1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của qúa trình toàn cầu hóa kinh tế pptx

20 875 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 81,9 KB

Nội dung

Điều này được trình bày tóm lược trong bài viết, cùng với những phân tích sâu sắc về tác động của quá trình này tới nền kinh tế các nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi n

Trang 1

Tác động của qúa trình toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua được Vậy bản chất, những đặc điểm của toàn cầu hóa kinh

tế là gì? Điều này được trình bày tóm lược trong bài viết, cùng với những phân tích sâu sắc về tác động của quá trình này tới nền kinh tế các nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó có nhận thức đúng và những biện pháp phù hợp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.

1 - Toàn cầu hóa kinh tế tác động đến các nền kinh tế

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã dẫn đến một xu thế lớn đang chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa (tiếng Anh là Globalization), xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới Trong các nội dung trên thì toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác Về bản chất, toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất Những đặc điểm chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế là :

Tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu được thể hiện qua tự

do hóa thương mại đang trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể chế kinh tế thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường thông qua các cam kết về tự do hóa thương mại Đây là quá trình dỡ bỏ dần những cản trở trong hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng

tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt, tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.

Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế được đẩy mạnh Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu Tự do hóa tài chính bao gồm các nội

Trang 2

dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn quốc tế Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.

Các công ty đa quốc gia (MNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong các quan hệ kinh tế thế giới Tính đến năm 2004, toàn thế giới có khoảng 63.000 công

ty đa quốc gia với trên 800.000 chi nhánh Các công ty đa quốc gia hiện chi phối hơn 80% giá trị thương mại quốc tế, chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn đầu tư và thành tựu khoa học, công nghệ trên thế giới Với sức mạnh ngày càng lớn, các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng ảnh hưởng, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm soát trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động Các công ty xuyên quốc gia chính là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình toàn cầu hóa kinh tế Trong hơn một thập kỷ gần đây, các công ty xuyên quốc gia đã tăng cường hoạt động mua lại và sáp nhập (M & A), hình thành các công ty quốc tế khổng lồ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến quá trình phân công lao động quốc tế.

Hình thành ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế ở những cấp độ khác nhau (khu vực và thế giới) và vai trò quan trọng của WTO trong quá trình toàn cầu hóa Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế Quá trình liên kết kinh

tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam giác, tứ giác phát triển đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, MECOSUR, liên khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu Trong đó, liên kết khu vực đóng vai trò quan trọng Nếu năm 1956 đánh dấu sự ra đời của liên kết khu vực đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu

Âu, thì trong thập kỷ 80 và 90 và của thế kỷ XX, liên kết kinh tế khu vực đã trở thành làn sóng lan khắp các châu lục Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau Tầm ảnh hưởng của chúng đến mức hầu như không có quốc gia nào không là thành viên của một liên kết kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khác nhau Và, nếu khi mới ra đời, GATT chỉ có 23 thành viên với lĩnh vực điều tiết chủ yếu là trong thương mại hàng hóa và còn giới hạn ở vấn đề thuế quan, thì đến cuối năm 2005, WTO (tổ chức thay thế cho GATT trước đây) đã là một

tổ chức với gần 150 thành viên, điều tiết hầu hết các lĩnh vực, khía cạnh của thương mại quốc tế.

Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay

Trang 3

đã tăng lên hơn 50% Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển

và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới Biểu đồ sau đây cho thấy mức tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa thế giới trong 10 năm sau khi WTO ra đời.

Biểu đồ: Tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa của thế giới thời kỳ 1995 – 2004

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến việc những hàng rào kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất

cả các nước, mà trước hết là thị trường xuất - nhập khẩu.

Trong nền kinh tế toàn cầu, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lên mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, được đẩy mạnh Vì vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất Chẳng hạn, việc sản xuất máy bay của hãng Boing ở Mỹ có các chi tiết được chế tạo từ gần 100 quốc gia khác nhau.

