Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Tâm lý văn nghệ: Mỹ học hiện đại cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: phê bình phái mỹ học Croce; nguồn gốc của nghệ thuật và chơi đùa; sự sáng tạo nghệ thuật; cái đẹp của cương tính và nhu tính; cảm giác vui trong bi kịch; vui cười trong hí kịch; những công cuộc thực nghiệm mỹ học;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1CHUONG THU MƯỜI MỘT
PHÊ BINH PHAI MY HOC CROCE VAN DE TRUYEN DAT VA GIA TR:
1.- Trong thời cận đại có lắm phái mỹ học, dường như mỗi nhà mỹ học quan trọng đều có những nhận định và lập luận riêng biệt rồi tự thành một phái, nên việc nghiên cứu mỹ học là cả một vấn đề khó khăn Nếu cứ nương dựa phụ họá theo một nhà, thì không sao tránh khỏi đi vào con đường thiên lệch, mà càng đi lại càng xa rời chân lý còn nếu như ôm đồm tất câ những thuyết mỹ học của các nhà rồi nghiên cứu tổng hợp so sánh đối chiếu thì thấy ý kiến phái này khác xa phái kia, cùng đối với một vấn đề mà mỗi người giải thích mỗi cách khác nhau, hơn nửa có lắm giải thích khiến đầu óc càng thêm bối rối không biết đâu là đúng không biết đâu là sai Nhưng may mắn là trong số đông đảo các phái mỹ học ấy có một điểm chủ yếu, chính là trong thế kỷ thứ 19 phái triết học duy tâm của Đức đã uẩn nhudng thành một phái riêng biệt Thủy tổ khai sơn của phái ấy là Kant, những môn đồ trọng yếu của
ông ta là Shiller, Hégel, Shopenhauer, Nietszche v.v Ý kiến của
Trang 2tâm hay là chủ nghĩa hình thức Gần chúng ta nhất là nhà mỹ học Benedetto Croce người Ý, sinh năm 1.866, có thể nói ông là người tập đại thành phái mỹ học duy tâm hay hình thức Những nhà Mỹ
học hiện đại có thể nói không ai hơn ông ta về mặt ảnh hưởng cũng
như nhứng cống hiến thực tế trong ngành mỹ học Trong tập sách,
này chúng tôi cũng áp dụng phương pháp của Croce, có điều giứa
ý kiến của Croce và của chúng tôi có lắm chỗ bất đồng Trong các
chương trên, một cách linh tỉnh và tạp loạn chúng tôi đã từng không đồng ý với Croce nhiều chỗ Giờ đây một lần nửa, vì thái độ
căn bản có liên quan đến chủ nghĩa của tập sách, chứng tôi không
ngại vì sự trùng phục, lại đưa tất cả ra gọi là tổng kết thúc vấn đề
Trước tiên chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tét nating nguyên tắc mà Croce đã khẳng định
Toàn bộ mỹ học của Croce có thể nói là suy diễn từ câu định nghĩa "nghệ thuật là trực giác" Trực giác là nhận thức có tính
cách đơn thuần nhất, nó là hoạt động tri thức phát xuất trước tri giác và khái niệm Đối tượng của nó chỉ là ý tượng đơn thuần chưa
trải qua sự khẳng định hay phủ nhận Nếu như chúng ta đối với ý tượng đơn thuần ấy, có thái độ khẳng định hay phủ định, như phán đoán nó là A, là B v.v thì trực giác đã biến hóa tiến sang tri giác,
và ý tượng đó cũng tiến sang thành tri thức rồi
Hoạt động nghệ thuật chỉ là trực giác, còn tác phẩm nghệ
thuật chỉ là ý tượng Nhưng nói như thế không phải tất cả những ý tượng đều có thể kể là tác phẩm nghệ thuật Thí dụ như nằm
mộng, xem điện ảnh, đọc một quyển tiểu thuyết mạo hiểm, hay có lúc ngưởng đầu ngắm cảnh vật thiên nhiên, trong tâm ta có khong
biết bao nhiêu là ý tượng đơn thuần lưu chuyển liên tục, thế nhưng
những ý tượng qua lại một cách lơ lửng ấy quyết không phải là tác
Trang 3thuật cần phải phân biệt rõ rang, Croce cho rằng sự phân biệt ấy nhắm ở chỗ có hay không có thống nhất tinh (Unity), Những ý tượng phi nghệ thuật không có trải qua sự tác dụng tổng hợp tâm
linh của mỹ cảm (Aesthetie Spiritual synthesis), cho nên nó tân
mạn tạp loạn qua lại không cố định, đó chính là trạng thái thông
thường mà người ta gọi là ảo tưởng (Fancy) Còn ý tượng nghệ
thuật là tác dụng tổng hợp của tâm liÀh mỹ cảm, nó đem zfhững ý tượng tản mạn tạp loạn phiêu bồng ấy cắt đũa gạn lọc dung hợp thành như một cơ thể có sự sống, cho nén trong cdi tap da cé sy thống nhất, đó là điều mà thông thường chúng ta gọi là tưởng
tượng (Imagination) Ý tượng phi nghệ thuật thì không có hình thức (formless) còn ý tượng nghệ thuật thì có hình thức (form)
Hình thức ấy là do nơi tâm nương tựa mượn vay sự vật mà sáng
tạo nên
Khiến cho ý tượng vô hình thức tạp loạn tản mạn thành ra ý
tượng thống nhất có hình thức hẳn hòi, cần phải có một nguyên
động lực, thứ nguyên động lực ấy chính là tình cảm Những tình cảm còn sống sit không biểu hiện thành nhứng ý tượng cụ thể, nó không phải là nghệ thuật, mà những ý tượng không biểu hiện được cũng là phi nghệ thuật Cho nên nghệ thuật chính là tình cảm biểu hiện nơi ý tượng Tình cảm với ý tượng gặp nhau, một mặt như tự
nó được biểu hiện, một mặt nó ban cho ý tượng sự sống và hình
thức, rồi thì ý vị và ý tượng dung hòa thành nhất thể Sự dung hòa ấy chính là "Tổng hợp tâm linh" Trực giác tưởng tượng, biểu hiện
sáng tạo, nghệ thuật cho đến cái đẹp chỉ là một sự kiện, tất cả đều
là biệt danh của tác dụng tổng hợp tâm linh Do đó Croce lấy cái định nghĩa "nghệ thuật là trực giác" suy diễn ra "nghệ thuật là thứ trực giác trứ tình"
Trang 4biểu hiện Một số người lại đem phân chia trực giác và biểu hiện là hai sự kiện, cho nên nói rằng : "Ý đi ¿rước ngôn ng", trực giác là ý, biểu hiện là ngôn ngữ Theo cách ấy thì "biểu hiện" là đem
những ý tượng ý vị không cụ thể vốn từ trong tâm mà biểu hiện ra ngoài thành văn tự, thanh 4m, màu sắc, hình thể cụ thể v.v
Croce đưa ra câu nói : Trực giác và biểu hiện khác nhau, một ở bên
trong, một ở bên ngoài, vậy có cái gì tạo nên nhịp cầu nối liền chúng với nhau ? thơ vô văn tự, nhạc vô thanh âm, họa vô hình thể
màu sắc, thì nó như thế nào ? Chúng ta có thể tưởng tượng được
sao ? Trong đời không có "lời mà không có ý" cũng như không có "ý mà chẳng có lời" trái lại lúc nào ý phát sinh thì lúc ấy có lời
ngay Tỷ như trước khi anh động bút, thì trong bụng, trong tam
anh đã có hình ảnh một cây trúc rồi, cái mà anh gọi là hình ảnh cây trúc không phải là một thư trúc vô hình vô sắc (nếu có thứ trúc vô hình vô sắc thì là vấn đề bất khả tự nghị) Còn nếu có hình có sắc thì đã là cây trúc được biểu hiện rồi Trong khi anh trực
giác hay tưởng tượng đến hình sắc một cây trúc nào thì đồng thời
anh cũng biểu hiện nó ra rồi Cây trúc trong tâm ý của anh là cây trúc trong tranh vẽ của anh vậy Cây trúc trong bức họa chỉ là lưu lại dấu vết của cây trúc đã biểu hiện trong tâm ý mà thôi Như thế có nghĩa là trực giác chính là biểu hiện Nếu như dùng ngôn ngữ thông thường mà nói, nội dung (tức trực giác) chính là hình thức
(biểu hiện) Như vậy sự tranh luận từ trước đến nay về vấn đề
"Nghệ thuật trọng nội dung hay trọng hình thức" trong căn bản không còn một ý nghĩa gì cả
Hoạt động nghệ thuật tức là hoạt động mỹ cảm, mà hoạt
động mỹ cảm là hoạt động trực giác Điểm trọng yếu của nó là : Trong tâm tư đột nhiên bắt gặp một ý tượng đầy ý vị thích thú, nó
có tính cách đầy hấp dẫn lôi kéo ta Sáng tạo là như vậy mà thưởng ngoạn cũng giống như vậy, cho nên cả hai không có gì khác biệt
Trang 5nhau Phàm là tác phẩm nghệ thuật bao gồm hai phương diện vật chất và tỉnh thần Phương diện vật chất như trong văn học thì
dùng ngôn ngữ văn tự, hội họa điêu khắc thì dùng hình thể màu sắc, âm nhạc thì dùng âm điệu và nhạc khí Còn phương diện tỉnh thần chính là ý vị và ý tượng dung hóa thành một cảnh giới thống nhất Phương diện vật chất là kẻ chết, được tỉnh thần rót đổ vào
thì mới hiện ra sự sống, có như thế mới gọi là nghệ thuật Nếu như anh không thấy được tinh thần mà chỉ thấy có hình tích xuất hiện
(tức là tác phẩm), thì hình tích ấy đối với ảnh vẫn như xác chết, chứ không phải là nghệ thuật Tỷ như mộ bài thơ, nó không phải
như là một chum rượu sau khi đã dầm đã ui thi người người đều cỗ
thể hưởng thụ, mà nó có một cuộc sống Người người tuy có thể thấy được hình tích của nó, nhưng không nhất thiết và mọi người
đều có thể lãnh hội được tinh thần của nó, mà cho đến người lãnh
hội được tỉnh thần của nó cũng không phải nhất trí như nhau Nó
giống như một pLong cảnh thiên nhiên, đối với mỗi hiện tượng có thể có những ý tượng và ý vị khác nhau Mỗi người lãnh hội một cảnh giới chính là tự nó sáng tạo ra cảnh giới ấy, trong đó phản
chiếu kinh nghiệm và tính cách của nó Tứuh cách hay nhân cách
0ù kinh nghiệm thì không một ai giống ai cả Chẳng những như
vậy' mà thôi, cùng là một bài thơ, một người đọc, mà sự lãnh hội
trong hôm nay và sự lãnh hội trong hôm sau cũng hoàn toàn khác biệt nhau, bởi vì nhân cách và kinh nghiệm như một giòng sông lưu chuyển không nghỉ ngơi hay nói theo thành ngứ Trung quốc thì
