1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành

80 421 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 519 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã gặp rấtnhiều cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính– ngân hàng, lĩnh vực dễ chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới và có sự thamgia của các ngân hàng thương mại nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh,phong cách phục vụ chuyên nghiệp Để có thể cạnh tranh được trong môitrường mới, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đa danghóa các lĩnh vực hoạt động, cung cấp nhiều hơn các dịch vụ đáp ứng nhu cầungày càng lớn cho khách hàng Trên nền tảng đó, ngân hàng thương mại vớitư cách là trung tâm tiền tệ của nền kinh tế luôn đặt mục tiêu “ Cung cấp vốncho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, chuyển dịch cơ cấukinh tế” lên hàng đầu Đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.

Là một ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Hà Thành cũng không nằm ngoài quy luật này Bên cạnh việcmở rộng hoạt động, cung cấp các dịch vụ mới, ngân hàng đã và đang thay đổiphương thức, chú trọng nâng cao chất lượng các hoạt động của mình để phùhợp hơn trong thị trường mới với bối cảnh biến động như hiện nay Ngânhàng chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung – dài hạn đối với cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế song song với hoạt động tín dụngngăn hạn truyền thống

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng đang diễn ra gay gắt, mặcdù chất lượng tín dụng trung – dài hạn đã được Ngân hàng chú trọng, songvẫn còn một số hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra và chưa tương xứng vớitiềm năng của Ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên, với nhữnghiểu biết em đã học tập, nghiên cứu tại trường và kỹ năng trau dồi trong quátrình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành – một ngân hàng

Trang 2

giữ vai trò chủ lực trong cho vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển

kinh tế đất nước, em thấy rằng lựa chọn đề tài : “ Nâng cao chất lượng tíndụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành” là một đề tài

thiết thực trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàngĐT & PT Hà Thành

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tạiNgân hàng ĐT & PT Hà Thành

Với những gì thể hiện trong bài chuyên đề này, em hy vọng có thể đónggóp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng vàhiệu quả tín dụng trung và dài hạn nói riêng Tuy nhiên, do trình độ và thờigian còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những khiếmkhuyết Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của thầy côgiáo và các phòng ban của Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành để bài viết của emhoàn thiện và sâu sắc hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại

* Khái niệm chung về tín dụng

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sáchtiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủnhằm ổn định kinh tế

Ta có thể hiểu khái niệm về Ngân hàng qua nhiều khái niệm đã được đưara dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính.

Nhưng về khái quát, “Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung

gian mà hoạt động thương xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàngvới nghĩa vụ hoàn trả và sử dụng số tiền thu được để cho vay và đầu tư vàcung cấp các phương tiện thanh toán”.

Thực hiện vai trò trung gian tài chính, Ngân hàng thực hiện các hoạtđộng cơ bản như huy động vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư, các hoạt độngtrung gian khác Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớnnhất của Ngân hàng thương mại

Tín dụng là một phạm trù kinh tế lâu đời, ra đời và tồn tại gắn liền với sựtồn tại và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa Tín dụng ra đời làmột yếu tố khách quan của sự ra đời và phát triển của xã hội

Mặc dù đã ra đời và phát triển từ khá lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa

thống nhất về khái niện tín dụng Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ nguồngốc của từ Latinh “Credio” nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm Hiểu theo cách

đơn giản, tín dụng là sự vay mượn giữa hai bên (bên đi vay và bên cho vay)

Theo Kmarx, “tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng

giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một khoảng thời gian nhất

Trang 4

định thu hồi một lượng lớn hơn giá trị ban đầu” Như vậy, tín dụng chính là

các quan hệ phân phối lợi ích kinh tế (hay là các quan hệ kinh tế), giữa ngườiđi vay và người cho vay, gắn liền với việc tạo lập và sử dụng vốn nhằm thỏamãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất xã hội dựa trên nguyêntắc có hoàn trả Ngày nay, cùng với sự phát triển và hiện đại hóa của nền kinhtế thị trường, các quan hệ và hình thức tín dụng cũng phải phát triển phongphú và đa dạng hơn cho phù hợp với mối quan hệ trong nền kinh tế Trong đó,tín dụng Ngân hàng là hình thức chủ yếu nhất, đáp ứng nhanh chóng kịp thờinhu cầu vốn của nền kinh tế xã hội.

Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam được sửa đổi bổ sung năm 2004, quy định về hoạt đông tín dụng và cấp

tín dụng của TCTD như sau: “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng

nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng Tổ chức tín dụng đượccấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thươngphiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và hình thức kháctheo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

Ngân hàng thường cung cấp nhiều loại tín dụng cho nhiều đối tượng vớinhiều mục đích sử dụng khác nhau Có nhiều cách phân loại tín dụng khácnhau căn cứ theo yêu cầu và mục tiêu quản lý của ngân hàng Tín dụng có thểđược phân loại theo thời gian, theo hình thức, theo tài sản đảm bảo, theo rủiro…Tuy nhiên phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đốivới ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi củatín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng Tín dụng phân loại theothời hạn được chia thành tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn

a Khái niệm tín dụng trung và dài hạn

Trong nền kinh tế, nhu cầu nguồn vốn trung và dài hạn thường xuyênphát sinh bởi các DN luôn phải tìm cách phát triển mở rộng sản xuất, đổi mới

Trang 5

kỹ thuật công nghệ, để từ đó tăng cường và củng cố sức cạnh tranh của mìnhtrên thị trường Để làm được điều này, đòi hỏi ngân hàng phải có một lượngvốn lớn sử dụng trong một thời gian dài Nhu cầu này có thể được thảo mãnmột phần từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn vốn vay nước ngoài cònphần lớn được hình thành từ các thể chế, công cụ tài chính trên thị trường tiềntệ Tuy nhiên, thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam còn non trẻ nên chưathể đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các DN Chính vì vậy, các DN thường tìmđến các NHTM cho DN vay với số vốn lớn, thời gian dài bằng hình thức tíndụng trung và dài hạn.

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng trung hạn được hiểu làloại tín dụng có thời gian hoàn vốn từ 1 đến 5 năm, được sử dụng để thực hiệncác dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống Tíndụng trung hạn của Ngân hàng được cấp cho khách hàng để mở rộng cải tạo,khôi phục, hoàn thiện và cải tiến quy trình công nghệ, quy trình sản xuất Tín dụng Ngân hàng dài hạn là loại tín dụng có thời gian hoàn vốn trên 5năm, được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển và sản xuất kinhdoanh Hình thức này thường được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ việc xâydựng mới, mở rộng nhà xưởng hoặc hoàn thiện quy trình công nghệ, quy trìnhsản xuất

Đối với thời kỳ hội nhập hiện nay, nhu cầu vốn trung và dài hạn để đổimới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi các DN nước ta chủyếu là các DN vừa và nhỏ, chưa tích lũy đủ vốn tự có để đầu tư Bên cạnh đólà sự suy giảm của thị trường chứng khoán nên việc đầu tư trực tiếp của côngchúng thông qua hình thức mua trái phiếu, cổ phiếu do các DN phát hành tỏra không hiệu quả Cho nên trong thực tiễn, nhu cầu vốn trung và dài hạn củacác DN nước ta chủ yếu được đáp ứng bằng nguồn vốn tự có của mình và đaphần còn lại bằng tài trợ của NHTM thông qua hình thức tín dụng trung vàdài hạn.

Trang 6

b Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn  Thời hạn cho vay

Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước trong quy định số1627/2001/QĐ-NHNN, thời hạn tín dụng được hiểu là “khoảng thời gianđược tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hếtnợ gốc và lãi vốn vay được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chứctín dụng và khách hàng”.

Thời hạn tín dụng trung và dài hạn thường kéo dài trên một năm tùythuộc vào mục đích sử dụng vốn vay và thỏa thuận của Ngân hàng và kháchhàng.

