Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chư PăH, tỉnh Gia Lai đề xuất các biện pháp quản lý lý hoạt động này của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng quản lý của hiệu trưởng, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục góp phần đào tạo, bồi đắp nhân tài tại các trường THCS trên địa bàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRAN THI PHONG THAI
BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG
BOI DUONG HQC SINH GIOI 6 CAC TRUONG TRUNG HQC CO SO TREN DIA BAN
HUYEN CHU PAH, TINH GIA LAI
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HOC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS VÕ NGUYÊN DU
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghỉ trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bồ trong bắt kỳ một công trình nào khác
Học viên
Trang 3MO DAU 1 Lý do chọn để tài 22-222 2t.2.ii.rrrrrrrrrrrrrrrrerrr Ï 2 Mục đích nghiên cứu 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu
5 Giả thuyết khoa học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 1 8 Phương pháp nghiên cứu
Cầu trúc của luận văn: Luận văn gồm: :
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG BOI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 6
1.1 KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐẺ Ổ
1.2 MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN -
D220 QUAM IY sccececscsesteteceetntntne keo 1.2.2 Quản lý giáo dục sxcsrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre T2
1.3 HOẠT DONG BOI DUGNGHOC SINH GIOL
1.3.1 Hoe sinh gidi
1.3.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi
1.4 QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG HOC SINH GIOI CUA HIE
TRUONG
1.4.1 Vị trí, vai trò, quyền hạn của Hiệu trưởng: 19 1.4.2 Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng 20 1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng 22
Trang 4BỘI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TREN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH -.28
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HUYỆN CHƯ PĂH 28
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội 28
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục của huyện ChưPäh 29 2.1.3 Loại hình trường và quy mô trường lớp các trường THCS 30
2.1.4 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý " 2.15 Kết quả giáo dục bậc THCS Huyện Chư Păh năm học
2012-2013 eee 35
2.2 DANH GIA VE QUAN LY HOAT DONG BOI DUGNG HOC SINH
GIOI TAI CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN HUYEN CHU PAH 36
2.3 THUC TRANG VE QUAN LY HOAT DONG BOI DUGNG HOC
SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS CHU PAH, GIÁ LAI 2-22222.2ttetrerertrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrereee 38
2.3.1 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng các trường THCS Chư Päh, Gia Lai 39
2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Pãh S0 2.3.3 Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng các trường THCS SI
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRANG VIEC QUAN LY HOAT ĐỘNG BỎI DƯỠNG HỌC SINH GIOI CUA HIEU TRUONG CAC
TRUONGTHCS HUYEN CHU PAH
2.4.1 Những thành công và hạn chế
Trang 5LUQNG HOAT DONG BOI DUONG HQC SINH GIOI 6 CAC
TRUONG TRUNG HQC CƠ SO HUYEN CHU PA! se
3.1 NGUYÊN TÁC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ cu
3.2 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN CHƯ PĂH “ secs 61
3.2.1 Quản lý kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế nhà trường .22+2+:2tt.tretrrerrerev Ố
3.2.2 Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới sáng tạo trong giảng
day theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn kiến thức kỹ năng 63
3.2.3 Chỉ đạo tô chuyên môn thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ 65
3.2.4 Thường xuyên cải tiến nội dung bồi dưỡng HSG 68
3.2.5 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh trong quá
trình bồi dưỡng HSG " A
3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, sử dụng triệt để phòng bộ môn,
thiết bị dạy học -.73
3.2.7 Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác HSG -71 3.3 KHẢO NGHIỆM TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THỊ CỦA CAC
BIEN PHAP DUGCDE XUAT 78
3.3.1 Các bước tiến hành khảo nghiệm .78
Trang 6KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỈ
PHỤ LỤC
Trang 7CBQL 2 Can bé quan ly CNTT : Công nghệ thông tin
Trang 8
Số bảng Nội dung Trang
Bang 2.1 | Loai hình trường và quy mô trường lớp 30 Bang 22 | Thong ké cin bộ quản lý và giáo viên 32 Bảng 2.3 | Thông kê trình độ giáo vién THCS huyén Chur Pah 33 Bảng 24 | Thông kế ú lẻ học snh đạt giải HSG cấp huyện và cảp |_.„
tỉnh 3 năm gần đây
Bảng 25 | Thông kê tỉ lệ học sinh đồ vào THPT chuyên Hùng Vương |_ 36
Bảng 2.6 | Thực trạng mức độ thực hiện một số công việc của CBỌL |_ 37
Bảng 2.7 | Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG 39
Thực trạng quản lý nội dung, chương trình bôi dưỡng
Bing 28 | 66 41
Bảng 29 | Thực trạng quản lý hỗ so, giáo án 4 Bảng 210 men sn lý việc thực kế hoạch bồi dưỡng HSG |, Bảng 2.11 | Thực trạng công tác tự học, tự bồi dưỡng của gv 45 Bang 2.12 | Thue trang quan lý việc kiểm tra đánh gid hoc sinh 47 Bảng 2.13 | Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ 49 Bảng 14 Thực tạng 7 ng đụng quản lý hoạt động bối đường|
HSG của Hiệu trưởngcác trườngTHCS
Bằng 2.15 | Các yêu tô chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý s2 Bảng 2.16 | Các yêu tổ khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý 33 Bảng 3.1 | Khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp quản 80
Khảo nghiệm tính Khả thị của biện pháp quân lý hoạt Bảng 3.2 | động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng trường THCS| 83
trên dia bàn huyện Chư pãh, tinh Gia Lai
Tương quan giữa tính hợp lý và tính khả thi các biện
Bảng 3.3 | pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng |_ 87 trường THCS trên địa bàn huyện Chu Pah, tinh Gia Lai
Trang 9Số hiệu Tên hình Trang 11 | Kháiniệm quản lý 1
12 | Sơ đỗ quản lý nhà trường 14
Lạ _ | NỘidng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu M4
trưởng trong trường THCS
Trang 101 Ly do chon dé tai
Xã hội loài người từ khi xuất hiện đã ghi nhận những thành tựu to lớn của những con người tài năng lỗi lạc Tên tuổi của các nhà bác học lừng danh sáng mãi trong lịch sử lồi người như: Lêơnađvinxi, Galilê, Niutơn, Anhxtanh, Edixơn, Menđen Họ đã trở thành động lực tiên phong thúc đẩy
tốc độ phát triển của xã hội Chính vì vậy, bất kỳ quốc gia nào muốn đất nước