là:sinh sinh bất tức "vậy Thưởng ngoạn một bài thơ chính là tái tạo hay sáng tạo lần thứ hai bài thơ ấy uà mỗi lần sáng tạo lại là một lần làm cho bài thơ trở nên tươi mát hơn Sáng tạo và thưởng
ngoạn luôn luôn không thể là sự phục diễn, cảnh giới của nghệ thuật chân chính là luôn luôn có tính cách cá biệt, mới mẻ, mỗi
Trang 6thời tùy nơi mà sáng tạo nên Không có sáng tạo tức không có
nghệ thuật Nhưng sự sóng fạo không phải chiến lợi phẩm của
những người hằng xưng là nghệ thuật gia Mà mỗi cá nhân đều có
thể có nhứng hoạt động trực giác tức mỗi cá nhân đều có những
điểm của nghệ thuật gia Do đó hoạt động nghệ thuật không phải chỉ giới han cho những nhà nghệ thuật, mà mỗi người chúng ta
trong cuộc sinh hoạt hằng ngày đều có ít nhiều những hoạt động thẩm mỹ, đó chính là hoạt động nghệ thuật vậy
Đó là những điểm trọng yếu trong mỹ học ma Croce ting
khẳng định Những điều do ông ta phủ định so ra nhiều hơn 1a
những điều khẳng định Nhưng có hiểu rõ nhứng điểm phủ định
thì nó lại càng giúp ích, chúng ta nắm vững được những điểm ông khẳng định
1- Nghệ thuật không phải là sự thật vật lý (Physical fact)
Gọi là "Sự thật vật lý" tức là những công cụ, nhứng môi giới để truyền đạt như văn tự, âm thanh, màu sắc, hình thể v.v Cái mà
Croce gọi là "sáng tạo" "biểu hiện", "nghệ thuật", ý nghĩa của nó không giống như số đông người thường nói, do đó mà người đưa
đến sự hiểu lầm Như danh từ "sáng tạo" mà một số đông thường
nói là bao hàm hai thứ hoạt động một là tưởng tượng, hai là truyền
đạt Tưởng tượng là trong tâm uân nhưỡng một tình một cảnh cụ thể, cũng tức là trực ,giác được một ý tượng đầy thích thú và ý vị: cái mà tưởng tượng sở đắc là một thứ "Phúc cảo" (tức là bản thảo
ở trong bụng), thành ngử mà Tô Đông Pha thường nói : "Thành trúc tại hung" (nghĩa là thành hình cây trúc trong bụng), tức là
phương điện tỉnh thần của nghệ thuật mà ta từng trình bày trong đoạn văn trên Truyền đạt là chọn lựa một thứ môi giới hay phù hiệu để diễn tả cái ý tượng ở trong tâm tư, lưu lại một dấu vết cụ
Trang 7cho mình xem về sau, thí dụ như đem thơ viết lên giấy đem hình
thể màu sắc vào tranh, đem âm nhạc phổ thành bài bản, đó là
phương diện vật chất của nghệ thuật mà-chúng tôi đã trình bày ở trên Đa số người đều cho rằng quá trình sáng tạo nếu có hai giai
đoạn thì giai đoạn thứ hai là biểu hiện, có truyền đạt thì mới gọi
đó là nghệ thuật Còn nếu như mới chỉ là ý tượng ở trong tâm tư,
chưa biểu hiện ra thành tác phẩm thì không thể gọi đó là nghệ thuật Trong khi ấy Croce lai cho rằng sáng,tạo là ở giai đoạn thứ nhất, tức là trong giai đoạn tưởng tượng kể như đã hoàn thành rồi Hoạt động nghệ thuật là hoạt động hoàn toàn của tâm lý Tâm lý
trực giác được một hình tướng, thì đó chính là sáng tạo, là biểu
hiện rồi Bản thân của hình tướng ấy chính là tác phẩm nghệ thuật Đến như sự truyền đạt chỉ là đem cái gì đã ẩn uất trong tâm
tư thành nghệ thuật rồi dùng những phù hiệu vật lý lưu lại dấu vết
mà thôi, nó giống như một bản nhạc được ghi lại trong một cuộn
băng hay trong một đĩa hát, đó là một sự thật vật lý, không thể kể
là một hoạt động nghệ thuật
Bồi vì có biểu hiện nhiên hậu mới có cái đẹp, mà biểu hiện
không phải là "sự thật vật lý", cho nên do sự liên đới ấy mà
Croce phủ nhận luôn cả sự tồn tại của cái đẹp thiên nhiên
Thiên nhiên không có cái đẹp hay không đẹp Anh câm thấy nàng đẹp, bởi vì trong tâm tư anh, nàng đã trở thành một ý tượng có tính cách hài hòa và ý vị, nói như thế có nghĩa là nàng đã biến thành nghệ thuật
(Đem thiên nhiên so sánh với nghệ thuật thì thấy thiên nhiên quá xấu xí Như người không kêu gọi đến sự nói năng của thiên nhiên, thì nàng chỉ là một vật cám)
Trang 8việc mưu cầu khoái cảm, mà né tránh cái gì khơng khối cảm, nhưng thứ khối cảm ấy khơng giống như thứ khoái cảm được thỏa mãn những nhu cầu thực dụng Cho nên ngoài sự khoái
cảm cần phải có một thứ nguyên tố khác khả dĩ có thể phân biệt
khoái cảm nghệ thuật với những khối cảm thơng thường Khoái
'cảm cần phải có một nguyên tố khác là đặc hứu nghệ thuật, thì
định nghĩa của nghệ thuật nên chứ trọng vào nguyên tố ấy, như thế định nghĩa "nghệ thuật là một thứ khối cảm" khơng cịn thích đáng nứa
3.- Nghệ thuật không phải là hoạt động đạo đức (Moral act) Hoạt động đạo đức là do ở ý chí Nghệ thuật là trực giác, không dính dấp, đến ý chí cho nên không liên quan đến đạo đức Nói như thế không có nghĩa là nghệ thuật không đạo đức Thật ra nó khong phải là đạo đức, mà chỉ là không liên quan đến đạo đức (Non-moral): Đại đa số đều nói rằng nghệ (huật có khả năng đào luyện tính tình, cải lương phong hóa, kích thích dân trí Nhưng Croce lại cho rằng "nghệ thuật không thể thực hiện được nhứng
công việc ấy, cũng như kỷ hà học không thể thực hiện được những công việc nêu trên, nhưng không vì thế mà giảm bớt tính chất của nghệ thuật) Tiêu chuẩn của nghệ thuật và đạo đức không giống
nhau, nhân cách mỹ cảm (Aesthetic Personalyty) và nhân cách
luân lý không phải là một Nhà phê bình quá thiên lệch về phương diện lịch sử nhu St-Beuve cho rằng chỉ cần tìm hiểu thân thế của tác giả, thấy rõ được nhân cách, hiểu được tâm lý của tác giả, là có thể hiểu được tác phẩm của nó Croce rất phản đối loại "nghiên cứu
truyện ký" ấy, vì rằng cứ theo nếp sống thực dụng mà tìm hiểu nhân cách, thì đó chỉ là "nhân cách luân lý" Mà muốn hiểu rõ điểm trọng yếu của nghệ thuật thì phải tìm hiểu "nhân cách mỹ
cảm" của tác giả Hai nhân cách vừa nêu không có gì liên can với
Trang 9không phải nơi dật sử thân thế của tác giả Cho nên Croce khi viết về Dante, Shaskespeare, Œoethe v.v hết sức né tránh phương
thức nghiên cứu truyện ký, mà chỉ căn cứ vào tác phẩm đem cái “nhân cách mỹ cảm" của tác giả trùng tân kiến tạo trở lại mà thôi 4.- Nghệ thuật không phải là hoạt động khoa học (Scientific act), bởi vì trực giác không có tính cách của khái niệm suy luận
Đối tượng của nghệ thuật là ý tượng cụ thể và cá biệt trong khi
đối tượng của khoa học là những công lý trừứ tượng và phổ quát Do đó, thái độ phê bình và hoạt động nghệ thuật không thể dung hòa với nhau Phê bình không thể tách rời khỏi phán đoán và suy luận, mà đã dùng phán đoán với suy luận thì trực giác bị tiêu diệt, nhtag ý tưởng đơn thuần biến thành một thứ trí thức danh lý thông thường Cho nén Croce nói : "Viững nhà phê bình đã giết
chết thi nhân"
5.- Nghệ thuật không thể phân loại Tư tưởng Tây phương thường chứ trọng đến hệ thống và tỉnh thần phân tích Nhà phê bình nghiên cứu nghệ thuật, cúng giống như nhà khoa học nghiên cứu thiên nhiên, phân chia các môn, các loại Do đó nghệ thuật được chia ra là văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc v.v Văn học
lại được chia ra làm thơ trử tình, thơ tự sự, hí kịch, bí kịch, tiểu
thuyết v.v Mỗi môn mỗi loại lại được quy định những luật lệ, những tiêu chuẩn riêng biệt Nhưng mặc đầu phân chia môn loại sit sao, quy luật dù xác định rất nghiêm minh, thế mà phê bình và người sáng tác củng khó gặp nhau Như nhà sáng tác tung ra một tác phẩm mới, nhà phê bình không tìm ra môn loại xếp nó vào thế là đem qui luật ra để bài xích tác phẩm mới, xỉ vả rằng nó không hợp thế tài, không đứng tiêu chuẩn v.v Về sau tác phẩm mới ấy đần đần chiếm được thế lực, mọi người hoan nghênh, thì bấy giờ nhà phê bình lại vội cho thiết lập một loại mới để xếp nó vào, lấy
Trang 10tác phẩm mới làm căn cứ rồi từ đó mới rút ra nhứng quy luật Thí dụ như buổi ban dau "Bi Hi tạp kịch" mới ra đời các phê bình gia
đều chê bai, về sau được quần chúng hoan nghênh, không biết làm cách nào, bèn thiết lập ra một loại mới, đối với thơ tự do cũng vậy, Croce cực lực phản đối sự phân loại chia mơn Ơng cho rang pham là nghệ thuật đều là biểu hiện một trạng huống tâm linh cá biệt uà
mới mé, cho nên mỗi một tác phẩm đều là một thứ tân sáng tạo, có một thể cách riêng, tự nó có nguyên tắc qui luật của nó, không
thể nào sắp nó vào trong phạm vi qui luật của các loại môn Nhà
phê bình khi gặp một tác phẩm mới, chỉ nên hỏi rằng bản thân tác
phẩm ấy có sống hay không, chứ không nên hỏi nó có hợp với qui
luật và thể tài của một loại nào
Vì những lý do nêu trên, ma Croce phủ nhận sự phân biệt
thơ với tân văn Một số người cho rằng có âm điệu luật lệ chặt chẽ
là thơ, còn không có âm điệu luật lệ gì đó là tân văn Như những
` phương thuốc, những bài học về mạch huyết cũng có vần có điệu
vẫn không phải là thơ "tân cựu ước" những lời đối thoại của Platon
đó là những tác phẩm không có âm điệu luật lệ gì mà vẫn không mất tính chất thơ Vậy cứ theo quan niệm của mỹ học thì trong tác
phẩm văn học chỉ có sự phân biệt "thơ hay không thơ" Phàm