Thời hạn cho vay = Thời hạn thi công (ân hạn) + Thời gian trả nợ

Trong đó thời gian thi công là thời gian chuyển giao vốn tín dụng giữaNgân hàng và khách hàng Thời gian trả nợ là thời gian khách hàng bắt đầutrả nợ cho đến khi khách hàng trả hết nợ cho Ngân hàng

 Giá trị của khoản vay

Các khoản tín dụng trung và dài hạn thường có vốn đầu tư lớn vượt quákhả năng tài chính của khách hàng Giá trị các khoản cho vay này tùy thuộcvào tính chất, đặc điểm, quy mô của dự án, công trình sản xuất, kinh doanh,quá trình sử dụng…Hình thức hoàn trả thường là trả định kỳ, trả góp hàngtháng, hàng quý, hàng năm.

 Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn

Như đã phân tích ở trên, đối tượng được tài trợ của tín dụng trung và dàihạn thường là các loại tài sản cố định như: phương tiện vận tải, trang thiết bị,máy móc, nhà xưởng…, công trình xây dựng như: nhà của, cầu đường…nêncần một lượng vốn đầu tư lớn Nguồn dùng để trả nợ của khách hàng là cácquỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận thu được từ dự án nên thời hạn trả nợ kéodài, dẫn đến thời gian thu hồi vốn chậm Nhu cầu đầu tư vào mua sắm tài sảncố định, tài trợ dự án của DN là rất lớn nhưng nguồn vốn trung và dài hạn của

Trang 7

ngân hàng lại đắt và khan hiếm hơn nguồn vốn ngắn hạn Vì vậy, để đáp ứngđược nhu cầu trên, Ngân hàng phải có nguồn vốn tương đối dồi dào, ổn định.Nó được huy động từ nhiều nguồn như:

- Nguồn vốn vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu- Vốn vay Ngân hàng nước ngoài

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn cần tuân theo những nguyên tắc sau: - Tín dụng trung và dài hạn phải bám sát phương hướng mục tiêu kếhoạch của nhà nước và có hiệu quả Trong đó:

+ Hiệu quả kinh tế cần và có thể được tính toán qua các chỉ tiêu: Khốilượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tính trênvốn đầu tư, thời gian hoàn vốn (thời gian thu hồi vốn đầu tư)

+ Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo thêm công ăn việc làm cho người laođộng, thu hút được nhiều lao động đang dư thừa Khi hoàn thành và đã đi vàohoạt động, công trình phải có tác động dây truyền đến sự phát triển, đến cácngành sản xuất, liên quan đến sự phát triển đi lên của nền kinh tế Bảo vệ môitrường Đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách, nguồn thu ngoại tệnhờ xuất khẩu sản phẩm.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích - Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn

Trang 8

- Tránh rủi ro và bảo đảm khả năng thanh toán

- Vốn vay phải được giải ngân theo tiến độ thi công của công trình Điều kiện cho vay

Khách hàng có nhu cầu vay vốn cần có đầy đủ năng lực pháp luật hìnhsự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định củapháp luật quy định

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng đảm bảo khả năng trảnợ trong thời gian cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư (phương án) phục vụ đờisống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

Khách hàng cần thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quyđịnh của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước

 Đối tượng của tín dụng trung và dài hạn

Đối tượng cho vay trung và dài hạn là các công trình, hạng mục hay dựán đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng pháthuy tác dụng, thu hồi vốn nhanh, cụ thể bao gồm: Giá trị máy móc thiết bị,công nghệ chuyển giao, Sáng chế phát minh, Chi phí nhân công vật tư, Trị giáthuê bán chuyển nhượng đất, chi phí mua bảo hiểm cho các dự án thuộc dự ánđầu tư, các chi phí khác phát sinh.

Các đối tượng cho vay trên được ưu tiên theo thứ tự nhất định trên cơ sởmục tiêu phát triển kinh tế xã hôi Có thể là ưu tiên theo lĩnh vực kinh tế, ưutiên theo yêu cầu mở rộng và phát triển thị trường, ưu tiên theo tính chất đầutư, ưu tiên theo khả năng thu hút lực lượng lao động.

 Rủi ro của hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Rủi ro từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn là rất lớn vì lượng vốnđầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm Trong thời gian đầu tư có thể xảy ranhiều những biến động về môi trường kinh tế, pháp luật, chiến tranh, thiêntai…ngân hàng khó có thể kiểm soát và dự tính được hết những tổn thất có

Trang 9

thể xảy ra Hơn nữa, nếu rủi ro tín dụng trung và dài hạn xảy ra sẽ gây ảnhhưởng không nhỏ đối với hoạt động của Ngân hàng.

 Lãi suất tín dụng trung và dài hạn

Lãi suất tín dụng trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất tín dụng ngắnhạn do đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn là rủi ro lớn Ngân hàng quyđịnh lãi suất cao để bù đắp các cho phí để quản lý tín dụng trung và dài hạn vàtương ứng với khả năng xảy ra rủi ro cao mà Ngân hàng phải gánh chịu Lãisuất tín dụng trung và dài hạn có thể là lãi suất cố định trong suốt thời hạn tíndụng hoặc có thể là lãi suất thả nổi tùy theo vào thỏa thuận của Ngân hàng vàkhách hàng.

 Lợi nhuận của các khoản tín dụng trung và dài hạn

Các khoản tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận lớn cho kháchhàng vì các khoản cho vay này thường có số vốn lớn, cho vay với mức lãisuất cao tương ứng với mức rủi ro của Ngân hàng

1.1.2 Phân loại tín dụng trung và dài hạn

Có nhiều cách để phân loại tín dụng trung và dài hạn tại các Ngân hàngthương mại như: phân loại theo đồng tiền vay vốn, phân loại theo tài sản đảmbảo, phân loại theo phương thức vay vốn Đặc biệt, theo phương thức vayvốn, tín dụng trung và dài hạn có thể phân thành: cho vay theo dự án đầu tư,tín dụng tuần hoàn và tín dụng thuê mua

1.1.2.1Cho vay theo dự án đầu tư:

Cho vay theo dự án đầu tư là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vayvốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vàcác dự án đầu tư phục vụ đời sống Các dự án được Ngân hàng xem xét dựatrên tiêu chí tính hiệu quả và tính khả thi của nó Các dự án này thường là chovay xây dựng cơ bản và đầu tư mua sắm tài sản cố định do đó thường diễn ratrong một thời gian dài Các Ngân hàng cần tiến hành phân tích, thẩm định,

Trang 10

xem xét kỹ những rủi ro có thể xảy ra Cho vay theo dự án có thể được tiếnhành theo hình thức:

 Cho vay hợp vốn:

Cho vay hợp vốn (hay còn gọi là hình thức đồng tài trợ) là hình thức chovay trong đó một nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốncho một khách hàng vay và có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợpcác bên tài trợ khác để thực hiện Từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả tronghoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của các tổ chức tíndụng Các bên tham gia vào hoạt động này thường là các ngân hàng thươngmại, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư và các quỹ, tổ chức tài chínhkhác

Hình thức cho vay này thường được áp dụng trong các trường hợp: nhucầu vay vốn hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư để thực hiện dự án vượt quá giớihạn tối đa cho phép cho vay, hoặc nhu cầu vay vốn của dự án vượt quá khảnăng đáp ứng của một tổ chức tín dụng Đây cũng có thể là do nhu cầu phântán rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng Từ đó, cho vay hợp vốncho phép ngân hàng hạn chế rủi ro và tạo cơ hôi cho Ngân hàng sử dụng tốtnguồn vốn đầu tư vào các dự án hiệu quả và lâu dài.

Hoạt động cho vay hợp vốn tại Việt Nam hiện nay tuân theo Quyết địnhcủa Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung Quychế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban hàng kèm theo Quyết định số286/2002/QĐNHNN ngày 3/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

 Cho vay trực tiếp theo dự án

Đây là hình thức phổ biến trong hoạt động tài trợ trung và dài hạn củacác NHTM Một NHTM sẽ đứng ra đảm nhiệm toàn bộ các hoạt động xemxét, xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn Sau khi đã phân tích kỹ đến tính hiệuquả của dự án đầu tư, Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, mở tài khoản cho vayvà giản ngân cho khách hàng Tiền cho vay sẽ được phát ra theo hướng:

Trang 11

- Trả thẳng vào tài khoản cho người cung cấp (người thụ hưởng):Đối với dự án đầu tư máy móc thiết bị, việc cấp tín dụng căn cứvào hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng nhập khẩu, các hóa đơn,vận đơn, bảng kê chi phí…phù hợp với phần dự toán; hoặc đối vớikhối lượng xây lắp hoàn thành thì dựa theo biên bản nghiệm thukhối lượng xây lắp hoàn thành.

- Chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay để chi trả các chi phítheo phương thức tự làm căn cứ vào bảng kê chi phí.

Đây là hình thức cho vay mà một Ngân hàng sẽ phải đảm nhận mọi rủiro của hoạt động tín dụng Do đó cần quán xuyến hết các công việc liên quanđến việc thực thi dự án để đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng.

1.1.2.2Tín dụng thuê mua (leasing credit)

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn mà trong đócông ty cho thuê mua tài sản của người đi thuê, cho người đi thuê sử dụngtrong một khoảng thời gian nhất định kèm theo quyền lựa chọn của người đithuê khi ký kết hợp đồng là được mua tài sản cho thuê theo mức giá được ấnđịnh, tiếp tục thuê hoặc sẽ trả lại tài sản cho bên thuê.

Cho thuê tài chính về bản chất là một hình thức cấp tín dụng mà mụcđích của người cho thuê cũng giống người cho vay: thu tiền vốn đầu tư, cònmục đích của người đi thuê cũng giống người đi vay là sử dụng vốn Nhưngcho thuê tài chính vẫn có những đặc trưng riêng biêt:

- Hình thức cấp tín dụng của bên cho thuê là bằng tài sản người đithuê chỉ có quyền sử dụng tài sản

- Thời hạn thuê mua là rất dài, thường chiếm khoảng ¾ thời gianhữu dụng của tài sản

- Bên cho thuê dễ dàng kiểm tra việc sử dụng tài sản và đánh giáhiệu quả sử dụng tài sản thuê.

Trang 12

Từ những đặc trưng trên, tín dụng thuê mua thể hiện được nhiều ưu điểmtrong tình hình kinh tế mới Một là, bên cho thuê được tài trợ 100% nhu cầuđầu tư Nếu so sánh với hình thức cho vay theo từng dự án thì chủ đầu tư cũngphải có một số vốn nhất định thì tín dụng thuê mua rõ ràng là có lợi thế hơn.Hai là, hình thức này phù hợp với những DN vừa và nhỏ, giá cả cho thuêđược tính trước và ghi vào hợp đồng, người thuê sẽ trả dần hoặc lựa chọn mộtphương thức trả thích hợp với quá trình sử dụng Cuối cùng, người thuê làngười chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn phương tiện hay tài sản đểthuê Tất cả những chi phí liên quan đến việc bảo quản, bảo trì tài sản thôngthường do người thuê chịu, bên cho thuê không phải bỏ ra để chi trả chonhững công việc đó.

Như vậy, tín dụng thuê mua là một hình thức rất có ý nghĩa đối với nềnkinh tế với chủ yếu là các DN vừa và nhỏ như nước ta hiện nay

1.1.2 Quy trình tín dụng trung và dài hạn

Quy trình tín dụng được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình chovay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chấtlượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn củakhách hàng Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và tráchnhiệm của các cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.

Quy trình tín dụng bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bắt đầu tiếp nhận hồ sơkhách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lí hợp đồng tín dụng,được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng vàhồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, cán bộ tín dụng hướng dẫnkhách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn vàtư vấn việc thiết lập hồ sơ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng cán bộtín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng

Trang 13

hoàn thiện hồ sơ vay Hồ sơ vay trung và dài hạn cần bao gồm: Giấy đề nghịvay vốn trung và dài hạn; Tài liệu pháp lí về tổ chức kinh tế, các tài liệuchứng minh vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu; Dự án đầu tư và các tài liệu liênquan đến dự án đầu tư (luận chứng kinh tế ký thuật); Tài liệu liên quan đếntình hình tài chính của bên vay trong hai năm gần nhất và các quý của nămxin vay; Giấy tờ pháp lí liên quan đến tài sản đảm bảo

Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợppháp, hợp lệ của hồ sơ khoản vay, hồ sơ pháp lý, hồ sơ đảm bảo tiền vay.Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tưcó phù hợp vớiđăng ký kinh doanh, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn

Bước 2: Thẩm định dự án và khả năng trả nợ

Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiến hành thu thập,xử lý thông tin, thẩm định đánh giá khả năng của khách hàng trong hiện tại vàtương lai Nội dung chủ yếu là đánh giá các thông tin liên quan đến kháchhàng bao gồm: năng lực sử dụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận vànguồn ngân quỹ, quyền sở hữu tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liênquan đến người vay.

Có thể nói đây là khâu quan trọng nhất, quyết định chủ yếu đến chấtlượng của khoản vay Cán bộ tín dụng có thể thực hiện thông qua nhiềuphương pháp khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xưởng củakhách hàng; Mua hoặc tìm kiếm các thông tin qua các trung gian hoặc thôngqua các thông tin có được từ các báo cáo của người vay Từ đó, thực hiện việcthẩm định năng lực pháp lý và năng lực kinh doanh của khách hàng, đánh giáđúng khả năng sinh lời và rủi ro tiềm tàng mà ngân hàng cần đảm nhận.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay và ký hợp đồng tín dụng

Sau khi ngiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng lậpbáo cáo kiêm tờ trình cho vay theo mẫu kèm hồ sơ vay vốn trình cấp trên phêduyệt.

Trang 14

Căn cứ vào bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩmđịnh/tái thẩm định, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo Ngân hàng phê duyệtđồng ý cho vay, cho vay có điều kiện hay không cho vay đối với những khoảnvay vượt quyền phán quyết Cán bộ tín dụng thông báo cho bên xin vay biếtđể ký hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý để tiến hàng cho vay Hợp đồng tíndụng này bao gồm những điều khoản sau đây:

Bước 4: Giản ngân và kiểm tra, giám sát khoản vay

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, cán bộ tín dụng thực hiện giảingân theo đúng hướng dẫn Đồng thời sau khi giải ngân, Ngân hàng cần tiếnhàng kiểm tra, giám sát khoản vay Ngân hàng có thể theo dõi khoản vay bằngcách mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng Cánbộ tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi, phân tích tình hìnhthực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng.Việc kiểm tra cần được Ngân hàng thực hiện thường xuyên trên hồ sơ đảmbảo tiền vay và trên tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vẫn đề phátsinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu,người sử dụng

Trang 15

Bước 5: Thu nợ lãi và xử lý phát sinh

Cán bộ Tín dụng có trách nhiệm theo dõi việc thu nợ và lãi gốc khi đếnhạn củ khoản vay Ngoài ra, đối với các tình huống phát sinh khác nhau, Ngânhàng cũng thực hiện xử lý theo kịp thời theo các biện pháp như thu nợ trướchạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ

Bước 6: Thanh lí hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng kết thúc khi Ngân hàng thu hồi được toàn bộ nợgốc và lãi, hai bên hoàn thành hết nghĩa vụ pháp lí của mình Cán bộ Tíndụng cần tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về sốtiền trả nợ, lãi, phí để tất toán khoản vay Bên cạnh đó, Ngân hàng cầnkiểm tra tình trạng giấy tờ, tìa sản thế chấp, cầm cố, biên bản bàn giao tàisản đảm bảo nợ vay.

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Chất lượng là một khái niệm khá quen thuộc với loài người ngay từ thờicổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm còn nhiều tranh cãi Tùytheo đối tượng sử dụng, từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau Người sảnxuất, cung cấp dịch vụ xác định chất lượng là đối tượng họ phải làm ra để đápứng những yêu cầu và quy định do khách hàng đặp ra, để có thể được kháchhàng chấp nhận.Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnhtranh và đi kèm theo chi phí, giá cả Do con người và nền văn hóa trên thếgiới là khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ làkhác nhau.

