Đề tài Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề tỉnh Attapư nước CHDCND Lào có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV Trường Trung cấp Nghề tại nước CHDCND Lào; khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư, nước CHDCND Lào. Xác định các biện pháp phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư, nước CHDCND Lào giai đoạn 2016 - 2020.
Trang 1
KHOUN OUDOM SAVENGSEUKSA
PHAT TRIEN DOI NGU GIAO VIEN
TRUONG TRUNG CAP NGHE TINH ATTAPU’ NƯỚC CHDCND LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
Trang 2
KHOUN OUDOM SAVENGSEUKSA
PHAT TRIEN DOI NGU GIÁO VIÊN
TRUONG TRUNG CAP NGHE TINH ATTAPU’
NUOC CHDCND LAO
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐÌNH SƠN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4MO DAU "
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết nghiên cứu 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 Phạm vi nghiên cứu 7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2 2 2 2 3 3 3 8 Cau tric luận văn
CHUONG 1 CO SO LY LUAN ve PHAT - TRIEN DOI NGU GIAO VIÊN
TRUONG TRUNG CÁP NGHÈ -2222222 sce 5
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN DE §
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH 7
1.2.1 Quản ly sod 1.2.2 Quan ly 9
1.2.3 Giáo viên, đội ngũ giáo viên trường Trung cắp nghề 10 1.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề 3 1.2.5 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề 13 1.3 TRUONG TRUNG CAP NGHE TRONG HE THONG GIAO DUC QUOC DAN LAO „14 1.3.1 Vị trí, vai trò của trường trung cắp nghề 22+.s2srccsrreees HẮỆ 1.3.2 Mục tiêu, chương trình và thời gian đào tao
Trang 51.5 NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN SU’ PHAT TRIEN DOI NGU GIAO
VIÊN TRƯỜNG TRƯNG CÁP NGHỀ 2s sec.)
1.5.1 Những yếu tố khách quan 7 SO
1.5.2 Những yếu tố chủ quan scm
TIEU KÉT CHƯƠNG -35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN nội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CÁP NGHÈ TĨNH ATTAPƯ NƯỚC CHDCND LÀO 36 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG CÁP NGHỀ TỈNH ATTAPƯ NƯỚC CHDCND LÀO sen Sereeeeeeeeeee.3Ø 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và ngành nghề đào tao 136 2.1.2 Chức năng, nbigm vu, quym han eects ee 36 2.1.3 Tổ chức bộ máy 38 2.1.4 Định hướng phát trién - 39 2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 40 2.2.1 Mục đích khảo sát 21 2 4) 2.2.2 Nội dung khảo sát 40 2.2.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát 22222zssszrrrerrrerrrrrerreeeeeeeo.đ0)
2.2.4 Phương pháp khảo sát 2.2.5 Thời gian khảo sát
23 THUC TRANG DOI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CÁP NGHÈ TỈNH
ATTAPƯ NƯỚC CHDCND LÀO 22222222222722222222227277.-771.<e 40
2.3.1 Về số lượng, cơ cầu ngành nghề và cơ cấu độ tuổi s5 40 2.3.2 Về chất lượng đội ngũ giáo viên -222222222 222cc „42
2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng đội ngữ " "5 2.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CÁP NGHỀ TỈNH ATTAPƯ NƯỚC CHDCND LÀO nn)
Trang 6
2.4.4 Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên cee SA 2.4.5 Công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm việc S6 2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG : ¬1.`ˆ ` ` 60 2.5.1 Mặt mạnh 2.5.2 Mặt hạn chế HH eeeeeeeoeÔT TIEU KET CHUONG 2
CHUONG 3 BIEN PHAP PHAT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG
TRUNG CÁP NGHÈ TÍNH ATTAPƯ NƯỚC CHDCND LÀO 3.1 NGUYÊN TÁC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục đào tạo 63 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 2322221222227 722tr 63 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính hiệu quả -64
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi "1 3.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CAP NGHE TINH ATTAPƯ NƯỚC CHDCND LÀO
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề 2.222.212 re s65
3.2.2 Lập quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu dàn hoạt dong dao tao 67
3.2.3 Hoàn thiện chính sách và quy trình tuyển dung gido vign 70
3.2.4 Dao tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
3.2.5 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho
đội ngũ giáo viên
3.2.6 Xây dựng và triển khai quy trình đánh giá giáo viên -83 3.3 MÓI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP úũ 3.4 KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VÈ TÍNH CAP THIẾT VA TINH KHA THI CUA CÁC BIỆN PHÁP - - octets 86
Trang 7TIEU KET CHUONG 3 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ, 5522 reo.) TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 QUYET DINH GIAO DE TÀI (Bản sao)
Trang 8AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN
BGD-TT Bộ giáo duc-Thé thao CBQL Cán bộ quản lý
Trang 9Số hiệu Tên bảng Trang bang
Bang 2.1 | Số lượng giáo viên, sinh viên và co câu ngành nghề a Bảng 2.2 | Thực trạng về quy hoạch phát triển ĐNGV 46 Bảng 2.3 | Thực trạng công tác tuyên dụng và sử dụng giáo viên 48 Bảng 2.4 | Thông kế trình độ chuyên môn đào tạo của giáo viên 31
Đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, bôi dưỡng giáo
Bảng25, | viên © eons ee 33 Bảng 26 | Thực trạng công tác kiêm tra, đánh giá chất lượng ĐNGV | 54
Thue trang công tác xây dựng môi trường và điều kiện làm
Bảng 27, | Wo việc Tang cone ite xy dụng 6 37 Bảng 3.1 | Thông tin về đổi tượng khảo nghiệm 87
Tong hop ¥ kign đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện
Bang 3.2 pháp phát triển đội ngũ giáo viên a - 87 Tông hợp ý kiến đánh giá về mức độ khả thi của các biện
Bảng 3.3, pháp phát triển đội ngũ giáo viên ene 8 89
Trang 111 Lý do chọn đề tài
Nước CHDCND Lào là một đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Nước Lào hiện đang tập trung vào việc phát triển nền giáo dục nghề nghiệp kỹ thuật, đó là giải pháp hữu hiệu có tính chiến lược để chống nguy cơ lạc hậu so với các nước trên thế giới Để đáp ứng yêu cầu đó, cần có một chiến lược
phát triển giáo dục nghề nghiệp rõ ràng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp kỹ thuật chỉ có thể thực hiện để biến tiềm năng thành hiện thực có tính kha thi cao nếu được xây dựng trên cơ sở tính khoa học chặt chẽ, sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt trong chiến lược
phát triển chung của nhà trường, là tiền đề, là cơ sở để phát triển quy mô đào tạo
Mặt khác nếu quy mô đào tạo của nhà trường phát triển thì cũng đặt ra yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tương ứng
Đảng và Nhà nước CHDCND Lào rất xem trọng giáo dục nghề nghiệp kỹ
thuật Trong lịch sử nhà trường, đặc biệt là sau cách mạng 1975 tới nay, giáo dục
nghề nghiệp kỹ thuật được xem là nhiệm vụ quan trọng Tuy nhiên, do hạn chế về đầu tư và điều kiện trang thiết bị nên hiệu quả giáo dục nghề nghiệp kỹ thuật còn rất hạn chế Trường dạy nghề tỉnh Attapư được thành lập theo Quyết định số
175/GDTW/99 ngày 04/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Giáo dục nghề kỹ thuật hiện nay nhằm giúp
cho học sinh có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường Đó là đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
