1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh

76 1,4K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 611 KB

Nội dung

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển hó

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của cácquốc gia trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển hóa nền kinh tếtheo cơ chế thị trường Có nhiều sự kiện giúp cho Việt Nam vươn lên, đặc biệt làsự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO tháng 11/2006 đã mang lại cho đất nước tanhiều cơ hội phát triển, cũng như chứa đựng nhiều thách thức trong phát triểnkinh tế.

Việt Nam có tốc độ phát triển nóng trong khu vực và thế giới, với tốc độphát triển GDP, 8.4% năm 2005, 8.2% năm 2006 và 8,6% năm 2007 Để tiếp tụcgóp phần thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiệncho nền kinh tế phát triển cao và bền vững Các Quỹ tín dụng là một trong nhữngngành quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển, Quỹ tín dụng có một vaitrò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta, nó vừa là nơi huy độngvốn trong đất nước cũng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của ngườidân Đồng thời thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn do Đảng và Nhà nước đề ra, cần phải có sự tài trợ về vốn, hỗ trợ về kỹthuật, có sự đột phá vững mạnh, đổi mới công nghiệp, đa dạng hóa và nâng caochất lượng sản phẩm Vì vậy các cơ sở sản xuất, kinh doanh… phải có thêm mộtsố vốn để bổ sung cho nhu cầu đang thiếu hụt, nhằm để đáp ứng nhu cầu đó, Quĩtín dụng nhân dân phường 4 Thị Xã Trà Vinh ra đời và đã đóng vai trò quantrọng trong việc đầu tư và phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tếtại địa phương., mang lại hiệu quả trong kinh doanh, đem lại niềm tin đối vớikhách hàng và xã hội

Đây là một đơn vị có phạm vi hoạt động gắn liền với việc phát triển nôngthôn, việc huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi, để cung cấp cho các thành phần tổchức kinh tế thiếu vốn là vô cùng cần thiết, vì nó trực tiếp tham gia vào sản xuất

Trang 2

kinh doanh, đầu tư được mở rộng, giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm chongười dân.

Tuy nhiên: trong thời buổi kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh và hộinhập tạo nên thời cơ và thách thức không nhỏ đối với các Quỹ tín dụng, đó làđiều mà các nhà quản trị cần quan tâm là làm sao để điều hành hoạt động kinhdoanh đi lên, theo một chiều hướng tốt và hạn chế đến mức thấp nhất về tìnhtrạng rủi ro, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch rachiến lược phù hợp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình kinh doanhsẽ giúp cho các tổ chức tín dụng thấy rõ thực trạng kinh doanh hiện tại, xác địnhđầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tìnhhình hoạt động kinh doanh Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệuquả huy động vốn và hiệu quả hoạt động tín dụng Đó chính là lý do tôi chọn đềtài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân

phường 4 thị xã Trà Vinh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của em 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Hiện nay, nước ta đã gia nhập các tổ chức kinh tế của thế giới, đây là mộtsân chơi bình đẳng Chính vì thế mà áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn chocác doanh nghiệp cũng như các Quỹ tín dụng Do đó các Quỹ tín dụng cần phảicó những bứơc đi phù hợp và có những giải pháp cụ thể nhằm ngày càng nângcao hiệu quả hơn.

Trước yêu cầu cấp bách đổi mới toàn diện theo hướng đa phương hóa, đadạng hóa mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, Trà Vinh đã đang và sẽ phải đối mặt vớinhiều khó khăn thử thách; vì vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều nguồn khácnhau:Chính phủ, địa phương, các tổ chức tín dụng…trong đó có Quỹ tín dụngnhân dân Phường 4Thị Xã Trà Vinh Hơn ai hết, việc đầu tư của Quỹ tín dụnglà cần thiết để xây dựng và phát triển tỉnh nhà Nhất là đối với một tỉnh nghèonhư Trà Vinh vấn đề quan trọng của Quỹ tín dụng là phải đầu tư thật hiệu quả.Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường4 thị xã Trà Vinh, để đo lường hiệu quả tín dụng và đề xuất những giải pháp

Trang 3

nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng

- Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín dụng của Quỹtín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh.

- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và hiệu quả hoạtđộng tín dụng.

- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng củaQuỹ tín dụng.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1 Không gian

Đề tài được nghiên cứu tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã tràvinh

1.3.2 Thời gian

Thời gian là trong 3 năm gần nhất (2005-2007) tại Quỹ tín dụng nhân dânphường 4 Thị xã Trà Vinh

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng, sau đó đivào phân tích từng hoạt động của Quỹ tín dụng (hoạt động huy động vốn, hoạtđộng tín dụng, hoạt động dịch vụ)

Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp hữu hiệu nhất xuất phát từ điều kiệnthực tế của Quỹ tín dụng.

Trang 4

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG 2.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hayhiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau mộtthời gian nhất định Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:

- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc, thiếtbị v.v

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trongmột thời gian nhất định Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụhoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

2.1.2 Nguồn gốc tín dụng

Quan hệ tín dụng xuất phát từ các nhu cầu:

- Nhu cầu bổ sung nguồn tài nguyên sở hữu: do nguồn lực sở hữu có hạn,một người cần tạm vay mượn công cụ từ nguồn vốn của người khác để đối phóvới hoàn cảnh.

- Nhu cầu luân chuyển vốn trong sản xuất hiện đại, một doanh nghiệp sẽkhông đủ vốn để tiếp tục kinh doanh nếu chi hết tiền cho mọi lô hàng Do đó, đểtránh bị động, các doanh nghiệp đã ứng vốn cho nhau.

Đây là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của tín dụng.

2.1.3 Phân loại tín dụng

2.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phongphú Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng có ba loại:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến một năm thường

được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanhnghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

Trang 5

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để

cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng vàxây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng

để cấp vốn xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

2.1.3.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưư động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành

vốn lưu động của doanh nghiệp Loại tín dụng này được thực hiện chủ yếu bằnghai hình thức cho vay bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt và chiết khấu chứng từ cógiá.

- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn

cố định của doanh nghiệp Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức chovay trung hạn và dài hạn.

2.1.3.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng

- Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hoá: Là loại tín dụng cung cấp cho

các nhà tín dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh.

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng.

2.1.4 Vai trò tín dụng

2.1.4.1 Xét về mặt tích cực

- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tụcđòi hỏi vốn của xí nghiệp phải đồng thời tồn tại ở 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất vàlưu thông, nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra tại các doanhnghiệp Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết nguồn vốn tạo điều kiện cho quátrình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp, thì yêu cầu vềnguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra Bởi lẽ, để đẩymạnh tiến độ phát triển sản xuất không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanhnghiệp cần phải cần tới các nguồn khác trong xã hội Từ đó, tín dụng làm chứcnăng tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng vốn cho đầu tư pháttriển Như vậy, vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn,

Trang 6

nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tậptrung vốn và tích lũy vốn cho nền kinh tế.

Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân phối và hợp tác quốc tế ngàymột sâu rộng thì quá trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi quốcgia mà hình thành các quan hệ quốc tế ngày càng được tốt hơn.

- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả:

Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất, là tập trung và phân phối lại vốntiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành trong nền kinhtế, đặc biệt là về mặt tiền tệ lưu hành trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lựcvề lạm phát, do vậy góp phần ổn định tiền tệ Mặt khác, do cung cấp vốn tín dụngcho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sảnxuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịchvụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chínhnhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước.

- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn địnhtrật tự xã hội:

Một mặt, tín dụng góp phần làm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuấthàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống củangười lao động Mặt khác, do tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việckhai thác các tiềm năng sẳn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về laođộng, đất, rừng, đó là tiềm năng quan trọng để ổn định trật tự và an toàn xã hội.

Cuối cùng có thể nói, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng vàphát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế, làmcho đất nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.

2.1.4.2 Xét về mặt tiêu cực

- Nếu để tín dụng phát triển tràn lan, không kiểm soát thì chẳng nhữngkhông làm cho nền kinh tế phát triển mà lạm phát có thể gia tăng ảnh hưởng đếntoàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.

- Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi choquá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời góp phần đầu tưphát triển kinh tế Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn mộtcách hữu hiệu và còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh tế Nó

Trang 7

là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội tíndụng đều phát huy vai trò to lớn của nó, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ màkhông một công cụ nào có thể thay thế được.

- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, phát triển sảnxuất Thật vậy, trong thời kỳ đầu, tiền tệ lưu thông hóa tệ, cho đến khi tín dụngphát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông Ngàynay, Quỹ tín dụng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu thực hiện qua con đườngtín dụng Đây là cơ sở đảm bảo lưu thông tiền tệ được ổn định, tạo ra nhiều cơhội, việc làm, thu hút nhiều lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếvà ổn định xã hội.

- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạmphát Ngoài ra tín dụng còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước trongkhu vực và trên thế giới, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

2.1.5 Chức năng của tín dụng

Sự vận động của tín dụng giúp cho các chủ thể vay vốn nhận được mộtphận tài nguyên của xã hội để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tạođiều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông hànghoá Điều này thể hiện qua 2 chức năng cụ thể sau:

Chức năng phân phối lại tài nguyên:

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông quatín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.

- Người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tàinguyên được phân phối lại.

Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:

- Tín dụng tạo ra nguồn vốn hổ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh đượcthực hiện bình thường, liên tục và phát triển.

- Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và vi mô sản xuất.- Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩylưu thông hàng hoá bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.

2.1.6 Các nguyên tắc tín dụng:

2.1.6.1 Nguồn vốn vay luôn được đảm bảo

- Nguyên tắc này xuất phát từ sự yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ

Trang 8

nhằm làm cho sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của vật tư hànghóa giữ vững sức mua của tiền.

- Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi nhận tiền vay và trong suốtquá trình sử dụng vốn vay đơn vị phải có một số hàng hóa vật tư tương đươnglàm đảm bảo cho khoản vay đó.

- Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả của vốn vay tạo điều kiện thựchiện việc hoàn trả nợ vay của đơn vị Mặt khác, mục đích cho vay là nhằm bổsung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Nó được xác định trướckhi cho vay và kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay.

2.1.6.2 Vốn vay phải đảm bảo đúng mục đích đã cam kết

- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồngtín dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay tạođiều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng Để thực hiện tốtđiều này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn, trong giấy nàykhách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và kèm theo phươngán sản xuất kinh doanh có hiệu quả Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vayđúng như mục đích đã cam kết, nếu Quỹ tín dụng phát hiện khách hàng sử dụngvốn sai mục đích thì Quỹ tín dụng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trước hạn.

2.1.6.3 Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi

- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng làgiao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong mộtthời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, Quỹ tín dụng vàbên vay thoả thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Quỹ tín dụng sẽ chuyển giaoquyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay Khi kết thúc kỳ hạn, bênvay phải hoàn trả quyền này cho Quỹ tín dụng (trả nợ gốc) và một khoản chi phí(lợi tức) nhất định cho việc sử dụng vốn vay Nguyên tắc này đảm bảo cho tiềnvay không bị giảm giá, tiền vay phải thu hồi được đầy đủ và có sinh lời.

2.1.7 Lãi suất tín dụng 2.1.7.1 Khái niệm

- Lãi suất tín dụng: Là giá cả của quyền sử dụng vốn của người khác vào

mục đích sản xuất kinh doanh và được đo bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn gửi hoặc

Trang 9

vốn vay trong thời gian nhất định.Ta có thể định nghĩa lãi suất tín dụng là tỷ lệphần trăm giữa lợi tức tín dụng và dư nợ cho vay.

Lợi tức tín dụngLãi suất tín dụng: LSTD =

Dư nợ cho vay

2.1.7.2 Phương thức áp dụng lãi suất tín dụng

- Quỹ tín dụng thoả thuận với khách hàng áp dụng lãi suất cho vay theomột trong hai phương pháp sau:

- Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn, thường áp dụngđối với các khoản vay ngắn hạn.

- Lãi suất cho vay thả nổi: là mức lãi suất được điều chỉnh theo định kỳ,thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Do lãi suất cho vay là một nội dung chính của khoản vay, vì vậy nó cũng cầnđược đề cập một cách rõ ràng tại hợp đồng tín dụng (mức lãi suất cho vay, cáchthức xác định lãi suất, phương thức hoàn trả).

Gọi: R là lãi suất danh nghĩa I là tỉ lệ lạm phát.

P là tỉ lệ lợi nhuận bình quân.

Khi xác định lãi suất thì Quỹ tín dụng phải thỏa mãn điều kiện I<R<Phay lạm phát<lãi suất tiền gửi<lãi suất tiền vay Trong đó:

Lãi suất tiền gửi = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát

Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + thuế + lợi nhuận + tỉ lệ rủi ro.

2.1.7.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng:

- Tình hình cung cầu vốn tiền tệ trong lưu thông.- Rủi ro tín dụng.

- Kỳ hạn tín dụng.

- Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng

Ngoài ra lãi suất còn chịu sự can thiệp bởi Quỹ tín dụng Trung Ương tùytheo chính sách tiền tệ của Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ.

8.1.8 Qui trình cho vay tín dụng

Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn xin vay và hướng dẫn hồ sơ vay

vốn nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn

Trang 10

Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng làm hồ sơ vay vốn Sau khitiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng Quỹ tín dụng kiểm tra hồ sơ phản ánhtính đầy đủ chân thực hợp nhất và tính thống nhất.

Bước 2:Thẩm định tín dụng ( hồ sơ vay vốn, điều tra, doanh thu và tổng

hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn ).- Phỏng vấn khách hàng vay

- Kiểm tra thực tế đối với khách hàng vay vốn

- Đánh giá khách hàng, tập trung vào các nội dung: tư cách pháp nhân ( hồsơ pháp lý ), cách thức, khả năng, kinh nghiệm, tổ chức quản lý và điều hành Uytín của khách hàng và người điều hành, uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tinkhác.

- Thẩm định phương án vay vốn và trả nợ của khách hàng như: nhu cầuvay vốn, mục đích vay, tổng nhu cầu vốn cho phương án kinh doanh.

- Xác định khả năng rủi ro và biện pháp phòng ngừa Quỹ tín dụng sẽ xemxét rủi ro từ sự thay đổi của chính sách và cơ chế của nhà nước; rủi ro có thể phátsinh từ khách hàng, thị trường, giá cả, tỉ lệ lạm phát hoặc từ các nguyên nhânkhác.

- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay( nếu có): chất lượng tài sản đảmbảo, khả năng chuyển thành tiền, thị trường tiêu thụ Xác định giá trị tài sản đảmbảo.

Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng tín dụng.

- Phê duyệt khoản vay: trên cơ sở tài liệu doanh thu được, nếu khoản vayđã phê duyệt thì cấp có thẩm quyền: Trưởng phòng, phó phòng, phải phê duyệtbằng văn bản sau đó Quỹ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng kết quả dược phêduyệt để làm các thủ tục kế tiếp.

- Hoàn thiện thủ tục và kí hợp đồng tín dụng: Quỹ tín dụng sẽ bổ sungnhững tài liệu được yêu cầu từ văn bàn phê duyệt khoản vay, lập sáp nhập vào bộhồ sơ đã được hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức trêncơ sở các hợp đồng được cán bộ tín dụng lập, người có thẩm quyền sẽ cùng vớikhách hàng ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay ( nếu có ) Quỹtín dụng thông báo cho cơ quan quản lý về tài sản đảm bảo tiền vay, mở hồ sơcho khách hàng và lưu hồ sơ gốc.

Trang 11

Bước 4: Giải ngân theo hợp đồng tín dụng đã được ký.

Để Quỹ tún dụng hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục rút tiền vay Khikhách hàng rút tiền vay thì Quỹ tín dụng phải kiểm tra lại như: mục đích sử dụngvốn vay trên chứng từ rút tiền vay như hợp đồng, hoá đơn mua vật tư thiết bị,biên bản giao nhận hàng, phiếu nhập kho, biên bản thanh lý hợp đồng, bảngthanh toán tiền lương, giấy tạm ứng, các chứng tứ thanh toán: uỷ nhiệm chi,…trên cơ sở đó lập giấy nhận nợ, chứng từ giải ngân, phê duyệt và thực hiện giảingân.

Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay, của khách hàng và tiến hành thu nợ

hoặc xử lý nợ có vấn đề.

- Kiểm tra việc khách hàng rút vốn vay theo định kỳ ( nếu khách hàng rúttiền theo định kỳ) Quỹ tín dụng sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn vay, tình hìnhsản xuất kinh doanh, tình trạng đảm bảo tiền vay, tình hình thực hiện các camkết, nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng Cũng có thể Quỹ tín dụngkiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết, mổi lần kiểm tra, cán bộ Quỹ tín dụng sẽ lậpbáo cáo về tình hình thực hiện khoản vay của khách hàng Nếu các khoản vaycủa khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có bằng chứng gặp khó khăn trongkinh doanh thí cán bộ sẽ lập tờ trình, trình lên cấp trên để xử lý và có thể xử lýtheo các hướng như: chấm dứt hẳn việc cho vay hoặc là thu hồi nợ trước hạn mộtphần hay toàn bộ hoặc có thể xử lý bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợhoặc chuyển sang nợ quá hạn hoặc thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay.

- Thu nợ: Cán bộ tín dụng sẽ đôn đốc khách hàng để đảm bảo kế hoạchthu nợ cả gốc lẫn lãi dống thời phải lập và gửi thông báo nợ đến hạn cho kháchhàng trước mọi kỳ hạn trả nợ.

- Xử lý nợ có vấn đề

Nếu như khách hàng không thực hiện được việc trả nợ gốc và lãi theo thoảthuận trong hợp đồng tín dụng thì Quỹ tín dụng có thể xử lí như sau:

+ Chuyển sang nợ quá hạn

+ Thu nợ bằng việc xử lý tái sản đảm bảo+ Khởi kiện trước pháp luật

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay

Trang 12

- Tất toán tiền vay, cán bộ tín dụng sẽ lập bảng đối chiếu và thông báo tấttoán khoản vay cho khách hàng

- Tổng kết và lưu trữ hồ sơ khoản vay sau khi tất toán khoản vay, cán bộtín dụng phải tổng kết và lập báo cáo tổng kết khoản vay Trên cơ sở đó, cập nhậtnhững thông tin về tất toán khoản vay và tổng kết khoản vay, lưu trữ hồ sơ (phảivào danh mục hồ sơ lưu trử, phải có biên bản bàn giao cho bộ phận lưu trữ).

8.1.9 Rủi ro tín dụng 8.1.9.1 khái niệm

- Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc nhóm khách hàng không thực hiệnđược nghĩa vụ tài chính đối với Quỹ tín dụng hay rủi ro tín dụng xảy ra xuất hiệnnhững biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay kháchquan mà khách hàng không trả được nợ cho Quỹ tín dụng cả gốc và lãi khi đếnhạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Quỹ tín dụng bị phá sản.- Biểu hiện rủi ro: Nợ xấu ngày càng lớn, lãi chưa thu hồi ngày càng tăng Nợ quá hạn

Rủi ro tín dụng =

Dư nợ

8.1.9.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

Đối với Quỹ tín dụng.

- Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như:thiếu tiền chi trả cho khách hàng, lợi nhuận ngày càng giảm dẫn đến lỗ và mấtkhả năng thanh toán.

Đối với nền kinh tế xã hội.

- Hoạt động của Quỹ tín dụng liên quan đến hoạt động của toàn bộ nềnkinh tế Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một số Quỹ tíndụng, có khả năng lây lan sang các Quỹ tín dụng khác làm cho dân chúng mangmột tâm lý sợ hãi nên dẫn đến tình trạng rút tiền trước thời hạn Điều đó có thểlàm phá sản hàng loạt Quỹ tín dụng và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn.

- Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm kháchhàng không thể trả nợ cho Quỹ tín dụng đầy đủ cả vốn lẫn lãi là: doanh thukhông ổn định, thất nghiệp, bị tai nạn lao động, thiên tai, sử dụng vốn sai mục

Trang 13

đích, thiếu năng lực pháp lý.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: thường không trả được nợ là dokhả năng tài chính của doanh nghiệp suy giảm, sử dụng vốn sai mục đích thịtrường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sựthay đổi trong chính sách của nhà nước

Nguyên nhân khách quan.

- Bão lụt, hạn hán, dịch bệnh.

- Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinhdoanh thua lỗ và phá sản Từ đó, các khoản tiền vay của Quỹ tín dụng không trảđược hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

+ Khi nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể dẫnđến rủi ro tín dụng vì người gởi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bịmất giá khi gởi trong Quỹ tín dụng Trong khi đó thì người đi vay thì muốn giatăng nhu cầu vay vốn và tìm cách kéo dài thời hạn vay Điều này sẽ gây ảnhhưởng không nhỏ đến nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng, làm cho nhữngkhoản đầu tư của Quỹ tín dụng không hiệu quả và có thể dẫn đến nguy cơ Quỹtín dụng bị phá sản.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi quốc gia làmột tế bào của nền kinh tế thế giới Hoạt động kinh tế của nước này có tác độngvà ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước khác Sự xuất hiện các khu vực kinh tế vàcác khu mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA,… cho thấy rõ hơn sự ảnh hưởngcủa các nước trong khu vực cũng như thế giới đối với các nước thành viên Chínhvì vậy, khi có sự biến động về kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ nước nàosẽ ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tếtrong nước và tác động xấu đến Quỹ tín dụng.

Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng.

- Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tàisản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành.

- Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp nhưchết, tai nạn, ốm đau, hỏa hoạn.

8.1.9.3 Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

- Phải tiến hành phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay.

Trang 14

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đánh giá tàisản thế chấp một cách chính xác, thường dùng các tiêu chuẩn đánh giá tài sản thếchấp và giá trị thực tế của tài sản đó so với giá cả thị trường hiện tại.

- Quỹ tín dụng phải quyết định mức cho vay phù hợp với từng khách hàngvì món vay càng lớn thì người vay càng có nhiều ý muốn thực hiện những hoạtđộng mạo hiểm trong kinh doanh, thậm chí Quỹ tín dụng có thể không thu đượcnợ.

- Tìm hiểu chính sách của Quỹ tín dụng Trung Ương thông qua chức năngchiết khấu, tái chiết khấu, tình hình thị trường hối đoái, thị trường vốn…

2.2.2 Doanh số thu nợ

- Là toàn bộ các món nợ mà Quỹ tín dụng đã thu về từ các khoản cho vaycủa Quỹ tín dụng kể cả năm nay và những năm trước Doanh số cho vay chỉ phảnánh số lượng và qui mô tín dụng của Quỹ tín dụng chứ chưa phản ảnh được hiệuquả sử dụng vốn của Quỹ tín dụng cũng như đơn vị vay vốn, vì hiệu quả sử dụngvốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng Nếu khách hàng luôn trả nợđúng hạn cho Quỹ tín dụng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả,có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng Một trong những nguyêntắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theođúng hạn định đã thỏa thuận Như vậy doanh số thu nợ cũng là một trong nhữngchỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.

2.2.3 Dư nợ

Trang 15

- Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Quỹ tín dụng baonhiêu, và đây cũng là khoản cần phải thu về.

- Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thunợ Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Quỹ tín dụngchưa thu hồi về Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạtđộng tín dụng trong từng thời kỳ Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đếnhoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp vớinợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tíndụng của Quỹ tín dụng.

2.2.4 Nợ quá hạn

- Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trảđược cho Quỹ tín dụng, không có nguyên nhân chính đáng thì Quỹ tín dụng sẽchuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn Nợ quáhạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Quỹ tín dụng.

- Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanhtoán và Quỹ tín dụng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn Một Quỹ tín dụngcó tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì vàmở rộng qui mô tín dụng Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánhhiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng.