Trong môi trường phát triển, kinh tế hội nhập như ngày nay, cạnh tranhđã trở thành một nhân tố mang tính quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của mỗi tổ chức kinh doanh Theo M.E Porre (Mỹ), thìkhả năng cạnh tranh của mỗi DN được thể hiện qua chiến lược cơ bản là phânbiệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp Chất lượng sản

Trang 16

phẩm trở thành một chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranhcho mỗi DN trên thị trương.

Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm trừu tường khôngthể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhât, mặc dù còn nhiều biếnđổi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã

đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của

sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng vàcác bên liên quan” Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa kinh tế to

lớn Đặc biệt là trong hoạt động của NHTM, mọi hoạt động đều chứa đựngnhiều rủi ro, thì vấn đề chất lượng tín dụng lại càng cần thiết hơn.

Trong hoạt động của NHTM, có thể hiểu “chất lượng tín dụng là vốn

vay của Ngân hàng được khách hàng sử dụng vào quá trình sản xuất kinhdoanh để tạo một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả nợ gốc và lãi vay Ngânhàng đúng hạn, vừa để trang trải các chi phí và tạo ra lợi nhuận cho côngty” Nghiên cứu trên giác độ NHTM: một khoản tín dụng có chất lượng tốt

trước hết phải mang tính an toàn, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và cólãi Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bảnthân

Qua việc xem xét chất lượng tín dụng, ta có thể rút ra một số điểm đặctrưng của chất lượng tín dụng:

- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mức độ thíchnghi của Ngân hàng với sự biến động của môi trường bên ngoài Nó thểhiện vị thế của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và pháttriển.

- Chất lượng tín dụng rất khó có thể đánh giá một cách chính xác Nóđược thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như: Tỷ lệ nợ quáhạn, thu nhập từ lãi, tỷ lệ nợ xấu Nhưng chỉ tiêu như khả năng thu hút

Trang 17

khách hàng, uy tín của khách hàng cũng thể hiện chất lượng tín dụngnhưng đối với mỗi người lại có nhận định và đánh giá khác nhau.

- Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan vàkhách quan.

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển của nước ta, nó không chỉ tác động đến các DN, đến nền kinh tế,mà còn đến hoạt động của chính bản thân Ngân hàng Thông qua xem xét chấtlượng tín dụng trung và dài hạn sẽ giúp cho Ngân hàng có thể đánh giá lạihoạt động cho vay của mình để đưa ra những giải pháp thông qua nhăm khắcphục những tồn tại thiếu sót và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay.

Không phải tự nhiên NHTM có thể đạt được chất lượng tín dụng cao, nólà kết quả của quá trình phối hợp các hoạt động của cá nhân, tổ chức có liênquan vì cùng một mục đích chung Do đó để nâng cao chất lượng tín dụngtrung và dài hạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến công tác tổ chức quảnlý đồng bộ.

Phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng trung và dài hạn nóiriêng và chất lượng tín dụng nói chung để xác định được những tồn tại vànguyên nhân của nó sẽ giúp Ngân hàng tìm được những biện pháp đúng đắnđể cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Chất lượng tín dụng được coi là được đảm bảo khi mục tiêu tín dụngđược thực hiện, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và đượchoàn trả cả vốn lẫn lãi cho Ngân hàng theo đúng thời hạn cam kết Đây là mộtphạm trù rất rộng và phức tạp nhưng rất cần thiết được xem xét trong hoạtđộng quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Có thể đánh giá chất lượng tín dụng theo các chỉ tiêu định tính và cácchỉ tiêu định lượng

* Các chỉ tiêu định tính

Trang 18

Chất lượng tín dụng trung và dài hạn có thể được thể hiện thông qua sốlượng khách hàng tiếp tục giữ quan hệ tín dụng với Ngân hàng sau khoản vayđầu tiên (trở thành khách hàng quen của Ngân hàng), hay việc đáp ứng một sốtiêu chuẩn chất lượng trong quy trình cho vay trung và dài hạn Các tiêuchuẩn định tính này được quy định mang tính tương đối Ở những khách hàngkhác nhau sẽ có sự thỏa mãn và đánh giá khác nhau Sau đây là một số tiêuchuẩn chất lượng tổng quát để đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạncủa Ngân hàng:

I Khách hàng mong đợi

1 Phục vụ nhanh nhất, thủ tục đơngiản, rõ ràng, tiện lợi.

Cam kết thực hiện đúng thời hạn đãcông bố cho từng sản phẩm kể từ khiNgân hàng nhận được đầy đủ hồ sơhợp lệ và thông tin cần thiết từ kháchhàng theo quy định đến khi Quyếtđịnh cấp tín dụng được cấp có thẩmquyền của Ngân hàng ký duyệt.2 Có thái độ đón tiếp, hướng dẫn và

II Pháp luật yêu cầu

Thực hiện đúng và đầy đủ các quyđịnh của Pháp luật

Tuân thủ đầy đủ các quy định củaPháp luật đảm bảo an toàn và hiệuquả trong hoạt động của Ngân hàng

Trang 19

Về thời gian xét duyệt tín dụng, Ngân hàng có quy định thời gian tối đađể các bộ phận thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong trình tự cấp tíndụng cho khách hàng Từng bộ phận sẽ căn cứ vào đặc điểm tính chất của mỗihình thức, mỗi đối tượng để quy định cụ thể hơn về thời gian xử lý công việcnhưng không vượt quá thời gian tối đa được quy định

Đối với dự án đầu tư trung và dài hạn: Thẩm

quyền xétduyệt

Tổngsố thờigian(ngàylàmviệc)

Bộ phậnQuan hệkháchhàng

Cấp cóthẩmquyền phêduyệt đèxuất tíndụng

Bộphậnquảnlý rủiro

Cấp cóthẩmquyềnphêduyệt rủiro

Bộ phậnquản trịtín dụng

PGĐ phụtrách

PGĐ/GĐphụ tráchrủi ro tíndụng

Hội đồngtín dụng

1.2.2.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn

Trang 20

Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ củaNgân hàng được tính theo công thức sau:

Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn= Dư nợ cho vay trung và dàihạn / Tổng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay trung và dài hạn thể hiện số tiền khách hàng còn chiếmgiữ của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại một thờiđiểm cụ thể

Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ vốntrung và dài hạn, vốn góp đồng tài trợ…Tổng dư nợ phản ánh lượng vốn màkhách hàng của Ngân hàng đang còn nợ tại một thời điểm cụ thể Nó phảnánh quy mô tín dụng, sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng – tổng dư nợcho vay lớn phản ánh quy mô tín dụng của Ngân hàng lớn, khối lượng chovay của Ngân hàng lớn, khả năng thu hút khách hàng tốt Chất lượng cho vaytốt là một cơ sở để tăng dư nợ cho vay vì vậy nhìn vào dư nợ cho vay ta cóthể thấy một phần chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn cho biết dư nợ trung và dài hạnchiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng tại mộtthời cụ thể thường vào cuối kỳ kế toán Tỷ lệ này càng cao thể hiện sự chú ýphát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng, khả năng cho vay pháttriển dự án đầu tư của Ngân hàng đối với nền kinh tế

Tuy vậy, thông qua chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn

chưa thể đánh giá được chất lượng tín dụng trung và dài hạn là cao hay thấp.Mở rộng tín dụng luôn luôn trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng Tăngtrưởng tín dụng có phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro,đảm bảo an toàn của hệ thống từ đó nâng cao chất lượng tín dụng Chúng tacần xem xét thêm các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn, lành mạnh và khả năngsinh lời của các khoản tín dụng trung và dài hạn.

1.2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn

Trang 21

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, trả không đúng hạn,hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng Rủi ro tín dụng gắn liền vớihoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM – hoạt động tíndụng Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, Ngân hàng cố gắng phântích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất Và Ngân hàngchỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn Tuy nhiên, những khoản vay đó luônhàm chứa nhiều rủi ro, khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bịthay đổi do nhiều nguyên nhân Nhất là đối với những khoản vay có thời giankéo dài, vốn lớn như tín dụng trung và dài hạn, rủi ro của Ngân hàng lại cànglớn Hơn nữa, nhiều cán bộ tín dụng không có khả năng thực hiện phân tíchtín dụng thích đánh Do vậy, rủi ro tín dụng là không tránh khỏi, là một kháchquan Đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn qua tỷ lệ nợxấu và nợ quá hạn của Ngân hàng.