phôn vinh thì phải xác định cho mình chiến lược "Nhdn tdi” Nhan tai, nhat 1a
các thiên tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế — xã
hội Chính những bậc vĩ nhân, những nhà khoa học lừng danh thế giới đã thúc
đây, mở đường, đánh dấu các mốc phát triển của khoa học, lịch sử Họ đã trở thành những ngôi sao toả sáng trên bầu trời trí tuệ Họ đã góp phần rất lớn vào
việc khai sáng nhân loại Vì vậy, toàn nhân loại đều ghi công những người tài
năng Vấn đề đào tạo, bồi đưỡng nhân tài từ lâu đã được xã hội quan tâm
Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam ta thay tir đời xưa ông cha ta da rat coi
trọng, chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài Đến thăm Văn miếu Quốc
Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi: “ Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt
tử đối với một chỉnh thể Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiền mạnh
mẽ và phén thịnh Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm” và
“ Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối với đất
nước” Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946,
trong bài viết “ Tìm người tài đức” Hồ Chủ Tịch khẳng định “Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc
không thiếu gì người có tài, có đức " [14]
Trang 11coi là "Quốc sách hàng đầu" Công tác giáo dục không chỉ nhằm cung cấp tri
va boi
thức phát triển nhân cách cho học sinh mà còn có nhiệm vụ phát
dưỡng nhân tài cho đất nước Qua nhiều thời kỳ phát triển công tác bồi dưỡng
nhân tài ở các bậc học cũng có sự xoay vần, thay đổi Trong tình hình mới
hiện nay từ khi có Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 'VII ngày 14/01/1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì giáo dục trung học cơ sở (THCS), Trung học phô thông (THPT) cũng chuyển hướng, với nội dung: “Hinh thanh từng bước các trường trọng điểm chất lượng cao trong các ngành học, bậc học ” Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS thay đôi, chuyển hướng thế nào, hoạt động ra sao? là vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm
Cùng với sự chuyển mình của giáo dục và đào tạo trong cả nước, tỉnh
Gia Lai đã thực hiện ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục Hàng loạt các
trường học được sửa sang và xây mới, nhiều trường tiểu học, THCS, THPT
đã phan dau dat chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt Những
năm gần đây tỉnh Gia Lai đã có nhiều học sinh giỏi quốc gia, quốc tế ở bậc
Trung học
Với các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai hiện nay thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm gần đây được chú trọng
đầu tư về mọi mặt Các nhà trường cấp THCS đều làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục vì vậy phong trảo thi đua học giỏi không chỉ trong phạm vi các nhà trường thuộc vùng thuận lợi mà còn được chú trọng và lan rộng đến cả các trường ở vùng khó khăn Nhận thức của phụ huynh học sinh đã tiến bộ, họ sẵn
sàng đầu tư về thời gian, kinh tế và các điều kiện khác để con em mình vươn
Trang 12và bắt cập
Chính những lý do nêu ở trên chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chư Pah, tinh Gia Lai” Mong
muốn để tài như một ý kiến nhỏ góp phần thiết thực trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các trường THCS trên đại
ban huyện Chư Păh, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng quản lý của Hiệu trưởng, nâng cao chất
lượng day học và giáo dục góp phần đào tạo, bồi đắp nhân tài tạ
THCS trén dia ban
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG
các trường,
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chư Păh
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài, do thời gian và điều kiện, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Pah cua tinh Gia Lai (16 trường)
5 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng
Trang 13đánh giá đúng thực trạng thì có thẻ đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi các trường THCS một cách hợp lý và khả thi, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Păh
6.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Päh
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Chư Pah 7 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
~ Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn ban,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tài liệu sách báo có liên
quan đến vần đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
~ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo
sát, phỏng vấn, trao đổi, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp tông kết kinh nghiệm quản lí giáo dục
- Phuong pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp xử lý bằng thống kê
8 Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm:
+ PHAN MO DAU
+ PHAN NOI DUNG: Phan nay bé tri thanh 3 chuong
Chương 1 Cơ sở lý luận về quan lý hoạt động bồi đưỡng học sinh giỏi
Trang 14Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Dãh
* Kết luận và khuyến nghị
Trang 15HOAT DONG BOI DUONG HQC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HOC CO SO
1.1 KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ NGHIEN CUU VAN DE
Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đã có từ rất lâu
Ở Trung Quốc, từ đời nhà Đường (618TCN) những trẻ em có tài đặc
được mời đến sân Rồng để học tập và được giáo dục bằng những hình thức
đặc biệt Trong tác phẩm “Phương Tây” của Plato (427-347 TCN) cũng đã
nêu lên các hình thức giáo dục đặc biệt cho học sinh giỏi Ở châu Âu trong
suốt thời Phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học đều được nhà nước và các tổ chức cá nhân bảo trợ, giúp đỡ [20, trl5]
Nước Mỹ, Thế kỉ 19 đặc biệt chú ý tới vấn đề giáo dục học sinh giỏi và
tài năng Đầu tiên là hình thức giáo dục linh hoạt tại trường St Public Schools
Louis 1868 cho phép những học sinh giỏi học chương trình 6 năm trong vòng
4 năm; Và trong suốt thế kỉ XX, học sinh giỏi đã trở thành một vấn đề của
nước Mỹ với hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng
Trang 16cho học sinh giỏi [23]
Từ năm 1985, Trung Quốc thừa nhận phải có một chương trình giáo dục
đặc biệt dành cho hai loại đối tượng học sinh yếu kém (slow learners) và học
sinh giỏi, trong đó cho phép các học sinh giỏi có thể học vượt lớp (to skip grades); Một trong 15 mục tiêu ưu tiên của Viện quốc gia nghiên cứu giáo dục
và đào tạo (NCERT) Án Độ là phát hiện và bồi dưỡng học sinh tài năng
Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có năng khiếu) và talent (tài năng) Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm “học sinh giỏi” (*giftedness”) như sau: Đó là những học sinh có khả năng thể hiện
xuất sắc hoặc năng lực nỗi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả
năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt Những học
sinh này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tắt cả các bình diện xã hội, văn
hóa và kinh té” (Education of Gifted Students- Encarta Encyclopedia 2005)
Nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh
vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo (Leadership) hoặc lĩnh
vực lí thuyết (Academic) Những học sinh này cần có sự phục vụ và những
hoạt động không theo những điều kiện thông thường của nhà trường nhằm
phát triển đầy đủ các năng lực vừa nêu trên
Có thể nói, hầu như tắt cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi
dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phô thông
Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG (for gifted hoặc for talented students), một số nước coi đó là một dạng của giáo dục đặc biệt
(special education) hoặc chương trình đặc biệt (special programmes) [23 ]
Van đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam coi là công
Trang 17học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo, quan tâm đến nhân tố con người và
bồi dưỡng người tài Văn kiện Đại hội X khăng định: “Giáo đục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đâu, là nằn tảng và động lực thúc day cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đắt nước” [2, tr94-95] Quan
tục được thông qua tại Đại hội XI của Đảng và nhấn mạnh: “Giáo dực và đào
đó tiếp tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn ồ¡ dưỡng nhân tài, góp phân quan trong phát triển đất nước, xây
nhân lực,
dụng nên văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng
với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đâu; đầu tư cho giáo
đục và đào tạo là đâu tư phát triển” [3 tr.77]
Với quan điểm trên, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến và đội
ngũ HSG Việt Nam ngày càng được phát triển qua số lượng HSG đạt giải cao
trong kỳ thi Quốc tế Nhưng đến nay chúng ta vẫn còn quá ít những công
trình nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG như của tác giả: Phạm
Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí
Hoặc một số đề tài, luận văn thạc sỹ như: 7rần Thị Vương: Một số biện pháp
nâng cao năng lực quản lí chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS Thanh Trì - Hà Nội, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục — 2003; Nguyễn Tiến Quang:
Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá,
Thanh Thuỷ, Phú Thọ trong giai đoạn mới, luận văn thạc quản lý giáo dục -
2007; Nguyễn Thị Thanh Nam: Quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG tại
trường THCS Lê Hữu Trác, tỉnh Hưng Yên, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
- 2012; Hoàng Khắc Tiệp: Quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS
Trang 18hoạt động bồi dưỡng HSG tại các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Pah
được đầu tư và quan tâm thích đáng, tuy nhiên công tác bồi dưỡng ở một số trường chưa thật được quan tâm, đầu tư và phát huy hết được vai trò và ảnh hưởng của nó đến các đối tượng học sinh khác Là người trực tiếp bồi dưỡng HSG và quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS nhiều năm, chúng tôi thấy rõ vị trí, vai trò của hoạt động bồi dưỡng HSG trong nhà trường Qua nghiên cứu các giáo trình về quản lý các hoạt động dạy học, quản lý bồi dưỡng HSG chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy
dưỡng HSG trong nhà trường THCS thì người
Hiệu trưởng nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý hoạt động và học, làm tốt công tác
một cách sát thực và phù hợp với đơn vị của mình
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong hoạt động tìm tòi, phát hiện và cải tiến nội dung bồi dưỡng cũng như tài năng đội ngũ, điều đó cần được nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao công tác quản lý chất lượng
quản lý giáo dục, đào tạo của địa phương trong giai đoạn hiện nay
1.2 MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Quản lý
"Quản lý là gì?" là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào
cũng cần hiểu và mong muốn lý giải Nó liên quan đến định nghĩa về quản lý
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học
suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu
Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ,
nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc Như vậy, có bao
Trang 19lý Và đây là một dạng lao động đặc biệt Lao động quản lý là một lĩnh vực
lao động trí tuệ và thực hiện phức tạp nhất của con người nhằm điều khiển
lao động thúc đẩy xã hội phát triển trên tất cả các bình diện Khoa học quản lý cũng như nhiều khoa học xã hội - nhân văn khác gắn với tiến trình phát triển
của xã hội loài người, nên nó luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân
tộc, tính thời đại Quản lý còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và
tỉnh tế cao độ để đạt được mục đích Chính vì vậy mà người ta có thể tiếp
nhận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau đó là: Cai quản, chỉ huy,
lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tô chức Theo góc độ diéu khién thì
quản lý có nghĩa là lái, điều khiển, điều chỉnh Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tô chức, phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định
Theo Harol Koontz trong tac phẩm “Những vấn đề cốt lõi của quản lý” đã được dịch ra tiếng Việt Nam của nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà
Nội năm 1992
phối hợp những
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo lục cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức ”.[11] Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin: “Quản iý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống xã hội Trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật
và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm báo cho nó hoạt động
và phát triển tối wu theo mục đích đặt ra”.[®]
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và tác giả Hà Thế Ngữ thì: “Quán Jý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm
đạt được những mục tiêu nhất định ”
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản jÿ là tác động có mục đích, có
Trang 20lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [L7]