những tác phẩm thuần văn học nên coi là thuộc về thơ,
2.- Đại cương mỹ học của Croce như đã trình bày trên, hẳn đã giúp độc giả hiểu rõ phần nào Chúng ta cúng đã giải thích kinh nghiệm mỹ cảm là trực giác hình tướng" phủ nhận mỹ cảm chỉ là
khoái cảm, bài bác chủ trương hẹp hòi "văn nghệ vị đạo đức”,
khẳng định cái đẹp không phải ở vật mà cũng chẳng phải ở tâm mà chính là ở chỗ biểu hiện tất cả nhứng ý kiến ấy là đi theo đường hướng của Croce Nhưng đồng thời, chứng ta cũng phủ nhận
Trang 11nghiệm mỹ cảm, thừa nhận nghệ thuật có liên quan chặt chế với trí giác liên tưởng, phân đối sự phân chia "con người khoa học" với "con người luân lý" và "con người mỹ cảm", chủ trương tính cách
*tự chủ độc lập" của nghệ thuật có giới hạn và hạn chế, tất cả
những sự kiện vừa nêu là đi ngược lại với chủ trương của Croce
Cáo nhà mỹ học cận đại hay phân chia một cách cẩu thả là mỹ học
thuộc phái Croce và không thuộc phái Croce: Chúng tôi tin tưởng
rằng so ra trong đại thể, phái mỹ học Croce gần với chân lý hơn, nhưng như thế không phải là chứng tôi không thấy nhứng khuyết
điểm của phái này Theo sự nhận xét của chúng tôi, thì mỹ học của
Croce phạm phải bả khuyết điểm :
1/ Quan niệm cơ giới của Croce 9/ Đối với vấn đề truyền đạt
3/ Giá trị luận
Sau đây lần lượt chúng tôi sẽ trình bày nhứng khuyết điểm đó
Trước tiên hãy nói về quan điểm cơ giới của mỹ học Croce
Tư trào triết học và khoa học của thế kỷ thứ 19-và 20 có một sự khác biệt khá quan trọng, đó là trong thế kỷ thứ 19 các học giả đều có quan niệm chênh lệch về cơ giới, còn sang thế kỷ 20 lại thiên về về quan niệm hứu cơ Quan niềm cơ giới là coi tất cả những hiện tượng sinh lý cũng như vật lý đều do những nguyên tử đơn giản cấu tạo nên Những học giả theo quan niệm cơ giới nắm Yững một lợi khí duy nhất là phương pháp phản tích, nên khi gặp một sự hay một đối tượng nào, họ đem nó rạ phân tích thành
những nguyên tố đơn giản nhất tìm ra những đặc tính của mỗi
nguyên tố và sự phân biệt của các nguyên tố như thế đã kể là hoàn
Trang 12hành trong thế kỷ thứ 19 là theo chủ nghĩa cấu tạo, nghĩa là coi
tâm lý như là một vật hỗn hợp có tính chất vật lý, khác nào bóc kén để rút ra những sợi tơ tím, cứ thế mà phân tích đần đần, cuối
cùng người ta đi đến kết quả là động tác phân xạ và cảm giác đơn
thưần Rồi tất cả những hoạt động tâm lý đều bị coi là đo động táo phan xa (Reflex) và cảm giác đơn thuần cấu tạo nên Quan niệm cơ
giới ấy ngày nay đã bị một số học giả đả phá Và ngày nay người ta
chỉ chấp quan niệm: hữu cơ, nghĩa là chú trọng đến hứu cơ tính hay
hoàn chỉnh tính của sự vật, cái đối tượng được nghiên cứu không phải là nguyên tố đơn thuần nửa mà là tổng hợp các nguyên tố
thành ra sự liên hệ toàn thể Theo phương pháp ấy chúng ta không
thể dựa vào sự phân tích các nguyên tế để tìm hiểu toàn thể hiện
tượng vật lý hay sinh lý, như không thể nhờ vào sự phân tích gạch
đá vôi cát mà hiểu được toàn thể ngôi nhà Quan niệm cơ giới che
rằng tim được sự hòa hợp các bộ phận là có thể biết được toàn thể, còn quan niệm hữu cơ lại cho rằng muốn hiểu được toàn thể phỏi nghiên cứu cái thuộc tính đặc hiểu của toèn thể, cho nên không thể
dùng phương pháp phân tích của quan niệm cơ giới Nên như môn tâm lý học có thế lực trong hiện tại là đâm lý học hoàn hình (Gestalt-Psychology) nó phản đối quan niệm cơ giới và phương pháp phân tích của tâm lý học cũ, phủ nhận ý thức là do cảm giác
đơn thuần tạo nên, và hành vị là do động tác phản xạ đơn thưần mà có Theo các nhà tâm lý học mới thì động tác phản xạ và
giác đơn thuần là sự ngụy :ạo của các nhà tâm lý học theo phái cấu
tạo trong thực tế không thể nào tồn tại, cái có thể tồn tại chính là “hoàn hình", "toàn thể" hay là toàn thể cơ năng tâm lý ứng phó với hồn cảnh khơng sao có thể phân tích được mà trình bày sở trường
và sở đoản của quan niệm cơ giới với quan niệm hứu cơ, không phải là điểm chính của chương sách này Chúng ta chỉ có thể nói một cách khái quát rằng, đa số những học giả hiện đại đu thừa nhận
a
Trang 13rằng, không kể là trên phương diện vật lý hay tâm lý, so ra quan niệm hứu cơ có thể là gần với chân lý hơn Cái nhược điểm của phái mỹ học hình thức là quá tin vào phương pháp phân tích của quan niệm cơ giới Đem con người toàn thể phân chia ra làm ba thành phản là khoa học, thực dụng (nội tại của luân lý) và mỹ cảm, rồi chỉ đem phần rnÿ cảm của con người ra mà thảo luận Họ quên rằng con người mỹ cảm cũng đồng thời là con người khoa học và con người thực dụng Ba thứ hoạt động là thực dụng, khoa học và mỹ cân: 'rong luân lý tuy có phân biệt, nhưng trong cuộc sống thưa tế không thể nào chia cắt ra được Con người mỹ cảm lại là trừu tượng, trong thực tế không sao có thể tồn tại độc lập được Phái mỹ học hình thức đem mỹ cảm kinh nghiệm từ cuộc sống toàn vhể hữu cơ mà chia cắt ra từng phần rồi lại phân tích một cách nghiêm chỉnh, phát kiến ra rằng nói về cái "tôi" (thưởng ngoạn thì chỉ có trực giác đơn thuần, chứ không có ý chí và suy Hiện xen vào, còn nói về "sự vật" được thưởng ngoạn thì chỉ có hình tướng đơn thuần, chứ không có các thứ ý nghĩa thực chất, thành quả, công dụng gì cả Theo cách phân tích ấy thì tự nhiên văn nghệ không có liên quan gì đến tư tưởng trừu tượng và cuộc sống thực dụng Nếu như chung ta thừa nhận kinh nghiệm mỹ cảm có thé từ ‹ sộc sống hứu cơ toàn thể mà chia cắt ra thành từng phần để phân tích thì phải phủ nhận mỹ cảm không có liên quan gì đến tư tưởng trừu tượng và cuộc sống thực tế Thế nhưng sự phân chia
ấy đối với đại tiền đề "cuộc sống là một toàn thể hiữu cơ" hoàn toàn
mâu thuẫn nhau Cái lầm lẫn của phái mỹ học hình thức không
Phải ở kết quả mà họ đã thu lược được trong khi phân tích, như là
họ đã dùng cái giả thuyết phương pháp phân tích quan niệm cơ
giới, cũng không phải ở những điểm họ đã khẳng định trong mỹ
cẩm kinh nghiệm, mà là ở những điểm họ đã phủ đỉnh ngoài mỹ
Trang 14tâm lý học thuộc quan niệm eơ giới của thế kỷ thứ 19, chuyên phân
tích các bộ phận mà quên cái thuộc tính đặc hữu của tcàn thể
Trực giác đơn thuần cứng rơi vào tình trạng mông lung như cảm
giác đơn thuần, trong kinh nghiệm thực tế han khong thể nào có
thể độc lập tự chủ được
'Tất cả hiện tượng đều só tiền nhân hậu quả, thì mỹ cảm
kinh nghệm quyết không thể đứng ngồi cơng lệ đó Mỹ cảm kinh
nghiệm chỉ có thể kể là một phần, một bộ phận trong hoạt động
nghệ thuật Phái mỹ học hình thức đã đem mỹ cảm kinh nghiệm như là hoạt đ¿ng nghệ thuật rồi đem toàn thé tinh thần chứ ý vào
kinh nghiệm mỹ cảm, mà không hỏi do ở đâu nó có thể lập thành
(tức là ngyên nhân), cũng không hồi ảnh hưởng của nó như thế
nào (là hậu quả) Họ phủ nhận nghệ thuật có liên quan đến suy luận danh lý và tri thức, nhưng khi tác giả hành văn gạn tứ chọn chứ thì nhứng hoạt động ấy há không phải là những hoạt động
nghệ thuật sao ? Họ phú nhận nghệ thuật có iiên quan đến liên
tưởng, nhưng tưởng tượng và nhận thức mà tách rời khỏi liên
tưởng thì nó phải tiến hành như thế nào ? Họ phủ nhận nghệ
thuật có liên quan đến ý chí, nhưng những nghệ thuật gia vĩ đại dù
phải thiên ma bách chiết, ngậm đắng nuốt cay mà vẫn mãi mãi trung thành với nghệ thuật, thì họ nương dựa vào thứ hoạt động tâm lý nào mà chịu gian khổ gan lì như vậy ? Họ phủ nhận nghệ
thuật có liên quan đến đạc đức và cuộc sống thực tế, thế nhưng những bình sinh giao tiếp của đại nghệ thuật gia, cũng như nhứng
nhận định của họ đối với cuộc đời, nhứng niềm tín ngưỡng, những tập quán của họ há không ảnh hưởng đến tác phẩm sao ? Họ phủ
nhận nghệ thuật có liên quan đến những sự kiện vật lý, nhưng
những công cu môi giới không giống nhau há không ảnh hưởng đến tác phẩm sao, tranh sơn đầu với tranh thủy thái, tượng bừag đá với
Trang 15bj Croce va những nhà mỹ học thuộc phái hình thức lãng quên không lưu ý đến
Bất cứ một công trình nghệ thuật nào mà cắt đứt uới cuộc sống, tl lầu không tránh khỏi tinh trạng một uột thiếu sự doanh
dưỡng hóa ra khô cứng hủ mục, bết cứ thứ mỹ học nào coi nghệ thuật không liên hệ gì với cuộc sống, đều không tránh khỏi tình trạng "con chuột già khoét đục sừng trâu" không tìm thấy đường ra
Croce và số đông các nhà mỹ học thuộc phá? hình thức đều xuất
phát là những nhà danh học, và nhà danh học mà nghiên cứu nghệ thuật, đều không tránh khỏi cảnh gãi ngứa ngoài da mà Aristoto là
chứng lệ trước tiên
'8~ Croce vì quá đặt nặng /uôn ly nghệ thuật là sự hoạt động
của Tôm, nên cho rằng đem cái ý tượng nội tại diễn đạt ra thành
tác phẩm ngoại tại (tức là sự truyền đạt) là một việc quá thường,