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêuchuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo Quyếtđịnh 493/2005/QĐ-NHNN Tại điều 7 của Quyết định nói trên cũng đã quyđịnh các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán cáckhoản vay vào các nhóm thích hợp Nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đãquá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại (chuẩn mực kế toánViệt Nam – VAS) Nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung vàchất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ làtỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng Nếu tỷ lệ nợ xấu cao,chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa có hiệu quả, khả năng thuhồi vốn của Ngân hàng để tiếp tục cho vay gặp khó khăn Ảnh hưởng đếnnguồn vốn để Ngân hàng cho vay trung và dài hạn, ảnh hưởng đến khả năngcho vay trung và dài hạn, làm giảm chất lượng tín dụng trung và dài hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn = Dư nợ quá hạn trung và dài hạn/Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn

Trang 22

Nợ quá hạn trung và dài hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đượckhi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng Đối với hoạt động củaNHTM, việc khách hàng không trả đúng hạn liên quan đến tính àng là chi trảtiền gửi và cho vay đúng hợp đồng, làm giảm thu nhập của Ngân hàng Tỷ lệnợ xấu, nợ quá hạn cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng đén sự tồn tại của NHTM nóiriêng và hệ thống Ngân hàng nói chung

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trung và dài hạn thấp cho thấy chất lượng tíndụng trung và dài hạn của Ngân hàng là cao,giảm chi phí trong việc quản lýnợ quá hạn

Tuy nhiên, các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau về kỳhạn nợ và nợ quá hạn có thể làm cho chỉ tiêu này bị biến dạng như: do địnhkỳ hạn nợ không đúng, do nhiều khoản nợ người vay không có khả năng trảnợ có thể đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế (để che dấy đối với Ngânhàng cấp trên; hoặc để không phải chịu lãi phạt, khách hàng và nhân viên thỏathuận vay khoản mới để trả nợ cũ; nhân viên Ngân hàng cũng có thể thực hiệngiãn nợ đối với khoản nợ mà chắc chắn người vay không thả trả được nợ) Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trung và dài hạn được coi là cao hay thấp thìphải so sánh với tỷ lệ chung của ngành, tỷ lệ đề ra của chính Ngân hàng đó.

1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn/Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Lợi nhuân là một chỉ tiêu tổng hợp để có thể đánh giá hoạt động của bấtkỳ một tổ chức kinh tế nào Đối với hoạt động của NHTM, lợi nhuận của hoạtđộng tín dụng trung và dài hạn phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng trungvà dài hạn Ngân hàng bỏ một đồng vốn ra cho vay sau một thời gian sẽ thuvề bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trong chỉ tiêu này, nếu lợi nhuận từ hoạt đồng tín dụng trung và dài hạncàng cao chứng tỏ hoạt đồng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng càng có

Trang 23

hiệu quả Bất kỳ một khoản tín dụng cho dù là ngắn hạn hay là trung và dàihạn không thể được coi là có chất lượng cao nếu như không mang lại lợinhuận thực tế cho Ngân hàng Tuy nhiên đối với khách hàng sử dụng vốn vaycủa ngân hàng thì chưa chắc vì có thể khách hàng làm ăn thua lỗ Khách hàngkhông có tiền trả nợ Ngân hàng nên bắt buộc phải dùng đến vốn tự có hoặc đivay các tổ chức tín dụng khác để trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạnquy định trong hợp đồng

Ngoài ra, đối với các NHTM, đặc biệt là các Ngân hàng quốc doanh nhưNgân hàng ĐT & PT, với chức năng cho vay trung và dài hạn với lãi suất kểcả lãi suất ưu đãi, để thực các chính sách của Đảng và Nhà nước thì trongnhiều trường hợp lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu ngân hàng cầnhướng tới Hiệu quả xã hội được tạo ra từ vốn vay cũng là một chỉ tiêu đểđánh giá Tuy nhiên, chỉ tiêu này rất rộng và khó có thể lượng hóa hết Thôngthường, Ngân hàng đánh giá định kỳ xem xét mức độ hiệu quả từ đó tìm kiếmcác biện pháp hợp lý để quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dàihạn.

Tóm lại, xem xét đánh giá các chỉ tiêu phán ánh chất lượng tín dụngtrung và dài hạn nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung phải được thựchiện trên cả mặt định tính và định lượng, cả về lợi nhuận thuần túy bằng tiềnvà lợi ích xã hội thu được, cả trên quan điểm của khách hàng và quan điểm

Trang 24

của Ngân hàng Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp Ngân hàng cũng nhưkhách hàng đánh giá được hết chất lượng tín dụng một cách đầy đủ nhất Quađó có thể quản lý tốt rủi ro, giải quyết được những hạn chế, vướng mắc cũngnhư phát huy được những ưu điểm, mặt mạnh để nâng cao chất lượng tíndụng, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

1.2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn

a Các nhân tố chủ quan

 Trình độ cán bộ tín dụng

Chất lượng cán bộ tín dụng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp.Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ýnghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trungvà dài hạn nói riêng Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn thìrủi ro tín dụng là rất cao, do đó trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đếnchất lượng.

Trình độ chuyên môn và đạo đức nghệ nghiệp là một yếu tố rất quantrọng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng Trình độ cán bộkém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng, không đánh giá được chính xáctính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính,không phát hiện được các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng như: sửachữa báo cáo tài chính, dùng một tài sản thế chấp để đi vay ở nhiều nơi…Vìvậy, mà đưa ra quyết định cho vay trong khi không đánh giá được đúng nănglực thực sự của khách hàng Thêm vào đó, việc giám sát quá trình sử dụngvốn của khách hàng lại đòi hỏi những cán bộ có năng lực, trình độ chuyênmôn cao và phẩm chất đạo đức tốt.

Nhân viên Ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng,thậm chí nhiều quốc gia Cán bộ sống trong môi trường “tiền bạc” hàng ngàynên phải đối mặt với nhiều cám dỗ của đồng tiền, có nhiều cơ hội để thực hiệnnhững hành vi vụ lợi Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột Ngân hàng Để cho

Trang 25

vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môitrường mà khách hàng sống Họ phải có khả năng dự báo các vẫn đề có liênquan đến người vay…Như vậy, họ cần phải được đào tạp và tự đào tạo kỹlưỡng, liên tục và toàn diện.

Hoạt động của Ngân hàng càng phát triển đòi hỏi trình độ của nhân sựcàng phải cao Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đứcnghề nghiệp và sự hiểu biết chính là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng của các NHTM.

 Chất lượng thẩm định dự án

Thẩm định dự án là một công việc rất quan trọng khi phân tích tín dụng.Thẩm định dự án là việc phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủiro có thể xảy ra của dự án để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay Nócũng là cơ sở để Ngân hàng xác định số tiền cho vay, lãi suất, kỳ hạn và thờihạn cho vay phù hợp với hoạt động của dự án.

Công tác thẩm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặtchẽ, cẩn thận và đúng quy trình sẽ cho các quyết định tín dụng chính xác, hạnchế rủi ro tín dụng, loại bỏ những dự án không khả thi, đảm bảo khả năng thuhồi vốn đầu tư và lợi nhuận của Ngân hàng Từ đó nâng cao được chất lượngtín dụng trung và dài hạn.

Ngược lại, nếu chỉ thẩm định dự án một cách qua loa, thiếu cẩn thận sẽdẫn đến đánh giá sai năng lực pháp lý, tài chính của khách hàng và hiệu quảcủa dự án Ngân hàng cho vay các dự án có tính khả thi kém, khả năng hoàntrả vốn thấp thì các khoản nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng cũng tăng, gâytổn thất cho Ngân hàng, lợi nhuận của Ngân hàng giảm.

