Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 156 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
156
Dung lượng
1,44 MB
Nội dung
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬTLÝ
XW
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Khóa 31, niên khóa 2005 - 2010)
ĐỀ TÀI:
LỰA CHỌNHỆTHỐNGBÀITẬP,HƯỚNG
DẪN GIẢIVÀGIẢIBÀITẬPVẬTLÝ
(CHƯƠNG “DÒNGĐIỆNXOAYCHIỀU”
LỚP 12-CHƯƠNGTRÌNHNÂNGCAO)
GVHD: ThS. Thầy Lê Ngọc Vân
SVTH : Tạ Khánh Quỳnh
Lớp : Lý 5 Bình Thuận
TP. Hồ Chí Minh Tháng 5 / 2010
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Luận văn “Lựa chọnhệthốngbàitập,hướngdẫngiảivàgiảibàitậpvậtlý
(Chương “Dòngđiệnxoaychiều” – Lớp12Chươngtrìnhnâng cao)” được viết
trên tinh thần nhằm giúp học sinh có những hiểu biết đầy đủ về phương pháp giải
các dạng bàitậpvậtlý“Dòngđiệnxoaychiều”lớp 12, trên cơ sở đó rèn luyện
được kĩ nănggiải các dạng bài tậ
p này.
Nội dung luận văn này được viết theo chủ đề, dạng toán cụ thể, bám sát nội
dung của sách giáo khoa vậtlýlớp12nâng cao, gồm các mục chính sau:
Mục “Tóm tắt lý thuyết” tóm tắt các kiến thức cần thiết để giải các bàitập
dòng điệnxoay chiều.
Mục “Các dạng bàitậpvà phương pháp giải” gồm hai phần:
- Bàitập định tính: giới thiệu một số bàitập định tính, đưa ra các câu hỏi
gợi ý hướngdẫn học sinh giải các bài đó.
- Bàitập định lượng: giới thiệu các dạng bàitập định lượng thường gặp,
phương pháp giải các dạng bàitập này, kèm theo một số bàitập từ căn
bản đến nâng cao và h
ướng dẫn học sinh giải đối với từng bài.
Mục “Một số bàitập trắc nghiệm rèn luyện” giới thiệu một số bàitập trắc
nghiệm bao quát nội dung các kiến thức trong từng chủ đề, từng dạng để giúp
học sinh rèn luyện thêm, đồng thời có đáp án vàhướngdẫn lời giải ngắn gọn
để học sinh có thể tham khảo.
Các bàitập được trình bày trong luận văn đều có phương pháp giảivà
hướng dẫn giả
i cụ thể từ đó có thể giúp học sinh giải được các bàitập tương tự,
rèn luyện kĩ nănggiảibàitập, phát triển năng lực tự làm việc của học sinh.
Để được làm khóa luận này, em xin chân thành cám ơn toàn thể quý thầy cô
Khoa VậtLý – Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ
em trong suốt 5 năm học vừa qua. Và để hoàn thành luận văn này, em kính gởi
lời cám ơn chân thành, sâu sắc đến thầy Lê Ngọc Vân, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, sửa chữa những sai sót mà em mắc phải trong quá trình làm luận
văn này. Đồng thời, em xin cám ơn các bạn trong lớpLý Bình Thuận niên khóa
2005 – 2010, đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ em về tài liệu để em có thể hoàn thành
đề tài này đúng thời hạn.
Mặc dù đã đầu tư công sức, cố gắng và cẩn thận, nhưng do
điều kiện về thời
gian, hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy thực tế
chưa nhiều nên chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều thiếu sót. Em kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Trang 6
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Dòng điệnxoay chiều là một dao động điện từ cưỡng bức, đổi chiều liên tục
hằng trăm lần trong một giây, làm từ trường do nó sinh ra cũng thay đổi theo.
Chính điều đó đã làm cho dòng điệnxoay chiều có một số tác dụng to lớn mà
dòng điện một chiều không có. Do đó mà dòng điệnxoay chiều được ứng dụng
rộng rãi trong thực tế cuộc sống.