Trang 4

Những tác động tiêu cực:

Về mặt lý thuyết, toàn cầu hóa kinh tế mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế lợi ích của quá trình này phân chia không đều, nó phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh kinh tế của mỗi quốc gia Nói cách khác, toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến sự phân phối không công bằng các cơ hội và lợi ích kinh tế giữa các khu vực, quốc gia và từng nhóm dân cư Vì vậy, nó làm gia tăng thêm tình trạng bất bình đẳng, làm sâu sắc thêm sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia Hiện nay các quốc gia phát triển chỉ chiếm 19% dân số thế giới nhưng lại nắm 71% khối lượng trao đổi buôn bán, tài sản và dịch vụ, 58% đầu tư trực tiếp nước ngoài và 91% người sử dụng mạng Internet.

Toàn cầu hóa kinh tế có thể mang đến những tác động xấu tới nền kinh tế các quốc gia, kể cả quốc gia giàu lẫn nghèo Bởi vì, nó đưa đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, nảy sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lao động, xã hội Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp lại càng gia tăng ở một số quốc gia Phong trào chống lại toàn cầu hóa đang diễn ra khá mạnh mẽ, nhất là nhóm dân cư chịu nhiều tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, như nông dân, các chủ trang trại

Các nước đang phát triển hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và không bình đẳng trong các quan hệ kinh tế - thương mại Tham gia tự do hóa thương mại buộc tất cả các nước phải chấp nhận "luật chơi" tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư Trong điều kiện hầu hết các nền kinh tế của các nước đang phát triển còn đang ở một trình độ thấp kém thì chính

sự tự do cạnh tranh này đặt họ trước những thách thức vô cùng to lớn Chẳng hạn, 20 triệu chiếc áo sơ mi xuất khẩu mới có thể mua được 1 máy bay Airbus hạng trung, trong lúc các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ cao lại thường được cắt giảm thuế quan sớm hơn cả.

Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều

đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng thương mại trong tổng GDP

và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển.

Sự lệ thuộc này dồn các nước vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả, thậm chí cả các sự cố về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào

đó trên thế giới.

Toàn cầu hóa kinh tế có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã hội Bởi vì, việc mở cửa nhằm tiếp nhận các nguồn lực, các thành tựu khoa học công nghệ, thiết bị máy móc và những nguồn vốn đầu tư của thế giới để phát triển, bản thân nó

Trang 5

cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng.

2 - Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Cơ hội thị trường quốc tế sẽ ngày càng rộng mở cho các doanh nghiệp cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh

rõ điều này Trong giai đoạn từ năm 1996 - 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 17,5/ năm, giá trị xuất khẩu đã tăng gấp gần 5 lần, từ 7,2 tỉ USD (năm 1996) lên 32,2 tỉ USD (năm 2005), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền thương mại phát triển ở mức trung bình trên thế giới Và, kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (tháng 12-2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng hơn 7 lần, từ 1,053 tỉ USD năm

2001, lên 6,5 tỉ USD năm 2005.

Các doanh nghiệp tiếp cận được với đầu vào nhập khẩu rẻ hơn sẽ tạo điều kiện giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Trong điều kiện Nhà nước thực hiện bảo hộ đối với một ngành sẽ dẫn đến giá hàng hóa của ngành đó cao hơn so với thị trường và vì thế những ngành có liên quan, đặc biệt là những ngành sử dụng sản phẩm của ngành được bảo hộ làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải chịu chi phí đầu vào lớn Nhưng nhờ việc bãi bỏ các rào cản đối với các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh sẽ có xu hướng giảm do không phải/hoặc giảm bớt các chi phí cho việc nhập khẩu Do vậy, tự do hóa thương mại góp phần giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Thương mại tự do còn cho phép các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh nhờ các nguyên tắc chung được thống nhất.

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong tiến trình hội nhập, sự bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ phải giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tự vươn lên khẳng định mình Bởi vì, việc giảm bớt sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trường.

Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định kể cả trên thị trường thế giới và trong nước Các nguyên tắc, quy định của các tổ chức liên kết kinh

tế quốc tế đều bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thị trường xuất

Trang 6

khẩu, đầu tư và sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minh bạch và có khả năng dự đoán trước.

Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ, kỹ thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến của các nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, các cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nói trên, tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đó là:

- Các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay tại thị trường nội địa Bởi vì, khi hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường nội địa phải "mở cửa", các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan bị giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ truyền thống rất phổ biến của Nhà nước cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao cấp như: trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thưởng xuất khẩu, độc quyền kinh doanh cũng phải từng bước cắt giảm, xóa bỏ Trong khi các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu do nước ngoài cung cấp đa dạng, phong phú với chất lượng và giá

cả thấp hơn, các nhà cung cấp "trường vốn" hơn và dày dạn kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, chưa nói tới tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn chủ yếu là "sính hàng ngoại" Nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị mất thị phần của mình, thậm chí bị phá sản.

- Khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so với các nước trong khu vực và thế giới Điều này được phản ánh ở hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm thấp, yếu tố vốn trong cơ cấu giá thành sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, trong khi lợi thế về lao động hiện nay đang giảm dần Chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhìn chung chưa tốt; chưa đa dạng phong phú về chủng loại; chưa có sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới nhờ vào chất lượng và những thương hiệu mạnh

- Trình độ công nghệ và trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp lạc hậu Hiện nay tỷ trọng số doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ có 20,6% (thấp nhất trong số các nước ASEAN, trừ Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma), nhóm ngành công nghệ trung bình 20,7%, còn thuộc nhóm ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7%, dẫn tới năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu nhiều, hiệu quả thấp, giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm cao hơn giá nhập khẩu.

Trang 7

- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phần lớn (90%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực rất hạn chế về tài chính, lại khó tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, thường phải vay từ các nguồn không chính thức với lãi suất cao, nên chi phí vốn trở nên đắt đỏ, hạn chế việc đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và thích ứng với những yêu cầu, thay đổi của thị trường quốc tế còn hạn chế, nên cản trở những cơ hội thị trường do quá trình hội nhập mang lại Theo kết quả một cuộc điều tra của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp

có triển vọng xuất khẩu và 62,5% hoàn toàn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu.

- Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành, hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh cũng là một khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường xuất khẩu được rộng mở, hàng hóa của Việt Nam ngày càng vươn rộng ra thị trường quốc tế, thì nguy cơ phải đối mặt với những

vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng càng tăng lên Theo thống kê, từ năm 1994 - 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối phó với 25 vụ kiện chống bán phá giá của các nước Điển hình là những vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu liên quan đến mặt hàng cá da trơn, mặt hàng tôm, xe đạp, giày, mũ da

Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng phát triển khách quan, mang tính quy luật trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới Toàn cầu hóa kinh tế đang tác động sâu sắc đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội phát triển to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thách thức, khó khăn không nhỏ Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc để có những giải pháp phù hợp nhằm tận dụng được những cơ hội, vượt qua thách thức, biến những thách thức thành

cơ hội để phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

TS Nguyễn Văn Hồng

Toàn cầu hóa nền kinh tế

Tác giả : Th.s Phan Văn Ninh - PTP Đào tạo

File đính kèm: Không có

Thuật ngữ "Toàn cầu hóa" (TCH) mới xuất hiện vào những thập niên gần đây Trước hết và chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế Nhưng đời sống vật chất lại tác động đến đời sống tinh thần, nên TCH kinh tế đã quyết định xu thế phát

Trang 8

triển của các lĩnh vực khác, như văn hoá, chính trị v.v Hiện nay còn nhiều định nghĩa về TCH kinh tế Nhưng, theo nhận thức của chúng tôi, về thực chất, TCH kinh tế là xu hướng tất yếu biểu hiện sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và tích tụ, tập trung sản xuất, dẫn tới hình thành nền kinh tế toàn thế giới Mầm mống của xu thế TCH kinh tế có từ khi đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa được hình thành, nhưng nó chỉ thực