2.2.5 Vòng quay vốn tín dụng

- Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Quỹ tín dụng,phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quayvốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Quỹ tín dụng quay càng nhanh, đạt hiệuquả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quânTrong đó :

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳDư nợ bình quân =

Trang 16

2.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn

- Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũngnhư hiệu quả tín dụng của Quỹ tín dụng Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượngtín dụng càng kém và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ

2.2.7 Tỷ lệ thu nợ

- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ Quỹ tín dụng,nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định Hệ số nàycàng cao được đánh giá càng tốt.

Nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn =

 Dư nợ

2.2.8 Lợi nhuận trên doanh thu

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trong kinh doanh và hiệu quả hoạtđộng của Quỹ tín dụng Có nghĩa là một đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận.

Lợi nhuận Lợi nhuận* 100%Doanh thu Doanh thu

2.2.9 Dư nợ trên vốn huy động

- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ tín dụng, cho biếtQuỹ tín dụng cho vay được bao nhiêu trong tổng vốn huy động Tỷ lệ này càngcao cho thấy vốn huy động ít trong khi đó nhu cầu vay vốn càng tăng.

Dư nợ

Tỷ lệ dư nợ /Tổng vốn huy động = 100% Vốn huy động

2.2.10 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn.

Tổng dư nợ

Tỷ lệ dư nợ /Tổng nguồn vốn = 100% Tổng nguồn vốn

- Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Quỹ tín dụng sovới tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng

Trang 17

nguồn vốn sử dụng của Quỹ tín dụng Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụngcủa một đồng tài sản Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt mà nó phảitương ứng với tỷ lệ của Quỹ tín dụng Nếu quá cao, Quỹ tín dụng gặp rủi ro thìảnh hưởng đến doanh thu, còn khi quá thấp thì Quỹ tín dụng chưa thể hiện tốt vaitrò của mình Ngoài ra chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanhcủa Quỹ tín dụng.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu trực tiếp từ Quỹ tín dụng.

- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí tài chính, những tư liệu tín dụng tạiQuỹ tín dụng, sách báo nói về tín dụng, tạp chí Ngân hàng….

- Phương pháp thu thập số liệu trên báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý,sổ sách kế toán, các tổng kết báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 và 2007.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu theo phương pháp thống kê, số bình quân….- Sử dụng phương pháp so sánh đánh giá số tương đối, số tuyệt đối.- Dùng các tỷ số tài chính để phân tích

CHƯƠNG 3

Trang 18

KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN PHƯỜNG 4 THỊ XÃ TRÀ VINH

- Tên gọi đầy đủ: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN PHƯỜNG 4 THỊ XÃTRÀ VINH

- Tên gọi tắt: QUỸ TÍN DỤNG PHƯỜNG 4

- Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống Quỹ tín dụng nhândân, có 3 chữ QUỸ TÍN DỤNG lòng lên nhau và hình tượng bông lúa.

- Trụ sở làm việc: Số nhà 20A, đường Hùng Vương, phường 4, Thị XãTrà Vinh.

- Địa bàn hoạt động: tỉnh Trà Vinh

- Thời gian hoạt động: Từ tháng 11 năm 1995 đến tháng 11 năm 2045

3.1.2 Vị trí địa lý

- Phường 4 nằm ở vùng ven Thị xã Trà Vinh là một Thị xã Tỉnh lỵ TỉnhTrà Vinh được tách ra từ Tỉnh Cửu Long nãm 1993, Phường 4 có diện tích tựnhiên là 1,53km2, phía đông của Phường là tuyến song Long Bình dài gần 3km,nối trung tâm tỉnh lỵ và dòng song Cổ Chiên (một trong chín cửa của hệ thống

Trang 19

sông Cửu Long), phía nam giáp gần 0,7km đường quốc lộ 53 chạy qua, phía bắcvà phía tây giáp xã Long Đức và Phường 1.

3.1.4 Nguên tắt tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Phường4 Thị Xã Trà Vinh

- Tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng nhân dân: Mọi công dân ViệtNam, các hộ gia đình và các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định củapháp luật

- Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng có quyền thamgia quản lý, kiểm tra, giám sát, có quyền ngang nhau trong biểu quyết

- Tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình , tự quyết định vềphân phối thu nhập

- Chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ít của thành viên và sự phát triển của Quỹtín dụng nhân dân

- Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tậpthể, nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xãhội.

3.2 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸTÍN DỤNG

Trang 20

3.2.1 Vai trò hoạt động

– Quỹ tín dụng dùng nguồn vốn huy động được và đầu tư vào nền kinh tếtỉnh nhà mà chủ yếu là các Hộ nông dân để giúp người dân giải quyết vấn đềthiếu vốn làm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn từ đó năng suất sản xuấttăng Từ đó giúp cho đời sống người dân nâng cao và ổn định góp phần phát triểnkinh tế địa phương trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

3.2.2 Chức năng hoạt động

– Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh thực hiện chức năngtài chính trung gian, đứng ra huy động vốn nhàn rỗi từ những người thừa vốn vàđầu tư vốn cho những người thiếu vốn bằng hình thức cho vay.

– Thực giện chức năng thủ Quỹ của các chủ thể trong nền kinh tế, chi trảtheo yêu cầu của chủ tài khoản.

– Làm tốt các dịch vụ ủy thác chuyễn tiền, đại lí thu đổi ngoại tệ …

3.2.3 Nội dung hoạt động

Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh họat động chủ yếudưới những hình thức sau:

Huy động vốn:

+ Thực hiện huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều hìnhthức là nhận tiền gửi thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế, mọi thành phầndân cư, nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn.

+ Tiếp nhận điều chuyển vốn từ Quỹ tín dụng Trung Ương.+ Nhận thu đổi mua bán ngoại tệ.

Hoạt động kinh doanh:

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các hoạt động kinh doanh, dịchvụ….

+ Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác về tín dụng và dịch vụ cho vay hộnghèo.

+ Thực hiện làm môi giới để hưởng hoa hồng.

+ Nhận uỷ thác và làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnhvực hoạt động tiền tệ.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG BỘPHẬN

Trang 21

3.3.1 Tình hình nhân sự

– Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Quỹ tín dụng tính đến nay là15 người trong đó có 4 người là lao động hợp đồng, còn lại là biên chế 11 người.Lao động Nữ chiếm 50% trên tổng số lao động biên chế Trong đó có 2 đại học, 9trung cấp chuyên nghành Tài chính–Ngân hàng

– Quỹ tín dụng đã bố trí sắp xếp các nhân sự một cách hợp lý và có hiệuquả như sau:

+ Các nhân viên được bổ nhiệm ở những vị trí phù hợp chuyên môn vànăng lực của mình.

+ Các nhân viên trung cấp thì quản lý các hồ sơ lưu trữ như hợp đồng tíndụng, bằng khoán…

+ Nhân viên có trình độ Đại học thì được giữ nhiệm vụ Kế toán cho vay,Cán bộ tín dụng.

3.3.2 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3.3.3 Chức năng của từng bộ phận

+ Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng Quản Trị Ban kiểm soát

Ban Giám ĐốcĐại hội đồng cổ đông

Phòng kinh doanh

Phòng tín dụng Phòng kế toán – Khoquỹ

Trang 22

Là bộ phận gốp vốn cho Quỹ tín dụng hoạt động, ban đầu mới đi vào hoạtđộng họ chỉ có 59 triệu đồng trải qua 13 năm vốn điều lệ của họ tăng lên 31 tỷđồng

+ Hội Đồng Quản Trị

Được sự tín nhiệm của cổ đông, thông qua hội đại hội đồng cổ đông vàđược giám đốc Quỹ tín dụng Trung Ương chuẩn y, thành viên hội đồng quản trịbao gồm 5 người 1 chủ tịch , 1 phó chủ tịch và 3 ủy viên

+ Ban Kiểm Soát

Ban Kiểm Soát Quỹ tín dụng do đại hội đồng cổ đông bầu ra và đượcgiám đốc Quỹ tín dụng Trung Ương chuẩn y, thành viên ban kiểm soát gồm bangười: 1 kiểm soát trưởng và 2 kiểm soát viên.