Chương“Dòngđiệnxoaychiều” là một trong những chương quan trong
của chươngtrìnhvậtlý12. Việc nắm vững kiến thức, vận dụng kiến thức để giải
các bàitập định tính, bàitập định lượng của chương này đối với học sinh thật
không dễ dàng. Chính vì vậy, đề tài “Lựa chọnhệthốngbàitập,hướngdẫngiải
và giảibàitậpvậtlý(chương“Dòng đi
ện xoaychiều”lớp12chươngtrìnhnâng
cao) sẽ giúp học sinh có một hệthốngbàitập, có phương pháp giải cụ thể của
từng dạng với hướngdẫngiải chi tiết từng bài, từ đó giúp học sinh có thể hiểu rõ
hơn về chương dòng điệnxoay chiều. Đồng thời thông qua việc giảibàitập, học
sinh có thể được rèn luyện về kĩ nănggiảibàitập, phát triể
n tư duy sáng tạo và
năng lực tự làm việc của bản thân.
II. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng hệthốngbàitập,hướngdẫn phương pháp giải các dạng bàitập
của chương“Dòngđiệnxoay chiều”. Từ đó vạch ra tiến trìnhhướngdẫn hoạt
động dạy học (gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh) nhằm
giúp học sinh nắm vững kiến thức về chương này, trên cơ sở đó học sinh có thể
tự lực vậ
n dụng kiến thức để giải các bàitập cùng dạng theo phương pháp đã đưa
ra.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận dạy học về bàitậpvậtlý để vận dụng vào hoạt động
dạy học.
2. Nghiên cứu nội dung chương“Dòngđiệnxoaychiều”chươngtrình sách
giáo khoa vậtlý12nâng cao nhằm xác định nội dung kiến thức cơ bản học
sinh cần nắm vững và các kĩ nănggiảibàitập cơ bản học sinh cần rèn
luyện.
3. Soạn thảo h
ệ thốngbàitập của chương này, đưa ra phương pháp giải theo
từng dạng, đề xuất tiến trìnhhướngdẫn học sinh giảibàitập trong hệ
thống bàitập này.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận về dạy học bàitậpvật lý.
2. Nghiên cứu chươngtrìnhvậtlý trung học phổ thông: bao gồm sách giáo
khoa vậtlý 12, sách bàitập, một số sách tham khảo vậtlý12 về phần dòng
điện xoay chiều.
Trang 7
3. Lựachọn các dạng bàitập trong sách giáo khoa, sách bàitập, sách tham
khảo phù hợp với nội dung, kiến thức của chương.
V. Giới hạn nghiên cứu:
1. Do hạn chế về thời gian, kiến thức và phương pháp giảng dạy thực tế nên
hệ thốngbàitập được lựachọn còn mang tính chủ quan và chưa thật sự
phong phú, nhất là phần bàitập định tính.
2. Do chưa có kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy nên tiến trìnhhướng
dẫn học sinh giải có thể vẫn chưa hay.
3. Vậtlý học là khoa học thực nghiệm, tuy nhiên trong đề
tài vẫn chưa thể
đưa ra các bàitập thực nghiệm, cũng như chưa thực hiện được phần thực
nghiệm sư phạm.
Trang 8
PHẦN LÝ LUẬN CHUNG
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀITẬP
VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chúng ta đang sống trong sống trong thời đại của sự bùng nổ tri thức khoa học
và công nghệ. Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ 21 phải là một xã hội dựa vào tri
thức, vào tư duy sáng tạo, vào tài năng sáng chế của con người. Trong xã hội biến
đổi nhanh chóng như hiện nay, người lao động cũng phải biết luôn tìm tòi kiến
thức mới và trau dồi năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triể
n của khoa học
và kĩ thuật. Lúc đó người lao động phải có khả năng tự định hướngvà tự học để
thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Chính vì vậy, mục đích giáo dục hiện nay ở
nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những
kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy
được trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm
đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp
mới, cách giải quyết vấn đề mới sao cho phù hợp.
Rèn luyện năng lực tự suy nghĩ và truyền thụ kiến thức cho học sinh là vấn đề
quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Vậtlý nói riêng. Để việc dạy
và học đạt kết quả
cao thì người giáo viên phải biết phát huy tính tích cực của học
sinh, chọnlựa phương thức tổ chức hoạt động, cách tác động phù hợp giúp học
sinh vừa học tập, vừa phát triển nhận thức. Việc giảibàitậpVậtlý không những
nhằm mục đích giải toán, mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện cho học
sinh khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tính toán, suy luận logic để gi
ải quyết
những vấn đề trong thực tế cuộc sống. Trong quá trình dạy học bàitậpvật lý, vai
trò tự học của học sinh là rất cần thiết. Để giúp học sinh khả năng tự học, người
giáo viên phải biết lựachọnbàitập sao cho phù hợp, sắp xếp chúng một cách có hệ
thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạpvàhướng dẫ
n cho học sinh cách giải
để tìm ra được bản chất vậtlý của bài toán vật lý.