sự bắt đầu trong bước chuyển từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền Khi nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc, V.I Lê nin đã nhận định: " mạng lưới dày đặc những mạch máu ngân hàng lan rộng nhanh chóng như thế nào, nó bao phủ các nước, tập trung hết thảy tư bản và các khoản thu nhập bằng tiền, biến hàng nghìn hàng vạn doanh nghiệp tản mạn thành một đơn vị kinh tế tư bản chủ nghĩa thống nhất toàn quốc, rồi sau đó thành một đơn vị kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới" TCH kinh tế là trình độ phát triển cao của quốc tế hóa đời sống kinh tế Ban đầu

là quốc tế hóa về thương phẩm và dịch vụ, mở rộng mậu dịch quốc tế, hình thành thị trường toàn thế giới thống nhất Tiếp theo là quốc tế hóa về tư bản; việc xuất, nhập khẩu tư bản tăng lên, trước hết từ chính quốc sang thuộc địa, rồi dần dần di chuyển trên phạm vi toàn cầu Sau cùng là quốc tế hóa về sản xuất; cách mạng khoa học - công nghệ cùng với sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã tái hiện hình thức phân công kiểu công trường thủ công trên phạm vi toàn cầu, khiến cho các nền kinh tế dân tộc tuỳ thuộc vào nhau và hình thành TCH kinh tế TCH kinh tế phát triển tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội TCH kinh tế bắt nguồn từ những nhân tố chủ yếu sau đây - Cách mạng khoa học và kỹ thuật trước đây và cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay (nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa ) đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, tạo ra những phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc hiện đại, mở rộng phân công lao động quốc tế trên phạm vi toàn cầu, làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc

-Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Ngày nay, số lượng TNCs trên thế giới có khoảng 60.000 công ty mẹ, chiếm 25% giá trị của sản xuất toàn cầu, 65% kim ngạch mậu dịch thế giới,70% đầu tư nước ngoài, 90% công nghệ cao với một hệ thống chi nhánh (công ty con) khoảng trên 500.000, như những vòi của con bạch tuộc khổng lồ bao trùm khắp thế giới Mặt khác, trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ TNCs ở các nước ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước Hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh TNCs Với lợi thế về quy mô vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn TNCs tích cực đầu tư ra ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy dòng FDI vào các nước đang phát triển Tóm lại, cách mạng khoa học và công nghệ cùng với sự bành trướng của TNCs đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế, nhất là phân công trong nội bộ ngành ngày càng sâu rộng, thúc đẩy mậu dịch và đầu tư quốc tế tăng nhanh, làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc, phát triển mạnh mẽ hơn xu thế TCH kinh tế và các lĩnh vực khác của xã hội TCH kinh tế là biểu hiện sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, nhưng không tách rời quan hệ sản xuất TCH kinh tế hiện nay diễn ra dưới sự chỉ đạo và chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; ưu thế về kinh tế, khoa học và công nghệ nằm trong tay một số nước TBCN phát triển và TNCS tư bản chủ nghĩa Các chính phủ của các nước ấy thao túng các quyết sách đa biên và hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế, như IMF, WB, WTO TNCs tư bản chủ nghĩa là lực lượng đóng vai trò quyết định trong việc vận hành nền kinh tế thế giới đương đại, thì tất nhiên lợi ích của TCH được phân phối không công bằng, mang lại phần lớn cho các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là các tập đoàn độc quyền TBCN Với ý nghĩa đó, có thể nói TCH kinh tế hiện nay mang tính chất TBCN Nhưng không thể coi tính chất TBCN là một thuộc tính bất biến của TCH kinh tế, mà tính chất đó sẽ thay đổi theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất chi phối nó Mặt khác, hiện nay trên thế giới vẫn đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển, giữa các lực lượng tiến bộ và các lực lượng đế quốc nên các nước đang phát triển vẫn có thể đoàn kết đấu tranh nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy mặt tích cực của TCH, tiến tới lập một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, tôn trọng quyền lợi chính đáng của mọi quốc gia, nhất là các nước nghèo Khi TCH kinh tế còn chịu sự chi phối của quan hệ sản xuất TBCN, thì nó đặt ra cho các nước kém phát triển về kinh tế nhiều thách thức hơn là thời cơ Nhưng đây là một xu thế khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất Bởi vậy, mỗi nước phải chủ động tìm cách ứng xử tốt nhất để giành nhiều cái lợi, hạn chế tác hại, giảm thiểu rủi ro Việc chủ động hội nhập vào TCH kinh tế đòi hỏi phải vừa hợp tác vừa đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi, chứ không phải là chống lại TCH Nhìn một cách khái quát TCH kinh tế có những đặc điểm cơ bản sau đây: TCH kinh tế mang tính chất hai mặt: vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế

-xã hội của mỗi nước Về tác động tích cực TCH kinh tế là kết quả của sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, nhưng nó lại tác động trở lại, thúc đẩy tốc độ phát triển và trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất; mở rộng thị trường; giao lưu hàng hoá, dịch vụ, sức lao động thông thoáng hơn do giảm bớt hàng rào thuế quan Dòng đầu tư

và chuyển giao công nghệ dưới nhiều hình thức giúp các nước tiếp cận nguồn vốn, công nghệ mới từ nước ngoài, làm sâu sắc thêm phân công lao động quốc tế, có lợi cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư Nhưng TCH kinh tế cũng có mặt trái, đặt ra nhiều thách thức cho những nước đang phát triển Do TCH kinh tế chịu sự thao túng của các nước TBCN phát triển nên sự phân cực giàu nghèo giữa các nước, cũng như trong từng nước, ngày càng xa TCH kinh tế đặt các nước đang phát triển vào một cuộc cạnh tranh không cân sức, nước nào vượt qua được thì sẽ tiến nhanh, nước nào ứng phó thất bại thì sẽ bị mất mát lớn, thậm chí thụt lùi Nền kinh tế dân tộc của các nước đang phát triển rất dễ bị tổn thương, nhất là về phương diện bảo đảm an toàn về tài chính TCH cũng kéo theo cả những

Trang 9

tội phạm xuyên quốc gia, những tệ nạn xã hội mang tính toàn cầu và truyền bá những "văn hoá phẩm" phi nhân bản, xâm hại bản sắc văn hoá dân tộc Trong từng nước cũng có tầng lớp dân cư được hưởng lợi từ TCH có tầng lớp bị thua thiệt hay thất nghiệp, phá sản vì TCH Bởi vậy, mỗi nước phải có một chiến lược tổng thể phù hợp với thực lực và bối cảnh lịch sử cụ thể của nước mình để xử lý linh hoạt, nhằm tranh thủ cái lợi, giảm bớt tác hại của TCH - TCH kinh tế là xuất hiện tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược, nhưng không thuận buồm xuôi gió mà đầy mâu thuẫn TCH kinh tế mở rộng biên giới kinh tế vượt biên giới lãnh thổ quốc gia, mỗi nước tham gia TCH kinh

tế, một mặt, phải thích nghi với những quy tắc chung, phải từ bỏ một số quyền lợi dân tộc nào đó, mặt khác vẫn phải bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc TCH kinh tế thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhưng phân phối lợi ích lại ngày càng chênh lệch Các nước phát triển muốn dựa vào ưu thế về nhiều mặt để duy trì trật tự kinh tế thế giới hiện tồn trong khi các nước đang phát triển lại muốn đòi lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, cùng có lợi TCH kinh tế đi cùng với khu vực hóa; tự do hóa xen lẫn với xu hướng bảo hộ, nên cạnh tranh toàn cầu lại diễn ra cùng với cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế khu vực, giữa tổ chức khu vực với quốc gia ngoài khu vực - Các chủ thể cùng hợp tác và đấu tranh, cùng tham gia hoạch định các thể chế về TCH kinh