+ Ban Giám đốc

Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của Quỹ tín dụng, đề ra các chiến lượchoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổchức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến ngườilao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quyđịnh khác của Quỹ tín dụng Có thể nói ban giám đốc là bộ phận đầu não quản lýmọi hoạt động của Quỹ tín dụng, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu quảkinh doanh của đơn vị mình.

Trang 23

thu thập và hoàn chỉnh số liệu nếu có sai sót, lên Bảng Cân Đối nguồn vốn và sửdụng vốn hàng ngày.

+ Kho Quỹ:

- Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt trong kho hàng ngày, trựctiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày Cuối mỗi ngàykhóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗingày để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót Lên Bảng Cân Đối nguồn vốn và sửdụng vốn hàng ngày để trình lên Giám Đốc

+ Phòng Kinh Doanh

- Làm nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh cho Quỹ tín dụng, xem xét cácdự án cho vay với số tiền lớn của Quỹ tín dụng, soạn thảo các văn bản trong hợpđồng vay vốn của khách hàng, giúp cho Quỹ tín dụng lập kế hoạch cho việc huyđộng và đầu tư nguồn vốn huy động của hệ thống Quỹ tín dụng

3.4 QUI ĐỊNH CHO VAY VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂNPHƯỜNG 4 THỊ XÃ TRÀ VINH

3.4.1 Nguyên tắc cho vay

– Khách hàng vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã TràVinh phải đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Sử dụng vốn đúng mục đích đã thõa thuận trong hợp đồng tín dụng.+ Phải trả lãi và nợ gốc tiền vay đúng hạn đã thõa thuận trên hợp đồng tíndụng.

+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính Phủ,giám Đốc Quỹ tín dụng Trung Ương và hướng dẫn về việc đảm bảo tiền vay củaQuỹ tín dụng nhân dân Phường 4.

3.4.2 Điều kiện cho vay

– Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

– Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

– Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

– Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịchvụ và đời sống.

– Kinh doanh có hiệu quả.

Trang 24

– Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn tạiQuỹ tín dụng

– Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chínhphủ, Quỹ tín dụng Trung Ương

– Hộ sản xuất kinh doanh vay vốn phải có dự án sản xuất kinh doanh phùhợp với chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vùng,địa phương.

– Hộ nông dân vay vốn phải là người thường trú tại địa phương, những hộnông dân ở địa phương khác đến thâm canh phải có xác nhận của Ủy ban nhândân phường, xã nơi có hộ khẩu thường trú và được Ủy ban nhân dân phường, xãnơi đến cho phép tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Hộ sản xuất nông nghiệp vay phải là người có quyền công dân, có đủnăng lực pháp luật và sức lao động.

– Chủ hộ là người chịu trách nhiệm vay vốn Quỹ tín dụng.

– Hộ nông dân vay vốn Quỹ tín dụng mà không được Quỹ tín dụng chogia hạn nợ thì không được tiếp tục vay vốn.

– Hộ vay phải có vốn tự có tham gia vào tổng nhu cầu vốn của dự án chovay.

– Những tài sản thế chấp tiền vay chủ hộ không được chuyển nhượng, chothuê hoặc bán cho người khác khi chưa trả hết nợ Hộ nông dân vay vốn có thểthế chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình tương ứng với số tiền vay.

– Hộ vay vốn chấp nhận sự kiểm tra giám sát của Quỹ tín dụng trước vàsau khi nhận tiền vay, cung cấp cho Quỹ tín dụng những thông tin, số liệu cầnkiểm tra liên quan đến vốn vay và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước phápluật về nội dung thông tin tài liệu trên.

– Những người mất trí, dưới 18 tuổi hay đang bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự thì không được vay vốn.

– Những hộ có đất đai thuộc diện đang tranh chấp hoặc đang cầm cố thìkhông được vay vốn.

3.4.4 Đối tượng cho vay

– Đối tượng cho vay của Quỹ tín dụng là phần thiếu hụt trong tổng giá trịcấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sảnxuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định

Trang 25

Quỹ tín dụng cho vay các đối tượng sau:

– Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để kháchhàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư pháttriển.

– Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưabàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạnđể đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tín trong giá trị tài sản cố định đó.

Quỹ tín dụng không cho vay các đối tượng sau:

– Số tiền thuế phải nộp ( trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu).– Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác.– Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.

3.4.5 Thời hạn cho vay

– Thời hạn cho vay phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của đốitượng vay vốn, khả năng hoàn vốn của Khách hàng và tính chất nguồn vốn củaQuỹ tín dụng cho vay.

– Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ thời điểm phát mónvay đầu tiên cho tới khi Khách hàng hoàn trả hết nợ.

– Theo tính chất nguồn vốn thì có 2 loại cho vay:

+ Cho vay Ngắn hạn: Tối đa là 12 tháng, được xác định với chu kỳ sảnxuất kinh doanh và khả năng tự trả nợ của Khách hàng.

+ Cho vay Trung và Dài hạn: Từ 60 tháng trở lên (5năm) nhưng khôngquá thời hạn hoạt động của doanh nghiệp

3.4.6 Mức cho vay

– Hộ vay vốn được cho vay phần thiếu hụt so với Tổng nhu cầu vốn hợplý cần thiết của dự án sau khi trừ đi Vốn Tự Có.

Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án – vốn tự có

– Để bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng các tổ chức tín dụng chovay theo giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.

– Đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố do Quỹ tín dụng giữ tài sản: mứccho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản tính theo giá gốc.

– Đối với tài sản cầm cố do Khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên thứ ba giữ:mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản.

Trang 26

3.4.7 Lãi suất cho vay

– Lãi suất cho vay do Quỹ tín dụng nơi cho vay và Khách hàng thõa thuậnphù hợp với quy định của Giám Đốc Quỹ tín dụng Trung Ương

– Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với Khách hàng được ưu đãivề lãi suất là 30% áp dụng cho người Khơme ở khu vực 1– vùng sâu.

– Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.

2.3.8 Quy trình cho vay

Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình cho vay

(1) Khách đến Quỹ tín dụng đặt quan hệ tín dụng (xin vay vốn) trực tiếp tạiphòng kinh doanh hoặc phòng giao dịch có cán bộ tín dụng hướng dẫn trực tiếp.

(2) Cán bộ tín dụng xem xét tính hợp lệ, tính hợp lý các giấy tờ của kháchhàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

(3) Cán bộ tín dụng xuống tận nơi khách hàng ở, nơi sản xuất để xem xétkhách hàng có cơ sở để sản xuất kinh doanh không.

(4) Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định, quyết định cho khách hàng vayvốn với mức vay phù hợp với thực tế.

(5) Sau khi hoàn chỉnh bộ hồ sơ vay, cán bộ tín dụng trình hồ sơ vay cholãnh đạo phòng (Giám đốc) ký duyệt cho vay.

(6) Cán bộ tín dụng tách bộ hồ sơ và phát vay cho khách hàng.

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN DỤNGNHÂN DÂN PHƯỜNG 4 THỊ XÃ TRÀ VINH TỪ 2005 – 2007

3.5.1 Lĩnh vực hoạt động.

Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 hiện đang có các nghiệp vụ sau:

– Huy động tiết kiệm tiền Việt Nam

– Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức cá nhân.– Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước

– Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam.Khách hàng Phòng kinh doanh

Phònggiao dịch

Lập hồ sơ Thẩm định khách hàng

Quyết định cho vayTrình giám đốc duyệt

Phát vay cho khách hàng

(1)

Trang 27

– Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ.– Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán các pháp nhân, thể nhân.

3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh.

