lãi suất tăng sẽ kích thích luồng vốn chảy vào làm cho cáncân thanh toán đợc cải thiện Tơng tự, khi chính phủ thực hiện chính sách tài khoáthắt chặt cũng vậy, nó không hẳn làm cho cán cân thanh toán đợc cải thiện Do việckhó xác định đợc chính xác ảnh hởng của chính sách tài khoá lên cán cân thanh

Trang 27

toán cho nên tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cụ thể mà các nớc cần có sự kết hài hoàgiữa các chính sách tài khoá và tiền tệ.

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

Nhìn một cách tổng thể thì cán cân thanh toán quốc tế của một quốc giaphản ánh địa vị tài chính của quốc gia đó trên trờng quốc tế Nó phản ánh một cáchtrực quan tình trạng công nợ của một quốc gia tại một thời điểm nhất định (là n ớcmắc nợ hay là chủ nợ) Chính vì vậy, khi tình trạng cán cân thanh toán có xu h ớngbất lợi đối với nền kinh tế trong nớc thì hầu hết các quốc gia đều tìm mọi cách đểthiết lập lại thế cân bằng cán cân thanh toán

Tuy nhiên, đối với các nớc đang phát triển là những nớc có thị trờng tài chính

và thị trờng tiền tệ kém phát triển thì việc thiết lập lại thế cân bằng cán cân thanhtoán quốc tế quả là khó khăn Hầu hết các nớc này khi đứng trớc những vấn đề vềcán cân thanh toán và nợ nớc ngoài nghiêm trọng thì thờng phải miễn cỡng đàmphán với IMF để có những khoản vay nhiều hơn hạn định Chính vì vậy, IMF đãgiúp đỡ các nớc đang phát triển bằng cách đa ra một cách điều chỉnh mất cân bằngcán cân thanh toán có hiệu quả Theo cách này thì các nớc phải tuân theo các điềukiện sau:

+ Huỷ bỏ hoặc tự do hoá việc kiểm soát ngoại hối và nhập khẩu

+ Giảm giá trị tỷ giá chính thức đồng nội tệ

+ Thực hiện một chơng trình chống lạm phát nghiêm ngặt ở trong nớc bao gồm:kiểm soát tín dụng ngân hàng để tăng lãi suất và những yêu cầu dự trữ; kiểm soátthâm hụt ngân sách của chính phủ bằng cách hạn chế chi tiêu, đặc biệt là trong cáclĩnh vực dịch vụ xã hội cho ngời nghèo và trợ cấp lơng thực thiết yếu đi đôi với tăngthuế; kiểm soát việc tăng lơng, đặc biệt là phải đảm bảo việc tăng lơng ở tỷ lệ thấphơn tỷ lệ lạm phát (tức là huỷ bỏ việc điều chỉnh lơng theo giá); bãi bỏ những hìnhthức kiểm soát giá

+ Đón nhân nhiệt tình hơn đầu t nớc ngoài và mở cửa toàn bộ nền kinh tế đối vớithơng mại quốc tế

Theo IMF, chỉ có thực hiện theo những điều kiện trên thì các nớc đang pháttriển mới có thể thành công trong việc cải thiện tình trạng mất cân bằng cán cânthanh toán quốc tế Tuy vậy, thực hiện theo cách này sẽ gây bất lợi cho đất nớc đó

về mặt chính trị, không đợc lòng dân vì nó làm ảnh hởng đáng kể đến các nhóm

ng-ời có thu nhập thấp và trung bình

Trang 28

Chơng 2 Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc

điều chỉnh tại Việt Nam

2.1 Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

2.1.1 Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Vấn đề thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam mới đợc chínhthức đa ra vào năm 1990 kể từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng Ngày 16/11/1999,chính phủ đã ban hành Nghị định số 164/1999/NĐ-CP về quản lý cán cân thanhtoán quốc tế của Việt Nam nhằm nâng cao chất lợng của bảng cán cân thanh toán.Nghị định này qui định về việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán quốc

tế của Việt Nam Nó cũng chính là cơ sở pháp lý trong việc phối hợp chặt chẽ giữacác Bộ, Ngành liên quan đến việc cung cấp số liệu Trên cơ sở Nghị định 164/1999/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (NHNN) đã ra Thông t 05/2000/TT-NHNNngày 28/3/2000 hớng dẫn thi hành một số điểm về lập cán cân thanh toán quốc tế

Đồng thời, NHNN cũng ban hành các mẫu biểu báo cáo cho các Bộ, các Ngành cóliên quan nhằm thu thập đợc các thông tin theo đúng yêu cầu của lập cán cân thanhtoán

2.1.2 Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Theo Nghị định 164, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện hành đợcbiên lập theo mẫu của IMF nhng có điều chỉnh một số mục cho phù hợp với thựctiễn Việt Nam Cụ thể, cán cân thanh toán của Việt Nam bao gồm các hạng mụcchính sau:

 Cán cân vãng lai:

Trang 29

Cán cân vãng lai là tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữangời c trú và ngời không c trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của ngời lao động,thu nhập từ đầu t trực tiếp nớc ngoài, thu nhập từ đầu t vào giấy tờ có giá, lãi vay

và lãi tiền gửi nớc ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch kháctheo quy định của pháp luật

 Cán cân vốn và tài chính:

Cán cân vốn và tài chính là tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tếgiữa ngời c trú với ngời không c trú về vốn từ nớc ngoài vào Việt Nam và chuyểnvốn từ Việt Nam ra nớc ngoài thuộc lĩnh vực đầu t trực tiếp, đầu t vào giấy tờ cógiá, vay và trả nợ nớc ngoài, cho vay và thu hồi nợ nớc ngoài, chuyển giao vốn mộtchiều, các hình thức đầu t khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luậtViệt Nam làm tăng hoặc làm giảm tài sản có hoặc tài sản nợ

2.1.3 Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Cán cân thanh toán của Việt Nam đợc biên lập dựa trên những nguyên tắcsau đây:

+ Cán cân thanh toán đợc lập trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các giao dịchkinh tế giữa ngời c trú và ngời không c trú

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong cán cân thanh toán do Thống đốc NHNN Việt Namquyết định Hiện tại, cán cân thanh toán quốc tế đợc lập theo đơn vị tiền tệ là đô la

Mỹ (USD)

+ Số liệu về các giao dịch kinh tế dợc thống kê tại thời điểm hạch toán vào sổ sách

kế toán khi có sự thay đổi hợp pháp về quyền sở hữu

+ Giá trị của các giao dịch kinh tế đợc tính theo giá thị trờng Tức là các giao dịchkinh tế đợc tính theo giá thực tế đã đợc thoả thuận giữa ngời c trú và ngời không ctrú

Trang 30

+ Giá trị các giao dịch kinh tế phát sinh bằng đồng Việt Nam đợc qui định đổi ra

đô la Mỹ theo tỷ giá nh quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hớng dẫn quy đổingoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp.Giá trị các giao dịch kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ không phải là đô la Mỹ đợcquy đổi ra đồng Việt Nam, sau đó quy đổi ra đô la Mỹ theo tỷ giá nh quy định hiệnhành của Bộ Tài chính

2.1.4 Trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc biên lập cán cân thanh toán

ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nớc là ngời chủ trì, là ngời lập cán cân thanhtoán quốc tế vì nó là cơ quan quản lý các Ngân hàng Thơng mại, đóng vai trò quantrọng trong việc thực thi chính sách ngoại hối nên có thể tiếp cận tốt nhất cácnguồn số liệu liên quan đến cán cân thanh toán Điều này đã đợc ghi rõ trong Pháplệnh Ngân hàng và Nghị định 164/1999/NĐ-CP Ngoài ra, trong Nghị định 164 đãqui định rất rõ trách nhiệm của các Bộ và các Ngành trong việc cung cấp các thôngtin, số liệu dự báo và số liệu thực tế về các giao dịch kinh tế giữa ng ời c trú và ngờikhông c trú và những số liệu có liên quan khác cho NHNN.Trách nhiệm của các

Bộ, các Ngành liên quan đã đợc NHNN cụ thể hoá thông qua trách nhiệm cung cấpthông tin, số liệu theo các mẫu biểu quy định trong Thông t hớng dẫn 05/2000/TT-NHNN

Cán cân thanh toán quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh tế - tài chính củatoàn bộ nền kinh tế quốc dân Nếu thiếu sự quan tâm hoặc phân tích không chuẩnxác sẽ có ảnh hởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nớc Do vậy, theodõi và phân tích cán cân thanh toán để từ đó đề xuất các chính sách, biện pháp điềuchỉnh là công việc thờng xuyên, cần thiết và rất quan trọng Theo Nghị định 164,việc lập, theo dõi và phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đợc giaocho NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu t , Bộ Tàichính, Bộ Thơng mại, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

2.1.5 Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Năm 1990, Việt Nam chính thức bắt đầu thiết lập cán cân thanh toán quốc tế.Tuy nhiên, Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế từ

kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng Hầu hết các số liệu thu thậptrong thời kỳ kế hoạch hoá không phù hợp với mục đích của lập cán cân thanh toán.Thực tế yêu cầu các nguồn số liệu phải theo tiêu chuẩn quốc tế nh Thống kê thơngmại quốc tế (ITS), Hệ thống báo cáo giao dịch quốc tế, Bản điều tra doanh nghiệp,thu nhập từ các hộ gia đình Chính vì vậy, Việt Nam đã gặp không ít khó khăntrong việc thu thập số liệu một cách đầy đủ

