Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, luận văn Biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học phổ thông thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ THƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG
THANH PHO PLEIKU, TINH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học : TS BÙI VIỆT PHÚ
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trang 31 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Khách thể và đối tượng nghiên cứu Giả thuyết khoa học Nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu ' Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đ® n Ð mm 6N BR www HHH
Cấu trúc luận văn -cc22+222EEEEEEEEEEEfTTt.t271271.222222222222
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO
VE MOI TRUONG CHO HQC SINH TRUNG HQC PHO THONG
1.1 LICH SU NGHIEN CUU VAN BE
1.1.1 Các nghiên cứu về công tác giáo dục BVMT ở nước ngoài 1.1.2 Công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH 25 © se S 0 mịn
1.2.1 Môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.3 Quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường
1.3 CƠ SỞ LÝ LUAN CUA GIAO DUC BAO VE MOI TRUONG
1.3.1 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường 17 1.3.2 Nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường - 2+.2+-zt+-ce- I§ 1.3.3 Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường 18 1.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường 20 1.3.5 Đội ngũ giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục BVMT 21
Trang 4
1.4 DAC DIEM TÂM LÝ LỨA TUÔI HỌC SINH THPT .24
1.4.1 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ 22222tzcczrrrcerrreerr.ee 2F
1.4.2 Sự phát triển của tự ý thức od
1.4.3 Sự hình thành thế giới quan - -22++:22222 2.2 -25 1.5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC BVMT 25
1.5.1 Quản lý mục tiêu giáo dục BVMT 25
1.5.2 Quản lý nội dung giáo dục BVMT 25
1.5.3 Quan lý hình thức tổ chức giáo dục BVMI 26 1.5.4 Quản lý việc sử dụng va bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 29
1.5.5 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục BVMT 29
1.5.6 Quản lý điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh phí của
công tác giáo dục BVMT: iD
1.5.7 Quản lý kiểm tra- đánh giá công tác giáo dục BVMT — ¡nh .,
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ
MOI TRUONG CHO HQC SINH CAC TRUONG TRUNG HQC PHO
THONG THANH PHO PLEIKU, TINH GIA LAI 32
2.1 KHAI QUAT VE DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE - XA HOI VA
GIAO DUC - DAO TAO THANH PHO PLEIKU 32
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý . 2seererrreeece.32
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Kê seeeeo.33
Trang 523 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BVMT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHÓ PLEIKU, TỈNH GIA LAI 38 2.3.1 Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THPT 3222221222221 2.3.2 Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của quản W công tác giáo dục BVMT cho
học sinh 39
2.4 THUC TRANG QUAN LY CONG TAC GIAO DUC BAO OVE MOI TRUONG CHO HOC SINH CAC TRUONG THPT THANH PHO PLEIKU,
TINH GIA LAL 42
2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp nội dung giáo dục BVMT 42 2.4.2 Thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp AB
2.4.3 Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương
pháp giáo dục BVMT 50
2.4.4 Thực trạng quản lý công tác phối hợp với các tổ chức trong va ngoài nha
trường trong công tác giáo dục BVMT SI
Trang 63.1 NGUYÊN TÁC CHUNG ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, S9
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 59 3.1.2 Dam bao tinh toan dién, hé thong ee 59 3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi ee soe SD
3.2 BIEN PHAP QUAN LY CONG TAC GIAO DUC BVMT CHO HOC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHÔ PLEIKU, TỈNH GIA LAI 59 3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT về 259 3.2.2 Tăng cường quản lý hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT = 62 3.2.3 Quản lý công tác giáo dục BVMT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.4 Bồi dưỡng giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục BVMT 71 vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục bảo vệ môi trường 3.2.5 Phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục BVMT 3.2.6 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục BVMT ¬ — — esses IT
33 MOI QUAN HE GIA CÁC BIỆN PHÁP seo BÚ,
3.4 KẾT QUẢ THĂM DÒ SỰ CÀN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THỊ CỦA
lai AN
Tiểu kết chương 3
KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHY LUC
Trang 7BGH BVMT CB-GV CBQL CSVC CMHS GD GD & ĐT GDMT GV GVBM GVCN HS HT MT NGLL NXB QLGD SL TBDH THPT TL
Ban giám hiệu
Bảo vệ môi trường Cán bộ- giáo viên Cán bộ quản lý Cơ sở vật chất Cha mẹ học sinh Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục môi trường
Giáo viên
Trang 8Bảng 2.1a | Xếp loại Hạnh kiêm 35 Bảng 2.1b | Xếp loại Học lực 36
Bảng2.2 | Tình hình đội ngũ CBQL va giáo viên 36 Nhận thức của CBQL và GV vẽ các nội dung giáo
Bảng23 | _ dục BVMT a or aang 8 39 Đánh giá vẽ các yêu tô tác động đến công tác giáo
Bảng 24 dục BVMT 8 » > eee 40
Nội dung quản lý thực hiện chương trình giáo dục Bảng2s | NỘI đăng quan lý thực hiệ ig sido duc!