– Quỹ tín dụng cũng như các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, muốnhoạt động có hiệu quả trước hết phải biết sử dụng nguồn vốn vững mạnh và biếtsử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả, nó luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận.Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Quỹtín dụng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường, nó là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Mục tiêuhàng đầu của Quỹ tín dụng là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấpnhất trong suốt quá trình hoạt động Để tăng lợi nhuận, Quy tín dụng cần phảiquản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, tiếtkiệm chi phí Khi lợi nhuận tăng thì có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộngtín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có Vì vậy, thời gian qua dưới sự lãnh đạo củaBan giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên củaQuỹ tín dụng đạt kết quả đáng kể sau:

Bảng 1: kết quả hoạt động năm 2005 - 2007 của Quỹ tín dụng nhândân phường 4 Thị Xã Trà Vinh

(Đvt: triệu đồng, %)

Chỉ tiêu

2006/2005 2007/2006Số tiền % Số tiền %1.Tổng Doanh Thu 2.030 2.697 3.363 667 32,8 666 24,6- Thu từ HĐTD 1.977 2.601 3.122 624 31,5 624 24

Trang 28

Sang năm 2007 doanh thu đạt 3.363 triệu đồng tăng 666 triệu đồng tươngứng với tỷ lệ doanh thu tăng là 24,6% so với năm 2006 Doanh thu tăng do tậndụng mọi biện pháp để hạn chế việc thu nợ kéo dài như: điều chỉnh kỳ hạn thu nợvà trả nợ, chẳng hạn trước kia khách hàng trả lãi theo năm nhưng hiện nay yêucầu khách hàng trả nợ theo quí, tận dụng sự phát triển của nền kinh tế địa phươngnhư một số hộ làm ăn có hiệu quả nên họ cần vay lượng vốn điều này cũng làmtăng doanh thu cho Quỹ tín dụng Hơn nữa, cán bộ tín dụng đã chủ động gửi giấybáo nợ đến hạn đến khách hàng trước khi khách hàng thu hoạch mùa vụ để kháchhàng chủ động tìm nguồn thu nhập trả nợ cho Quỹ tín dụng Đồng thời cán bộcũng trực tiếp xuống tận nơi để thu nợ gốc và lãi.

Tóm lại kết quả trên cho thấy, nguồn thu chủ yếu vẫn là thu lãi cho vayhàng năm chiếm khoảng 97,3% tổng doanh thu

* Tổng chi phí.

Chi phí qua các năm cũng tăng lên tương ứng với doanh thu, cụ thể trongnăm 2005 tổng chi phí là 1.673 triệu đồng và năm 2006 tổng chi phí là 2.284triệu đồng tăng 611 triệu đồng tức tăng với tỷ lệ là 36,5% so với năm 2005.Trong đó, chủ yếu chi trả lãi tiền vay là 1.559 triệu đồng tăng 499 triệu đồng tứctăng chi phí là 40,4% so với năm 2005.

Đến năm 2007, tổng chi phí là 2.799 triệu đồng tăng 515 triệu đồng tứctăng chi phí là 22,5% so với năm 2006 Chi phí tăng là do mở rộng mạng lưới

Trang 29

dịch vụ, mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại hối và sử dụng nguồnvốn từ trung ương với tỷ trọng lớn.

Như vậy, chi phí chủ yếu của Quỹ tín dụng là chi cho hoạt động tín dụng,chi phí này qua các năm chiếm hơn 69% trong tổng các chi phí, còn lại khoảng31% chi cho các khoản như chi cho hoạt động kinh doanh, chi cho nhân viên vàcác khoản chi khác.

Mặc dù chi phí có tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn so vớidoanh thu nên đã làm cho lợi nhuận tăng đều qua ba năm.

* Lợi nhuận.

Trong việc kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được đó là lợi nhuận, nó phảnánh khá đầy đủ quá trình hoạt động của Quỹ tín dụng Lợi nhuận như một đònbẩy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành phầnkinh tế cũng như mọi tổ chức kinh tế khác hoạt động nhằm đem lại hiệu quả chomình thông qua đó cũng tạo cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế khác.

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận qua các năm đều tăng, cụ thể: Năm2005 lợi nhuận đạt được là 357 triệu đồng Năm 2006 lợi nhuận đạt được là 413triệu đồng tăng 56 triệu đồng tức tăng 15,7% so với năm 2005.

Đến năm 2007 lợi nhuận đạt được là 564 triệu đồng tăng 151 triệu đồngtức tăng 36,6% so với năm 2006 Nguyên nhân lợi nhuận tăng qua các năm là dodoanh thu liên tục tăng qua các năm.

Qua phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của Quỹ tín dụng trong những năm quathì việc kinh doanh có hiệu quả và có tích luỹ, điều này cho thấy Quỹ tín dụng đãxác định một chiến lược kinh doanh phù hợp tận dụng được nhân tố khách quan.Đó chính là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự phấn đấu, quyếttâm của nhân viên trong công việc Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫncòn ảnh hưởng bởi sự biến động của công tác thu chi, vẫn còn tồn tại một số khókhăn cần được quan tâm và khắc phục Quỹ tín dụng cần phải có những biệnpháp tích cực nữa để gia tăng tối đa doanh thu và giảm thiểu chi phí xuống mứcthấp nhất Trong những năm tới Quỹ tín dụng cần phải cố gắng hơn nữa để giữvững kết quả đạt được tốt hơn, đồng thời phát huy tích cực những mặt mạnh củaQuỹ tín dụng để đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đầu tưphát triển kinh tế của địa phương.

Trang 30

Kết quả hoạt động 3 năm qua, lợi nhuận của Quỹ tín dụng điều tăng thể hiệnqua hình sau:

Đồ thị 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007 của Quỹ tíndụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh.

3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠTĐỘNG

3.6.1 Thuận lợi

- Ban lãnh đạo, cán bộ và nhân viên đoàn kết nhất trí trong công việc.- Đội ngũ cán bộ, nhân viên siêng năng, nhiệt tình đưa Quỹ tín dụng ngàycàng phát triển.

- Bản thân cán bộ nhân viên từng bước nâng cao nghiệp vụ với sự nỗ lựccông tác.

- Tình hình tài chính ổn định và trên đà phát triển thuận lợi- Địa điểm giao dịch thuận lợi.

- Được sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phươngtrong công tác cho vay và thu nợ.

- Kinh tế xã hội an ninh trật tự địa phương ổn định đời sống người dânngày càng được nâng cao, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp được phát triển.

Những thuận lợi trên góp phần không nhỏ trong hoạt động củaQuỹ tíndụng, giúp choQuỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trườngtrong nhiều năm.

3.6.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên Quỹ ín dụng nhân dân Phường 4 còn vấp

Trang 31

phải những khó khăn như sau:

- Vấn đề tồn tại trước mắt là việc thiếu vốn đầu tư vào các dự án có tínhchất lâu dài.

- Có nhiều tổ chức tín dụng chính thức và không chính thức cạnh tranhvớiQuỹ tín dụng.

- Nguồn nhân lực có chất lượng cao còn ít

- Khuôn khổ pháp lý mặc dù đã được cải thiện một bước nhưng còn nhiềutrở ngại

- Sự cạnh tranh gay gắt tứ các tổ chức tín dụng trong địa bàn

- Trong những năm qua, các hoạt động kinh doanh trong tỉnh còn gặpnhiều khó khăn Ngoài sự khó khăn chung của cả nước là thường bị thiên tai, lũlụt, dịch cúm gia cầm, giá cả tăng cao, sức mua và sức thanh toán trong dân cưgiảm do giá cả nông sản giảm, các nguyên nhân này đã có tác động rất lớn đếncông tác cho vay và thu nợ của Quỹ tín dụng.

- Trang thiết bị, kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

- Đa số dân trong phường điều có doanh thu thấp điều đó ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động của Quỹ tín dụng trong nhiều năm liền.

- Việc kiểm tra sử dụng các món vay chưa toàn diện đôn đốc và xử lý nợđến hạn chưa triệt để, khoản tiền lương như hiện nay sẽ gây trở ngại cho hoạtđộng của Quỹ tín dụng Mặc dù khó khăn nhưng với kinh nghiệm tích lũy quanhiều năm hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn lại vươn lên tìm đượcchỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng trong nông thôn.