Nhu vậy, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương thì quy mô
Trang 12
phù hợp Nếu xảy ra tình trạng thiếu đồng bộ trong phát triển đội ngũ giáo viên thì
sẽ dẫn tới tình trạng bất cập trong đào tạo Đó cũng chính là vấn đề đặt ra cho
trường trung cấp nghề tỉnh Attapư hiện nay
Với lý do nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý phát triển
ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư, nước CHDCND Lào”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh
Attapư, nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn 2016 - 2020 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapu, nước CHDCND Lào
3.2 Đấi trợng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư, nước
CHDCND Lào
4 Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư còn nhiều bắt cập Nếu
đề xuất được các biện pháp phát triển ĐNGV trên cơ sở lý luận khoa học và phù
hợp với thực tiễn phát triển giáo dục, đào tạo và kinh tế xã hội của tỉnh thì khi áp dụng sẽ nâng cao được hiệu quả, chất lượng đảo tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 135.3 Xác định các biện pháp phát triển DNGV trường trung cấp nghề tỉnh
Attapu, nước CHDCND Lào giai đoạn 2016 - 2020 6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triên ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attap, nước CHDCND Lào với ba thuộc tính cơ bản là: số lượng, cơ cấu, chất
lượng; giới hạn nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn 2016 - 2020
1 Cách tiếp
và phương pháp nghiên cứu 7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu đề tài
Dé tai nghiên cứu về phát triên ĐNGV trường trung cấp nghẻ tỉnh Attapư dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực
7.2 Phương pháp nghiên cứu dé tài 7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp phân tích, tông hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp chuyên gia, phương pháp
thống kê - tổng hợp, nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về ĐNGV đề có nguồn dữ
liệu làm cơ sở đề xuất biện pháp quy hoạch dự báo
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu thực trạng 8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Trang 14Chương 3: Biện pháp phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư,
Trang 15TRUONG TRUNG CAP NGHE
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VAN DE
Các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến việc bồi dưỡng phát triên ĐNGV Chính phủ nhiều nước luôn có các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
giúp GV học tập thường xuyên, học tập suốt đời để bổ sung kiến thức, nâng cao
trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV, từ năm 1985 Chính phủ Trung Quốc đã
khởi động “Chương trình quốc gia về mạng lưới đào tạo GV” Mục đích của
chương trình là hiện đại hóa việc đào tạo GV thông qua thông tin giáo dục, cung
cấp dịch vụ học tập suốt đời thông qua mạng lưới đào tạo GV, truyền hình vệ tỉnh
và các phương tiện thông tin truyền thông khác; cải tiến mạnh mẽ chất lượng giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học thông qua chương trình đào tạo quy mô lớn, chất lượng cao, hiệu quả cao
Tại Đài Loan, GV được tuyển chọn, đào tạo và tái đào tạo, bồi dưỡng liên tục
Có 12 trung tâm đào tạo nâng cao, tại chức nhằm cập nhật kiến thức và tập huấn
GV thực hiện những chính sách về
triển, không ngừng trưởng thành Những trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp thông
i cach giáo dục, giúp họ không ngừng phát tin và tài liệu tham khảo về giáo dục và QLGD, tạo ra một cơ chế đề trao đồi thông tin giữa các nhà giáo dục và những người lãnh đạo giáo dục Những người hoạch
định chính sách ở các địa phương, khuyến khích GV học tập suốt đời và không ngừng cải thiện việc dạy học Hoạt động của các trung tâm này phục vụ đắc lực cho cải cách giáo dục và giúp cho giáo dục theo sát các nhu cầu thực tế của địa phương, thực hiện vai trò của mình một cách tốt nhất
'Ở Việt Nam, Chính phủ rất quan tâm đến phát triển giáo dục nói chung và phát triển ĐNGV nói riêng, các nhà khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu các vấn
Trang 16Tác giả Phạm Minh Hạc (2001) với công trình “Nghién cứu con người và nguồn
lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội) "Công trình phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi nhân tố con người, phát triển con người, nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định
đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thin; trình bày mối quan hệ giữa giáo dục - đào
tạo với phát triển nguồn nhân lực đất nước; từ đó xác định trách nhiệm quản lý gi
dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa" [15]
Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình quản lý công tác phát triển, bài dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bạch Mai nghiên cứu và để xuất kiến nghị về mô hình quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên đại học [18]
Các báo cáo nghiên cứu, luận văn, tài liệu chuyên đề:
- Báo cáo “Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục đại học, trung
cấp từ nay đến năm 2020" của Nguyễn Trì (1997) tại Hội thảo xây dựng chiến lược giáo dục đại học - Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục [23];
~ Luận văn thạc sĩ “7hực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trường Trung
cấp Sư phạm Cà Mau và một số giải pháp” của Phạm Hoàng Gan [14];
- Luận văn thạc sĩ "Các giải pháp xây dựng phát triển ĐNGV và CBỌL trường THPT tỉnh Quảng Nam” của Phạm Đình Ly [17]:
- Tài liệu “Äộr số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và QLGD trong thời
kỳ đối mới" do Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo biên soạn và dự án phát triển GV THPT
và TCCN là cơ quan tổ chức biên soạn Tham gia biên soạn có 12 nhà khoa học về
QLGD Tài liệu gồm 16 chuyên đề về quản lý, năng lực và phát triển năng lực cho
đội ngũ CBQL, GV, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với chủ
Trang 17
Các công trình nghiên cứu trên đề cập
giáo dục và QLGD, nhưng chung nhất là khẳng định vai trò của ĐNGV trong sự những khía cạnh khác nhau của
nghiệp phát triển dục, đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV tại các cơ sở
giáo dục, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tại nước CHDCND Lào, Đảng và Nhà nước Lào cũng rất quan tâm đến phát triển giáo dục nói chung và phát triển ĐNGV nói riêng Trong những năm gần đây đã
có một số tác giả chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, trong đó có vấn đề quản lý phát triển ĐNGV Các tác giả nghiên cứu về vấn
đề quản lý phát triển ĐNGV theo bậc học và ngành học, vùng miễn khác nhau, nhưng
đến nay chưa có một tác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ, khoa học về quản lý
phát triển ĐNGV trường trung cấp nghề tỉnh Attapư, nước CHDCND Lào Chính vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề có tính cấp
thiết và cần được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hệ thống
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều chỉnh, kiểm tra, chỉnh lý và phải có người đứng đầu Quản lý chính là hoạt động giúp người lãnh đạo phối