BVMT
Bang 2.6 | Noi dung quan lý và chuẩn bị lên lớp của GV 45 Nội dung quản lý việc dự giờ lên lớp theo chuyên đề
Bảng 2.7 | Nội dụng quan ly việc dự gỉ lớp uy’ 46 giáo dục BVMT
- Nội dung quản lý việc phân tích sư phạm giờ dạy có
Bang 2.8 tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT ` 47 Nội dung quản lý về hoạt động kiêm tra, đánh giá kết
Bảng 2,9 | NỘI đụng quản lý về hoạt động gi 48 quả học tập của học sinh
Bảng 2.10 | Biện pháp quản lý về các hoạt động giáo dục BVMT | 49 Nội dung quản lý về việc bôi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bảng2.11 | về nội dung, phương pháp giáo dục BVMT a 50
Bảng 2.12 | Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường | 52
Nội dung quản lý CSVC, TBDH phục vụ giáo dục
Bảng 2.13 ội g quản lý phục vụ giáo dục| „„
BVMT
Bảng 3.1 | Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 83 Bảng 3.2 | Đánh giá tính khả thi của các biện pháp dé xuất 84
Trang 9
Trong những năm gân đây, tốc độ phát triển các khu công nghiệp cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh
chóng Khoa học kỹ thuật - công nghệ phát triển, lao động thủ công được thay
thế bằng máy móc, năng suất lao động tăng, mức sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện rõ rệt Nhưng bên cạnh kết quả đạt được cũng có không ít tác hại
riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp ngày một nhiều cùng với sự cạn
kiệt của tài nguyên thiên nhiên đã gây ảnh hưởng môi trường ngày một
nghiêm trọng
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống con người càng cao Tuy nhiên,
cảng ngày mỗi người chúng ta càng cảm thấy áp lực của sự ô nhiễm môi trường
đang đè nặng lên chính mình Đó chính là hậu quả của những hành động thiếu
hiểu biết của mỗi người nói riêng và của từng bộ phận trong cộng đồng nói
chung Hơn lúc nào hết, mỗi người đều nhận thấy cần phải chắn chỉnh lại những
hành động của chính mình, cần quan tâm chăm sóc cho môi trường quanh ta, tạo
điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chính mình và thế hệ con cháu mai sau
Đứng trước tình hình hiện nay môi trường có thể bị ô nhiễm ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi gia đình, dẫn đến tôn hại mọi mặt của đời sống xã hội và ảnh
hưởng lớn đến sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Việc bảo vệ
môi trường trái đắt của chúng ta trong thời đại ngày nay đòi hoi rat cấp bách, là
vấn đề nóng bỏng đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo
Học sinh hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của
đất nước mai sau Đứng trước yêu cầu ngày càng cao về giáo dục toàn diện,
nhân cách học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phô thông Việc giáo dục rèn
luyện các em theo các chuẩn mực đạo đức, phẩm chắt, pháp luật, hình thành cho
Trang 10đẹp, mọi người hãy cùng góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng và bảo vệ
“ngôi nhà chung ” của chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp
Tuy nhiên, thực tế trong cả nước nói chung và ở thành phố Pleiku nói
riêng, công tác giáo dục BVMT cho học sinh THPT chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, việc quản lý công tác giáo dục BVMT chưa được quan tâm đúng mức:
việc tô chức thực hiện công tác giáo dục BVMT cho học sinh còn nhiều hạn chế;
nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng, của học sinh còn biểu hiện thờ ơ,
vô cảm với ô nhiễm môi trường
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công
tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tĩnh
Gia Lai” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trang
quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai, đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường THPT
thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục BVMT cho học sinh trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường THPT
thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai
4 Giả thuyết khoa học
'Việc quản lý công tác giáo dục BVMT cho học sinh ở các trường THPT
Trang 11một cách đồng bộ và hợp lý các biện pháp quản lý công tác giáo dục BVMT đề xuất trong đề tài
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý công tác giáo dục BVMT ở trường THPT
- Khao sat, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục BVMT ở các trường
“THPT thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai
~ Đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường “THPT thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai
6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác giáo dục BVMT cho học sinh ở 06 trường THPT
thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai từ năm 201 1 đến 2015
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa trong nghiên
cứu các tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác giáo dục BVMT:
+ Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực nghiên cứu
+ Các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục có liên quan đến
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để nghiên cứu nhận thức của
CBQL và giáo viên đối với vấn đề quản lý công tác giáo dục BVMT và thực trạng quản lý công tác giáo dục BVMT cho học sinh các trường THPT
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi với đội ngũ CBQL và GV để xác định
Trang 12~ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: nghiên cứu sản phẩm
của CBQL và GV như: kế hoạch quản lý, kế hoạch dạy học, giáo án và trang
thiết bị giáo dục,
7.3 Nhóm phương pháp bỗ trợ - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ~ Phương pháp thống kê toán học
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hoá các quan
BVMT ở các trường THPT
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục BVMT ở các trường “THPT thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai
9 Cấu trúc luận văn m cơ bản về công tác giáo dục Luận văn có §9 trang, gồm các pÏ Mỡ đầu (04 trang) Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THPT (27 trang)
Chương 2 Thực trạng quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tinh Gia Lai (27 trang)
Chương 3 Biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai (27 trang)
Kết luận và khuyến nghị (04 trang)
Trang 13GIÁO DUC BAO VE MOI TRUONG CHO HQC SINH
TRUNG HQC PHO THONG 1.1 LICH SU NGHIÊN CỨU VAN DE
1.1.1 Các nghiên cứu về công tác giáo dục BVMT ở nước ngồi
Mơi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống con người Môi trường
không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ
ngơi, hưởng thụ và trau dồi nét đẹp văn hóa của loài người Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thối mơi trường là do
sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Giáo dục bảo vệ môi trường là
một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong
các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền vững
Gido su Patrick Geddes (1854-1932) - nhà xã hội học, nhà sinh vật học, nhà môi trường học, nhà quy hoạch đô thị người Scotland đã chỉ ra mối liên hệ
quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục từ năm 1892