Những thuận lợi và khó khăn trên sẽ đối mặt trong thời gian tới Do đó, đểcó thể đứng vững trước những khó khăn này, Quỹ tín dụng cần phải phát huynhững mặt thuận lợi, đề ra các phương hướng, kế hoạch khả thi để Quỹ tín dụngthẳng tiến

3.7 MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG TRONG NĂM 2008

- Căn cứ định hướng hoạt động của Quỹ tín dụng và căn cứ vào chươngtrình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo nghị quyết của Đảng, của Hội ĐồngNhân Dân và kế hoạch của Uỷ Ban Nhân Dân Phường 4 đề ra trong năm 2008.Đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2007, Quỹ tíndụng nhân dân Phường 4 đã đề ra những phương hướng hoạt động trong năm

Trang 32

- Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng vay vốn.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn nhàn rỗi trên địa bàn bằngnhiều hình thức và lãi suất huy động của các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầnglớp dân cư theo quy định nhằm để tăng cường nguồn quỹ cho vay phát triển kinhtế địa phương.

- Phấn đấu mức tăng trưởng nguồn vốn tăng tối thiểu 68,9% đến cuối năm2008 nguồn vốn đạt ít nhất là 34.122 triệu đồng.

- Đôn đốc thu hồi nợ đến hạn kịp thời ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh mớinhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động Phấn đấu để tỷ lệ nợquá hạn, khống chế dưới 3%.

- Tiếp tục thực hiện quyết định số 67/TTg và quyết định số 148/TTg củathủ tướng chính phủ và các văn bản chỉ đạo của ban ngành là mở rộng và đầu tưtín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn tạo điều kiện thuận lợi đểnhân dân được vay vốn sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng chuyển đổicơ cấu tín dụng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp xem xét và điều chuyểnđầu tư cho từng đối tượng cây con giống một cách hợp lý nhằm giúp cho hộ nôngdân vay đủ vốn để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tếcao.

- Phấn đấu tăng trưởng dư nợ 25%, cuối năm 2008 đạt số dư 30 tỷ đồng.- Quỹ tín dụng xem chất lượng tín dụng là trọng tâm, thường xuyên chỉđạo cán bộ tín dụng thực hiện tốt việc cho vay theo đúng qui trình nghiệp vụ,phải thẩm định chặt chẽ, lựa chọn khách hàng có uy tín, có phương án sản xuấtkinh doanh khả thi, trên cơ sở cho vay phải đảm bảo an toàn vốn.

- Thực hiện thu nợ, xử lý nợ đúng đối tượng.

- Tổ chức kiểm tra, đối chiếu nợ, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn Từđó rút ra nguyên nhân xác định khả năng thu hồi, phân loại nợ quá hạn, đề ra kế

Trang 33

hoạch thu hồi.

4.1.1.1 Tình hình nguồn vốn của Quỹ tín dụng

- Trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng, nguồn vốn luôn giữ vai

Trang 34

trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Quỹ tín dụng Do đó, Quỹ tín dụng cần phải tạo cho được nguồn vốn ổnđịnh, phù hợp với yêu cầu về vốn.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005- 2007 của Quỹ tín dụng

(ĐVT: Triệu đồng,%)

Chỉ tiêu

2006/2005 2007/2006Số tiền%Số tiền%

(Nguồn: phòng Tín DụngQuỹ tín dụng nhân dân Phường 4Thị Xã Trà Vinh )

- Với phương châm “ Huy đông tối đa nguồn vốn để cho vay” trongnhững năm qua Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh chú trọng vàluôn tập trung tăng cường cho công tác huy động vốn Thực hiện nguyên tắcphấn đấu huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương để tái đầu tư pháttriển kinh tế với nhiều hình thức như: Tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân,của dân cư;…Nhằm từng bước chủ động về nguồn vốn đầu tư, đồng thời mởrộng mạng lưới huy động khắp các vùng tập trung dân cư như: Thị xã, cụm kinhtế và những nơi có môi trường kinh tế phát triển để huy động toàn bộ số vốnnhàn rỗi trong dân.

- Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Quỹ tín dụng, nguồn vốn tự huy độngchiếm khá cao trong tổng nguồn vốn Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốnhuy động được tăng dần qua các năm.

Qua 3 năm 2005-2007 ta thấy nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Quỹtín dụng có sự tăng trưởng ổn định, chủ yếu là vốn huy động và vốn điều hòa từTrung ương Số liệu chứng minh là trong năm 2005 tổng có được là 13.917 triệuđồng, trong đó vốn huy động chiếm 66,9% tổng nguồn vốn, còn vốn từ Trungương chiếm 33% Trong năm 2006 vốn huy động là 12.785 triệu đồng, tăng3.468 triệu đồng, tức tăng 37,2% và chiếm 74,5% trong tổng nguồn vốn của năm,

Trang 35

năm 2007 nguồn vốn tiếp tục tăng 4.701 triệu đồng, tức 27,1% so với 2006 Qua3 năm ta thấy nguồn vốn từ Trung ương giảm cụ thể là năm 2006 giảm 100 triệuvà 2007 giảm 500 triệu so với năm trước Điều đó cho thấy Quỹ tín dụng hoạtđộng ngày càng hiệu quả.

Xu hướng là giảm sử dụng nguồn vốn từ cấp trên, nên việc huy động vốntại Quỹ tín dụng tốt là nhờ vào các dịch vụ của Quỹ tín dụng như: ưu đãi các mứclãi suất cho khách hang, làm đại lý thu đổi ngoại tệ đã tạo niềm tin cho kháchhàng khi gửi tiền vào Quỹ tín dụng ngày càng cao Do vậy, khách hàng yên tâmkhi gửi tiền vào Quỹ tín dụng, làm cho vốn huy động tại chỗ của Quỹ tín dụngtăng lên đáng kể nên hạn chế sử dụng vốn cấp trên Bên cạnh những thành tựu đãđạt được còn có những vấn đề cần quan tâm là do Trà Vinh có trên 70% dân sốsống bằng nghề nông, đây là ngành chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nhưthiên tai, lũ lụt, sâu bệnh…nên phần lớn người dân đều gửi tiền không kỳ hạn vàngắn hạn để khi cần họ có thể rút tiền và đây chính là nguồn vốn không ổn định.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Quỹtín dụng đã chú trọng phát triển nguồn này, trong 3 năm qua Quỹ tín dụng đãđiều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động, đồng thời việcđa dạng hoá các hình thức huy động đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiềnvào Quỹ Bên cạnh do cuộc sống người dân ngày càng được khá hơn do đượcQuỹ tín dụng cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương trongviệc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, đem lại doanh thu cho người dân ngàycàng cao Và cũng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên Quỹ tín dụngđối với khách hàng đã chỉ cho người dân thấy được lợi ích của việc gửi tiền là sốtiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng Vì vậy màQuỹ tín dụng đã huy động được ngày càng nhiều vốn hơn.

Ta có thể thấy rõ hơn diễn biến nguồn vốn củaQuỹ tín dụng qua biểu đồ sau:

Trang 36

Vốn vay QTDTWVốn khác

Đồ thị 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 của Quỹ tín dụng nhân dânPhường 4 Thị Xã Trà Vinh

Qua biểu đồ ta thấy rõ nguồn vốn kinh doanh của Quỹ tín dụng có chiềuhướng tăng Nguyên nhân nguồn vốn tăng đều qua các năm là do Quỹ tín dụngđưa ra nhiều hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng về cho đơn vị: mở ranhiều dịch vụ mới thu tiền tại chỗ, nghiệp vụ bảo lãnh Nhìn chung, nguồn vốnhuy động của Quỹ tín dụng đã đạt được chỉ tiêu đề ra.