Thời gian thẩm định dự án cũng là một vẫn đề cần quan tâm Nếu thờigian thẩm định mà quá lâu và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thời cơ và cơhội đầu tư, sản xuất kinh doanh của khách hàng, cũng là một nguyên nhângiảm chất lượng tín dụng trung và dài hạn

Trang 26

 Khả năng huy động vốn

Yếu tố vốn giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động củaNgân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng Để bắtđầu đi vào kinh doanh thì cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào Ngânhàng cũng cần phải có vốn Nếu Ngân hàng huy động được một lượng vốn cóquy mô lớn, chi phí vừa phải, thời gian huy động nhanh và từ các nguồn ổnđịnh thì Ngân hàng càng có khả năng mở rộng phạm vi cho vay, tăng cườngcung cấp các sản phẩm dịch vụ…Lợi nhuận của Ngân hàng tăng, chất lượngtín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng cũng sẽ được nâng cao.

 Chất lượng thông tin tín dụng

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, Ngân hàng cho khách hàngvay vốn chủ yếu dựa vào lòng tin Ngân hàng tin rằng khách hàng sẽ hoàn trảcả gốc là lãi trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, có sự tin tưởng đóchính xác hay không còn phụ thuộc vào chất lượng các thông tin của kháchhàng mà Ngân hàng có được Thông tin tín dụng càng toàn diện, càng chínhxác và nhanh chóng thì việc đầu tư tín dụng có chất lượng, mang lại lợi nhuậncho Ngân hàng

Tuy nhiên, nếu thông tin tín dụng không chính xác dẫn đến việc Ngânhàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn, hiệu quả cho vay giảm,Ngân hàng có nguy cơ đối mawth với rủi ro tín dụng rất cao, hiệu quả chovay, lợi nhuận giảm Ngân hàng có khả năng mất vốn

Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, Ngân hàng cấp vốn chokhách hàng sử dụng trong một thời gian dài, thông tin tín dụng cần phải thuthập không chỉ bao gồm những thông tin trước khi cấp tín dụng (năng lực sửdụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sởhữu tài sản…) mà còn cần thu thập những thông tin của quá trình khách hàngsử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng để có được những biện pháp xử lý kịpthời.

Trang 27

Hiện nay, tình trạng số liệu báo cáo tài chính của DN chưa thực hiện chếđộ kiểm toán còn nhiều, do vậy không phản ánh đúng tình hình tài chính củaDN khi xét duyệt cho vay là một thực tế khá phổ biến Thông tin tín dụng cóthể thu thập từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC),từ phòng thông tin tín dụng của các NHTM, qua báo chí hoặc có thể bỏ tiền ramua từ các trung gian…Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự hợp táccủa Ngân hành thì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ đem lại hiệu quả tíchcực đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

 Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều bộ phận trong Ngân hàng, đòihỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và sựkiểm soát chung Chính sách tín dụng của Ngân hàng được xây dựng dựa trêndự đoán tương lai cũng như diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của Ngân hàng, tăngcường chuyên môn hóa trong công tác phân tích tín dụng, tạo sự thống nhấtchung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năngsinh lời Nội dung của chính sách tín dụng được thể hiện qua: Chính sáchkhách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách về thời hạntín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản bảo đảm, điều kiện giải ngân và điều kiệnthanh toán.

Một Ngân hàng xây dựng cho mình được một chính sách tín dụng đúngđắn, linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ sẽ góp phần nâng cao chất lượng tíndụng, đặc biết là loại hình tín dụng có rủi ro cao như tín dụng trung và dàihạn Từ đó có thể thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời nâng caođược chất lượng tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng.

 Trang thiết bị, máy móc, công nghệ Ngân hàng

Các Ngân hàng có điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máymóc, công nghệ Từ đó giảm bớt khối lượng công việc của các cán bộ tín

Trang 28

dụng phải thực hiện, thời gian phân tích tín dụng giảm xuống, đáp ứng ngàycàng tốt hơn yêu cầu của khách hàng Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh vàuy tín của ngân hàng đồng thời đảm bảo được an toàn, hạn chế được rủi rotrong hoạt động.

 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng luôn chứa đựng rấtnhiều rủi ro Chính vì vậy mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận,các phòng ban trong ngân hàng nhằm hạn chế những sai sót, tạo điều kiệnquản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thờicác khoản tín dụng có vấn đề Bộ máy tổ chức của Ngân hàng cần được sắpxếp tổ chức một cách khoa học, cụ thể hóa, tránh tình trạng nhiệm vụ và tráchnhiệm của các phòng ban chồng chéo nhau Từ đó ngăn ngừa rủi ro, nâng caochất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.

 Định hướng kinh doanh

Định hướng kinh doanh hợp lý, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tếsẽ làm tiền đề góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn Song,nếu định hướng kinh doanh không phù hợp với điều kiện, tiềm lực và tìnhhình thực tế của Ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tíndụng , làm giảm chất lượng tín dụng.

 Các hoạt động khác của Ngân hàng

Ngân hàng chú trọng phát triển các hoạt động khác như: cho vay ngắnhạn, bảo lãnh…dẫn đến quy mô tín dụng trung và dài hạn giảm Lợi nhuậnthu được từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn giảm.

b Nhân tố khách quan

Có rất nhiều yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụngtrung và dài hạn như:

Trang 29

 Khách hàng: Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tíndụng trung và dài hạn nói riêng còn phụ thuộc một phần rất lớn vào các doanhnghiệp là những người đi vay vốn

Khách hàng thiếu hiểu biết về các thủ tục, chế độ vay vốn nên việc lậphồ sơ vay vốn không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, còn gặp nhiều khó khăn Cónhững DN có khả năng tài chính, có đủ điều kiện về tư cách pháp nhân nhưngdự án thiếu tính khả thi Có những DN có dự án mang tính khả thi thì lại gặpvướng mắc trong việc xác nhận phương án kinh doanh đó để Ngân hàng có cơsở cho vay.

Khách hàng chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng Rất nhiều người vaymạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao Để đạt được mục đích củamình họ sẵn sàng tìm đủ mọi thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng như cung cấpthông tin sai, mua chuộc cán bộ Ngân hàng.

Nhiều khách hàng đã không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năngtính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, thiếu hiểu biết về thị trường,về thông tin công nghệ nên dễ mua phải những công nghệ lạc hâu Kháchhàng không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh,khó có thể phát huy hiệu quả kinh tế dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ Ngânhàng.

Trong khi tiêu thụ sản phẩm, DN có thể cho khách hàng thanh toán chậmđể cạnh tranh, bán được nhiều sản phẩm hơn Tín dụng thương mại giữ một vịtrí rất quan trọng Việc các DN sử dụng tín dụng thương mại để chiếm dụngvốn lẫn nhau ngày càng phổ biến vì đây là lượng vốn không phải trả lãi hoặcchỉ phải trả với chi phí thấp so với lãi đi vay Điều này đã làm ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của DN, đến nguồn thu của DN để trả nợ Ngân hàngkhi đến hạn qua đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

 Ngân hàng Nhà nước

Trang 30

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động của cácNHTM Ngân hàng Nhà nước ban hàng các chính sách, quy định làm cơ sởhướng dẫn các hoạt động của NHTM

Các quy định, chính sách mà Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫncác NHTM hoạt động phù hợp với thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động,nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn Tuy nhiên, những quy định tỏra bất cập, chưa hợp lý sẽ làm giảm chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

 Những nhân tố xuất phát từ môi trường kinh tế, môi trường pháplí

Nền kinh tế là một hệ thống gồm nhiều hoạt động kinh tế có quan hệbiện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạtđộng kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh củacác lĩnh vực còn lại Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi làchiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy sự ổn địnhhay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động củaNgân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến chất lượng tín dụng Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phảisẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao Các DN hoạt độngtrong một môi trường ổn định thì có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn Từ đómà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế biến độngthì hoạt động kinh doanh của các DN cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởngđến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ củangân hàng

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng, tín nhiệm Đạođức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tíndụng Hơn nữa khi trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết bề hoạt động tíndụng ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng ngân hàng.

Trang 31

Tác động của môi trường chính trị xã hội tới chất lượng tín dụng làkhông thường xuyên, nhưng chỉ một biến động nhỏ về chính trị thì cũng tácđộng vô cùng lớn tới hoạt động của NHTM Một sự thay đổi trong hệ thốngchính trị hay nếu có bạo động thì có thể làm cho ngân hàng mất phần lớn hoặctoàn bộ các khoản tín dụng của mình, điều này tất yếu sẽ đẩy ngân hàng đếnbờ vực phá sản.