tế Đó là các quốc gia có chủ quyền, các tổ chức kinh tế khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB, WTO) và TNCs Mặc dù ưu thế thuộc về các nước phát triển nhất và TNCs lớn nhất, họ chi phối quyết sách của các tổ chức quốc tế, nhưng không phải họ có thể mặc sức làm mưa làm gió theo ý chí chủ quan của họ Trên vũ đài quốc tế và trong từng tổ chức quốc tế luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, giữa lực lượng tiến bộ với lực lượng đế quốc và không ít những thoả thuận phản ánh sự đấu tranh

và thoả hiệp giữa các lực lượng đó - Kinh tế phi vật thể ngày càng thoát ly kinh tế hiện vật và tồn tại độc lập, khiến cho TCH kinh tế rất dễ bị xáo động bởi các cuộc khủng hoảng Hiện chỉ có khoảng 2% giao dịch tài chính, tiền tệ có quan hệ với hàng hoá và dịch vụ Cái gọi là "kinh tế bong bóng" tăng lên, trở thành một nhân tố quan trọng làm cho

hệ thống tài chính - tiền tệ toàn cầu dễ bị xáo động Tình trạng đó diễn ra trong bối cảnh chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; TNCs cắm nhánh ở nhiều nước và biến phân công quốc tế thành phân công trong nội bộ công ty, lôi cuốn các quốc gia vào cùng một "dàn hợp xướng", nên chỉ một xáo động nhỏ cũng có thể làm rung chuyển cả hệ thống; gây ra những cuộc khủng hoảng lan rộng - Xu thế khu vực hóa tiếp tục diễn ra cùng với

xu thế TCH Liên kết kinh tế khu vực diễn ra từ thấp đến cao, từ khu vực ưu đãi thuế quan, khu vực mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, thị trường chung hay cộng đồng kinh tế, và liên minh kinh tế Giữa khu vực hoá và TCH kinh

tế vừa có sự thống nhất vừa có mâu thuẫn Các tổ chức kinh tế khu vực tự do hoá bên trong nhưng bảo hộ nghiêm ngặt với bên ngoài Tuy nhiên, xu hướng của khu vực hoá là từng bước phá vỡ tính hạn hẹp để vươn rộng ra không gian toàn cầu (thí dụ ASEAN cộng 1, ASEAN cộng 3; EU cũng đang mở rộng về phía Đông, ) Sự mở rộng này sẽ từng bước tiệm cận TCH Với ý nghĩa này khu vực hoá thúc đẩy TCH Nhưng khu vực hoá tạm thời dẫn đến chia cắt thị trường thế giới thành "từng mảnh"; cạnh tranh toàn cầu do đó thành cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế khu vực

và cạnh tranh giữa tổ chức kinh tế khu vực với những quốc gia ngoài khu vực, nảy sinh những cuộc chiến tranh mậu dịch - Xu thế đa cực hoá kinh tế thế giới TCH do các nước lớn chi phối, dẫn đến sự giành giật lợi ích giữa các trung tâm kinh tế lớn và hình thành xu hướng đa cực hoá kinh tế thế giới TCH làm tăng thêm sự biến động thực lực và thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước lớn Hiện nay Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về những ngành công nghệ cao, tiêu biểu là công nghệ thông tin; về tổng giá trị sản lượng kinh tế; về thị trường Nhưng Mỹ cũng có những mặt hạn chế, như nợ của nhà nước tăng, mức tích luỹ thấp, nhập siêu lớn, giá cả sức lao động cao, Người

ta dự đoán Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được địa vị đứng đầu trong tương lai, nhưng không thể độc quyền thành một cực duy nhất với địa vị bá chủ thế giới - Phân cực giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển vẫn sâu sắc nhưng thế và lực của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên Xét về các mặt: mức độ tham gia TCH kinh tế, mức chiếm giữ thị trường thế giới, sức cạnh tranh và khả năng chế ngự những nguy cơ của thị trường các nước đang phát triển đều kém xa các nước phát triển, nên những nguồn lợi thu được từ TCH kinh tế của các nước đang phát triển cũng kém xa các nước phát triển Vì thế, dù TCH kinh tế tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có cơ hội đẩy mạnh và rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, nhưng một khi trật tự kinh

