1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp của các bộ ban ngành nhà nước về xuất khẩu thuỷ hải sản

36 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 488,85 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN: Giải pháp của các bộ ban ngành nhà nước về xuất khẩu thuỷ hải sản A) Phần mở đầu I) Giới thiệu sơ qua về đề tài nghiên cứu và tình hình xuất khẩu ở Việt nam Thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nền sản xuất trong nước, trong những năm qua Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với hơn 200 quôc gia trên thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như Asean, AFTA, WTO …nhưng sự tham gia này vẫn dừng ở phạm vi nhỏ, hẹp cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng.Trước yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy nhanh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế.Bởi vậy nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII, IX và X đều khẳng định phải ‘’ đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới’’, với quy mô rộng hơn và trình độ cao hơn. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta mới mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh môt vài những lợi thế mà ta có được như nguồn lao động, tài nguyên thì là muôn vàn những khó khăn : xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế thị trường còn ở giai đoạn sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị trường chưa phát triển đầy đủ. Điều đó dẫn đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn kém.Thị trường thế giới để hang hoá nước ta xâm nhập còn hạn hẹp do những yêu cầu gắt gao.Trong bối cảnh tự do buôn bán, tự do đầu tư, chúng ta đang ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hang hoá cho nước ngoài. Do đó chính phủ, bộ ngành mà trực tiếp là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước cần có những biện pháp cải thiện tình hình cả trước mắt và lâu dài nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa trước sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài và tìm kiếm thị trường bên ngoài đẩy mạnh xuất khẩu hang hoá. Thực tế sau hơn 20 năm chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường mở cửa hội nhập, chỉ tiêu xác định mức độ mở cửa hội nhập là giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ đã có những bước tiến rõ nét. Cụ thể tổng mức lưu chuyển hang hoá xuất nhập khẩu bình quân từ 1986 đến 2005 là 20,7 tỷ USD/ năm ( gấp 7 lần năm 1985).Tốc độ tăng trưởng của các thời kì rất cao, thời kì từ 1996 đến 2000 tăng gấp gần 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỷ USD ( tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 17,2%), thời kì 2001-2005 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước, đạt 241 tỷ USD( tốc độ tăng mỗi năm là 18,2%).Trong đó khu vực kinh tế trong nước giai đoạn đầu 1986-1990 có vai trò chủ đạo chiếm tới 96,6% tong giá trị xuất nhập khẩu.Tính từ 1986-2005, tốc độ tăng của xuất khẩu là 21,2% mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu USD năm 1986 lên 32,4 tỷ USD năm 2005, tỷ trọng xuất khẩu so với tổng mức lưu chuyển tăng dần từ 35,7%(giai đoạn 1986- 1990) lên 46%(giai đoạn 2001-2005). Do tốc độ tăng trưởng ở mỗi thời kì của xuất khẩu và nhập khẩu có sự ngược nhau về xu hướng nên ảnh hưởng đến cân đối thương mại. Giai đoạn 1986-1995 mức nhập siêu khoảng 5,6 tỷ USD.Từ 1996 đến 2000 mức nhập siêu tăng gấp gần 2 lần lên 9,8 tỷ USD.Giai đoạn 2001-2005 là 19,3 tỷ USD.Tuy nhiên tỷ lệ nhập siêu qua từng giai đoạn so với xuất khẩu giảm mạnh từ 80,4% trong giai đoạn 1986- 1990 xuống 17,4% giai đoạn 2001-2005. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng.Trước năm 1989 hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu do một số đơn vị chuyên doanh ngoại thương của nhà nước thực hiện, nhưng đến nay tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tham gia xuất nhập khẩu.Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lien tục tăng qua các giai đoạn, giai đoạn 1991- 1995 chiếm 17,1%, giai đoạn 1996-2000 chiếm 31,5%, giai đoạn 2001-2005 chiếm 42,8%. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội và nguy cơ đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm chắc tình hình, đưa ra những dự báo, xây dựng kế hoạch, chiến lược mở rộng thị trường, đẩy mạnh và nâng cao giá trị xuất khẩu nhằm đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước . B) Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở lý luận về vấn đề xuất khẩu 1.1) Lý do nghiên cứu về xuất khẩu Nghị quyết đại hội Đảng đã được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách vĩ mô nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, tạo tiền đề cho phát triển, đưa nền kinh tế sớm đạt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mở cửa hội nhập như nước ta.Việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là vấn đề sống còn với một nền kinh tế nhỏ yếu bước vào hội nhập với sự cạnh tranh gay gắt như nước ta. Không những đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu còn tạo ra những thay đổi quan trọng với nền sản xuất trong nước. Xuất khẩu giữ một vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay thì vấn đề xuất khẩu được chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm. Hiện nay giá trị các mặt hàng xuất khẩu của nước ta và thị trường nước ngoài còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có cả về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng.Do vậy cần đặt ra ở đây như một vấn đề mang tính chiến lược đối với nền kinh tế. Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu trong nước cho ta thấy được những mặt mạnh, những mặt hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu từ đó đề ra những phương hướng, giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng 1.2) Vai trò của xuất khẩu với sự phát triển kinh tế Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế.Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, sự chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc làm cho hang hoá được sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, số lượng, chất lượng.Việc tiêu thụ hang hoá được sản xuất ra không chỉ giới hạn tiêu thụ trong phạm vi trong nước mà được mở rộng ra thị trường quốc tế.Hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hoá được sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của các quốc gia làm thúc đẩy cạnh tranh, cải tiến khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, hoạt động xuất khẩu đang chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP Xuất khẩu càng phát triển, càng được mở rộng thì càng thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển theo, giúp giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận lớn dân số trong nước. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu được thu về từ các hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.Xuất khẩu góp phần tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. 1.21) hoạt động xuất khẩu trước năm 1986 Giai đoạn trước 1986, cơ chế kinh tế Việt Nam là cơ chế tập trung, bao cấp.không có khái niệm mở cửa hội nhập, chỉ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa. Sản xuất chỉ nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu trong nước. Trong giai đoạn này,hoạt động xuất khẩu nhỏ lẻ, chủ yếu là xuất một số mặt hang nông sản thô sang các nước xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế chủ yếu là phải nhập khẩu các mặt hang quan trọng cho sản xuất và tiêu dùng trong nước kể cả những loại hang hoá mà trong nước có thể sản xuất được như gạo,vải mặc 1.22) hoạt động xuất khẩu sau năm 1986 Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ, công tác hành chính, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Công cuộc đổi mới năm 1986 đánh dấu bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và một loạt những thay đổi quan điểm về tư duy, đường lối phát triển đất nước.Từ đây Việt Nam đã thực hiện chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế với tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, chú trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu, xem nó như một hoạt động giữ vai trò và vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước Giá trị xuất khẩu không ngừng gia tăng giữa các giai đoạn, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế trong các thời kì Số liệu về mức lưu chuyển ngoại thương bình quân và tốc độ tăng bình quân năm trong mỗi thời kì kế hoạch 5 năm từ năm 1986 đến 2005 như sau: (đơn vị tính triệu USD): 1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005 Tổng mức 19717 39940 113440 240981 Chỉ số tăng 5 năm% 115.1 123.4 117.9 118.5 Tăng bình quân% 15.1 21.4 17.2 18.2 Xuất khẩu 7032 17156 51825 110830 Chỉ số tăng 5 năm% 130.7 119.3 122.1 117.9 Tăng bình quân% 28.0 17.8 21.6 17.5 Lấy ví dụ về tốc độ tăng trưởng GDP trong các giai đoạn từ 1986 đến 2005 khi hội nhập kinh tế quốc tế và có sự đóng góp của xuất khẩu: Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP Biểu đồ: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.Một số giai đoạn tiêu biểu về sự phát triển kinh tế Việt Nam sau đổi mới: + Giai đoạn 1986-1990, GDP tăng 4,4%/năm, phục hồi sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóng sức sản xuất. + Giai đoạn 1991-1995, khắc phục tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và tương đối toàn diện.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991-1995 tăng 8,2%. +Giai đoạn 1996-2000, đây là thời kỳ quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn bên ngoài mà điển hình nhất là cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế khu vực (giữa năm 1997 đến năm 1999); Và khó khăn bên trong là thiên tai nghiêm trọng liên tiếp gây ra những tác động tiêu cực, đặt nền kinh tế đất nước trước những thử thách quyết liệt. Mặc dù vậy tổng sẩn phẩm trong nước vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khoảng GDP 6%/năm. +Giai đoạn 2001-2005, kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; dịch vụ tăng 7%. Qui mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 838 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng (khoảng 640 USD). Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước từ 1986-2005 Tốc độ tăng tổng sản phẩm 1986- 1990 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 Trong nước 4,4 8,2 7,0 7,5 Cụ thể: - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,1 4,42 3,8 - Công nghiệp và xây dựng 12,0 10,6 10,2 - Dịch vụ 8,6 5,69 7,0 Hoạt động xuất khẩu đã làm cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển. Bảng 3: Cơ cấu các ngành kinh tế trong giai đoạn từ 1986-2005 Năm Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP (%) Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP (%) Tỷ trọng dịch vụ trong GDP (%) 1986 38,1 28,9 33 1990 38,7 22,7 38,6 2000 27,2 28,8 44,0 2005 20,9 41 38,01 Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20%, nhờ đó đã đưa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ mức khoảng nửa tỷ USD/năm trong những năm trước đổi mới lên 26 tỷ USD năm 2004 và 32,23 tỉ USD năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng từ 36,3% USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000 và khoảng 390 USD năm 2005. Biểu 4 : Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 1986- 2005 Từ biểu đồ trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta không ngừng tăng trong các giai đoạn từ 1986 đến 2005 và giai đoạn sau cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.Giai đoạn đầu sau đổi mới, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7.03 tỷ USD, sau đó tăng lên hơn 2 lần trong giai đoạn 1991-1995 và giai đoạn 2001-2005 tăng gấp hơn 15 lần so với giai đoạn 1986-1990 Hoạt động xuất khẩu trong hơn 20 năm đổi mới đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.Với mục tiêu phát triển xuất khẩu cao làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, tỷ trọng xuất khẩu chiếm trong GDP và xuất khẩu bình quân đầu người ngày càng tăng thể hiện qua các thời kì 1986-2005 1986-1990 1991- 2000 1996 - 2000 2001 -2005 xuất khẩu bình quân(triệu USD) 1406 3431 10365 22166 [...]... pháp đối mặt và khắc phục khó khăn đặc biệt về chi phí, đa dạng hoá chủng loại mặt hàng, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường mới… 3.4) Giải pháp của các bộ ban ngành nhà nước về xuất khẩu thuỷ hải sản Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước. .. cá của Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar năm 1997, bắt buộc kiểm tra toàn bộ hàng thuỷ sản Trung Quốc năm 2001 … Chương III) Phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ hải sản 3.1) Giải pháp về nuôi trồng thuỷ hải sản Trong những năm tới cần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm phục vụ cho xuất khẩu do nguồn thuỷ sản ven bờ đã dần cạn kiệt trong khi công nghệ đánh bắt không cho phép... vào nước này Theo các chuyên gia thuỷ sản, EU có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới Hàng thuỷ sản của các nước đang phát triển đưa vào EU phải tuân thủ theo các quy định sau - Quy định về vệ sinh: các nước muốn đưa hàng thuỷ sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các. .. 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và giá cả thủy sản tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ thủy sản của nước này trong năm 2009 Về những thị trường mới của thuỷ sản xuất khẩu Việt nam trong năm 2008 Không thể so sánh với EU, Nhật Bản, Mỹ… về giá trị nhập khẩu thuỷ sản, nhưng năm 2008, Nga và Ucraina... hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 1991 - 2000 đã được hoàn thành vượt mức: CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch Thực hiện tấn 1.600.000 2.174.784 - 1.000.000 1.454.784 - 600.000 720.000 triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 nghìn người 3.000 3.400 Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: - Sản lượng khai thác hải sản - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Thu hút lao động thuỷ sản Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ. .. nuôi trồng với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu về tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của ngư dân.Sự quy định cần thiết phải ràng buộc trên hợp đồng, có như vậy mới có thể gắn kết lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất .Các cơ quan quản lý thuỷ sản cần chủ động đối phó với khả năng rớt giá nguyên liệu có thể xảy ra do mùa vụ rơi vào thời điểm khó khăn về thị trường.Ngoài ra cần có các giải pháp để đối phó... 15 Bảng 6 khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (tấn) qua các năm Nếu hàng nhập khẩu thuỷ sản bị một nước thành viên EU phát hiện có vấn đề về chất lượng lập tức sẽ bị đưa lên Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm (RASFF) cho tất cả các nước thành viên biết Việc cấm và hạn chế nhập khẩu thuỷ sản vào EU đã được thực hiện không ít lần như trường hợp cấm nhập khẩucủa Ấn Độ, Bangladesh và Madagascar... tăng vốn giúp sản xuất trong nước phát triển Xuất khẩu thuỷ hải sản là một trong những hoạt đông chủ lực, chiến lược của nền kinh tế .Xuất khẩu thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong GDP hang năm, lợi ích tạo ra cho nền kinh tế là không nhỏ.Do vậy trước mắt và trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sach, biện pháp tăng cường thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu thuỷ hải sản, giúp cho mặt hàng này không... Nông - Lâm - Thuỷ sản Việc xuất khẩu các mặt hang thuỷ sản của Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn.Trước hết phải kể đến những thiên tai ảnh hưởng đến các vùng nuôi trồng, các vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa như trong năm 2004 đã gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xuất khẩu với những đòi hỏi khắt khe về vệ sinh... trường xuất khẩu, tiêu thụ thuỷ hải sản Việt Nam Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới ,các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt nam là Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đây cũng là những thị trường khó tính bởi hệ thống kiểm soát về chất lượng hết sức chặt chẽ Do vậy muốn duy trì xuất khẩu bền vững sang các thị trường này doanh nghiệp . TIỂU LUẬN: Giải pháp của các bộ ban ngành nhà nước về xuất khẩu thuỷ hải sản A) Phần mở đầu I) Giới thiệu sơ qua về đề tài nghiên. yếu được thu về từ các hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển .Xuất khẩu góp phần

Ngày đăng: 05/03/2014, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w