hợp nỗ lực của các thành viên trong một nhóm, một cộng đồng, một tô chức nhằm
đạt được mục tiêu đề ra
Với những cách tiếp cận khác nhau, các nhà lý luận đã đưa ra nhiều khái niệm
về quản lý
~ W Taylor, một nhà quản lý người Mỹ viết: “Quản lý là nghệ thuật, biết rõ
Trang 18nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật Còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” [9, tr 90]
~ Mary Pellet cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác” [9, tr 90]
- Theo K Mark: “Quan lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó
gắn chặt với sự phân công và phối hợp” Ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều
khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”
Ở phương Đông, Không Tử đã rất đề cao và xác định rõ vai trò cá nhân của
người quản lý Ông cho rằng người quản lý mà chính trực thì không cần phải tốn
nhiều công sức mà vẫn khiến được người ta làm theo
Ở Việt Nam, khái niệm “Quản lý” cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
~ Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã viết: “Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động, nói chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”
~ Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng,
quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất
địch Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản
lý mong muốn”
Khi xem xét thuật ngữ *Quản lý” với góc độ của một từ tiềng Việt gốc Hán,
các tác giả trong cuốn “Khoa học tô chức và quản lý, một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn” đã coi quản lý gồm 2 quá trình tích hợp vào nhau:
- Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ôn định;
~ Quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới và phát triển
Nếu người quản lý chỉ lo việc “quản”, tức là chỉ lo phần coi sóc, giữ gìn thì tổ
Trang 19phải có “quản” để dộng thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận động thích ứng và
có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực) [19]
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, quản lý là một
quá trình tác động của chủ thể quản lý gây ảnh hưởng đến khách thể quản lý nhằm
đạt được mục tiêu xác định Quản lý bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc hệ thống tổ chức của đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt mục đích đề ra
1.2.2 Quản
Quan lý nhà nước về giáo dục là tập hợp những tác động hợp qui luật được thể giáo dục
chế hóa bằng pháp luật của chủ thể quản lý nhằm tác động đến các phân hệ quản lý
để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng hai mặt giáo dục
Hiện nay có nhiều định nghĩa về QLGD, nhưng các định nghĩa này đều thống nhất với nhau về mặt bản chất
~ Theo M.I Kônđacốp: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cắp khác nhau đến tất cả các mắt xích
của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách
cho thể hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội
cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em” [34]
- Theo F.G Panatrin: “QLGD là tác động một cách có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và có mục đích của chủ thẻ quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa ở thế hệ re”
- Hiểu theo nghĩa tổng quát: “QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu
Trang 20- Nguyễn Gia Quý khái quát: *QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân” [45]
Một cách khái quát: “QLGD là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cắp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống, đảm bảo sự tiếp tục phát tr như chất lượng” [50] Trong phạm vi một quốc gia, một địa phương thì chủ thể QLGD là bộ máy n và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng
quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các nhà trường Khách thể QLGD là hệ thống giáo dục quốc dân, sự nghiệp giáo dục và các trường học
Có thể hiểu: QLGD là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể đến đối tượng QLGD, được thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định đề
đạt được mục tiêu giáo dục đề ra bằng cách thực hiện các chức năng quản lý
1.2.3 Giáo viên, đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề œ Giáo viên
GV trong các cơ sở giáo dục và đào tạo là những nhà sư phạm, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị - xã hội, có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh, sinh
viên Người GV phải có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, phải ý thức
được trách nhiệm công dân, phải nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Trong quá trình quản lý, GV vừa là khách thể quản lý và cũng là chủ thể quản lý của quá trình đó
b Đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “đội ngũ” Các khái niệm
về đội ngũ dùng trong các tổ chức xã hội một cách rộng rãi như: đội ngũ cán bộ, công
chức; đội ngũ văn nghệ sĩ; đội ngũ thầy thuốc; Theo Từ điển Tiếng Việt, “đội ngũ
Trang 21có cùng lý tưởng, cùng mục đích; làm việc chung trong một tô chức; gắn bó với
nhau về trách nhiệm, quyền lợi (vat chat va tinh than)
Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được dùng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống giáo dục, chẳng hạn như: ĐNGV, đội ngũ CBQL trường học
Từ điển Giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: "ĐAGỨ là rập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn và nghiệp vụ quy định" [19],
ế, có nhiều cách hiều khác nhau về khái niệm ĐNGV Khái niệm
ĐNGV được hiểu là tập hợp những người làm công tác giáo dục va dạy học ở một
trường học hay một cấp học, ngành học nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề
ra cho tổ chức đó
Khác với GV công tác tại các trường mầm non và phổ thông, GV ở các cơ sở đào tạo nghề có môi trường và mục đích giáo dục và đảo tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho người học ở những trình độ khác nhau, giúp người học sau khi kết thúc khóa đảo tạo có thể tham gia trực tiếp vào các dạng/Tïnh
vực hoạt động nghề nghiệp xã hội
Hoạt động dạy nghề là một lao động đặc biệt: Đối tượng là con người, công cụ
lao động chủ yếu là nhân cách của nhà giáo, môi trường lao động mang tính văn
hóa, đạo đức cao; sản phẩm của loại lao động đặc biệt này là những con người có nhân cách (phẩm chất và năng lực) đáp ứng yêu cầu xã hội, có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp nghề GV dạy nghề vừa có vai trò quan trọng trong nhà trường vừa có vị
thế trong xã hội và được xã hội tôn vinh
Hoạt động của người GV trường Trung cấp nghề rất đa dạng và phức tạp, tập
trung vào các nội dung sau:
Trang 22giảng dạy nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho xã hội, đồng thời qua đó
giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ Bên cạnh đó là hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành tựu khoa học của các nước tiên tiến Hoạt động của GV không chỉ trong lớp học, xưởng thực hành mà còn mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất, giảng dạy kết hợp với lao động sản xuất
Hoạt động học tập tự bồi dưỡng: Đề đáp ứng nhu cầu của xã hội, GV phải