I. Những cơ sở lý luận của hoạt động giảibàitậpvậtlý phổ thông
1. Mục đích, ý nghĩa của việc giảibài tập:
- Quá trìnhgiải một bàitậpvậtlý là quá trình tìm hiểu điều kiện của bài toán,
xem xét hiện tượng vậtlý đề cập, dựa vào kiến thức vậtlý để
tìm ra những cái
chưa biết trên cơ sở những cái đã biết. Thông qua hoạt động giảibàitập, học sinh
không những củng cố lý thuyết và tìm ra lời giải một cách chính xác, mà còn
hướng cho học sinh cách suy nghĩ, lập luận để hiểu rõ bản chất của vấn đề, và có
cái nhìn đúng đắn khoa học. Vì thế, mục đích cơ bản đặt ra khi giảibàitậpvậtlý là
làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơ
n những quy luật vật lý, biết phân tích và ứng
dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn, vào tính toán kĩ thuật và cuối cùng là phát
triển được năng lực tư duy, năng lực tư giải quyết vấn đề.
- Muốn giải được bàitậpvật lý, học sinh phải biết vận dụng các thao tác tư
duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…để xác định được bản chất vật lý.
Vận dụng kiến thức vậtlý để giải quyết các nhiệm vụ học tậpvà những vấn đề
Trang 9
thực tế của đời sống chính là thước đo mức độ hiểu biết của học sinh. Vì vậy, việc
giải bàitậpvậtlý là phương tiện kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh.
2. Tác dụng của bàitậpvậtlý trong dạy học vật lý:
2.1. Bàitập giúp cho việc ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức
Trong giai đoạn xây dựng kiế
n thức, học sinh đã nắm được cái chung, cái khái
quát của các khái niệm, định luật và cũng là cái trừu tượng. Trong bàitập, học sinh
phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ
thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện cụ thể của chúng
trong thực tế. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong k
ĩ thuật, bàitậpvậtlý sẽ
giúp học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình, muôn vẻ trong thực tiễn của
các kiến thức đã học
Các khái niệm, định luật vậtlý thì rất đơn giản, còn biểu hiện của chúng trong
tự nhiên thì rất phức tạp, bởi vì các sự vật, hiện tượng có thể bị chi phối bởi nhiều
định luật, nhiều nguyên nhân đồng thời hay liên tiế
p chồng chéo lên nhau. Bàitập
sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết được những trường hợp phức
tạp đó
Bài tậpvậtlý là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải
bài tập, học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp
các kiến thức thuộc nhiều chương, nhiề
u phần của chươngtrình
2.2. Bàitập có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới
Các bàitập nếu được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những suy
nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện
tượng mới do bàitập phát hiện ra
2.3. Giảibài tậ
p vậtlý rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát
Bài tậpvậtlý là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến
thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của th
ực tiễn. Có thể xây
dựng nhiều bàitập có nội dung thực tiễn, trong đó học sinh phải biết vận dụng lý
thuyết để giải thích hoặc dự đoán các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn ở những
điều kiện cho trước.
2.4. Giảibàitập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học
sinh
Trong khi làm bàitập, do phải tự mình phân tích các đi
ều kiện của đầu bài, tự
xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra
được nên tư duy học sinh được phát triển, năng lực làm việc tự lực của họ được
nâng cao, tính kiên trì được phát triển.
2.5. Giảibàitậpvậtlý góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh
Việc giảibàitậpvậtlý đòi hỏi phải phân tích bài toán để tìm bản chấ
t vậtlý
với mức độ khó được nângdần lên giúp học sinh phát triển tư duy.
Trang 10
Có nhiều bàitậpvậtlý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến
thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là
những bàitậpgiải thích hiện tượng, bàitập thí nghiệm, bàitập thiết kế dụng cụ rất
có ích về mặt này.
2.6. Giảibàitậpvậtlý để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thứ
c của học sinh
Bài tậpvậtlý cũng là một phương tiện có hiệu quả để kiểm tra mức độ nắm
vững kiến thức của học sinh. Tùy theo cách đặt câu hỏi kiểm tra, ta có thể phân
loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, khiến cho việc đánh giá
chất lượng kiến thức của học sinh được chính xác.