Trang 31

Từ năm 1993 đến nay, NHNN Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việccải tiến phơng pháp thu thập số liệu để thực hiện tốt nhiệm vụ lập và theo dõi tìnhhình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam NHNN đã đa ra một hệthống mẫu biểu để các tổ chức tín dụng báo cáo về các giao dịch đối ngoại của cáckhác hàng mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng nh báo cáo về thanh toán xuất nhậpkhẩu hàng hoá, thanh toán phi mậu dịch và chuyển tiền, báo cáo tình hình vay vàtrả nợ nớc ngoài Qua các mẫu biểu báo cáo này, NHNN yêu cầu các tổ chức tíndụng đợc phép kinh doanh ngoại hối trên toàn quốc báo cáo định kỳ hàng tháng,hàng quý cho NHNN qua mạng vi tính của hệ thống ngân hàng hay bằng văn bản.Bên cạnh đó, NHNN còn thu thập các số liệu liên quan đến cán cân thanh toánquốc tế từ các Bộ, các Ngành khác theo các mẫu biểu đã quy định Do có sự phốihợp giữa NHNN với các Bộ, các Ngành cùng với sự biến đổi về chất trong nguồn sốliệu thu thập nên bảng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày càng đợcnâng cao về mặt chất lợng Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn,bất cập làm ảnh hởng tới độ chính xác, kịp thời trong thống kê cán cân thanh toánquốc tế của Việt Nam.

2.2 Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam

Theo bảng số liệu thống kê cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam do IMFcông bố (phụ lục 1), chúng ta nhận thấy trong giai đoạn từ năm 1990-1998, cán cânvãng lai của Việt Nam luôn bị thiếu hụt Cán cân vốn và tài chính đã không đủ để

bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai Kết quả là cán cân thanh toán quốc tế củaViệt Nam đã rơi vào tình trạng thâm hụt kéo dài Trong giai đoạn này, Việt Nam đãphải sử dụng đến những biện pháp tài trợ nh xin giãn nợ và giảm nợ Chính điềunày đã làm giảm uy tín của Việt Nam trên thị trờng tài chính quốc tế Tuy nhiêntrong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, mặc dù trong điều kiện nớc ta luôn thiếu vốn,tiết kiệm trong nớc không đủ đáp ứng nhu cầu đầu t nhng đã kiểm soát và làm giảm

đợc thâm hụt cán cân vãng lai, đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu t nớc ngoài,tăng cờng dự trữ ngoại tệ Kết quả là cán cân vãng lai tuy còn thâm hụt nhng cáncân thanh toán tổng thể của Việt Nam đã thặng d Theo đó, vị thế tài chính đốingoại của nớc ta trên trờng quốc tế ngày càng đợc nâng cao

2.2.1 Cán cân vãng lai

Từ năm 1990 trở lại đây, Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Chính vì vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng và các

Trang 32

giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng Tuy cán cân vãng laicủa Việt Nam luôn bị thiếu hụt trong nhiều năm liền nhng hiện nay mức thâm hụtcủa nó có thể tài trợ đợc và đang có xu hớng đợc cải thiện

Bảng 3: Tài khoản vãng lai của Việt Nam tính theo % GDP

(% GDP)

-3,17 -1,49 -0,08 -10,6 -7,34 -8,99 -9,92 -5,93 -3,84 4,53 2,96 1,56

Nguồn: rút ra từ phụ lục 1

Bảng 3 cho thấy rằng, từ năm 1990 thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam(tính theo % GDP) giảm mạnh và đến năm 1992 thì gần nh là cân bằng Điều đó là

do nguồn tài trợ truyền thống từ Hội đồng hỗ trợ kinh tế chung (CMEA), đặc biệt là

từ Liên Xô cũ đã cạn kiệt Từ năm 1993, Việt Nam nhận đợc các nguồn tài trợ từnhiều nớc khác, kết quả là thiếu hụt cán cân vãng lai tăng vọt lên chiếm tới 10,6 %GDP Ba năm tiếp theo thiếu hụt cán cân vãng lai dao động trong khoảng từ 7- 10

% GDP Sở dĩ giai đoạn này có sự thâm hụt cán cân vãng lai lớn nh vậy là do đây làthời kỳ luồng vốn đầu t trực tiếp (FDI) vào Việt Nam tăng trởng rất nhanh, các chitiêu của FDI vào nhập khẩu máy móc thiết bị cũng không ngừng tăng lên Trongnhững năm 1997-1998, thâm hụt cán cân vãng lai thu hẹp và trở nên thặng d vàonăm 1999 Lý do là chính phủ đã nỗ lực kiểm soát hàng nhập khẩu Thêm nữa,khủng hoảng khu vực (và sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam) đã ảnhhởng tiêu cực lên nguồn thu FDI của Việt Nam, cả số dự án mới lẫn số chi tiêu củanhững dự án đợc cấp phép hoạt động đã giảm mạnh sau năm 1998 Do đó, thiết bị

và máy móc nhập khẩu có liên quan tới FDI cũng giảm Trong năm 1999, việc khôiphục các nền kinh tế khu vực dẫn đến việc tăng nhu cầu hàng hoá xuất khẩu củaViệt Nam Cũng trong năm 1999, lần đầu tiên, với tỷ lệ tăng trởng của hàng nhậpkhẩu thấp, cán cân vãng lai đã chuyển sang trạng thái thặng d Trong những nămtiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu và kết quả là thặng

d cán cân vãng lai dần dần bị thu hẹp Đến năm 2003, thâm hụt cán cân vãng laicủa Việt Nam chiếm khoảng 3% GDP so với việc đã thặng d trong năm 2001 do sựtăng trởng khá mạnh của nhập khẩu lớn hơn so với xuất khẩu và luồng vốn FDI vàoViệt Nam đang dần đợc phục hồi