không ngừng học tập, trao đổi nhằm nâng cấp trình độ, có ý thức học tập suốt đời
Điều này vô cùng quan trọng mang tính sống còn của người GV
Hoạt động giáo dục SV, biến SV từ người lĩnh hội tri thức thành người sáng tạo, tự điều khiển, chiếm lĩnh tr thức, sáng tạo các giá trị văn hóa
Hoạt động xã hội: là những hoạt động có tính chất đoàn thể, chính trị được tơ chức trong và ngồi nhà trường với sự phong phú và đa dạng về nội dung, phương pháp và hình thức tô chức, gắn với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho SV, đồng thời
cũng giúp GV rèn luyện bản thân, phát triển năng lực chuyên môn, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp
Từ phân tích trên, có thể chỉ ra những thành phần đặc trưng về nhân cách nghề nghiệp của GV trường Trung cấp nghề bao gồm:
~ Phẩm chất chính trị, cách mạng; đạo đức nghề nghiệp; ~ Năng lực dạy học lý thuyết và thực hành nghề cho sinh viên;
- Nang luc giáo dục sinh viên những phâm chát cần thiết của người công dân, người lao động trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp;
~ Năng lực tự học, nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn hoạt động đào tạo nghề cho sinh viên;
- Năng lực bồi dưỡng và phát triển chuyên môn liên tục;
~ Năng lực hoạt động xã hội (tham gia hoạt động xã hội và tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội tại nhà trường, địa phương);
Trang 231.2.4 Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề
Về thực chất, phát triển ĐNGV chính là phát triển nguồn nhân lực trong các
cơ sở giáo dục ĐNGV ở trường Trung cấp nghề là nhân tố quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ CNKT lành nghẻ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội Nhận thức được vai trò quan trọng của ĐNGV trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, Đảng đã khẳng định: “Phát
triển ĐNGV, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ
Bảo đảm về cơ bản ĐNGV, tiến tới đạt chuẩn và tỷ lệ GV so với học sinh theo yêu
cầu từng cấp học ” [16, tr.204]
Do đó, đòi hỏi ngành Giáo duc va dao tao nói chung và Dạy nghề nói riêng
phải có sự đôi mới về công tác phát triển ĐNGV Đây là vấn đề mang tính chiến
lược, vừa là cấp bách đối với dạy nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trên cơ sở lý luận về quản lý, phát triển và ĐNGV, tác giả cho rằng, phát triển ĐNGV phải đồng thời phát triển ở cả ba bình diện: quy mô (số lượng), chất lượng
và cơ cấu:
= Quy mô của ĐNGV được thể hiện ở số lượng GV;
= Chất lượng của ĐNGV được thể hiện ở phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và kinh nghiệm nghề nghiệp;
- Cơ cấu của đội ĐNGV được thể hiện ở sự phù hợp về ngành nghề đào tạo, độ tuổi, giới tính của ĐNGV
1.2.5 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề
Phát triển ĐNGV trường Trung cấp nghề thực chất là quản lý sự phát triển
nhân lực sư phạm trong các trường học Đó là quá trình thực hiện các nội dung về
tuyển dụng, đảo tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường sư phạm thuận lợi nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của GV đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường
Trang 24sự phát triển toàn diện của cá nhân GV, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường
Quản lý phát triển ĐNGV không phải là việc làm mang tính thời sự, mà phải là hoạt động dài hạn, mang tính chiến lược, tính phát triển; phải quan tâm tư vấn
xây dựng chính sách, chiến lược phát triển đội ngũ trên cơ sở mục tiêu phát triển
của hệ thống giáo dục đào tạo và từng địa phương, cơ sở giáo dục
Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học, nâng cao
chất lượng đảo tạo thì công tác quản lý phát triển ĐNGV đang là một nhiệm vụ có
tính cấp thiết Công tác quản lý phát triên ĐNGV phải có những quan điềm và định
hướng lớn như sau:
~ Quản lý phát triển ĐNGV phải được chủ động mọi mặt và phải được đặt lên
vị trí ưu tiên hàng đầu só với các mặt công tác khác trong nhà trường,
~ Kết quả quản lý phát triển ĐNGV phải đi vào hiệu quả công việc, năng suất
lao động, sự hứng thú với nhiệm vụ và sự phát triển của cá nhân GV thể hiện bằng
khả năng thích ứng cao với đòi hỏi của nhà trường
- Kết quả của việc quản lý phát triển ĐNGV chính là chất lượng và hiệu quả
của quá trình giáo dục - đào tạo, sự hài lòng với công việc được giao, sự gắn bó với
nhà trường, sự phát triển của cá nhân từng GV để họ sẵn sàng linh hoạt thích ứng
với nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường
- Chức năng của quản lý phát triển ĐNGV không chỉ đơn thuần là duy trì theo
kế hoạch mà phải phát triển ĐNGV có định hướng trong tương lai Quá trình quản ý phát triển ĐNGV phải liên tục, có tính chiến lược lâu dài
Trang 25có nguồn nhân lực có kiến thức và tay nghề cao đã qua đào tạo Để thực hiện thắng
lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước đã thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp, trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải
pháp mang tính quyết định Chất lượng nhân lực trong những năm qua tuy đã được
nâng lên một bước, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa
~ hiện đại hóa, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu xã hội Phát triển nguồn nhân lực chính là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên
các mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực, lao động sáng tạo và bản lĩnh chính trị góp phần trong công cuộc phát triển đất nước Theo Tạp chí Xây dựng Đảng số 12/2013, Nghị quyết
Đại hội VII của Đảng nhân dân cách mạng Lào về đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ cho mọi cán bộ, đảng viên, GV và viên chức đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo như câu phát triển của xã hội;
dây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân
lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đông thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân;
nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ” [12]
Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào ra quyết định số 841/BGD-TT về “quy hoạch phát triển nên giáo dục của Lào và đặc biệt chú trọng
đến việc phát triển trường Trung cấp nghẻ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” [2] Theo đó, đến năm 2010 có khoảng 78 trường dạy nghề trên toàn quốc Mỗi tỉnh có ít nhất một trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, nhất là vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số và vùng
nông thôn
“Trường trung cấp nghề có vai trò quan trọng, được đánh giá rất cao trong quá trình phát triển nguồn nhân lực tại mỗi địa phương, là nơi góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống dân sinh, mọi người đều có quyền được theo học, phát huy tính sáng tạo để cống hiến cho xã hội Đặc biệt trong những năm vừa qua, các cơ sở dạy nghề này đã và đang góp phần rất đắc lực trong công tác phổ cập nghề của
Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình dạy nghề dành cho mọi đối tượng
trong độ tuôi phô cập trung học và nghề
Trang 26sống của nhân dân thông qua các lớp dạy nghề, các lớp tập huấn ngắn hạn và