II. Phân loại bàitậpvật lý:
1. Phân loại theo phương thức giải
1.1. Bàitập định tính
- Bàitập định tính là những bàitập mà khi giải học sinh không cần thực hiện
các phép tính phức tạp hay chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm
được. Muốn giải những bàitập định tính, học sinh phải thực hiện những phép suy
luận logic, do đó phải hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý, nhận
biế
t được những biểu hiện của chúng trong những trường hợp cụ thể. Đa số các bài
tập định tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán một hiện tượng xảy ra trong
những điều kiện cụ thể.
- Bàitập định tính làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với môn học, tạo
điều kiện phát triển óc quan sát ở học sinh, là phương tiệ
n rất tốt để phát triển tư
duy của học sinh, và dạy cho học sinh biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.2. Bàitập định lượng
Bài tập định lượng là loại bàitập mà khi giải học sinh phải thực hiện một loạt
các phép tính để xác định mối liên hệ phụ thuộc về lượng giữa các đại lượng và kết
quả thu được là một đáp đị
nh lượng. Có thể chia bàitập định lượng làm hai loại:
bài tập tính toán tập dợt vàbàitập tính toán tổng hợp.
- Bàitập tính toán tập dợt: là loại bàitập tính toán đơn giản, trong đó chỉ đề
cập đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép tính đơn giản nhằm
củng cố kiến thức cơ bản vừa học, làm học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các
định luật
và các công thức biểu diễn chúng.
- Bàitập tính toán tổng hợp: là loại bàitập mà khi giải thì phải vận dụng nhiều
khái niệm, định luật, nhiều công thức. Loại bàitập này có tác dụng đặc biệt giúp
học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy rõ những mối liên hệ khác nhau giữa các
phần của chươngtrìnhvật lý. Ngoài ra bàitập tính toán tổng hợp cũng nhằm mục
đích làm sáng tỏ n
ội dung vậtlý của các định luật, quy tắc biểu hiện dưới các công
thức. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý học sinh chú ý đến ý nghĩa vậtlý của chúng trước
khi đi vào lựachọn các công thức và thực hiện phép tính toán.
1.3. Bàitập thí nghiệm
- Bàitập thí nghiệm là bàitập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời
giải lý thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho vi
ệc giảibài tập. Những thí
Trang 11
nghiệm này thường là những thí nghiệm đơn giản. Bàitập thí nghiệm cũng có thể
có dạng định tính hoặc định lượng.
- Bàitâp thí nghiệm có nhiều tác dụng về cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục, và
giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết và
thực tiễn
- Lưu ý: trong các bàitập thí nghiệm thì thí nghiệm chỉ cho các số liệu để giải
bài tập, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế. Cho nên phần vận
dụng các định luật vậtlý để lýgiải các hiện tượng mới là nội dung chính của bài
tập thí nghiệm.
1.4. Bàitập đồ thị
- Bàitập đồ thị là bàitập trong đó các số liệu được dùng làm dữ kiện để giải
phải tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đ
òi hỏi học sinh phải biểu diễn
quá trìnhdiễn biến của hiện tượng nêu trong bàitập bằng đồ thị.
- Bàitập đồ thị có tác dụng rèn luyện kĩ năng đọc, vẽ đồ thị, và mối quan hệ
hàm số giữa các đại lượng mô tả trong đồ thị.
2. Phân loại theo nội dung
Người ta dựa vào nội dung chia các bàitập theo các đề tài của tài liệu vật lý.
Sự phân chia như vậy có tính chất quy ước vì bàitập có thể đề cập tới những kiến
thức của những phần khác nhau trong chươngtrìnhvật lý. Theo nội dung, người ta
phân biệt các bàitập có nội dung trừu tượng, bàitập có nội dung cụ thể, bàitập có
nội dung thực tế, bàitập vui.
- Bàitập có nội dung trừu t
ượng là trong điều kiện của bài toán, bản chất vật
lý được nêu bật lên, những chi tiết không bản chất đã được bỏ bớt.
- Bàitập có nội dung cụ thể có tác dụng tập dợt cho học sinh phân tích các
hiện tượng vậtlý cụ thể để làm rõ bản chất vật lý.
