1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

148 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 33,44 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Đà Nẵng, đề tài Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thành phố Đà nẵng trong giai đoạn hiện nay đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Đà Nẵng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRAN THI NGQC

BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC PHAP LUAT CHO

HỌC SINH THPT THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRAN THI NGQC

BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC PHAP LUAT CHO

HQC SINH THPT THANH PHO DA NANG

TRONG GIAI DOAN HIEN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do chính bản thân người nghiên

cứu thực hiện, số liệu trong luận văn là có thực do quá trình nghiên cứu thực

trạng tại 6 trường gồm THPT Cẩm Lệ, THPT Hòa Vang, THPT Nguyễn

Hiền, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Phạm Phú Thứ, THPT Thái Phiên

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Nếu vi phạm, người nghiên cứu xin chịu mọi

trách nhiệm theo quy định của Phòng đào tạo sau đại học - Trường Đại học sư

phạm Đà Nẵng

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc

Trang 4

§ Cấu trúc luận văn

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIAO

DUC PHAP LUAT CHO HQC SINH TRUNG HQC PHO THON

1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN BE

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

14 NHỮNG CĂN CU PHAP LY VE GDPL VA QUAN LY HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT

Trang 5

1.5.1 Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình, xã hội

1.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, văn hóa của dia

.30 1.5.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHÓ THÔNG

'THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 37

2.1 KHÁI QUAT VE TINH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHÓ ĐÀ NÁNG -cccerreerreer ¬— ,

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phô Đà Nẵng 37

2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục đảo tạo của thành phố Đà Nẵng 40

2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT THÀNH PHÓ ĐÀ NANG

Trang 6

2.4.2 Những mặt hạn chế

2.4.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế -.2 - Ổ9

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHÓ THÔNG

'THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 71

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 22+ srsrce 7Í

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện Í

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

3.2 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG GL

CHO HOC SINH THPT THANH PHO DA NANG

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý,

3.2.4 Biện pháp 4: Thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

3.2.5 Biện pháp 5: Thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường se ÑỘ

Trang 7

3.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường

và xã hội trong giáo dục pháp luật cho học sỉnh -2-.-s 4

3.2.8 Biện pháp 8: Thực hiện xã hội hóa các nguồn lực phục vụ cho

hoạt động GDPL cho học sinh THPT a 297

3.4 KHAO NGHIEM TINH CAP THIET VA TINH KHA THI CUA

CÁC BIỆN PHÁP, 222tr .102

b2 4+5á9100cc.- 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2222222ss ccce> TEŠỶ

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 8

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CB-GV-NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên

HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

VHNT 'Văn hóa nhà trường

Trang 9

21 Y kiên của học sinh về hiệu quả thực hiện các

HĐNGLL do nhà trường, Đoàn thanh niên tô chức

22 Y kién của CBQL và GVCN vê hiệu quả GDPL thông

23 — | kiến của học sinh về việc tô chức các hoạt động

trong giờ sinh hoạt lớp của GVCN đối với việc GDPL

2⁄4 [Ý kiến của học sinh về công tác phổi hợp GDPL của

GVCN 51

25 [Tình hình giáo viên giảng dạy môn GDCD ở 6 trường |_ 51

2.6 — | Sự quan tâm của CBQL, giáo viên đối với hoạt động

GDPL cho học sinh THPT 55

27 Y kién cia CBQL vé céng tac quan ly thực hiện mục

tiêu GDPL 57

28 | Ý kiến của CBQL vé cong tac quan ly noi dung GDPL | 58

29 Y kién cua CBQL về mức độ thực hiện công tác quản

lý hình thức tổ chức hoạt động GDPL 59

2.10 Y kién cua CBQL về mức độ thực hiện công tác quản

lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên 61

211 Y kiên của CBQL về quản lý học sinh và các hoạt

động thực hành pháp luật của học sinh 6

Trang 10

GDPL 65

2.13 'Y kiên của CBQL về mức độ thực hiện quản lý kiêm

tra đánh giá công tác GDPL 66

3.1 Kết quả kiểm chứng tính cấp thiết của một số biện

pháp GDPL cho học sinh THPT thành phố Đà Nẵng

32 Kết quả kiểm chứng tính khả thi của một số biện pháp

GDPL cho học sinh THPT thành phố Đà Nẵng trong

33 Kết quả kiêm chứng tính cap thiệt và tính khả thi của

một số biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho học

Trang 11

3.1 [ Thế hiện tính cấp thiết của một số biện pháp 104 3.2 [Thể hiện kết quả chung về tính cấp thiết của một số

Trang 12

1 Lý do chọn đề tài

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

cộng sản Việt Nam đã ghi: “Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền

làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”,

“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Mọi cơ quan tổ chức, cán bộ, công, chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”

Trong đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của

quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Xuất phát từ vai trò, ý

nghĩa quan trọng của công tác GDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm

đến công tác này Trong nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước

đã đề cập đến công tác phổ biến GDPL Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của