cứ theo cái nhìn của ông ta, thì tâm lý trực giác một hình tướng hay là bắt gặp một ý tượng, thì kể như đã là hoàn thành công việc nghệ thuật Thật những nghệ thuật gia chân chính đều là kẻ tự ngôn tự ngữ, không bao giờ để cho kẻ bên cạnh mình thấy được cái ý tượng mà mình đã bắt gặp nếu như nó có ý tưởng muốn đem cái
ý tượng mà nó đã bắt gặp hay trực giác được mà diễn tả ra thành tác phẩm với mục đích là sợ mình quên hay muốn truyền đạt cho
người khác, thì lúc bấy giờ nó đã biến thành kẻ thực dụng rồi
Croce không phủ nhận sự truyền đạt là một công tác quan trọng, nhưng phủ nhận rằng chính sự truyền đạt là sáng tạo hay là hoạt động nghệ thuật
iến giải ấy của ông hiển nhiên là có vẻ thiên lệch Điểm thứ hai mỗi người đều có thể uận dụng khả năng trực giác, đều có thể bat gặp các ý tượng, nhưng không phải ai ai cũng là nghệ thuật
gid Tại sao vậy ? Vì rằng nghệ thuật gia ngoại trừ khả năng tưởng
Trang 16tượng (đó là điểm giống nhau giứa nhà nghệ thuật và những người
bình thường) nó còn có khả năng đem những ý tượng mà nó tưởng
nghĩ đến biến hiện thành tác phẩm (đó là bản lãnh độc hứu của
nhà nghệ thuật) Nghệ thuật gia không thể không có tác phẩm nghệ thuật Như trong tâm tư ta dù có thể tưởng tượng ra không
biết bao nhiêu là hình ảnh cây trúc, nhưng đến khi ta chấm mực
huơ bút, thì cái ý tượng đẹp để trong tâm tư không thể nào chỉ
phối được cái hoạt động của gân cốt, nói cách khác là "ti bấ? £òng tâm" dù có cố gắng thế nào cũng không sao vẽ được hình anh cây trúc đẹp dé trong tam lên mặt giấy Hay ta có vẽ ra được cái gì thì hình ảnh trong tâm với hình vẽ bên ngoài là hai hiện tượng khác nhau hoàn toàn Điều ấy chứng tỏ ta không phải là một họa sĩ,
không có kỹ thuật để truyền đạt Và bởi vì không có kỹ thuật để truyền đạt, cho nên ta không có thể đưa vào tác phẩm những cái øì mà ta đã tưởng tượng trong tâm tư Theo đó mới biết rằng trong
nghệ thuật, sự truyền đạt là một thứ hoạt động rất quan trọng
Thế nhưng nếu có nhứng người biện hộ cho Croce có lẽ họ sẽ nói rằng : Những lời lẽ trình bày ở trên khía cạnh chính xác,
nhưng vẫn không lật đổ được thuyết "sáng tạo là trực giác nội tại,
còn truyền đạt là thực dụng thuộc ngoại tại" Đúng là một sự phân
biệt rất căn bản, nhưng học thuyết của Croce vẫn còn một khuyết
điểm trọng đại, là ông không nghĩ đến việc, khi nhà nghệ thuật uẩn nhưỡng nhứng ý tượng trong tâm tư, thường là họ không bao
giờ tách rời khỏi những môi giới đặc thù của thực dụng hay phù
hiệu Thí dụ như nói cái ý tượng mà theo nhà nghệ thuật tưởng
tượng là một cây trúc chẳng hạn, thì cái ý tượng ấy có thể viết
thành thơ, vẽ thành tranh, khắc thành tượng, thậm chí có thể biểu
hiện thành âm nhạc hay vũ khúc Cứ trên mặt biểu hiện mà nhìn, chúng ta nói rằng ý tượng có tính cách đồng nhất, chỉ vì dùng môi
Trang 17phẩm không giống nhau Thật ra tác phẩm không cùng loại thì cái
ý tượng biểu hiện hay truyền đạt cũng không giống nhau Khi một họa sĩ tưởng tượng đến cây trúc, hẳn là phải nghĩ đến đường nét, mầu sắc, ánh sáng, thi sĩ tưởng tượng đến cây trúc, hẳn phải nghĩ
đến chữ, đến thanh âm và ý nghĩa, nhạc sĩ khi tưởng tượng đến
trúc, hẳn phải nghĩ đến tiết tấu âm điệu, từ đó có thể suy ra các
bộ môn nghệ thuật Nói như thế có nghĩa là cái mà Croce nói là trực giác hay sáng tạo, với cái mà ông gọi là truyền đạt hoặc là "sự
that vat ly”, trong thực tế không thể phân chia ra được Vì từ sáng
tạo sang truyền đạt, không phải là từ giai đoạn Giáp đi ngay đến chỗ hoàn toàn cúng là Giáp mà lại không giống nhau, thế mà
chẳng liên can gì đến giai đoạn Ất Khi sáng tạo một ý tượng, rồi đối với việc phải làm thế nào đem ý tượng ấy truyền đạt ra, hẳn là
tâm lý phải trải qua không biết bao giai đoạn Quá trình diễn tiến ấy khi làm thơ làm văn lại càng thấy rõ ràng-'hơn Dùng môi giới
hay phù hiệu để viết thành thơ thành văn là ngôn ngữ văn tự
những văn thi sĩ khỉ làm thơ, viết văn rất ít có (có lẽ là tuyệt đối
không có thì hơn) tách rời khỏi ngôn ngữ văn tự mà vận dụng ý tứ Sự vật môi giới mà sáng tạo và truyền đạt dùng đến thường
nương theo mà có sự sống Chúng ta chỉ cần lưu tâm một chút lịch sử phát đạt của nghệ thuật thì thấy rõ sự kiện vừa trình bày Kiến
trúc của Hi Lạp xưa dùng những cột đá thì lấy cái cột làm trọng, còn kiến trúc La Mã thì dùng những vật hỗn hợp như đất đá, thì
coi trọng những bức tường và đỉnh nhà, đến kiến trúc Gothic thời
Trang 18văn bằng bạch thoại cúng đủ biết rằng cái môi giới được dùng
trong sự truyền đạt thường thường có thể chỉ phối việc xây dựng ý
tượng trước khi chưa truyền đạt
Do tưởng tượng thường chịu ảnh hưởng của môi giới, là một
sự thật, truyền đạt dù trọng đại thế là "sự thật vật lý" nhưng thực
ra khơng hồn toàn là "sự thật vật lý" Ý tưởng sáng tạo còn chịu
ảnh hưởng của sự truyền đạt, không phải chỉ ở môi giới, mà quan trọng nhất vẫn là bối cảnh tâm lý Nghĩ đến ý tượng rồi chuẩn bị
truyền đạt cùng với việc nghĩ đến ý tượng mà không cuuẩn bị
truyền đạt, bối cảnh tâm lý hoàn toàn không giống nhau, một bên
thì bị ảnh hưởng của xã hội chỉ phối, còn một bên trái lại không bị sự chỉ phối nào cả Theo Croce, nghệ thuật gia là kẻ tự ngôn tự
ngử, không có đem ý cảnh của mình truyền đạt cho người khác vì
lòng trắc ẩn, danh lợi v.v đều là những sự vật bên ngoài nghệ thuật Điều ấy cố nhiên có một phần đúng, nhưng không phải tất cả đều là đúng, là chân lý Nghệ thuật gia đồng thời cũng là một
động vật trong xã hội, nó dù cố ý chung quy cúng không sao tránh khôi bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội Động cơ của nghệ thuật tất nhiên phải tự nội lâm xuất phát, thế nhưng ngoại lực cũng có thể kích thích nó, cổ lệ khuyến khích nó, mà cúng có thể kiềm chế đàn
áp nó Thế lực hoàn cảnh, phong tục tập quán quả thật to lớn đối
với con người của chúng ta quá nhỏ bé không sao lường trước được
Nếu thời đại của hoàng hậu Elisabeth, hí kịch không phải là thứ
giải trí quá thịnh hành, có lẽ Shakespeare không thể nào viết được
nhiều kịch phẩm kiệt tác như vậy, nếu Byron (1788 - 1824) sinh vào đầu thế kỹ thứ 16 thì ông cũng giống như Pope (1688 - 1744) là thi nhân của phái cổ điển Cái phong thái văn học của mỗi thời đại đều có liên quan đến bối cảnh xã hội của thời ấy, chứng ta chỉ
cần đọc qua nhứng trang văn học đủ thấy rõ, con người là một
Trang 19liên hệ giữa mình với xã hội, cứ ngỡ rằng sự hoạt động của mình
khuyếch trương là hoạt động của xã hội, do đó giứa xã hội và ta có
sự cảm thông Sư cảm thông nguyên thủy nhất là biểu hiện bằng
ngôn ngữ Căn bản của nghệ thuật cũng là một thứ ngôn ngữ Khong có xã hội thì cũng không có ngôn ngữ, và cũng không có luôn cả nghệ thuật Có một phái tâm lý học (như Baldwin) cho
rằng nghệ thuật phái xuất ở chỗ "bản năng khoe khoang" cố nhién
quá coi trọng bản chất xã hội tính của nghệ thuật, thật ra không phải là khong có phần đúng Nghệ thuật gia có lúc như là xem
thường xã hội, khinh khi rằng nó không có khả năng để thưởng ngoạn cái cao cả của nghệ thuật, nhưng thật ra trong tâm tư
không tránh khỏi vẫn mong mồi trong tương lai có kẻ hiểu được, thông cảm được mình Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bä Nha thê không đàn nửa, đó là lòng chân thành của nghệ thuật gia Có một số người biết rằng "danh lưu vạn thuở, còn thân thì chịu tịch mịch
một đời", cho nên mới đem tác phẩm "dấu trong núi sâu để truyền
lại cho người đời" Cái nhu cầu cần được thông cảm ấy cũng không hề hạ thấp thân phận của nghệ thuật, mà còn khiến cho nghệ
thuật trở nên cao quí Xa cách hàng vạn đặm, hay hàng ngàn năm
mà có một điểm linh quan của một bẻ nào chợt sáng lên, vẫn còn
có thể khiến cho tâm tư phát lên những phân ứng đồng tình thay, tính chất bất hủ thật là vô cùng vĩ đại ! Phái mỹ học Croce coi
nghệ thuật hoàn toàn có tính cách cá nhân, phủ nhận sự chuyển
đạt có một liên hệ mật thiết với nghệ thuật thì không sao có thể
thấy được thứ bất hi vi dai dé
à 4- Nhà phê bình theo phái tâm lý học của Anh là Richards
từng nói : "muốn phê bình một học thuyết tất phải căn cứ vào hai Phương điện, một là thảo luận về giá trị hai là thảo luận về sự thuyền đạt Đối với vấn đề truyền đạt, học thuyết của Croce không
Trang 20qua kết quả thảo luận của ông ta đối với vấn dé giá trị như thế nào
Mà nói đến giá trị là nói đến vất đè hay dỡ, tốt xấu, tỷ như xem
một tác phẩm nghệ thuật chứng ta có thể nói, cái này đẹp hay là
cái này xấu, chúng ta có thể so sánh hai tác phẩm, rồi nói rằng cái này đẹp hơn cái kia, nếu có thể nói được như vậy thì tiêu chuẩn
xấu đẹp, hay đở là căn cứ vào đâu mà xác định ?