Trang 33

2042 2105 -0,76 18,0 18,8

2475 2535 -0,61 21,2 20,4

2985 4162 -8,94 20,6 64,2

4054 5244 -7,3 35,8 26,0

5198 7543 -11,24 28,2 43,8

-1315 9145 10460 -4,69 24,6 -0,2

-981 9365 10346 -3,52 2,4 -1,1

1080 11540 10460 3,81 23,2 1,1

628 14308 13680 2,08 24 30,8

373 15292 14919 1,14 6,9 9,1 Nguồn: rút ra từ phụ lục 1

Nhìn vào bảng 4, ta thấy rằng trong suốt những năm 1990-1992 thâm hụt cáncân thơng mại khá khiêm tốn, trung bình ở mức 50 triệu USD mỗi năm Hàng xuấtkhẩu thích ứng một cách nhanh chóng và tích cực theo những cải cách cơ chế thị tr-ờng dẫn đến tốc độ tăng trởng xuất khẩu tăng trung bình 23,4% mỗi năm Con sốnày cao hơn rất nhiều mức tăng trởng nhập khẩu hàng năm là 15,1% (do giảm ởmột số hàng hoá nhập khẩu chính nh xi măng và phân bón từ Liên Xô cũ)

Kể từ năm 1993, thâm hụt thơng mại đã tăng lên nhanh chóng do tốc độ tănghàng nhập khẩu tăng đột ngột lên tới 64,2% gấp hơn ba lần so với tốc độ tăng xuấtkhẩu (20,6%) Thâm hụt thơng mại đã lên tới mức báo động vào năm 1996 (chiếm12,82% GDP) Tuy nhiên mức thâm hụt thơng mại thấp hơn rất nhiều trong hainăm 1997-1998 do chính phủ đã thực hiện một số biện pháp để làm giảm nhịp độtăng trởng nhập khẩu vào cuối năm 1996 Các biện pháp chính đợc áp dụng baogồm: nâng cao tiền đặt cọc khi mở L/C đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng; cấm tạmthời đối với nhập khẩu một số hàng hoá; yêu cầu giấy phép nhập khẩu của các xínghiệp liên doanh; thực hiện thay thế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nh ximăng và giấy bằng cách đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại(sử dụng hàng rào thuế quan) Nh vậy là trong giai đoạn 1997-1998, mặc dù thiếuhụt thơng mại giảm nhng nó không phải kết quả của tăng xuất khẩu mà là giảmnhập khẩu

Trong năm 1999, lần đầu tiên sau một thập kỷ luôn thâm hụt, cán cân thơngmại đã trở nên thặng d do tăng trởng xuất khẩu tăng liên tục (23,2%) trong khi tỷ lệtăng nhập khẩu vẫn giữ ở mức thấp (1,1%) Nhng từ năm 2000 đến nay, mức độthặng d thơng mại đã giảm dần, cán cân thơng mại có xu hớng xấu đi Lý do chủyếu là hàng nhập khẩu đợc phục hồi rất mạnh mẽ, đó là nhờ một số nới lỏng trongviệc kiểm soát nhập khẩu (chẳng hạn nh giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàngxuống 0%) Việc nới lỏng trong kiếm soát nhập khẩu là điều không thể tránh khỏitrong bối cảnh Việt Nam đang tăng cờng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm

Trang 34

gắn kết thị trờng nội địa với thị trờng quốc tế Hiện nay, Việt Nam là thành viêncủa AFTA, ASEAN, APEC và đang đàm phán để gia nhập WTO Hơn nữa, khiViệt Nam có quan hệ kinh tế thơng mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kýhơn 80 hiệp định thơng mại song phơng, đã ký hiệp định thơng mại với Hoa Kỳ, tự

do thơng mại đã cam kết thì việc sử dụng các hạn chế thơng mại không còn phùhợp với tình hình hiện nay

Trên đây là những đánh giá thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam từnăm 1990 đến nay theo số liệu thống kê của IMF Nh đã đề cập ở phần trên, docách xác định giá trị xuất nhập khẩu của IMF và của Việt Nam khác nhau nên dẫn

đến sự sai lệch trong số liệu thống kê về cán cân thơng mại của Việt Nam Để cóthể theo dõi tình trạng cán cân thơng mại sát với thực tế ở Việt Nam hơn, chúng ta

có thể tham khảo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam qua bảng dới đây:

Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu háng hoá của Việt Nam 1990-2003

Năm Trị giá xuất khẩu Tốc độ tăng xuất

Ghi chú: Số liệu 1990-1993: đơn vị là triệu Rup-USD

Số liệu 1994-2003: đơn vị là triệu USD

Nguồn: Số liệu 1990-2001 (Niên giám thống kê 2002 – Tổng cục thống kê)

Số liệu 2002-2003 (Các thông số kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2002, 2003)

Mặc dù theo số liệu thống kê của Tổng cục thông kê thì từ năm 1999 ch a cónăm nào cán cân thơng mại của Việt Nam thặng d song xu hớng xấu đi hay tốt lêncủa cán cân thơng mại cũng tơng đơng nh số liệu của IMF Từ năm 1990-1992,thâm hụt thơng mại là nhỏ nhng đến năm 1993 thì tăng vọt lên và tiếp tục tăng ởcác năm tiếp theo Thâm hụt thơng mại đã tăng đến mức báo động vào năm 1996

Từ năm 1997 thì thâm hụt thơng mại bắt đầu giảm mạnh, đạt mức thấp nhất vàonăm 1999 với mức thâm hụt là 200,7 triệu USD Từ năm 2000 đến nay thì tình hìnhcán cân thơng mại có xu hớng xấu đi, mức thâm hụt thơng mại ngày càng tăng lên

do nhập khẩu không ngừng tăng lên

Trang 35

Để có thể đánh giá cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu của Việt Nam chúng ta

sẽ phân tích sâu về thành phần xuất nhập khẩu chủ yếu và những thị trờng xuấtnhập khẩu chính của Việt Nam trong những năm qua

 Thành phần xuất khẩu (xem bảng 6)

Thành phần của hàng xuất khẩu đã có những thay đổi khá ý nghĩa Trongnhững năm 1991-1993, những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổnggiá trị xuất khẩu là dầu thô, thuỷ sản và nông sản Từ năm 1994 đến nay, tuy dầuthô và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhng hai mặt hàng dệt may và giày dép đã

có những bớc tiến ngoạn mục vợt mặt hàng gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu chủlực

Từ năm 1991 đến nay, dầu thô luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam Trong suốt những năm 1991-1993, tỷ trọng dầu thô chiếm khoảng 30% tổnggiá trị xuất khẩu nhng sau đó đã giảm xuống dới 20% Cho đến tận năm 2000, tỷtrọng xuất khẩu dầu thô mới tăng lên chiếm 24,2% tổng giá trị xuất khẩu và cho

đến nay nó tiếp tục dao động trong khoảng 20% Mặc dù tỷ trọng trong tổng xuấtkhẩu giảm nhng giá trị của nó vẫn tăng lên đạt 1,22 tỷ USD năm 1998 và 3,5 tỷUSD năm 2000 Nguồn thu từ khoản này có thể bù đắp cho nhập khẩu xăng dầu,khoản đợc coi là lớn nhất trong tổng nhập khẩu

Việt Nam cũng có những thay đổi lớn trong sản xuất gạo Từ một nớc nhậpkhẩu gạo (400.000 tấn năm 1987), Việt Nam đã trở thành một nớc xuất khẩu gạohàng đầu thế giới (1,4 triệu tấn năm 1989) Trong suốt những năm 90, tỷ trọng xuấtkhẩu gạo chiếm từ 10 - 12% tổng giá trị xuất khẩu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cả về chất lợng và giá trị Hiệnnay, Việt Nam đẫ trở thành 1 trong 3 nớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (ViệtNam, Thái Lan, ấn Độ) Tuy nhiên, từ năm 1999 trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩugạo trong tổng giá trị xuất khẩu đã giảm xuống và đến năm 2003 chỉ chiếm 4% do

có sự tăng trởng vợt bậc của các mặt hàng xuất khẩu khác nh hàng dệt may, giàydép, thuỷ sản (Việt Nam nằm trong tốp các nớc dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản)

Xuất khẩu hàng dệt may đã có sự tăng trởng mạnh, đuổi kịp và vợt hai mặthàng gạo và thuỷ sản Từ năm 1995, dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớnthứ hai sau dầu thô với doanh thu hơn tỷ USD Tuy nhiên, đây là mặt hàng giacông, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu nên kèm theo sự tăng trởngtrong xuất khẩu thì nó cũng làm cho giá trị nhập khẩu tăng thêm Nhng ngành nàyvẫn đợc Chính phủ quan tâm vì nó có khả năng thu hút một số lợng lao động lớn đểgiải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam Thêm vào đó, mặt hàng giày dép cũng có

Trang 36

kim ngạch xuất khẩu luôn đứng ở vị trí thứ 3, thứ 4 của Việt Nam và nó cũng làngành giải quyết đợc nhiều lao động và đợc Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nêu trên, những mặt hàng khác nhcao su, cà phê, hạt điều cũng đã tăng một cách chắc chắn và một số đóng vai tròquan trọng trên thị trờng thế giới