- Bàitập có nội dung thực tế là loại bàitập có liên quan trực tiếp tới đời sống,
kỹ thuật, s
ản xuất và đặc biệt là thực tế lao động của học sinh, có tác dụng rất lớn
về mặt giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
- Bàitập vui là bàitập có tác dụng làm giảm bớt sự khô khan, mệt mỏi, ức chế
ở học sinh, nó tạo sự hứng thú đồng thời mang lại trí tuệ cao.
3. Phân loại theo yêu cầu rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy học sinh trong
quá trình dạy học: có thể phân biệt thành bàitập luyện tập,bàitập sáng tạo,
bài tập nghiên cứu, bàitập thiết kế
- Bàitập luyện tập: là loại bàitập mà việc giải chúng không đòi hỏi tư duy
sáng tạo của học sinh, chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh nắm vững cách giải đối với
một loại bài t
ập nhất định đã được chỉ dẫn
- Bàitập sáng tạo: trong loại bàitập này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến
thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những ý kiến độc lập, mới mẻ, không thể
suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học
- Bàitập nghiên cứu: là dạng bàitập trả lời những câu hỏi “tại sao”
Trang 12
- Bàitập thiết kế: là dạng bàitập trả lời cho những câu hỏi “phải làm như thế
nào”.
4. Phân loại theo cách thể hiện bài tập: người ta phân biệt bàitập thành
- Bàitậpbài khóa
- Bàitậplựachọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời cho sẵn (test).
Loại này có hạn chế là không kiểm tra được con đường suy nghĩ của người giải
nhưng vẫn có hiệu quả nhất định trong việc kiểm tra trình độ kiến thức, kĩ năng,kĩ
xảo của học sinh
5. Phân loại theo hình thức làm bài
5.1. Bàitập tự luận : đó là những bài yêu cầu học sinh giải thích, tính toán
và hoàn thành theo một logic cụ thể. Nó bao gồm những loại bài đã trình bày ở
trên.
5.2. Bàitập trắc nghiệm khách quan : là loại bàitập cho câu hỏi và đáp án.
Các đáp án có thể là đúng, gần đúng hoặc sai. Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra câu
trả lời đúng nhất, cũng có khi đó là những câu bỏ lử
ng yêu cầu điền vào những chỗ
trống để có câu trả lời đúng. Bàitập loại này gồm:
- Câu đúng – sai: câu hỏi là một phát biểu, câu trả lời là một trong hai lựa
chọn
- Câu nhiều lựa chọn: một câu hỏi, nhiều phương án lựa chọn, yêu cầu học
sinh tìm câu trả lời đúng nhất
- Câu điền khuyết: nội dung trong câu bị bỏ lửng, yêu cầu học sinh đ
iền từ
ngữ hoặc công thức đúng vào chỗ bị bỏ trống
- Câu ghép hình thức: nội dung của các câu được chia thành hai phần, học
sinh phải tìm các phần phù hợp để ghép thành câu đúng
III. Phương pháp giảibàitập
Đối với học sinh phổ thông, vấn đề giảivà sửa bàitập gặp không ít khó khăn
vì học sinh thường không nắm vững lý thuyết và kĩ năng vận dụng kiến thứ
c vật lý.
Vì vậy các em giải một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp dụng công
thức máy móc và nhiều khi không giải được. Có nhiều nguyên nhân:
- Học sinh chưa có phương pháp khoa học để giảibàitậpvật lý.
- Chưa xác định được mục đích của việc giảibàitập là xem xét, phân tích các
hiện tượng vậtlý để đi đến bản chất vật lý.
Việc rèn luyện cho học sinh biết cách giảibàitập một cách khoa học,
đảm bảo
đi đến kết quả một cách chính xác là một việc rất cần thiết. Nó không những giúp
học sinh nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng suy luận logic, làm việc
một cách khoa học, có kế hoạch.
Quá trìnhgiải một bàitậpvậtlý thực chất là quá trình tìm hiểu điều kiện của
bài tập, xem xét hiện tượng vật lý, xác lập được những mối liên hệ cụ thể
dựa trên
sự vận dụng kiến thức vậtlý vào điều kiện cụ thể của bàitập đã cho. Từ đó tính
toán những mối liên hệ đã xác lập được để dẫn đến lời giảivà kết luận chính xác.
Trang 13
Sự nắm vững những mối liên hệ này sẽ giúp cho giáo viên định hướng phương
pháp dạy bàitập một cách hiệu quả.