Nói một cách đứng đắn hơn, trong mỹ học của Croce cơ hồ như không đặt giá trị Vì rằng khi phê bình về giá trị, cái đối tượng bị phê hình, nhất định phải được mọi người xem thấy, hiểu
biết Vẽ phương diện nghệ thuật thì đối tượng bị phê bình thông
thường là tác phẩm Croce phủ nhận sự truyền đạt là hoạt động
nghệ thuật, cũng phủ nhận cái sự kiện được truyền đạt là nghệ thuật, mà ông cho rằng nghệ thuật hoàn toàn là ý tượng hàm súc
trong tâm tư Như thế, ngoại trừ chính bản thân nhà nghệ thuật ra
không có một người nào xem thấy hiểu được ý tượng ấy, cho nên người ngoại cuộc không có cách gì có thể phê phán rằng nó xấu hay đẹp, hay hay dé Còn một điểm nứa là chứng ta thấy rõ Croce
công kích bài bác sự truyền đạt, mà đã công kích sự truyền đạt không thể không công kích giá trị Ông đã đặt nặng sự đồng nhất
giứửa sáng tạo và thưởng ngoạn, mà quên rằng sáng tạo và thưởng
ngoạn có một sự phân biệt rất quan trọng Khi người sáng tạo trực
giác được hình tướng là'nhờ vào kinh nghiệm thiết thân của chính nó, trong khi người thưởng ngoạn sáng tạo trở lại cái hình tướng
đã có sẵn, là dựa vào sự truyền đạt của kẻ sáng tạo đã đưa vào tác
phẩm Nói theo phương diện sáng tạo, thì đẹp hay xấu là do nơi ban
thân của hình tướng, còn xét theo phía người thưởng ngoạn thì cái xấu đẹp của hình tướng tât phải tìm thấy từ cái xấu đẹp của tác
phẩm mà ra Thông thường khi nói phê bình không phải chỉ phê bình cái giá trị bản thân của ý tượng (tức nội dung), mà còn phải
Trang 21thích đáng hay không Nói như thế có nghĩa là đối tượng của phê
bình không phải chỉ nhắm vào bản thân của ý tượng mà còn phải
lưu ý đến phương thức truyền đạt ý tượng Croce phủ nhận tác phẩm là nghệ thuật như thế người thưởng ngoạn không còn có đối tượng để phê bình
Lại nói về một điểm gần hơn, đơn cử trường hợp khi hình tướng hay ý tượng chưa truyền đạt, thì nó có thể nào phân biệt sự
xấu đẹp không ? Croce cúng thừa nhận giá trị của nghệ thuật là đẹp, giống như thiện là giá trị của luân lý, chân là giá trị của khoa
học Cứ như nhận định của ông ta thì đẹp là sự biểu hiện thành
công, nói nôm na là biểu hiện, bởi vì biểu hiện không thành công là không biểu hiện Xấu là không thành công trong sự biểu hiện
Mỹ hay đẹp là tuyệt đối, không có sự khác biệt về trình độ Phàm
là trực giác đều là biểu hiện, đều là nghệ thuật, đã là nghệ thuật
đều là đẹp Trực giác của một nghệ thuật gia vĩ đại với trực giác
của một số đông người thì chỉ khác nhau ở trình độ cao thấp,
nhưng trong tính chất không hề khắc nhau, chúng ta không thể
nói tác phẩm nghệ thuật này so ra đẹp hơn tác phẩm kia Nếu như
vỡ bi kịch trường thiên của Shakespeare biểu hiện rất hoàn mỹ, cũng như ông đã eó một bài tho dai khoảng 40 câu rất hoàn mỹ, thế mà chúng ta lại không thể nói rằng vở bi kịch so ra với bài thơ 40 câu thì nó hay hơn và vĩ đại hơn nhiều Nói như thế hẳn là
trong thực tế không thể khiến một ai thỏa mãn được, trong phương
diện danh lý (tức logique) cũng còn phạm lắm khuyết điểm nứa
Trang 22đẹp, nhưng trong thực tế căn bản là đã lật đổ sự phán biệt xấu
đẹp, phàm là nghệ thuật phải là một sự biểu hiện thành công, phải là đẹp, còn ngược lại thì không phải là nghệ thuật, như thế xấu (tức là biểu hiện không thành công) phải rơi lạc ra ngoài phạm vi
của nghệ thuật, trong nghệ thuật không thể có chứ xấu nếu Croce
chủ trương một cách triệt để, thì chỉ có thể thừa nhận sự khác biệt giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật và trong phạm vi nghệ thuật cũng không sao có thể thừa nhận sự khác biệt giửa đẹp và xấu
Như vậy trong phạm vi nghệ thuật cái đẹp thành ra một giá trị
tuyệt đối, không có so sánh đối chiếu Thật ra, trong căn bản chấp nhận giá trị tuyệt đối là phủ nhận sự tồn tại của giá trị, bởi vì khi nói đến giá trị là thẩm định, là căn cứ vào sỡ trường sở đoản, thiện
ác, xấu đẹp v.v mà đánh giá cái mức độ của nó, như thế tất nhiên `
là phải so sánh đối chiếu mới thấy duge ‘Ta da thừa nhận rằng mỹ hay đẹp là biểu hiện ra hình dung, đồng thời cũng thừa nhận rằng
sự biểu hiện phải đạt đến chỗ thích đáng vừa vẹn, trong tiêu chuẩn
ấy còn có sự khác biệt về trình độ cho nên trong phạm vi nghệ
thuật không những phải có sự phận biệt về xấu đẹp, mà chính trong cái đẹp tự nó cúng có cấp bậc khác nhau
Biểu hiện có những trình độ cấp bậc khác nhau có thể nói đó
là tín điều căn bản của sự phê bình văn nghệ Chúng tá nói bộ sách này viết hay hơn bộ sách kia, hay là nhà nghệ thuật này so ra có tính cách vĩ đại hơn nhà nghệ thuật kia, mặc nhiên chấp nhận tín
điều vừa nêu Lý tưởng tối cao của nghệ thuật tức nhiên là tình cảm, tức là ý nghĩa hay nội dung được biểu hiện ra thành lời, tức
ý tượng hay hình thức, được trình bày một cách khít khao vừa vẹn thích đáng Nhưng trong thực tế có khi tình (tức tình cảm) dạt dào
Trang 23làm ba loại : Một lờ (hứ nghệ thuật mà uật chất uượt lên trên tinh
thần (tức là từ phong phú hơn tinh) dé 1a logi nghệ thuật tượng trưng, đại biểu cho loại này là nghệ thuật của Ai Cập và Ấn Độ :
Loai thi hai tỉnh thần hòa hợp với vật chất vừa vẹn thích đáng
(tức tình biểu hiện thành lời) đó là loại nghệ thuật cổ điển, đại
biểu cho loại này là nghệ thuật Hi Lạp, loại thf ba la tinh thần
vượt lên trên vật chất (tức tình dạt đào hơn từ), đó là loại nghệ
thuật lãng mạn, đại biểu cho loại này là phong trào nghệ thuật ở Âu châu trong thời cận đại Vậy cứ theo lập luận của Croce, thì chỉ có nghệ thuật cổ điển như Hégel giải thích mới đứng là nghệ thuật (eố nhiên là Croce không bao giờ nói như vậy, thế nhưng cứ theo thuyết biểu hiện của ông thế tất phải đi đến kết luận như trên), Chính Croce cúng thừa nhận nghệ thuật cổ điển và nghệ thuật lãng mạn, mỗi phái đều có tính cách thiên lệch đối với vấn đề ý tưởng và ý nghĩa, đồng thời ông cũng khẳng định rằng tất cả nghệ
thuật phải hỗn hợp hay tính chất vừa cổ điển vừa lắng mạn, không nên tách rời khỏi ý tượng mà cúng không nên tách rời khỏi ý nghĩa Nhưng đó chỉ là vấn đề lý tưởng, trong thực tế nghệ thuật có khi thiên về cổ điển, lại có khi thiên về lãng mạn, và trong khi định nghĩa cái dep, Croce cũng không dành cho hai phái nghệ
thuật vừa kể một vị trí nào Ông cho rằng ngụ ngôn không phải
làm nghệ thuật, bởi vì trong ngụ ngôn, ý tượng và ý vị như tách
rời nhau Nhưng nếu nói như vậy thì nghệ thuật tôn giáo trong thời trung cổ, cho đến những "thần khúc" của Dante đều không
Trang 24CHUONG THỨ MƯỜI HAI
NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT VÀ CHƠI ĐÙA
I Trong khi chứng ta phân tích về kinh nghiệm mỹ cảm,
chúng ta đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề trực giác hình tướng không nhắm đến mục đích thực dụng Sự thưởng ngoạn cúng như
sáng tạo đều cần phải duy trì "khoảng cách" đối với cuộc sống thực tế, như thế thì nghệ thuật đối với cuộc sống há không phải là một thứ xa xí phẩm sao ? vậy nghệ thuật vốn bắt ngưồn từ đâu ?