Đảng đã khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và GDPL;

huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật ” Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phô biến GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” đã khẳng định: “Phổ biến, GDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, yêu cầu tăng cường, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đòi

hỏi công tác phô biến GDPL phải có sự chuyền biến căn bản, toàn diện Kết

Trang 13

lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan khẩn trương xây dựng, ban

hành Luật phổ biến, GDPL và các văn bản pháp luật có liên quan, tạo cơ sở

pháp lý để triển khai thực hiện công tác phô

20/6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật phổ bị

14/2012/QH13

'Về mặt thực tiễn, để quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo

giáo dục pháp luật ” Ngày

, giáo dục pháp luật số

tiêu chí của một nhà nước pháp quyền, cán bộ, công chức và mọi công dân phải được trang bị đầy đủ và kịp thời kiến thức về pháp luật Nhưng hiện nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy tình trạng làm trái luật, vi phạm pháp luật diễn ra gây nhức nhối trong dư luận Đối tượng vi phạm có thể là cán bộ, công chức, người lao động và có cả đối tượng thanh

thiếu niên học sinh Bước vào thời kì hội nhập, đất nước ta đón nhận những

luồng gió mới từ sự tiền bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới, nền văn hóa mới để cùng hòa nhập phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đối mặt với các nguy cơ thách thức Dưới tác động của nền kinh tế thị

trường và cơ chế mở cửa, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng gia tăng Một số hành vi

vi phạm pháp luật của học sinh làm cho gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực học đường, trộm cấp, chơi cờ bạc, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới,

Bên cạnh đó, tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ có

nhiều bất ô

, từ thái độ học tập, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà

trường, chấp hành pháp luật đến những hành vi tiêu cực trong học tập, thi

cử của thanh thiếu niên học sinh và sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào

học đường Những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vỉ

Trang 14

Chính vì vậy, GDPL cho học sinh ở các trường phổ thông là một

trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục

hệ trẻ, GDPL được tiến hành

sớm sẽ giúp họ có những nhận thức cơ bản về pháp luật, nâng cao khả năng

phổ thông của nước ta hiện nay Đối với t

tư duy pháp lý, tránh được hành động bột phát, gây hậu quả nguy hiểm cho

xã hội GDPL cho học sinh là biện pháp tích cực để phòng ngừa, ngăn chặn

hành vi vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên GDPL được tiến hành thường xuyên, sâu rộng là yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách của thể hệ trẻ

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản

lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông

thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDPL ở các trường trung học

phô thông nói riêng và hiệu quả quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà

trường nói chung

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu vẻ lý luận và thực trạng quản lý hoạt động

GDPL cho học sinh THPT ở thành phó Đà Nẵng, đề tài đề

pháp quản lý hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Đà Nẵng

At một số biện

trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 15

quả, cần có các biện pháp quản lý huy động được sự tham gia của các đối tượng liên quan đến việc hình thành người công dân sống có trách nhiệm, theo pháp luật dựa trên nguyên tắc gắn với thực tiễn và tôn trọng học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu liên

quan đến đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

~ Quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn

- Tổng kết kinh nghiệm

6.3 Phương pháp nghiên cứu bỗ trợ

Sử dụng các thuật toán thống kê xử lý số liệu đã thu được từ các phương pháp khác

Trang 16

+ Nội dung

~ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

~ Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học

sinh THPT thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

~ Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thanh p

+ Kết luận và khuyến nghị

+ Tài liệu tham khảo và Phụ lục

Trang 17

PHAP LUAT CHO HQC SINH TRUNG HQC PHO THONG

1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN DE

Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xây dựng một hệ thông pháp luật hoàn chinh, đồng bộ, phù

hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tỉnh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật

Để thực hiện mục tiêu này, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật, công tác tuyên truyền, GDPL cho mọi đối tượng có tầm quan

trọng đặc biệt, trong đó có lực lượng học sinh sinh viên, những công dân trẻ

của xã hội Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn

toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là "đào tạo con

người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thâm mỹ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chat và năng lực của công dân, đáp

ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2, Luật Giáo

dục 2005) Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo

dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân

Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X

chỉ rõ: "Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn nữa

là phải giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật" Làm thế nào để kiến thức pháp luật đến được từng người dân, giúp

Trang 18

Hiến pháp và pháp luật", công tác GDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Công tác phổ biến tuyên truyền, GDPL mọi

tác

tầng lớp nhân dân nói chung và học sinh sinh viên nói riêng đã được nhi

giả nghiên cứu, bàn luận và đề xuất nhiều biện pháp đẻ nâng cao nhận thức của người dân, hoàn thiện hệ thống khoa học lý luận, thể hiện cụ thể qua các

đề tài nghiên cứu sau: "Bản về Giáo dục pháp luật” của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; "7iép

tục giáo dục pháp luật trong nhà trường - một nhiệm vụ cân thiết và cấp

bách", tác giả Nguyễn Duy Lãm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 6, 1995;

“Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải

pháp”, Luận văn thạc sỹ của Hồ Quốc Dũng, 1997; "Một số vấn đề về giáo

dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay" của Vụ Phô biến giáo dục pháp luật,

Bộ Tư pháp, Nxb Thanh Niên, 1997; "Cải cách sâu rộng hơn hoạt động xây dung pháp luật", tác giả Lê Văn Hòe, Tạp chí Lý luận chính trị, 2001; "Biển pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Huỳnh Bọng, 2012;

trường phổ thông trung học nội trú Nước Oa huyện Bắc Tra My tinh Quảng

"Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Nam", Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của tác giả Nguyễn Đoàn, 2013

Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận

và thực tiễn trong hoạt động GDPL ở nhiều góc độ Tuy nhiên, cho đến nay,

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hoạt động giáo dục pháp luật và quản lý hoạt động GDPL cho học sinh nói chung

và cho học sinh THPT ở thành phố Đà Nẵng nói riêng Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn đề này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 19

Khái niệm quản lý là một khái niệm có ý nghĩa rất tổng quát Từ khi xã

hội loài người hình thành, hoạt động tô chức, quản lý đã được quan tâm Hoạt

động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn Xét ở góc độ hoạt động thì quản lý là điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi con người để đạt đến mục đích, phù hợp với quy luật khách quan Dưới góc độ khoa học, quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức

nhằm đạt được mục tiêu chung

Tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ quan niệm: “Quản lý là một quá trình có định hướng, có mục tiêu; Quản lý là một hệ thống, là quá trình tác

động đến hệ thống đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mỗi hệ thống và người quản lý mong muốn”.[29]

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Hoạt

động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến

khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt

được mục đích của tổ chức Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định

nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận

dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiém tra” [9]

hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển.