Khái niệm giáo dục môi trường được hình thành trong các bài giảng của ơng
Ơng cũng là người đi đầu trong việc giảng dạy những chiến lược tạo cơ hội cho người học tiếp xúc với môi trường xung quanh
Rachel Louise Carson (1907-1964) - nhà nữ sinh vật học Mỹ với tác phẩm nổi tiếng “Mùa xuân lặng lẽ” (Silent Spring ) - 1962, được ghi nhận là đã làm
xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu “Mùa xuân lặng lẽ” đã làm thay đổi nhận thức của người dân Mỹ về môi trường, góp phần thúc đẩy các chính sách về môi trường của đất nước này Không lâu sau phong trào
bảo vệ môi trường được dấy lên rằm rộ khắp nơi
Năm 1948, tại Paris, thuật ngữ “Giáo dục môi trường” đã được sử dụng
Trang 14triển các kỹ năng và quan điểm cần thiết để hiểu và đánh giá được sự quan hệ tương tác giữa con người, nền văn hoá, thế giới vật chất bao quanh, đồng thời cũng thực hiện quyết định đưa ra bộ qui tắc ứng xử với vấn đề liên quan tới đặc
tính môi trường
Ngày 5/6/1972, Hội nghị Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Stockholm-
Thụy Điển về “Con người và Môi trường” đã nhấn mạnh: “Việc giáo dục môi
trường cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được trách nhiệm
trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường” Ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở
thành “Ngày môi trường thế giới” kể từ hội nghị này- với mục đích là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích
sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường Ngay sau đó, chương
trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) cùng với tổ chức văn hoá, khoa
học, giáo dục LHQ (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường
Quốc tế (IEEP) và đưa ra nghị định khung về mục tiêu và nguyên tắc hướng
dẫn GDMT
Sau Hội nghị Belgrate, tháng 10 năm 1975, chương trình giáo dục môi trường quốc tế bắt đầu triển khai và có khoảng 60 quốc gia đã đưa GDMT vào các trường học
Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát trién (UNCED) (còn gọi là
Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio- 92) đã quyết định đưa vấn đề GDMT vào chương trình nghị sự 21 về “Giáo dục, đào tạo môi trường và những nhận thức
của công chúng” với yêu cầu: “Đưa khái niệm về môi trường và phát triểi
Trang 15Méhic6, Mỹ, Liên Xô cũ và nhiều quốc gia khác
Bắt đầu từ năm 1987, để khuyến khích tỉnh thần và trách nhiệm bảo vệ
môi trường của toàn thể nhân dân trên thế giới, hàng năm Liên Hợp Quốc chọn
ra những người có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường để trao Giải thưởng Global 500
1.1.2 Công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Ở nước ta, công tác giáo dục bảo vệ môi trường đang là một vấn đề lớn
được quan tâm sâu sắc Công tác giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà
nước ta quan tâm từ nhiều năm nay và đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước Điều này đã được thể hiện:
Ngày 28/11/1959, trên Báo Nhân dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây” Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa
sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, Bác đặt vất phải đấu tranh
chống lại những tai họa của thiên nhiên, quan tâm đến việc trồng cây và bảo vệ
rừng, cắm phá rừng Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây,
giữ lấy màu xanh của đất nước Cho đến nay phong trào trồng cây càng phát
triển mạnh mẽ
Từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày
Môi trường Thể giới trên phạm vi cả nước
Cải cách giáo dục năm 1986, thông qua việc thay sách giáo khoa, các tác giả đã chú trọng đến việc đưa nội dung GDMT vào giảng dạy cho học sinh,
Trang 16những căn cứ khoa học đẻ nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo, phổ cập kiến
thức môi trường ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung, hình
thức GDMT cho tắt cả các đối tượng trong xã hội
Ngay10/01/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
lệnh công bố Luật bảo vệ môi trường
Từ năm 1995, dự án GDMT trong nhà trường phổ thông Việt nam (VIE
95/041) của Bộ GD&ĐT do UNDP tài trợ nhằm vào các mục tiêu cơ bản: Hỗ trợ
xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về GDMT tại
'Việt nam; tăng cường năng lực của Bộ GD&ĐT trong việc truyền đạt những nội
dung và phương pháp GDMT vào các chương trình đào tạo giáo viên; xây dựng
các hoạt động GDMT cụ thể để thực hiện ở cấp tiểu học và trung học Những chủ đề về GDMT không chỉ được lồng ghép vào những môn học có liên quan
đến môi trường như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Kỹ thuật mà còn cả với
các môn Giáo dục công dân, Đạo đức, Ngữ văn
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020”
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam),
41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giải
Nghị quyế
Trang 17trường” và “Giáo dục môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa
của các cấp học phô thông”
Điều 155, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2014 của Quốc hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “Chương trình chính khóa của các
cấp học phỏ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường” và “Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chỉ tiết chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn
nhân lực BVMT”
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH
1.2.1 Mơi trường, bão vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường
a Môi trường
Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được
cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con
người Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta
Môi trường theo nghĩa rộng nhất là bao gồm tất cả những gì có xung quanh một đối tượng mà người ta nói tới và có những môi quan hệ nhất định với
nó ¡ tượng đó là một cá thể sinh vật thì môi trường là tắt cả những gì trực
tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự phát triển và sự tồn tại của cơ
thê đó [8]
Với ý nghĩa này, môi trường theo nghĩa rộng là tat cả các nhân tố tự nhiên
và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên
thiên nhiên, không khí,
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà các tác giả có những định nghĩa
Trang 18
Masn Langenhim (1957) cho rằng “Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn
tại xung quanh sinh vật và có ảnh hưởng đến sinh vật” [18]
Joe Whiteney (1993) thì cho rằng “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật và ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng, mặt trời, rừng, ng ozon, su da dạng các loài” [18]
Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging (Trung Quốc) định nghĩa “Mơi trường là
hồn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của mình” [18]
Nhà địa lý học người Nga Geraximov cho rằng: “Môi trường là khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự giải trí nghỉ ngơi của con người” Như vậy “môi trường” bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên và nhân tạo ở xung quanh con người, giúp con người thỏa mãn mọi nhu cầu về lao động, nghỉ ngơi,