Với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức hoạt động của con người thì
có thể định nghĩa: Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác,
lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thẻ quản
lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ồn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường biến động Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người
Như vậy, bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao
động Đó là quá trình tác động có định hướng của chủ thé quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tô chức để đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường Với bản chất là
một khoa học và nghệ thuật trong việc điều khiển và phối hợp sự nỗ lực
của con người vì mục tiêu chung Trong xã hội hiện đại, tính khoa học và
nghệ thuật của quản lý được đề cao
Trang 211.2.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục (QLGD) là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một dạng lao động đặc biệt mà nét đặc trưng của nó là tính tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra một cách có
hiệu quả, là sự cải hiện thực Do vậy cần quản lý hoạt động QLGD như
thế nào để nó đáp ứng được vai trò đối với sự phát triển của xã hội loài
người là vấn đề được các học giả quan tâm
Theo chuyên gia quản lý giáo dục Liên Xô M.LKhôndacốp thì:
“QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở tắt cá các cấp khác nhau đến tắt cả các mắt xích của hệ thống (từ cơ quan quản lý cao nhất là Bộ đến Sở và nhà trường) nhằm
mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát
triển thế hệ và tâm lý trẻ em ” [15, tr 35,36]
Theo tác giả Dang Quéc Bao thi: “OLGD theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội thúc đẩy mạnh công
tác đào tạo thể hệ trẻ theo yêu câu của xã hội "[5, tr 74,75]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho ring: “QLGD là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm
làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”[L7, tr 65,66]
Qua đó ta thấy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về QLGD, nhưng tựu chung QLGD là quá trình tác động có định hướng của người
QLGD trong việc vận dụng những nguyên lý, phương pháp chung nhất của
khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà giáo dục
Trang 22
học quản lý Song sản phẩm đặc thù của QLGD là nhân cách con người,
vì vậy trong quá trình tác động của các chủ thể QLGD đến đối tượng là
tình cảm, tâm lý con người (giáo viên, học sinh) đến các cơ sở giáo dục (nhà trường) và các lực lượng khác trong xã hội có tham gia làm công tác giáo dục Có như vậy mới nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng là xây dựng nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
QLGD chính là một quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD (chủ thể) trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt những mục tiêu giáo dục đề ra Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà
trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình
dạy học - giáo dục theo mục tiêu đào tạo
Chủ thể quản lý là trung tâm thực hiện các tác động có mục đích của
giáo dục, trung tâm ra quyết định điều hành và kiểm tra các hoạt động của hệ
thống giáo dục theo mục tiêu đề ra
Đối tượng QLGD bao gồm nguồn nhân lực của giáo dục, cơ sở vật chất
kĩ thuật của giáo dục và các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục, đó chính là những đối tượng chịu sự tác động của cán bộ
quản lý (chủ thẻ) để thực hiện và biến đổi phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã đề ra
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản của QLGD, trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất, nhưng đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp thực hiện mục tiêu của quá trình QLGD
Hiểu một cách chung nhất: QLGD là hệ thống những tác động có chủ
đích có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân
viên học sinh cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà
Trang 23động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đây mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Chúng ta có thẻ cụ thể hoá sơ đồ quản lý nhà trường đơn giản như sau: Chi thé QL (Can b6 QL)
Tập thê sư phạm nhà Các lực lượng XH trong
trường, và ngoài nhà trường
Hoe sinh (Mục tiêu giáo dục)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quản lý nhà trường [5, Tr190]
QLGD là một khoa học quản lý Vì vậy QLGD có đầy đủ các nguyên tắc chung của một khoa học quản lý đó là Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng trong giáo dục, gồm: Nguyên tắc tập trung dân
chủ; Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và
thực tiễn
Do đặc thù của QLGD, sản phẩm giáo dục là con người (hình thành nhân cách) Vì vậy quá trình giáo dục phải diễn ra trong một thời gian dài và có nhiều lực lượng cùng tham gia một lúc, nên trong quá trình QLGD còn có những nguyên tắc đặc thù riêng đó là: Tính kế thừa; Nguyên tắc nhà nuớc và
nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục; Nguyên tắc kết hợp thuyết
phục với tô chức, động viên tinh thần với khuyến khích vật chất, chăm lo đời sống giáo viên và cán bộ giáo dục
Trang 24trách nhiệm của người làm công tác giáo dục Đồng thời cần có biện
pháp cưởng bức với những trường hợp lười nhác, vô trách nhiệm Trong
QLGD thì giáo dục và thuyết phục về trách nhiệm đẻ hình thành tỉnh thần
trách nhiệm, ý thức tự giác hoàn thành nhiệm vụ giáo dục có vị trí đặc
biệt quan trọng Bên cạnh đó cần có những biện pháp tổ chức chặt chẽ để nâng cao ý thức kỷ luật trong quá trình giáo dục Đồng thời động viên khuyến khích kịp thời để phát huy sức mạnh của các tập thẻ và cá nhân trong quá
trình giáo dục
Tuy nhiên do mối quan hệ người với người trong quá trình giáo dục có
những nét đặc thù riêng, nên trong quá trình QLGD nhà quản lý phải kết hợp
đầy đủ các nguyên tắc trên một cách đồng bộ, khéo léo, đúng lúc, đúng đối
tượng một cách tế nhị và hợp lý, có như vậy mới phát huy được nội lực của hệ
thống trong quá trình giáo dục
1.3 HOAT DONG BOI DUGNGHOC SINH GIỎI
1.3.1 Học sinh giỏi
Là học sinh có năng khiếu đặc biệt, có tiềm năng của sự thông thạo
Hạc sinh giỏi THCS: HSG về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn
học ở từng lớp và cả cấp THCS Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được
thể hiện thông qua kiến thức và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn
thể hiện ở trình độ tư duy, qua thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng
kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống thường ngày 1.3.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo Từ điển giáo dục học 2001, bồi đưỡng được định nghĩa như
sau: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục
đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể”
Trang 25hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò
quan trọng hàng đầu trong môi trường có tính ngoại lực), mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy,
cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và
xử lý thông tin để tự học, tự bồi đưỡng
Muc dich: Trong báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI ghi rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được
phát hiện và bồi dưỡng công phu Nhiều tài năng có thể bị mai một đi nếu
không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ "
Mục đích của việc bồi dưỡng HSG được quy định rõ ràng trong điều I —
Quy chế thi HSG quốc gia chính là: “Động viên, khích lệ những học sinh học
giỏi và các giáo viên dạy giỏi; góp phân thúc đây việc cải tiến, nâng cao chất
lượng dạy và học, chất lượng của công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp
QLGD; đồng thời nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp
tục bồi đưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”
Nội dung: Õ_ cấp THCS không có nội dung chương trình dành riêng
cho HSG nên mỗi GV tham gia bồi dưỡng HSG phải tự nghiên cứu, sưu tầm
tài liệu và tự soạn giáo án, các chuyên để nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh dựa trên nội dung chương trình và
chuẩn kiến thức kỹ năng đối với từng môn học do Bộ Giáo dục & Đào tạo
quy định, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm, kỹ
năng học và làm bài của học sinh, lồng ghép tài liệu nâng cao vào bài dạy phù
hợp với đối tượng học sinh
Phương pháp: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn,
vất vả, nó đòi hỏi giáo viên tham gia bồi dưỡng, giáo viên chủ nhiệm và lãnh
Trang 26
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhà nông" Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi phải được tiến hành từ những tiết học đầu năm Giáo viên đứng lớp trực tiếp phát hiện lựa chọn những học sinh có chút năng khiếu, tố chất và đặc biệt phải có sự yêu thích với môn học đó Bởi nếu không có trí lực và tình yêu đối với môn học thì các em khó mà theo được lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi
Hình thức: Lịch sử phát triển của loài người đã chứng tỏ rằng thế hệ trước muốn truyền lại kiến thức, kinh nghiệm về mọi mặt cho lớp người sau
một cách tối ưu thì phải qua các hình thức giáo dục đào tạo thích hợp Vì vậy
đối với học sinh giỏi ở bậc phổ thông cần phải có hình thức bồi dưỡng phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu, nội dung,
phương pháp ở bậc học
Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi rất đa dạng phong phú song có thể phân thành ba loại: Bồi dưỡng theo nhóm, bồi dưỡng trong lớp học sinh
bình thường và hình thức bồi dưỡng đặc biệt
Hình thức Bồi dưỡng theo nhói Người ta phân loại sắp xếp học sinh
theo các nhóm đặc biệt có sự tương đồng về năng lực, thành tích, năng khiếu,
hứng thú hoặc động cơ Các nhóm học sinh này có sinh hoạt mỗi tuần một
hoặc hai buôi
Ướ điểm: Hình thức bồi dưỡng này giảm bớt sự khác biệt giữa các cá nhân trong nhóm, cho phép dễ áp dụng thử nghiệm các nội dung học ở mức
độ cao hơn Học sinh được phát huy được hết khả năng nhận thức của mình
Tạo nhiều cơ hội đề kích thích học sinh trao đổi những năng lực, thành tích,
hứng thú và phán đoán.Thuận lợi trong việc tìm giáo viên phụ trách
Nhược điểm: Nếu không quản lý tốt học sinh dễ rơi vào tình trạng học
Trang 27Hình thức Tổ chức trong lớp học bình thường: Giáo viên phải lựa chọn,
điều chỉnh nội dung dạy học trên lớp để có sự phân hoá, phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh giỏi
Ưu điểm: Việc cung cấp kiến thức để bồi dưỡng học sinh giỏi ngay trên
lớp học bình thường là trách nhiệm của mỗi giáo viên Sự phát triển nhân cách của học sinh luôn có sự thay đổi nên lớp học bình thường là chỗ dựa tốt
nhất đề tiếp nhận sự biến đổi đó và để bồi dưỡng sự phát triển tồn diện Tính
tốn nhanh nhẹn, sáng tạo và tư duy linh hoạt của học sinh giỏi có tác dụng
kích thích tốt đến chất lượng của học sinh toàn lớp
Học sinh giỏi có nhận thức sâu sắc, sáng tạo hơn học sinh bình thường,
nên luôn làm phong phú hơn những tình huống diễn ra trên lớp, tạo không khí
học tập và hứng thú dạy học cho thầy và trò
Nhược điểm
Giáo viên gặp khó khăn trong việc điều khiển lớp học nhiều trình độ, ở thời điểm này chú ý tới đối tượng học sinh yếu thì học sinh giỏi bị bỏ rơi và
ngược lại Học sinh dễ bằng lòng với kết quả đạt được với những điểm số cao nhưng đánh giá ở mức thấp
Hình thức bồi dưỡng đặc biệt: Hình thức này là tối ưu đối với những trẻ em có khả năng trí tuệ đặc biệt, đây là những trẻ em có năng lực tư duy tốt, sự phán đoán nhanh nhẹn với khả năng suy diễn, khái quát hóa, hiểu sâu, rộng,
có khả năng giải quyết vấn đề nhanh, sự ham hiểu biết, vượt khó và đầy sáng
tạo nên có thể cho học sinh học theo tài liệu: giáo viên hướng dẫn các em tham khảo tai liệu tự chọn và tự học ở nhà, nếu gặp khó khăn thì giáo viên có thể giúp đỡ các em, nhưng nếu đề thực hiện được hình thức bồi dưỡng này đòi
hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư chiều sâu, có sự trau dồi và nghiên cứu
tài liệu mới phát huy hết được khả năng của nhóm học sinh này
Tóm lại: Mỗi hình thức đều có những ưu, nhược điểm riêng Cần sử
dụng phối hợp hình thức bồi dưỡng theo nhóm và bồi dưỡng ngay tại lớp bình
Trang 281.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIEU TRUONG
Quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG là những tác động của chủ thể quản
lý vào hoạt động bồi dưỡng HSG được tiến hành bởi giáo viên, học sinh và
sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện có hiệu quả kế
hoạch bồi dưỡng, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học
Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
Đối tượng quản lý: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS 1.4.1 Vị trí, vị rò, quyền hạn của Hiệu trưởng:
Trong Luật giáo dục khoản 1, điều 54 ghi rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà
nước có thấm quyên bồ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm"[19] Thời
gian đảm nhiệm chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học
Với yêu cầu Hiệu trưởng phải là người giảng dạy ít nhất 5 năm ở bậc trung học hoặc bậc cao hơn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên
môn vững vàng, có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ
quản lý giáo dục, có sức khoẻ, được tập thẻ GV, nhân viên tín nhiệm Như
vậy, Hiệu trưởng trong nhà trường là người đại diện chức trách hành chính
Điều kiện kiên quyết để thi hành chức trách của mình là việc quán triệt đây
đủ các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước trong toàn bộ cơ quan Người Hiệu trưởng với vai trò vừa là nhà lãnh đạo, vừa là người quản lý
nhà trường, cùng với những phẩm chất tâm lý, đạo đức cần có như: cần kiệm
- liêm chính - chí công - vô tư, đòi hỏi phải có tài, tức là phải có năng lực,
kỹ năng lãnh đạo Trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi người
Hiệu trưởng của các nhà trường phải có các phẩm chất cần thiết: Tầm
nhìn; Trực cảm; Hiểu mình; Là tâm điểm thống nhất các giá trị
Trang 29còn phải là những chuyên gia giáo dục luôn luôn đi đầu trong các phong trào đổi mới giáo dục, tạo nên môi trường sư phạm nhà trường như phong trào thi đua “Hai rót” mà Hiệu trưởng là người giương cao ngọn cờ Đặc biệt trong xu thế xã hội hiện nay thì vấn đề đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu của xã
lại rất cần thiết Do vậy người Hiệu trưởng phải luôn luôn đào sâu, suy
nghĩ học hỏi để tổ chức trong nhà trường phong trào đổi mới, cải cách giáo
dục phù hợp với nhu cầu đào tạo con người mới, nguồn nhân lực của nền
kinh tế tri thức Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều
cấp học quy định Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng,
tổ chức bộ máy nhà trường; Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Quản lý giáo
viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá
xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng,kỉ luật đối
với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do
nhà trường tô chức; xét duyệt kết quả đánh giá cuối bậc học, xếp loại học
sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; Được đảo tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
1l
1.4.2 Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng
Công tác kế hoạch: Có ba nội dung chủ yếu trong hoạt động bồi dưỡng
HSG mà người Hiệu trưởng cần chú trọng là xác định, hình thành các mục
Trang 30lực để đạt được mục tiêu; Quyết định những biện pháp tốt nhat dé dat duge
các mục tiêu đó
Công tác tô chức: Có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản lý hoạt
động bồi dưỡng: Vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã xác định
và vai trò tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, cơ
quan, đơn vị thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhậ a sip
phan phi
các nguồn lực được tiến hành khoa học, hợp lý và tối ưu Sức mạnh
mới của tô chức có thê mạnh hon lần so với khả năng vốn có của nó
Công tác chỉ đạo: Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong
toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế
hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tô chức diễn
ra trong kỷ cương, trật tự
Công tác kiểm tra: Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh Kiểm tra góp phần đôn
đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao giúp cho việc đánh giá khen
thưởng chính xác những cá nhân và tập thể có thành tích, đồng thời phát
hiện được những lệch lạc đề uốn nắn, sửa chữa kịp thời
Trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, Hiệu
trưởng cần phải có năng lực tổ chức điều hành dé chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình đã được quy định trong
Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Bồi
dưỡng HSG là công việc bắt buộc của mỗi nhà trường, thực hiện nhiệm vụ
kế hoạch chuyên môn của nhà trường Hoạt động bồi dưỡng HSG góp phần
Trang 31dưỡng HSG thực sự là hạt nhân cơ bản của các hoạt động dạy học trong trường THCS Để thực hiện tốt hoạt động này người Hiệu trưởng trong
trường THCS cần tập trung vào những nội dung chính như sau:
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng
Quản lý kế hoạch bôi dưỡng học sinh giỏi: Kế hoạch này phải được thực
hiện và triển khai ngay từ đầu mỗi năm học, quán triệt đến từng cán bộ - giáo
viên về nhiệm vụ năm học, kế hoạch phát triển nhà trường Trong kế hoạch
cần nêu rõ nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, các bộ phận và mỗi giáo viên
được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG Hàng tuần, hàng tháng, mỗi học kỳ Hiệu
trưởng hoặc ủy quyền Phó Hiệu trưởng duyệt kế hoạch và thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm của hoạt động bồi dưỡng
Quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng HSG: Nội dung, chương trình
phải được quy định ngay từ đầu năm học, trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kỹ năng
của từng bộ môn, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên được bồi dưỡng phải biết
nghiên cứu, sáng tạo phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh được bồi dưỡng Để nội dung bồi dưỡng có chất lượng thì Hiệu trưởng cần có kế hoạch
tô chức tập huấn thường xuyên cho giáo viên trong toàn trường về cách thức
bồi dưỡng bằng cách mở các hội nghị bồi dưỡng chuyên môn hàng tháng, mỗi học kỳ trong trường hoặc liên kết với các trường có chất lượng cao đẻ học
hỏi Toàn bộ kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng phải được thông
qua trong vào các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng
Hiện nay, một điểm khó khăn trong quá trình bồi đưỡng học sinh giỏi là
chưa có một một hướng dẫn chuẩn, một tài liệu chính thống nào cho hoạt động bồi dưỡng này, cho nên người Hiệu trưởng ngồi cơng tác chỉ đạo, còn cần phải thường xuyên khuyến khích, tạo điều kiện tối ưu cho các giáo viên
tham gia bồi dưỡng được có cơ hội học hỏi, tiếp cận các nội dung kiến thức
Trang 32Quản lý hỗ sơ, giáo án bồi dưỡng của GU: Đây là một khâu quan trọng
mà thường bị các nhà quản lý bỏ qua hoặc ủy quyền toàn bộ cho phó hiệu
trưởng hoặc các tô trưởng chuyên môn (TTCM) vì cho rằng sự sáng tạo của mỗi giáo viên trong quá trình là điều cơ bản nên họ không quan tâm đến bước kiểm tra việc soạn và chuẩn bị nội dung giảng dạy của giáo viên, điều đó là
sai lầm vì hồ sơ giáo án là sự cần thiết tối thiểu để đánh giá sự đầu tư, đổi
mới trong công tác bồi dưỡng của giáo viên vì thế cần thành lập ban kiểm tra
hồ sơ, xác định rõ quy trình kiểm tra và hướng khắc phục những tồn tại sau kiểm tra
Quản lý việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng có thê ủy
quyền cho phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra công tác bồi dưỡng HSG của giáo viên nhưng việc thường xuyên kiểm tra của Hiệu trưởng sẽ có hiệu quả cao vừa mang tính chất kiểm tra, đôn đốc vừa mang