Bài tậpvậtlý rất đa dạng, cho nên phương pháp giải cũng rất phong phú. Vì
vậy không thể chỉ ra được một phương pháp nào cụ thể mà có thể áp dụng để giải
được tất cả bài tập. Từ sự phân tích như đã nêu ở trên, có thể vạch ra một dànbài
chung gồm các bước chính như sau:
1. Tìm hiểu đầu bài, tóm tắt các dữ kiện
- Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ quan trọng, xác định
đâu là ẩn số, đâu là dữ kiện.
- Dùng kí hiệu tóm tắt đề bài cho gì? Hỏi gì? Dùng hình vẽ mô tả lại tình
huống, minh họa nếu cần.
2. Phân tích hiện tượng
- Nhận biết các dữ liệu đã cho trong đề bài có liên quan đến những kiến thức
nào, khái niệm nào, hiện tượng nào, quy tắc nào, định luật nào trong vật lý.
- Xác định các giai đoạn diễn biến của hiện tượng nêu trong đề bài, mỗi giai
đoạn bị chi phối bởi những đặc tính nào, định luật nào. Có như vậy học sinh mới
hiểu rõ được bản chất của hiện t
ượng, tránh sự áp dụng máy móc công thức.
3. Xây dựng lập luận
Thực chất của bước này là tìm quan hệ giữa ẩn số phải tìm với các dữ kiện đã
cho. Đối chiếu các dữ kiện đã cho và cái phải tìm liên hệ với nhau như thế nào, qua
công thức, định luật nào để xác lập mối liên hệ. Thành lập các phương trình nếu
cần với chú ý có bao nhiêu ẩn số thì có bấy nhiêu phương trình.
♦ Đối với những bàitập tổng h
ợp phức tạp, có hai phương pháp xây dựng lập
luận để giải:
- Phương pháp phân tích: xuất phát từ ẩn số cần tìm, tìm ra mối liên hệ giữa
ẩn số đó với một đại lượng nào đó theo một định luật đã xác định ở bước 2, diễn
đạt bằng một công thức có chứa ẩn số. Sau đó tiếp tục phát triển lập luận hoặc biến
đổ
i công thức này theo các dữ kiện đã cho. Cuối cùng đi đến công thức sau cùng
chứa ẩn số và các dữ kiện đã cho.
- Phương pháp tổng hợp: xuất phát từ dữ kiện đã cho của đầu bài, xây dựng
lập luận hoặc biến đổi công thức diễn đạt mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với
các đại lượng khác để tiến dần đến công thức cuối cùng có ch
ứa ẩn số và các dữ
kiện đã cho.
♦ Đối với bàitập định tính: ta không cần tính toán nhiều mà chủ yếu sử dụng
lập luận, suy luận logic dựa vào kiến thức vậtlý để giải thích hoặc dự đoán hiện
tượng xảy ra.
♦ Đối với bàitập trắc nghiệm trách quan: cần nắm thật vững kiến thức trong
sách giáo khoa, nếu không sẽ không nhận biết đượ
c trong các phương án để lựa
chọn đâu là phương án đúng. Để làm tốt bài thi trắc nghiệm, ta nên chia quỹ thời
gian phù hợp với thời gian làm bài, đọc lướt qua toàn bộ câu trắc nghiệm câu nào
chắc chắn thì trả lời luôn, và theo nguyên tắc dễ làm trước, khó làm sau. Quay lại
[...]... về số lượng bàitập cần giải, về mức độ tự lực của học sinh trong quá trìnhgiảibàitập Trang 20 PHẦN VẬN DỤNG Lựa chọnhệthốngbàitập và phương pháp giảibàitậpchương“Dòngđiệnxoaychiều”lớp12 – Chươngtrìnhnâng cao A TÓM TẮT LÝ THUYẾT Chủ đề 1: Dòng điệnxoay chiều – Mạch điệnxoay chiều không phân nhánh (Mạch R, L, C mắc nối tiếp) I Suất điện động xoay chiều: Cho một khung dây dẫn phẳng... củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức -Hệthốngbàitập cần bao gồm nhiều thể loại bài tập: bàitập giả tạo vàbàitập có nội dung thực tế, bàitập luyện tậpvàbàitập sáng tạo, bàitập cho thừa hoặc thiếu dữ kiện, bàitập mang tính chất ngụy biện và nghịch lý, bàitập có nhiều cách giải khác nhau vàbàitập có nhiều lời giải tùy theo điều kiện cụ thể của bàitập mà giáo viên không nêu lên hoặc chỉ... phương pháp V Hướngdẫn học sinh giảibàitậpvậtlý Để việc hướngdẫngiảibàitâp cho học sinh có hiệu quả, thì trước hết giáo viên phải