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNGVÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐT & PT HÀ THÀNH

2.1 Khái quát về Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có tên giao dịch là Bank forInvestment And Development Of Viet Nam, tên viết tắt là BIDV, trụ sở chínhđược đặt tại tháp A tòa nhà VINCOM, 91 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, HàNội, trang web chính thức là www.bidv.com.vn Đây là một trong bốn ngânhàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được thành lập vào ngày27/05/1957 theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chínhphủ, tiền thân là Chi nhánh kiến thiết Thành phố Hà Nội, một đơn vị được nhànước giao nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách nhà nước để cho các dự án đầu tưxây dựng cơ bản vay, quản lí vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sáchnhà nước Lúc đó, chi nhánh mới chỉ được tổ chức gồm 8 chi nhánh và 200cán bộ Trải qua hơn 50 năm hoạt động, chi nhánh vẫn luôn được xem là lá cờđầu trong toàn hệ thống của BIDV.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nướctheo Quyết định số 259 – CP của Hội đồng Chính phủ Nhiệm vụ của Ngânhàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được chuyển thành cấp phát, cho vay vàquản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tếthuộc kế hoạch nhà nước cho phù hợp với nhu cầu của tình hình mới

Năm 1990, khi các pháp lệnh ngân hàng được hoàn thiện và bắt đầu cóhiệu lực thi hành, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tênthành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401 – CT

Trang 33

của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đây là thời kỳ thực hiện đường lối củaĐảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước Do vậy, nhiệm vụ của BIDV cũng cónhững thay đổi cơ bản: Tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộcchỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, Huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để chovay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng chủyếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển Ngày 01/05/1995, bộphận cấp phát ngân sách tách khỏi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namđã đánh dấu mốc chuyển đổi cơ bản của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển ViệtNam: được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thươngmại, làm ngân hàng đại lí, giữ vững vị thế của một ngân hàng chủ lực trongcho vay đầu tư phát triển của Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam tại Hà Nội bao gồm: Sở Giaodịch I, sở Giao dịch : chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Bắc Hà Nội, chi nhánhThăng Long, chi nhánh Quang Trung, chi nhánh Đông Đô, chi nhánh CầuGiấy và chi nhánh Hà Thành.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành là đơn vị chi nhánhcấp I của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, được thành lập trong theoquyết định số 3167 QĐ/HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Đầutư & Phát triển Việt Nam ngày 01 tháng 09 năm 2003, hiện có trụ sở tại số 79– 81 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Ngay khi mới thành lập, với địnhhướng của một ngân hàng thương mại quốc doanh chuyên phục vụ các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư, định hướng hoạt động của chi nhánh Hà Thànhlà trở thành ngân hàng hàng của hệ thống BIDV, cung cấp các sảm phẩm tíndụng, dịch vụ đa năng có chất lượng cao đến các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Đặc biệt trong thời gian gần đây, ngân hàng Hà Thành hướng mạnhvào việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ dành cho cá nhân, chi nhánh còn

Trang 34

tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệpvừa và nhỏ.

Ngày đầu khởi nghiệp, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Hà Thành chỉcó 54 cán bộ và 700 tỷ đồng tổng tài sản Tính đến năm 31/12/2008, tổng tài sảncủa BIDV Hà Thành đã tăng lên 8 lần, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5000nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 2400 tỷ đồng, tăng gấp 23 lần so với năm2003 Khi mới thành lập, BIDV Hà Thành mới chỉ có 6 phòng và 3 tổ, 1 phònggiao dịch và 3 quỹ tiết kiệm, đến nay Chi nhánh đã có 13 phòng nghiệp vụ, 7phòng giao dịch và 4 điểm giao dịch Đội ngũ cán bộ chỉ có 54 người, nay chinhánh đã có trên 200 cán bộ với 10,32% có trình độ sau đại học, 76,19% có trìnhđộ đại học, 02 cán bộ có trình độ chính trị cao cấp được đào tạo bài bản có trìnhđộ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính

BIDV Hà Thành đóng trên địa bàn Trung tâm Thủ đô – thuộc QuậnHoàn Kiếm, Hà Nội Chi nhánh có rất nhiều thuận lợi như: Đây là một quậntập trung rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ, khu buôn bán đông đúc, kháchdu lịch tập trung nhiều nhu cầu trao đổi ngoại tệ là rất lớn Đó là những mặtthuận lợi, tuy nhiên bên cạnh đó, chi nhánh Hà Thành cũng gặp không ítnhững bất lợi, khó khăn Đóng trên khu vực trung tâm của Thành phố, nơi cóhơn 80 tổ chức tín dụng đã và đang hoạt động ổn định và chiếm lĩnh thị phần,là những thách thức lớn đối với một chi nhánh non trẻ Sáu năm, khoảng thờigian ấy không dài nhưng cũng đủ để BIDV Hà Thành xây dựng cho mìnhhình ảnh về một ngân hàng hiện đại: vững chắc về năng lực và uy tín; cónhiều dịch vụ, sản phẩm đa dạng về chất lượng; chuyên nghiệp và tận tìnhtrong phong cách giao dịch…Là một trong những đơn vị luôn đi đầu trongviệc triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, BIDV Hà Thành đã nhanh chónglàm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại Chi nhánh đã triển khai nhiều dịch vụngân hàng mới như dịch vụ Home Banking, dịch vụ chuyển tiền WesternUnion, thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ Visa Master …

Trang 35

Nhờ áp dụng mô hình một cửa, BIDV Hà Thành đã rút ngắn được thờigian giao dịch với khách hàng, đơn giản tiện lợi các thủ tục nhưng vẫn đảmbảo tính chính xác, an toàn, đem lại sự tiện ích, hài lòng cho khách hàng Làmviệc cả thứ 7, Chủ nhật, thời gian giao dịch kéo dài tới 18h hàng ngày Chinhánh Hà Thành đã trở thành sự lựa chọn số một của đông đảo khách hàngtrên địa bàn Nhờ vậy đến nay, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng vớingân hàng tăng lên nhanh chóng, trong đó khách hàng được xếp hạng loại A*,A, B chiếm tỷ trong trên 86% Với cố gắng đó, BIDV Hà Thành được xếphạng trong hệ thống có mức rủi ro tín dụng AA.

Mục tiêu của BIDV Hà Thành là xây dựng thành ngân hàng bán lẻ kiểumẫu, thành một trung tâm ứng dụng và triển khai những sản phẩm, dịch vụngân hàng hàng đầu trong toàn hệ thống BIDV Hà Thành sẽ mở rộng mạnglưới hoạt động tại những nơi tập trung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vàdân cư nhỏ lẻ Lấy chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng làm mục tiêuhàng đầu, BIDV gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượngvà hiệu quả Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình củatoàn hệ thống BIDV, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo lợi íchcủa người lao động, xây dựng và phát triển thương hiệu văn hóa BIDV Bêncạnh đó, BIDV Hà Thành luôn phấn đấu hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịchvụ ngân hàng truyển thống, chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàngmới trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm khuyến khích các thành phần kinhtế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, phát triểnkênh phân phối dịch vụ mới nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động như dịch vụ ngânhàng điện tử (phone/sms banking/direct- Banking/home- banking), quản lý vốn,cung cấp dịch vụ cho các khách hàng VIP…

Phương châm “ Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững hướng tới tươnglai” đã và đang được BIDV Hà Thành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, hợp lựccùng các doanh nghiệp đi tới mục tiêu đóng góp được nhiều nhất cho phát

Trang 36

triển kinh tế Thủ đô và của đất nước.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhành Hà Thành

Trang 37

 Ban giám đốc: Ban giám đốc chi nhánh bao gồm một giám đốc và 2 phógiám đốc, với chức năng: Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động chung củachi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong thẩm quyền được cấp trên phêduyệt.