chuyển giao kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với nhu cầu ở địa phương Từ đó, tạo ra bước nhảy vọt trong phương thức và trình độ lao động cho người lao động tại địa phương
Trường trung cấp nghề liên kết với các trường trung cấp, đại học trên toàn
quốc Đây chính là điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có điều kiện tiếp cận
tiến nhất, cập nhật nhất, để từ đó người
được với trình độ lao động khoa học
học có điều kiện phát huy hết năng lực của bản thân, nâng cao trình độ, trao đổi trí
thức phục vụ bản thân và xã hội
Trường trung cấp nghề cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp và giới
thiệu lao động đi xuất khâu lao động tại thị trường ngoài nước, tạo công việc phù hợp, thu nhập cao cho nhân dân địa phương, từ đó phát triển kinh tế cho gia đình
cũng như xã hội Trường trung cấp nghề tô chức đào tạo, dạy nghề, giải quyết công
ăn việc làm cho thanh thiếu niên, hướng cho người học có sự nhìn nhận đúng đắn
trong quá trình tạo lập cuộc sống, từ đó tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần không
nhỏ trong công tác xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, phát triển bền vững 1.3.2 Mục tiêu, chương trình và thời gian đào tạo
a Muc tiêu đào tạo
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn cơ bản và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng
làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện
cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm
hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn
b Chương trình dạy nghề trình độ Trung cấp
Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ
trung cấp; quy định chuân kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung,
phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi
Trang 27© Thời gian học nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện ba năm đối với người có bằng tốt
nghiệp trung học phô thông và hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp THCS
1.3.3 Nội dung, phương pháp, giáo trình đào tạo
a Noi dung day nghé
Nội dung phải phù hợp với mục tiêu nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, đạt được trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ
b Phương pháp dạy nghề
Để thực hiện chương trình đào tạo, các trường trung cấp nghề đã sử dụng phối
hợp các phương pháp đào tạo nghề bao gồm: các phương pháp sử dụng ngôn ngữ
nói và viết (thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, phương pháp sử dụng giáo trình và tài
liệu học tập); các phương pháp trực quan (quan sát và trình bảy trực quan; tham quan học tập); các phương pháp thực hành (thí nghiệm, thực tế, thực tập); các phương pháp kiểm tra, đánh giá lý thuyết và thực hành
'Nhìn chung, các phương pháp đảo tạo được sử dụng đảm bảo được sự kết hợp rèn
luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích
cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập, khả năng phát triển chuyên môn của người học
nghề
© Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp
Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp cụ thể hóa theo yêu cầu về nội dung
kiến thức, kỹ năng của mỗi môđun, môn học trong chương trình dạy nghẻ, tạo điều
kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực Hiệu trưởng các trường trung cấp
có đăng ký dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức
1.3.4 Các loại hình trường Trung cấp nghề
“Trường trung cấp nghề công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở
Trang 28“Trường trung cấp nghề tư thục do các tổ chức hoặc cá nhân thành lập, đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên
“Trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức liên
doanh hoặc 100% vốn nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên
1.4 PHÁT TRIÊN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUONG TRUNG CAP NGHE TẠI NƯỚC CHDCND LÀO
1.4.1 Yêu cầu về đội ngũ giáo viên
a Yêu cầu về số lượng
Số lượng thành viên của đội ngũ thê hiện độ rộng lớn về mặt tổ chức
Việc xây dựng ĐNGV thực chất là xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, chuyên sâu về trình độ chuyên môn; cụ thể bao gồm công tác tuyển dụng GV, bổ nhiệm
theo vị trí việc làm, công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV các trường nghề theo
chuẩn, bổ sung GV cho một số lĩnh vực ngành nghề mới; bảo đảm toàn bộ GV dạy
nghề có trình độ chuân, được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, về công nghệ mới,
nâng dẫn tỷ lệ GV có trình độ sau đại học
Số lượng ĐNGV bị chỉ phối bởi việc bố trí, sắp xếp đội ngũ, tinh trang sinh
viên, tỷ lệ SV/lớp, định mức giờ giảng, định mức giờ vượt của GV, chương trình môn học, phương pháp giảng dạy mới
b Yêu cầu về cơ cầu
Cơ cấu là hình thức tồn tại của hệ thống phản ánh cách thức sắp xếp các phần tử, phân hệ và mối quan hệ của chúng theo một dấu hiệu nhất định
Cơ cấu theo chuyên môn của ĐNGV là tổng thể và tỷ trọng GV của môn học
theo ngành học ở cấp tổ bộ môn, cắp khoa; nếu tỷ lệ này vừa đủ, phù hợp với định mức thì ta có được một cơ cấu chuyên môn hợp lý, nếu thiếu thì ta phải điều chỉnh
cho phù hợp để đạt hiệu quả các hoạt động GD và ĐT
Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Chính là sự phân định GV theo tỷ trọng trình độ
đào tạo như trình độ trung cấp, trình độ đại học, trình độ sau đại học Yêu cầu về cơ
Trang 29
quan phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của ĐNGV, đồng thời đòi hỏi phải có kế
hoạch đào tạo nâng chuẩn theo yêu cầu chung của trường nghề
Ngoài ra, trong công tác quản lý nhân sự, có thể tiếp cận phân tích và sử dụng
cơ cấu đội ngũ theo độ tuổi, giới tính, dân tộc © Yêu cầu về chất lượng
Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn Cách tiếp cận chất lượng từ góc
độ tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật có nguồn gốc từ việc kiểm soát chất lượng
trong các ngành sản xuất và dịch vụ
Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khi thiết kế một sản phẩm
hay dịch vụ, yếu tố quyết định là nhu cầu khách hàng mong muốn với giá cả mà họ
hài lòng trả Khi đề cấp đến vấn đề phát triển chất lượng thì chúng ta nghĩ ngay đến
đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của ĐNGV Trình độ của ĐNGV thường thể hiện qua các mặt:
- Trinh độ đào tạo: Đạt chuẩn hay không đạt chuẩn theo quy định; chính quy hay không chính quy; chất lượng và uy tín của cơ sở đảo tạo
+ Các trình độ được phân chia theo ngạch/bậc, gồm: GV, giảng viên, giảng
viên chính, giảng viên cao cấp;
+ Các trình độ được phân chia theo trình độ, học vị gồm: trung cấp, đại học,
thạc sĩ, tiến sĩ;
+ Các trình độ được phân chia theo học hàm, gồm: giáo sư, phó giáo sư
- Trinh độ chuyên môn: Nắm vững nguyên lý cơ bản, những nội dung của môn
mình phụ trách và hiểu biết các bộ môn khoa học khác Một bài giảng tốt phải thể
về mặt kỹ
hiện được tính khoa học, tính triết lý có chiều sâu, không xa rời thực tế;
thuật hay tính logic của bài giảng GV phải sử dụng kết hợp công nghệ dạy học để truyền đạt tối đa lượng kiến thức cho học sinh, sinh viên Về ngôn ngữ và hiện diện
của GV trong suốt quá trình dạy: Thường xuyên giao tiếp với người học một cách