 Thành phần nhập khẩu (xem bảng 6)

Nhìn vào bảng 6, ta thấy rõ mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam lànguyên nhiên liệu (chiếm khoảng 60% tổng giá trị nhập khẩu) và máy móc thiết bị,phụ tùng (chiếm khoảng 30%) Tỷ trọng hàng tiêu dùng vẫn giữ ở mức thấp và đãgiảm đáng kể từ năm 1997 đến năm 2002 chỉ chiếm 5,1% tổn giá trị nhập khẩu

Điều này phản ánh việc kiểm soát nghiêm ngặt của Chính phủ đối với hàng nhậpkhẩu là hàng tiêu dùng Vì mục đích giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, từ năm 1996,Chính phủ đã quy định giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng không đợc vợt quá 20%tổng giá trị nhập khẩu và nhập khẩu hàng tiêu dùng phải ký quỹ cao khi mở L/C(80% giá trị L/C) Tuy nhiên, ngời ta cho rằng hàng tiêu dùng có thể đợc ghi thấp

do giá trị hàng tiêu dùng nhập lậu ở Việt Nam cao Những mặt hàng cụ thể nh thiết

bị điện tử, thép, phân bón, dầu tinh chế và sợi dệt là những mặt hàng nhập khẩuchính

Bảng 6: Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu

của Việt Nam 1991-2003

Máy móc, thiết bị và phụ tùng

Nguyên nhiên liệu

Hàng tiêu dùng

100

28,0 6,6 14,0 0,5 10,9 3,5 36,5

100

22,0 64,0 14,0

100

31,0 8,1 12,0 0,7 11,6 3,6 33,0

100

21,0 62,0 17,0

100

28,0 11,7 14,0 4,0 12,0 3,7 26,6

100

24,0 60,0 16,0

100

21,0 13,6 14,0 5,5 10,5 8,0 27,4

100

31,0 57,0 12,0

100

19,0 14,4 11,4 6,2 10,0 10,9 28,1

100

26,0 59,0 15,0

100

19,0 15,2 9,0 7,3 11,8 4,6 33,1

100

33,0 56,0 11,0

100

16,0 15,4 9,0 10,5 9,5 5,3 34,3

100

30,0 60,0 10,0

100

13,4 14,6 8,4

100

24,2 13,0 10,2

100

21,0 13,3 12,1

100

20,0 16,0 12,0

100

19,0 18,0 11,0

Trang 37

Máy móc, thiết bị và phụ tùng

Nguyên nhiên liệu

Hàng tiêu dùng

10,7 11,0 6,3 35,0

100

30,5 61,0 8,5

11,6 8,5 4,9 38,6

100

29,9 61,7 8,4

10,0 4,6 3,5 34,5

100

30,6 63,2 6,2

10,4 3,9 2,5 36,8

100

30,5 61,6 7,9

11,0 4,0 2,0 35,0

100

32,0 62,9 5,1

11,0 4,0 3,0 34,0

Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên cơ sở: Niên giám thống kê 2001, 2002 (Tổng cục thống kê), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2001 (Tổng cục thống kê)

 Các thị trờng xuất khẩu và nhập khẩu chính của Việt Nam (xem phụ lục 3)Những năm trớc đây, thơng mại Việt Nam phải phụ thuộc vào Liên Xô cũ vàthị trờng Đông Âu Cuối những năm 80, khối CMEA sụp đổ khiến cho thơng mạiViệt Nam gặp khó khăn, đòi hỏi cần nhiều thị trờng mới để tồn tại Bớc đầu, ViệtNam đã thiết lập quan hệ mới với các nớc láng giềng Đông Nam á, Trung Quốc,Nhật Bản đã sớm trở thành những đối tác thơng mại chính của Việt Nam (trong cảnhập khẩu và xuất khẩu) Tuy nhiên, sự phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trờng ĐôngNam á đã gây ra nhiều khó khăn cho thơng mại Việt Nam, đặc biệt là đối với xuấtkhẩu khi Đông Nam á trong tình trạng khủng hoảng tài chính

Cùng với nguồn thu FDI tăng lên, các hiệp định thơng mại khu vực và songphơng đợc ký kết, các thị trờng xuất nhập khẩu khác không ngừng đợc mở rộng.Thị trờng ở các nớc phát triển ngày càng trở nên quan trọng Tỷ trọng giá trị xuấtkhẩu tới các nớc phát triển (EU, Bắc Mỹ, úc và Niu-di-lân) trong tổng giá trị xuấtkhẩu của Việt Nam tăng từ 7,6% (năm 1990) lên tới 34,1% (năm 1999) Tuy vậy,Châu á vẫn luôn là bạn hàng thơng mại lớn của Việt Nam Thêm vào đó, từ sau khi

ký hiệp định thơng mại Việt – Mỹ, khối lợng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang

Mỹ tăng lên nhanh chóng Tính đến năm 2003, Mỹ đã trở thành đối tác thơng mạichính của Việt Nam với khối lợng hàng hoá xuất khẩu vào thị trờng Mỹ chiếm 20%trong tổng giá trị xuất khẩu Trong tơng lai, cùng với tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế ngày càng sâu rộng, thị trờng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ càng ngàycàng đợc mở rộng

ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, xu hớng của cán cân vãng lai và cáncân thơng mại là tơng đơng nhng thâm hụt cán cân vãng lai thì cha bao giờ gần vớithâm hụt thơng mại Nguyên nhân là do có những thay đổi đáng kể trong các hạngmục dịch vụ phi yếu tố (ròng), thu nhập đầu t và chuyển tiền (ròng) của cán cânvãng lai

2.2.1.2.Hạng mục dịch vụ

Trang 38

Nguồn thu từ dịch vụ chủ yếu liên quan đến du lịch, bu chính, vận tải, bảohiểm và các dịch vụ khác Trong số này, du lịch đợc coi nh là hoạt động quan trọngphát sinh ngoại hối Nguồn thu ngoại hối từ du lịch tăng từ 19 triệu USD vào năm

1993 lên 271 triệu USD vào năm 1998 (chiếm 10,8% tỷ trọng nguồn thu từ dịchvụ) Tuy nhiên, con số nh thế vẫn còn cha tơng xứng với tiềm năng của ngành dulịch.Thêm nữa, tỷ trọng của ngành dịch vụ phi yếu tố trong tổng số xuất khẩu thơngmại giảm từ 22,6% năm 1992 xuống 17,8% năm 1999; 15,6% năm 2001 và còntiếp tục giảm trong những năm tiếp theo Nói cách khác, tăng trởng xuất khẩu củangành dịch vụ không phù hợp với sự mở rộng phát triển của thơng mại

Bảng 7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam 1990-2001

179 450 271

311 724 413

78 772 694

19 1283 1264

159 2074 1915

-623 2530 3153

-539 2604 3143

-547 2493 3040

-615 2695 3310

-586 2824 3410 Nguồn: rút ra từ phụ lục 1

Trong giai đoạn 1990-1995, cán cân dịch vụ đã có thặng d đôi chút Nhng kể

từ năm 1996 đến nay, thanh toán vận tải và bảo hiểm đã tăng mạnh do nhập khẩuthơng mại tăng không ngừng (Việt Nam thờng nhập khẩu thep giá CIF) dẫn đếnthâm hụt cán cân dịch vụ Chính phủ cần quan tâm đến các ngành dịch vụ vì đây làlĩnh vực tạo thêm việc làm và đảm bảo hiệu quả của sử dụng vốn đầu t

2.2.1.3.Hạng mục thu nhập đầu t

Theo IMF, hạng mục thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của ngời lao

động ( nh tiền lơng, tiền thởng ) và các khoản thu nhập đầu t Tuy nhiên, trong cáncân thanh toán của Việt Nam do NHNN công bố cũng nh của Ngân hàng Thế giới

và IMF thì hạng mục này chỉ bao gồm thu nhập đầu t do thiếu dữ liệu về thu nhậpcủa ngời lao động