Trang 20

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ

trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác

định" [20]

Các nhà QLGD thực tiễn còn quan niệm: QLGD theo nghĩa tổng quan

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công

tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế

hệ trẻ mà còn rộng ra cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế

hệ trẻ cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân,

các trường hệ thống giáo dục quốc dân

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ

là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự

kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [33]

Trong thực tế, QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có tô chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra [24]

Như vậy, quan niệm về QLGD có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thê QLGD; khách thẻ QLGD; mục tiêu QLGD, ngoài ra còn phải kể tới cách

Trang 21

thức (phương pháp QLGD) và công cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) QLGD

Trong phạm vi đề tài, tôi nhất trí với định nghĩa QLGD của tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Lộc: QLGD được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức

năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động

giáo dục và tất nhiên cả những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt

động đó nữa Do đó, QLGD là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy

luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra Hoặc, "Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu giáo dục trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra".[24]

- Quan niệm thứ nhất cho rằng pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do đó không cần đặt

giáo dục pháp luật

~ Quan niệm thứ hai coi GDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị,

tư tưởng, giáo dục đạo đức Nghĩa là chỉ cần thực hiện tốt quá trình giáo dục

chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức là mọi người đã có ý thức pháp luật cao,

có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật

~ Quan niệm thứ ba coi GDPL đồng nhất việc tuyên truyền, giới thiệu,

phô biến các văn bản pháp luật Như vậy, thực chất giáo dục pháp luật chỉ đơn

thuần là những đợt tuyên truyền, cô động khi có văn bản pháp luật quan trọng mới được ban hành

Các quan niệm trên chưa thể hiện đầy đủ tính đặc thù, sự tác động của

Trang 22

giáo dục pháp luật lên mọi mặt đời sống xã hội, đến đối tượng giáo dục Pháp

Việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản qui phạm pháp luật là điều kiện cần hay điều kiện khách quan, còn điều kiện đủ là cá nhân phải có ý thức pháp

luật đúng đắn, ý thức đó được hình thành dưới sự tác động liên tục, thường

xuyên của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan dẫn đến hành vi hop

pháp của cá nhân, cho nên “công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều

xong, mà còn phải tuyên truyề!

, giáo dục lâu dài mới thực hiện được” [25]

Sự nhận thức khác nhau về GDPL ảnh hưởng tới hiệu quả công tác giáo

dục pháp luật Quan niệm GDPL phải được xuất phát từ khái niệm giáo dục

trong khoa học sư phạm Trong khoa học sư phạm, giáo dục được hiểu theo

hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự ảnh hưởng tác động của những điều

kiện khách quan như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường

sống và của những nhân tố chủ quan như tác động tự giác, có chủ định và

định hướng của con người nhằm hình thành những phẩm chất kỹ năng nhất

định của đối tượng giáo dục Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động

định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục nhằm truyền bá những

kinh nghiệm đấu tranh sản xuất, những trí thức tự nhiên xã hội và tư duy đề

người học có đầy đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội

Trong thực tiễn, ảnh hưởng của các điều kiện khách quan có vai trò rất lớn đối với việc hình thành ý thức cá nhân con người, tuy nhiên, lý luận khoa

học sư phạm cũng nhân mạnh đến yếu tố tác động hàng đầu, rất quan trọng và

Trang 23

có tính quyết định của nhân tố chủ quan trong giáo dục Vì vậy, khái niệm

giáo dục thường được hiểu theo nghĩa hẹp

GDPL là hoạt động mang đầy đủ tính chất của giáo dục và cũng có nét

đặc thù riêng GDPL cũng được các nhà khoa học tiếp cận theo nghĩa hẹp của

giáo dục, “cần vận dụng khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp để hình thành khái

niệm giáo dục pháp luật” [16] Hướng tiếp cận này xuất phát từ các lý do sau:

~ Mặc dù sự hình thành ý thức con người là quá trình chịu ảnh hưởng,

tác động thống nhất của các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan, nhưng coi GDPL như một nhân tố tác động thì mới xác định rõ được các yếu

tố của quá trình GDPL như chủ thể giáo dục pháp luật, đối tượng giáo dục

pháp luật, nội dung hình thức GDPL,

cao hiệu quả GDPL khi gặp những trở ngại khách quan

lẻ từ đó giữ vững định hướng va nang

- Tiếp cận GDPL theo nghĩa hẹp còn có ý nghĩa trong việc phân biệt

hai phạm trù giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật Hoạt động GDPL là sự

tác động của nhân tổ chủ quan mà trước hết là hoạt động có định hướng, có tổ

chức, có chủ định về kế hoạch, về nội dung chương trình Trong khi đó, sự

hình thành ý thức pháp luật là sản phẩm của cả điều kiện khách quan lẫn sự tác động có định hướng của nhân tố chủ quan GDPL là nhân tố tác động đối

với sự hình thành ý thức pháp luật

- Tiếp cận giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp của giáo dục trong khoa học sư phạm cho thấy rõ hơn mối quan hệ giữa cái riêng, cái đặc thù của