 Các phòng ban: Các phòng ban của Chi nhánh được tổ chức và hoạt độngtheo quyết định số 4270/QĐ – HĐQT ngày 28/10/2003 của Hội Đồng quản trịNgân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam Chức năng nhiệm vụ chính của cácđơn vị trực thuộc chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành đượccăn cứ theo Quyết định số 3215/QT – TCCB1 ngày 05/09/2003 của Tổnggiám đốc ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam Sự phân rõ chức năngnhiệm vụ của từng phòng nhằm thưc hiện sự phân rõ sâu trong các hoạt độngcủa Chi nhánh Tuy nhiên, sự phân chia này không thể tuyệt đối bởi cácphòng đều quan hệ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cườngcho nhau Như vậy mỗi phòng có sự độc lập tương đối, chuyên môn hóa lĩnhvực của mình để tham mưu cho ban giám đốc trong các kế hoạch, các chínhsách kinh doanh Các phòng thống nhất với nhau trong mục đích chung làđóng góp vào quá trình kinh doanh của Chi nhánh cũng như hoàn thành tốtcác nhiệm cụ do BIDV giao cho.

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT& PT Hà Thành

2.2.1 Hoạt đồng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT & PT HàThành

* Hoạt động huy động vốn

Một trong những đặc điểm của Chi nhánh Hà Thành là vốn tự có chỉchiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, nên với lượng vốn ít ỏi đó,Ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế Để thực hiệnchức năng trung gian tài chính của mình, các Ngân hàng luôn phải tìm mọi

Trang 38

biện pháp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.Chính vì thế, hoạt động huy động rất quan trọng, là tiền đề, cơ sở để quyếtđịnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng Đểcó thể mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung vàdài hạn nói riêng, Ngân hàng cần phải làm tốt công tác huy động vốn Có mộtnguồn vốn với cơ cấu hợp lí, chi phí thấp là mục tiêu mà Ngân hàng luônhướng tới Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, chi nhánh Hà Thànhđã luôn chủ động và luôn tích cực khai thác nguồn vốn bằng nhiều biện phápthực hiện Vì vậy nguồn vốn huy động được của Ngân hàng luôn tăng trưởngổn định.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn huy động

(Đơn vị: Triệu đồng)Năm

TG có KH dưới 12 tháng

của CN và TCKT 864,110 22.28 1,128,152 23.08 1,193,452 22.95TG có KH trên 12 tháng

của CN và TCKT 1,063,770 27.43 1,099,958 22.50 1,283,196 24.68Kỳ phiếu ngắn hạn 232,705 6.00 318,347 6.51 371,369 7.14Kỳ phiếu dài hạn 36,982 0.95 4,406 0.09 7,779 0.15

Chứng chỉ tiền gửi 204,794 5.28 92,310 1.89 66,908 1.29

Trang 39

( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hành – Chi nhánh NHĐT & PT Hà Thành) Như vậy, tính đến ngày 31/12/2008, tổng lượng vốn huy động của Chinhánh là 5200 tỷ đồng, tăng gần 312 tỷ đồng so với năm 2007, và tăng 3500tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập năm 2003 Đây là mức tăng trưởngkhá cao

Điều này cho thấy một thành tích lớn của Chi nhánh đặc biệt trong thờikỳ thị trường tài chính tiền tệ nước ta đang có nhiều biến động nhưng Chinhánh vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định quá các năm.

Từ bảng 1, ta có bảng tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng vốn huy động chi nhánh Hà Thành

Đơn vị: Tỷ đồng

Giá trị(tỷVNĐ)

Giá trị(tỷ

Tốc độtăng(%)

Giá trị(tỷ

Tốc độtăng(%)

Giá trị(tỷ

Tốc độtăng(%)2435,45 - 3877,937 59,26 4888,100 26,05 5200,000 6,38 Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liêntục trong mấy năm gần đây nhưng với tốc độ tăng giảm dần Năm 2006, tốcđộ tăng vốn huy động của Chi nhánh đạt mức cao nhất tăng 1442,487 tỷ đồngtương đương tăng 59,26%, trong đó tiền gửi của cá nhân và các tổ chức tăngmạnh, tăng 979,656 tỷ đồng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguồn vốn huy động Có được kết quả như vậy là do năm 2006, đối tượng gửitiền đã được mở rộng tới các tổ chức tài chính, chứng tỏ Ngân hàng đã ngàycàng có uy tín và càng có nhiều chính sách để huy động nguồn vốn tiền gửi từmọi đối tượng của nền kinh tế Sở dĩ nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăngtrưởng là do Chi nhánh luôn bám sát và phân tích diễn biến lãi suất trên thịtrường để điều hành lãi suất huy động cho phù hợp với mặt bằng lãi suất

Trang 40

chung cũng như có được chính sách khách hàng hợp lí.

Trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2007, tiền gửi không kỳ hạnđạt 1206,598 tỷ đồng, chiếm 24,74% trong tổng nguồn huy động Đây lànguồn tiền gửi với chi phí huy động thấp Tiền gửi không kỳ hạn của năm2006 tăng vượt trội so với năm 2006 là do trong năm 2007, Chi nhánh đã mởrộng hợp tác với các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, cung ứngdịch vụ một cách toàn diện và hiệu quả cho nhóm khách hàng này Do đó dùnăm qua thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại, suy giảm, đầu tư vàobất đông sản tăng làm giảm luồng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư nhưng Chinhánh vẫn duy trì được vốn tiền gửi thanh toán với quy mô lớn Năm 2007,nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức như chỉ số giá tiêu dùng cao,đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vàđời sống nhân dân Sự xuất hiện thêm nhiều các tổ chức, định chế tài chính,các tổ chính tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt giá trở lại làm giatăng thêm áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và đặc biệt trong hoạtđộng huy động vốn Điều này có thể thấy rõ khi năm 2007, tổng nguồn vốnhuy động của Chi nhánh đạt 4888,1 tỷ đồng, tăng 1010 tỷ đồng so với năm2006 nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 26,05% thấp hơn so với các năm trở lại đây Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng chỉtăng lên 311,9 tỷ đồng tương đương tăng 6,38% Đây là kết quả do ảnh hưởngcủa chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đặt ra trước tìnhhình lạm phát tăng nhanh.

Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng được Chi nhánh Hà Thànhtriển khai cung ứng rất tốt đến khu vực dân cư, cơ quan, tổ chức, bằng cácbiện pháp tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động kháchhàng tại các khu vực đông dân cư tạp trung Chi nhánh đã phát triển mạnglưới ngân hàng bán lẻ tới các khu vực trung tâm thương mại, khu vực tậptrung các trường đại học, bệnh viện…như các phòng giao dịch Bách Khoa,

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhành Hà Thành - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhành Hà Thành (Trang 36)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn huy động - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn huy động (Trang 38)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn huy động - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn huy động (Trang 38)
Từ bảng 1, ta có bảng tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau: - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
b ảng 1, ta có bảng tốc độ tăng vốn huy động của Chi nhánh như sau: (Trang 39)
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại chi nhánh (dư nợ) - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.3 Tình hình cho vay tại chi nhánh (dư nợ) (Trang 41)
Bảng 2.4: Tốc độ tăng của dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.4 Tốc độ tăng của dư nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Thành (Trang 42)
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ trung và dài hạn phân loại theo loại tiền tệ - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ trung và dài hạn phân loại theo loại tiền tệ (Trang 46)
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ trung và dài hạn phân loại theo loại tiền tệ - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ trung và dài hạn phân loại theo loại tiền tệ (Trang 46)
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn thường được Chi nhánh dưới hình thức: cho vay thương mại và thu xếp vốn giữa các chi nhánh của hệ thống  Ngân hàng ĐT & PT - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
o ạt động tín dụng trung và dài hạn thường được Chi nhánh dưới hình thức: cho vay thương mại và thu xếp vốn giữa các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng ĐT & PT (Trang 47)
Bảng 2.7: Quy mô tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.7 Quy mô tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh (Trang 47)
2.2.2 Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
2.2.2 Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 48)
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân theo thời hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.8 Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân theo thời hạn (Trang 48)
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân theo thời hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.8 Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn phân theo thời hạn (Trang 48)
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành - Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành
Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w