giải được bàitập đó, và phải xuất phát từ mục đích sư phạm để xác định kiểu hướngdẫn cho phù hợp Ta có thể minh họa bằng sơ đồ sau: Tư duy giảibàitậpvậtlý Phân tích phương pháp giảibàitậpvậtlý cụ thể Phương pháp hướngdẫngiảibàitậpvậtlý cụ thể Mục đích... thuộc vào nội dung, kiến thức, yêu cầu của bài toán, và còn tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà chúng ta có cách lựachọn kiểu hướngdẫn cho phù hợp Như người giáo viên phải biết phối hợp cả ba kiểu hướngdẫn trên nhưng áp dụng kiểu hướngdẫn tìm tòi là chủ yếu VI Lựachọnvà sử dụng bàitập trong dạy học vậtlý 1 Lựachọn bài tậpHệthốngbàitập mà giáo viên lựachọn phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Bài. .. đã lựachọn cho học sinh thường bắt đầu bằng những bàitập định tính hay những bàitậptập dợt Sau đó học sinh sẽ giải những bàitập tính toán, bàitập đồ thị, bàitập thí nghiệm có nội dung phức tạp hơn Việc giải những bàitập tính toán tổng hợp, những bàitập có nội dung kĩ thuật với dữ kiện không đầy đủ, những bàitập sáng tạo có thể coi là sự kết thúc việc giải hệ thốngbàitập đã được lựachọn cho... tiến trình hoạt động giảibài toán của học sinh ♦ Yêu cầu đối với học sinh: phải tự mìn giải quyết vấn đề, vận dụng hết kiến thức và kỹ năng đã được học để tham gia vào quá trìnhgiải ♦ Ưu điểm: - Rèn luyện được tư duy và tính độc lập suy nghĩ của học sinh trong quá trìnhgiảibàitập- Đảm bảo cho học sinh giải được bàitập đã cho - Giáo viên có thể theo sát học sinh trong quá trìnhgiảibàitập nên... là bàitập thiết kế, đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng những yêu cầu đã cho 2 Sử dụng hệ thốngbài tập: - Các bàitập đã lựachọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạy học: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới củng cố hệthống hóa, kiểm tra và đánh giá kiến thức kĩ năng của học sinh - Trong tiến trình dạy học một đề tài cụ thể, việc giải hệ thốngbàitập mà giáo viên đã lựa. .. không? Vì sao? Bài 5 Đối với máy biến áp hàn điện, cuộn dây thứ cấp có tiết diện lớn hơn cuộn sơ cấp, vì sao? 2 Hướngdẫngiảivà giải: Bài 1: Tiến trìnhhướngdẫn học sinh giải: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hãy so sánh giá trị điện tích trên hai -Điện tích trên hai bản tụ điện luôn bản tụ điện bằng nhau về độ lớn và trái dấu nhau - Nếu điện tích trên bản tụ M tăng thì -Điện tích trên... cách giải quyết 3 Định hướng khái quát chươngtrình hóa: ♦ Định nghĩa: định hướng khái quát chươngtrình hóa là sự hươngdẫn cho học sinh tự tìm tòi cách giải quyết tương tự như hướngdẫn tìm tòi Sự định hướng được chươngtrình hóa theo các bước dự định hợp lý để giải quyết vấn đề đặt ra Cụ thể: - Giáo viên định hướng ban đầu để học sinh tự tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra - Nếu học sinh không tự giải. .. nêu ra trong mục phân loại bàitập ở trên đều chứa đựng một số yếu tố của bàitập định tính vàbàitập tính toán tổng hợp Dưới đây, ta xét đến phương pháp xây dựng lập luận giải hai loại bàitập đó 1 Xây dựng lập luận trong giảibàitập định tính Bàitập định tính thường có hai dạng: giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra 1.1 Bàitậpgiải thích hiện tượng: Giải thích hiện tượng thực . giải
và giải bài tập vật lý (chương “Dòng đi
ện xoay chiều” lớp 12 chương trình nâng
cao) sẽ giúp học sinh có một hệ thống bài tập, có phương pháp giải. trình giải bài tập.
Trang 21
PHẦN VẬN DỤNG
Lựa chọn hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập chương
“Dòng điện xoay chiều” lớp 12 – Chương trình