GDPL với cái chung, cái phổ biến của giáo dục Tính đặc thù của GDPL so

với các dạng giáo dục thể hiện ở mục đích riêng, đó là hình thành tri thức,

tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật

Từ các phân tích nêu trên, khái niệm GDPL được hiểu là hoạt động có

tổ chức, có mục đích của chủ thể giáo dục được thể hiện để cung cấp tri thức

pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và định hướng hành vi hợp pháp cho do đối

Trang 24

tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm pháp luật đúng đắn,

thói quen tuân thủ pháp luật và tham gia tích cực vào các hoạt động pháp luật

1.2.4 Hoạt động giáo dục pháp luật

Các Mác đã từng nói rằng ý thức là do tồn tại xã hội của con người quyết định, mà sự tồn tại đó chẳng qua là quá trình hiện thực của đời sóng con người Và quá trình sống đó chính là toàn thể hệ thống các hoạt động thay đồi nhau của con người Các hoạt động sống của con người là một hệ thống gắn

hình thành bản chất con người mới ở họ thì điều này có thể thực

"Một nền giáo dục gắn chặt với cuộc sống của con người, của nhân dân

lao động, gắn chặt với thực tiễn xã hội, nhất định phải bao gồm toàn thể các

hoạt động sống thực của của người học Chỉ có điều những hoạt động đó

không còn mang tính tự nhiên sơ khai nữa mà được sự tô chức và lãnh đạo

của nhà giáo dục, hay nói cách khác, là những hoạt động giáo dục" [30]

Hoạt động giáo dục là tác động chủ đạo của người thầy, người học chủ

động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất

nhân cách

Hoạt động GDPL là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một

cách có mục đích, có kế hoạch, có tô chức nhằm hình thành, làm sâu sâu sắc

và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của học sinh, hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật, hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật

Từ khái niệm quản lý giáo dục và khái niệm hoạt động GDPL, quản lý

hoạt động GDPL là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến các

Trang 25

thực hiện hoạt động GDPL và đối tượng được GDPL nhằm đạt được mục tiêu

GDPL Quản lý hoạt động GDPL trong trường học là quá trình tác động đến giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh được tiến hành trong và

ngoài giờ học trên lớp theo chương trình kế hoạch Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nói tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, do nhà trường quan ly

1.3 NHUNG VAN DE LY LUAN VE HOAT DONG GDPL VA QUAN

LÝ HOẠT ĐỘNG GDPL CHO HỌC SINH THPT

1.3.1 Hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

a Vj tri, vai trò của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc

độ: Nhà nước và công dân Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội Pháp luật là phương tiện dé công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình GDPL cho công dân nói chung và cho học sinh THPT nói

riêng có ý nghĩa rất quan trọng vì từ chỗ không dé ý nhiều đến sự tồn tại của

pháp luật, đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức,

biện pháp khác nhau sẽ dành sự quan tâm đến pháp luật nhiều hơn, đồng thời

nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức thực hành pháp luật đúng quy định,

qua đó tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Hoạt động GDPL hiệu quả sẽ giúp cho đối tượng GDPL nhận thức

được những giá trị của pháp luật, hành vi ứng xử theo pháp luật, tạo được

niềm tin vào pháp luật Khi đã có ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật và đạo đức, có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật, đối tượng

GDPL sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quy định của

pháp luật và họ cũng sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong GDPL

b Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật

Mục tiêu của hoạt động GDPL là một trong những yếu tố cấu trúc bên

Trang 26

trong của GDPL và giúp phân biệt GDPL với các dạng giáo dục khác Đồng thời là cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp của GDPL

phù hợp với từng chủ thể và đối tượng GDPL

Mục tiêu của hoạt động GDPL được thể hiện trong khái niệm GDPL,

đó là trang bị, cung cấp, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật tình cảm và

hành vi hợp pháp, hình thành ý thức pháp luật đúng đắn, thói quen hành động

phù hợp với các qui định của pháp luật và đòi hỏi của nền pháp chế hiện hành

Mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật được thể hiện ở ba nội dung sau:

~ Về mục tiêu nhận thức: GDPL nhằm cung cấp và từng bước mở rộng,

tri thức pháp luật, nâng cao văn hóa pháp luật của chủ thể được giáo dục Đây

là mục đích hàng đầu, bởi chính sự am hiễu pháp luật, sự nhận thức đúng về

giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để

hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật ở mỗi công dân Tri thức pháp

luật sẽ giúp cho mỗi con người tổ chức một cách có ý thức hoạt động của

mình và tự đánh giá, kiểm tra, đối chiếu với các chuẩn mực của pháp luật

~ VỀ mục tiêu cảm xúc: GDPL nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối

với pháp luật Mục đích này rất quan trọng vì nếu có tri thức pháp luật mà

không có tình cảm tôn trọng vào pháp luật cũng như vào các cơ quan bảo vệ pháp luật thì con người đễ hành động lệch khỏi các chuẩn mực pháp luật Mục đích cảm xúc của hoạt động giáo dục pháp luật bao gồm việc giáo dục tình cảm công bằng, trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng với hành vi vi

phạm pháp luật và tinh thần pháp chế Tắt cả những tình cảm này có quan hệ

phụ thuộc vào nhau Trong đó, giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho

con người biết đánh giá hành vi đúng, sai, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với cái

sai, điều chỉnh hành vi của chính mình theo các quy phạm pháp luật Giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho một người ý thức được những nghĩa vụ pháp luật cơ bản của mình, thực hiện những hành vi theo yêu cầu