tính chất động viên giáo viên Bên cạnh đó việc quản lý này còn giúp người
Hiệu trưởng có được thêm thông tin từ phía học sinh, nắm bắt được năng lực
của giáo viên, khả năng học hỏi của học sinh để kịp thời điều chinh, động
viên hoạt động bồi dưỡng
Quan lý công tác tự học, tự bôi dưỡng của giáo viên: Lên kế hoạch cu
thể về công tác tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên ngay từ đầu
năm học Chỉ đạo các tổ chuyên môn theo sát giáo viên trong việc đăng ký và
thực hiện nội dung bồi dưỡng theo quy định; trong việc tô chức các chuyên
tài khoa học, mở các hội nghị, các sinh hoạt chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng tự bồi dưỡng của các giáo viên
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá học sinh: Là một khâu thiết yêu nhằm
duy trì phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường, muốn vậy Hiệu
Trang 33sinh theo thông tư, hướng dẫn đồng thời trực chỉ đạo quản lý các kỳ thi khảo
sát, kiểm tra việc chấm, trả và sửa bài với tất cả các giáo viên tham gia bồi
dưỡng cũng như trong công tác lưu trữ bài kiểm tra, quản lý phan mén của hệ thống ngân hàng đề thi và quản lý điểm nhằm tạo tâm thế công bằng, khách
quan trong giáo viên và học sinh
Quản lý các điều kiện hỗ trợ: Gồm việc soạn giảng, tiến trình giảng dạy và các công cụ đồ dùng trực quan sinh động đặc biệt là quản lý bài soạn của
giáo viên Để đạt hiệu quả người Hiệu trưởng cần phải công tâm, khoa học
trong việc phân công chuyên môn cho mỗi giáo viên
— Quan ly ké hoach béi
dưỡng học sinh giỏi
Quản lý nội dung chương trình
[| bi dưỡng HSG
Quản lý hồ sơ, giáo án bồi [ Quản lý việc thực hiện kế dưỡng của GV' llt
an lon | PÌL hoạch của Hiệu trường
lung quản lý của ẽ
Hiệu trưởng đối với hoạt động
bôi dưỡng HSG Quản lý công tác tự học, tự bồi
>} dưỡng của GV
Quan ly việc kiếm tra, đánh giá
F| học sinh
Quản lý các điều kiện hỗ trợ
Sơ đồ 1.3: Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu
Trang 341.5 CAC YEU TO ANH HUONG DEN HOAT DONG QI BOI DUONG HSG CUA HIEU TRUONG
Quy chế day học và quy chế quản lý hoạt động day học: là những chủ
LY
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và của Phòng GD&ĐT
Năng lực CBQL và đội ngũ giáo viên: Năng lực CBQL và chất
lưỡng
lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến chat lugng bi
HSG của nhà trường Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lượng của một cơ sở giáo dục
Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào: Chất lượng của
học sinh là kết quả phản ánh về động cơ, tỉnh thần, thái độ trong quá trình
gi iáo dục là: Học lực và Hạnh kiểm
Chất lượng hai mặt dùng để đánh giá khả năng, trình độ nhận thức, lĩnh hội
dục và được thể hiện qua hai mặt
trí thức của học sinh Hai mặt giáo dục này luôn có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, thể hiện kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học là một phần không thẻ thiếu trong quá trình dạy học Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần quyết định đến chất lượng
giáo dục của nhà trường Việc khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học
có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng cho học sinh
Môi trường giáo dục và môi trường dạy học: Gia đình, nhà trường và xã
hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh Chính
vì vậy, nhà quản lý phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa ba môi trường
Trang 35sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh
Căn cứ vào nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng các nhà trường, từ việc nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng ở các nhà trường, chúng tôi sẽ đánh giá thực trạng một số biện pháp về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của đề tài
Tóm lại: Hiện nay nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và
hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,
gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành,
năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập
Theo đó chất lượng học tập của HS nói chung và HSG nói riêng ngày càng
được nâng cao nhưng để đạt tới giá trị nội lực vốn có của HSG - Nhân tài
nước thì chúng ta cần khắc phục tốt những suy nghĩ lệnh lạc trong một s
suy nghĩ của xã hội về chất lượng học tập Phải đạt được sự đồng thuận cao
giữa các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội Nhưng bên cạnh đó chúng ta
phải xác định rõ yếu tố tiên quyết làm nên thắng lợi cho công tác bồi dưỡng
Trang 36TIEU KET CHƯƠNG 1
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay đòi hỏi phải coi trọng nhân tố
con người, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội và hoạt động bồi dưỡng HSG trong nhà
trường phổ thông là một động lực, cơ sở đảm bảo sự thành công của công tác
giáo dục
Hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi những nhà quản lý và các giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng HSG phải nắm vững những định hướng, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức của hoạt động này nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-
2020 của đất nước
Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, chúng tôi đã phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, tầm quan trọng, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS Đề tài cũng đã phân tích một số yếu tố tác động đến quản
lý hoạt động bồi dưỡng HSG, đề cập đến các quy định, văn bản của cơ quan
quan lý về hoạt động bồi dưỡng HSG Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ
sở cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chư Pah,
Tỉnh Gia lai Vấn đề này sẽ được chúng tôi tiếp tục trình bày ở các chương
Trang 37THUC TRANG CONG TAC QUAN LY HOAT DONG BOI
DUONG HQC SINH GIỎI TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
TREN DIA BAN HUYEN CHU PAH
2.1 KHAI QUAT TINH HINH CHUNG CUA HUYEN CHU PAH
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Chu Pah, Tỉnh Gia Lai là một huyện mới được tách ra từ huyện
laGrai từ tháng 01 năm 1997 Huyện ChưPăh có tổng cộng 15 xã, 1 thi tran
với tổng diện tích đất tự nhiên 988,66Km2, dan s6 khoảng trên 80.000 người,
trong đó có khoảng 30.000 là người dân tộc thiểu số với 7 tôn giáo Trong giai
đoạn 2005 - 2010, huyện Chư Pah da dat những thành tựu quan trọng Tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm là 13,15%, vượt chỉ tiêu đề ra Cơ cấu
kinh tế chuyền dịch đúng hướng Kết cấu hạ tầng được kiện toàn phục vụ yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn được giữ vững