thân thiện; chia sẻ kinh nghiệm
Trang 30- Giữa chức vụ, ngạch bậc, trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức, kiến thức và
kỹ năng sư phạm với năng lực của đội ngũ;
~ Giữa nội dung công việc và vị trí công tác với năng lực từng cá nhân GV đảm nhiệm, thâm niên công tác và trách nhiệm của mỗi người và đội ngũ
Từng GV cần coi chất lượng của cá nhân họ như những điểm mạnh cần phát
huy, đồng thời nhà trường cần tạo điều kiện, khuyến khích, thúc đây ĐNGV không ngừng nỗ lực vươn lên, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ Đây là công việc lâu dài và có tính chiến lược của các nhà trường
“Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, chất lượng là giá trị tạo nên chất lượng
một con người với tư cách là một nhân cách, một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực của bản thân thông qua các hoạt động quan ly
1.4.2 Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
a Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Quy hoạch phát triển ĐNGV là xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp đội ngũ GV trong phạm vi quản lý Quy hoạch phải thực hiện theo các yêu cầu và nội dung có tính nguyên tắc sau:
~ Căn cứ quy hoạch, hướng dẫn của các cơ quan quản lý dạy nghề cấp trên và yêu cầu thực tế của nhà trường để xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch phát triển DNGV ~ Phải xuất phát từ nhu cầu phát triển dạy nghề, phù hợp với quy hoạch dạy nghề trên địa bản ~ Công tác quy hoạch phải đi tắt đón đầu, tạo nguôn, đáp ứng từng giai đoạn phát triển
~ Phải xây dựng được các tiêu chí về trình độ phẩm chất và năng lực đối với
GV dạy nghề trong từng giai đoạn
~ Phát huy quyền làm chủ tập thể, có ý thức tự giác của ĐNGV dạy nghề, Phải
xây dựng được một ĐNGV đủ và số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo vẻ chất
lượng; xác định nội dung về số lượng GV dạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng từng năm
Trang 31~ Xác định các điều kiện dé triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV
Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV là hoạt động cần quan tâm đầu tiên của
nhà quản lý, có vai trò quyết định đến kết quả và hiệu quả tuyên dụng, đảo tạo bồi
dưỡng ĐNGV dạy nghề của nhà trường và thường cần phải xác định rõ các vấn đề
về đối tượng đảo tạo, bồi dưỡng; nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng; địa điểm và hình
thức bồi dưỡng; thời gian bồi dưỡng đối với từng ngành nghề, loại hình đào tạo;
ngân sách đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ vào thực trạng ĐNGV dạy nghề hiện có, nhiệm vụ đào tạo và định hướng phát triển tương lai của trường dé dự báo kế hoạch nhân lực phù hợp với yêu
cầu công việc: kế hoạch tuyển mới; giải quyết đội ngũ hiện có, cử đi dao tao bởi dưỡng, giải quyết số dư thừa (không đáp ứng được công việc) hoặc điều chuyên làm công tác khác
b Tuyển dụng và sử dụng giáo viên
Tuyén dụng là quá trình nhà trường sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm
lựa chọn, quyết định xem trong số những người tham gia dự tuyển, ai là người đủ
tiêu chuẩn, về điều kiện để tiếp nhận vào công tác tại trường Công việc này đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng vị trí tuyển chọn,
vừa căn cứ vào tiêu chuẩn chung vừa tính đến yếu tố cụ thể cá biệt phù hợp với yêu cầu để có ĐNGV đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường
'Việc tuyển chon GV dạy nghề trong nhà trường phải nhằm hướng đến mục
tiêu sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, đảm bảo điều kiện môi
trường chuyên môn để GV dạy tốt, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng người, hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Sử dụng GV dạy nghề phải gắn với việc
đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để người GV dạy nghề luôn cập nhật kiến thức
mới, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
e Đào tạo, bôi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Đào tạo, bồi dưỡng (nghĩa rộng): Là quá trình giáo dục, nhằm hình thành năng
Trang 32Bồi dưỡng (nghĩa hẹp): Là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm
mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể Ví
dụ: bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV
Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình giúp người học cập nhật, bổ sung kiến thức và
kỹ năng mới về một lĩnh vực hoạt động nhất định và thường được xác nhận bằng
một chứng chỉ
m trên cho thấy: Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tiếp nói và
Từ các quan
xen kẽ lẫn nhau Bồi dưỡng và đào tạo lại có thể diễn ra ở bên ngoài quá trình giáo dục đào tạo chính quy
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng hoặc nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng mục tiêu yêu cầu hoạt động nghề nghiệp
Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV bằng việc trang bị kiến
thức, kỹ năng, cập nhật, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng, trên cơ sở đó giúp GV: nâng cao hiệu quả công tác Dao tạo, bồi dưỡng thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, có thể từ 01 đến 06 tháng, 01 năm Có thể đào tạo, bồi dưỡng tập trung
hoặc không tập trung Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo, bồi dưỡng,
Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề có những vấn đẻ cơ bản sau: ~ Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng gồm:
+ Phát triển trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
+ Nâng cao hiểu biết về tri thức chính trị, xã hội, pháp luật;
+ Nâng cao hiểu biết về kiến thức QLGD;
+ B6 sung, phat triển trì thức chuyên môn, kỹ năng nghề,
+ Nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học;
+ Bồ sung tri thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
~ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm:
+ Những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
Trang 33+ Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
+ Những kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng day;
+ Những kiến thức kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy, những kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, tin học phục vụ cho chuyên môn
~ Hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề: ~ Đào tạo, bồi dưỡng do nhà trường thực hiện;
~ Đào tạo, bồi đưỡng chuẩn hóa cho GV chưa đạt trình độ chuẩn, hoặc tiêu chuẩn của chức danh đang đảm nhiệm;
Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên: Là hình thức phô biến nhất, phù hợp đặc
điểm công việc của GV dạy nghề và điều kiện của các cơ sở dạy nghề Có thể có
các hình thức như: tập huấn về chuyên môn kỹ thuật giảng dạy; bồi dưỡng chuyên đề; hội thảo khoa học; tham gia nghiên cứu, khảo sát thực tế
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho tất cả hoặc một bộ phận GV tùy theo yêu cầu
của nghề nghiệp và nhiệm vụ được phân công
Tự bồi dưỡng của cá nhân GV là con đường cơ bản nhất của công tác bồi