Trang 27

của pháp luật Giáo dục tình cảm không khoan nhượng trước những hành vi vĩ phạm pháp luật rất quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật của cá nhân Giáo dục tình cảm pháp chế hướng vào việc hình thành ý thức tuân thủ

pháp luật Nghĩa là người được giáo dục phải ý thức được rằng mọi quyết

định của mình phải dựa vào cơ sở của pháp luật

~ Về mục tiêu hành vi: GDPL nhằm hình thành động cơ và hành vi thói

quen xử sự hợp pháp tích cực Mục tiêu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

trong hệ thống mục đích GDPL Bởi vì kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức pháp luật của con người là hành vi xử sự theo pháp luật Có nhiều yếu tố tác động đến con người để hình thành hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật, trong đó hoạt động GDPL là yếu tố cơ bản GDPL sẽ cung cấp những tri

thức pháp luật, giáo dục lòng tin sâu sắc và sự cần thiết phải tuân theo một

cách tự nguyện những quy định của pháp luật Đề làm được điều đó, quá trình GDPL cần sử dụng nhiều hình thức, phương pháp và kiên trì thường xuyên để mọi công dân hiểu được sự cân thiết, tính hợp lý của pháp luật vì lợi ích

chung của xã hội

Như vậy, trong quá trình tiến hành GDPL, việc xác định mục tiêu có ý

nghĩa rất quan trọng để mang lại chất lượng giáo dục pháp luật Các mục tiêu

này có sự đan xen quan hệ qua lại trong một sự thống nhất chặt chẽ từ nhận

thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực, từ tích cực đến thói quen xử sự theo

pháp luật Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình

cảm pháp luật lại được củng có Vì vậy, khi tiến hành GDPL đều phải hướng

hoạt động GDPL vào cả ba mục tiêu trên

e Chủ thể và đối tượng của giáo dục pháp luật

- Chủ thể của giáo dục pháp luật

Trong khoa học pháp luật, chủ thể GDPL được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, chủ thẻ GDPL là tất cả mọi cơ

Trang 28

quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật Theo nghĩa hẹp, chủ thể GDPL là con người cụ thể có năng lực pháp luật, có trình độ chuyên môn, có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức nhân cách

Trong lý luận giáo dục học, chủ thể GDPL là những thầy cô giáo và tất

cả những người làm công tác giáo dục khác Vận dụng vào GDPL, có thể hiểu

chủ thể GDPL là những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách

xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích GDPL Chủ thể GDPL

bao gồm chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp

lệm

Chủ thể chuyên nghiệp là những người có chức năng, nhiệm vụ chủ

yếu là GDPL, trực tiếp thực hiện các mục đích, nội dung GDPL như các báo

cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giảng viên luật trong các nhà trường Chủ thể không chuyên nghiệp là những cá nhân và tổ chức tuy chức năng

chính không phải là GDPL nhưng thông qua các hoạt động chuyên môn,

nghiệp vụ của mình đã tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nội

hội, đại biêu Hội đồng nhân dân các cấp, các cán bộ của các cơ quan hành pháp, tư pháp, những dung GDPL Những người này bao gồm đại biểu Qui

Tom lai, chi thể GDPL được hiểu là tất cả những người mà theo chức

năng hay theo trách nhiệm xã hội, đã tham gia góp phần vào việc thực hiện mục tiêu GDPL.

Trang 29

- Đối tượng của giáo dục pháp luật

Như đã đề cập ở trên, khái niệm GDPL được xây dựng xuất phát từ

nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm, nó chỉ là một dạng

đặc thù mang nét riêng nằm trong cái chung của hoạt động giáo dục Vì vậy,

khi xem xét đến khách thể hay đối tượng GDPL phải

của giáo dục nói chung và mục đích của GDPL nói riêng Quá trình GDPL cập đến các mục đích

thực chất là quan hệ xã hội giữa một bên là người giáo dục (chủ thẻ) và bên là

người được giáo dục (khách thể hay đối tượng) quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bên nhưng chiều tác động chủ yếu vẫn là sự

tác động, chỉ phối của người giáo dục (chủ thể) Sự tác động giáo dục là

những hoạt động có ý thức, có định hướng, có kế hoạch nhằm đạt tới những

mục tiêu của GDPL, xây dựng được ý thức và những hành vi hợp pháp cho

đối tượng GDPL

Như vậy đối tượng GDPL ở đây không chỉ là cá nhân, những nhóm

cộng đồng xã hội mà còn bao hàm cả các yếu tố bên trong của họ như nhận

thức, tình cảm, cảm xúc, hành vi cụ thể của họ phù hợp với pháp luật

Đối tượng GDPL ở các trường là các em học sinh, những người tiếp

nhận trực tiếp hay gián tiếp tác động của các hoạt động GDPL Việc xác định đối tượng GDPL có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho chủ thể GDPL xây dựng

các nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp phù hợp đề tiếp cận với tượng GDPL một cách hiệu quả

d Nội dung giáo dục pháp luật

Nội dung GDPL là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình GDPL, có tính quyết định đến hiệu quả của GDPL Nội dung GDPL được xác

định trên cơ sở mục đích, đối tượng GDPL nhằm hình thành ở đối tượng

GDPL hệ thống tri thức pháp luật

Nội dung GDPL là sự cụ thể hóa mục đích, nhiệm vụ và xuất phát từ

Trang 30

nhu cầu, đặc điểm của đối tượng GDPL, chúng ta có thê chia nội dung GDPL

theo ba mức độ sau:

~ Mức độ tối thiểu về GDPL: GDPL phổ cập cho công dân để trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, giúp họ hình thành những tri thức cơ bản về pháp luật và thói quen xử sự theo pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ

các quyi

„ lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình

- Mức độ giáo dục theo yêu cầu của ngành nghề: GDPL cho những

người hoạt động ở trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau

Ngoài các nội dung cơ bản về pháp luật, nội dung GDPL có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng, các quyền và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực đó và trình tự giải quyết các tranh chấp phô biến liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp

~ Mức độ giáo dục chuyên luật: Giáo dục luật chuyên ngành là mức độ

cao nhất, mục đích đào tạo các chuyên gia pháp luật cho bộ máy nhà nước,

các tổ chức mang tính nghề nghiệp về pháp luật Sự hiểu biết của đối tượng này bao gồm những tri thức pháp luật mang tính chuyên sâu về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Tai khoản 2b, điều 23, mục 3, chương II của Luật phổ biến, giáo dục

pháp luật của Quốc Hội năm 2012 có quy định “Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị

kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý

„ nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn

trọng và chấp hành pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyên, lợi ích hợp

pháp và thực hiện nghĩa vụ của mình

Trang 31

e Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật

- Hình thức giáo dục pháp luật

Mục đích và nội dung GDPL có vai trò quan trọng trong quá trình GDPL Tuy nhiên, chúng không tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục mà phải được thông qua các kênh chuyển tải thông tin, các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình GDPL thể hiện nội dung GDPL và đảm bảo mục đích GDPL Vì vậy, việc xác định đúng hình thức GDPL có ý nghĩa rất lớn để đem lại hiệu quả giáo dục

Khái niệm hình thức giáo dục theo giáo dục học được hiểu là các hình

thức tô chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh nội dung giáo dục và đạt mục đích giáo dục Trên cơ sở khái

niệm này, hình thức GDPL được coi là các dạng hoạt động cụ thể, có tổ chức

phối hợp giữa chủ thẻ GDPL và đối tượng GDPL để thể hiện nội dung GDPL

và đạt mục đích GDPL

“Theo quan niệm này, hình thức GDPL được chia thành hai loại

- Các hình thức GDPL mang tính phổ biến, truyền thống được thực hiện trực tiếp giữa chủ thể GDPL với đối tượng GDPL như: dạy và học pháp luật trong các nhà trường, hội nị

hội thảo pháp luật hoặc thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh, các cuộc thi tìm hiểu

pháp luật, truyền thông cỗ động, nói chuyện pháp luật ở các cơ quan nhà

nước, địa bàn dân cư

- Các hình thức GDPL mang tính đặc thù, gắn hoạt động GDPL thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tòa Án, Viện kiểm sát Hình thức này được thực hiện bởi các chủ thể là công chức nhà nước, các luật gia hoặc các luật sư đang

công tác ở các tô chức nghề nghiệp

Tại khoản 1 và 2, điều 24, mục 3, chương II, Luật phổ biến, giáo dục

Trang 32

pháp luật năm 2012 của Quốc hội về hình thức GDPL trong các cơ sở giáo dục hệ thống giáo dục quốc dân quy định:

~ Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động

giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục

phổ truyền thống như nói chuyện, báo cáo chuyên đề, tọa đàm, hoạt động

văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu Hình thức này được thông qua trong

chương trình chính khóa ở môn GDCD và hoạt động ngoại khóa, HDNGLL

- Phương pháp giáo dục pháp luật

Dưới góc độ lý luận giáo dục học, phương pháp giáo dục nói chung

được hiểu là cách thức, biện pháp được sử dụng đề truyền đạt và lĩnh hội nội

dung giáo dục của nhà giáo dục nhằm đạt đến mục đích giáo dục Trên cơ sở

đó, phương pháp GDPL là cách thức, biện pháp được chủ thể sử dụng để tác

động đến đối tượng giáo dục nhằm truyền đạt nội dung GDPL, mục đích nâng

cao nhận thức pháp luật, tình cảm và lòng tin cũng như thói quen xử sự theo

pháp luật Để hoạt động giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, chủ thể GDPL cần phải có sự lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với khả năng tiếp nhận của đối tượng

Đối với đối tượng GDPL là học sinh THPT, chủ thể GDPL có thể vận

dụng các nhóm phương pháp sau:

~ Nhóm phương pháp thuyết phục: là nhóm phương pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của đối tượng giáo dục nhằm dé dần hình thành ý thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật Nhóm này gồm các phương pháp khuyên giải, nêu gương

- Nhóm phương pháp tô chức hoạt động: là nhóm phương pháp đưa đối

Trang 33

tượng giáo dục vào các tình huống, hoạt động cụ thể để rèn luyện kỹ năng

ứng xử đúng pháp luật tạo nên các hành vi thói quen Nhóm này gồm các phương pháp tập luyện, rèn luyện

- Nhóm phương pháp kích thích hành vi: là nhóm phương pháp tác

động vào mặt tình cảm của đối tượng giáo dục nhằm tạo ra những phần khởi

thúc đây tích cực hoạt động, đồng thời giúp những người có khuyết điểm nhận ra và sửa chữa, khắc phục lỗi lầm Nhóm này gồm phương pháp khen

thưởng, trách phạt

Nhu vậy, phương pháp GDPL rất đa dạng, nhà giáo dục cần vận dụng

linh hoạt các phương pháp cho phù hợp với mục đích, nội dung GDPL

ø Nguyên tắc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

Một là, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực

Hai là, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm

Ba là, đa dạng các hình thức phổ biến, GDPL, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, GDPL và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc

Bồn là, gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương

và đời sống hằng ngày của người dân

Nam là, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội Theo lý luận giáo dục học, khái niệm nguyên tắc giáo dục là "hệ thống những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận giáo dục, có vai trò định hướng trong việc tô chức các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn việc lựa chọn nội

Trang 34

dung, phương pháp và các hình thức tổ chức nhằm làm cho quá trình giáo dục

đạt được mục đích giáo dục đã đề ra" [23] Vận dụng vào hoạt động GDPL,

nguyên tắc GDPL được hiểu là những nguyên tắc cơ bản có vai trò định

hướng trong việc tổ chức các hoạt động GDPL, chỉ dẫn việc lựa chọn nội

dung GDPL, phương pháp và hình thức tổ chức GDPL nhằm làm cho quá

trình GDPL đạt được mục đích GDPL đã đề ra

Trong nhà trường phổ thông, các nguyên tắc GDPL cần được đảm bảo

là: Phải đảm bảo tính mục đích, thống nhất, chính xác, dễ hiểu, thực

kết nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh

1.3.2 Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

a Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

Quản lý mục tiêu GDPL đóng vai trò then chót, là nhân tố đảm bảo sự

thành công của công tác GDPL cho học sinh Quản lý mục tiêu GDPL tạo ra

sự thống nhất ý chí trong nhà trường; định hướng phát triển của hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung, hướng sự nỗ lực của mọi người vào mục

tiêu đó; tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình giáo dục; tạo động lực cho mọi cá nhân, tạo môi trường và

điều kiện bảo đảm phát triển ôn định, bền vững và hiệu quả

Quản lý mục tiêu GDPL là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý

tới khách thể quản lý nhằm làm cho hoạt động GDPL cho học sinh đạt tới kết qua mong muốn một cách hiệu quả nhất Về bản chất, quản lý mục tiêu GDPL

là quá trình tác động có định hướng của chủ thẻ quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động GDPL cho học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả

Trang 35

mục tiêu của hoạt động GDPL cho học sinh

b Quản lý nội dung hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

Đề GDPL cho học sinh đạt được hiệu quả, quản lý nội dung hoạt động GDPL có vai trò rất quan trọng, đảm bảo các khâu của quá trình giáo dục được thực hiện đúng theo mục tiêu của hoạt động GDPL Trong đó, quản lý nội dung GDPL cho học sinh bao gồm: quản lý việc thực hiện mục tiêu GDPL; quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDPL; quản lý việc xây dựng các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDPL;

quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong tổ chức

các hoạt động GDPL cho học sinh; quản lý việc đánh giá kết quả GDPL cho

học sinh

e Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

pháp luật cho học sinh

Hoạt động GDPL cho học sinh được tiến hành trong chương trình chính

khóa và ngoại khóa ở các nhà trường phổ thông Vì vậy, việc quản lý phương

pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPL cho học sinh phải đảm bảo chuẩn

kiến thức kỹ năng ở môn GDCD giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương

trình 12, thực hiện đúng yêu cầu về mục đích, nội dung GDPL theo tinh thần chỉ đạo của các cấp về GDPL trong các nhà trường Phương pháp và hình

thức GDPL phải phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông để đạt được hiệu quả GDPL

Quản lý hình thức tổ chức hoạt động GDPL phải kiên định lập trường tuân thủ pháp luật, giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật 'Việc tổ chức hoạt động cần được đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia Các hình thức thực hiện cần đa dạng,

phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tế ở từng

nhà trường Thông qua các hình thức tổ chức hoạt động GDPL trong nhà

Trang 36

trường, học sinh được truyền tải những kiến thức pháp luật, cập nhật thông tin

về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để từ đó học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của bản thân Học sinh cũng nhận biết được những tác

động xấu từ tiêu cực của xã hội đề có đánh giá đúng đắn, kỹ năng ứng xử phù hợp để bảo vệ bản thân, đồng thời xây dựng ở học sinh ý thức tự giác và tỉnh thần kiên quyết đấu tranh với tiêu cực của bản thân và xã hội để giữ gìn và vươn đến những giá trị tốt đẹp

4L Quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên

Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nội dung GDPL được đối tượng giáo dục pháp luật tiếp nhận một cach dé dang, đảm

bảo đúng mục đích, chính xác cần phải có đội ngũ báo cáo viên, giáo viên

giảng dạy có năng lực, hiểu biết sâu về pháp luật

Thông qua các hoạt động GDPL của đội ngũ báo cáo viên, học sinh sẽ

nâng cao nhận thức, hiểu biết của mình về pháp luật, từ đó có thể bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình Nói cách khác, hoạt động

GDPL của đội ngũ báo cáo viên nhằm hình thành ở học sinh tri thức pháp luật, lòng tin và tình cảm đối với pháp luật, từ đó có hành xử sự phù hợp với

các yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác GDPL nói chung và đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng Điều này được thể hiện tại điều 35, 36,

37, mục 2, chương 3, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 của Quốc

hội quy định về báo cáo viên pháp luật, quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên

pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia phổ

biến, GDPL ở cơ sở [35]

e Quan lý các hoạt động thực hành pháp luật của học sinh

Hoc sinh THPT là đội ngũ được giáo dục, là đối tượng trực tiếp của chủ thể quản lý trong hoạt động GDPL cho học sinh THPT Một trong những đặc