Yếu điểm thứ nhất chúng ta cần phải biết là nghệ thuật phát nguyên rất sớm, nó không phải là sản phẩm của một nền văn hóa sau khi phát triển Theo sự nghiên cứu của các nhà khảo cổ, nghệ thuật đã xuất hiện từ thưở con người còn sống man rợ trong hang đá Những hình vẽ khắc các loài dã thú trong các hang động cùng
những vật dụng bằng đá mà người ta tìm thấy được chính là nhứng
nghệ thuật phẩm xa xưa nhất cua con người Mà những diễn biến của nếp sống nhỉ đồng lại giống như cuộc sống của những dân tộc nằm lì trong man rợ Ngay trong thời ấu trĩ nhất của nhi đồng,
chúng ta cũng đã có thể thấy; sự biểu hiện của nghệ thuật, như lấy
Trang 25cảm Tiến lên một bậc cao hơn nứa là có một số học giả cho rằng, chẳng những con người, mà chính là loài cầm thú cũng biểu hiện tính chất nghệ thuật Nghệ thuật là ngôn ngứ, mà ngôn ngứ cũng
chính là nghệ thuật, vì nó là công cụ để diễn đạt tư tưởng tình
cảm, cho nên chỉm hót, sư tử rống là sô hình của âm nhac va thi ca, công múa, khi nhảy nhót là sô hình của khiêu vũ và hí kịch
Cứ nhìn vào nhứng sự thực vừa nêu, chúng ta hẳn thấy rõ, muốn tìm hiểu ngưồn gốc của nghệ thuật là phải tìm hiểu con người trong thời còn đã man, nhi đồng cúng như những hoạt động của
các loài động vật Trong vòng 100 năm trở ai đây, các học giả đối
với vấn đề vừa nêu đã hao tốn không biết bao sức lực tâm tư để
nghiên cứu, và họ đã đi đến kết luận như thế nào, sau đây chúng
ta thứ trình bày
Học thuyết được lưu hành nhất là ngược dòng nghệ thuật về với trò chơi Kant thì gần như xác định rằng nghệ thuật giếng như trò chơi Thi nhân Schiller trong tập sách "Mỹ cảm giáo dục giản yếu" đem học thuyết của Kant ra phát huy Theo ông thì nghệ thuật cũng giống như trò chơi là một hoạt động tự do không mang mục dích thực dụng, mà đó là những hoạt động
biểu hiện khí lực quá dư thừa Lòng nhân từ của thượng đế thật
vô hạn, đã phú cho muôn lồi những tỉnh lực khơng nhứng có thể đủ sức ứng phó với nhu cầu cạnh tranh sinh tồn, mà còn có thừa thải để cho chứng được tự do bay nhảy mứa may Nói như cầu cạnh tranh sinh tồn, thì các loài sinh vật phải bị định luật tất định chỉ phối, còn nói về tỉnh lực thang du thi các sinh vật được tự do Nên Schiller nói rằng :
*Trong khi sư tử không bị sự đói khát áp bức hay phải chiến
Trang 26lên, đem tất cả những khí phách hung hãn như dư dật ấy vào những hoạt động không đâu hay nói theo danh từ Hán Việt là "vô sở vi nhỉ vi" (nghĩa là không phải hoạt động mà vẫn hoạt động) các
lồi cơn trùng nhân dịp trời quang mây đăng mà bay nhảy tỉ tê, chỉ
là tỏ bày niềm hoan lạc trong cuóe sinh tồn của chúng, chim chóc
ca hót ríu rít chắc chắn không phải là những tiếng kêu ảo não vì
đói rét Tất cả những hiện tượng ấy rõ ràng :š biểu lộ nhứng hoạt
động tư do Nói rằng tự do cũng không hẳn là cởi bô được tất cả những ràng buộc, nhưng là thoát bỏ những ràng buộc có tính cách ngoại lai cố định Các loài động vật trong khi làm việc là do nhu
cầu của cuộc sống thực tế áp bức bắt buộc, còn trong khi chơi đùa là biểu lộ một tỉnh lực dư thừa, đó là những hoạt động do cuộc
sống quá tràn day thúc đẩy"
Khổng Tử củng từng nói: "Hành hửu dư lực tác di học học văn”,
(Nghĩa là khi nào hoạt động rồi mà còn dư thừa sức lực
bấy giờ mới trao đổi văn chương nghệ thuật) vốn là một câu
cách ngôn làm quy phạm cho cuộc sống, chủ trương của Schiller
cũng tương tự như vậy, có điều lời giải thích của ông ta có tính
cách khoa học hơn
Thuyết "thang dv tinh lực" của Schiller lại được học giả của
Anh là Spencer phát huy làm sáng tổ hơn, nên gây một ảnh hưởng
khá to lớn Sự cống hiến mới lạ của Spencer là đem sinh lý học vào
để giải thích vấn dé tinh lực thặng dư Những vật để ni dưỡng lồi
động vật có trình độ cao so ra phong phú hơn những vật ni dưỡng các lồi động vật thấp kém, do đó mà những động vật cao không
phải hao phí toàn bộ tỉnh lực của mình để mưu cầu sự sống,
vì vậy mà tỉnh lực của nó trở nên thừa thâi Nhưng những lai
Trang 27chỉ có đến vậy là thôi Mà chính là vì nó phải hoạt động nhiều phương điện để ứng phó với lắm thứ nhu cầu, và sau mỗi lần hoạt
động nó cần phải nghỉ ngơi, chính sự nghỉ ngơi là cơ hội để khói
phục và gia tăng tính lực Do đé, trong các loài động vật cao đẳng thường là cái tinh lực "cung" nhiều hơn "cầu" Cái tỉnh iực thang
dư lại cần phải phát tiết ra ngoài, nếu như nó không có cơ hội để
phát tiết trong những hoạt động này công dụng và trịnh trọng, thì
nó phát tiết vào những hoạt động mô phỏng;có tính cách "vô sở vi
nhỉ vi" Như nhí đồng vốn không có những nhu cầu vẽ kiến trúc để phát tiết những tỉnh lực về kiến trúc, bèn dùng ahứng cây ván đất
đá tạo thành nhà cửa không phải để ở mà là để chơi đùa
Nhà sinh vật học của Đức là Gross cho rằng chơi đùa khêng thể dùng thuyết "tỉnh lực thang du" cia Schiller để giải thích Vì nến việc chơi đùa hoàn toàn do ở tỉnh lực thàng dư, thì khi tỉnh lực
này phát tiết ra hết rồi tất nhiên trò chơi phải đình chỉ ngay
Nhưng chính những người ham thích trò chơi củng như các loài
động vật có khi thần đã kiệt sức đã mỏi mà vẫn không bổ cuộc
chơi chút nào Con mèo đùa giổn với cuộn chỉ len có thể kéo dài
mấy tiếng đồng hồ Những học sinh, sinh viên suốt câ ngày vùi đầu vào sách vỡ trong phòng hay thí nghiệm, đến chiều ra về cơ hồ như
không còn khí lực để làn: một việc gì nữa, thế nhưng các bạn nào rủ tham dự vào trò chơi thì tỉnh thần lại hoán phát ngay Theo đó
mới biết rằng tỉnh lực thặng dư là trợ lực cho trò chơi chứ quyết
không phải nó là nguyên nhân chủ yếu Các hình thức của trò chơi tùy theo tuổi tác, chủng tinh mà có sự khác biệt, như trò chơi của nam thiếu niên khòng giống trò chơi của nứ thiếu niên, trò chơi của hạng người lớn tuổi không giống như trò chơi của trễ con, trò
chơi của con mèo khác với trò chơi của con chó Thuyết "tỉnh lực
thang du” không sao giải thích được sự khác biệt của các hình thức
trò chơi Lại coi trò chơi là những hoạt động không có mục đích
Trang 28cũng là một sự lầm lẫn, những người ham thích trò chơi trong khi chơi đùa, đều có trong tưởng tượng của họ một mục đích cố định,
như trong nhiều cuộc chơi nếu không có sự cạnh tranh thì không
có thú vị là một bằng cớ chứng minh Thuyết mô phỏng trò chơi của Spencer cũng phạm phải khuyết điểm Theo ông thì mô phỏng kiến trúc là căn cứ theo kinh nghiệm kiến trúc trong cuộc sống
thực tế, ý nghĩa mô phỏng ấy có thể dùng để giải thích trò chơi của
con trẻ Vì hoạt động chơi đùa của con trẻ đều có tính cách sáng
tạo và thí nghiệm, chứ ít khi căn cứ theo kinh nghiệm dĩ vãng
Nhân đó Gross đưa ra một học thuyết khác thay thế cho
thuyết "tỉnh lực thặng dư", thường được gọi là thuyết "luyện tập"
hay là "chuẩn bị sinh hoạt" Theo êng thì trò chơi không phải là
những hoạt động không mục đích, mà là những công tác chuẩn bị cho sự sinh hoạt Mục đích của trò chơi là những hcạt động nhắm vào sự luyện tập thành thục những công tác sẽ áp dụng trong tương lai, cho nên những hình thức trò chơi tùy theo các loài động vật mà có sự khác biệt Con raèo đùa giỡn với cuộn chỉ, trái cầu là
để luyện tập công tác bắt chuột trong tương lai, em bé gái bồng bế
“búp bê" là tập luyện vai trò từ mẫu sau này Trò chơi chính là học tập, thời kỳ ấu trĩ là chơi đùa mà cũng chính là thời kỳ học tập Các lồi động vật khơng phải vì tính chất ấu trĩ mới chơi đùa, mà thực ra chính vì cần phải chơi đùa mới có thời kỳ ấu trĩ Chơi đùa là một bản năng phể quát, né là sự luyện tập chuẩn bị cho những
kỹ thuật đặc biệt hầu ứng phó trong tương lai Nhu cầu của cuộc
sống gồm nhiều phương diện, sự hoạt động để đáp ứng lại những nhu cầu ấy cũng lắm phương diện Nếu như mỗi thứ hoạt động đều
cần phải có nhứng bản năng đặc thù làm cơ sở, thế thì với bản
năng ngờ nghệch hữu hạn khó lòng có thể ứng phó lại hoàn cảnh
Trang 29nhiêu hoạt động đặc biệt đều có thể học tập được do ở sự chơi đùa trong thời kỳ ấu trí Trò chơi tuy khơng phải hồn tồn là mơ phỏng như Spencer đã nói, nhưng có thể nói sự mô phỏng cũng đóng góp một vai trò quan trọng Mô phỏng cúng là một bản năng phổ quát, nó cũng có công dụng giống như trò chơi, đều là lợi dụng
bản năng phổ quát học tệp những kỹ thuật chuẩn bị cho hoạt động
tương lai Sự mô phỏng cần phải có mẫu mực, còn trồ chơi có luc chỉ bằng vào sự xung động, như con mèo chơi đùa trò bắt chuột,
con chó chơi đùa trò cắn lộn, đâu có cần đến một thứ mẫu mực
nào Trò chơi cũng có lúc hoạt động do sự mô phỏng, như con trai choi trò xây cất con gái ôm bồng "búp bê" đều có mang tính chất
mô phỏng Và theo Gross thì sự thưởng ngoạn đều có tính chất nội
mô phỏng (xin xem lại chương bốn) Thưởng ngoạn là dùäg thái độ chơi đùa một cách âm thầm mà bắt chước hay mô phỏng lại cái sự
vật được mình thưởng ngoạn, vậy nếu trò chơi đều là sự luyện tập
để chuẩn bị cho hoạt động cớ sao sau khi đã thành nhàn rỗi mà
việc chơi đùa vẫn không đình chỉ ? Chơi đùa đi song hành với sự khối cảm Thơa mãn bản năng hoạt động mánh liệt cho đến lúc có thể khống ngự được lòng tự tơn do hồn cảnh phát sinh, tất cả đều bắt ngưồn từ sự khoái cảm Trong khi chơi đùa nhỉ đồng cảm thấy thích thú vô hạn, nên chứng không bao giờ chịu bỏ cuộc choi dé dang, cho đến tuổi thành nhân cũng vẫn còn ham chơi đùa Đến khi tuổi già Croce lai dem thuyết "phát tản" (Katharsis) để bổ sung
cho thuyết luyện tập Hoạt động của bản năng đều có mang theo
tình cảm thiên nhiên
Bản năng thực hiện được thì kèm theo đó là tình cảm tự do
phát tiết, nếu không thì tình cảm bị ứ đọng lại làm trở ngại cho sự
phát triển thâm tâm Công dụng của chơi đùa là khiến cho hoạt động của bản năng có chỗ để thực hiện để nó đem những thứ tình
Trang 30hết ra ngoài, như thế nó đạt đến trạng thái "tĩnh hóa" Chính đây
là điểm đáng lưu ý, vì nó giống với thuyết bi kịch phat tén cite
Aristote và thuyết "thăng hoa" của Freud (xin xem chương thứ
mười sáu)
“Thuyết của Groce coi trò chơi và raô phỏng đều thuộc bắn
năng là một lầm lẫn lớn Bởi bản năng có tính chất di truyền nó
là cách thế đối phó với mọi hoàn cảnh đặc biệt thí dụ như gà
'con vừa mới sinh ra đã biết mổ ăn mồi là do bản năng, nhưng
bản năng cúng chỉ có thể ứng dụng vào việc mổ ăn chứ chưa biết ấp trứng làm tổ Trong khi trò chơi và mô phông đều không
giống như bản năng cố định vừa nêu, mà thật ra nó là khuynh
hướng thiên nhiên có tính cách tổng quát Con chó chơi trò đuổi
bắt con chim nhảy nhót và ca hát, các em gái thích chơi búp bê,
tuy rằng tất cả chỉ là trò chơi mà phương thức hoạt động rất
khác nhau, đem tất cả những hoạt động không giếng nhau ấy mà gọi là bản năng chơi đùa hay mô phỏng thật là một sự hỗn hợp quá đáng
Đối với vấn đề trò chơi còn có nhiều học thuyết khác như
nha tâm lý học của Mỹ là Staney Hall thì nói rằng trò chơi là cách
thế con trẻ tái diễn lại thời đại non nớt của tổ tiền xa xưa Thí dụ
xưa tổ tiên sống trong tổ trên cây, con trẻ thích chơi dia, leo treo
là tái diễn lại nếp sinh hoạt "sào cư" Còn nhà tâm lý học của Đức
là Lazarus lại nói rằng trò chơi là cách thế trốn thoát khỏi sự mệt
mỏi, mượn trò chơi để hoạt động cho phấn chấn tỉnh thần Thuyết
này coi trò chơi như là một thứ tiêu khiển, gần hợp với kiến thức
thông thường và tương phản với thuyết "tỉnh lực thặng dư" Các
Trang 31được thịnh hành là thuyết "tỉnh luc thang du" và "thuyết luyện tập"
để xem nghệ thuật có phải bắt nguồn nơi trò chơi không ?