dưỡng thường xuyên Hiện nay, tự bồi dưỡng được coi là nội lực cần được phát huy mạnh trong các nhà trường Tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên, vừa tự giác vừa bắt buộc, song cần định hướng, khuyến khích GV chủ động xây dựng kế hoạch tự phát triển liên tục chuyên mơn, nghiệp vụ
Ngồi ra, cịn các hình thức bồi dưỡng toàn diện, bồi dưỡng từng phần hay theo các chuyên đề ; bồi dưỡng, đào tạo phát triển nghề nghiệp cho ĐNGV thông
qua các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề, hợp tác trao đổi
chuyên gia với các nước; cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài đối với một số
ngành nghề đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, thông qua các hiệp định về đào tạo, liên
kết trong đào tạo, bồi dưỡng
Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng và nâng cao chất lượng ĐNGV
dạy nghề và CBQL dạy nghề là tăng cường hợp tác quốc tế với nội dung: dành
Trang 34
quốc tế về dạy nghề; huy động mọi nguồn lực và tăng cường hợp tác quốc tế để tạo
điều kiện gửi GV dạy nghề đi đào tạo ở nước ngoài 4L Đánh giá giáo viêm
Đây là khâu quan trọng của của một chu kì quản lí, vì kiểm tra đánh giá là kết
thúc các giai đoạn của chu trình quản lý (bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo;
im tra, đánh giá) Đánh giá để rút ra kinh nghiệm quản lý, điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp, từ đó tiến hành lập kế hoạch thực hiện mới Tổ chức tốt việc kiểm tra,
đánh giá từng công đoạn sẽ giúp cho việc khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch và
kịp thời chỉnh sửa, bỗ sung nếu có sai sót
Công tác đánh giá ĐNGV dạy nghề cần thực hiện thường xuyên, định kỳ nhằm
đánh giá đúng hiệu quả tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề
nhờ vậy sẽ góp phần phát huy mặt mạnh, uốn nắn điều chinh mặt yếu cho phù hợp với mục tiêu, liên quan đến cả hai phía: GV và các nhà quản lý
Việc đánh giá GV phải đảm bảo tính khách quan, công khai, dân chủ, công
bằng mới đảm bảo được hiệu quả công tác phát triển ĐNGV dạy nghề Đánh giá
không theo đúng yêu cầu quy định sẽ mang lại hậu quả nặng nÈ như tao ra sự mắt
đoàn kết nội bộ, sự không tôn trọng nhau trong công tác dẫn đến việc tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường không đạt hiệu quả
Đánh giá GV là việc cần làm thường xuyên của người CBQL Thông qua đó
nhà quản lý nắm bắt được những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng GV đề có biện pháp
thích hợp giúp cho GV nâng cao năng lực công tác của mình
Qua đánh giá, nhà quản lý kịp thời động viên khích lệ những GV có thành tích, kết quả tốt, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở những GV còn thiếu sót, tạo cho GV
tâm thế tích cực phần đấu vươn lên hoàn thành tốt công việc
‘Tom lai, đánh giá GV là khâu quan trọng trong nội dung quản lý phát triển
ĐNGV Nhà quản lý cần quan tâm thường xuyên đến công tác này
Trang 35Để tạo điều kiện cho ĐNGV nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề thì nhà
trường cần tạo môi trường, điều kiện học tập để từ đó GV có thể học tập kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau và có điều kiện phát huy năng lực của mình
Nha trường, CBQL các cấp cần tạo điều kiện cho GV có môi trường thể hiện bản thân, được thành đạt, được tự chủ, cũng như có thu nhập đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chat và tỉnh tha
Yếu tố vật chất được hiểu là những vấn đề liên quan đến vật chất như:
lương, các khoản thù lao, các khoản phụ cắp, các khoản phúc lợi xã hội
Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý con người và không thể
định lượng được như: tuyên dương, khen thưởng, ý thức về sự thành đạt, sự kiểm
soát cá nhân đối với công việc
Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tắt cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và môi
trường bên ngồi) Mơi trường làm việc đối với đội ngũ GV (được tiếp cận là môi
trường bên trong) bao gồm cơ sở vật chat, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với GV và giữa GV với GV, nhân viên trong nhà trường Môi
trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, viên chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động
của nhà trường
Môi trường làm việc không tốt dễ dẫn đến chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mắt đoàn kết nội bộ; thậm chí cán bộ, viên chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyên công tác đến cơ quan đơn vị khác
Dé xây dựng một môi trường làm việc tốt, nhà quản lý phải xác định đây là
một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Đối với nhà trường xây dựng môi trường làm việc cho GV là một nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Môi trường làm việc liên quan đến công việc đơn vị phải bảo đảm điều kiện
Trang 36văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của người GV và CBQL Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán
bộ, GV nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở và là một đơn vị
trường học
Để tạo môi trường làm việc điều quan trọng hơn là nhà quản lý phải phát huy năng lực của cán bộ, viên chức là thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng,
kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bỗ nhiệm cán bộ, tạo ra môi trường thân thiện,
hợp tác chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, giúp cho mỗi thành viên tìm được niềm vui trong công việc, tự hào vẻ tổ chức, nha trường, mong muốn được làm việc,
công hiến cho cơ quan, đơn vị
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới môi trường làm việc của GV, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tô chức để có thể xây dựng đơn vị vững mạnh
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và GV gồm nhiễu nội dung, song quan trọng hơn cả là tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi cán bộ, GV, đó chính là “nghệ thuật dùng người”
Bên cạnh đó, yếu tố về tâm lý của người lãnh đạo cũng hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kiềm chế trong mọi hồn cảnh, ln giữ được mối quan hệ mật thiết đối với GV, tạo động lực cho GV chuyên tâm với nghề Ngoài các yếu tố nói trên, người lãnh đạo cần có những nhận xét, đánh giá kịp thời đối với cán bộ, GV; cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi cán bộ,
GV và hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn
Môi trường làm việc của GV được tạo từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm
nhân tố vật chat, nhân tố tỉnh thần và nhân tổ xã hội Trong điều kiện hoàn cảnh khó
khăn khi nhân tố vật chất han ché, đòi hỏi các nhân tó tinh thần và nhân tố xã hội cần
Trang 371.4.3 Vai trò của hiệu trưởng trong phát triển đội ngũ giáo viên
Xác định vai trò, vị trí của người Hiệu trưởng - người được giao quyền hạn và nhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động quản lý nhà trường, Luật Giáo dục ban hành năm 2005 ở điều 54 khoản | quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý
các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồ nhiệm, công
nhận ”
Hiệu trưởng nhà trường thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay
không, một phần quyết định là phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của hiệu