giải trí
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã định nghĩa “Môi
trường là tập hợp các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế- xã hội, tác động
đến từng cá thể hay cả cộng đồng” [18]
UNESCO (1981) định nghĩa “Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra; trong đó con người
sống và bằng hoạt động của mình, khai thác những tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người” [6]
Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1992) đưa ra khái niệm: “Mơi trường là tồn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người
hay một sinh vật tồn tại phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy”
Trong các tài liệu Giáo dục học, “môi trường” được hiểu là hệ thống phức
tạp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần
Trang 19Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005) nêu rõ: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vat” [15]
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam sửa đổi năm 2014: “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật” [15]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên
“Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như dat,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật
chất khác
Một trong những mối quan tâm lớn của toàn cầu hiện nay đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường và suy thối mơi trường Ơ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với
con người và sinh vật
Với nghĩa hẹp thì môi trường không xét tới tài nguyên thiên nhiên, nên
môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực
tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người Ví dụ như số diện tích nhà ở,
chất lượng bữa ăn, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí, môi trường nhà
trường bao gồm không gian trường, CSVC trong trường như phòng học, phòng
Trang 20Tóm lại, “Môi trường” là tắt cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường
nhân tạo, môi trường xã hội + Môi trường tự nhiên
“Môi trường tự nhiên” bao gồm các nhân tố gắn với tự nhiên như dat,
nước, không khí, sinh vật, phát triển theo những quy luật tự nhiên và tồn tại
khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều chịu sự tác động của
con người [18]
+ Môi trường nhân tạo
“Môi trường nhân tạo” bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chỉ phối của con người [18]
+ Môi trường xã hội
“Môi trường xã hội” là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau Môi trường,
xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khô nhất định, tạo
nên sức mạnh tập thẻ thuận lợi cho sự phát triển đời sống xã hội và làm cho
cuộc sống của con người khác với những sinh vật khác Ví dụ: môi trường gia đình, môi trường học tập [18]
Trong thực tế, ba loại môi trường nêu trên cùng tổn tại đan xen nhau và có
mối quan hệ mật thiết với nhau Con người tồn tại và có mối quan hệ chặt chẽ với các loại môi trường nêu trên
b Bảo vệ môi trường,
Chức năng chủ yếu của môi trường đó là: cung cấp không gian sống cho
con người và các loài sinh vat; cung cấp các nguồn tài nguyên cân thiết phục vụ
Trang 21các nguồn thông tin; môi trường là nơi chứa đựng va phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình [13]
Con người tồn tại trong môi trường, hoạt động trong môi trường và con người cũng là nhân tố của môi trường Do đó khái niệm BVMT bao gồm:
~ Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái
Sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, không lãng phí và có hiệu quả cao dựa
trên các quy luật phát triển của tự nhiên
~ Cải tạo, phục hồi các tài nguyên bị cạn kiệt Mục đích của cải tạo là
phục hồi và nâng cao chất lượng của môi trường
~ Chống ô nhiễm và suy thối mơi trường Sự ô nhiễm nặng sẽ làm cho
mơi trường suy thối, đồng thời gây tác hại nghiêm trọng cho sự phát triển của
sinh vật Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc các chất bản và xử lý
các chất thải trước khi đổ vào môi trường
~ Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các vốn gen di truyền quý hiếm
Hiện nay hoạt động bảo vệ môi trường mang lại ý nghĩa rất thiết thực, đặc
biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì vấn đề bảo vệ
môi trường lại càng có ý nghĩa hơn
e Giáo dục bảo vệ môi trường
Hội nghị quốc tế về GDMT trong chương trình đào tạo của trường hoc
IUCN/UNESCO (Nevada, Mỹ-1970) đã nêu ra định nghĩa về GDMT “là quá trình nhận thức ra giá trị và sáng tỏ các quan điểm, phát triển các kỹ năng và thái
độ cần thiết để hiểu và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người, môi
trường văn hóa và môi trường tự nhiên bao quanh GDMT đòi hỏi thực hành (áp
dụng thực tiễn) trong việc ra quyết định và tự xây dựng quy tắc hành vi về các
vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường ” [17]
Trang 22khoa học hay một môn tách biệt Nó phải tiến hành theo nguyên tắc giáo dục suốt đời” [17]
Giáo dục BVMT không chỉ giới hạn trong chuyển giao kiến thức của người dạy cho người học mà phải bao gồm 5 thành tố: kinh nghiệm; nhận thức và thái độ về giá trị; trách nhiệm; kiến thức; kỹ năng và hành động
Như vậy, thực chất của giáo dục BVMT là hình thành văn hóa sinh thái
cho thế hệ trẻ Giáo dục BVMT nói chung có mục tiêu đem lại cho người học:
- Hiểu biết bản chất các vấn đề về môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên, quan hệ chặt chẽ
giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với
môi trường khu vực và toàn cầu Mục tiêu này nhằm trang bị cho các đối tượng
được giáo dục các kiến thức môi trường [18]
~ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũng như đối
với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế; từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách đẻ hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ Mục tiêu này nhằm định hướng xây dựng
thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường [18]
~ Có tri thức, kỳ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý
và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để họ có thẻ tham gia có hiệu
quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thê nơi họ sống
và làm việc Đây là mục tiêu khả năng hành động [ 18]
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy rằng, giáo dục BVMT
Trang 231.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường a Quản lý
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát
huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực) trong và ngồi tơ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tô chức với hiệu quả cao nhất [14]
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người đẻ tổ chức
và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động [24]
Theo quan điểm hệ thống thì quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quan lý để tô chức, phối hợp hoạt động của họ trong các quá trình sản xuất, xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, năm 2000: Quan
lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [21]