“Thuyết "tinh lực thặng dư" có tính cách bao quát hóa Tất cả
những hoạt động đều là biểu hiện của tính lực, chẳng những trò chơi và nghệ thuật, mà mọi sinh hoạt thực tế không công tác nào
là không do tỉnh lực Nếu nói rằng không có công việc gì làm, ăn không ngồi rồi, tỉnh lực không tiêu hóa nên mới chơi đùa đối với
một số người thì đó là sự thật nhưng không phải là sự thật cho tất cả Những hoạt động để tiêu hao tỉnh lực ở trong đời eũng quá
nhiều, cớ sao ngoài những công tác ra lại cần đến trò chơi và nghệ
thuật ? Trong thời cận đại cuộc sống mỗi ngày mỗi trở nên phức
tap bận rộn, vậy cớ sao không vứt bỏ nghệ thuật đi, ngược lại nó vẫn còn tồn tại những bậc sư như Millet, Gauguin suốt đời phải sống trong cảnh cùng khổ, làm sao có tỉnh lye thang du Schiller muốn ca tụng vẻ đẹp của con người cũng như tạo hóa, cho rằng
nhờ tỉnh lực thặng dư mà con người được hoạt động tự do là một
sản phẩm cao quí mà tạo hóa đã phú cho con người Thật ra, cái
cao quí của con người không phải khi có tỉnh lực thặng dư rồi mới
biểu lộ những hoạt động tự do, mà chính là ở chỗ nó có thể vượt
lên trên nhứng áp bức của nhu cầu thiên nhiên, có khi thần đã
kiệt, sức đã mổi mà vẫn có những hoạt động tự do như thường
Hẳn chúng ta đã từng thấy, đọc được không biết bao nhiêu nghệ thuật gia phải chiến đấu đầy gian lao, hay nhẫn nhục đến cùng để
phục vụ cho nghệ thuật
Còn nói về thuyết luyện tập, nếu có thể giải thích được sự
chơi đùa, thì hiển nhiên là vấn đề văn nghệ và chơi đùa không
giống nhau Ai dám nói rằng các môn nghệ thuật như âm nhạc,
hội họa thơ văn vv đều là sự luyện tập chuẩn bị cho cuộc
Trang 32giống hệt một trò chơi, thế nhưng mục đích của diễn kịch chẳng nhé lai la tập hóa trang mặt mày để rồi chuẩn bị đối phó với trường đời cạnh tranh sinh tồn sao ?
Chúng ta đã hằng lặp đi lặp lại, kinh nghiệm mỹ cảm không mang tính chất thực dụng, vậy nếu dùng thuyết luyện tập
để giải thích nghệ thuật, thì không còn là nghệ thuật nửa và
cũng hết dính dáng đến mỹ cảm, vì mỹ cảm đã gắn liền với một mục đích thực dụng rồi
2 Nếu các thuyết chơi đùa đối với nghệ thuật như đã trình
bày trên thì chứng ta đã không phung phí lắm để thảo luận đến
nó Thật ra vấn đề không phải đơn giản như vậy Tuy rằng chúng ta phủ nhận nghệ thuật không phải là trò chơi, nhưng
nghệ thuật bắt ngưồn nơi trò chơi vẫn còn là giả thuyết của vấn
đề Muốn thẩm định rằng giả thuyết ấy có thể đứng vứng được hay không, chúng ta còn phải phân tích một cách tỷ my va chu đáo hơn, coi điểm gần gúi nhau giứa nghệ "thuật và trò chơi là ở
chỗ nào, trong trò chơi có thể biểu hiện tỉnh thân nghệ thuật
không, ví như có, thì quá trình diễn tiến của nó trước sau như
thế nào, điểm nghệ thuật vượt lên trên trò chơi là ở chỗ nào ?
Chúng ta cũng chớ quá coi thường sự liên hệ giửa nghệ thuật và trò chơi, lý do chính yếu là một sự thật hiển nhiên thấy rõ trong khi nghiên cứu tâm lý nhi đông Hơn nứa đối với những người có phận sự hằng tiếp xúc với nhỉ đồng đều thấy trong khi con nít chơi đùa thì nó là kẻ chơi đùa mà cũng là nhà nghệ thuật
ấu trí Thí dụ như trẻ con vẽ trên mặt đất một vòng tròn kể
tiếp một vòng nhỏ ở trên rồi vẽ thêm vài đường ngang, vài đường, dọc , gọi đó là hình của Ba hay của Anh hình ảnh ấy
thuần là nghệ thuật hay thuần là trò chơi ? Mối liên hỆ ấy
Trang 33tích tam lý nhỉ đồng, ngõ hầu xem giữa nghệ thuật và trò chơi có những điểm gì giống nhau
Nhà tâm lý học nhỉ đồng là Piaget đã kể hai sự việc thực hiện sau đây, có thể là đầu mối cho việc tìm hiểu tâm lý của trẻ trong lúc chơi đùa
*Một hôm đứa bé của ông thấy có con vịt vừa được cắt cổ treo ở nhà bếp, thế là nó chạy vội lên phòng khách trèo lên chiếc ghế gác chân tay lên cao và cho đầu ngã xưống đất rồi tuyên bố : "tôi là con vịt chết đây !"
*Lại có một hộm ông cùng với đứa con gái nhỏ đi bách bộ dạo chơi trên núi Ông đi hơi mau, đứa nhỏ phải đuổi theo cảm thấy đau chân nên nó ta ốn với ơng Ơng vội nói : Xin lỗi, ba đã vô tình không nghĩ tới Hai cha con đi được một lát, cô gái nhỏ thình lình dừng lại và nói -với ba rằng : "Bây giờ ba hãy giả làm con, con lam ba, rồi ba cũng tả oán như lúc nãy." Piaget làm như ý của con - nghĩa là cha đóng vai con và con đóng vai cha - rồi con gói nhỏ cũng học đúng ngôn ngữ của cha mà nói rằng : xin lỗi ba đã vô tình không nghĩ tới !"
Qua hai sự việc vừa kể chúng ta có thể thấy được đặc điểm
của trò chơi, tức-là "khách quan hóa ý tượng hay hình ảnh
(Image)" Như con của Piaget vừa thấy con vịt treo trong nhà bếp,
hình ảnh con vịt thoáng hiện trong tâm lý nó, nó phải mô tả, phải biến đổi cái hình ảnh ấy trở nên cụ thể, nên nó tự nằm xuống chồng cẳng lên trời chúc đầu xuống đất để đóng vai con vịt chết Cũng như đứa con gái Piaget muốn cha con thay đổi vai trò là vì trong tâm hồn nó cũng vừa thoáng hiện hình ảnh một cuộc hành trình không thỏa mãn đau chân mệt mỏi, nó muốn cụ thể hóa hình ảnh ấy Cũng từ đó mà chúng ta thấy rằng hình ảnh hay ý tượng
vốn bắt nguồn từ thế giới sự vật, hay từ sự vật thật khách quan
Trang 34biến thành quan niệm chủ quan Nói chung là thế giới thực tại phải biến đổi thành thế giới ý tượng thì rồi mới có thể trở thành đối tượng của tri giác Trong khi con trẻ chơi đùa, hình ảnh vẫn là hình ảnh của ngoại vật, nhưng những hình ảnh ấy không còn giống
y như bản tính của ngoại vật mà là hình ảnh phát xuất từ tâm lý
trẻ sau khi thu nhận ngoại giới Hoặc cũng có thể nói hình ảnh đầu
tiên của trẻ thu nhận là hình ảnh thực tại, còn hình ảnh sau là do
sự sáng tạo căn cứ theo dạng bản của hình ảnh trước Và hình ảnh sáng tạo đã hay là từ hình ảnh thực tại đưa về, nhưng không bị
thực tại ràng buộc nên cha có thể biến thành con và con biến thành cha, hoặc người có thể giả làm vịt, hay cũng có thể nói đó là kết quả của những hình ảnh hay ý tượng đã được nhào nắn qua tâm lý Và theo Piaget, đó là tác dụng của tượng trưng, những điều
tai nghe mắt thấy một cách cụ thể xuyên qua tâm lý sẽ là những ý
tưởng tượng trưng Sự sáng tác của nhà nghệ thuật với trò chơi
của con trẻ chỉ khác nhau ở tính chất phức tạp hay đơn giản, mà giống nhau ở quá trình diễn tiến, là cùng khách quan hóa ý tượng,
nghĩa là tâm tư cũng tiếp thu ý tượng của ngoại vật làm dạng bản,
trải qua sự nhào nắn của nội tâm biến đối tân diện mục tạo thành
những hình tướng cụ thể
Tré lại với việc con trẻ vẽ hình cũng vậy, trong tâm lý của
trẻ đã in sâu hình thể con người, mà nó muốn tỏ bày Mà tỏ bày hay biểu hiện là khách quan tóa - rồi vẽ một vòng tròn nhỏ, một
vòng tròn lớn với mấy đường ngang dọc Hình thể con người do trẻ vẽ ra không phải là con người thực tại, nhưng là con người hình
ảnh trong tâm lý trẻ ? Những hình ảnh con người được tạo ra
trong tâm hồn.trẻ rất thô sơ, cho nên hình vẽ của nó không sao tả đúng hình thể con người, mà chỉ là nhứng đường nét tượng trựng
VI trong khi trẻ nhìn người chỉ chứ ý tới các bộ phận cử động, cho
Trang 35chân cũng vẽ giống như nhau vv trong khi trê chơi đùa thường
dùng hình ảnh tượng trưng, nhưng cách tượng trưng của chúng
cũng rất thô sơ Một cây gậy tre đã có thể biến làm con ngựa để cdi Mot miếng ván thông có thể biến là nhà, có thể biến thành xe
cộ Nhưng trong những hình ảnh vụng về thô sơ ấy bao hàm cả
một nguyên lý nghệ thuật Những hình ảnh tượng trưng cũng như sự vật được tượng trưng của trẻ có nhửng điểm tương tợ cho nên tác dụng bên trong vẫn bao hàm tính cách mô phỏng, hay cúng có thể nói đó là sự sáng tạo Tinh thần sáng tạo của trẻ cũng chẳng khác gì của nhà nghệ thuật, nghĩa là trong khi quan sát sự vật nó chỉ chú ý đến những khía cạnh mới lạ mà tước bỏ nhứng khía cạnh
khác, và sau khi đã nắm được những ấn tượng mới lạ rồi tự mình
tô vẽ khoa trương phóng đại ra
Khách quan hóa ý tưởng tức là tạo ra một thế giới lý tưởng
vượt ra ngoài thế giới thực tại Phàm những trò chơi của trẻ được chứng coi như là sự việc đương nhiên nói theo danh từ khoa học thì đó là một thứ đương tín" (Make believe) Đối với những sự việc
hoang đường người lớn không dễ gì chấp nhận, vì trình độ trí thức
vì kinh nghiệm hơn nứa luôn luôn bị cái thực tại nhãn tiền lay
chuyển ràng buộc Trong khi ấy con trẻ chỉ sống bằng ảo tưởng, cái ảo tưởng đã chỉ phối cả hoàn cảnh chung quanh cái gì cũng trở nên