trưởng Trong những hoàn cảnh thực tiễn, có trường hiệu trưởng quản lý giỏi đã trở
thành trường tiên tiến, đạt nhiều thành tích về giáo dục và đào tạo Nếu hiệu trưởng
quản lý kém thì trường học đó kém phát triển, chất lượng giáo dục thấp Vai trò tổ
chức, quản lý của hiệu trưởng trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi hoạt động của nhà trường
Hiệu trưởng trường cần tô chức thực hiện những chủ trương, chính sách, đường
lối giáo dục, dạy nghề thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
phù hợp, hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc tổ chức giáo dục xã hội chủ nghĩa; có kinh
nghiệm, có năng lực, có uy tín về chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thê giáo
viên Hiệu trưởng trường có chức năng tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong trường,
làm sao cho các chủ trương, đường lối các nội dung, phương pháp giáo dục được thực
hiện một cách có hiệu quả Do vậy, năng lực tổ chức thực tiễn của người hiệu trưởng
trường quyết định hiệu quả của quản lý giáo dục Trong công tác tổ chức thực tiễn, hiệu trưởng phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặc biệt phải biết quản lý con người, có kỹ năng cần thiết làm việc với con người Chính vì vậy, lao động quản
lý của hiệu trưởng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Công tác quản lý nhà trường trước hết phải nhằm thực hiện nghiêm túc các
Trang 38- Lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học: Với chức năng này người hiệu trưởng phải xác định một tập hợp các mục tiêu có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau Bởi mục tiêu giáo dục chung và hệ thống các biện pháp thích hợp, được xây dựng trước cho mọt giai đoạn nhất định, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được
xác định Hiệu trưởng xác định chương trình hoạt động của tập thể sư phạm Cụ thể
ở đây là tập thé sư phạm trường trung cắp nghề Những chỉ thị của Đảng, Nhà nước
dục và đào tạo cần được vận dụng vào điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc
điểm của nhà trường
- Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch: Đây là chức năng có ý nghĩa quyết định trong việc biến kế hoạch thành hiện thực
Hiệu trưởng trường cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phan, đồng thời căn cứ vào cơ cấu tổ chức của trường trung cấp nghề xác định chương trình hành động, phân định chỉ tiêu chung của toàn trường thành chỉ tiêu bộ phân, từ kế hoạch nhà trường thành kế hoạch tổ, nhóm phù hợp với bộ máy tổ chức
của trường nghề, để những kế hoạch chỉ tiết đó có tính thực tiễn và khả thi Hiệu
trưởng cần chú ý tới tính chủ động, sáng tạo của GV, tạo điều kiện cho họ được ap dụng những biện pháp thích hop trong từng trường họp cụ thé
Hiệu trưởng trường tổ chức tốt hoạt động của bộ máy nhà trường, tức là làm tốt
công tác tổ chức cán bộ Hiệu trưởng trường phải nắm vững đội ngũ cán bộ, viên
chức trong trường mình, không những về năng lực chuyên môn mà còn cần phải
hiểu được tâm tư, hoàn cảnh riêng của từng người để từ đó có sự phần công hợp lý,
tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy tối đa năng lực bản thân, tạo thành sức mạnh
to lớn của đơn vị,
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Bên cạnh tổ chức, hiệu trưởng trường phải
thường xuyên nắm chắc vai trò chỉ đạo toàn diện của mình Người lãnh đạo giỏi là
người tạo ra được sự đồng bộ về mọi phương diện, chủ động và sáng tạo trong tập
hợp, xử lý các nguồn thông tin một cách chính xác, kip thoi, dé điều chỉnh quá trình
quản lý, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
Trang 39nhân đòi hỏi sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn, nhạy bén, sâu sắc, kịp thời của người
hiệu trưởng trường
-Kiểm tra, đánh giả việc thực hiện kế hoạch: Chức năng cơ bản của hiệu
trưởng trường trung cấp nghề là kiểm tra toàn diện các hoạt động sư phạm diễn ra
trong trường do mình phụ trách, phải lấy các mục tiêu trong kế hoạch, mục đích cuối
cùng của giáo dục làm tiêu chí để đánh giá các khâu hoạt động Hiệu trưởng trường
trung cấp nghề cần căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế mà đánh giá từng khâu cho
tới toàn bộ hoạt động giáo dục nghề của nhà trường, kịp thời phát hiện những điểm
sai lệch cần điều chỉnh để có biện pháp phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng hoạt động đào tạo nghề
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch là công việc cần thực hiện thường
xuyên, định kỳ, không chỉ làm ở cuối kỳ kế hoạch
Các chức năng quản lý của hiệu trưởng trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp, bổ sung cho nhau cùng thực hiện một chức năng chung là quản lý tốt hoạt động của nhà trường
Tóm lại, hiệu trưởng trường trung cấp nói chung và trường trung cấp nghề nói riêng là nhà quản lý, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo Vai trò của người hiệu trưởng
trong quản lý phát triển ĐNGV thể hiện ở các điểm sau:
- Là người hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ: vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thẻ theo từng giai đoạn, chu kì về phát triển đội ngũ
- Là đại diện cho chính quyền về mặt thực thi chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các vấn đề về quy hoạch, phát triển đội ngũ, đánh giá chất lượng
DNGV
Trang 40- Là chủ thể hoạt động tô chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
vật chất nhằm đáp ứng các hoạt động giáo dục và đạy học của nhà trường cũng như các
hoạt động sư phạm khác của GV, hoạt động bồi dưỡng GV
~ Là tác nhân (là người tạo lập, kích thích mối quan hệ phát triển) xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường trong một môi trường lành mạnh; đồng thời tổ chức vận hành hệ thống thông tin QLGD và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và QLGD của nhà trường
- Đề xướng sự thay đôi: Chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà
trường, phát triển ĐNGV theo đường lối và chính sách phát triển GD - ĐT của Đảng và Nhà nước
~ Là người thu hút, dẫn dắt: Tập hợp, vận động, phát triển các nguồn lực tạo ra sự thay đổi, thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển ĐNGV
~ Là người thúc đây phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo ra các giá trị mới cho nhà trường
~ Là người chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đánh giá GV và sắp xép, bố trí nhân
sự, quyết định các vấn đề về khen thưởng GV
1.5 NHUNG YEU TO ANH HUONG DEN SU’ PHAT TRIEN DOI NGU
GIAO VIEN TRUONG TRUNG CAP NGHE 1.5.1 Những yếu tố khách quan
Chủ trương nhu cầu phát triển giáo dục: công việc quản lý xuất phát từ các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những văn bản quy phạm pháp luật của
các bộ ngành Mục tiêu và yêu cầu của giáo dục nghề ngày càng cao thì yêu cầu đối với GV trường trung cấp nghề cũng được nâng cao
Vấn đề đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, giáo trình cũng ảnh
hưởng đến công tác phát triển ĐNGV Do chương trình sách giáo khoa, giáo trình luôn cập nhật đổi mới nên người GV cần phải được bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề, để nắm chắc các chủ trương, nội dung đổi mới