Nhiều nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: Quản lý là khoa học, đồng
thời là nghệ thuật thúc đây sự phát triển xã hội
Nhu vay, Quản lý là sự tác động có tô chức, có định hướng của chủ thê
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các
cơ hội của tổ chức đề đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của
môi trường
b Quản lý giáo dục
QLGD là một bộ phận thuộc quản lý nhà nước, chịu sự chỉ phối bởi mục
tiêu quản lý nhà nước Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, nhằm tạo điều kiện hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thông qua việc thực cho mọi người được học tập QLGD được hiểu là sự êm tra
hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tô chức, lãnh đạo,
QLGD được các nhà lý luận đưa ra một số định nghĩa dưới các góc độ
Trang 24Tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [12]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ th quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự é chat” [12] iệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát: Quản lý giáo dục kiến, tiến lên trạng thái mới Qua các khái là quá trình tác động có kế hoạch, có tô chức và hướng đích của chủ thẻ quản lý
ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm
bảo cho các cơ quan trong hệ thông giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phat
triển mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng đề đạt mục tiêu giáo dục
© Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quản lý quá trình giáo dục và đào tạo; quản lý các điều kiện, môi trường, nguồn lực; quản lý đội ngũ [7]
Theo GS.VS Pham Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [9]
Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo, hoạt động
học tập và rèn luyện của người học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt
động giáo dục của nhà trường
Trang 251.2.3 Quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Quản lý công tác giáo dục BVMT là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý tới khách thể quản lý nhằm giúp công tác giáo dục BVMT đạt được kết quả mong muốn, làm cho tất cả mọi người trong xã hội có nhận thức đúng đắn
im quan trọng, tính cấp thiết của công tác giáo dục BVMT
Quản lý công tác giáo dục BVMT bao gồm việc quản lý mục tiêu, nội
dung, hình thức, phương pháp giáo dục, CSVC, huy động đồng bộ lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục
BVMT, đồng thời
phô thông, đó là quá trình tác động của hiệu trưởng lên tất cả các thành tố tham
quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Ở trường
gia vào quá trình giáo dục BVMT Mục đích của quá trình này là trang bị cho
học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường, hình thành cho học sinh thái độ,
tình cảm, kỹ năng và thói quen BVMT Đề đạt được mục đích đó, công tác giáo
dục BVMT phải hướng tới việc mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo duc
có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng đặc biệt của công tác này 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.3.1 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường,
Nền giáo dục hiện đại có nhiều nội dung giáo dục mới đáp ứng yêu cầu phát triển con người vì mục tiêu phát triển bền vững Nước ta coi giáo dục
BVMT trong trường học là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của toàn dân Do đó, giáo dục BVMT phải làm cho học sinh đạt được các mục tiêu:
~ Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của
môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường
- Thu nhận được những thông tin và những kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con người và môi trường,
Trang 26~ Phát triển được những kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh
~ Tham gia tích cực vào các hoạt động khôi phục và bảo vệ môi trường
- Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khỏe con người, về chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường
1.3.2 Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Nội dung môi trường và BVMT trọng tâm có 4 chủ đề sau: * Chủ đề 1 : Môi trường sống của chúng ta
* Chủ đề 2: Quan hệ giữa con người và môi trường
* Chủ
* Chủ đề 4: Các biện pháp BVMT và phát triển bền vững
Nội dung giáo dục BVMT trong chương trình bậc học THPT được tích
hợp, lồng ghép vào nhiều môn học đó là: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, : Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường Địa lý và Kỹ thuật
Ngoài khối lượng kiến thức về giáo dục BVMT được trang bị trong những
giờ học trên lớp, học sinh còn được tham gia các chương trình ngoại khoá theo
các chủ đề có liên quan đến tình hình môi trường ở địa phương như: nước uống,
năng lượng sử dụng trong gia đình, rác thải sinh hoạt, rừng nhiệt đới, môi trường
sinh thái và một số vấn đề khác như: chương trình xanh hoá trường học, các
cuộc thi tìm hiểu về môi trường Trên cơ sở những hiểu biết đó, học sinh hình
thành kỹ năng xem xét vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, định hướng hành động cá nhân cho phù hợp yêu cầu phát triển bền vững
1.3.3 Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục BVMT có chất lượng thẻ hiện ở các tiêu chí về kiến thức, ý chí,
Trang 27học Với quan điểm: “lấy người học làm trung tâm”, “lấy việc học làm trung
tâm”, quá trình giáo dục BVMT cho học sinh THPT có thể sử dụng những phương pháp sau:
~ Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
MT có những vấn đề toàn cầu như tầng Ơzơn, Trái đất nóng lên nhưng,
é thở,
cũng là những vấn đề rất gần gũi như ăn cơm, uống nước, không khí
mảnh sân, góc nhà, vườn cây, có thể nhìn thấy, nhận biết qua kinh nghiệm thực
tế Giáo viên cần tận dụng kinh nghiệm thực tế này để giáo dục học sinh
~ Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
Day là phương pháp mà trong đó học sinh tìm tòi, khám phá về một vấn đề MT Điều tra đòi hỏi cả một quá trình, một dãy những hoạt động được tiến
hành theo một trật tự, nhằm đưa ra phương án giải quyết cho một vấn dé BVMT
~ Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng
Giáo viên cần khai thác tình hình MT địa phương để giáo dục học sinh,
đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu
thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình MT địa phương,
phù hợp đề học sinh tham gia góp phân cải tạo MT
~ Phương pháp hoạt động thực tiễn
Hoạt động thực tiễn giúp học sinh ý thức được giá trị của lao động, rèn
luyện kỹ năng, thái độ BVMT Giáo viên có thể tô chức các hoạt động như:
trồng cây, thu gom rác, đọn vệ sinh MT,
~ Phương pháp học tập theo thực tiễn dự án
Đối với học sinh THPT, nghiên cứu một vắt & MT dia phuong là một
trong những phương pháp thích hợp Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu nên vừa sức
với học sinh và phù hợp với điêu kiện của nhà trường và của địa phương Học
tập theo dự án sẽ tạo sự hứng thú, đồng thời rèn luyện tính tự lập, phương pháp
Trang 28
~ Phương pháp nêu gương
Hành vi của người lớn là tắm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với