Bảng 8: Thu nhập đầu t của Việt Nam 1990-2001

-339 42 381

-382 43 425

-560 30 590

-328 27 355

-317 96 413

-611 136 747

-672 113 805

-429 142 571

-597 185 782

-753 138 891 Nguồn: rút ra từ phụ lục 1

Ngày đăng: 23/04/2013, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Xuân Phơng, Giáo trình tài chính quốc tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính quốc tế
2. Nguyễn Đình Tài, Cán cân thanh toán quốc tế, Tỷ giá hối đoái và Vấn đề kinh tế đối ngoại, NXB Giáo Dục 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cán cân thanh toán quốc tế, Tỷ giá hối đoái và Vấn đềkinh tế đối ngoạ
Nhà XB: NXB Giáo Dục 1994
3. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở
Nhà XB: NXBThống kê
4. Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thơng, NXB Giáo dục 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thơng
Nhà XB: NXBGiáo dục 1996
5. Đại học kinh tế Quốc dân, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê 2002
10. Tổng cục thống kê - Vụ tổng hợp và thông tin, T liệu kinh tế các nớc thành viên ASEAN, NXB Thống kê 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T liệu kinh tế các nớc thànhviên ASEAN
Nhà XB: NXB Thống kê 2001
11. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 1999, 2000, 2001, 2002, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 1999, 2000, 2001, 2002
Nhà XB: NXB Thốngkê
12. Tổng cục thống kê, Xuất nhập khẩu hàng hoá - International Merchandise Trade Viet Nam 2001, NXB Thống kê 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất nhập khẩu hàng hoá - International MerchandiseTrade Viet Nam 2001
Nhà XB: NXB Thống kê 2003
13. Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê 2001 14. Báo đầu t chứng khoán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Thống kê 200114. Báo đầu t chứng khoán
19. IMF, Balance of payments manual, Fifth edition 1993 20. IMF Country Report No.03/382 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Balance of payments manual
22. IMF, International Financial Statistics Yearbook 2002 23. IMF, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Financial Statistics Yearbook 2002
17. EADN Working Papers No.10 December 2001 (http://www.eadn.org/vr10(2001).pdf) Link
18. EADN Regional Project on Indicatorsand Analyses of Vulnerabilities to Economic crises (http://www.eadn.org/vietnam.pdf) Link
6. Đại học kinh tế Quốc dân, Tài chính quốc tế - Dành cho chơng trình đào tạo thạc sĩ Tài chính kinh tế theo phơng thức từ xa Khác
7. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Thống kê tiền tệ, ngân hàng và cán cân thanh toán quốc tế Khác
8. Học viện Ngân hàng, Tài chính quốc tế, NXB Thống kê 1999 Khác
9. Nghị định số 164/1999/NĐ - CP của Chính phủ về Quản lý Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ngày 16/11/1999 Khác
16. Thời báo kinh tếII. Tài liệu tiếng nớc ngoài Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Cân bằng thu nhập quốc dân trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Hình 2 Cân bằng thu nhập quốc dân trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa (Trang 24)
Đồ thị dới đây sẽ minh hoạ cụ thể việc xác định thu nhập quốc dân trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa. - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
th ị dới đây sẽ minh hoạ cụ thể việc xác định thu nhập quốc dân trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa (Trang 24)
Hình 3: Cung-cầu tiền và mất cân bằng cán cân thanh toán - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Hình 3 Cung-cầu tiền và mất cân bằng cán cân thanh toán (Trang 27)
Theo mô hình trên, sự mất cân đối cán cân thanh toán (BP) phản ánh một mất cân bằng giữa nhu cầu về tiền và sự cung tiền:    BP = Md - Ms - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
heo mô hình trên, sự mất cân đối cán cân thanh toán (BP) phản ánh một mất cân bằng giữa nhu cầu về tiền và sự cung tiền: BP = Md - Ms (Trang 28)
Bảng 1: Những thay đổi trong cung tiền và cầu tiền dới chế độ tỷ giá - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 1 Những thay đổi trong cung tiền và cầu tiền dới chế độ tỷ giá (Trang 28)
Bảng 2: Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2 Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài (Trang 30)
Bảng 2: Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2 Chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm thiết lập cân đối bên trong và bên ngoài (Trang 30)
Bảng 4: Cán cân thơng mại củaViệt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 4 Cán cân thơng mại củaViệt Nam 1990-2001 (Trang 38)
Bảng 4: Cán cân thơng mại của Việt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 4 Cán cân thơng mại của Việt Nam 1990-2001 (Trang 38)
Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu háng hoá củaViệt Nam 1990-2003 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 5 Tình hình xuất nhập khẩu háng hoá củaViệt Nam 1990-2003 (Trang 40)
Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu háng hoá của Việt Nam 1990-2003 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 5 Tình hình xuất nhập khẩu háng hoá của Việt Nam 1990-2003 (Trang 40)
Bảng 7: Cán cân dịch vụ củaViệt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 7 Cán cân dịch vụ củaViệt Nam 1990-2001 (Trang 45)
Bảng 7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 7 Cán cân dịch vụ của Việt Nam 1990-2001 (Trang 45)
Bảng 9: Chuyển giao vãng lai củaViệt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 9 Chuyển giao vãng lai củaViệt Nam 1990-2001 (Trang 46)
Bảng 9: Chuyển giao vãng lai của Việt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 9 Chuyển giao vãng lai của Việt Nam 1990-2001 (Trang 46)
Bảng 10: Tiết kiệm - đầ ut và thâm hụt cán cân vãng lai củaViệt Nam 1990- 1990-2003 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 10 Tiết kiệm - đầ ut và thâm hụt cán cân vãng lai củaViệt Nam 1990- 1990-2003 (Trang 48)
Bảng 10: Tiết kiệm - đầu t  và thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam   1990- 1990-2003 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 10 Tiết kiệm - đầu t và thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam 1990- 1990-2003 (Trang 48)
Bảng 11: Tài khoản vốn và tài chính củaViệt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 11 Tài khoản vốn và tài chính củaViệt Nam 1990-2001 (Trang 49)
Bảng 11: Tài khoản vốn và tài chính của Việt Nam 1990-2001 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 11 Tài khoản vốn và tài chính của Việt Nam 1990-2001 (Trang 49)
Bảng 12: Xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI ở Việt Nam 1994- 1994-2000 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 12 Xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI ở Việt Nam 1994- 1994-2000 (Trang 52)
Bảng 12: Xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI ở Việt Nam      1994- 1994-2000 - Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh  của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Bảng 12 Xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI ở Việt Nam 1994- 1994-2000 (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w