linh ảo lạ thường Một ý niệm vừa xao động trong óc thì bất cứ đồ
vật gì đối với trẻ cũng trở thành đồ chơi được Mình chỉ đưa đến cho nó một đồ chơi hay gợi cho nó một thế giới, thì lập tức con trẻ
sẽ tạo ra vô số thế giới hiến dâng trở lại cho mình Thí dụ thiên hồi
ký sau đây của một tiểu thuyết gia Anh quốc càng chứng tỏ rõ hơn (mà cũng làm sống lại trong chúng ta biết bao nhiêu hồi ký quen “thuộc tương tợ)
Trang 36thường ăn với đường, mỗi khi ăn thì anh ấy bảo quốc gia của tao
thường bị tuyết bao trùm còn tôi ăn cháo thì thường dùng sửa, nên
tôi cũng đáp lại là : "Quốc gia của tôi bị thủy tai" Rồi chúng tôi cùng nhau trao đổi tin tức rằng nơi đây vẫn còn một đảo nhỏ chưa bị ngập nước chỗ kia còn một ngọn núi chưa bị tuyết phủ Hoặc
dân cư ở đây đang trú ngụ nơi một chòi trên cao, hay chỗ nọ dân cư phải sống trên thuyền bè suốt năm"
Khi chơi đùa trẻ con thường tạo ra những lâu đài trên không trung phần nhiều chỉ bằng vào ảo tưởng chỉ cần có một chút sự vat
thật tại khơi động vào tư tưởng của trẻ là lập tức có ngay một ý
cảnh hiện lên trong đầu óc với những màu sắc hình ảnh được tô vẽ
thêm lên Đó là nhứng ảo tưởng lúc biến lúc hiện bất thường cũng có khi nó được ghi khắc mãi trong đầu óc thành ra những thiên cố sự có hệ thống - Delacroix còn xác định rõ ràng hơn : trẻ con từ ð
đến 9 tuổi đều có một thiên cố sự trong ảo tưởng và một học giả khác cũng nói : Tâm lý con trẻ thường có một thiên cố sự nằm
trong ấy Qua những sự việc vừa chứng dẫn thấy rõ ràng sự ảo tưởng của nhỉ đồng và văn nghệ có nhứng điểm hơi giống nhau
Ảo tưởng của nhỉ đồng một mặt căn cứ vào sự thật, một mặt siêu thoát vượt lên trên sự thật, nó cùng dùng nhứng hình ảnh của thế giới thực tải làm tài liệu rồi tùy theo ý thích mà tạo tiên một hay nhiều thế giới khác cho nên Delacroix từng nói rằng :
"Trò chơi của con trẻ vừa có tính cách bám víu và vừa lẩn
trốn thế giới thực tại, một mặt thì như chỉnh phục thế giới thực
hữu, một mặt lại như lẩn trốn, và trong thế giới thực hau ấy trẻ lại tạo nên một thế giới khác để đáp ứng năng lực ảo giác của nó"
Mục đích của trò chơi cũng như ảo tưởng là tạo nên thế giới
Trang 37tác phẩm của ông : Có một em bé mắc tâm bệnh đến năm 11 tuổi
nó vẫn sống trong cảnh cô đơn không có bạn bè Thế rồi nó tự
đóng vai một trò vui chơi, đến nỗi khi ăn uống nó cúng dành cho
người bạn tưởng tượng ấy một chỗ ngồi với thức an đầy đủ Cha mẹ
hay người thân có khi muốn chiếm đoạt chỗ ngồi ấy thì nó giận
dỗi Những sự việc như vậy thường thấy tại các vườn chơi của trẻ
Nói một cách khác ảo tưởng của nhi đồng phần nhiều nhắm thỏa mãn dục vọng của nó Trong tâm lý của trẻ khi nghĩ đến một ý tượng thì bám víu vào đó và coi như là sự thật, rồi phóng xạ ra
ngoài tạo thành một thư trò chơi là tranh vẽ hay thiên cố sự Theo
ede nha phan tâm học của phái Freud, thi van nghệ cũng nhắm vào việc thôa mãn dục vọng, phù hiệu biểu hiện của nó cũng là tượng
trưng cho những quan niệm lắng trong tiềm thức Chủ trương này
hơi có vẻ thiên lệch quá đáng, nhưng không phải là không có một
phần đúng Cứ xét về mặt thỏa mãn dục vọng thì giữa văn nghệ và
ảo tưởng nhỉ đồng rõ ràng là có những liên hệ trực tiếp
Như đã nói ở trên, đối với thế giới siêu thoát do ảo tưởng tạo
ra trẻ vẫn gọi đó như là sự đương nhiên, hay nói một cách khác là:
Dương tín (Make-Believe) Và thái độ dương tín ấy thật đáng nên
tìm hiểu kỹ càng hơn Nếu cứ lấy con mắt người lớn mà nhìn vào
hiện tượng tâm lý của trẻ, cho rằng ảo ảnh với thực tại, chân với giả trong tâm hồn trẻ cũng có sự phân biệt rõ ràng thì thật là một lầm lẫn lớn Vì rằng trong tâm hồn trẻ không có gì phân biệt, tất cả như kết hợp thành một, vật với ta cũng chỉ là một tâm ấy, một
lý ấy, cảnh tiên với trần tục dường như cũng chỉ là một bức tường mỏng ngăn cách Trong chương thứ ba chúng ta đã từng nói con trẻ rất dễ dàng đạt đến cảnh giới "di tình tác dụng" Thật ra có thể
Trang 38tác dụng" chỉ là chuyện ngẫu nhiên tình cờ phát sinh trong giấy lát rồi bị đập tất ngay, còn con trẻ thì đường như lúc nào, chỗ nào
cũng có thể sử dụng trạng thái di tình tác dụng Chonên chúng
thấy sao trên trời thì nói rằng trời có vô số mắt, nhìn giọt sương
thì bảo đó là hoa nhỏ lệ, biến vật vô tri thành vật hữu tri, có khi
lại coi đó như một con người trở thành bầu bạn và có thể cùng trẻ chuyện trò thân mật Mỗi khi trong tâm tư nó nghĩ đến một ý
tưởng liền đem ý tưởng ấy phóng xạ ra thành một trò chơi, sự vật ấy xây ra chỉ trong nháy mắt trong tâm hồn của trẻ khơng có vấn
đề hồi nghỉ hay tin tưởng Từ ý sưởng trong nháy mắt biển thành
những động tác hoạt động trực tiếp, thường được các nhà tâm lý học gọi đó là những hoạt động của ý niệm (Ideomotor Activity), thường phát sinh trong cơn cảm hứng say mê không còn chứ ý đến những sự vật chung quanh Trong chương ba chúng ta nói về "di tình tác dụng" và trong chương bốn nói về "nội mô phỏng" đều có thể nói là những "hoạt động ý niệm" bởi hoạt động của ý niệm là kết quả của sự chuyên tâm Có người cho rằng nhi đồng ít chuyên tâm, mà thực ra !à không ai chuyên tâm cho bằng nhỉ đồng Trong khi trẻ đang chơi đùa hay đarg sống với ảo tưởng của nó, có thể nói là bao nhiêu tỉnh lực của trẻ đồn hết vào đó nên không còn phân biệt vật với ta hay là chân với giả Cho nên Delacroix đã nói rất đúng :
Trang 39vào các quan niệm ấy Cái gọi là : Dương tín, hay coi trò chơi như là sự việc đương nhiên, là do sự kết hợp chặt chẽ giữa tâm với vật,
cho nên đối với trẻ sự vật gì cũng có thể biến thành trò chơi được cä, hay ngược lại những đồ chơi của trẻ cũng có thể biến thành bất cứ sự vật gì Niém tin của trẻ hay gọi là dương tín để đạt được lắm
chỉ cần đối với thực tại có một niềm hứng khởi vui thích và trong động tác chơi đùa trẻ rất chuyên chú cùng hết lòng chân thực”,
Tóm lại, trong khi con trẻ chơi đùa thường nó không tự biết
là chơi đùa, và cũng vì tỉnh thần quá chứ mục đến cực điểm nên thế giới ảo tưởng đối với nó đã trở thành thế giới thực tại Trong
khi con trẻ sống với thế giới ảo tưởng của nó, đặc biệt nó vẫn giữ
một thái độ rất trịnh trọng không cho đó là hoang đường ảo tưởng gì cả Để dẫn chứng trong một tác phẩm tâm lý nhỉ đồng J Sully đã kể một sự việc : có hai chị em gái nhỏ đang cùng nhau chơi đùa mua bán Mẹ của chúng chạy đến ngay nơi cô chị đang đóng vai
chủ quán và hôn cô này một cái Thế là cô em nhỏ lập tức khóc
ngay và Ìa : "Má ! Xưa nay có ai lại đi hôn người chủ tiệm bao gid! Trong khi trẻ con tập trung chơi đùa, vô hình trung tự chúng có một cách giải thích với nhau, tức là đều tin rằng trò chơi ấy là sự thật Nếu có một em nào trong đám trẻ thốt lên lời chê bai phá vỡ ảo tưởng của chúng tức thì cuộc chơi hết hứng ngay Cũng do đó mà con trẻ trong lúc chơi đùa thường hay tìm cách trốn tránh hay lén lút người lớn, vì sợ bị chế nhạo hay phê bình làm cho chứng cụt hứng, hoặc đột ngột phá vỡ cái thế giới ảo tưởng đầy sáng lạng
của nó đi,
Trang 40xạ ra ngoài vật thành hình tượng cụ thể, đối với thế giới ý tưởng
ấy nó cũng chẳng biết là hư ảo
Trong khi so sánh giữa trò chơi và văn nghé, Shiller va
Spencer đều chú trọng đến đặc điểm của nó là nhứng hoạt động tự
do không mục đích Nhưng Croce cực lực phản đối họ, cho rằng trò chơi là có mục đích cố định Nhưng thật ra sự tranh chấp giửa các
chủ trương vừa kể đều do ý nghĩa hàm hồ của hai mục đích Shiller và Spencer néi rằng trò chơi là hoạt động không mục đích, tức là muốn nói trò chơi không đem lại một mục đích thực dụng ngoại tại
nào Cứ theo ý nghĩa ấy, thì lập luận của hai ông không có gì là sai
lầm cả Vì mục đích của nghệ thuật và trò chơi ngoài cái hoạt động
tự thân không đem lại kết quả gì khác Có chăng chỉ là trong hoạt động ấy người ta tìm thấy một ngưồn khoi câm thích thú giống
như nhi đồng đã làm người nông phu cày cấy không phải nhắm vào
mục đích thu hoạch hoa màu mà chỉ là để tìm lấy một sự thích thứ vui chơi Mục đích của trò chơi là nghệ thuật không có tính cách
ngoại tại, nó hoạt động chỉ là để hoạt động nên có tính cách hoàn
toàn tự do
Được tự do hoạt động là một nh: cầu cấp thiết của con người Vì rằng con người có sự sống Sự sống cũng được định nghĩa là : tự do hoạt động Không sinh ra không sống thì thôi, một khi
đã sống con người không“thể không hoạt động Aristote-cũng đã