học sinh Do đó các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh phải thực hiện
đúng các quy định về BVMT và có hành vi đúng đắn với MT ~ Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT
Kỹ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các
vấn đề MT
Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng sống BVMT cho học sinh thông qua việc luyện tập và xử lý các tình huống MT cụ thẻ
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục BVMT là nhằm hình thành và phát triển cho người học những thái độ và hành vi cư xử đúng đắn với MT Vì vậy khi tiến
hành các hoạt động dạy học và giáo dục MT cần lựa chọn các phương pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi BVMT cho học sinh
1.3.4 Hình thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường
Các mục tiêu giáo dục BVMT được thực hiện theo hai hình thức tổ chức
giáo dục chủ yếu Đó là:
+ Giáo dục BVMT thông qua nội dung tích hợp, lồng ghép các môn học
Ở bậc THPT, nội dung giáo dục BVMT trong các môn học là rất lớn Có
thể khái quát thành ba dạng như sau:
~ Nội dung chủ yếu của bài học hoặc một số phần nội dung môn học có sự trùng khớp với nội dung giáo dục BVMT
~ Một số nội dung của bài hoặc một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục BVMT
Trang 29yêu cầu của môn học được tích hợp, lồng ghép, vừa phải không chiếm thời gian
vượt quá quy định của chương trình Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao, quá trình
khai thác nội dung GDMT cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
~ Không làm thay đổi tính chất, đặc trưng các môn học, không biến bài
học bộ môn thành bài giáo dục BVMT
~ Khai thác các nội dung giáo dục BVMT có chọn lọc, có tính tập trung
vào các chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện
~ Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng đề học sinh tiếp xúc
trực tiếp với MT
b Giáo dục BVMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
'Việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL như thuyết trình, câu lạc bộ MT,
tham quan, trò chơi, thi sáng tác, thi tái chế phế phẩm, biểu diễn văn nghệ, là
cách giúp học sinh nắm kiến thức về MT một cách nhẹ nhàng mà lại hiệu quả
Qua các hoạt động sẽ hình thành ở các em những suy nghĩ đúng đắn trước
những sự kiện xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của mình trước môi
trường sống đang bị đe dọa
Hai hình thức giáo dục trên thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau Tuy
nhiên, mỗi hình thức có ưu thế nhất định Vì vậy, chúng ta cần sử dụng kết hợp cả hai hình thức đó trong công tác giáo dục BVMT
1.3.5 Đội ngũ giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục BVMT a Doi ngũ giáo viên
Chức năng cao cả của giáo viên là chức năng “trồng người” Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục BVMT nói
Trang 30đắn về tầm quan trọng của giáo dục BVMT cho học sinh Họ phải hiểu rằng đây
là cơ hội rất thuận lợi để trang bị cho những công dân tương lai những kiến thức,
thái độ và những kỹ năng cơ bản nhất về giáo dục BVMT Bên cạnh đó, họ không những phải hiểu biết về MT và giáo dục BVMT mà còn phải có năng lực
sư phạm vị thức và năng lực sư phạm của giáo viên là yếu tố quyết định
chất lượng và hiệu quả giáo dục
Có nhận thức đúng sẽ giúp giáo viên có thái độ tích cực trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT Đó là thái độ tán thành các chủ trương của cấp
trên, chủ động tìm tòi hình thức, phương pháp phù hợp để tổ chức các hoạt động
giáo dục nhằm thực hiện tốt chủ trương đó; có tỉnh thần học hỏi, trao đổi với
đồng nghiệp; tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về giáo dục BVMT và thực
hiện giáo dục BVMT cho học sinh bằng con đường hiệu quả nhất
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vai trò của giáo viên là hết sức quan trọng
trong việc giáo dục BVMT ở tắt cả các bậc học Vì vậy, việc trang bị kiến thức
về giáo dục BVMT cho giáo viên, được các quốc gia quan tâm đặc biệt
b Các lực lượng tham gia giáo dục BVMT
Giáo dục BVMT được thực hiện thông qua việc tích hợp ở nhiều môn học
và hoạt động NGLL, do đó để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh nói chung và công tác giáo dục BVMT cho học sinh nói riêng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận, đoàn thể và các thành viên trong nhà trường
Trang 31Sự kết hợp giữa nhà trường và cộng đồng, các lực lượng đoàn thể và
chính quyền địa phương dé tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt
động công ích ở địa phương như trồng cây xanh và thu dọn rác thải trong chiến dịch làm sạch đường phố, là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục BVMT trong nhà trường
Ngoài ra, cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học về MT trong việc hướng dẫn các biện pháp đề giáo dục BVMT cho học sinh
1.3.6 Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong công tác giáo dục
bảo vệ môi trường
Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục BVMT, giúp học sinh lĩnh hội các nội dung giáo dục BVMT và tham gia tích cực vào các hoạt động thực
tiễn nhằm hình thành các kỹ năng, hành vi BVMT cần có các điều kiện về cơ sở
vật chất đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về nước sạch,
có công trình vệ sinh đạt chuẩn, phòng học chức năng, vườn trường, góc sinh
cảnh, bồn hoa, cây cảnh và các thiết bị dạy học như phim tư liệu, tài liệu, báo
chí, thiết bị nghe nhìn phục vụ công tác giáo dục BVMT,
Ngoài ra, kinh phí của nhà trường có thể coi là điều kiện quan trọng đề tô
chức các hoạt động ngoại khóa thực tiễn và các hoạt động tham quan thực tế 1.3.7 Kiểm tra- đánh giá công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Kiểm tra- đánh giá là một chức năng của quản lý, nếu thiếu chức năng này
người quản lý sẽ rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý chí, buông lỏng quản lý 'Việc kiểm tra- đánh giá phải khách quan, tồn diện, cơng khai Đánh giá rút kinh nghiệm sau kiểm tra; phải động viên khen thưởng cho những hành động
tích cực BVMT đồng thời nhắc nhở kịp thời những sai trái thì mới có tác dụng
kiểm tra có thể được tiến hành định kì, thường xuyên, đột xuất, trực
tiếp hoặc gián tiếp; cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với thực tế nhà trường
Trang 321.4 ĐẶC ĐIỀM TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH THPT
Tudi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thẻ Cơ
thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát
triển của các em còn kém so với người lớn Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và nhân cách cũng như có tác động
lớn đến quá trình học tập và sinh hoạt
1.4.1 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Năng lực phân tích, tổng hợp, so
sánh, trừu tượng hóa phát triển cao Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề rất nhanh Tuy nhiên, vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực
độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân
tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng Việc phát triển khả năng
nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên
1.4.2 Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nỗi bật trong phát triển nhân cách của học
sinh THPT Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu những đặc điểm tâm
lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội Ý thức làm người lớn khiến các
em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện mình một cách độc đáo, muốn
người khác quan tâm, chú ý đến mình
Chính vì vậy, người lớn không những phải lắng nghe ý kiến của các em, mà còn phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá Cần tổ chức hoạt động tập thể cho
Trang 331.4.3 Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sóng xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người Tuy nhiên vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về
thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tô chức kỉ luật kém, thích có
cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động
Nhìn chung, ở tuổi này các em đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho
mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng Vì vậy, giáo viên phải khéo léo khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho
mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn đẻ phần đấu vươn lên
1.5 CO SO LY LUAN VE QUAN LY CONG TÁC GIÁO DỤC BVMT
1.5.1 Quản lý mục tiêu giáo dục BVMT
Quản lý mục tiêu giáo dục BVMT đóng vai trò then chốt, là nhân tố đảm
bảo sự thành công của công tác giáo dục BVMT cho học sinh Nó tạo ra sự
thống nhất ý chí trong nhà trường; định hướng phát triển của hoạt động giáo dục
trên cơ sở mục tiêu chung, hướng sự nỗ lực của mọi người vào mục tiêu đó; tổ
chức, điều hành, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình giáo dục; tạo động lực cho mọi cá nhân, tạo môi trường và điều kiện bảo đảm sự
ổn định và phát triển bền vững
Quản lý mục tiêu giáo dục BVMT cho học sinh về bản chất là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá
trình giáo dục BVMT nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của công tác giáo dục BVMT hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh
1.5.2 Quản lý nội dung giáo dục BVMT
Quản lý nội dung giáo dục BVMT cho học sinh bao gồm: quản lý việc
Trang 34
và TBDH phục vụ công tác giáo dục BVMT; quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường và quản lý việc đánh giá kết quả giáo dục BVMT cho học sinh
Để quản lý nội dung giáo dục BVMT cho học sinh hiệu quả cần nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, các lực lượng trong và ngoài nhà trường về vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục BVMT và quản lý công tác giáo dục BVMT cho học sinh trong bồi cảnh hiện nay Bởi vì, khi đã nhận thức đúng họ sẽ có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
1.5.3 Quản lý hình thức tổ chức giáo dục BVMT
Việc giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông được thực hiện theo hai
hình thức chủ yếu: tích hợp, lồng ghép vào một số môn học và thông qua hoạt
động giáo dục NGLL Chính vì vậy, để tăng cường công tác giáo dục BVMT, người hiệu trưởng cần quản lý hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT và quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp đặc trưng cho nội dung giáo dục BVMT:
~ Quản lý hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép: Thực hiện nghiêm nội dung chương trình giáo dục BVMT trong sách giáo khoa các môn học của cấp
học, chú ý về phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học
~ Quản lý các hoạt động giáo dục BVMT thông qua các hoạt động NGLL
như: ngoại khoá, tham quan, cắm trại
a Quản lý hoạt động dạy học các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT
*ˆ Quản lý việc thực hiện chương trình day hoc:
Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục- Đảo
tạo ban hành Là căn cứ pháp lý để nhà trường và giáo viên tiến hành tổ chức công tác giảng dạy thống nhất trong cả nước Là công cụ chủ yếu để nhà nước
Trang 35quản lý giáo dục Chính vì vậy, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm quản lý đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm nội dung chương trình quy định
*ˆ Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp có nội dung giáo dục BVMT:
Việc soạn và chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học Là khâu thể
viên trong quá trình dạy học Sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì hiệu
iện năng lực và sức sáng tạo của giáo
quả đạy học càng cao
Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp là một hoạt động quản lý cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Chính vì vậy hiệu trưởng cần phải quan
tâm đến chất lượng việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên
* Quản lý giờ lên lớp của giáo viên:
Giờ lên lớp của giáo viên là phản ánh toàn bộ năng lực và phẩm chat của giáo viên Đây là lúc thể hiện những gì họ đã tích luy được đồng thời cũng là lúc
thé hiện tỉnh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của mỗi giáo viên Hiệu
trưởng phải có biện pháp đề giáo viên tự kiểm soát và thực hiện giờ lên lớp của
họ với thời lượng, phương pháp tích hợp, lồng ghép những nội dung giáo dục
BVMT đạt hiệu quả cao nhất
* Quản lý việc dự giờ và phân tích tính sư phạm của bài học theo hướng tích hợp nội dung giáo dục BVMT
Quản lý hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ và phân tích sư phạm của bài học là nét đặc thù của quản lý trường học và là chức năng trung tâm của
người hiệu trưởng Chất lượng dạy học và giáo dục được thực hiện chủ yếu
trong hệ thống các bài học ở tắt cả các môn học có nội dung giáo dục BVMT
* Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên:
Hồ sơ chuyên môn của giáo viên bao gồm giáo án, số dự giờ thăm lớp, số
Trang 36Quản lý hồ sơ chuyên môn là một trong những điều kiện đầu tiên của quản lý hoạt động dạy- học góp phần quyết định chất lượng giáo dục, giúp hiệu
trưởng nắm rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên
Hồ sơ chuyên môn là cơ sở đề đánh giá sự chuẩn bị, đầu tư cho chuyên
môn của giáo viên Vì vậy, trong quá trình quản lý, hiệu trưởng cùng với phó
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tô trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chinh những sai sót (nếu có)
trong lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT
b Quản lý hoạt động giáo dục BVMT thông qua hoạt động NGLL Quản lý hoạt động giáo dục BVMT thông qua hoạt động NGLL gồm:
* Xây dựng kế hoạch hoạt động:
Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định chủ điểm
cho từng thời điểm Phải xây dựng lịch hoạt động cụ thể cho toàn trường, tiến tới ôn định thành nề nếp thường xuyên Khéo kết hợp các hình thức và nội dung
sinh hoạt với nhau để hoạt động không bị chồng chéo, nhàm chán
* Tổ chức chỉ đạo hoạt động:
- Tổ chức lực lượng theo dõi, giám sát hoạt động xen kẽ trong chương
trình học tập trên lớp
- Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm và được tiến hành thông qua các
phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín các hoạt động giáo dục NGLL trong