(%) Số tiền

Tỷ lệ(%)

Trang 37

1 Tiền gửi dân cư 8.618 12.034 16.891 3.416 39,6 4.857 40,3

(Nguồn: Phòng tín dụng Quỹ tín dụng Phường 4 Thị Xã Trà Vinh )

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để Quỹ tín dụng hoạt động, Quỹ tíndụng Phường 4 được hình thành từ 2 nguồn là tiền gởi dân cư và tiền gởi của cáctổ chức tính dụng khác, có thể huy động từ số tiền nhàn rỗi trong dân chúng vàcác doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế Qua 3 năm ta thấy tỷ trọng huy độngvốn từ tiền gửi dân cư là chủ yếu, nguyên nhân là do lượng tiền nhàn rỗi trongdân cư cao hơn các nguồn huy động khác, do người dân chưa biết phải làm gì vớisố tiền nhàn rỗi này Để đồng tiền không bị mất giá họ đã gửi vào Quỹ tín dụngnhằm kiếm lợi nhuận từ khoản tiền này Còn các tổ chức kinh tế, họ cần có tiềnmặt thường xuyên trong quỹ để chi trả những khoản chi phí kinh doanh bằng tiềnmặt Mặt khác, tỉ lệ dân cư so với các tổ chức kinh tế bao giờ cũng cao hơn nênsố lượng tiền gửi của dân cư bao giờ cũng cao hơn các nguồn gửi khác.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động tại Quỹ tín dụng tăng đều qua banăm Năm 2005 tổng nguồn vốn đạt 9.317 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 12.785triệu đồng tăng so với năm 2005 là 3.468 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là37,2% Đến năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 17.986 triệu đồng tức tăng 5.201 triệuđồng ứng với 40,6% so với năm 2006 Nguyên nhân tăng nguồn vốn huy động làdo huy động được nguồn vốn tại chỗ tăng đều qua các năm Qua số liệu trên tathấy, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ dân cư Cụ thể năm 2005 tiền gửi từ dâncư là 8.618 triệu đồng, năm 2006 là 12.034 triệu đồng tăng 3.416 triệu đồng tứctăng 39,6% so với năm 2005 Đến năm 2007 tiền gửi từ dân cư là 16.891 triệuđồng tăng 4.857 triệu đồng tức 40,3% so với năm 2006.

Để thấy rõ cơ cấu huy động vốn của Quỹ tín dụng ta quan sát biểu đồ sau:

Trang 38

Tổng vốn huyđộng

Đồ thị 3: Cơ cấu huy động vốn của Quỹ tín dụng từ 2005- 20074.1.1.3 Đánh giá tình hình huy động vốn của Quỹ tín dụng.

Vốn huy động có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nó ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động hay nói khác hơn là lợi nhuận của Quỹ tín dụng.Để đánh giá chính xác tình hình huy động qua các năm ta phân tích các chỉ tiêusau để biết mặt mạnh và yếu trong công tác huy động vốn của Quỹ tín dụng.

Bảng 4: Bảng đánh giá tình hình huy động vốn tại Quỹ tín dụng

(ĐVT: %)

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

(Nguồn: Phòng tín dụng Quỹ tín dụng Phường 4 Thị Xã Trà Vinh)

* Vốn huy động / Tổng nguồn vốn.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của Quỹ tín dụng Cụ thểnăm 2005, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 66,9% sang năm2006 tỷ trọng này chiếm 73,9% tăng so với năm 2005 là 7% Đến năm 2007 chỉtiêu này là 81,8% tăng lên so với năm 2006 là 7,9% Qua đó cho thấy Quỹ tíndụng hoạt động ngày càng hiệu quả Nguyên nhân do nguồn doanh thu của ngườidân ngày càng cao nên lượng tiền nhàn rỗi nhiều, họ sử dụng vốn để tập trungvào việc sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô do nền kinh tế phát triển.

* Vốn huy động / Dư nợ cho vay.

Năm 2005 vốn huy động trên dư nợ cho vay đạt 71,5% Năm 2006 chỉ tiêu

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: kết quả hoạt động năm 2005-2007 củaQuỹ tín dụng nhân dân phường 4 Thị Xã Trà Vinh  - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
Bảng 1 kết quả hoạt động năm 2005-2007 củaQuỹ tín dụng nhân dân phường 4 Thị Xã Trà Vinh (Trang 27)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng, năm 2005 đạt 2.030 triệu đồng, năm 2006 đạt 2.697 triệu đồng tăng 667 triệu đồng  tương ứng với tỷ lệ  doanh thu tăng là 32,8% so với năm 2005 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
ua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng, năm 2005 đạt 2.030 triệu đồng, năm 2006 đạt 2.697 triệu đồng tăng 667 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ doanh thu tăng là 32,8% so với năm 2005 (Trang 28)
- Tình hình tài chính ổn định và trên đà phát triển thuận lợi - Địa điểm giao dịch thuận lợi. - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
nh hình tài chính ổn định và trên đà phát triển thuận lợi - Địa điểm giao dịch thuận lợi (Trang 30)
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 củaQuỹ tín dụng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
Bảng 2 Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 củaQuỹ tín dụng (Trang 34)
Đồ thị 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 củaQuỹ tín dụng nhân dân - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
th ị 2: Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007 củaQuỹ tín dụng nhân dân (Trang 35)
4.1.1.2. Huy động vốn. - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
4.1.1.2. Huy động vốn (Trang 36)
Bảng 3: Bảng tổng hợp nguồn vốn củaQuỹ tín dụng từ 2005– 2007 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
Bảng 3 Bảng tổng hợp nguồn vốn củaQuỹ tín dụng từ 2005– 2007 (Trang 36)
4.1.2.1. Tình hình cho vay củaQuỹ tín dụng nhân dân Phường 4Thị Xã Trà Vinh qua 3 năm 2002-2004 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
4.1.2.1. Tình hình cho vay củaQuỹ tín dụng nhân dân Phường 4Thị Xã Trà Vinh qua 3 năm 2002-2004 (Trang 39)
Đồ thị 4: Tình hình cho vay vốn theo thời hạn củaQuỹ tín dụng từ - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
th ị 4: Tình hình cho vay vốn theo thời hạn củaQuỹ tín dụng từ (Trang 40)
Bảng 7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
Bảng 7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế (Trang 46)
4.1.3.1. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành từ năm 2005-2007 của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh  - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
4.1.3.1. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành từ năm 2005-2007 của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh (Trang 47)
Bảng 8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành từ 2005-2007 củaQuỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh  - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
Bảng 8 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành từ 2005-2007 củaQuỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh (Trang 48)
Nhìn chung tình hình thu nợ củaQuỹ tín dụng qua 3 năm đều tăng. Tổng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2005 là 18.077 triệu đồng sang năm 2006 thì tổng  doanh số thu nợ là   21.405 triệu đồng tức tăng 3.328 triệu đồng tương ứng với  18,4% so với 2005 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
h ìn chung tình hình thu nợ củaQuỹ tín dụng qua 3 năm đều tăng. Tổng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2005 là 18.077 triệu đồng sang năm 2006 thì tổng doanh số thu nợ là 21.405 triệu đồng tức tăng 3.328 triệu đồng tương ứng với 18,4% so với 2005 (Trang 48)
4.1.3.2. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2005 - 2007 của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh  - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
4.1.3.2. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ năm 2005 - 2007 của Quỹ tín dụng nhân dân Phường 4 Thị Xã Trà Vinh (Trang 50)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn năm 2005 đối với cá thể, hộ sản xuất là 17.962 triệu đồng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
ua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn năm 2005 đối với cá thể, hộ sản xuất là 17.962 triệu đồng (Trang 51)
4.1.4.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tạiQuỹ tín dụng - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
4.1.4.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tạiQuỹ tín dụng (Trang 54)
4.1.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
4.1.5. Phân tích tình hình nợ quá hạn (Trang 55)
Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế từ năm 2005-2007 - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
Bảng 12 Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế từ năm 2005-2007 (Trang 56)
Nợ quá hạn chủ yếu củaQuỹ tín dụng là các hộ kinh doanh cá thể. Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của Quỹ tín dụng tăng qua các năm - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
qu á hạn chủ yếu củaQuỹ tín dụng là các hộ kinh doanh cá thể. Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của Quỹ tín dụng tăng qua các năm (Trang 58)
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm từ 2005– 2007 tình hình dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng giảm nhưng nhìn chung công tác huy  dộng vốn cao được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của nguồn vốn huy động vào dư nợ - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân phường 4 thị xã Trà Vinh
h ìn vào bảng trên ta thấy trong 3 năm từ 2005– 2007 tình hình dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng giảm nhưng nhìn chung công tác huy dộng vốn cao được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của nguồn vốn huy động vào dư nợ (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w