Trang 37

điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, các em luôn cho mình là người lớn, vì vậy để quản lý yếu tố tự giáo dục của các em cần chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục Đây là lứa tuổi nhạy cảm dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức, hành vi và dễ có những suy nghĩ bồng bột, nông nồi nhất thời

Để hoạt động thực hành pháp luật của học sinh đảm bảo đúng mục tiêu của hoạt động GDPL, n

nhận thức, tâm lý lứa tuổi và có sự thống nhất trong công tác chỉ đạo thực

lung chương trình GDPL phải phù hợp với trình độ hiện Các phương pháp, hình thức GDPL được vận dụng linh hoạt để phát huy

tính tự giác, tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt

mục tiêu GDPL, giáo dục đạo đức trong nhà trường

Qua chương trình giáo dục chính khóa ở môn GDCD và các môn được

tiến hành lồng ghép, việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá cần được phát huy để quá trình giáo dục dần dần chuyển thành quá trình tự giáo dục và học sinh sẽ là người

nắm giữ kiến thức về pháp luật một cách không thụ động nữa Bên cạnh đó,

các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp sẽ thực tiễn hóa các kiến thức học

sinh được học bằng các hình thức tô chức hấp dẫn, phong phú, bỗ ích để việc tuyên truyền GDPL không còn nhàm chán

Giáo dục có các tính chất là phức tạp, lâu dài nên việc quản lý các hoạt đông thực hành pháp luật của học sinh cần thường xuyên, liên tục và có kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo việc thực hành pháp luật đó đúng mục tiêu của hoạt động GDPL

ø Quản lý điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác giáo

dục pháp luật

Quản lý CSVC, TBDH trong hoạt động GDPL là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả các

Trang 38

CSVC, TBDH để phục vụ đắc lực cho hoạt động GDPL cho học sỉ

Nếu các điều kiện về CSVC, TBDH được quản lý, khai thác tốt, sẽ bảo

đảm quá trình tổ chức các hoạt động GDPL diễn ra đúng mục đích, đạt yêu cầu Việc quản lý tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục

và của Sở tài chính

Như vậy, quản lý CSVC, TBDH trong hoạt động GDPL là một trong

những công việc của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà

trường

h Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh

Trong quá trình giáo dục, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tắt yếu

không thể thiếu, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối

tượng được phân công thực hiện kế hoạch, kế hoạch được thực hiện đúng mục

tiêu, đúng chủ trương chung của các cấp, của ngành giáo dục, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn

Kết quả kiểm tra đánh giá không chỉ có ý nghĩa đối với cán bộ quản lý

mà có ý nghĩa với cả giáo viên, học sinh Qua kết quả kiểm tra đánh giá, mỗi

cá nhân hiểu rõ hơn về mục đích công việc, về những hoạt động của mình, từ

đó hoạt động tích cực hơn và ý thức tự giác điều chinh hành vi của mình cho

phù hợp với yêu cầu hoạt động đề ra

Chính vì vậy, công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động GDPL đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, chính xác, phản ánh được những hạn

chế để kịp thời khắc phục, điều chỉnh bảo đảm tính công bằng, khách quan

góp phần nâng hiệu quả hoạt động GDPL cho học sinh trong các nhà trường 1.4 NHUNG CAN CU PHAP LY VE GDPL VA QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC PHAP LUAT CHO HQC SINH THPT

Công tác tuyên truyền, GDPL luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm 'Văn kiện lần thứ VI của Đảng xác định rõ: "Đưa việc dạy pháp luật vào hệ

Trang 39

thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông,

đại học) của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương

đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp đề giáo dục, nâng cao ý thức

pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân" [11] Tại Đại hội IX, công

cuộc đổi mới tiếp tục khăng định "Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền,

giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh"[12] Đại

hội XI vẫn tiếp tục xác định "Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,

truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động,

giải trí, phát triển thẻ lực, trí lực cho thế hệ trẻ Khuyến khích, cỗ vũ thanh

niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa

học, công nghệ hiện đại" [13]

Nhu vay, công tác GDPL đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm và chỉ

đạo ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn Đó là quá trình xây dựng con người

mới XHCN, những quan điểm tư tưởng và đường lối chỉ đạo nêu trên của Đảng làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thâm quyền cụ thể hóa thành

các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời phân công nhiệm vụ cho các cơ

quan thực hiện

Tại mục 3, Điều 60, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2013

đã có đề cập đến việc "xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa,

giàu lòng yêu nước, có tỉnh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dan" [36]

Nhiều văn bản từ các cấp Chính phủ, bộ ngành, địa phương đã thể

hiện sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, GDPL cho nhân dân và học sinh như sau:

- Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban bí thư về tăng

Trang 40

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phô biến, giáo dục pháp luật,

nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân

- Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân

~ Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003

đến năm 2007

- Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 18 tháng 8 năm 2007 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phô biến, giáo dục pháp luật

trong ngành giáo dục

- Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng I1 năm 2009 về Phê duyệt đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong

nhà trường" của Thủ tướng chính phủ

- Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16 tháng I1

năm 2010 giữa Bộ Giáo dục và Bộ Tư pháp về Hướng dẫn việc phối hợp thực

hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

- Quyết định số 792/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Bộ

GD&ĐT về ban hành kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm

2014 của ngành giáo dục

- Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thành ủy Đà Nẵng về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng

- Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2014 của UBND

thành phố về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn

thành phố năm 2014.

Ngày đăng: 10/08/2022, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w