tế thế giới hiện nay chưa được thay đổi căn bản thì sự phân hoá hai cực Bắc - Nam vẫn tiếp diễn, thậm chí có thể tăng thêm khi TCH kinh tế phát triển mạnh - Sự phân hoá giữa các nước đang phát triển vẫn tiếp diễn Những năm qua các giao dịch kinh tế giữa các nước đang phát triển với nhau không ngừng tăng lên, góp phần giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước phát triển, nhưng sự phân hoá các nước đang phát triển thành vẫn tiếp diễn - Cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, kinh tế tri thức xuất hiện ở những nước TBCN phát triển cao sẽ thúc đẩy nhanh hơn TCH kinh tế và tác động mạnh các lĩnh vực xã hội, văn hoá, chính trị Những thành tựu khoa học, công nghệ mới càng thúc đẩy nhanh sự phát triển và nâng cao trình độ quốc tế lực lượng sản xuất đồng thời tác động mạnh xu thế phát triển trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, tăng sự tuỳ thuộc giữa các nước và tăng xu thế toàn cầu hóa, nhưng cũng đặt những nước không tiếp thu kịp các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ

và kinh tế tri thức trước nguy cơ tụt hậu xa hơn Nói tóm lại, TCH là một xu thế tất yếu và nó có tính hai mặt Do đó, tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới, đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải biết phát huy được những lợi thế, hạn chế những thách thức, đảm bảo được lợi ích và chủ quyền dân tộc là chìa khóa cho sự phát triển.

Trang 10

Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức (Bài viết của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đăng trên Báo Nhân dân Điện tử ngày 17/01/2005)

1 Ðã có nhiều ý kiến khác nhau về chủ đề toàn cầu hóa Bởi, toàn cầu hóa là một tiến trình

phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn Có mặt thuận và mặt nghịch, có cơ hội và thách thức Mặc dù vậy, như Ðảng ta đã nhận định "Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia " (1)

Tại sao lại nói "Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan"? Bởi động lực của "toàn cầu hóa" là sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội Sự lớn mạnh đó không chỉ theo cấp số cộng

mà theo cấp số nhân Cái cấp số này lớn đến mức nào không chỉ tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học - công nghệ mà còn tùy thuộc vào cách tổ chức quan hệ sản xuất, nhưng càng về sau cấp số này càng lớn

Trong xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, của cải làm ra chưa đủ bảo đảm những nhu cầu tối thiểu của con người, các yếu tố của quá trình tái sản xuất đóng khung sự vận động trong phạm vi cai quản của lãnh chúa phong kiến theo kiểu "Nội bất xuất, ngoại bất nhập" Thị trường, do đó, cũng bị vây chặn trong địa hạt của từng lãnh chúa

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, quan

hệ sản xuất phong kiến không thể dung nạp nổi sự phát triển của lực lượng sản xuất, các cuộc cách mạng tư sản đã quật đổ chế độ phong kiến Chủ nghĩa tư bản ra đời, trước hết ở châu Âu,

đã phá bỏ các rào cản do các lãnh chúa thiết lập và áp chế Có thể nói công lao của chủ nghĩa tư

bản, như một nấc thang trong sự phát triển của xã hội loài người, là đã hình thành được thị

trường dân tộc

Nhưng như trên đã nói, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, thị trường dân tộc cũng đã không chứa nổi nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Và do đó, nhà nước của giai cấp tư sản phát động cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa Xét cho cùng, các cuộc chiến tranh này cũng

là để tìm kiếm thị trường: thị trường nguyên liệu, thị trường sức lao động và thị trường tiêu thụ sản phẩm Cả hai cuộc đại chiến thế giới 1914 - 1918 và 1939 - 1945 cũng là các cuộc chiến tranh xâm chiếm và phân chia lại thị trường

Ðến đầu thế kỷ 20, đặc biệt là sau cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại và sự ra

đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có được điểm tựa lớn

đã bùng lên và lan rộng ở châu Á, châu Phi cuốn phăng chủ nghĩa thực dân cũ Chủ nghĩa tư bản

Ngày đăng: 05/03/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w