Văn hoá xã hội của huyện Chư Päh hiện nay có nhiều khởi sắc, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục và đầu tư cho giáo dục trong nhân dân có nhiều chuyền biến tích cực Tỷ
lệ học sinh ra lớp ở các bậc học đạt 98%; tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn "gia đình văn
hóa" chiếm 80%; trên 75% thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu "khu dân cư
văn hóa"; 95% công sở đạt danh hiệu "công sở văn hóa" Khôi phục, tôn tạo
66 nhà rông, lưu giữ 344 bộ cồng chiêng mang bản sắc văn hóa truyền thống
Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XII đã đề ra Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2010 -2020 Phắn đấu đến 2020 Chư Pah sẽ
trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển Chính vì vậy giáo dục đào tạo
Trang 38cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa huyện
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục của huyện ChưPăh
Trước khi chia tách huyện nền giáo dục huyện Chư Păh hầu như chưa
phát triển Sau khi chia tách từ một huyện chỉ có 1 trường cap 2,3 va 15 trường Phổ thông cơ sở với hơn 5000 học sinh, đến nay hoà nhịp với sự phat triển chung của cả nước qui mô, mạng lưới các ngành học, cấp học phát triển rộng khắp Theo số liệu thống kê năm học 1012 — 2013 ChưPăh có 3 trường THPT, 17 trường THCS, 19 trường Tiểu học và 17 trường Mầm non với tổng
số học sinh là 16.478 trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 6764 chiếm
41% tổng số Hàng năm tỷ lệ học sinh đạt HSG và thi đỗ tốt nghiệp, đại học, cao đẳng tương đối khá, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước
Ngành giáo dục Chư Păh đã bám sát chủ đề từng năm học và triển khai thực hiện nghiêm túc phong trào “Xây đựng trưởng học thân thiện, học
sinh tích cực", Làm tốt các cuộc vận động “Học rập và làm theo tắm gương
đạo đức Hô Chí Minh", cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi
thầy cô giáo là một tắm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", với mục tiêu
phát triển giáo dục Chư Păh bền vững, mạnh mẽ và đáp ứng tốt yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của huyện và tỉnh trong những năm tiếp theo, Chất
lượng giáo dục ngày càng được nâng lên và có sự chuyên biến tích cực; Đội
ngũ giáo viên có nhiều có gắng trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chuyên môn và tay nghề Giáo dục Chư Păh đã thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương đó là làm tốt công tác phổ cập
giáo dục: duy trì giữ vững kết quả phổ cập tiểu học, THCS Đến nay trên
địa bàn toàn huyện đã có 09/47 trường học đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 19,1
%, trong đó có 04 trường THCS; 03 trường Tiểu học; 02 trường Mầm non và
Trang 39Ở bậc học THCS : Sau 15 phát triển từ 15 trường Phổ thông cơ sở với khoảng 5000 học sinh đến nay đã là 17 trường với 16.478 học sinh Số lượng
học sinh thi đỗ trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi và thi vào trường Chuyên
THPT Tỉnh luôn tăng cả về số lượng và chất lượng
Trong những năm qua sự nghiệp Giáo dục Chư Păh nói chung, cấp học
THCS nói riêng đã được thừa hưởng sự chuyển mình về kinh tế, chính trị
xã hội của huyện, thúc đây hoạt động giáo dục ở các nhà trường đi vào nền
nếp, phát triển ồn định
2.1.3 Loại hình trường và quy mô trường lớp các trường THCS Bảng 2.1 Loại hình trường và quy mô trường lớp Tr | Tên trường Số lớp Số học sinh tucs | K6 |K7 [K8 [K9 [TS |Ká | K7 | K8 | K9[ TS 1 |laKhươi 03 | 03 | 02 |02|10|77 | 83 |74 | 51 | 285 2 |laPhíT 02|02|01|01|06 |7S |49 |4i |34| 19 3 |laPhí2 01|01|01|01|04|26 [13 |3 |10| @ 4 [aly 03 | 03 | 03 | 03 | 09 [111 | 106 | 111 | ToR| 436 3 |laMondng [or | or [or | or [oa [34 | 33 |34 | 32 | 133 6 |HaKreng 02|02|02|02|08 |17 |20 |27 |25| %9 7 |laKa 03 | 02 | 02 [ 02 [ 09 | 97 | 76 | 63 | 64 | 300 8 |IaNhin 04 | 04 | 04 | 03 | 15 | 144| 144 | 138 | 100| 526 9 |NghaHòa | 01 | 02 | 02 | 01|06 |43 | 45 | 42 | 37 | 167 10 | Hòa Phú 02|02 |02 | 02 |08 | 86 | 7§ | 72 | 64 | 300 II |NghĩaHưng |4 | 04 | 04 | 04 | 16 | 138| 169 | 127 | 133] 567] 12_| Chu Jor orf or [ or | or [os | 19 [27 [| 25 | 15 | 86 13 |ChưĐăngYa| 02 | 01 | 01 | 01 [os | 48 | 38 | 38 | 25 | 18 14 |ĐákTơVer | 02 | 02 | 02 | 02 | 08 | 39 |34 | 19 | 14 | 106 1S |HàTây 02 | 02 | 02 | or | 07 | 84 | 56 | 51 | 42 | 233| 16 |TTPhúHòa | 04 | 05 | 04 | 03 | 16 | 160] 184 | T34 | T20} 598 17 |Nộitrú Huyện 01 | 01 | 01 | 01 |04 | 35 |41 |36 |37| 199) Tổng 38 [38 [35 |31 |142 | 1233| 1995 | 1035 | 921 | 438|
(Nguồn:Phòng GD & ĐT Chư Pah, Số liệu của năm học 2013-2014)
Trang 40lớn, song được sự quan tâm, đầu tư của huyện dành cho giáo dục nên diện tích
đất khá rộng và cơ sở vật chất tối thiểu là tương đối đầy đủ Có 4/17 trường THCS trên địa bàn huyện đã được công nhận Đạt chuẩn Quốc gia và 7 trường
đạt Chất lượng kiểm định mức độ I và 2 Đây là điều kiện quan trọng dé
phục vụ tốt hoạt động giáo dục trong các nhà trường Tuy nhiên, một sự bất
cập lớn, dù rằng các cấp, ngành, địa phương đều nhận ra nhưng không thay đổi được đó là sự phân bó số lớp, số học sinh giữa các lớp còn chưa cân đối và không đồng bộ Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng
dạy, đặc biệt là c] lượng mũi nhọn trong hoạt động bồi dưỡng học sinh gi Hoặc so với các vùng lân cận như Thành phố PleiKu thì quy mô trường, lớp
của Huyện Chư Pah lai rất nhỏ, số lượng học sinh trên một trường, khối, lớp không nhiều nên trong công tác chọn lọc, tuyển chọn tài năng chưa đáp ứng được, gây ảnh hưởng đến số lượng tham gia dự thi cũng như kết quả đạt được chưa như mong muốn Có một số trường như trường THCS Ia Kreng, THCS Chu Y6, THCS Ia Phi chi có mỗi khối một lớp và số lượng học sinh trong
từng khối càng lên lớp cao càng ít dần, chỉ có 10 - 20 học sinh khối 9, việc
động viên khuyến khích các em ra lớp để đảm bảo sĩ số đã là một việc nan giải chứ nói gì đến công tác tuyển chọn thành lập đội tuyển bồi dưỡng học
sinh giỏi
Trước những khó khăn, thách thức ấy Hiệu trưởng các trường đã tham mưu và được sự đồng thuận của lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Chư Dãh với hình thức tổ chức thi tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi chia thành hai bảng riêng giữa các trường thuận lợi và các trường khó khăn, giữa đối
tượng học sinh người kinh và người đồng bào dân tộc thiểt Điều đó tạo
động lực thúc đây và khuyến khích sự ham học, nỗ lực của học sinh vùng dân
tộc thiểu số, vùng khó, đồng thời phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học