suốt năm học Tuy vậy, cần tập trung vào những ngày lễ kỷ niệm, các tháng
chuyên đề Vì thế, việc chỉ đạo hoạt động này thường được thực hiện theo
hướng xây dựng các tiêu chí đánh giá chung cho cả đợt thi đua và theo dõi đánh
Trang 371
Trinh dé va nang lực sư phạm của giáo viên về giáo dục BVMT có vai trò | Quin lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường Vì vậy hiệu trưởng phải có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về giáo dục BVMT
- Sử dụng đội ngũ giáo viên: Phân công chuyên môn hợp lý phù hợp với năng lực chuyên môn trên cơ sở năng lực giảng dạy và năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá của từng giáo viên trong trường
~ Bồi dưỡng giáo viên: Bồi dưỡng giáo viên về nội dung và phương pháp giảng dạy nội dung giáo dục BVMT gồm: Bồi dưỡng thường xuyên theo chương
trình của Bộ GD-ĐT; bồi dưỡng tại trường; bồi dưỡng chuyên đề dục
BVMT; bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn và
hoạt động giáo dục BVMT độc lập và tự bồi dưỡng
o viên trẻ có năng lực để tô chức các
Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục BVMT Công tác giáo dục BVMT được thực hiện theo hai hình thức: thông qua tích hợp ở các môn học và thông qua các hoạt động NGLL Do đó đòi hỏi phải có sự tham gia của cả các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường
Hiệu trưởng không những phải phối hợp mà còn tô chức các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác giáo dục BVMT Để quản lý tốt công tác phối hợp này, hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục BVMT, xác định các nội
dung và hình thức phối hợp Bên cạnh đó,
giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đẻ tập hợp, tổ chức, phối hợp hoạt u trưởng cần tranh thủ sự quan tâm
động với các lực lượng này đề triển khai rộng rãi công tác giáo dục BVMT
1.5.6 Quản lý điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh
phí của công tác giáo dục BVMT
Quản lý CSVC và TBDH trong công tác giáo dục BVMT là tác động có
mục đích của người quản lí nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả
Trang 38CSVC và TBDH sẽ được phát huy tác dụng khi được quản lý tốt
CSVC va TBDH là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và đi
vào hoạt động, là điều kiện không thẻ thiếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Quản lý CSVC và TBDH bao hàm cả công tác đầu tư và mua sắm, bảo
quản và khai thác sử dụng
1.5.7 Quản lý kiểm tra- đánh giá công tác giáo dục BVMT
Kiểm tra- đánh giá để nắm được mức độ học sinh lĩnh hội kiến thức MT
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình vào thực tế BVMT như: vệ sinh
trường, lớp, cá nhân và ý thức tham gia các hoạt động độc lập được quy định
trong quy chế hoạt động của nhà trường hiện nay
Trong quản lý giáo dục, kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý mà còn có ý nghĩa đối với học sinh Bởi vì, qua kiểm tra- đánh giá,
học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình Từ
đó biết tự
u chỉnh hành vi cho phủ hợp với yêu cầu chung của xã hội
Quản lý kiểm tra- đánh giá công tác giáo dục BVMT gồm:
a Quản lý việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
môn có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT
Hiệu trưởng phải nắm được tình hình giáo viên thực hiện việc kiểm tra-
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng quy định về đánh giá xếp loại
học sinh Do đó hiệu trưởng cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho phó hiệu trưởng
chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, yêu cầu họ lập kế hoạch kiểm
tra- đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức MT và BVMT theo yêu cầu
của chương trình, đồng thời hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ của các đối tượng để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra nhằm
Trang 39b Quản lý kiểm tra- đánh giá kết quả giáo dục BVMT thông qua
hoạt động NGLL
Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, hàng tuần, hàng tháng và
từng học kỳ với các hình thức: Kiểm tra đánh giá các hoạt động xã hội; tập thể
lớp tự kiểm tra, có sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm; kiểm tra sản phẩm hoạt động, thăm dò dư luận, trưng cầu ý kiến tập thể Đồng thời tông kết, đánh giá thi đua và rút ra bài học kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng đối với tập thể, cá nhân
đạt thành tích cao về giáo dục BVMT
* Tiểu kết chương I
Quản lý nhà trường vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật đòi hỏi người quản
lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo
dục, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong điều kiện thực tế của nhà
trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra
'Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, trong nhà trường ngoài hoạt động
dạy và học, còn phải tổ chức nhiều hoạt động giáo dục NGLL Trong đó quản lý công tác giáo dục BVMT có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát triển giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đồng thời
tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của xã hội
Với ý nghĩa đó, Chương L là nền tảng lý luận để tìm hiểu thực trạng quản
lý công tác giáo dục BVMT cho học sinh các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhằm đề xuất các biện pháp quản lý góp phần đây mạnh công tác giáo dục BVMT cho học sinh các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Trang 40CHƯƠNG 2
THUC TRANG QUAN LY CONG TAC GIAO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHÓ THÔNG THÀNH PHÓ PLEIKU, TỈNH GIA LAI
2.1 KHÁI QUÁT VE DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XA HOI VA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÀNH PHÓ PLEIKU
Pleiku là thành phó, tỉnh ly của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam Thành phố Pleiku trước năm 1999 là thị xã Pleiku, tỉnh ly của tỉnh Gia Lai Ngày 24 tháng 4 năm 1999, theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính
phủ, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố đô thị loại III thuộc tỉnh Gia Lai
Ngày 25 tháng 2 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
249/QĐ-TTg công nhận thành phó Pleiku là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Gia
Lai Hiện nay, chính quyền Thành phó Pleiku đang gấp rút thực hiện kế hoạch
đưa Thành phố trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai trước năm 2020
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Pleiku là thành phó lớn thứ 3 tại Tây Nguyên và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14 và quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ
Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các tích tự nhiên là 26 166,36
ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai
quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào Tổng di
Thanh phó Pleiku nằm trên độ cao trung bình 700m - 800m cao hơn hẳn với độ cao trung bình của toàn cao nguyên Pleiku; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ
19 có độ cao 785m